tai chinh tien te

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG 5 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. Những vấn đề chung về TCDN

2. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp

3. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

4. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Doanh nghiệp

DN là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động SX, cung ứng hàng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời.

Theo luật DN Việt Nam năm 2005, có các loại hình DN

chủ yếu sau:

- DN tư nhân

- Cty TNHH (1 thành viên, 2 thành viên trở lên)

- Cty hợp danh

- Cty Cổ phần

Mỗi loại hình DN có ưu, nhược điểm riêng phù hợp với quy mô và trình độ phát triển nhất định.

Phân biệt sự khác nhau giữa các loại hình DN

dựa trên 4 tiêu chí:

- Huy động vốn

- Sử dụng vốn

- Nghĩa vụ nợ

- Phân chia lợi nhuận

1.2. Tài chính doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động SXKD của các DN nảy sinh các quan hệ kinh tế với các chủ thể kinh tế khác thông qua sự vận động của vốn tiền tệ như:

- Quan hệ kinh tế với Nhà nước

- Quan hệ kinh tế với thị trường thể hiện qua 2 mặt: mua các yếu tố đầu vào (Vốn, NVL, máy móc thiết bị, lao động...) và tiêu thụ sản phẩm

- Quan hệ trong nội bộ DN như: DN mẹ - DN con; DN với người lao động; DN với người quản lý DN; giữa các phòng ban, bộ phận trong DN...

Từ các quan hệ kinh tế trên có thể định nghĩa TCDN

như sau:

Tài chính là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội

TCDN là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong

quá trình phân phối các nguồn lực tài chính gắn liền với

quá trình tạo lập và sử dụng các loại vốn, quỹ tiền tệ nhằm

phục vụ cho hoạt động SXKD của DN.

Đặc điểm của TCDN:

- TCDN gắn liền và phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mọi sự vận động của các nguồn tài chính trong doanh nghiệp đều nhằm đạt tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

- TCDN gắn liền với hình thức sở hữu doanh nghiệp.

- TCDN gắn với chế độ hạch toán kinh doanh

1.3.Vai trò của TCDN:

- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả

- Đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh (thông qua các

C/S lương, thưởng, phạt vi phạm HĐ)

- Giám sát kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.4. Tổ chức TCDN

Khái niệm: là việc hoạch định chiến lược về sử dụng tài chính và hệ thống các biện pháp để thực hiện các chiến lược đó nhằm đạt mục tiêu KD trong 1 thời kỳ nhất định.

Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức TCDN

- Hình thức tổ chức DN

- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ngành kinh doanh: tính chất

ngành (CN, NN, DV) và tính thời vụ, chu kỳ SXKD

- Môi trường kinh doanh: CSHT, tình trạng nền kinh tế, lãi suất thị trường, TTTC và TGTC, các chính sách của Nhà nước, mức độ cạnh tranh, lạm phát....

1.5. Các nguyên tắc tổ chức TCDN

- Nguyên tắc tôn trọng pháp luật

- Nguyên tắc hạch toán kinh doanh

- Nguyên tắc giữ chữ tín

- Nguyên tắc an toàn phòng ngừa rủi ro

VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

2.1. Khái niệm, phân loại và nguồn hình thành

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là số tiền ứng trước về toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình phục

vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục

đích kiếm lời.

Quá trình luân chuyển vốn trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn

dự trữ SX, giai đoạn sản xuất, giai đoạn lưu thông

2.1. Khái niệm, phân loại và nguồn hình thành

Các đặc trưng cơ bản của vốn KD

- Vốn được biểu hiện bằng lượng tài sản có thực

- Vốn luôn vận động và sinh lời

- Vốn luôn biểu hiện bằng tiền nhưng phải đạt đến một

lượng nhất định

- Vốn không những được biểu hiện bằng TSHH mà còn

TSVH

- Vốn luôn gắn với một CSH nhất định

2.1. Khái niệm, phân loại và nguồn hình thành

Phân loại vốn KD

- Theo nội dung vật chất: vốn thực (vốn phi TC) và vốn tài

chính

- Theo hình thái biểu hiện: vốn hữu hình, vốn vô hình

- Theo phương thức luân chuyển vốn: vốn CĐ, vốn LĐ

- Theo thời hạn luân chuyển vốn: vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

2.1. Khái niệm, phân loại và nguồn hình thành

Nguồn hình thành vốn kinh doanh

- Vốn CSH: vốn góp ban đầu, lợi nhuận để lại, các khoản

KHTSCĐ, phát hành cổ phiếu...

- Các khoản nợ phải trả: các khoản vay ngắn hạn, dài hạn từ ngân hàng; các khoản phải trả khách hàng nhưng chưa đến kỳ hạn trả như: các khoản phải trả KH, nộp NSNN, trả CNV

2.2 Vốn cố định

2.2.1. Khái niệm và đặc điểm

- Vốn cố định của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DN. Một TLLĐ được gọi là TSCĐ nếu thỏa mãn 4 điều kiện sau

+ Có thời gian sử dụng trên 1 năm

+ Có giá trị lớn theo quy định hiện hành

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai

+ Nguyên giá phải được xác định 1 cách đáng tin cậy

2.2 Vốn cố định

2.2.1. Khái niệm và đặc điểm

Đặc điểm của vốn cố định:

- VCĐ tham gia nhiều chu kỳ sản xuất và chuyển dần từng phần vào giá thành sản phẩm tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ.

- VCĐ được thu hồi dần từng phần tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ, đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được thu hồi về đủ thì VCĐ mới hoàn thành

HỌC SÁCH

CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

DOANH NGHIỆP

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là

biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA

DOANH NGHIỆP

Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là biểu

hiên bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định

Doanh thu của doanh nghiệp: là toàn bộ số tiền mà doanh

nghiệp thu được nhờ đầu tư kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

Bao gồm:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Doanh thu hoạt động tài chính

- Thu nhập khác

Lợi nhuận của doanh nghiệp: là khoản tiền chênh

lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại.

Bao gồm:

- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

- Lợi nhuận khác

CHƯƠNG 6 BẢO HIỂM TRONG NỀN KINH TẾ

CHƯƠNG 7 TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG

NỘI DUNG

1. Khái niệm, phân loại tín dụng

2. Đặc điểm, vai trò của tín dụng

2. Bản chất, chức năng của tín dụng

3. Các hình thức tín dụng

4. Khái niệm, phân loại, ý nghĩa lãi suất tín dụng

5. Vai trò của lãi suất tín dụng

6. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất

7. Phương thức tính lãi

8. Chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam

KHÁI NIỆM

Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm

thời 1 lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau 1 thời gian nhất định thu hồi về 1 lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu

PHÂN LOẠI

1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn

- Tín dụng trung hạn

- Tín dụng dài hạn

2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng

- Tín dụng vốn lưu động

- Tín dụng vốn cố định

3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa

- Tín dụng tiêu dùng

4. Căn cứ vào chủ thế tín dụng

- Tín dụng thương mại

- Tín dụng ngân hàng

- Tín dụng Nhà nước

5. Căn cứ vào tính chất đảm bảo tiền vay

- Tín dụng đảm bảo bằng tài sản

- Tín dụng đảm bảo không bằng tài sản

6. Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động tín dụng

- Tín dụng nội địa

- Tín dụng quốc tế

ĐẶC ĐIỂM TÍN DỤNG

- Quan hệ chuyển nhượng mang tính chất

tạm thời

- Tính hoàn trả

- Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tin tưởng giữa người đi vay và người cho vay

VAI TRÒ TÍN DỤNG

- Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu

thông hàng hóa phát triển

- Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách kinh tế

vĩ mô của Nhà nước

- Tín dụng góp phần quan trọng vào việc làm giảm thấp chi phí sản xuất và lưu thông

- Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách xã hội và nâng cao đời sống dân cư

BẢN CHẤT CỦA TÍN DỤNG

- Sự vận động của tín dụng

- Hoạt động của tín dụng trong phạm vi vĩ mô

SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG

+ Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay

+ Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản

xuất

+ Sự hoàn trả của vốn tín dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ VĨ MÔ

- Cung - cầu của quỹ cho vay

- Đặc điểm của quỹ cho vay

CHỨC NĂNG TÍN DỤNG

- Tập trung và phân phối lại vốn nhàn rỗi

trên nguyên tắc hoàn trả

- Kiểm soát các hoạt động kinh tế bằng tiền

CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG

- Tín dụng ngân hàng

- Tín dụng thương mại

- Tín dụng Nhà nước

- Tín dụng doanh nghiệp

- Tín dụng thuê mua

- Tín dụng tiêu dùng

-Tín dụng quốc tế

KHÁI NIÊM LÃI SUẤT TÍN DỤNG

Lợi tức tín dụng chính là số tiền người đi vay phải

trả cho người cho vay để được sử dụng số vốn

vay trong một thời hạn nhất định

Lãi suất tín dụng là quan hệ tỷ lệ giữa lợi tức tín dụng và số vốn cho vay trong một thời hạn nhất định

PHÂN LOẠI LÃI SUẤT TÍN DỤNG

1. Theo thời hạn vay mượn

- Lãi suất ngắn hạn

- Lãi suất trung hạn

- Lãi suất dài hạn

2. Theo sự biến động của giá trị tiền tệ trong vay mượn

- Lãi suất danh nghĩa

- Lãi suất thực

3. Theo loại tiền vay mượn

- Lãi suất nội tệ

- Lãi suất ngoại tệ

4. Theo mức độ ưu đãi đối với người vay

- Lãi suất thường

- Lãi suất ưu đãi

5. Theo sự dao động của lãi suất trong thời hạn vay mượn

- Lãi suất cố định

- Lãi suất khả biến

6. Theo tiêu thức quản lý

- Lãi suất chỉ đạo

- Lãi suất kinh doanh

7. Theo tiêu thức chấp hành kỳ hạn vay m ượn

- Lãi suất quá hạn

- Lãi suất đúng hạn

Ý NGHĨA CỦA LÃI SUẤT TÍN DỤNG

Lãi suất tín dụng là một công cụ thực hiện chính sách

tiền tệ, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước

LSTD là công cụ thực hiện hoạt động của các trung gian tài chính tạo ra nguồn lực tài chính để các tổ chức này tồn tại và phát triển; bên cạnh đó LSTD còn

tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của từng

doanh nghiệp và đời sống của dân cư.

VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT

- Công cụ kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản

tiền tiết kiệm của các chủ thể kinh tế

- Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế

- Công cụ phân phối vốn và kích thích sử dụng vốn có hiệu quả

- Công cụ đo lường tình trạng sức khỏe của nền kinh tế

- Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN

LÃI SUẤT TÍN DỤNG

- Cung cầu tín dụng

- Suất doanh lợi bình quân của xã hội

- Mức lạm phát

- Vai trò can thiệp của Nhà nước

PHƢƠNG THỨC TÍNH LÃI

1. Tính lãi đơn

Theo phương thức này, lãi của tất cả các kỳ hạn trong toàn bộ thời hạn vay mượn đều bằng nhau (lãi của kỳ hạn trước không sinh lãi ở kỳ hạn sau trong toàn bộ thời hạn vay mượn)

2. Tính lãi kép

Theo phương thức này, lãi của kỳ hạn trước được gộp vào số vốn gốc ban đầu để tính lãi cho kỳ hạn sau (lãi của kỳ hạn trước sinh lãi ở kỳ hạn sau trong toàn bộ thời hạn vay mượn)

PHƢƠNG THỨC TÍNH LÃI ĐƠN

Ví dụ: Ông A gửi 100 triệu đồng ở ngân hàng trong vòng 3 năm, LSTD 10%năm ( lãi suất đơn), rút toàn bộ lãi vào cuối năm thứ 3. Hỏi vào cuối năm thứ 3:

- Số lãi ông A nhận được là bao nhiêu?

- Số tiền ( bao gồm vốn gốc và lãi ) ông A nhận được là bao nhiêu?

Cuối năm 1, số lãi ông A có:

100 * 10% = 10 triệu đồng

Cuối năm 1, tổng số tiền ông A có:

100 +10 = 110 triệu đồng

Cuối năm 2, số lãi ông A có:

100 * 10% = 10 triệu đồng

Cuối năm 2, tổng số tiền ông A có:

110 +10 = 120 triệu đồng

Cuối năm 3, số lãi ông A có:

100 * 10% = 10 triệu đồng

Cuối năm 3, tổng số tiền ông A nhận được:

120 +10 = 100 triệu đồng

Theo phương thức này, ta nhận thấy lãi của các kỳ hạn tính lãi đều bằng nhau. Ở đây có 3 kỳ hạn tính lãi, vậy lãi của 3 kỳ hạn này là:

100 * 10% * 3 = 30 triệu đồng

Cuối năm 3, tổng số tiền ông A nhận được là

100 +30 = 130 triệu đồng

TỔNG QUÁT

I = P0 * R * N

PV = P0 + I = P0 + P0 * R * N = P0 ( 1 + R * N )

Trong đó:

I: số lãi nhận được sau N kỳ hạn tính lãi của toàn bộ thời hạn vay mượn

P0: số vốn gốc vay m ượn ban đầu của thời hạn vay mượn

R: LSTD theo từng kỳ hạn

N: số kỳ hạn tính lãi trong toàn bộ thời hạn vay mượn

PV: số tiền nhận được sau N kỳ hạn tính lãi ( số tiền nhận được ở cuối kỳ hạn tính lãi cuối cùng)

PHƯƠNG THỨC TÍNH LÃI KẾP

Ví dụ: Ông A gửi 100 triệu đồng ở ngân hàng

trong vòng 3 năm, LSTD 10%năm ( lãi suất kép), rút toàn bộ lãi vào cuối năm thứ 3. Hỏi vào cuối năm thứ 3 số tiền ( bao gồm vốn gốc và lãi ) ông A nhận được là bao nhiêu?

Cuối năm 1, số lãi ông A có:

100 * 10% = 10 triệu đồng

Cuối năm 1, tổng số tiền ông A có:

100 +10 = 110 triệu đồng

Cuối năm 2, số lãi ông A có:

110 * 10% = 11 triệu đồng

Cuối năm 2, tổng số tiền ông A có:

110 +11 = 121 triệu đồng

Cuối năm 3, số lãi ông A có:

121 * 10% = 12,1 triệu đồng

Cuối năm 3, tổng số tiền ông A nhận được:

121 +12,1 = 133,1 triệu đồng

Như vậy, cuối năm 3 số tiền ông A nhận được (bao gồm cả gốc và lãi) theo phương thức tính lãi kép là 133,1 triệu đồng (cao hơn kết quả tính theo phương thức tính lãi đơn - 130 triệu đồng).

Cuối năm 1, số lãi ông A có:

I = P0 * R

Cuối năm 1, tổng số tiền ông A có:

PV = P0 + I = P0 + P0 * R = P0 ( 1 + R )

Cuối năm 2, số lãi ông A có:

I = P0 ( 1 + R ) * R

Cuối năm 2, tổng số tiền ông A có:

PV = P0 ( 1 + R )+ I = P0 ( 1 + R ) + P0 ( 1 + R ) * R = P0 ( 1 + R )( 1 + R) = P0 ( 1 + R )2

Cuối năm 3, số lãi ông A có:

I = P0 ( 1 + R )2 * R

Cuối năm 3, tổng số tiền ông A nhận được:

PV = P0 ( 1 + R )2 + P0 ( 1 + R )2 * R

= P0 ( 1 + R)2 ( 1 + R) = P0 ( 1 + R )3

Cuối năm thứ 3, số tiền có được là P0 ( 1 + R )3 , như vậy có thể tổng

quát cuối năm thứ N hay cuối kỳ hạn tính lãi thứ N số tiền có được là

P0 ( 1 + R)N

TỔNG QUÁT

PV = P0 ( 1 + R )N

TRONG ĐÓ

I: số lãi nhận được sau N kỳ hạn tính lãi của toàn bộ

thời hạn vay mượn

P0: số vốn gốc vay m ượn ban đầu của thời hạn vay

mượn

R: LSTD theo từng kỳ hạn

N: số kỳ hạn tính lãi trong toàn bộ thời hạn vay mượn

PV: số tiền nhận được sau N kỳ hạn tính lãi ( số tiền

nhận được ở cuối kỳ hạn tính lãi cuối cùng)

CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA

NHNN VIỆT NAM

- Giai đoạn trước năm 1992: Chính sách lãi suất âm

- Giai đoạn từ 6/1992 -1995: Chính sách lãi suất dương

- Giai đoạn từ 1996 - 1997 : lãi suất theo chỉ đạo của CP

- Giai đoạn từ 1998 - 4/2000 : Lãi suất trần

- Giai đoạn từ 5/2000 - 5/2002: cơ chế điều hành lãi suất

cơ bản,...

- Giai đoạn từ 6/2001: tự do hóa lãi suất

- Giai đoạn từ 6/2002: cơ chế lãi suất thỏa thuận

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro