Tài liệu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 70-100% GDP vào năm 2020 Tiến tới xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai vào năm 2015 với mức độ tự do hóa hoạt động thị trường cao hơn.

Đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2011-2020 đã được Ủy ban Chứng khoán xây dựng và trình Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm định hướng phát triển thị trường chứng khoán theo một quỹ đạo an toàn và bền vững hơn.

Theo ông Nguyễn Thành Long, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý quỹ - Ủy ban Chứng khoán, sau những thành tựu nổi bật đã đạt được trong 10 năm qua, việc nhận diện hạn chế và xây dựng một chiến lược phát triển thị trường chứng khoán cho giai đoạn tới là điều cần thiết, khi thị trường chứng khoán có vẻ như đã đạt tới những ngưỡng cuối cùng theo định hướng phát triển trước đây.

“Sự phát triển mạnh trải theo bề rộng của thị trường chứng khoán, sự phát triển về lượng trong giai đoạn 2000-2010 đã giúp thị trường chứng khoán thăng hoa và sẽ tạo đà cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thập kỷ sắp tới nếu tìm được đúng điểm nhấn. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới vì vậy, vừa phải kế thừa những nội dung tốt nhằm duy trì sự phát triển này, mặt khác, phải xác định các điểm đột phá nhằm thúc đẩy sự phát triển theo một định hướng mới căn bản hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu của cả nền kinh tế”, ông Long cho biết.

Điểm đột phá của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2011-2020, theo ông Long, chính là sự phát triển về chất của thị trường chứng khoán. Với tinh thần đó, chiến lược này một mặt vẫn phải bao hàm đầy đủ các giải pháp phát triển mà Ủy ban Chứng khoán, Bộ Tài chính đã và đang thực hiện, mặt khác, có nhấn mạnh một cách rõ nét hơn các giải pháp mang tính đột phá, tạo một diện mạo mới cho quá trình phát triển của thị trường chứng khoán.

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn sắp tới sẽ hướng tới mục tiêu: tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 70% đến 100% GDP vào năm 2020, tăng tính hiệu quả cho thị trường trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức thị trường chứng khoán, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường, các tổ chức phụ trợ thị trường và của thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm, củng cố lòng tin của nhà đầu tư...

Để đạt được những mục tiêu trên, giải pháp đầu tiên được tính đến là: hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý.

Trong đó, giai đoạn 2011-2013 tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản trên cơ sở Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi..., tiến tới xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai vào năm 2015 với mức độ tự do hóa hoạt động thị trường cao hơn.

Đồng thời, là việc cải thiện chất lượng và đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc: từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ công bố thông tin theo lớp trên cơ sở quy mô vốn và số lượng cổ đông của các công ty đại chúng, thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ nhà đầu tư thiểu số...

Cùng với đó, chiến lược cũng tập trung vào việc phát triển nhà đầu tư tổ chức (quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm), coi việc phát triển nhà đầu tư tổ chức là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.

Theo ông Long, cơ sở cho nhà đầu tư là một trọng tâm của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2010-2020, trong đó đặc biệt chú ý phát triển: hệ thống các loại hình quỹ đầu tư như quỹ mở, quỹ đóng, quỹ ETF, quỹ bất động sản..., khuyến khích phát triển các sản phẩm liên kết bảo hiểm và triển khai hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện, hướng tới hệ thống an sinh xã hội dựa trên ba trụ cột theo thông lệ quốc tế...

Đồng thời, tiếp tục khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân, khai thác cơ sở nhà đầu tư nước ngoài, theo hướng tập trung khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn.

Ngoài ra, chiến lược cũng đề cao giải pháp mang tính chiến lược như: nâng cao năng lực và sức cạnh tranh cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, đặc biệt chú trọng tới việc nâng cấp và chuẩn hóa hệ thống quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo thông lệ quốc tế, củng cố lòng tin thị trường, đa dạng hóa và đồng bộ hóa cấu trúc thị trường, tập trung phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, từng bước phát triển thị trường trái phiếu công ty và thị trường phái sinh, kết hợp với việc tái cấu trúc tổ chức thị trường, hướng tới một hệ thống thị trường hoàn thiện và hiện đại hóa.

Theo Hoàng Xuân

VnEconomy

SSI: Tham vọng với kế hoạch 525 tỷ đồng LNTT năm 2011 SSI cũng sẽ trình ĐHCĐ phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP. SSI: Lỗ ròng 102 tỷ đồng trong quý 1 SSI hoàn tất thanh toán 2.080 tỷ đồng cho trái chủ

CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) công bố kế hoạch hoạch kinh doanh năm 2010 trình ĐHCĐ.

Năm nay, công ty đặt mục tiêu đạt 1.195 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế 525 tỷ đồng.

Kế hoạch này khá tham vọng khi tình hình thị trường hiện chưa khả quan và trong Q1 công ty đã lỗ ròng gần 102 tỷ đồng.

Năm 2010, SSI đạt 1.500 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận trước thuế là 903 tỷ đồng và LNST là 689 tỷ đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2010 là 10% bằng tiền mặt.

SSI cũng quyết định thay đổi phương án phát hành 3 triệu cổ phiếu ESOP đã được ĐHCĐ thông qua vào cuối năm 2009.

Thay vào đó là việc phát hành 5 triệu cổ phiếu chia làm 2 giai đoạn:

- Bán với giá bằng mệnh giá: 1,5 triệu cổ phiếu, hạn chế chuyển nhượng 01 năm;

-  3,5 triệu là quyền mua bắt đầu thực hiện từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 với giá giảm 25% giá đóng cửa trung bình của 7 ngày giao dịch liền trước ngày thực hiện quyền.

Tình hình hoạt động của các bộ phận chính trong năm 2010

Dịch vụ môi giới:

SSI luôn dẫn đầu về thị phần môi giới khách hàng tổ chức nước ngoài, chiếm hơn30% giá trị toàn thị trường. Công ty đã trở lại vị trí số 1 về thị phần môi giới tại HOSE kể từ tháng 6 năm 2010.

Doanh thu hoạt động môi giới cao nhất thị trường: đạt 288 tỷ đồng, tăng 45% so với 2009.

SSI hiện có 11 chi nhánh và phòng giao dịch.

Tổng số tài khoản lũy kế mở tại SSI đạt 54.000 tài khoản, trong đó có gần 300 tài khoản tổ chức trong nước và hơn 250 tài khoản tổ chức nước ngoài.

Tổng giá trị giao dịch của NDT trong nước đạt hơn 53.032 tỷ đồng. Tổng giá trịgiao dịch của NDT NN đạt hơn 27.445 tỷ đồng, đến từ khách hàng lâu năm và mới của SSI là những định chế tài chính hàng đầu thế giới như Deutsch Bank London, Vaneck, KITMC, Daiwa, Templeton, Horizon, Credit Suisse, Lion Capital,Prudential VN, Société Générale, Morgan Stanley, HSBC, Manulife VN....

Đầu tư và nguồn vốn

Tình hình thị trường khó khăn trong 2010 đã làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của SSI; tuy nhiên với chiến lược đa dạng hóa đầu tư và chiến lược đầu tư dài hạn, SSI đã tránh được nhiều rủi ro trong năm 2010.

Doanh thu từ hoạt động đầu tư của SSI đạt 437,5 tỉ, vượt 11% so với kếhoạch đề ra từ đầu năm.

Quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất trong các CTCK đã đem lại cho SSI lợi nhuậntừ các hoạt động kinh doanh vốn là 473,02 tỷ đồng, chiếm 31% tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Biến động giá SSI trong 6 tháng

Dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB):

+ Tổng doanh thu hoạt động này tăng 200% đạt mức 119 tỷ đồng so với 59,3 tỷ đồng năm 2009.

+ Tổng số hợp đồng tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành, tư vấn mua bán & sápnhập (M&A) là 206 hợp đồng

+ Tư vấn phát hành cổ phiếu ra công chúng cho các doanh nghiệp với tổnggiá trị phát hành theo mệnh giá là 2.873 tỷ đồng, chiếm 8,8% tổng giá trị thịtrường với nhiều đợt phát hành cho các doanh nghiệp lớn như Dabaco Việt Nam (DBC), PV Gas, Quốc Cường Gia Lai, Intresco …

+ Tư vấn phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng giá trị huy động 4.603 tỷđồng cho các DN như HAG, HUT, TMS, DTL…

Tư vấn phát hành riêng lẻ: huy động hơn 7.000 tỷ đồng và một trong những giao dịch thành công kể đến là huy động 1.175tỷ đồng cho HAGL Land..

Tư vấn niêm yết thành công 20 doanh nghiệp với tổng giá trị thị trường gần 5.000 tỷ đồng.

Hoạt động quản lý quỹ (thông qua SSIAM)

+ Được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài

+ Huy động được thêm vốn thông qua quỹ DSCAP Vietnam Growth Fund với Daiwa và quỹ SSI Investment Member Fund – là Quỹ đầu tư thành viên SSI để đầu tư vào bất động sản ở thi trường Mỹ, đã bắt đầu giải ngân.

+ Quỹ Tầm nhìn SSI (SSIVF) trong năm 2010 không đạt được như mong muốn dobị ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường chứng khoán Việt nam nhưng vẫn là một trong những quỹ nội địa hoat động hiệu quả.

+ Khó khăn của thị trường chứng khoán trong năm 2010 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của SSIAM. Doanh thu SSIAM đạt 32 tỷ, dưới mức kế hoạch đầu năm đặt ra do sự sụt giảm của thị trường niêm yết dẫn tới sự suy giảm giá trị của các danh mục quản lý.

  Các tờ trình ĐHCĐ   KAL Theo SSI Kỳ vọng giải pháp tạo thanh khoản cho thị trường Dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch CK sẽ được hiệu chỉnh lại trong tháng này và được trình lãnh đạo Bộ Tài chính xem xét ban hành.

Trả lời câu hỏi của ĐTCK về tiến độ hoàn thành dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch CK, trong đó có các quy định mới như cho phép NĐT được mở nhiều tài khoản, mua bán cùng phiên… ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường UBCK cho biết, dự thảo thông tư sẽ được hiệu chỉnh lại trong tháng này và sẽ được trình lãnh đạo Bộ Tài chính xem xét ban hành.

Được biết, Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn chỉ tiêu an toàn tài chính áp dụng với các CTCK. Đây sẽ là cơ sở để các CTCK thực hiện các nghiệp vụ mới như ký quỹ, hợp tác đầu tư… Dự kiến ngày 24/1, UBCK sẽ tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2011, trong đó có đại diện các thành viên thị trường. Giới đầu tư kỳ vọng, trước hội nghị, Bộ Tài chính sẽ xem xét và có ý kiến chính thức về đề nghị đổi mới cơ chế giao dịch CK.

Thông tư 58/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng khoán đã được ban hành từ năm 2004. Văn bản này quy định nhà đầu tư không được phép đồng thời đặt lệnh mua và bán đối với một loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trong cùng một ngày giao dịch; Nhà đầu tư chỉ được có một tài khoản giao dịch chứng khoán và chỉ được mở tại một công ty chứng khoán duy nhất.

Theo P.Lan

ĐTCK

Thị trường chứng khoán: chờ hỗ trợ của sản phẩm mới Bên cạnh nguyên nhân kinh tế vĩ mô bất ổn, nhiều ý kiến cho rằng, sự èo uột của TTCK là do cơ quan quản lý thiếu những sản phẩm, giải pháp hỗ trợ thị trường.

Rủi ro vì chính sách khó đoán

Ông Nguyễn Sơn, trưởng ban phát triển thị trường, uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), cho biết, năm 2010, tổng mức huy động trên TTCK thông qua phát hành cổ phiếu, đấu giá cổ phần hoá và đấu thầu trái phiếu chính phủ đạt trên 115 ngàn tỉ đồng (tăng gấp 3,5 lần so với năm 2009); thông qua đấu giá cổ phần đạt 4,5 ngàn tỉ đồng; đấu thầu trái phiếu chính phủ với tổng giá trị trúng thầu đạt trên 28 ngàn tỉ đồng (gấp 2,35 lần so với giá trị trái phiếu chính phủ phát hành thông qua bảo lãnh và đấu thầu của năm 2009). 

Có thể nói, trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, vốn ngân hàng eo hẹp, lãi suất vay vốn quá cao (15 – 17%/năm đến 20%/năm), TTCK đã mở ra một cơ hội huy động nguồn lực lớn trong dân cư.

Tuy nhiên, tổng thư ký hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Lê Thanh Kỳ, cho rằng, “TTCK đến nay đã hoạt động trên mười năm nhưng chưa có thêm một sản phẩm nào tác động đến sự phát triển chung của thị trường; các chính sách hỗ trợ thiếu rõ ràng và đây là một trong những nguyên nhân khiến thị trường phát triển thiếu bền vững.

Các thành viên tham gia thị trường đã có rất nhiều đóng góp, kiến nghị song chưa được xem xét, xử lý. Đơn cử như vấn đề mua bán, thanh toán chứng khoán trong ngày, đã được nêu ra nhiều lần, nhiều năm nay; hay vấn đề cho phép nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản, đã được kiến nghị cách nay hai năm nhưng cơ quan quản lý vẫn “ậm ừ”, vấn đề cho vay của các công ty chứng khoán…

Ông Kỳ băn khoăn: “Nói là cấm nhà đầu tư không được mở nhiều tài khoản, song có cấm được đâu, bởi họ có thể nhờ người khác đứng tên thay”.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Băng Tâm, chủ tịch HĐQT công ty Glimex, phó chủ tịch câu lạc bộ các công ty niêm yết chỉ ra hàng loạt những tồn tại khác, như: điều hành chính sách khó đoán (vừa công bố hạ lãi suất, mở rộng tín dụng thì ngay sau đó làm ngược lại) và đây là một trong những rủi ro lớn nhất cho các doanh nghiệp trong năm 2010. 

Hàng loạt các vi phạm trên TTCK như giao dịch nội gián, làm giá chứng khoán, vi phạm công bố thông tin… ít được phát hiện và xử lý theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”… 

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp cũng đã tận dụng tối ưu kênh huy động vốn qua TTCK thay vì vay ngân hàng, nhưng nhiều trong số đó đã ép cổ đông góp vốn song phương án sử dụng vốn lại kém hiệu quả, vừa làm pha loãng thị trường, vừa lãng phí đồng vốn, gây mất lòng tin cho nhà đầu tư.

Tiếp tục chờ đợi

Đóng góp một số giải pháp phát triển thị trường trong thời gian tới, đại diện công ty chứng khoán Tân Việt cho rằng, cần đẩy mạnh thanh khoản cho thị trường bằng cách chấp thuận ngay việc cho phép mua bán trong ngày; kéo dài thời gian giao dịch thêm buổi chiều thay vì chỉ buổi sáng như hiện nay; cho vay mượn chứng khoán; cho phép mở nhiều tài khoản, giao dịch ký quỹ…

Chủ tịch uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Bằng cho biết, năm 2011, cơ quan này sẽ tập trung vào bảy nhóm giải pháp: hoàn thiện cơ sở pháp lý; tái cấu trúc và nâng cao hoạt động niêm yết; tập trung thanh tra giám sát, xử lý vi phạm; phát triển những nghiệp vụ, sản phẩm mới nhằm cải thiện thanh khoản cho thị trường – một trong những giải pháp được các thành viên tham gia thị trường trông đợi bấy lâu...

Thứ trưởng bộ Tài chính Trần Xuân Hà thông tin: “Bộ Tài chính sẽ xem xét những sản phẩm, nghiệp vụ mới đó và sẽ công bố lộ trình thực thi phù hợp”.

Theo Thảo Nguyên

SGTT

“Thị trường chứng khoán Việt Nam đâu còn non trẻ nữa” TS. Hoàng Xuân Quyến Quản lý chặt việc phát hành cổ phiếu của các công ty đại chúng chính là bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư.  

Ngày 22/1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tổ chức hội nghị “Triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2010”, trong đó có đề cập đến một số giải pháp phát triển thị trường như giao dịch trong ngày trên sàn HSX, sáp nhập hai sở giao dịch trong giai đoạn 2013-2020, giao dịch T+2…

Đưa ra góc nhìn về các giải pháp nói trên, TS. Hoàng Xuân Quyến, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI), nói trong cuộc trao đổi với VnEconomy:

- Các giải pháp của Ủy ban Chứng khoán - từng được Phó chủ tịch Nguyễn Đoan Hùng nêu lên trong cuộc giao lưu trực tuyến về triển vọng thị trường năm 2010 trên VnEconomy - thể hiện quyết tâm thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán, trong bối cảnh từ năm 2010, kinh tế trong nước và thế giới đã bắt đầu xu thế hồi phục và tăng trưởng. Các giải pháp đều hướng tới sự phát triển một thị trường chứng khoán an toàn, tăng trưởng bền vững và từng bước hướng tới sự hiệu quả và minh bạch.

Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi, thị trường đang mong chờ việc rút ngắn thời gian giao dịch từ T+4 xuống T+1, chứ không chỉ là T+2, và hơn thế nữa là cho phép mua bán cùng loại chứng khoán trong ngày. Còn tại sàn HNX, giải pháp kết nối giao dịch trực tuyến cần sớm được đưa vào triển khai.

Theo ông thì vì sao việc rút ngắn thời gian giao dịch T+4 lại được triển khai chậm như vậy?

Chính tôi cũng đặt câu hỏi này rồi lại tự trả lời. Đến thời điểm này, thị trường chứng khoán Việt Nam đâu còn non trẻ nữa. Sàn HSX đã qua trên 9 năm với trên 2.000 phiên giao dịch; sàn HNX cũng đã có trên 1.000 phiên giao dịch rồi.

Nguyên nhân thứ nhất thuộc về nhận thức. Có rất nhiều việc phải làm để thị trường chứng khoán phát triển, nhưng ở thị trường chứng khoán thứ cấp, việc đảm bảo tính thanh khoản của thị trường là quan trọng hơn tất cả. Thị trường thiếu thanh khoản thì sẽ không hiệu quả vì dòng tiền không được chuyển dịch dễ dàng, nhanh chóng với chi phí giao dịch thấp. Hệ lụy kéo theo là rủi ro thanh khoản cao cho nhà đầu tư. Lúc đó thị trường sơ cấp muốn phát triển cũng sẽ rất khó.

Chính vì chưa đặt tính thanh khoản lên hàng đầu của sự quan tâm nên trong nhiều năm qua, cơ quan quản lý chưa có biện pháp rút ngắn thời gian giao dịch xuống 1-2 ngày, thay vì 4 ngày như hiện tại. Biên độ giao dịch cũng là một rào cản cho tính thanh khoản của thị trường và chúng ta đã chứng kiến sự sụt giảm thê thảm của thị trường trong giai đoạn cuối 2008 đầu 2009. Nhận thức của chúng ta tưởng là có biên độ thì sẽ chặn đà suy giảm của thị trường, nhưng thực tế không phải vậy. Một bài viết của tôi trên VnEconomy đã nói về điều này trước đây.

Còn trên sàn HNX thì duy trì quá lâu giao dịch nhập lệnh tại sàn, vừa tốn kém nhân lực, vừa làm giảm tính thanh khoản và tạo kẽ hở cho việc làm giá cổ phiếu.

Nguyên nhân thứ hai thuộc về giải pháp kỹ thuật. Vẫn còn không ít người nhầm lẫn giữa giao dịch T+3 với thời gian thanh toán T+3, trong khi đây là hai vấn đề độc lập với nhau. Kỳ hạn thanh toán T+3 song hành với giao dịch T+1 hoặc T+0 hiện khá phổ biến trên thế giới. Lợi thế của thị trường chứng khoán Việt Nam là phát triển sau, nên chúng ta kế thừa để lựa chọn quy chế giao dịch và công nghệ phù hợp khá dễ dàng. Vì thế thay vì rút ngắn xuông giao dịch T+2 thì Ủy ban Chứng khoán nên cho phép giao dịch T+1 ngay.

Nguyên nhân thứ ba có lẽ do cơ chế quản lý. Ủy ban Chứng khoán có lẽ đã muốn ban hành quy chế rút ngắn thời gian giao dịch nhưng Bộ Tài chính mới là người ra quyết định rồi sau đó Trung tâm Lưu ký chứng khoán lại phải lên tiếng là đã sẵn sàng hay chưa. Sự chậm trễ là lẽ đương nhiên rồi.

Rủi ro về chính sách vĩ mô thì thị trường nào cũng có và ngoài tầm kiểm soát của Ủy ban Chứng khoán. Nhưng nếu thời gian giao dịch rút ngắn xuống 1-2 ngày, tôi cho rằng những rủi ro gây tổn thất cho nhà đầu tư có thể giảm đi ít nhất là 50%.

Quay lại với cuộc hội thảo của Ủy ban Chứng khoán ngày 22/1. Cá nhân ông có tâm đắc với các giải pháp nào khác của Ủy ban?

Hai sàn giao dịch HNX và HSX đều là đơn vị sự nghiệp có thu 100% vốn nhà nước nhưng lại triển khai hai hệ thống công nghệ khác nhau - điều này quả là rất khó lý giải. Sự không tương thích về công nghệ vừa gây lãng phí đầu tư cho nhà nước, gây nhiều phiền toaí cho các công ty chứng khoán vì phải đảm bảo kết nối với hai sở. Do vậy, định hướng sáp nhập hai sở giao dịch và tiến tới cổ phần hóa, mà các công ty chứng khoán sẽ là thành viên, theo tôi là một giải pháp tốt.

Quản lý chặt việc phát hành cổ phiếu của các công ty đại chúng chính là bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Việc công bố thông tin nhanh và công bằng cũng là biện pháp mà nhà đầu tư rất mong đợi.

Theo Hải Hà 

VnEconomy

7 nhóm giải pháp ổn định thị trường tiền tệ của NHNN trong năm 2011 Trong quý II/2011 trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do.

Để thực hiện Nghị quyết và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, NHNN sẽ tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, chặt chẽ và thận trọng; tăng cường hoàn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng nhằm ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm an toàn hệ thống; kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 15-16%; lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, phù hợp với các điều kiện và mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Các nhóm giải pháp điều hành chủ yếu như sau:

Thứ nhất, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết, NHNN sẽ ban hành Chỉ thị yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN và TCTD thực hiện các giải pháp về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội năm 2011.

Thứ hai, các giải pháp điều hành nhằm kiềm chế tín dụng tăng dưới 20% nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh hiệu quả, tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa:

- Sử dụng và điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ mà tập trung ở 4 công cụ chính là lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn và dự trữ bắt buộc để điều tiết lượng tiền cung ứng và thanh khoản. Đảm bảo tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 – 16%.

- Chỉ đạo các NHTM điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh về tăng trưởng tín dụng và tài sản có; đăng ký tăng trưởng tín dụng với NHNN trên cơ sở đảm bảo đúng các quy định về tỷ lệ an toàn và tăng trưởng tín dụng dưới 20% của NHNN.

- Chỉ đạo các NHTM giảm đến mức tối đa tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh linh hoạt các tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro và các tỷ lệ an toàn khác nhằm hướng các luồng vốn tín dụng phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh quan trọng và thiết yếu của nền kinh tế.

- Ban hành cơ chế để kiểm soát việc TCTD mua trái phiếu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn lĩnh vực kinh doanh này, hướng dẫn các NHTM quản lý số dư mua trái phiếu của doanh nghiệp (tránh tình trạng TCTD lợi dụng chuyển từ cho vay sang mua trái phiếu).

Thứ ba, kiểm soát lãi suất ở mức hợp lý theo hướng chủ động, tích cực kiềm chế lạm phát, kiềm chế tăng trưởng tín dụng, nâng cao giá trị và mức hấp dẫn của VNĐ so với ngoại tệ, đồng thời kiểm soát được việc chuyển dịch tín dụng VNĐ sang ngoại tệ:

- NHNN ban hành ngay các văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện cơ chế như: Thông tư về lãi suất cơ bản, thông tư về lãi suất trong trường hợp thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, thông tư về thu phí cho vay, thông tư về áp dụng lãi suất không kỳ hạn trong trường hợp người gửi tiền rút trước hạn.

- Chủ động xác định một cách linh hoạt các mức lãi suất điều hành của NHNN tương ứng với lạm phát kỳ vọng và so với cùng kỳ.

- Sửa đổi cơ chế cho vay ngoại tệ để kiểm soát tốc độ cho vay ngoại tệ khoảng 20% trên nguyên tắc chỉ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế và có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Chủ động phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước và Quốc tế, điều hành thị trường vốn nhằm đảm bảo sự thống nhất, nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sáh tài khóa theo hướng kiểm soát lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô.

Thứ tư, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng phát triển sản xuất kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối:

- Điều hành linh hoạt tỷ giá phù hợp với Cung - Cầu ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, ban hành các cơ chế, chính sách đồng bộ nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và của NHTM, góp phần kiểm soát lạm phát và hạn chế nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng kinh tế.

- Có các giải pháp phát triển thị trường, sử dụng một số công cụ phái sinh nhằm góp phần điều hành tỷ giá linh hoạt, hỗ trợ cho thực thi chính sách tiền tệ chủ động; tạo điều kiện cho doanh nghiệp và ngân hàng chủ động cân đối và phòng ngừa rủi ro ngoại tệ.

- Thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản lý, sử dụng ngoại tệ, kiểm soát chặt chẽ cả việc cho vay và bán ngoại tệ để thanh toán cho nhập khẩu các mặt hàng thuộc Danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, không cấp bách.

- Đề xuất và triển khai ngay các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân, trước hết là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý.

- Có các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thẻ thanh toán Quốc tế và chi tiêu ngoại tệ ra nước ngoài của các tổ chức và cá nhân.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính để có các biện pháp quản lý chặt chẽ việc đầu tư và cho vay ra nước ngoài của các tổ chức kinh tế và TCTD.

- Bổ sung các qui định của NHNN về việc vay nợ nước ngoài của các Tổ chức kinh tế theo hình thức tự vay, tự trả nhằm kiểm soát một cách hợp lý hình thức vay nợ này theo hướng: góp phần đảm bảo thanh khoản ngoại tệ của nền kinh tế, phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư thiết yếu của nền kinh tế, giảm nghĩa vụ và áp lực trả nợ nước ngoài của nền kinh tế.

- Chủ động phối hợp với Bộ Công thương trong việc thực thi các giải pháp nhằm giảm nhập siêu, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế.

- Đề xuất và trình Chính phủ các giải pháp nhằm giảm tình trạng đô la hóa theo hướng trên lãnh thổ Việt Nam phương tiện thanh toán duy nhất là đồng VN, chuyển dần quan hệ huy động – cho vay bằng ngoại tệ trong nước của các tổ chức tín dụng sang quan hệ mua –bán ngoại tệ.

Thứ năm, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ thị trường vàng:

- Theo dõi và dự báo sát tình hình biến động giá vàng Quốc tế, cung cầu trong nước để điều hành hoạt động xuất nhập khẩu vàng một cách hợp lý, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động đầu cơ, găm giữ, thao túng thị trường.

- Trong quý II/2011 trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý và kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới.

Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động cấp tín dụng, chất lượng tín dụng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn, hoạt động mua – bán ngoại tệ, kinh doanh vàng của các TCTD, tổ chức kinh tế và trên thị trường tự do:

- Thanh tra việc cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại tín dụng, trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo đúng quy định của pháp luật.

- Tập trung thanh tra tại chỗ về cho vay lĩnh vực phi sản xuất, chất lượng tín dụng và việc thực hiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành quy định và chế tài xử lý vi phạm, kể cả việc đình chỉ, rút giấy phép hoạt động, thu tài sản, quy định khen thưởng đối với việc phát hiện các hành vi vi phạm hoạt động thu đổi, mua bán ngoại tệ, vàng.

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng.

Thứ bảy, hoàn thiện cơ chế và nâng cao chất lượng công tác thông tin, truyền thông về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng:

- Các giải pháp của NHNN nhằm triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ là các giải pháp mạnh, quyết liệt nhưng cũng rất nhậy cảm và tác động đến mọi mặt của hoạt động SX-KD trong nền kinh tế. Điều này đòi hỏi NHNN phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm tạo ra sự nhận thức sâu rộng, kịp thời và đồng thuận trong toàn xã hội vì lợi ích của đất nước, vì sự phát triển bền vững, lành mạnh của cả nền kinh tế.

- Thông qua các tổ chức Quốc tế (đặc biệt là các tổ chức Tài chính – Tiền tệ Quốc tế như: IMF, WB, ADB) NHNN có trách nhiệm truyền tải kịp thời, sâu sắc các chủ trương, chính sách, giải pháp của Chính phủ nói chung, NHNNnói riêng nhằm bình ổn kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát tạo niềm tin và đồng thuận của cộng đồng các nhà tài trợ, các nhà đầu tư Quốc tế đối với sự nghiệp phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thống đốc NHNNVN

SBV

Dự cảm chứng khoán năm 2011 Tỷ giá tăng cao và lạm phát sẽ tiếp tục tạo áp lực lên thị trường chứng khoán. Vậy đâu là cơ hội và điểm tựa cho thị trường?

Dưới đây là nhận định của chuyên gia và quan chức Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tại hội thảo Dự cảm thị trường chứng khoán 2011 do Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán và Ban Kinh tế TTXVN tổ chức mới đây.

Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia:

Phụ thuộc lạm phát, tỷ giá, lãi suất

Thị trường chứng khoán luôn chịu tác động từ kinh tế vĩ mô. Tỷ giá trên thị trường tự do những ngày cuối năm 2010 và đầu 2011 đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên, không hẳn khiến người ta an tâm về áp lực giảm giá đồng nội tệ trong năm nay.

Ông Lê Xuân Nghĩa (Ảnh: Nhật Minh)

Khá nhiều tổ chức trong và ngoài nước dự báo năm 2011, Việt Nam có thể phải giảm giá đồng nội tệ 5-7% nữa. Liều lượng và thời điểm điều chỉnh tỷ giá vẫn là ẩn số lớn và như một mối lo ngại treo lơ lửng do thị trường không thể dự đoán được động thái chính sách.

Ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN:

Tín hiệu khả quan từ luồng vốn nước ngoài

Liên quan đến sức cầu trên thị trường năm 2011, chúng ta thấy rất rõ thị trường chứng khoán sẽ phụ thuộc vào hai kênh: cầu bên ngoài và trong nước. Cầu trong nước sẽ phụ thuộc vào chính sách tiền tệ và tài chính. Nếu các chính sách này nới lỏng thì lượng cung tiền ra sẽ tốt hơn.

Thứ hai là các giải pháp về thị trường, giải pháp tạo thanh khoản nếu được ban hành cũng sẽ tạo sức cầu tốt hơn. Thứ ba là phụ thuộc vào các kênh đầu tư khác mà có thể so sánh với chứng khoán như bất động sản, vàng, USD. Trong dài hạn, nếu chúng ta bắt được căn bệnh lạm phát và xử lý tốt thì kinh tế sẽ phát triển bền vững và cung tiền cũng sẽ tốt hơn.

Đối với nguồn tiền nước ngoài, chúng ta đều thấy năm 2008, nước ngoài rút ra khoảng 1,9 tỷ USD, 2009 rút ra khoảng 230 triệu USD, năm 2010 khoảng 900 triệu USD.

Thông thường, những thị trường mới nổi, tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới, có xu hướng co cụm và rút tiền nhưng diễn biến năm 2010 cho thấy một tín hiệu khả quan về luồng vốn nước ngoài sẽ vào năm 2011. Bởi trong thời điểm rất khó khăn của thế giới và trong nước của năm 2010, chúng ta đã có nhiều cải thiện về xuất khẩu, nhập siêu và luồng vốn bên ngoài.

Năm nay nếu chúng ta tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, bán cho đối tác chiến lược nước ngoài nếu có giải pháp hợp lý và họ nắm giữ 2-3 năm thì đó là nguồn đầu tư trực tiếp, sẽ tạo sự ổn định trong dài hạn.

Ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (UBCKNN):

Thúc đẩy bằng công cụ, nghiệp vụ mới

Hiện nay, những quy định mới nhằm tạo thanh khoản cho thị trường như cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản, một số trường hợp được phép cùng mua cùng bán chứng khoán trong ngày giao dịch, các quy định nguyên tắc liên quan đến giao dịch ký quỹ, ủy quyền đối với nhân viên của công ty chứng khoán... Tất cả những quy định đó được đưa vào Thông tư hướng dẫn giao dịch chứng khoán.

Một số cơ chế chính sách mới cũng sẽ sớm được ban hành (quy định kiểm soát các trung gian tài chính là công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ).

Theo Khánh Huyền

Tiền phong

Giao dịch trực tuyến: Chữ ký số cũng “bút sa gà chết” Nếu nhà đầu tư đặt lệnh giao dịch trực tuyến, nhưng sau đó bác bỏ rằng, họ chưa từng đặt lệnh bao giờ, thì tranh chấp sẽ giải quyết thế nào?

Nhằm tăng cơ sở xác định quyền và trách nhiệm của các bên khi giao dịch chứng khoán trực tuyến, tích hợp chữ ký số trong giao dịch trực tuyến đang được các nhà đầu tư đề nghị áp dụng.

Ông Bùi Việt Hùng, Phụ trách Công nghệ thông tin thuộc Công ty Chứng khoán Sao Việt đặt giả thiết nhưng rất thực là, nếu nhà đầu tư đặt lệnh giao dịch trực tuyến, nhưng sau đó bác bỏ rằng, họ chưa từng đặt lệnh bao giờ, thì tranh chấp sẽ giải quyết thế nào?

Đây không chỉ là vấn đề của phía công ty chứng khoán. Tại Hội thảo “Các ứng dụng và giải pháp chữ ký số cho các tổ chức tài chính” do Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) phối hợp với Công ty Mildot tổ chức cuối tuần trước, nhiều nhà đầu tư đặt ngược lo ngại về trách nhiệm của các công ty chứng khoán khi họ có thể cũng bị “lật mặt”. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một số nhà đầu tư thừa nhận khá mơ hồ về quyền lợi nếu có gì đó “trục trặc” ở khâu trung gian.

Giải đáp thắc mắc này của ông Hùng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng VDCOnlines cho biết, những “trục trặc” giữa các bên tham gia sử dụng dịch vụ có thể được trả lời bằng thông tin từ bên cung cấp dịch vụ. Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm trả lời rằng, giao dịch chứng khoán đó có hay không, có thành công hay không và trách nhiệm của các bên liên quan đến giao dịch thế nào.

Đặc biệt, các nhà đầu tư rất lo ngại về trách nhiệm của công ty chứng khoán đối với mình và cho rằng, công ty chứng khoán cần phải nghiên cứu tích hợp chữ ký số vào các ứng dụng sẵn có như chứng khoán online để chắc chắn rằng, mọi giao dịch online cũng đều phải “bút sa, gà chết”.

Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Luật, chuyên gia về chữ ký số thuộc VDC cho rằng, việc ứng dụng này không hề đơn giản, vì ngoài nền tảng công nghệ, tổ chức cung cấp dịch vụ phải nắm rõ quy trình hoạt động, đặc thù công nghệ, các giới hạn kỹ thuật… của ứng dụng. Điều này có nghĩa là các công ty chứng khoán phải đầu tư cả công nghệ và đào tạo cán bộ để các quy trình được tuân thủ đúng, đảm bảo tính toàn vẹn, không thể thay đổi, sửa chữa của các giao dịch. Ví dụ, khi nhà đầu tư đặt lệnh mua 200 cổ phiếu, nó phải được giữ toàn vẹn, chứ không thể vì một lý do nào đó, lệnh mua 200 lại bị “biến dạng” thành 300 hoặc 100.

Ngoài ra, ông Luật cho biết, một tính chất nữa của chữ ký số là tính không thể chối bỏ. Điều này có nghĩa rằng, lệnh đã chuyển vào hệ thống có tính pháp lý tương tự như phiếu đặt lệnh tại sàn và nhà đầu tư không được phép chối bỏ trách nhiệm của mình.

Như vậy, trong một số trường hợp mà khách hàng cho người khác mượn thiết bị bảo mật (tolken), tự họ sẽ phải chịu trách nhiệm nếu người mượn tolken thực hiện các giao dịch ngoài ý muốn của chủ tolken.

Ngoài ra, một băn khoăn khác được đặt ra là giải pháp hoà hợp giữa hệ thống giao dịch chứng khoán và các dịch vụ trực tuyến khác như Internet Banking, mua bán hàng trực tuyến, kê khai thuế… Ông Hoàng Đình Trung, Phụ trách Công nghệ thông tin thuộc Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đặt câu hỏi, nhà đầu tư vừa giao dịch chứng khoán trực tuyến, vừa sử dụng các dịch vụ trực tuyến của nhiều công ty khác thì sẽ phải có một “nắm” tolken (mỗi cái dùng cho 1 việc)?

Giáp đáp, ông Luật cho biết, 1 thiết bị tolken có thể lưu trữ được nhiều hệ thống chứng từ số. Do đó, 1 nhà đầu tư có thể dùng chung 1 tolken cho nhiều nhu cầu khác nhau.

Theo Chí Tín

Báo Đầu tư

Chứng khoán Thăng Long: LNST năm 2010 đạt 44,6 tỷ đồng, giảm 54% so với năm 2009 Doanh thu 2010 của Chứng khoán Thăng Long gấp đôi năm trước, trong đó hoạt động repo và dịch vụ tài chính đóng góp một nửa.

CTCP Chứng khoán Thăng Long (TLS) công bố kết quả kinh doanh năm 2010 đã kiểm toán.

Doanh thu năm 2010 đạt 1.312 tỷ đồng, tăng 635 tỷ (94%) so với năm 2009.

Đóng góp chủ yếu là Doanh thu khác với 855 tỷ đồng, chiếm 65%. Doanh thu khác của TLS chủ yếu là từ hoạt động repo, hỗ trợ tài chính cho khách hàng với 632 tỷ đồng.

Doanh thu môi giới đạt 234,5 tỷ đồng và doanh thu tự doanh đạt 208 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động kinh doanh cũng tăng tới 622 tỷ so với năm trước, lên 1.205 tỷ đồng. Trong đó dự phòng giảm giá chứng khoán là 84 tỷ đồng và chi trực tiếp là 1.121 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế đạt 44,6 tỷ đồng, giảm 52,8 tỷ, tương ứng giảm 54,2% so với năm 2009.   Năm 2010, TLS tiếp tục dẫn đầu thị phần môi giới tại HoSE (10,04%) và HNX (11,9%). Trong năm qua, TLS đã thực hiện môi giới hơn 4 tỷ cổ phiếu cho nhà đầu tư với tổng giá trị giao dịch hơn 130 nghìn tỷ đồng.     Kết quả kinh doanh của TLS

KAL

VNDS: 2 giao dịch OTC làm lỗ tự doanh gần 30 tỷ đồng trong quý IV/2010 Các giao dịch OTC của VNDS trong quý IV/2010 gây ra khoản lỗ tự doanh gần 30 tỷ đồng đặt câu hỏi lớn đối với các NĐT.

Các giao dịch ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh năm 2010 của VNDS

Quý IV/2010, VNDS công bố lỗ trước thuế 117,16 tỷ đồng. 

Theo báo cáo kiểm toán năm 2010, lợi nhuận trước thuế năm 2010 của VNDS đạt 141 tỷ đồng, sau thuế là 105 tỷ đồng, giảm 50,3% so với năm 2009. Theo Thuyết minh trong báo cáo kiểm toán , các giao dịch OTC có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh năm 2010 của công ty như sau:

Ngày 30/9/2010, công ty bán 5 triệu cổ phiếu CTCP Đầu tư phát triển địa ốc Sài Gòn Xanh với giá 19.000 đồng/cp, lãi 15 tỷ đồng.

Ngày 22/11/2010, công ty bán 1.111.500 cổ phiếu CTCP Bảo hiểm Bưu điện PTI với giá 8.000 đồng/cp, thu về 8,89 tỷ đồng, lỗ gần 10,6 tỷ đồng. Đây là một câu hỏi đặt ra với các NĐT bởi theo giá tham chiếu trên Sàn OTC ngày 21/11/2010, giá cổ phiếu PTI ở mức 13.500 đồng/cp; chỉ 2 tháng sau, cổ phiếu PTI chào sàn  Hà Nội mức thấp nhất là 12.900 đồng/cp.

Ngày 8/12/2010, công ty bán 6.422.312 cổ phiếu Ngân hàng TMCP Việt Á với giá 7.000 đồng/cp, số tiền gần 50 tỷ đồng, lỗ 19,32 tỷ đồng. Trước đó 2 tháng, ngày 6/10/2010, VNDS nhận ủy thác bán hộ 7,5 triệu cổ phiếu Ngân hàng Việt Á cho IPA với giá 11.000 đồng/cp (tổng số tiền bán là 82,5 tỷ đồng). 

Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn A&C kiểm toán CTCP Chứng khoán VnDirect, đã có lưu ý về 1.012 tỷ đồng bảo lãnh thanh toán tiền mua chứng khoán (tại thời điểm 31/12/2010) của VNDS.

Qua kiểm tra chọn mẫu một số khách hàng lớn với giá trị kiểm tra gần 540 tỷ đồng (chọn mẫu 53%), A&C thấy rằng giá trị tài sản đảm bảo cho khoản bảo lãnh là cổ phiếu niêm yết (tính theo số lượng được cầm cố nhân với giá thị trường tại thời điểm ngày 31/12/2010) thì có 03 khách hàng không đủ giá trị tài sản đảm bảo, với số tiền hơn 11,4 tỷ đồng (giá trị này đã được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi).

Tính đến 31/12/2010, tiền và các khoản tương đương tiền của VNDS đạt 1.144 tỷ đồng, trong đó công ty có gần 516 tỷ đồng gửi ngân hàng, gấp 6 lần số đầu năm 2010.

Các khoản vay và nợ ngắn hạn trong năm, tính đến 31/12/2010, VNDS vay ngân hàng Việt Á 93 tỷ đồng, vay ông Vũ Hiền, Ủy viên HĐQT (chồng của Chủ tịch HĐQT) 57,65 tỷ đồng, theo các hợp đồng: ngày 2/12/2010 vay 51 tỷ, thời hạn 3 tháng, lãi suất 17%/năm; ngày 25/10/2010, số tiền 6,65 tỷ, thời hạn vay 6 tháng, lãi suất 15,5%/năm.

  Giang Châu Bóng ma suy thoái kép Khi giá dầu vẫn tăng không ngừng nghỉ, nỗi lo suy thoái kép tưởng như đã được loại bỏ nay lại có dấu hiệu trở lại.

Cuối tuần qua giá dầu thô ngọt nhẹ đã có lúc tăng vượt 112,48 USD/thùng và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng đô la Mỹ tiếp tục mất giá. Giá dầu đã bước vào ngưỡng không ổn định và giá cả gần đây cho thấy các chỉ báo về giai đoạn đầu của bong bóng giá dầu.

Công ty tư vấn đầu tư CheckRisk cảnh báo rằng việc giá dầu tăng có thể làm kinh tế toàn cầu mất 3% tăng trưởng trong năm nay và khiến những nước như Ireland và Hy Lạp chìm sâu vào khủng hoảng kinh tế.

CheckRisk có đưa ra 4 kịch bản cho giá dầu trong năm 2011 với khả năng “xác suất” cao nhất là 135 USD/thùng và khả năng cao tiếp theo là 150 USD/thùng. Với viễn cảnh này, 2-3% tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ “biến mất” và còn nhiều vấn đề và hiệu ứng phụ khác.

“Các hiệu ứng phụ sẽ ảnh hưởng lớn tới các nền kinh tế châu Âu vốn nợ nhiều khi nhu cầu sẽ giảm mạnh và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu. Thị trường nhà đất ở Anh sẽ chịu nhiều sức ép khi lạm phát đình đốn (stagflation) xảy ra,” CheckRisk nhận định.

CheckRisk cũng chỉ ra rằng hệ thống ngân hàng ở châu Âu sẽ chịu thêm nhiều sức ép mới và cảnh báo nợ Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Ireland sẽ rõ ràng hơn nếu viễn cảnh giá dầu trên là hiện thực. Điều này là không chủ quan khi các cú sốc giá dầu là không thể dự báo do kinh tế toàn cầu còn bất ổn.

“Bất ổn tiếp tục ở Trung Đông, rủi ro thay đổi chính phủ và nội chiến kéo dài ở Libya sẽ đẩy giá dầu cao hơn và chắc chắn hướng kinh tế thế giới vào suy thoái kép (double-dip reccession), CheckRisk nói.

Theo CheckRisk, giá dầu tăng ổn định 10 USD/thùng trong 3 tháng, kinh tế toàn cầu sẽ mất 0,5% và lạm phát tăng 1%. Tại mức giá 108 USD/thùng, kinh tế toàn cầu đã mất 1% (tăng trưởng chậm lại trong năm 2011). Nếu giá dầu ở quanh 115-120 USD/thùng, cầu sẽ giảm mạnh, kéo theo sản suất giảm.

Nếu giá dầu duy trì ở mức hiện tại trong vòng vài tuần, các nền kinh tế yếu như Anh có thể suy thoái trở lại, kinh tế Mỹ và nước tiêu thụ nhiều dầu thô như Trung Quốc sẽ chậm lại nhanh hơn.

Đầu tuần trước, các bộ trưởng khối OPEC đã cảnh báo giá dầu cao sẽ tạo sức ép lên người tiêu dùng. Trước đó một ngày, bộ trưởng dầu mỏ Ả Rập Xê út cho biết có thể cắt giảm sản lượng khai thác do nhu cầu giảm.

Nobuo Tanaka, giám đốc điều hành tổ chức năng lượng thế giới IEA, nói rằng nếu giá đầu tiếp tục đứng cao như hiện nay, nó có thể gây ra một cuộc suy thoái kinh tế tương tự như năm 2008.

“Chúng tôi đang nhìn thấy vài chỉ báo về suy giảm cầu và đó là lời cảnh báo,” Tanaka nói.

Bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi đã “ủng hộ” xu hướng giá dầu tăng. Mối quan hệ giữa Ả rập Xê út và Iran, hai nước sản xuất dầu lớn nhất OPEC, cũng đã rất căng thẳng bởi các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Bahrain, khiến Iran mếch lòng khi Ả rập Xe út đem quân tới.

Nouriel Roubini, giáo sư kinh tế và kinh doanh quốc tế tại trường đại học New York, nói rằng bất chấp việc kinh tế toàn cầu đang hồi phục, nếu giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng sẽ có ảnh hưởng rất xấu, và ảnh hưởng có thể lớn như đã từng xảy ra khi giá dầu đạt 147 USD/thùng năm 2008.

Hơn thế giá dầu cao có thể là chất xúc tác cho một cuộc khủng hoảng tài chính lớn hơn cuộc khủng hoảng mà chúng ta đã chứng kiến trong giai đoạn 2007-2010.

Nhà đầu tư Jim Rodgers cũng nói rằng giá dầu có thể tiến lên ngưỡng 150 USD/thùng, thậm chí 200 USD/thùng và những phức tạp, phiền toái kinh tế sẽ xảy ra.

“Sự thực là dầu chính là máu của nền kinh tế. Không có dầu, không gì hoạt động và kinh tế sẽ đình trệ. Giá dầu tăng sẽ gây sức ép lên lạm phát cho xã hội và khi giá dầu giảm, toàn bộ trò chơi sẽ thay đổi,” Rodgers nói.

Thực khó dự báo mức giá dầu như thế nào sẽ được coi là mức nguy hiểm đối với nền kinh tế toàn cầu. Nariman Behravesh, kinh tế trưởng tại IHS Global Insight, nói rằng phải tới ngưỡng 150 USD/thùng, ngưỡng mà sau khi để cho các nước xuất khẩu dầu thô “kiếm đủ”, thì “tai họa” kinh tế mới xảy ra.

“Sự nguy hiểm chính là khi giá tiếp tục tăng, sự chậm lại của tăng trưởng sẽ nghiêm trọng hơn và có thể dẫn tới suy thoái nhanh hơn,” Richard Batty, nhà phân tích tại Standard Life Investments, nói.

Thời gian sẽ trả lời liệu giá dầu cao có phải là nguyên nhân chính gây ra suy thoái kinh tế hay không nhưng các cú sốc giá dầu thập niên 1970 và đầu 80 (vốn đã gây ra suy thoái kinh tế trầm trọng) là một biến cố lịch sử mà chúng ta phải thừa nhận là bất cứ sự tăng giá dầu nào là không tốt cho tăng trường và ngược lại, giảm là tốt cho tăng trưởng.

Theo ĐTCK

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro