Tài liệu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ai Cập cổ đại, hay nền văn minh sông Nin, gắn liền với cư dân sống bên hai bờ sông Nin tại Ai Cập. Dòng sông Nin dài khoảng 6500 km, có bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, đã tạo ra nơi sản sinh ra một trong các nền văn minh sớm nhất thế giới. Phần hạ lưu sông Nin rộng lớn, giống như hình tam giác dài 700 km, hai bên bờ sông rộng từ 10 dến 50 km tạo thành một vùng sinh thái ngập nước và bán ngập nước - một đồng bằng phì nhiêu với động thực vật đa dạng và đông đúc. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9, nước lũ sông Nin dâng lên làm tràn ngập cả khu đồng bằng rộng lớn và bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ, màu mỡ. Các loại thực vật chủ yếu như: đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen,… sinh sôi nảy nở quanh năm. Ai Cập cũng có một quần thể động vật đa dạng và phong phú, mang đặc điểm đồng bằng-sa mạc như voi, hươu cao cổ, sư tử, trâu, bò, cá sấu, các loài cá, chim,…

Tất cả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm nhất. Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3.000 năm trước Công nguyên. Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến một trình độ vươn lên tầm kỳ quan của thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt tác về hội họa, điêu khắc và nghệ thuật ướp xác,…

Theo cách phân định thời gian của Manetho (thế kỷ 3 TCN) thì lịch sử Ai Cập cổ đại được chia ra thành Cổ, Trung và Tân Vương quốc với 30 vương triều kéo dài khoảng từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên đến năm 332 trước Công nguyên. Vua của toàn cõi Ai Cập thường có các vua chư hầu dưới quyền, nên các tài liệu tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha dùng danh từ Cổ, Trung và Tân Đế quốc thay vì Vương quốc. Danh từ pharaon bắt đầu được các vua Ai Cập cổ dùng từ vương triều thứ 12 trở đi. Pharaon có nghĩa là ngôi nhà lớn ám chỉ cung vua. Vẫn còn nhiều nghiên cứu về các vương triều Ai Cập đang được tiếp tục và có thể các vương triều này sẽ còn thay đổi, bởi vì ngày nay các công tác khảo cổ vẫn tiếp tục phát hiện thêm nhiều dữ liệu, chứng cứ khác nhau.

NGHỆ THUẬT ƯỚP XÁC.

Thuật ướp xác của người Ai Cập ra đời từ năm 2700 TCN. và kéo dài đến tận thế kỷ thứ 5. Quan niệm của người Ai Cập cổ về sự vĩnh hằng ở thế giới của các thần linh sau khi chết nên việc ướp xác cũng là đức tin cho sự trường tồn của vương quốc Ai Cập.

Nguyên tắc ướp xác của Ai Cập cổ đại dựa trên việc làm mất nước trong cơ thể người chết và lấy đi các bộ phận dễ phân hủy như nội tạng và bộ não. Nghệ thuật lấy não người chết thật tài tình, nhiều năm làm các chuyên gia giải phẫu lúng túng về phương pháp bảo vệ hộp sọ của người chết trong khi não được lấy ra một cách hoàn hảo. Bước tiếp theo, xác ướp được để trong natron khô khoảng 70 ngày để thanh trùng. Cuối cùng là nhồi cỏ khô, thơm vào phần rỗng của nội tạng, xoa dầu thơm và quấn vải lên thi thể một cách cẩn thận và chu đáo. Các ngón tay của xác ướp được lồng bằng các ống vàng. Não và nội tạng khi lấy ra khỏi xác ướp được cất giữ ở 4 chiếc bình.

Nghi thức chôn cất xác ướp cũng thần bí và ngày nay các nhà khảo cổ học vẫn khám phá thêm các thông tin thú vị bên các khu khai quật mới.

CHỮ VIẾT AI CẬP CỔ.

Đã lâu, các nhà khảo cổ học tìm thấy những ký hiệu tượng hình được khắc trên các bức tranh trong các di tích tìm thấy khi tiến hành khai quật Nekhen (Hierakonpolis theo người Hy Lạp cổ và Kom el-Ahmar trong tiếng Ả Rập ngày nay), vào năm 1894. Tuổi của những chữ tượng hình này có niên đại vào khoảng 3200 TCN. Tuy nhiên, gần đây, các nhà khảo cổ học lại tìm thấy những ký hiệu trên đồ gốm Gerzean, 4000 TCN, có sự tương đồng với chữ viết cổ Ai Cập.

Các nhà Ai Cập học xếp hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ vào thể loại chữ tượng hình là lối viết sớm của hệ thống chữ viết của thế giới. Những thầy tu thảo ra những chữ tượng hình Ai Cập cổ từ triều đại đầu tiên (2925 - 2775 TCN).

Chữ tượng hình Ai Cập cổ không còn được sử dụng từ thế kỷ thứ 4. Đến thế kỷ 15, người ta bắt đầu giải mã hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ. Đến thế kỷ 19, nhà khảo cổ người Pháp là Champollion đã giải mã được văn tự Ai Cập.

Cuối thế kỷ 20, người ta đã truy ra là mẫu tự Phoenix (tổ tiên của người Li Ban) đã được đặt ra bắt chước theo văn tự Ai Cập. Sau đó các dân tộc Do Thái, Ả Rập, Hy Lạp và La-Tinh đã dựa theo mẫu tự Phoenix để thành lập chữ viết của mình. Ngày nay, các xứ dùng mẫu tự La Tinh, trong đó có Việt Nam, Pháp, Anh; các xứ dùng mẫu tự Hi Lạp, trong đó có Nga đều thừa hưởng di sản của chữ viết Ai Cập !

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT AI CẬP CỔ.

Tác phẩm văn học cổ xưa nhất của Ai Cập có lẽ là Câu chuyện của Sinuhe và tác phẩm sách giấy papyrus (chỉ thảo) Ipuwer, có niên đại 1800 TCN. Hiện nay bộ sưu tập về các tác phẩm cổ đại Ai cập còn có:

Sách giấy papyrus Westcar (1600 TCN)

Sách giấy papyrus Tulli (1400 TCN)

Sách giấy papyrus Ebers (1300 TCN)

Sách giấy papyrus Harris I (1180 TCN)

Chuyện của Wenamun (1000 TCN)

Nghệ thuật hội họa Ai Cập cổ đáng để chúng ta kinh ngạc bởi những tranh vẽ trên tường trong các khu hầm mộ của các pharaon, trên các chất liệu gốm cổ,… Các bức tranh mô tả cảnh sinh họat và sản xuất cũng như tín ngưỡng tập tục của các cư dân và vua chúa Ai Cập. Các tác phẩm hội họa và các hoa văn trên gốm và đất nung đã cung cấp cho các nhà Ai Cập học các tư liệu phong phú và sinh động.

Việc tồn tại cho đến ngày nay các tác phẩm hội họa Ai Cập cổ có thể do khí hậu khô của sa mạc và điều kiện thiếu ánh sáng của các hầm mộ. Những bức vẽ của Ai Cập cổ miêu tả về một thế giới vui tươi cho những người chết ở cõi vĩnh hằng. Nhiều bức họa vẽ cảnh đi vào cõi âm nhằm che chở người chết đi về với Chúa trời vì người Ai Cập tin rằng sự chết chỉ là sự chuyển chỗ ở sang một thế giới các vị thần và điều này sẽ phù hộ cho những vị pharaÔng và các triều đại đang trị vì nước Ai Cập.

Nghệ thuật gốm cổ Ai Cập cũng rất phong phú và tinh xảo. Người Ai Cập cổ đã khám phá ra chất liệu men gốm khá sớm; trên các bề mặt của gốm cổ Ai Cập có chạm khắc tinh xảo các hình nhỏ mô tả nhiều chủ đề. Đồ gốm thường được chôn theo người chết và để dùng vào các nghi lễ thần bí.

Giấy papyrus là một loại giấy do người Ai Cập cổ sáng chế ra, được làm từ cây papyrus mọc ở châu thổ sông Nin. Công nghệ làm giấy papyrus không được ghi lại và bị thất truyền theo thời gian, tuy vậy, vào năm 1940, các nhà Ai Cập học đã phục hồi được công nghệ này. Người ta đã tìm thấy những tấm giấy có kích thước khá lớn, dài hàng mét. Giấy papyrus được người Ai Cập cổ dùng vào các việc ghi chép lại các cảnh sinh họat bao gồm văn học, tôn giáo, lịch sử và các công việc hành chính.

KIẾN TRÚC.

Hơn 10.000 năm trước đây, châu thổ sông Nin là nơi khởi đầu một nền văn minh sớm của thế giới. Cùng với sự xuất hiện nền văn minh Ai Cập cổ là các công trình xây dựng vĩ đại trên một khu vực tập trung dày đặc. Ai Cập cổ đã để lại và đóng góp cho nhân loại một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, đó là Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư Sphinx khổng lồ.

Đặc trưng kiến trúc Ai Cập cổ thể hiện sự khan hiếm vật liệu gỗ, nên người Ai Cập cổ sử dụng vật liệu trong xây dựng chủ yếu là gạch chưa nung, đá các loại. Trong suốt các triều đại Ai Cập cổ, vật liệu đá được dùng hầu hết cho các công trình như lăng mộ và đền đài. Đôi khi, các vật liệu gạch có được dùng trong các công việc xây dựng lâu đài của các Hoàng đế, pháo đài và một số công trình dân dụng khác như tường bao quanh lâu đài, đền đài và đô thị và các công trình phụ trợ ít quan trọng trong các đền đài. Rất nhiều công trình nhỏ của Ai Cập cổ đã bị phá hủy và cuốn trôi theo những cơn giận giữ bất thường của sông Nin. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu khô, nóng của Ai Cập cũng giúp bảo tồn được khá nhiều các công trình xây bằng gạch chưa nung. Ví dụ, ngày nay còn lại một số ngôi làng như Deir al-Madinah, pháo đài Buhen và Mirgissa. Các công trình bằng đá ở các khu đất cao, không ảnh hưởng bởi lũ lụt của sông Nin nhưng cũng chịu tác động không nhỏ của các cơn bão cát sẵn có ở vùng này.

Điều ấn tượng nhất chính là kỹ thuật xây dựng của người Ai Cập cổ. Những công trình đồ sộ, cao lớn và chính xác theo quan niệm vũ trụ của người Ai Cập cổ đến hôm nay cũng làm cho các nhà khảo cổ học lúng túng và việc liên tục khám phá chúng và có nhiều công trình nghiên cứu mới ra đời thay thế cho các lập luận cũ không còn đứng vững. Cũng cần nhắc đến kiểu kiến trúc đặc trưng của các cổng, cửa theo kiểu của vòm ở triều đại thứ 4; tất cả các lối vào của các công trình lớn được kết cấu bởi các cổng lớn có dầm đỡ.

THẾ GIỚI QUAN, TRIẾT HỌC.

Quan niệm về thế giới huyền bí của người Ai Cập cổ hay quan niệm tôn giáo tín ngưỡng kéo dài trên dưới 3.000 năm về giữa cả hai tôn giáo là đạo Ki-tô và đạo Hồi.

Thần linh của người Ai Cập cổ, khi sơ khởi được quan niệm là một thế giới hỗn mang của vật chất là nước. Vị thần đầu tiên, thần Ra-Atum, hàng năm xuất hiện như nước lũ của sông Nin ở xứ sở Ai Cập. Thần Ra sinh ra các bọt nước, từ đó biến thành thần Shu (không khí) và Tefnut (hơi nước). Thế giới được tạo ra khi thần Shu và Tefnut sinh ra hai đứa trẻ: Nut (bầu trời) và Geb (mặt đất). Con người được tạo ra khi thần Shu và thần Tefnut sơ ý bị lạc trong hoang mạc đen tối, thần Rê dùng đôi mắt của mình đi tìm họ và trong khi xúc động về sự đoàn tụ, nước mắt sung sướng của thần Rê đã tạo nên loài người. Con trai của thần Geb là Osiris được cử làm vua của Ai Cập cổ đại. Người em trai của Osiris là Seth được xem là kẻ xấu xa trong vũ trụ. Seth đã giết Osiris và tự lên ngôi là vua Ai Cập. Sau khi giết Osiris, Seth thách đấu với con trai của Osiris (Horus) và bị thua, Seth bị đày đến sa mạc và biến thành thần bão cát khủng khiếp. Osiris được ướp xác bởi Anubis và biến thành thần của sự chết. Horus bắt đầu lên ngôi vua và trở thành pharaon.

Còn rất nhiều truyền thuyết xung quanh các triều đại Ai Cập. Nhưng thế giới của người Ai Cập luôn xoay quanh các điều thần bí về con sông Nin và sa mạc, tạo nên một đức tin về các thế lực thần bí, luôn lôi kéo con người phải thần phục các pharaong và các pharaong như một vị thần hiện hữu, thay mặt các vị thần khác có nhiệm vụ trông coi dân Ai Cập và dung hòa các thế lực thiên nhiên khắc nghiệt để đưa đến cho thần dân Ai Cập một cuộc sống yên lành bên cạnh pharaong và dòng sông Nin giàu có và thần bí.

Quan niệm về cái chết của người Ai Cập cổ như một sự chuyển tiếp một cuộc sống khác ở thế giới bên kia, thế giới cõi âm. Nghi lễ về cái chết là một sự kiện quan trọng và tỉ mỉ nhằm tiễn đưa người chết về với cõi vĩnh hằng. Người Ai Cập cổ quan niệm con người có cả phần thể xác và phần linh hồn, chính vì vậy, các nghi lễ là thể hiện sự chuẩn bị cho thể xác và linh hồn có được sự hòa hợp khi về cõi âm, họ tin tưởng rằng, nếu thi thể được bảo quản tốt nhất thì linh hồn sẽ tái hòa nhập sau một thời gian nào đó. Điều kiện để linh hồn mau chóng trở lại hòa nhập vào thể xác là xác phải được một người thầy tu lành nghề bảo quản nguyên vẹn cơ thể, khuôn mặt được như lúc còn sống và cơ thể phải được ướp hương thơm. Đầu tiên, cơ thể người chết sau khi đã được lấy đi nội tạng, sẽ được cho vào một quan tài nhỏ bằng sậy vùi vào cát nóng nhằm làm khô xác để cho cơ thể không thể phân hủy sau này, sau đó thì mới mai táng trong hầm mộ.

Theo dấu lịch sử để khám phá những biểu tượng cổ xưa huyền bí của đất nước Ai Cập.

Được mô tả trong các văn bản xưa như là “ Lời của thần linh”, các biểu tượng này được sử dụng thường xuyên trong các lễ nghi tôn giáo và phép thuật ở Ai Cập. Mỗi biểu tượng đều mang một ý nghĩa riêng biệt, đặc trưng cho văn hóa tín ngưỡng của người Ai Cập, làm giàu thêm cho bản sắc văn hóa dân tộc của đất nước giàu truyền thống này.

Ankh

Biểu tượng của cuộc sống vĩnh cửu

Ankh là chữ tượng hình Ai Cập có nghĩa là "cuộc sống".  Chỉ có các Pharaoh, Hoàng hậu và các vị thần mới được phép mang biểu tượng này vì nó được tin là sẽ đem lại sức mạnh cho người cầm nó có thể ban hay tước đoạt sinh mệnh từ những người khác.

Nó còn được coi như là “chìa khóa của sự sống” do chính hình dạng giống như chiếc chìa khóa của nó đã tạo nên niềm tin nó có thể mở khóa “cửa địa ngục”. Ankh cũng gợi lên hình ảnh của mặt trời mọc nơi đường chân trời, biểu thị cho sự tái sinh mỗi ngày.

Từ thời đại Middle Kingdom (1986 – 1759 BC), từ ankh còn được dùng để chỉ gương và thú vị là chiếc gương cũng được tạo ra dưới hình dạng của biểu tượng này.

Nó cũng là cảm hứng để tạo nên biểu tượng tượng trưng của vị thần Vệ Nữ  của Hy Lạp, về sau được sử dụng rộng rãi như là biểu tượng của sao Kim, giới nữ hay kí hiệu của đồng.

Sau này khi Thiên chúa giáo ra đời, nó được Giáo hội cơ đốc Ai cập sử dụng làm biểu tượng như một dạng đặc biệt của hình tượng cây thánh giá.

Con mắt của Horus

Biểu tượng của trí tuệ, sự bảo vệ và sức khỏe

Có hình dáng trông giống như mắt của một chú chim ưng, biểu tượng này cũng được gọi là mắt của Ra. Horus, còn được gọi là thần mặt trời Ra, là một một vị thần mình người đầu chim ưng trong thế giới Ai Cập cổ đại.

Ông là vị thần đại diện cho sức khỏe, sự sống và tái sinh. Horus là con trai của Osiris và Isis. Mắt phải của ông là màu trắng, đại diện cho mặt trời, và mắt trái của ông là màu đen, đại diện cho mặt trăng.

Theo truyền thuyết Ai Cập, Seth, anh trai của Horus, đã giết hại thần Osiris. Horus đã chiến đấu với Seth để trả thù cho cái chết của người cha và bị mất mắt trái của ông trong cuộc chiến.Thoth, vị thần của phép thuật và mặt trăng, đã sử dụng quyền năng của mình để khôi phục lại con mắt của Horus.

Khi đưa con mắt này ra trước Osiris, Osiris đã được tái sinh trở lại. Con mắt của Horus, cũng được gọi là "Oudjat", tượng trưng cho sự bảo vệ chống lại cái ác và đem đến trí tuệ, sự uyên bác.

Ngày nay, chúng ta thấy có một biểu tượng tương tự trên các đơn thuốc, Rx, chính là có nguồn gốc từ biểu tượng này.

Vào thế kỉ thứ 2, Galen đã vay mượn biểu tượng huyền bí từ trong truyền thuyết của người Ai Cập và sử dụng nó để gây ấn tượng với những bệnh nhân của mình. Sau đó dần dần phát triển thành kí hiệu Rx ngày nay dành cho các toa thuốc. Nó mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hồi phục và tính thống nhất.

Lông vũ của Maat

Biểu tượng của chân lý, đạo đức, cán cân công lý

Chiếc lông vũ được coi là vật tượng trưng của nữ thần Maat. Trái tim của người chết sẽ được đem ra cân để so với lông vũ của thần Matt trong Ngày phán xét cuối cùng.

Nếu đó là trái tim của một người thật thà, thì nó sẽ bằng trọng lượng với chiếc lông vũ và người đó sẽ được phép vào Vương quốc của Osiris. Còn nếu trái tim đó chất đầy với tội lỗi thì nó sẽ nặng hơn chiếc lông vũ và người đó sẽ bị đem đi làm mồi cho loài quái vật Ammut. 

Phiên tòa Maat

Đó là trách nhiệm của các Pharaoh để thiết lập và duy trì  luật Maat như là cách để giữ trật tự vũ trụ ở thế cân bằng. Khi một Pharaoh băng hà, Maat sẽ tạm thời biến mất và thế giới lại chìm trong sự hỗn mang, cho đến khi có sự lên ngôi của một vị Pharaoh mới.

Cho tới nay, những thần thoại về bùa chú Ai Cập vẫn phần nhiều nằm trong bức màn bí ẩn.

Ai Cập vốn nổi tiếng là nền văn minh cổ đại thịnh vượng bậc nhất trên thế giới. Xét về mọi lĩnh vực: từ khoa học tới nghệ thuật, mặt nào người dân bên bờ sông Nile cũng nổi trội và đạt được nhiều thành tựu vượt bậc. 

Đặc biệt, cư dân Ai Cập cổ đại là một trong những tộc người sớm nhất sử dụng bùa chú và tin vào phép thuật. Cho tới nay, những thần thoại về bùa chú Ai Cập vẫn phần nhiều nằm trong bức màn bí ẩn.

Bùa yêu trong cung cấm

Hãy bắt đầu câu chuyện với bùa yêu trong cung cấm của các Pharaoh. Thuở xưa, trong các vương triều Ai Cập, điển hình là thời của Akhenate, người ta luôn cho rằng, khi một người đàn ông mê mệt một người phụ nữ, đó là dấu hiệu người đàn ông đó đã ăn nhầm “bùa mê thuốc lú”. 

Nữ hoàng Nefertiti

- vợ của pharaoh vĩ đại Akhenate chính là người đàn bà quyền lực nhất trong lịch sử. Bà là người phụ nữ Ai Cập đầu tiên nắm quyền lực tối cao, sáng tạo ra một tín ngưỡng thờ thần mới, cho xây dựng một kinh đô thứ hai của đế chế Ai Cập. Người ta nói, vũ khí bí mật của bà chính là “bùa chú tình yêu”.

Sử sách chép lại rằng, Nefertiti là người phụ nữ đẹp nhất xứ sở Ai Cập. Sắc đẹp của nàng có sức quyến rũ mê hồn, không chỉ với người mà còn là thần Mặt trời Aten. Trong cung, để cạnh tranh ngôi vị và được Pharaoh sủng ái, nàng đã yểm bùa yêu lên chồng mình. 

Thứ bùa ấy là các loại hương liệu đặc biệt nàng xức lên người, các thần chú và sự giúp đỡ của các thầy tu cao tay. Kết quả là Nefertiti gần như đã đạt được mọi thứ: tình yêu, sự chiều chuộng, quyền lực tối thượng. 

Duy chỉ có một điều bùa yêu của bà không linh nghiệm đó là trong việc sinh nở. Sáu người con Nefertiti sinh cho Pharaoh Akhenaten lại đều là con gái, chính việc này cũng là mấu chốt sau này cho số phận thảm thương khi cuối đời của nữ hoàng.

Những tấm bùa và lời nguyền thế kỷ

Thế giới bùa chú Ai Cập còn gắn liền với các lời nguyền trong lăng mộ Pharaoh - kim tự tháp. Chúng được sáng tạo bởi các quan tư tế nhằm mục đích bảo vệ sự an nghỉ vĩnh hằng của các Pharaoh cũng như gìn giữ của cải được chôn theo cùng họ. 

Trong hầu hết các hầm mộ ở Thung lũng Hoàng gia, người ta đều bắt gặp những dòng chữ tượng hình với nội dung: “Bất kỳ người nào đến quấy nhiễu sự yên ổn của Pharaoh thì cánh cửa tử thần sẽ giáng xuống đầu người đó”. 

Lạ thay, có khá nhiều lời bùa chú ấy linh nghiệm. Những cuộc tìm mộ, khảo cổ của giới khoa học tìm ra một lăng mộ Pharaoh mới luôn kèm theo những vụ mất tích, cái chết bí ẩn hay căn bệnh lạ… 

Câu chuyện về bùa chú của ấu vương Tutankhamun (mất năm 1.300 TCN) là một minh chứng rất rõ. Việc khai quật mộ của vị vua này được xem là một trong những thành tựu khảo cổ đáng giá đầu thế kỉ XX. 

Tuy nhiên, ngay khi tước sĩ Kanaban - người đầu tư vốn cho cuộc khai quật mất vì một căn bệnh kì lạ, những nghi vấn đã được đặt ra. Ông ta chết bởi một vết côn trùng đốt khi bước vào hầm mộ. 

Đặc biệt, vết thương trên mặt ông trùng hoàn toàn với vị trí vết thương trên mặt vị ấu vương. Chưa dừng lại, liên tiếp sau đó, những thành viên đoàn khảo cổ cũng gặp phải nhiều chuyện kỳ quái chẳng lành. Tới thập niên 80, con số người chết vì bùa chú Tutankhamun đã lên tới hơn 50. 

Một đặc điểm chung của những người tử nạn vì bùa chú Tutankhamun ấy là không ít người trước khi ra đi trăn trối rằng: “Tôi đã nghe tiếng thở của nó, tôi phải cùng đi với nó đây”.

Rất nhiều người đã tin rằng, những lần khám phá hầm mộ đã làm các vị thần nổi giận và trút xuống đầu những kẻ báng bổ. Nhưng cũng có không ít người khác tin vào những giả thuyết khoa học chứ không coi đó là lời nguyền, bùa chú. 

Họ cho rằng, những người thám hiểm kim tự tháp đã nhiễm phải những loại vi khuẩn cực độc sinh ra từ thực phẩm và quần áo mà Pharaoh chôn theo. 

Tuy nhiên, có một điều mà họ không thể giải thích được là yếu tố nào đã giúp các loại vi khuẩn tồn tại lâu đến thế, khoảng hơn 4.000 năm trong lòng sa mạc. 

Cho tới nay, đó vẫn chỉ là những câu chuyện kể, manh mối và giả thuyết. Hy vọng một ngày không xa, bức màn kia sẽ được vén lên trọn vẹn…

Có hay không sự trừng phạt của một đấng tối cao lên những kẻ xâm phạm thánh địa?

Ngày 4/11 hàng năm được coi là ngày kỷ niệm của một trong những phát hiện vĩ đại trong giới khảo cổ thế giới khi tìm ra ngôi mộ kỳ bí của vua Tutankhamun - vị Pharaoh trẻ tuổi nhất lịch sử Ai Cập. 

Nhân ngày đặc biệt này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chiến tích lớn lao của Howard Carter - người khai quật ra ngôi mộ cùng lời nguyền đáng sợ xung quanh nó.

Từ những ngày đầu khó khăn

Howard Carter (1874 -1939) được sinh ra tại London, Anh. Từ khi 17 tuổi, ông đã bắt đầu công việc khai quật và ghi chép các ngôi mộ. Ngay cả lúc đó còn trẻ, ông rất sáng tạo trong việc cải thiện các phương pháp sao chép họa tiết trong các ngôi mộ. 

Dần dần, ông được bổ nhiệm làm chánh thanh tra cổ vật Ai Cập năm 1899. Không hiểu sao Carter luôn tin, ông sẽ tìm ra được ngôi mộ của vua Tutankhamun (vua Tut) mà theo ông đoán, nó nằm trong thung lũng nghĩa trang của các vua cổ Ai Cập. 

Ông đã thiết lập dự án đào xới, tìm tòi nhưng chi phí về dự án này rất lớn mà ông lại không có tiền nên đành chịu.

Sau ba năm khó khăn, Carter gặp được một nhà quý tộc người Anh rất giàu có tên là Lord Carnaron. Ông này bằng lòng bỏ tiền tài trợ công việc của Carter trong thung lũng các vị vua từ năm 1914. Nhưng nó đã bị gián đoạn bởi Chiến tranh thế giới thứ I đến năm 1917. 

Trong 8 năm trời, Carter thuê người đào xới lung tung, tiêu không biết bao nhiêu tiền mà chưa hề thấy lóe ra được một chút hy vọng nào về kho tàng. Quá nản lòng nên đến đầu năm 1922, Carnarvon dự định sẽ cố gắng thêm một năm nữa, nếu không tìm được thì đành bỏ cuộc.

... đến phát hiện vĩ đại

Với nỗ lực tuyệt vời, ngày 04/11/1922, nhóm khai quật của Carter tìm thấy các bước đầu tiên dẫn đến ngôi mộ của Tut. Đào lần xuống hết 16 bậc thì một cánh cửa bằng đá hiện ra với tên vua Tutankhamun khắc trên mặt. 

Carter mừng hét lớn vì phát hiện ra, chưa một tên ăn trộm nào đào xới được tới đây. Vào ngày 26/11/1922, cùng với nhà tài trợ Carnarvon, ông xâm nhập tới tận cùng của lăng mộ.

Do bầu không khí nóng bức, bụi mù mịt nên ngọn nến của Carter lúc nào cũng phập phù như muốn tắt, nhà khảo cổ học chỉ lờ mờ cảm nhận được đôi chút ánh sáng phát ra từ căn phòng.

Sau đó, mọi thứ dần rõ nét hơn: những bức tượng, những khối vàng lớn, những con thú được tạc tượng có hình dáng kỳ lạ. Nổi bật hơn tất cả là ánh vàng lấp lánh. Howard Carter sung sướng kể lại: “Có cảm tưởng rằng tôi đã lọt vào cái hang kỳ bí trong chuyện Aladdin và cây đèn thần”

Vụ khám phá này đã làm chấn động thế giới. Nhiều người trước đây chưa bao giờ từng nghe thấy tên vua Tutankhamun cũng bị mê hoặc bởi kho tàng của ông. 

Trong thập niên 1970, chỉ một số nhỏ trong kho tàng của vua Tut được đem trưng bày lưu động tại các viện bảo tàng. Dân chúng đổ xô đi xem, chịu đứng xếp hàng hàng giờ chỉ để vào xem bảo vật của vua Tut.

Và một lời nguyền kỳ bí

Khai quật được ngôi mộ nhưng một lời nguyền về chết chóc đã ứng nghiệm ngay sau đó. Đầu tiên là con chim hoàng yến mà ông Carter rất yêu quý bị rắn hổ mang ăn thịt. Người ta nói, rắn hổ mang là biểu tượng của người canh giữ lăng mộ Pharaoh. 

Nạn nhân tiếp đến chính là nhà quý tộc Carnarvon. Ông bị chết vì một vết muỗi cắn lây truyền bệnh. Đây mới chỉ là sự khởi đầu, rất nhiều người đã chết sau cuộc đào mộ thành công đó. 

Hai ngày sau khi Carnavon qua đời, xác ướp Tutankhamun được kiểm tra và người ta phát hiện một vết đỏ ở vị trí tương tự vết muỗi cắn của Carnavon trên khuôn mặt vị vua trẻ.

Đúng lúc Lord Carnarvon trút hơi thở cuối cùng thì cả Cairo xảy ra vụ kỳ lạ xưa nay chưa hề có. Tất cả điện tại thủ đô tắt hết, nhấn chìm toàn thành phố trong bóng đêm mịt mù. Người ta điều tra tìm nguyên nhân mà không biết tại sao. Cùng thời gian đó tại London, con chó mà Lord Carnarvon thương mến tự nhiên hú lên rồi quay vòng ít cái và tắt thở.

Một thời gian ngắn sau đó, nhà khảo cổ Arthur Mace trong nhóm nghiên cứu cũng qua đời vì hôn mê sâu không rõ nguyên nhân. George Gould - bạn của Carnavon nhìn vào ngôi mộ và ngay hôm sau, ông lên cơn sốt cao rồi qua đời. Bác sĩ của George cũng chết không lâu sau đó.

Dù nhiều nhà khoa học cho rằng, chuỗi cái chết theo sau sự kiện mở hầm mộ là do những người tham gia đã nhiễm một loại vi khuẩn lâu năm trong môi trường ẩm ướt của hầm mộ này; những bí ẩn của một nền văn minh cổ đại vẫn nguyên vẹn là một điều khiến chúng ta và các thế hệ sau này phải trăn trở suy ngẫm: Có hay không sự trừng phạt của một đấng tối cao lên những kẻ xâm phạm thánh địa?

Ai Cập cổ đại vốn được biết đến với vô vàn truyền thuyết bí ẩn, những khám phá dưới đây sẽ cho bạn có những cái nhìn mới về những điều đó.

1. Vẻ đẹp của nữ hoàng Cleopatra

Cleopatra VII, vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại luôn luôn là một nhân vật lịch sử nổi tiếng với vẻ đẹp quyến rũ. Ý tưởng này đã tồn tại trong hầu hết tất cả mọi người từ Shakespeare cho đến đạo diễn phim Joseph L. Mankiewicz. Tuy nhiên, đồng tiền La Mã lại cho thấy Cleopatra có các đường nét nam tính: một chiếc mũi lớn, cằm nhô ra và đôi môi mỏng - không phải bất kỳ nguyên mẫu nào của văn hóa đều có ngoại hình đẹp. Mặt khác, theo một số nguồn tài liệu đáng lưu ý Cleopatra rất thông minh, trái ngược với vẻ đẹp bên ngoài.

2. Bị ám ảnh bởi cái chết

Tìm hiểu về Ai Cập cổ đại với các kim tự tháp, xác ướp và các vị thần, thật dễ dàng để đi đến kết luận họ bị ám ảnh bởi cái chết. Cách thức mà người Ai Cập mai táng thực sự là một cách để tôn vinh cuộc sống. Ví dụ, những hoạ tiết minh họa bên trong các ngôi mộ là buổi lễ thờ cúng nông nghiệp, săn bắn và câu cá. Hơn nữa, các đồ trang sức đắt tiền được chôn cùng với người Ai Cập đã giúp họ tiếp cận với thế giới bên kia, nơi họ tiếp tục công việc hiện tại của họ mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Ướp xác là một cách để giữ cho xác chết sống động như thật, sẵn sàng cho hình thức lý tưởng hóa cuộc sống hàng ngày. Rõ ràng là người Ai Cập bị ám ảnh bởi cuộc sống, không phải là cái chết.

3. Người ngoài hành tinh

Có một số người tin rằng người Ai Cập đã được tiếp xúc với người ngoài hành tinh. Họ cáo buộc rằng các kim tự tháp là những thành tựu siêu phàm và một số bức tranh tường mô tả những nơi ngoài Trái Đất. Điều này có lẽ đã xúc phạm đến các di sản của người Ai Cập cổ đại. Trong khi kim tự tháp Giza là thành tựu toán học đáng kinh ngạc, công trình của các nhà thiên văn học tài tình, các học giả và các kiến trúc sư của thời đại. Và trong khi các Kim Tự Tháp đóng vai trò là cấu trúc cao nhất trong gần 4000 năm, cũng không có nghĩa người Ai Cập là những người bạn với người ngoài hành tinh, nó chỉ có nghĩa là không có nền văn hóa nào có thể sánh với cấu trúc tượng đài của người Ai Cập cho đến thế kỷ 19.

4. Hoàn toàn được khám phá

Nhiều người tin rằng chúng ta đã phát hiện ra tất cả mọi thứ về Ai Cập cổ đại. Điều này là hoàn toàn không chính xác. Những khám phá hấp dẫn về Ai Cập cổ đại vẫn đang được tiến hành hàng ngày nhằm làm sáng tỏ nhiều điều mới mẻ về nền văn minh của họ. Ví dụ, một

"thuyền năng lượng mặt trời"

hiện đang được chiết xuất từ các kim tự tháp. Tàu năng lượng mặt trời này được cho rằng, sẽ cho phép thi thể của các Pharaoh hỗ trợ thần mặt trời Ra trong trận chiến với Apep, con quỷ của bóng tối vĩnh cửu. Mỗi đêm, thần Ra sẽ đi thuyền buồm năng lượng mặt trời của mình để chiến đấu với Apep và vào lúc bình minh, thần Ra sẽ nổi lên với niềm chiến thắng và đi ngao du trên bầu trời.

5. Chữ tượng hình

Mọi người dường như đều cho rằng người Ai Cập cổ đại phát minh ra chữ tượng hình. Tuy nhiên, chữ tượng hình nguyên thủy có lẽ được truyền bá vào Ai Cập nhờ những người phương Tây xâm lược. Một huyền thoại khác cho rằng chữ tượng hình là một ngôn ngữ của lời nguyền và những câu thần chú kỳ diệu. Trong thực tế, hầu hết các chữ tượng hình đều được sử dụng cho các bản chữ khắc hoặc miêu tả lịch sử. Lời nguyền hiếm khi được tìm thấy trong các ngôi mộ và hầu như đều là những câu:

"Tuổi thọ của mi sẽ bị giảm đi"

hay

"Mi sẽ không có người thừa kế".

Thật thú vị, cho đến khi Rosetta Stone được phát hiện vào năm 1798, và sau đó được dịch ra thì hầu hết các học giả tin rằng các chữ tượng hình minh họa không phải là âm ngữ âm để tạo thành một bảng chữ cái.

6. Cách trang trí trong kim tự tháp

Chữ tượng hình chiếm một phần lớn trong nội thất của nhiều ngôi mộ cổ và cung điện của Ai Cập. Nhưng trái với huyền thoại, các kim tự tháp hầu như không được trang trí. Thật vậy, cho đến gần đây các kim tự tháp tại Giza được cho là hoàn toàn trần bên trong. Giả thiết này đã bị phá vỡ khi chữ tượng hình đã được tìm thấy đằng sau một cánh cửa bí mật trong các Kim Tự Tháp một vài tháng trước đây. Ngoài ra, các kim tự tháp không hoàn toàn là đá vôi màu 4000 năm trước: một số đoạn, chẳng hạn như các trụ cột nội thất, được sơn màu đỏ hoặc màu trắng. Loại sơn này và các văn bản bí ẩn khiến cho các kim tự tháp trở nên rất giản dị. Kiến trúc chủ yếu là xi măng và các kim tự tháp là các tòa nhà bằng đá lâu đời nhất và phổ biến nhất trên thế giới.

7. Các Pharaoh giết hại người hầu

Khi các vị vua chết, người hầu của họ không bị giết và chôn cùng giống như hầu hết mọi người vẫn tin, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ. Hai vị vua của triều đại đầu tiên của Ai Cập được biết đến với việc chôn người hầu cùng với họ. Xu hướng khái quát của con người đã dẫn đến truyền thuyết. Các vị vua sau này có thể nhận ra rằng các người hầu đáng tin cậy của họ hữu ích khi còn sống hơn là phải chết, vì vậy thay thế cho những người hầu là những bức tượng nhỏ được chôn cùng với chủ để giúp đỡ các Pharaoh ở thế giới bên kia.

8. Những nô lệ xây kim tự tháp

Ý nghĩ nô lệ xây dựng các kim tự tháp ở Ai Cập đã được lưu hành kể từ khi nhà sử học Hy Lạp Herodotus báo cáo trong thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Điều này đã được xác nhận là sai lầm khi ngôi mộ chứa hài cốt của những người xây dựng kim tự tháp được tìm thấy bên cạnh các kim tự tháp ở Giza. Được chôn cất bên cạnh các vị vua là vinh dự lớn nhất, không bao giờ cấp cho các nô lệ. Ngoài ra, số lượng lớn xương gia súc được khai quật tại Giza cho thấy thịt bò, một món ăn ở Ai Cập cổ đại, là thực phẩm chủ yếu của những người xây dựng. Xây dựng các kim tự tháp rõ ràng phải là những thợ thủ công có tay nghề của Ai Cập, không phải là nô lệ như mọi người nghĩ.

9. Lời nguyền của các Pharaoh

“Lời nguyền”

đối với những người mở ngôi mộ của Pharaoh Tutankhamun là một thắng lợi của phương tiện truyền thông quảng cáo và tính nhạy cảm của công chúng. Truyền thuyết này là về một lời nguyền của Tutankhamun đã giết chết nhà tài trợ Lord Carnarvon và các thành viên khác của đoàn thám hiểm. Mặc dù một số giả thuyết đã được đưa ra như là do một loại nấm nguy hiểm và các loại khí tích tụ bên trong ngôi mộ, những cái chết vẫn không có một lời giải thích. Chỉ có 8 trong 58 nhà thám hiểm phát hiện ra ngôi mộ đã chết trong vòng 12 năm. Người dẫn đầu đoàn thám hiểm Carter đã sống trên 16 năm. Những sự trùng hợp khác là một trường hợp xác nhận thiên vị: bất kỳ sự bất hạnh nào xảy ra với bất cứ ai trong đoàn thám hiểm đều được gán cho là do lời nguyền của các Pharaoh. Lời nguyền là một ví dụ điển hình của sự thúc đẩy người dân tin vào một câu chuyện thú vị thay vì các sự kiện.

Ramesses II

(cũng được biết đến với tên Ramesses đại đế) hoặc Ramses II, Rameses II, cũng được biết như Ozymandias theo nguồn tiếng Hy Lạp, từ sự chuyển kí tự từ

tiếng Hy Lạp

sang 1 phần

tên ngai

của Ramesses, User-maat-re Setep-en-re) là

pharaong

thứ 3 của

Vương triều thứ 19

của

Ai Cập

. Ông được ghi nhận là một trong những pharaong vĩ đại, quyền lực và được ca tụng nhiều nhất trong lịch sử Ai Cập cổ

[2]

. Những nhà văn người

Hy Lạp cổ đại

như

Herodotus

cho rằng những thành công của ông dẫn tới huyền thoại về

Sesostris

. Ông còn được nhiều người tin là Pharaong trong

cuốn Exodus

. Những người thừa kế ông, cũng như những người Ai Cập sau này gọi ông là "Ông tổ vĩ đại" và xem ông như người cha của quốc gia.

Ông ra đời gần năm

1303 TCN

và ở tuổi 14, ông được vua cha

Seti I

chọn làm

thái tử

kế vị.

[3]

Ông được tin là đã lên ngôi vua khi mới ngoài 20 tuổi và cai trị nước Ai Cập từ

1279 TCN

đến

1213 TCN

[4]

cho tổng cộng là khoảng 66

năm

2 tháng theo

Manetho

. Ông là người thời xưa duy nhất được tin là sống được đến 99 tuổi, nhưng ông qua đời khi ông 90 hay 91 tuổi thì hợp lí hơn. Nếu ông lên ngôi vua năm 1279 TCN như theo các nhà Ai Cập học thời nay tin rằng, ông lên ngôi vào ngày

31 tháng 5

,

1279 TCN

, căn cứ vào ngày tháng đăng quang được biết của III

Shemu

cho là ngày 27.

[5]

Ramesses II đã tổ chức đến 14

lễ hội Sed

trong triều đại ông-nhiều hơn các pharaong khác.

[6]

Sau khi qua đời, ông được chôn ở

ngôi mộ

tại

Thung lũng các vị vua

[7]

thi hài ông về sau đã được đưa tới

nhà xác hoàng gia

nơi nó được tìm thấy năm 1881, và hiện nay ở

bảo tàng Ai Cập

.

[8]

Mục lục

1

Cuộc đời và gia đình

2

Chiến tranh

2.1

Trận Kadesh

2.2

Hòa ước với Hittites

3

Xây dựng các đền đài

3.1

Pi-Ramesses

3.2

Tượng lớn của Ramesses

3.3

Ramesseum

3.4

Abu Simbel

4

Mộ của Nefertari

5

KV5, mộ của một vài người con của Ramesses II

6

Pharaong trong cuốn Exodus

7

Xác ướp

8

Quan hệ với vua Shishak trong Kinh Thánh

9

Trong phim ảnh và văn học hiện đại

10

Xem thêm

11

Chú thích

11.1

Nguồn chính của bài

12

Liên kết ngoài

Cuộc đời và gia đình

Xem thêm:

Gia đình vương triều thứ 19

 và

Danh sách các con của Ramesses II

Tượng vua Ramesses II tại đền Luxor

Ramesses II sinh ra tại bờ Đông lưu vực

sông Nil

vào khoảng năm

1303 TCN

, trong thời kỳ

Tân vương quốc

, một thời kì vàng son trong lịch sử cổ Ai Cập. Ông là con thứ của

Seti

Tuya

.

[9]

Ai Cập đã được thống nhất làm một khối từ hơn 2000 năm trước (khoảng

3100 TCN

bởi vua

Hor-Aha

), khi Ramesses II lên làm vua thì biên giới cực nam Ai Cập trải dài đến

Nubia

(tức

Sudan

ngày nay) và vùng ảnh hưởng lan rộng đến phía Bắc

Syria

, phía Tây đến tận

Libya

. Triều đại dòng Ramesses (tức nhà tiền Ramessid) phát sinh từ việc pharaong

Horemheb

của

Vương triều thứ 18

qua đời mà không có con nối vị và người [tể tướng]] đầy quyền lực là Pramesse được chọn lên làm vua, lấy danh hiệu là

Ramesses I

, vị pharaong đầu tiên của Vương triều thứ 19. Sau khi

Ramesses I

qua đời, con là

Seti I

lên thay thế và sau đó lại truyền lại ngai vàng cho con là Ramesses II.

Trước Ramesses II khoảng 200

năm

, pharaong

Thutmosis III

đã xây dựng một đế chế Ai Cập về phía Đông đến tận

Palestine

Syria

, về phía Nam đến tận

Sudan

. Nhưng đến thời đại pharaong

Akhenaten

thì sự điêu tàn của Ai Cập bắt đầu, Akhenaten chỉ lo chăm chút cho bản thân và bà vợ xinh đẹp,

Nefertiti

, mà quên đi việc triều chính. Khi thấy triều đại này bắt đầu suy yếu thì người

Hittites

, vốn là kẻ thù của truyền kiếp Ai Cập lập tức quấy nhiễu. Các pharaong kế vị

Akhenaten

cố gắng lập lại uy tín và trật tự nhưng đều thất bại, cho đến khi Pramesse, ông nội của Ramesses II được bầu từ Tể tướng lên ngôi vua. Làm vua được 16 tháng thì Ramesses I nhường ngôi cho

Seti I

. Lúc cha mình lên ngai vàng, Ramesses II mới 8 tuổi. Có lẽ quãng đời thơ ấu của Ramesses II chỉ toàn là hương khói

chiến tranh

và chuyện đao binh. Seti I đã ấn vào đầu đứa con trai đạo lý "da ngựa bọc thây" với mơ ước lấy lại các vùng đất đã mất do người

Hittites

xâm chiếm, xây dựng lại một đế chế Ai Cập hùng mạnh, thiết lập các kỳ quan về

kiến trúc

, ca tụng Thần chiến tranh Ai Cập. Seti I tuyên chiến với Syria nhưng chưa cho Ramesses II ra trận. Năm lên 10, Ramesses II được vua cha phong làm Tổng tư lệnh danh dự quân đội và năm lên 14, Ramesses II tham gia trận đánh Lybia.

Một mệnh lệnh từ người cha là sau khi lấy vợ Ramesses II phải có thật nhiều con. Cứ mỗi lần ông được vua cha cho nghỉ phép về thăm vợ

Nefertari

hay

Isetnofret

là Hoàng gia Ai Cập lại vang lên tiếng khóc của trẻ thơ. Ông cũng có cưới em gái ông,

Henutmire

,

[10]

. Nhà Ai Cập học

Kenneth Kitchen

thuộc

Đại học Liverpool

, người đã bỏ ra 22 năm trời để dịch 2000 trang chữ Ai Cập cổ đại có liên quan đến Ramesses II, nhận xét: "Trong vòng 10 năm, mỗi bà vợ nói trên đã sinh cho Ramesses 5 người con trai và 1 cô con gái. Các bà thứ phi cũng tặng ông từ 5 đến 10 hoàng tử. Kết quả là ông có hơn 100 người con, nhiều con nhất trong các pharaong. Ramesses không hề bận tâm đến chuyện thê nhi như Akhenaten ngày xưa. Ông luôn ngước mắt ngưỡng mộ các trận đánh bụi mù

cát

sa mạc

của cha và những công trình kiến trúc nghẹt thở về mức độ to lớn, hùng vĩ. Các pharaong tin rằng kiến trúc càng to thì quyền hành cũng vươn lên trời cao. Seti I và Ramesses II là hai vị vua có các công trình xây dựng đồ sộ nhất, phần lớn để khắc in mạnh mẽ niềm tin đó vào tâm khảm người dân Ai Cập và do vậy tạo dựng một quyền uy bất khả xâm phạm".

[11]

Chiến tranh

Trận Kadesh

Bài chi tiết:

Trận Kadesh

Khi lên ngôi mới được 5 năm (

1275 TCN

), Ramesses II nảy ra ý định đánh chiếm thành

Kadesh

của người

Hittites

với 20 nghìn quân tại

Syria

. Ông đã suýt thua vua

Muwatalli II

(Muwatallis) có đến 40 nghìn quân đang mai phục chờ đợi. Toán quân trinh thám của Ramesses đã không hoàn thành nhiệm vụ và đoàn chiến xa của ông bị đánh úp. Thình lình

thần Amun

lại mỉm cười đem lại may mắn cho ông, viện quân Ai Cập tràn đến. Vua Muwatalli II bất lực nhìn đoàn quân hùng hậu của mình tháo chạy trước vị pharaong trẻ tuổi, quân Hitties sợ hãi nhảy xuống

sông

chạy trốn. Sau khi điểm lại quân số thì hai bên mới biết không ai đẩy lùi được ai, nhưng Ramesses II đã tuyên bố thắng trận và trở về quê hương. Về đến nhà Ramesses II tuyên bố

chiến thắng

tuy nhiên không phải nhờ đến quân tiếp viện mà là do ông - Ramesses đại đế. Để thể hiện dược sức mạnh của mình ông điều động tất cả các công nhân điêu khắc tại mọi

đền đài

của các

pharaon

trước trên khắp đất nước

Ai Cập

các lời ca tụng về mình . Trên tường của tất cả mọi khu

đền

đều có viết

Sau khiRamesses II vung

gươm

gào lên giữa ba quân:

Ta sẽ bay vút đến chúng như một con

chim ưng

vồ mồi, tàn sát và chém giết tất cả, ta sẽ nhấn chìm chúng vào lòng đất!

[12]

Đây là kiểu tuyên truyền để cổ động ba quân tướng sĩ đang bỏ chạy tháo thân hay không nhưng Ramesses II đã một mình tấn công quân địch đến 6 lần.

Hòa ước với Hittites

Phiến đá của

hòa ước

giữa

Hattusili III

của

Hatti

và Ramesses của

Ai Cập

, tại

bảo tàng khảo cổ học Istanbul

Năm 1259 TCN, Ramesses kí hòa ước với người Hittites. Đây là bản hòa ước sớm nhất trong lịch sử còn được bảo lưu tới ngày nay. Đôi bên quy định không xâm phạm lẫn nhau, cùng chống kẻ thù chung và trao trả các tù binh nô lệ cho nhau. Thực tế thì khi ký kết hòa ước, thì phía Bắc Syria vẫn nằm dưới quyền cai trị của Hittites

Xây dựng các đền đài

Ramesses II được xem là vị pharaong có chiếm đoạt và xây dựng nhiều công trình lớn và bức tượng khổng lồ hơn bất cứ một người trị vì nào khác.

[13]

[14]

[15]

Ramesses II cũng là một nhà

kiến trúc

vĩ đại. Ông cùng cha đã xây dựng thủ đô

Thebes (Ai Cập)

trở thành một thành phố tinh thần tối linh thiêng của người Ai Cập. Tại đây có

đền Karnak

, nơi được xem là linh địa mà

thần Amun

, vị thần vĩ đại và được tôn kính nhất ra đời. Đền này có các cột cao đến hơn 50 m, mỗi cột có đường kính 6 m, chạm trổ đẹp và sắc sảo, được xem là một trong những tiền sảnh lớn nhất thời cổ đại. Đền Karnak từ bao đời đã là nơi diễn ra lễ hội Opet cực kỳ quan trọng của các pharaong (thần Amun) sẽ được rước từ Karnak đến

đền Luxor

cách đó vài cây số, theo truyền thuyết thì Amun sẽ tặng lại khói hương cho pharaong và thế là pharaong được nâng ngang hàng với thần thánh, vĩnh viễn độc tôn).

Seti I

chết khi ông được khoảng 50 tuổi, và Ramesses II kế vị khi mới ngoài đôi mươi. Ngay lập tức ông bắt tay vào việc xây dựng đền đài mới quy mô lớn chưa từng thấy.

Đền Abydos

trước đó nay để thờ riêng Ramesses II. Đền cột ở Karnak được tu bổ mở mang, dựng lên

Abu Simbel

, được đục ngay vào sườn núi cách Cairo hơn 1000 km về hướng Nam. Hầu như

đô thị

Ai Cập nào cũng được Ramesses II xây dựng thêm thật nhiều đền đài. Ông còn cho xóa tên nhiều vị pharaong tại các đền thờ cổ và cho khắc tên mình vào thay thế. Một số nhà Ai Cập học nhận xét Ramesses II đã xây dựng nhiều công trình nghệ thuật đến nỗi chúng trở thành một loại sản phẩm sản xuất hàng loạt. Có lẽ ông chú trọng vào số lượng hơn là chất lượng, đến nỗi không có đủ số nhân công phục vụ. Trong khi các pharaong trước chọn khắc tên vào các bản

phù điêu

nổi thì Ramesses II lại ra lệnh khắc lên bằng ấn bản chìm, như vậy dễ làm hơn và quan trọng nhất là những pharaong sau không thể nào xóa được.

[16]

Sau này, khi đã ngoài 40, Ramesses II bỏ việc chinh phạt Hitties nhưng vẫn say sưa trong việc xây cất. Ông bắt đầu cho dựng ngôi đền vĩ đại

Abu Simbel

trên đất Nubia thù địch. Có đến 4 bức tượng của ông cao đến 67

bộ

được tạc trên vách núi, phía dưới là một ngôi đền khổng lồ được đào sâu vào chân núi đến 160 bộ. Đền này có tượng thờ thần

Amun

và Ramesses II, được kiến trúc một cách độc đáo đến nỗi mỗi năm 2 lần, vào cuối

tháng 2

tháng 10

thì

ánh sáng Mặt Trời

lúc rạng đông sẽ chiếu thẳng vào hai bức tượng uy nghiêm này, tạo nên một vầng sáng làm mọi người thán phục.

Ramesses II là pharaong cai trị lâu dài thứ hai của Ai Cập cổ đại sau vua

Pepi II

của

Vương triều thứ 6

.

[17]

Ông cũng là một trong những vị pharaong hùng mạnh cuối cùng của Ai Cập cổ. Sau triều đại con trai ông,

Merneptah

,

[18]

các vua Vương triều thứ 19 trở nên yếu kém. 150 sau triều đại ông, đế chế Ai Cập sụp đổ sau năm 1077 TCN.

Pi-Ramesses

Bài chi tiết:

Pi-Ramesses

Tượng lớn của Ramesses

Bài chi tiết:

Tượng lớn của Ramses II (Mit Rahina)

bức tượng khổng lồ của vua Ramesses II hiện ở

Memphis (Ai Cập)

Tượng lớn của Ramesses

được chuyển tới Quảng trường Ramesses năm 1955. Vào tháng 8 năm 2006, người ta chuyển bức tượng 3200 tuổi của ông từ Quảng trường Ramesses để cứu nguy nó từ thành phố đông đúc dân cư làm hư hại bức tượng 83 tấn này

[19]

. Bức tượng này bắt đầu được tìm thấy từ đền ở Memphis. Vị trí mới có thể định vị ở

Bảo tàng người Ai Cập lớn

.

Ramesseum

Bài chi tiết:

Ramesseum

Abu Simbel

Bài chi tiết:

Abu Simbel

Ngay khi mới lên ngôi, Ramesses đã cho khởi công xây công trình này và công trình được xây trong khoảng 24 năm (tức năm 1256 TCN). Đây là đền lớn nhất của ông. Ngôi đền này được Ramesses cho xây dựng để thờ ba vị thần có công bảo hộ nhà nước Ai Cập, đó là

Amun- Re

,

Ptah

Re- Horakhty

cũng như bản thân đức vua ngay khi ông còn sống. Điều nổi bật nhất của đền là bốn bức tượng khổng lồ của ông bên ngoài, đằng sau còn có tượng nhỏ của chính cung hoàng hậu Nefertari. Xong, ngôi đền cũng là nơi tưởng niệm những trận đánh của Ramesses ở

Libya

,

Syria

Nubia

.

Mộ của Nefertari

Bài chi tiết:

QV66

Bức tranh tường khắc hình Nefertari

Mộ của hoàng hậu

Nefertari

QV66

) tại

Thung lũng các nữ hoàng

, người vợ quan trọng nhất của Ramesses II được khai phá năm

1904

bởi

Ernesto Schiaparelli

. Từ thời thượng cổ, ngôi mộ đã bị quấy phá nhiều nhưng người ta đã tìm thấy nhiều di sản nghệ thuật như một bức tranh tường vẽ Nefertari.

KV5, mộ của một vài người con của Ramesses II

Bài chi tiết:

KV5

Pharaong trong cuốn Exodus

Moses

Phần lớn

sử gia

cho rằng Seti I, cha Ramesses là vị pharaong đã đối xử tàn bạo với

người Do Thái

và nhà tiên tri

Moses

. Ông đã ra lệnh giết các em bé Do Thái khi Moses được sinh ra. Nhưng ông này đã được giấu đi và được một người công chúa, con gái Seti và chị hoặc em của Ramses, nhận làm con nuôi. Moses đã muốn dẫn người Do Thái rời khỏi Ai Cập khi Ramesses đang cai trị Ai Cập, nhưng Ramesses bắt họ phải ở lại làm nô lệ và Ai Cập bị Chúa trời phạt mười năm bệnh dịch, Ramesses buộc phải nhượng bộ cho dân Do Thái rời khỏi Ai Cập.

[20]

[21]

[22]

Nhiều sử gia khác cho rằng

Thutmosis III

mới là pharaong đã đối xử tàn bạo với Moses và nữ hoàng

Hatshepsut

, nhiếp chính của Thutmosis (ông này lên ngôi khi còn là một cậu bé) đã nhận Moses làm con nuôi. Sau khi Hatshepsut chết thì Thutmosis càng tàn bạo với dân Do Thái. Người Do Thái đã rời khỏi Ai Cập trong khi con Thutmosis,

Amenhotep II

cai trị.

Xác ướp

Toàn thân xác ướp của Ramesses II, hiện đang được trưng bày tại Viện

bảo tàng Ai Cập

Cairo

Xác ướp

của Ramesses II được phát hiện ở mộ ông,

KV7

tại

Thung lũng các vị vua

,

[23]

phía Tây

Thebes (Ai Cập)

năm

1881

cùng với các pharaong

Vương triều thứ 18

Ahmose I

,

Amenhotep I

,

Thutmosis I

,

Thutmosis II

,

Thutmosis III

, Vương triều thứ 19 của Ramesses II thì còn có

Ramesses I

(ông nội ông),

Seti I

(cha ông),

Ramesses IX

của

Vương triều thứ 20

Vương triều thứ 21

gồm

Pinedjem I

,

Pinedjem II

Siamun

. Cho đến năm

1980

người ta vẫn có thể tự do xem mặt mũi vị quân vương lừng danh này khi đến tham quan

Viện bảo tàng Ai Cập

ở thủ đô

Cairo

. Xác ướp cổ đến 3000 năm tuổi của ông vẫn được bảo quản tốt và hằng ngày vẫn có hàng nghìn người đến xem "Vua của các vị Vua" được bao bọc trong lụa đỏ, cùng xác ướp của 26 vị pharaong khác. Thế nhưng

Tổng thống Ai Cập

Anwar Al Sadat

đã ra sắc lệnh đem cất di hài Ramesses II cùng 26 vị pharaong này vào một chỗ kín, không cho dân chúng xem nữa vì ông nghĩ đem trưng bày thi thể của các ông vua lừng lẫy như thế trước công chúng e không ổn. Một số chuyên gia bậc thầy trên thế giới về vấn đề chống

ô nhiễm

hiện đã hợp tác với

chính phủ

Ai Cập

để phục hóa các xác ướp này, và cuối cùng lại đem trưng bày cho dân chúng xem vào

thập niên 1990

. Giáo sư

James Harris

thuộc

Đại học Michigan

, vốn đã dẫn một đoàn chuyên gia

tia X

đến khảo sát xác ướp Ramses II trước khi lệnh cấm có hiệu lực, mô tả vị quân vương đầy quyền uy này như sau: "Ông ta cao khoảng 1,73 mét, một trong các pharaong cao to nhất. Một cái hàm mạnh mẽ, cánh mũi dài, hơi cong đầy kiêu hãnh và gương mặt dài, gầy. Kiểu này không giống như các pharaong xa xưa mà có nét từa tựa như dân tộc ở vùng Đông

Địa Trung Hải

".

[24]

Ramesses xuất thân từ vùng đồng bằng châu thổ

sông Nil

, nơi vốn bị các bộ tộc phương Đông xâm chiếm từ thủa xa xưa.

Ramesses II đã chết già, theo như các sử gia. Khảo nghiệm xác ướp của Ramesses người ta nhận thấy ông chỉ bị

thấp khớp

, đau

răng

máu huyết

lưu thông không tốt lúc về già. Ramesses II sống lâu đến nỗi 10 người con trai đã qua đời trước cả ông. Khi nhà vua băng hà, các nhà ướp xác đã bỏ ra 70 ngày để hoàn thiện các kỹ thuật để giữ cho thi thể của vị hoàng đế được tươi tốt đến 32

thế kỷ

sau. Đầu tiên, họ rút các

cơ quan nội tạng

ra, đặt

gan

,

phổi

,

dạ dày

ruột

trong các vò linh thiêng. Quả

được giữ lại trong lồng ngực. Người Ai Cập quan niệm quả tim là nơi phát sinh sự thông minh và tình cảm, phải giữ nguyên chờ ngày phán xét cuối cùng dưới

hạ giới

. Những người ướp xác cũng rút

não bộ

của Ramesses II bằng đường mũi và ném đi. Sau đó họ dùng

muối ăn

ướp, lau rửa sạch sẽ và ngâm thi thể ông vào

nhựa thông

. Cuối cùng, họ quấn hằng trăm

mét

vải liệm quanh xác ông. Thi thể vị hoàng đế vĩ đại được đưa đi an táng trong Thung lũng các vị vua.

TTO - Chiếc máy bay A320 cất cánh từ sân bay Charles de Gaulles đưa tôi rời xa không khí còn lạnh giá ở châu Âu của những ngày cuối tháng ba. Sau gần 6 tiếng đồng hồ, tôi đặt chân đến vùng đất huyền thoại mà có lẽ rất nhiều người ước mơ được đến đây một lần trong đời. Đó là Ai Cập cổ kính, xứ sở của các vị vua pharaon.

Tượng Memnon

Tôi bắt đầu cuộc hành trình khám phá Ai Cập bằng chuyến du thuyền xuôi sông Nile hùng vĩ. Đồng hành cùng chúng tôi là hàng trăm chiếc du thuyền ngược xuôi trên sông. Khung cảnh ấy có thể khiến ta liên tưởng đến những hình ảnh trong bộ phim Tất cả những dòng sông đều chảy.

Sông Nile

Sông Nile dài 6.650km bắt nguồn từ hai nhánh chính là xích đạo Đông Phi và vùng Ethiopia, chảy ngang qua Ai Cập và cuối cùng đổ ra vùng biển Địa Trung Hải. Dòng sông này được xem là quan trọng nhất của lục địa đen và cũng là một trong hai dòng sông dài nhất thế giới, góp phần không nhỏ vào việc hình thành nên một trong những nền văn minh cổ nhất của nhân loại - nền văn minh Ai Cập.

Với địa hình 94% sa mạc, đất nước Ai Cập gần như sống dựa vào sông Nile. Nhìn vào bản đồ chụp từ vệ tinh, ta sẽ thấy cả Ai Cập là một màu trắng xóa của cát, ngoại trừ một dải màu xanh ngắt của lưu vực sông Nile.

Dọc sông Nile

Nước của sông Nile trong xanh quyến rũ đến lạ kỳ. Màu nước ở đây gần giống màu xanh biếc đặc trưng của vùng biển Địa Trung Hải. Khi ánh hoàng hôn bắt đầu buông xuống phía sau những núi cát của hoang mạc thì sông Nile càng trở nên huyền ảo, với những bụi cọ cùng bóng người cưỡi lừa chậm rãi đi dọc hai bờ sông.

Điểm dừng chân đầu tiên của tôi là thành phố Luxor, nơi từng là thủ đô Thèbes huyền thoại của Ai Cập cổ đại. Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1979, Thèbes nổi tiếng nhờ di sản đặc biệt của các đời pharaon còn tồn tại đến ngày nay như đền Karnak, đền Luxor, thung lũng các vì vua, thung lũng các hoàng hậu và những bức tượng Memnon... Bởi vậy, không có gì khó hiểu khi Luxor là một trong những thành phố có mật độ khách du lịch đông nhất đất nước Ai Cập.

Đền Karnak

Ngôi đền đầu tiên trong chuyến viếng thăm các di sản thành Thèbes là đền Karnak. Đây là quần thể đền lớn nhất Ai Cập còn tồn tại cho đến ngày nay và cũng là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất của Ai Cập. Đền nằm phía đông của sông Nile, được xây dựng niên đại từ 1580 - 1160 năm trước Công nguyên. Theo các nhà nghiên cứu, đền Karnak luôn là nơi thờ cúng chính các vua pharaon trong vòng gần 2.000 năm và cũng là nơi linh thiêng nhất của người Ai Cập.

Hàng sư tử đầu cừu dẫn vào đền Karnak

Lối vào cổng chính của đền nằm giữa hai hàng sư tử đầu cừu. Trong đền hiện còn lưu giữ hàng trăm cột đá cao 16m, đường kính rộng hơn 1m. Theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại, cột đá là những cây hoa mọc lên từ đất. Do đó trên đỉnh những cột đá trong các ngôi đền cổ ta thường thấy chạm khắc các hình hoa văn mềm mại. Tường của đền được trang trí bằng các phù điêu miêu tả các pharaon dùng cung tên tiêu diệt cái ác.

Một điều đáng chú ý là các hình vẽ của pharaon luôn to lớn hơn các hình khác, hình càng lớn thì tầm vóc giá trị của pharaon càng tăng. Đối với người Ai Cập cổ đại, bất kể thực tế thế nào, pharaon luôn là người đúng và đại diện cho chính nghĩa.

Tượng Memnon

Rời đền Karnak, tôi lên đường đi thăm thung lũng các vị vua và hoàng hậu. Trên đường đi, tôi ghé thăm hai bức tượng đá Memnon nằm ở phía tây thành phố Thèbes. Tượng được làm từ các khối đá riêng lẻ dưới triều đại phong kiến thứ XVIII (khoảng năm 1400 trước Công nguyên), được người Ai Cập vận chuyển từ miền bắc đến đây. Tượng phía nam cao 21m và nặng 1.305 tấn, tượng phía bắc cao 21m và nặng 1.360 tấn.

Trương truyền, vào mỗi sớm bình minh, khi ánh nắng đầu tiên chạm vào hai pho tượng thì một tượng sẽ thổi sáo và tượng kia phát ra tiếng động. Cho đến ngày người La Mã xâm chiếm Ai Cập, vì hiếu kỳ hoàng đế La Mã Septimius Severus đã cho phá hai bức tượng ra (khoảng năm 200 sau Công nguyên) để tìm hiểu nhưng không khám phá được bí mật của người Ai Cập. Kể từ đó, sau khi được lắp ráp lại, cả hai bức tượng đều câm lặng cho đến ngày nay.

Đền Karnak

Qua khỏi hai tượng đá khổng lồ, tôi đặt chân đến thung lũng các vị vua. Đây là một bãi sa mạc rộng mêng mông nằm dưới chân dãy núi Libya đổ ra hướng thung lũng sông Nile. Các vua pharaon chọn nơi đây làm nơi yên nghỉ của mình. Có khoảng 63 vị vua thuộc triều đại thứ XVIII - XIX - XX (niên đại khoảng từ 1539 - 1075 trước Công nguyên) được chôn cất ở đây. Các ngôi mộ được xây chìm dưới lòng đất. Lối vào là các cửa hầm nhỏ.

Ngày nay, thung lũng các vị vua mở cửa hạn chế với du khách vì lý do bảo tồn. Cũng có thể do người Ai Cập không muốn du khách khuấy động vùng đất thiêng của họ. Khách du lịch khi vào bên trong tuyệt đối không được phép chụp hình, nếu phát hiện sẽ bị xóa thẻ nhớ và phạt 200 LE (đơn vị tiền tệ Ai Cập - 1 LE bằng khoảng 3.000 đồng Việt Nam).

Đền Karnak

Nằm cách không xa thung lũng các vị vua là thung lũng của các hoàng hậu. Đây là nơi chôn cất các hoàng hậu, con gái, đôi khi là con trai không kế vị của các vua pharaon. Người ta tính được có ít nhất 80 ngôi mộ cổ nằm dưới thung lũng này, trong số đó có mộ của hoàng hậu Néfertari nổi tiếng về nhan sắc, vợ của vua Ramsès II. Ông là vị vua pharaon thứ 3, vương triều thứ XIX, được xem là một trong những vị vua vĩ đại có quyền lực và được ca tụng nhất trong lịch sử nước Ai Cập.

Cũng như thung lũng các vị vua, công tác bảo tồn trong thung lũng các hoàng hậu được tiến hành khá nghiêm ngặt.

Du lịch bằng khinh khí cầu

Chặng đầu tiên trong chuyến hành trình khám phá Ai Cập của tôi được kết thúc bằng một trận bão cát sa mạc. Bão cát đến hết sức bất ngờ. Chỉ trong vài giây, ánh nắng hoàng hôn bị che phủ bởi những đám mây đen ngày càng lớn kéo về từ phía bên kia sông. Gió mỗi lúc càng mạnh kèm theo âm thanh và cát. Chỉ trong phút chốc, cả thành phố gần như bị bao trùm trong khối cát khổng lồ của sa mạc. Đêm hôm ấy bão cát đã làm gãy nhiều cây xanh và làm đổ vỡ rất nhiều cột đèn đường.

Đêm Ả Rập

Rời Luxor, chiếc du thuyền xuôi theo dòng sông Nile đưa tôi đi khám phá tiếp các vùng đất kỳ thú khác của Ai Cập. Mặc dù mới trải qua một phần của hành trình nhưng tôi cũng như các du khách đến từ phương xa, tất cả đều sửng sốt và thán phục khi chiêm ngưỡng các di sản của nền văn minh Ai Cập - vô cùng vĩ đại và huyền bí.

Sông Nin

tiếng Ả Rập

: النيل, an-nīl,

tiếng Ai cập cổ

: iteru hay

'pī - có nghĩa là sông lớn), là dòng sông thuộc

châu Phi

, là sông chính của khu vực Bắc Phi, là con sông dài thứ nhì trên thế giới sau sông Amazon, với chiều dài 6.650 km và đổ nước vào

Địa Trung Hải

.

Sông này còn được người Việt phiên âm là Nhĩ Lô như trong sách Tây hành nhật ký của

Phạm Phú Thứ

.

Đây là dòng sông có ảnh hưởng nhất ở

châu Phi

, gắn liền với sự hình thành, phát triển và lụi tàn của nhiều vương quốc cổ đại, góp phần tạo dựng nên nền

Văn minh sông Nin

.

Mục lục

1

Các nhánh sông chính

1.1

Nin Trắng

1.2

Nin Xanh

1.3

Dòng Nin

1.4

Lưu vực sông Nin

2

Lịch sử

3

Hình ảnh

4

Tham khảo

5

Liên kết ngoài

Các nhánh sông chính

Bản đồ Đông Bắc

Châu Phi

, có chỉ nguồn sông Nin

Sông Nin có hai nhánh chính, quan trọng nhất là sông Nin Trắng bắt nguồn từ vùng

xích đạo

Đông Phi, rồi đến sông Nin Xanh bắt nguồn từ

Ethiopia

.

Nin Trắng

Bài chi tiết:

Sông Nin Trắng

Hồ Victoria

, nằm giữa

Uganda

,

Kenya

Tanzania

, được xem là nơi bắt nguồn của dòng sông này.

Nin Xanh

Bài chi tiết:

Sông Nin Xanh

Sông Nin Xanh bắt nguồn từ

Hồ Tana

trên vùng cao nguyên của Ethiopia. Dòng Nin Xanh chảy được khoảng 1.400 km (850 dặm) tới

Khartoum

thì hai dòng Nin Xanh và Nin Trắng gặp nhau, hợp lưu tạo nên sông Nin. Phần lớn nguồn nước của sông Nin được cung cấp từ Ethiopia, chiếm khoảng 80-85% lưu lượng lệ thuộc vào vũ lượng. Mùa mưa ăn khớp với

mùa hè

khi nhiều trận mưa rào trút xuống, góp nước cho sông Nin.

Dòng Nin

Đoạn sông Nin ở phía Bắc chủ yếu chảy qua sa mạc. Phần lớn cư dân

Ai Cập

, ngoại trừ một số dân cư ven biển, sống dọc theo bờ sông Nin bắt đầu từ phía bắc thành phố Aswan. Di tích nền

văn minh Ai Cập

cổ đại cũng tập trung dọc theo hai bên bờ sông Nin. Dòng sông Nin còn là huyết mạch giao thông nhất là vào mùa lũ, khi mà các phương tiện đường bộ không thể di chuyển được.

Lưu vực sông Nin

Lưu vực sông Nin chiếm khoảng 1/10 diện tích châu Phi là nơi phát triển và tàn lụi của nhiều nền văn minh cổ đại. Cư dân hai bên bờ sông Nin là một trong những nhóm người đầu tiên biết trồng trọt, làm nông nghiệp và sử dụng cày. Lưu vực sông Nin được giới hạn ở phía Bắc bởi biển Địa Trung Hải, phía Đông bởi dãy Biển đỏ (Red Sea Hills) và Cao nguyên Ethiopia, phía Nam bởi cao nguyên Đông Phi, trong đó có bao gồm hồ Victoria là một trong 2 nguồn của sông Nin, phía Tây tiếp giáp với lưu vực sông Chad, sông Công gô và trải dài xuống Tây nam đến dãy Marrah thuộc Sudan

[1]

Lịch sử

Sông Nin với nguồn nước dồi dào đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất "lục địa đen". Nó đã góp phần rất lớn tới sự hình thành nền

văn minh Ai Cập

cổ đại, với những

kim tự tháp

kỳ vĩ. Sông Nin đã ảnh hưởng lớn tới nền văn hoá Ai Cập cổ ngay từ

thời đại đồ đá

, khi mà

sa mạc Sahara

đang ngày càng xâm lấn sang phía Đông của lục địa

châu Phi

.

Sông Nin bắt nguồn từ hồ Victoria ở khu vực xích đạo có mưa quanh năm nên lượng mưa khá lớn. Tới Khác-tum sông Nin nhận thêm nước từ phụ lưu Nin Xanh ở khu vực cận xích đạo, lưu lượng trở nên rất lớn, mùa nước lũ lên tới 90 000 m³/s; đến biên giới Ai Cập mặc dù sông Nin chảy giữa miền hoang mạc và không nhận được thêm phụ lưu nào nữa, nước sông vừa ngấm xuống đất, vừa bốc hơi mạnh, gần biển lưu lượng nước giảm nhiều nhưng ở Cai-rô ( Ai Cập ) về mùa cạn lưu lượng vẫn còn 700 m³/s.

Hình ảnh

Sông Nin ở

Ai Cập

Đồng bằng sông Nin và toàn bộ dòng sông

Châu thổ sông Nin

Sông Nin ở

Cairo

Sông Nin ở Louxor nhìn từ trên máy bay

Sông Nin ở

Louxor

Đảo Voi,

Aswan

Nin ở

Aswan

Người Ai Cập cổ đại tin rằng khi qua đời, pharaoh trở thành Osiris, vua của người chết. Pharaoh mới trở thành Horus, vị thần của thiên đàng và người bảo vệ thần mặt trời. Chu kỳ này được tượng trưng bởi sự mọc và lặn của mặt trời. Người ta tin rằng một phần linh hồn của pharaoh quá cố, được gọi là ka, vẫn ở lại trong thi thể. Nếu xác đó không được chăm sóc đúng, pharaoh sẽ không thể thực hiện những nghĩa vụ mới của mình với tư cách là vua của người chết. Nếu điều này xảy ra, chu kỳ trên sẽ bị phá vỡ và thảm hoạ xảy đến với Ai Cập.

Để ngăn chặn một thảm hoạ như vậy, mỗi pharaoh quá cố được ướp xác nhằm bảo quản thi thể. Mọi thứ mà pharaoh cần ở thế giới bên kia được cung cấp trong mộ - đồ đựng bằng đất sét, đá và vàng; đồ gỗ, lương thực và thậm chí là những bức tượng giống búp bê, đại diện cho đầy tớ và được gọi là ushabti. Thi thể của pharaoh tiếp tục nhận được thức ăn dưới dạng đồ tế lễ rất lâu sau khi qua đời.

Nhằm che chở và bảo vệ phần linh hồn còn lại trong thi thể của pharaoh, người Ai Cập xây dựng những nầm mồ lớn, không phải lúc nào cũng là kim tự tháp. Trước khi có kim tự tháp, các ngôi mộ được đẽo vào đá, bên trên là những cấu trúc có mái bằng tên là nhà mồ (mastabas). Nhà mồ bị đất bao phủ theo thời gian. Do vậy, hình chóp của các nấm mộ sau đó có lẽ bắt nguồn từ những ụ đất cát này. Cũng có thể là các kim tự tháp Ai Cập được xây dựng theo hình dáng của một hòn đá nhọn, linh thiêng tên là benben. Benben tượng trưng cho các tia mặt trời. Tài liệu cổ xưa khẳng định các pharaoh lên thiên đàng thông qua tia nắng.

Trái ngược với một số mô tả thông thường, những người xây dựng kim tự tháp không phải là nô lệ hoặc người nước ngoài. Các bộ xương được khai quật cho thấy họ là người Ai Cập sống tại những ngôi làng do cận thần của pharaoh lập nên và quản lý. Các ngôi làng đó có nơi làm bánh mỳ, xưởng làm bia, hàng thịt, kho thóc, nhà cửa, nghĩa địa và có lẽ là một số ngôi nhà kiểu bệnh viện. Có bằng chứng về việc người lao động còn sống sót sau khi chân tay bị cưa cụt hoặc đè nát. Những lò bánh mì được khai quật gần các kim tự tháp lớn có lẽ đã sản xuất hàng nghìn ổ bánh mỗi tuần.

Một số người xây dựng kim tự tháp là nhân công lâu dài của pharaoh. Những người khác từ các ngôi làng địa phương phải đi phu trong một thời gian nhất định. Một số nhân công có lẽ là phụ nữ. Mặc dù giới khảo cổ chưa tìm thấy những mô tả về nhân công nữ song một số bộ xương cho thấy phụ nữ đã phải làm việc với những tảng đá nặng trong thời gian dài. Các bức bích hoạ cho thấy ít nhất cũng có một vài công nhân tự hào về công việc của họ. Họ gọi các đội lao động của mình là ""Những người bạn của Khufu"", ""Những kẻ tồn sùng Menkaure""... Các tên gọi đó thể hiện lòng trung thành của họ với pharaoh.

Ước tính có 20.000-30.000 nhân công xây dựng các kim tự tháp tại Giza trong thời gian trên 80 năm. Đa phần công việc có lẽ được tiến hành khi sông Nile ở vào mùa lũ. Các khối đá vôi lớn có thể được vận chuyển bằng đường sông từ mỏ tới thẳng chân kim tự tháp. Sau đó, chúng được đánh bóng bằng tay và được đẩy theo những đường dốc tới vị trí đã định. Tuy nhiên, việc xây dựng kim tự tháp không chỉ đơn thuần là lao động chân tay. Để đạt được hình dạng chính xác của kim tự tháp, các kiến trúc sư phải rọi dây từ các góc ngoài tới đỉnh đã định nhằm chắc chắn các tảng đá được đặt đúng.

Các nhà thiên văn đồng thời là thầy tu chọn địa điểm xây dựng và hướng kim tự tháp. Vì vậy, chúng sẽ nằm trên trục phù hợp những chòm sao linh thiêng. Từ công nhân xây dựng cho tới thầy tu, tất cả họ hẳn là đã nhận ra vai trò của mình trong việc tiếp nối chu kỳ sống - chết của các pharaoh, do đó làm rạng danh Ai Cập. Kim tự tháp đầu tiên là kim tự tháp có bậc, cao 66m của Zoser ở Sakkarah. Nó được xây dựng vào năm 2650 trước CN bởi kiến trúc sư Imhotep.

Mặt trời lặn trên hồ Victoria ở Uganda; sông Nile bắt nguồn từ đây - ảnh: Damiano Luchetti

Hồ Sĩ Viêm

Sông Nile tại Phi Châu là dòng sông dài nhất thế giới và đã chảy dọc qua suốt chiều dài của nước Ai Cập. Từ trên 4.000 năm, sống giữa vùng sa mạc nóng cháy, khô cằn, người dân tại đây không những tồn tại mà còn phát triển mạnh, và từng có nền văn minh sớm nhất và thịnh nhất trong lịch sử nhân loại. Đó là nhờ dòng sông Nile, nguồn nước thiên nhiên từ miền Nam tuôn chảy về như bất tận. Hàng năm, nước hai mùa lên xuống đã tràn vào các ruộng, vừa tưới, vừa bón thêm cho đất một lớp bùn mầu mỡ, khiến mùa màng vô cùng tươi tốt. Người nông dân Ai Cập mỗi lần gặt hái xong, thường nhìn lên bầu trời cao xanh, lãng đãng vài cụm mây trắng bồng bềnh, lòng bỗng bâng khuâng tự hỏi, “bầu trời thế kia, thì làm sao có được mưa”. Hỏi rồi, ông ta bỗng hoảng sợ, nhủ thầm, “Nếu không có dòng sông Nile, thì dân tộc Ai Cập, gồm 53 triệu người, làm sao sống nổi?”. Quả thật, quốc gia này có khi cả nhiều năm không hề có mưa, hoặc nếu có cũng không đủ làm ướt cát. Tuy nhiên, qua nhiều ngàn năm, người Ai Cập vẫn thắc mắc, “nước sông Nile ở đâu mà có, ngọn nguồn nó xuất phát từ đâu?”. Sở dĩ họ không tìm được câu trả lời, vì dòng sông quá dài, dài tới 4.150 dặm, xuyên qua nhiều núi rừng trùng trùng điệp điệp ở phía nguồn, đồng thời lại có nhiều ghềnh thác, nên các cuộc thám hiểm tìm tòi không phải dễ thực hiện.

Tới ngày nay, người ta đã biết rõ ngọn nguồn sông Nile, một nhánh xuất phát từ cái hồ rộng lớn Victoria tại nước Uganda, được gọi là Bạch Nile, còn nhánh kia khởi nguồn từ hồ Tana tại nước Ethiopia, gọi là Thanh Nile (dòng Nile xanh). Tuy hồ Victoria nằm trên lãnh thổ của Uganda, nhưng lượng nước cung cấp cho hồ này là do các con sông nhỏ chảy qua các vùng rừng núi của những nước Kenya, Tanzania và Congo. Từ hồ Victoria, con sông Bạch Nile nối với hồ Albert nằm thấp hơn và cách vài trăm dậm. Tại đây nước tràn ngập cả một vùng rộng lớn gồm nhiều khu rừng có những cây cối chuyên sống trầm dưới nước, do đó trở thành một hồ chứa to lớn, để quanh năm đổ dần nước xuống dòng sông Nile. Còn nhánh sông Thanh Nile bắt nguồn từ xứ Ethiopia, do nhiều dòng suối chảy từ các ngọn núi cao nhập lại. Nhánh sông này chỉ chảy qua đoạn đường ngắn khoảng 200 dặm là nhập vào dòng sông Nile chính, nhưng nó lại là nguồn quan trọng làm mực nước sông Nile dâng ngập bờ vào mỗi độ Xuân về. Lý do, vì vùng rừng núi Ethiopia mưa rất nhiều về mùa này. Đồng thời, tiết trời ấm áp làm các mảng tuyết đóng trên các đỉnh núi cao tan chảy, tạo mực nước sông dâng cao và chảy mạnh. Dân tộc Ai Cập sinh sống ở vùng sa mạc, nhưng là vùng đất thấp, nước sông Nile chảy ra biển Địa Trung Hải không kịp, nên tràn qua bờ, lấn sâu vào đất sa mạc, tạo ra dải đất khai khẩn, trồng trọt được, rộng tới 6.300.000 mẫu ở hai bên bờ. Dân Ai Cập nhận được tặng phẩm quí giá Trời cho, nhưng từ ngàn xưa không hiểu được nguyên do, cho mãi đến nửa Thế kỷ thứ 19, có nhiều đoàn thám hiểm người Âu Mỹ sang, cố tâm tìm kiếm mới hiểu rõ được nguồn gốc như trên.

Những hình ảnh ghi lại trong mộ các vua Pharaohs, đã nói lên lịch sử của nước Ai Cập từ trên 4.000 năm trước – ảnh: Hajor

Di tích tìm thấy trong các ngôi mộ và lăng tẩm xưa của các Vua Pharaohs đã chứng minh, người Ai Cập định cư hai bên bờ tả hữu ngạn sông Nile từ trên 6.000 năm qua. Mới đầu, dân Ai Cập chỉ biết trồng trọt, chăn nuôi và không quen hoạt động trên mặt sông hồ, nhất là biển cả. Những chiếc thuyền nhỏ bé của họ chỉ làm bằng những bó cây sậy, không chịu được sóng to gió lớn. Tuy nhiên với óc phiêu lưu mạo hiểm, họ không ngại ngùng dùng đường bộ để ngược dòng sông Nile để khám phá về phía Nam. Họ đã đến được nước Sudan, và tại đây họ buôn bán đổi chác những gỗ mun, ngà voi, dầu thơm và lông đà điểu với dân địa phương, khai mào cuộc giao thương đầu tiên tại Phi Châu. Cũng tại nơi này, họ nghe loáng thoáng về một tin đồn, có một xứ tên là “Punt” (ngày nay là Somalia, một nước thuộc miền Đông Phi Châu), mà người dân có tài cỡi rồng bay trên mặt nước và lướt trên sóng gió, để vùng vẫy tận xa ngoài khơi. Vì vậy vào năm 2550 trước Tây nguyên, một nhà quí tộc tên là Henu đã hướng dẫn một đoàn tùy tùng vượt sa mạc để tìm tòi xứ Punt.

Qua bao nhiêu gian khổ, họ tới được miền đất gọi là Sheba nằm trên bờ biển Hồng Hải (Red Sea). Họ đã thấy “rồng” vượt biển, nhưng đây chỉ là con thuyền bằng gỗ chạy bằng buồm lướt sóng nhẹ nhàng. Với tài ngoại giao khéo léo và đổi chác rộng rãi, Henu học được nghề đóng thuyền. Ông đã tự đóng một chiếc và dùng thuyền đó trở lại quê nhà, với bao nhiêu hàng hóa quí giá đổi chác trên đường đi. Ai Cập biết nghề đóng thuyền từ đó và sau này vào thời cực thịnh của các vua Pharaohs, họ đã đóng những chiếc thuyền dài từ 2 tới 300 bộ, dùng để chở những tảng đá thật lớn từ phương xa về xây dựng những Kim Tự Tháp vĩ đại còn lại cho tới ngày nay. Tuy nhiên vì sông Nile quá dài và có nhiều ghềnh thác, nên người Ai Cập không thể dùng thuyền để tìm hiểu được ngọn nguồn của nó.

Vào năm 457 trước Tây Nguyên, một sử gia Hy Lạp tên là Horodotus đã bơi ngược dòng sông Nile để thám thính, nhưng khi gập chiếc thác đầu tiên, ông đành bỏ dở cuộc hành trình, nhưng tin tưởng dòng sông phát xuất từ 2 chiếc hồ ở rất xa về hướng Tây. Trong Thế kỷ thứ Nhất Tây lịch, khi người La Mã chiếm ngự Ai Cập, Hoàng đế Nero có phái một đoàn quân đi thám hiểm dòng sông, nhưng cũng không đạt được kết quả. Đến thế kỷ thứ Nhì, người Hy Lạp dựa vào tài liệu của các con buôn đi lại trong vùng, để vẽ một bản đồ về dòng sông Nile, nhưng rất sơ sài và cũng không rõ được nó xuất phát từ đâu. C

Cho mãi tới năm 1770, một nhà thám hiểm tên là James Bruce, lặn lội lên miền cao nguyên nước Ethiopia khám phá ra được ngọn nguồn của dòng Thanh Nile trên một ngọn đồi phía Tây Nam hồ Tana. Từ đây ông dùng thuyền nhỏ trôi xuôi theo dòng, rồi kết quả ông đến được Khartoum, nước Sudan, nơi hai dòng Bạch và Thanh Nile nhập vào nhau để thành dòng sông Nile chính thức. Thế rồi cho mãi đến nửa thế kỷ thứ 19, tức vào năm 1858, một nhà thám hiểm khác tên là John H. Speke mới tìm ra được Hồ Victoria, coi như là nguồn chứa nước chính của dòng Bạch Nile. Tiếp đó vào năm 1864 nhà thám hiểm Samuel Baker tìm ra hồ Albert, rồi năm 1877 Henry M. Stanley tìm ra hồ Edward. Từ đó theo chân các nhà thám hiểm tiền phong, từng đoàn khoa học gia thuộc nhiều quốc gia như Anh, Ý và Mỹ đã lần lượt trèo đèo, vượt suối, băng rừng, trải qua bao gian nan nguy hiểm, chống chọi với bao nhiêu thú dữ, bệnh tật, muỗi mòng, để giúp nhân loại tìm hiểu cặn kẽ về dòng sông Nile.

Để quí bạn đọc hiểu rõ về những nỗi nhọc nhằn cơ cực, coi nhẹ cả mạng sống của các nhà thám hiểm, chúng tôi xin thuật lại cuộc đời của nhà truyền giáo, đồng thời là nhà thám hiểm nổi danh David Livingstone đã xả thân mình, để giúp đỡ người dân Phi châu và cố khám phá, phơi bày sự thực của miền lục địa còn bí hiểm này, vào cuối thế kỷ thứ 19. David Livingstone sinh ra tại miền Blantyre, xứ Tô Cách Lan, vào năm 1813. Gia đình ông rất nghèo, nên mới lên 10 tuổi, ông đã phải làm việc tại một trại trồng bông vải. Cho tới năm 23 tuổi, khi đã để dành được một số tiền có thể tự túc đi học được, ông mới rời khỏi trại này. Ý nguyện của ông là mong sau này trở thành một mục sư, đồng thời là một bác sĩ, hầu giúp đỡ được mọi người vừa phần hồn, lẫn phần xác. Với ý chí mạnh mẽ ông đã thành công rực rỡ vào năm 1840, vừa lãnh được mảnh bằng bác sĩ tại trường Đại học Glasgow, vừa trở thành một mục sư của một nhà thờ Tin Lành. Sau đó ông gia nhập vào Hội Truyền Giáo Luân Đôn và được gửi sang hoạt động tại Phi Châu. Năm 1842, ông đặt bước chân đầu tiên trên đất Phi châu ở miền Nam, rồi di chuyển dần lên miền Bắc. Hai năm sau, ông quyết định định cư tại vùng thung lũng Matbosa để mở một ngôi trường dạy học cho người dân Phi châu, và đồng thời chăm sóc sức khỏe cho họ. Tại đây ông đã cưới bà Mary Moffat, con gái một nhà truyền giáo người Anh, nhưng óc phiêu lưu mạo hiểm của ông, không cho phép ông dừng tại một nơi quá lâu, nên năm 1849, ông cùng gia đình lại di chuyển nữa lên miền Bắc. Họ đã phải đi xuyên qua vùng sa mạc Kalahari mới tới được ven bờ hồ Ngami, một vùng từ xưa chưa có một người da trắng nào bước chân tới. Ba năm sau đó Livingstone đã thám hiểm dọc dài dòng sông Zambezi, và đồng thời cũng mở một trường học và một bệnh xá để coi sóc, giúp đỡ người dân địa phương.

Một năm sau đó, ông trở lại Cap Town, một hải cảng ở miền Nam, để đưa gia đình trở về nước Anh, rồi từ đấy ông rộng chân hoạt động không vướng mắc, để hoàn toàn xả thân cho công cuộc thám hiểm. Ông trở lên miền Zambezi lần nữa, nhưng vừa đến vùng Luanda ông bị bệnh sốt rét hoành hành dữ dội phải dừng chân lại ít lâu. Sau đó từ năm 1853 đến 1856, tuy sức khỏe đã sút kém, ông vẫn tổ chức những cuộc thám hiểm theo bề ngang của Phi châu, từ Angola cho tới Mozambique. Trong dịp này ông đã khám phá ra được một thác nước rất hùng vĩ lớn lao, trên dòng sông Zambezi, nằm giữa Rhodesia và Zambia. Ông đã đặt tên cho thác nước này là Victoria, để vinh danh cho vị Nữ Hoàng nước Anh đương thời. Từ trước tới nay chưa một người da trắng nào được nhìn thấy một thác nước to lớn như vậy.

David Livingstone là nhà thám hiểm đầu tiên khám phá ra thác nước Victoria to lớn hùng vĩ trên dòng sông Zambezi – ảnh: Thomas Annan.

Từ một lòng sông rộng tới một dặm, cả khối nước khổng lồ bất thần đổ ập xuống từ một độ cao 400 bộ vào một thung lũng có bề rộng 40 dặm. Nước bắn lên tung tóe, gây thành một lớp sương mù bốc lên rất cao, đến nỗi từ xa cả nhiều dặm đường, người ta có thể nhận biết dòng thác ở đâu, nhờ một góc trời trắng xóa. Đồng thời, nước đổ xuống ầm ầm, đập xuống nền đá gào thét lên những tiếng đều đặn, nhưng dữ dội, đến nỗi người dân địa phương đặt trên cho thác nước này là Mosiloatunya tức là “Luồng khói sấm sét”. Cũng trong dịp này ông Livingstone còn khám phá ra được nhiều điều mới lạ về địa dư, cần phải cho thêm vào bản đồ trung tâm Phi châu cho chính xác.

Livingstone trở về nước Anh cũng vào năm 1856, sau 16 năm xa cách. Ông được coi như một nhà Truyền giáo và Thám hiểm vĩ đại của thời đại. Ông được Hoàng gia tiếp đãi trọng thể và được khối khoa học gia mời đến thuyết trình và khen tặng nồng nhiệt. Vào năm 1858, ông được chính quyền nước Anh chính thức giao trọng trách sang lại Phi châu thám hiểm thêm vùng Zambezi và các con sông phụ cận. Trong dịp này ông đã khám phá thêm được hồ Nyasa, mà ngày nay được gọi là Malawi. Từ đây ông tiến về phía Nam để tìm tòi thêm được hồ Tanganyika. Tuy nhiên cuộc hành trình này vô cùng khó khăn, đường đi cheo leo nguy hiểm và chưa từng nhận được bước chân người. Do vậy trong đoàn, người và vật chết rất nhiều và Livingstone cũng ngã quỵ vì sốt rét hành, mà thiếu thuốc uống. Tuy vậy đa số người còn lại vẫn tiến về bờ phía Tây của hồ Tanganyika, rồi dừng lại ở làng Nyangwe. Đến đây quá ốm yếu, Livingstone không đi được nữa, phải dừng lại nghỉ ngơi trong 4 tháng. Trong thời gian tại đây, ông gặp một trường hợp nguy hiểm suýt mất mạng. Nguyên một hôm, có một người Ả Rập lái buôn nô lệ tự nhiên nổi cơn điên chạy ra giữa làng giơ súng bắn lung tung, làm chết một số phụ nữ và trẻ em. Livingstone quá mệt mỏi chạy không được và ông tưởng là mình mơ, nhưng sự thực là như thế. Khi có thể đi được, ông đã rời bỏ làng này để đi đến vùng gọi là Ujiji.

Tại nước nhà, từ nhiều năm người ta không nhận được tin tức gì về Livingstone, nên gia đình, những bạn bè và những người đồng sự rất lo lắng cho ông ta. Thời đó, tòa báo Mỹ New York Herald biết được tin tức này đã phái một phóng viên có óc mạo hiểm tên là Henry M. Stanley, sang tận Phi châu để điều tra và tìm tòi Livingstone. Cuối cùng sau 3 năm đi từ nơi này đến nơi nọ, Stanley đã tìm được Livingstone tại Ujiji. Rất vui mừng, nên sau đó, tuy chưa được mạnh khỏe, Livingstone cũng cùng đi với Stanley đi lên miền Bắc, để tìm kiếm ngọn nguồn của dòng Bạch Nile. Nhưng chỉ sau một năm, Livingstone quá kiệt lực không tiếp tục công tác được nữa, nên nằm lại để Stanley đi một mình.

Trở lại ngôi làng gần hồ Bangweulu, Livingstone đã biết mình không thể sống được nữa, nên trong đêm 1-5-1873, ông ngồi dậy cầu nguyện. Sáng sớm hôm sau, thổ dân tại đây thấy ông ngồi gục bên giường và không biết chết từ lúc nào. Họ khiêng xác ông, cùng những giấy tờ và dụng cụ qua hàng nhiều dặm đường đề đưa về Zanbizar. Từ đây, thi hài ông được chở về Luân Đôn để cử hành lễ an táng trọng thể và sau khi thiêu, tro tàn của ông được chôn trong Thánh địa Wesminster Abbey, như những danh nhân khác của nước Anh.

Không một nhà thám hiểm nào lập được nhiều công trạng như Livingstone, vì ông đã tìm tòi, khám phá, ghi lại đúng sự thực rất nhiều hình thể của Phi châu, làm thay đổi hẳn bản đồ của lục địa này, thêm giá trị và xác thực. Người dân bản xứ cũng yêu ông, vì ông đã cư xử với họ như bạn. Ngay những người Ả Rập buôn nô lệ cũng kính phục ông, tuy rằng ông chống đối họ. Lòng can đảm và hành động vị tha của ông là một tấm gương sáng chói, dành cho những nhà truyền giáo và thám hiểm hậu thế noi theo.

Trong lịch sử của mỗi dân tộc, những nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến các nền văn hóa trước hết là trình độ kinh tế, chính trị; sự phát triển xã hội, sự sáng tạo của mỗi con người…Điều kiện tự nhiên tuy không thể quyết định đến nền văn hóa Ai Cập nhưng cũng ảnh hưởng nhất định đến các đặc điểm văn hóa của đất nước này cũng như khu vực Lưỡng Hà cổ đại.

Lịch sử Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nil. Sử gia Hy Lạp cổ đại là Herodote đã từng viết: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nil”. Điều đó nói lên rằng sông Nil có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và lịch sử của người Ai Cập thời cổ đại. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 10, nước sông Nil dâng cao gây nên những trận lụt lớn. Sang tháng 11, nước sông rút đi, để lại một lớp phù sa màu mỡ dày đặc, rất thích hợp cho việc gieo trồng các loại ngũ cốc. Vì vậy, dân cư sống từ thời viễn cổ ở hai bên bờ sông Nil đã biết nghề nông rất sớm. Dọc hai bờ sông Nil và ven các hồ, đầm mọc rất nhiều một loại cây sậy – cây papyrut. Người Ai Cập thời xưa dùng vỏ cây papyrut để làm giấy viết.

Giấy được làm từ vỏ cây Papyrut

Ở những dãy núi phía đông và phía tây dọc thung lũng sông Nil, có rất nhiều loại đá khác nhau: đá vôi, đá huyền vũ, đá hoa cương, đá vân mẫu. Đây là những vật liệu kiến trúc quan trọng nhất của người Ai Cập thời cổ đại.

Tài nguyên thiên nhiên có quan hệ đến việc ghi chép văn tự của người Ai Cập cổ đại. Văn tự Ai Cập cổ đại được ghi lại trên các cuốn giấy papyrut. Thân cây papyrut được người Ai Cập cổ đại dùng để làm giấy. Nhiều tờ giấy papyrut dán lại với nhau thành một tờ dài, cuộn lại thành cuộn giấy. Chính các cuộn giấy papyrut này được lưu giữ ở các bảo tàng châu Âu(1) đã cho hậu thế biết được những trang sử, những thành tựu y học(2) và các thành tựu văn hóa khác của Ai Cập cổ đại.

Văn tự Ai Cập cổ đại còn được khắc giữ trên các tường thành, các bia bằng đá. Văn tự cổ Ai Cập về sau đã trở thành “văn tự chết”, vì đã lâu người ta không dùng thứ văn tự này nữa và cũng quên cách đọc. Nhưng việc đọc lại được văn tự cổ đó sẽ rất có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu lịch sử Ai Cập cổ đại. Chính là nhờ phát hiện được một tượng đá bằng phún thạch, trên mặt đá có ghi đầy đủ các loại chữ Ai Cập cổ, chữ Arập, chữ Hy Lạp cổ mà Jean Franςois Champollion đã có căn cứ để tìm cách đọc lại được văn tự Ai Cập cổ đại vào năm 1822(3).

Bức tượng “Scribe accroupi", viên thư lại ngồi xếp bằng

Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của Ai Cập cổ đại rất nổi tiếng trong lịch sử thế giới cổ kim. Những đền đài, cung điện, kim tự tháp còn bảo tồn đến ngày nay đều chứng minh điều đó. Những công trình văn hóa ấy đều gắn liền với đá – một tài nguyên dồi dào ở Ai Cập. Để xây những kim tự tháp, người ta phải dùng một khối lượng đá rất lớn gồm hàng chục triệu khối đá. Những khối đá ấy được mài nhẵn và ghép vào nhau rất sát. Những tác phẩm điêu khắc cũng thể hiện tài năng lỗi lạc của cư dân Ai Cập. Người ta đã khắc tượng các Pharaoh bằng đá. Bức tượng “người thư lại” ngồi xếp bàn được tạc bằng đá của thời Cổ vương quốc cũng khá nổi tiếng. Vẻ sinh động của các bức tượng cũng phải khiến người đời nay thán phục. Cũng nhờ được chế tác từ đá mà rất nhiều giá trị văn hóa cổ Ai Cập còn lưu lại được cho đến ngày nay. Nhờ vậy mà người Ai Cập có thể nói: Bất cứ cái gì đều sợ thời gian, nhưng bản thân thời gian thì phải sợ kim tự tháp.

Giữa các kim tự tháp, trên cánh đồng Gize, gần Memfis, có tượng Sphinx dài 57 mét, cao 20 mét. Khi viễn chinh sang Ai Cập, Napoléon đã cho pháo binh bắn đại bác vào tượng đó, hòng mở một lối vào bên trong của tượng. Sau đó mới rõ bức tượng là một khối đá khổng lồ nguyên vẹn do các nhà điêu khắc thời bấy giờ tạc thành đầu người, mình sư tử để tượng trưng cho quyền lực Pharaoh “oai hùng và bất diệt”.

Đại nhân sư Sphinx của Giza, bức tượng khổng lồ nửa người nửa sư tử nằm bên bờ tây sông Nile, gần Cairo

Ở Ai Cập cổ đại, sự phát triển khoa học cũng gắn liền với điều kiện tự nhiên, với dòng sông Nil. Đúng như K. Marx đã nói: “Ở Ai Cập, trước hết là do sự cần thiết mới biết được mực nước sông Nil lên xuống nên đã đẻ ra thiên văn học Ai Cập…”. Vì muốn biết thời tiết và mực nước của sông Nil để sắp xếp công việc đồng áng  nên người Ai Cập cổ đã sớm chú ý quan sát thiên văn. Các nhà thiên văn Ai Cập đã phát hiện các chòm sao và đã soạn ra bản đồ thiên thể được vẽ trên các cửa đền đài cổ. Còn truyền lại cho chúng ta ngày nay là bản đồ 12 cung hoàng đạo. Người ta đã vẽ chòm sao Bắc cực thành đầu một con bò. Họ cũng biết sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ và các hành tinh khác. Người Ai Cập cũng đã phát minh ra chiếc đồng hồ đo bóng mặt trời để tính thời gian trong một ngày. Họ chia một ngày ra làm 24 giờ rồi chiếu theo vị trí của bóng mặt trời ở trên đồng hồ đó mà đọc giờ, phút.

Việc gieo trồng có quan hệ mật thiết với việc hiểu biết thời gian lên xuống của mực nước sông Nil. Muốn biết chắc chắn lúc nào nước sông Nil lên cao, người Ai Cập cổ phải quan sát bầu trời và làm lịch. Người Ai Cập nhận thấy đến một ngày nào đó, lúc sáng sớm mà có sao Lang (Sirius) mọc đúng ở đường chân trời thì đúng là lúc nước sông Nil bắt đầu dâng lên. Ở Ai Cập cổ đại, việc cần biết thời gian nào nước sông Nil lên cao, việc quan sát bầu trời để từ đó có tri thức về thiên văn học, việc làm lịch, ba việc đó có quan hệ mật thiết với nhau. Đơn vị “năm” trong lịch cổ Ai Cập là thời gian giữa hai lần lúc sáng sớm có sao Lang xuất hiện ở đường chân trời.

Điều kiện tự nhiên cũng có liên quan với sự phát triển hình học Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập cổ đại xây dựng môn hình học khá khoa học. Các tài liệu papyrut đã chứng minh điều đó. Herodote từng giải thích sự xuất hiện của môn hình học Ai Cập là do nhu cầu phải đo đạc lại ruộng đất hàng năm bị nước lụt của sông Nil đem phù sa vào xóa lấp bờ ruộng.

Lịch sử văn minh Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nil nên trong tín ngưỡng người Ai Cập cổ đã sùng bái thủy thần Osiris tức là thần sông Nil. Những lời ca tụng sông Nil đã xuất hiện rất sớm trong đời sống của văn hóa Ai Cập:

Chào người, ta chào sông Nil

Từ quả đất này Người xuất hiện

Người đến để nuôi sống Ai Cập

Người tạo ra lúa mì, lúa mạch

Khi Người trào dâng, thì mặt đất hoan hỷ

Mọi người vui mừng

Mọi cái lưng rung lên, vì những tiếng cười

Mọi cái răng cắn lấy thức ăn…(4)

Bản đồ văn minh Lương Hà ( phần phủ màu xanh)

Lưỡng Hà hay Mésoptamie (có nghĩa là miền đất giữa hai con sông) là khu vực do hạ lưu hai con sông Tigris và Euphrates tạo thành. Giống như miền thung lũng sông Nil, lưu vực Lưỡng Hà cũng là một khu vực phì nhiêu, rất thích hợp cho nghề nông. Ở Lưỡng Hà rất hiếm đá và các loại khoáng sản nhưng chất đất ở Lưỡng Hà chủ yếu là đất sét dùng để làm gạch và đồ gốm rất tốt. Điều đó đã tạo nên một sắc thái riêng biệt của nền văn hóa ở Lưỡng Hà.

Cách ghi văn tự và chữ số ở Lưỡng Hà cổ đại có liên quan với tài nguyên chính ở đây là đất sét. Văn tự của người Lưỡng Hà cổ đại cũng như chữ số của họ có dáng hình góc nhọn còn gọi là văn tự tiết hình. Văn tự và chữ số tiết hình ấy phù hợp với loại nguyên liệu dùng để ghi chép: đó là đất sét.

Vào giữa thế kỷ XIX các nhà khảo cổ học người Anh đã khai quật được tại Niniv kinh đô của đế quốc Assyrie một thư viện đồ sộ - thư viện của Hoàng đế Assurbanipal. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 22000 bảng gạch bằng đất sét có khắc chữ. Những bảng gạch bằng đất sét có khắc chữ ấy đã giữ lại cho hậu thế những sự tích thần thoại, những tri thức khoa học và văn học nghệ thuật. Những bảng gạch bằng đất sét ấy bị chôn vùi dưới đất 2500 năm, đã được lửa làm cho rắn và…bền thêm nên đã không bị hủy hoại.

Văn tự cổ còn lưu lại của nền văn minh Lưỡng  Hà

Các nhà khảo cổ học cho rằng có thể đây là bức thư đầu tiên của nhân loại. Bức thư này hiện đang được lưu giữ tại một viện bảo tàng ở Luân Đôn. Đó là một miếng đất sét nung, đào được ở vùng Caldée, có cả phong bì nặn theo hình cái túi cũng bằng đất sét nung. Theo các nhà khảo cổ thì người viết thư đó sống cách chúng ta khoảng 7000 năm ở vào thời vua Lacdu – vị vua thứ nhất của Vương quốc Babylone. Chữ viết trên bức thư là những nét gạch bằng que nhọn, khó khăn lắm người ta mới đọc được. Bức thư nói về việc bán hay cho thuê một mảnh đất do một người tên là A-ni-ni chuyển nhượng lại cho một người tên là Sim-đi-ha (5).

Ở Lưỡng Hà vì hiếm đá nên đất sét cũng là vật liệu xây dựng chính. Ở đất nước Iraq ngày nay (thuộc vùng Lưỡng Hà xưa kia) có một địa danh hết sức nổi tiếng trong lịch sử: thành Babylone. Thành Babylone có tên trên bản đồ thế giới cổ đại vào nửa sau của thiên niên kỷ III trước công nguyên. Người Akkad đã đặt những nền móng đầu tiên cho nó vào những năm 2350 – 2150 TCN. Vào thời kỳ hưng thịnh của Babylone, Hoàng đế Nabochodonosor đã xây dựng lại trung tâm Babylone thành một đô thành nguy nga đồ sộ. Thành Babylone có mặt bằng hình chữ nhật. Toàn bộ tường thành có 9 cửa lớn. Ở phía bắc là cửa Ixta nổi tiếng ghép bằng gạch lưu ly màu, đó cũng chính là một sản phẩm độc đáo chỉ có ở vùng Lưỡng Hà. Theo nhà sử học Herodote thì Babylone “được chia làm hai phần bị cắt thẳng ở giữa bởi một con sông lớn, sâu và chảy xiết tên là sông Euphrates”.

Những điều kiện đất đai, thủy văn, vật liệu xây dựng riêng biệt đã chi phối hoạt động kiến trúc của cư dân Lưỡng Hà cổ đại. Vùng đất này gần sông, nên đất không lấy gì làm chắc chắn, xung quanh là sa mạc, chỉ thỉnh thoảng mới có một vài khóm cọ…là những yếu tố đòi hỏi người thiết kế phải suy nghĩ từ kỹ thuật cho đến nghệ thuật.

Vườn treo Babylon (cũng được gọi là vươn treo Semiramis)

Ở Lưỡng Hà cổ đại, vượt lên trên tất cả thành quách, đền đài cung điện…được xây dựng công phu và đẹp đẽ là một công trình hết sức độc đáo: “vườn hoa không trung” hay còn gọi là “vườn treo” – là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Đây là món quà của vua Nabochodonosor tặng cho vợ của ông ta.

“Vườn hoa không trung” này được xây dựng trên một quả đồi nhỏ. Đứng ở đây có thể nhìn bao quát được cả thành Babylone.

Điều đáng chú ý là vật liệu xây dựng thành Babylone cũng như xây dựng ngọn đồi nhân tạo để có một “vườn hoa không trung” chủ yếu là bằng gạch dựa trên cơ sở nguồn đất sét phong phú ở Lưỡng Hà. Vườn treo Babylone ngày nay chỉ để lại dấu vết là ít phần móng của công trình làm bằng đá, một loại vật liệu ít thấy và chỉ có ở cách Babylone hàng trăm km. Chính vì vậy mà các thành tựu kiến trúc của Lưỡng Hà cổ đại khó giữ lại gần nguyên vẹn như là ở Ai Cập cổ đại. Đứng trước Babylone, du khách không có cái “rợn ngợp” triết lý về mặt thời gian mà nhiều hơn là mối cảm hoài “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo”. Cái tráng lệ và huy hoàng của Babylone xưa kia nay chỉ còn in dấu trên những bức tường, có bức được xây bằng gạch gốm tráng men ghép lại thành hình những con thú: sư tử, bò tót và con vật thần thoại – đầu rồng, mình cá, chân phượng hoàng hoặc là những hoa văn. Nhà hát Babylone, con đường “hành lễ” cũng chỉ còn lại những mảnh tường.

Tại viện bảo tàng lịch sử Iraq hiện nay đang còn lưu giữ rất nhiều những hiện vật được chế tạo bằng đất sét từ thời kỳ cổ đại.

Văn hóa là do con người sáng tạo ra trong những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. Nhưng văn hóa cũng chịu ảnh hưởng của những điều kiện tự nhiên, khí hậu, tài nguyên, cảnh quan, sông núi…Những điều kiện tự nhiên ấy đã góp phần vào sự hình thành màu sắc và cả bản sắc văn hóa của một khu vực, một dân tộc…Con người sáng tạo văn hóa, dù muốn hay không cũng có mối quan hệ với hoàn cảnh tự nhiên, tìm thấy trong điều kiện tự nhiên những mặt thuận lợi và cả những mặt khó khăn, tìm thấy trong tự nhiên những gì có thể mang lại cho văn hóa những ảnh hưởng độc đáo, những nguồn cảm hứng sáng tạo.

Chú thích:

(1)Tại một viện bảo tàng ở Hà Lan có cuộn giấy papyrut ghi chép tác phẩm Lời khuyên răn của I-pu-xe; tại viện bảo tàng Saint Peterburg (Nga) còn lưu giữ cuộn giấy ghi chép tác phẩm Lời tiên đoán của Nê-phéc-ty.

(2) Nhiều thành tựu y học được ghi lại trên các cuộn giấy papyrut của Ai Cập cổ đại (Chiêm Tế (1970), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, trang 128).

(3) Đặng Đức An chủ biên (1995), Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995.

(4) Trích dịch từ sách Học tập lịch sử cổ đại, trung đại ở lớp 5, 6, E.I Nhi-ca-nô-ra-vôi chủ biên (1964), Mátxcơva. Bản dịch của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế.

(5) Đắc Lê, “Bức thư đầu tiên”, Báo Quân đội Nhân dân, số 5187.

Sông Nile - Linh hồn của lục địa đen

Nhắc đến “ Lục địa đen” là nhắc chúng ta nhớ đến với những gì mang cái hồn của các nước Châu Phi. Đó là một bức tranh thiên nhiên ghi lại những khoảnh khắc kỳ diệu tuyệt vời của cuộc sống hoang dã…

Dưới màu vàng xạm của cái nắng Châu phi gay gắt là hình ảnh đàn hươu cao cổ thảnh thơi ăn lá, cuộc săn mồi đầy ngoạn mục của bầy Sư Tử, là cảnh tượng hùng vĩ của đàn Linh Dương hàng ngàn con nối đuôi nhau vượt qua sông lớn… để rồi ta bị mê hoặc.

Là những huyền thoại li kỳ và bí ẩn về Kim Tự Tháp,về những  ngôi mộ, xác ướp của các vị "Pharaoh"  thời Ai Cập cổ đại với kiến trúc và cách thức xây dựng đến nay vẫn làm ngỡ ngàng không ít người bởi vẻ nguy nga đồ sộ và những yếu tố đầy sự huyền bí..

Và sau hàng trăm năm khám phá, nghiên cứu vẫn chưa ai tìm ra được câu trả lời thỏa đáng: người Ai Cập cổ đại đã làm điều đó như thế nào? Hay một thế lực siêu nhiên nào đó đã tạo ra những kiệt tác mà đến ngày nay vẫn còn là bí ẩn?

Là những “vũ điệu Châu Phi”_ những vũ điệu dân tộc cổ truyền đặc trưng, cuồng nhiệt và nóng bỏng của những “vũ công” bản xứ .Dường như “văn hoá nhảy” đã ăn sâu vào máu của những người con Châu Phi…

Và một điều không thể quên khi nhắc đến Châu Phi đó chính là sông Nile -  “Linh hồn của lục địa đen” dòng  sông với nguồn nước dồi dào đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất châu lục này. Nó đã ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại nổi tiếng từ hàng ngàn năm trước với những kim tự tháp kỳ vĩ, những lăng mộ huyền thoại của các “Pharaoh”…

Được ví như cha của các dòng sông ở Châu Phi, sông Nile là con sông dài nhất thế giới với chiều dài 6690km chảy qua các quốc gia Burundi, Rwandi, Congo, Kenya, Uganda, Ethiopia, và Ai Cập trước khi phân thành bảy nhánh đổ ra biển Địa Trung Hải.

Sông Nile

Đất nước Kim tự tháp cùng những sa mạc trải dài ngút tầm mắt được thiên nhiên rất ưu đãi khi ban tặng dòng sông Nile ngọt ngào trong xanh đến kì lạ. Từ hai bên bờ sông Nile đã sản sinh ra một trong các nền văn minh sớm nhất thế giới.Sông Nile chảy xuyên qua thời gian, nuôi dưỡng, tồn tại, phát triển cùng con người nơi đây,con cháu sông Nile cũng từ đây đã kế thừa cuộc sống, tín ngưỡng, văn hóa  của những người đi trước, đời này qua đời khác…

Vẻ đẹp trù phú hai bên bờ sông Nile

Sông Nile có một điều đặc biệt là dòng chảy ngược từ Nam ra Bắc, không như các dòng sông khác. Chính vì điều này,với 1205km chảy qua địa phận Ai Cập,đã phân chia Ai Cập ra làm 2 vùng: Vùng Thượng ở phía Nam và vùng Hạ ở phía Bắc. Phần hạ lưu sông Nin rộng lớn, giống như hình tam giác, dài 700 km, hai bên bờ sông rộng từ 10km đến 50km tạo thành một vùng sinh thái ngập nước và bán ngập nước - một vùng đồng bằng phì nhiêu với động thực vật đa dạng và phong phú. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9, nước lũ sông Nile dâng lên làm tràn ngập cả khu đồng bằng rộng lớn và bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ, màu mỡ. Tất cả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập-văn minh sông Nile. Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3000 năm trước Công nguyên. Đặc biệt là các di sản kiến trúc đồ sộ đã đạt đến một trình độ vươn lên tầm kỳ quan của thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt tác về hội họa, điêu khắc và nghệ thuật ướp xác,…

Dòng sông Nile mang trong mình những điều bí mật của các vị “Pharaoh” huyền thoại, đến đây ai cũng muốn một lần được xuôi dòng sông Nile, ngược dòng thời gian, trở về thế giới của các vị vua nổi tiếng, ngắm nhìn những di tích đầy huyền bí của Ai Cập cổ đại, đến để thấy “4000 năm nhìn ta từ Kim Tự Tháp” (như lời của Napoleon Đại đế)...

Đền Abu Simbel

Chúng ta sẽ không bao giờ thưởng ngoạn được một nơi nào giống như Ipsamboul, một nơi vô cùng tĩnh mịch - không có bóng dáng của một con người… Chuyến hành trình xuôi dòng sông Nile bắt đầu tại ngôi đền Abu Simbel. Vua Ai Cập Ramses đệ Nhị đã xây dựng ngôi đền kỳ vĩ này cách đây hơn 3200 năm. Ngôi đền này là để thờ các vị thần Ai Cập Ra-Horakhty, Amun và Ptah.

Đồng thời ngôi đền này cũng là để chứng tỏ quyền lực và sức mạnh của vua Ramses đệ Nhị, vị vua đã lãnh đạo Ai Cập trong hơn 60 năm. Giống như các vị vua khác, vua RamsesII được xem là biểu tượng của một vị thần trên trái đất.

Tiếp tục hành trình xuôi dòng sông Nile du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi đền Kom Ombo. Ngôi đền thuộc triều đại Ptolemy này được xây dựng để tôn vinh hai vị thần, thần cá sấu Sobek và Haroeris. Ngôi đền khác thường vì nó có hai cổng và hai phòng để tôn vinh cả hai vị thần. Các bức tranh khắc trên tường cho thấy các tập tục cổ truyền và cuộc sống hằng ngày của người dân Ai Cập. Một bức tường khác còn có những bức tranh khắc chi tiết những dụng cụ y khoa.

Đền Kom Ombo

Điểm dừng chân kế đến là thành phố cổ Thebes, ngày nay được biết dưới tên gọi là thành phố Luxor. Ngay bên bờ sông là Đền Luxor, từ đây qua một đại lộ dài 3km, hai bên là những bức tượng linh sư (đầu dê mình sư tử) và tuyết đường dẫn đến Đền Karnak - ngôi đền thiêng liêng nhất Ai Cập, thờ đấng tối cao - thần Amon. Đền Karnak là công trình nghệ thuật biểu trưng cho sự thịnh vượng của Ai Cập thời Tân đại (khoảng từ 1500 - 1000 năm trước Công nguyên) trải qua hàng ngàn năm vẫn còn lại hàng trăm cột đá hai người ôm không xuể khắc những chữ tượng hình đầy ý nghĩa mà chữ dễ nhận thấy nhất là chữ “cuộc sống” .

Đền Karnak

Thung lũng Đế Vương

Tiếp theo hành  trình dọc sông Nile là Thung lũng Đế Vương và Thung lũng Hoàng hậu (nơi có lăng mộ của các pharaoh và các hoàng hậu), tượng khổng lồ Memon… Ngôi mộ nổi tiếng nhất trong thung lũng thuộc về vua Tutankhamun. Vị vua này không được dân chúng biết đến nhiều về các hoạt động cai trị của ông. Thay vì thế, ông đã nổi tiếng về các kho báu được tìm thấy trong ngôi mộ của mình khi ngôi mộ này được khám phá vào thập niên 1920, ở trong tình trạng hoàn hảo và nó đã nói cho các chuyên gia biết rất nhiều điều về các truyền thống tang lễ của người Ai Cập cổ xưa…

Kết thúc chuyến hành trình khám phá sông Nile cũng sẽ là lúc bạn cảm thấy giống như bạn đã du hành ngược thời gian về với một quá khứ rất xa xưa, cổ kính và rất lạ thường.

Văn hóa truyền thống, tín ngưỡng của con người nơi đây cũng gắn bó mật thiết với sông Nile huyền thoại.

Hàng năm, cứ mỗi độ nước lên, người dân Ai Cập sống tại hai bên bờ sông Nile lại tổ chức lễ hội Leylet en Nuktah để chào mừng lũ về. Đây một trong những lễ hội quan trọng nhất của người dân Ai Cập để tạ ơn những gì sông Nile mang lại cho họ. Người ta thường so sánh lũ lụt với thú dữ, nhưng cư dân hai bên bờ sông Nile lại không cho là như vậy. Họ thậm chí còn mong ngóng những trận ngập lụt.

Người dân Ai Cập coi sông Nile như một vị thần linh thiêng và hàng năm họ lại tổ chức ngày lễ  chào mừng ngày sông Nile dâng nước với lòng biết ơn và sự trân trọng, thành kính nhất.Vào giữa tháng 6 hàng năm, khi nhìn thấy màu nước sông Nile ngả xanh, dấu hiệu thần Osiris xuất hiện đồng nghĩa với lũ lụt sắp xảy ra, người dân Ai Cập lại tập trung đến bờ sông Nile để tổ chức lễ hội. Họ ca hát và nhảy múa trên những con thuyền ngược xuôi dày đặc khắp mặt sông. Trên bờ, người ta đặt một bức tượng thần sông Nile tạc bằng gỗ để mọi người lần lượt cúi đầu tỏ lòng kính trọng.

Thần sông Nile:Osiris

Thực ra, ngày hội sông Nile ngập tràn trở thành ngày hội truyền thống của người Ai Cập chính là do mối quan hệ mật thiết giữa cuộc sống và nền văn minh của họ với sông Nile. Hàng nghìn năm nay, cư dân hai bờ sông Nile vì đã biết tận dụng đất đai màu mỡ để phát triển nông nghiệp cho nên nơi đây đã trở thành khu vực tập trung dân cư đông đúc với nền kinh tế phát triển nhất trong lịch sử các nước châu Phi. Uống nước nhớ nguồn, cư dân ở đây từ đời này qua đời khác không ai quên được ơn sâu của dòng sông Nile. Họ coi sông Nile như là thần cho nên cứ mỗi năm một lần, họ lại tổ chức chào mừng ngày sông Nile dâng nước để tỏ rõ tình cảm.

Còn rất nhiều điều xung quanh dòng sông Nin huyền thoại. Nhưng thế giới của người Ai Cập nói riêng và cư dân Châu Phi nói chung luôn xoay quanh các điều thần bí về dòng sông Nile và sa mạc, tạo nên một đức tin về các thế lực thần bí, luôn lôi kéo con người phải thần phục các “Pharaoh” và các “Pharaoh” như một vị thần hiện hữu, thay mặt các vị thần khác có nhiệm vụ trông coi và dung hòa các thế lực thiên nhiên khắc nghiệt để đưa đến cho thần dân của mình một cuộc sống yên lành bên cạnh “Pharaoh” và dòng sông Nile giàu có và thần bí.

Kim tự tháp Ai Cập là các công trình cổ đại hình chóp bằng đá ở Ai Cập

Có tất cả 138 kim tự tháp đã được khám phá ở Ai Cập tính đến năm 2008.[1][2] Hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các Pharaon và hoàng hậu trong hai thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc.[3][4][5]

Những kim tự tháp Ai Cập đầu tiên được biết đến nằm ở Saqqara, phía tây bắc Memphis. Trong số đó, Kim tự tháp Djoser là lâu đời nhất, được xây dựng vào khoảng từ năm 2630 đến năm 2611 trước công nguyên ở Vương triều thứ ba. Kim tự tháp này cũng như khu phức hợp xung quanh do kiến trúc sư Imhotep thiết kế, và được xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới.[6] Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp được ước tính vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người.[7][8]

Những kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng nhất nằm ở Giza, ngoại ô Cairo. Một số kim tự tháp Giza được xem là nằm trong số những công trình vĩ đại nhất từng được xây.[9] Kim tự tháp Khufu tại Giza là kim tự tháp Ai Cập lớn nhất và là kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại.[10]

Mục lục

1 Lịch sử phát triển

2 Ý nghĩa tượng trưng

3 Số lượng và vị trí các kim tự tháp

3.1 Abu Rawash

3.2 Giza

3.3 Zawyet el-Aryan

3.4 Abu Sir

3.5 Saqqara

3.6 Dahshur

3.7 Mazghuna

3.8 Lisht

3.9 Meidum

3.10 Hawara

3.11 el-Lahun

3.12 El-Kurru

3.13 Nuri

3.14 Thời gian xây dựng

4 Chú thích

5 Tài liệu tham khảo

6 Liên kết ngoài

Lịch sử phát triển

Lăng Mastaba tại Faraoun, Saqqara

Đến thời kỳ Sơ triều đại trong lịch sử Ai Cập, những người có đủ điều kiện được mai táng trong một công trình gọi là lăng mastaba.[11][12]

Kim tự tháp Ai Cập thứ hai được ghi nhận do kiến trúc sư Imhotep thiết kế. Các nhà Ai Cập học tin rằng kim tự tháp này đã được sử dụng làm lăng mộ cho pharaon Djoser. Imhotep được xem là người đầu tiên phát minh ra phương pháp chồng các mastaba lên nhau để tạo ra một công trình bao gồm các "bậc" nhỏ dần từ dưới lên. Kết quả là Kim tự tháp Djoser - được thiết kế để tượng trưng cho một chiếc cầu thang khổng lồ mà linh hồn của vị pharaon đã mất dùng để bước lên thiên đường. Những thành tựu của Imhotep vĩ đại đến nỗi ông đã được người Ai Cập tôn thờ như một vị thần.[13]

Giai đoạn các kim tự tháp được xây dựng với quy mô lớn nhất cũng là lúc chế độ thống trị chuyên chế của các pharaoh ở mức độ cao nhất. Trong khoảng thời gian này, các kim tự tháp nổi tiếng nhất đã được xây dựng. Theo thời gian, do quyền lực trở nên ít tập trung hơn, khả năng và mong muốn khai thác những tài nguyên để xây dựng trên quy mô lớn cũng giảm đi, và các kim tự tháp cũng bắt đầu có kích thước nhỏ hơn, không được xây cầu kỳ như trước, thậm chí cẩu thả.

Rất lâu sau thời kỳ xây dựng kim tự tháp ở Ai Cập, một sự bùng phát về việc xây kim tự tháp xảy ra ở khu vực mà ngày nay là Sudan, sau khi phần lớn Ai Cập rơi vào ách thống trị của các vị vua Napata. Mặc dù giai đoạn này rất ngắn và kết thúc vào năm 661 trước công nguyên, sự ảnh hưởng của Ai Cập là không thể phủ nhận. Trong suốt thời kỳ thống trị của vương quốc Sudan Meroe (khoảng từ năm 300 trước công nguyên đến năm 300 sau công nguyên), hơn 200 lăng mộ có dạng kim tự tháp lấy ý tưởng từ kim tự tháp Ai Cập đã được xây dựng gần các thành phố lớn của vương quốc.

Al-Aziz Uthman, con trai của Saladin người đã đánh bại các cuộc Thập Tự Chinh, cố gắng phá bỏ các kim tự tháp Giza nhưng đã phải từ bỏ bởi chúng có quy mô quá lớn. Tuy nhiên, Kim tự tháp Menkaure đã chịu một số thiệt hại.[14]

Ý nghĩa tượng trưng

Sơ đồ cấu trúc bên trong Kim tự tháp Kheops. Đường bên trong chỉ hình dáng hiện nay, đường bên ngoài chỉ hình dáng ban đầu

Hình dạng của kim tự tháp Ai Cập được cho là tượng trưng cho mô đất nguyên thủy mà người Ai Cập tin là từ đó trái đất được tạo ra, cũng như những tia nắng mặt trời chiếu xuống. Bề mặt của hầu hết các kim tự pháp được lát bằng đá vôi trắng đánh bóng để tạo nên một vẻ ngoài lộng lẫy khi quan sát từ xa. Tên của các kim tự tháp cũng có liên hệ tới ánh sáng mặt trời. Chẳng hạn như Kim tự tháp Cong tại Dahshur có tên là Kim tự tháp Tỏa sáng ở phía Nam, còn kim tự tháp Senwosret ở el-Lahun có tên là Senwosret đang Tỏa sáng.

Mặc dù kim tự tháp được công nhận là các công trình mai táng, có nhiều ý kiến bất đồng về những nguyên lý thần học cụ thể đã dẫn đến việc xây dựng chúng. Một giả thuyết cho rằng chúng được thiết kể như một "cỗ máy hồi sinh."[15]

Người Ai Cập tin rằng vùng tối trên bầu trời về đêm, nơi tất cả các ngôi sao có vẻ như đều xuay quanh, chính là cánh cổng lên thiên đường. Một trong những lối đi hẹp bắt nguồn từ buồng mai táng hướng thẳng tới trung tâm vùng tối này. Điều này cho thấy kim tự tháp có thể đã được thiết kế để đưa linh hồn vị pharaon đã mất lên nơi ở của các vị thần.

Tất cả các kim tự tháp Ai Cập đều được xây trên tả ngạn sông Nile, nơi mặt trời lặn và được xem là có liên quan tới thế giới của người chết trong thần thoại Ai Cập.[16]

Số lượng và vị trí các kim tự tháp

Năm 1842, Karl Richard Lepsius soạn thảo danh sách kim tự tháp đầu tiên với 67 kim tự tháp. Kể từ đó rất nhiều kim tự tháp khác đã được khám phá. Cho đến tháng 11 năm 2008, 118 kim tự tháp Ao Cập đã được tìm ra.[3]

Vị trí của Kim tự tháp 29, mà Lepsius gọi là "Kim tự tháp Không đầu", bị mất lần thứ hai khi công trình này bị cát sa mạc vùi lấp sau cuộc khảo sát của Lepsius. Nó được tìm ra trong một cuộc khai quật vào năm 2008.[17]

Nhiều kim tự tháp hiện ở trong tình trạng xuống cấp hoặc bị cát sa mạc vùi lấp, nếu có thể nhìn thấy được thì cũng chỉ dưới dạng một đống gạch vụn. Vì vậy các nhà khảo cổ học vẫn đang tiếp tục xác định và nghiên cứu những kim tự tháp mà trước đây chưa được biết đến.

Kim tự tháp được phát hiện gần đây nhất là của Hoàng hậu Sesheshet, mẫu thân của vị Pharaon Teti thuộc Vương triều thứ sáu, nằm ở Saqqara. Khám phá này được Zahi Hawass, Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập, công bố vào ngày 11 tháng 11 năm 2008.[4][18]

Tất cả các kim tự tháp Ai Cập, trừ kim tự tháp Zawyet el-Amwat (hay Zawyet el-Mayitin), đều nằm trên tả ngạn sông Nile, và hầu hết được tập trung lại với nhau trên những vùng kim tự tháp. Các vùng quan trọng nhất được liệt kê dưới đây theo thứ tự địa lý từ bắc xuống nam.

Abu Rawash

Bài chi tiết: Abu Rawash

Phần lớn Kim tự tháp Djedefre đã bị phá hủy

Abu Rawash là nơi xây dựng kim tự tháp xa nhất về phía bắc (trừ đống đổ nát của kim tự tháp số 1 trong danh sách Lepsius)[5]— Kim tự tháp Djedefre, con trai và là người kế vị của Khufu. Ban đầu kim tự tháp này được cho là chưa hoàn thiện, nhưng hiện nay các nhà khảo cổ học đều nhất trí rằng không chỉ đã hoàn thiện mà kim tự tháp này con có quy mô tương tự như Kim tự tháp Menkaure, tức là trong số những kim tự tháp Ai Cập lớn nhất.

Vị trí nằm bên cạnh các tuyến đường chính của nó đã rất thuận tiện cho việc di chuyển đá. Việc khai thác đá - bắt đầu từ đế chế La Mã - đã để lại không quá 15 khối đá trên cồn cát đóng vai trò là lõi của kim tự tháp. Một kim tự tháp vệ tinh nhỏ gần đó ở trong tình trạng tốt hơn.

Giza

Bài chi tiết: Kim tự tháp Giza

Sơ đồ các Kim tự tháp Giza

Quảng cảnh các Kim tự tháp Giza nhìn từ trên không

Giza là nơi xây dựng Kim tự tháp Khufu (còn được biết đến với tên gọi "Kim tự tháp Kheops"); Kim tự tháp Khafre (hay Kephren); Kim tự tháp Menkaure (hay Mykerinus), cùng với một số các công trình phụ được gọi là "kim tự tháp của Hoàng hậu"; cũng như tượng Nhân sư.

Trong số 3 kim tự tháp này, chỉ có Kim tự tháp Khafre còn giữ được một phần lớp đá vôi lát bề mặt ở gần đỉnh. Kim tự tháp này trông có vẻ lớn hơn Kim tự tháp Khufu nhờ vị trí xây dựng cao hơn và góc nghiêng dốc hơn, dù thực chất nhỏ hơn về cả chiều cao lẫn thể tích.

Giza Necropolis đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch và trở nên nổi tiếng vào thời đại Hellenistic khi Kim tự tháp Kheops lọt vào danh sách bảy kỳ quan thế giới cổ đại của Antipater xứ Sidon. Ngày nay nó là kỳ quan duy nhất còn tồn tại.

Zawyet el-Aryan

Xem thêm: Zawyet el'Aryan

Khu vực này, nằm giữa Giza và Abu Sir, là nơi xây dựng hai kim tự tháp chưa được hoàn thành của thời kỳ Cổ vương quốc. Công trình phía bắc được cho là của Pharaon Nebka, còn công trình phía nam thuộc về Pharaon Khaba, hay Hudjefa, người kế vị của Sekhemkhet. có thể là nguyên nhân giải thích việc kim tự tháp của ông chưa được hoàn thiện. Ngày nay nó cao khoảng 20 mét (có thể hơn 40 mét nếu được hoàn thiện).

Abu Sir

Bài chi tiết: Abusir

Kim tự tháp Sahure tại Abu Sir

Có tất cả 14 kim tự tháp ở khu vực này, chúng được sử dụng làm nghĩa địa hoàng gia trong Vương triều thứ năm. Chất lượng đá và quy mô của các kim tự này thấp hơn so với những kim tự tháp ở Vương triều thứ tư - có lẽ thể hiện sự suy giảm của quyền lực hoàng gia hoặc một nền kinh tế suy thoái.

Ba kim tự tháp chính bao gồm các kim tự tháp của Niuserre, Neferirkare Kakai và Sahure. Tất cả đều là kim tự tháp bậc thang, mặc dù Kim tự tháp Neferirkare Kakai được cho là một kim tự tháp "đúng nghĩa", được xây dựng bằng cách đắp đá vào các bậc thang gốc. Ngoài ra còn có kim tự tháp chưa hoàn thiện của Neferefre.

Saqqara

Bài chi tiết: Saqqara

Kim tự tháp Djoser

Các kim tự tháp chính ở đây bao gồm Kim tự tháp Djoser, được xem là công trình được xây bằng đá nguyên khối lâu đời nhất thế giới, Kim tự tháp Merykare, Kim tự tháp Userkaf và Kim tự tháp Teti. Bên cạnh đó còn có Kim tự tháp Unas, một trong những kim tự tháp đầu tiên được tiến hành trùng tu bởi một người con trai của Ramesses II. Saqqara còn là nơi xây dựng Kim tự tháp bậc thang chưa hoàn thiện của Sekhemkhet, người kế vị Djoser, được biết đến với tên gọi Kim tự tháp bị chôn vùi. Các nhà khảo cổ học tin rằng nếu kim tự tháp này được hoàn thành, nó có thể còn lớn hơn Kim tự tháp Djoser.

Về phía nam vùng kim tự tháp Saqqara là một tập hợp những kim tự tháp nhỏ hơn, bao gồm các kim tự tháp của Pepi I, Isesi, Merenre, Pepi II và Ibi, hầu hết đều trong tình trạng xuống cấp.

Vị pharaon Shepseskaf của Vương triều thứ tư hoặc là không cảm thấy hứng thú, hoặc là không có khả năng tiến hành việc xây dựng kim tự tháp. Lăng mộ của ông, cũng nằm ở phía nam Saqqara, là một lăng mastaba lớn với tổ hợp đền, thường được biết đến với tên gọi Lăng Mastaba ở Faraoun.[19]

Một kim tự tháp mà trước đây chưa được biết đến đã được phát hiện ở phía bắc Saqqara cuối năm 2008. Nó được cho là lăng mộ dành cho mẫu thân của Teti. Ngày nay nó cao 5 mét mặc dù ban đầu cao tới gần 14 mét.

Dahshur

Bài chi tiết: Dahshur

Kim tự tháp Snofru

Khu vực này được xem là quan trọng nhất ở Ai Cập ngoài Giza và Saqqara, mặc dù trước năm 1996 nó không thể được tiếp cận do vị trí nằm trong một căn cứ quân sự, và hầu như không được biết đến ngoài giới khảo cổ học.

Kim tự tháp Snofru ở phía nam, thường được gọi là Kim tự tháp Cong, được cho là kim tự tháp Ai Cập đầu tiên được xác định từ đầu là sẽ có cạnh thẳng. Kim tự tháp còn lại ở Meidum được hoàn thành với cạnh thẳng nhưng ban đầu được xây dưới dạng bậc thang rồi sau đó mới đắp và lát lên.

Kim tự tháp Cong còn là kim tự tháp lớn duy nhất ở Ai Cập còn giữ được nguyên vẹn một phần lớn lớp đá vôi lát bề mặt. Vì vậy nó được sử dụng làm nguyên mẫu cho cách người Ai Cập cổ đại muốn xây dựng các kim tự tháp.

Vài kilômét về phía bắc Kim tự tháp Cong là kim tự tháp cuối cùng trong số 3 kim tự tháp được xây dựng dưới triều đại Snofru; Kim tự tháp Đỏ là kim tự tháp cạnh thẳng đầu tiên được xây dựng thành công trên thế giới, đồng thời là kim tự tháp lớn thứ ba Ai Cập - chỉ đứng sau các kim tự tháp của Khufu và Khafre ở Giza.

Ở Dahshur còn có Kim tự tháp Đen của Amenemhet III, cũng như một số kim tự tháp phụ nhỏ khác, hầu hết đã bị phá hủy.

Mazghuna

Bài chi tiết: Mazghuna

Nằm ở phía nam Dahshur, khu vực này được sử dụng trong thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất bởi một số vị vua để xây dựng những kim tự tháp bằng gạch bùn.

Lisht

Bài chi tiết: el-Lisht

Kim tự tháp Amenemhet I tại Lisht

Hai kim tự tháp chính được xây ở đây thuộc về Amenemhat I và con trai Senusret I. Kim tự tháp Senusret I được bao quanh bởi đống đổ nát của 10 kim tự tháp phụ nhỏ hơn, trong đó có kim tự tháp của Khaba II, anh em họ của Amenemhat.[20] Khu vực gần ốc đảo Fayyum, nằm giữa Dahshur và Meidum, khoảng 100 kilômét về phía nam Cairo, được cho là nằm gần thành phố cổ Itjtawy, thủ đô Ai Cập trong Vương triều thứ 12.

Meidum

Bài chi tiết: Meidum

Kim tự tháp ở Meidum

Kim tự tháp ở Meidum là một trong ba kim tự tháp được xây dựng dưới triều đại của Sneferu, và được một số người cho là đã được khởi công bởi cha của pharaon này, Huni. Tuy nhiên, điều này là không chắc chắn bởi không có ghi chép nào về Huni được tìm thấy ở đây.

Kim tự tháp này ban đầu được xây dựng dưới dạng bậc thang rồi sau đó chuyển sang dạng cạnh thẳng bằng cách đắp đá và lát bề mặt. Nó đã sụp đổ nhiều lần trong các thời kỳ cổ đại và trung cổ; một số nhà văn Ả Rập mô tả rằng nó có 7 bậc - mặc dù ngày nay chỉ còn lại 3 bậc trên cùng, khiến cho công trình này mang một dáng vẻ kỳ lạ giống như một ngọn tháp. Ngọn đồi dưới chân kim tự tháp không phải là một cảnh quan tự nhiên mà là một đống lớn gạch vụn tạo thành khi các bậc ở dưới sụp đổ.

Hawara

Bài chi tiết: Hawara

Kim tự tháp Amenemhet III tại Hawarra

Amenemhet III là vị vua quyền lực cuối cùng của Vương triều thứ 12, và kim tự tháp mà ông xây tại Hawarra, gần Faiyum, được cho là có sau "Kim tự tháp Đen" tại Dahshur cũng do ông xây dựng. Nhưng kim tự tháp ở Hawarra được cho là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của ông.

el-Lahun

Bài chi tiết: el-Lahun

Kim tự tháp Senusret II

Kim tự tháp Senusret II ở el-Lahun là công trình lăng mộ xa nhất về phía nam của Ai Cập. Sức lao động dùng để xây dựng kim tự tháp được giảm tải nhờ việc sử dụng một ngọn đồi đá vôi tự nhiên làm nền móng và lõi.

El-Kurru

Bài chi tiết: El-Kurru

Kim tự tháp của Pharaon Piye ở El-Kurru

Piye, vị vua đầu tiên của Vương triều thứ 25, xây một kim tự tháp tại El-Kurru và là vị pharaon đầu tiên được mai táng trong một kim tự tháp sau hàng thế kỉ.

Nuri

Bài chi tiết: Nuri

Kim tự tháp của Pharaon Taharqa ở Nuri

Pharaoh Taharqa xây dựng kim tự tháp của mình ở Nuri, kim tự tháp lớn nhất ở khu vực Nam Sudan.

Thời gian xây dựng

Bảng sau cho thấy thứ tự thời gian của hầu hết các kim tự tháp được nhắc đến ở đây. Thông tin về mỗi kim tự tháp bao gồm vị pharaon đã ra lệnh xây nó, triều đại ước tính của họ và vị trí của kim tự tháp.

Kim tự tháp / PharaonTriều đạiVị trí

Djoser

2630–2612 trước công nguyên

Saqqara

Sneferu

2612–2589 trước công nguyên

Dashur

Sneferu

2612–2589 trước công nguyên

Dashur

Sneferu

2612–2589 trước công nguyên

Meidum

Khufu

2589–2566 trước công nguyên

Giza

Djedefre

2566–2558 trước công nguyên

Abu Rawash

Khafre

2558–2532 trước công nguyên

Giza

Menkaure

2532–2504 trước công nguyên

Giza

Userkaf

2494-2487 trước công nguyên

Saqqara

Sahure

2487–2477 trước công nguyên

Abu Sir

Neferirkare Kakai

2477–2467 trước công nguyên

Abu Sir

Nyuserre Ini

2416–2392 trước công nguyên

Abu Sir

Amenemhat I

1991–1962 trước công nguyên

Lisht

Senusret I

1971–1926 trước công nguyên

Lisht

Senusret II

1897–1878 trước công nguyên

el-Lahun

Amenemhat III

1860–1814 trước công nguyên

Hawara

Piye

721 trước công nguyên

El-Kurru

Taharqa

664 trước công nguyên

Nuri

Chú thích

^ Slackman, Michael (17 tháng 11 năm 2008). “In the Shadow of a Long Past, Patiently Awaiting the Future”. The New York Times. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2010.

^ Mark Lehner (2008). The Complete Pyramids: Solving the Ancient Mysteries. p. 34.. Thames & Hudson. 25 tháng 3 năm 2008. ISBN 978-0-500-28547-3.

^ a b “Egypt says has found pyramid built for ancient queen”. Reuters. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2008. “The pyramid, which Hawass said was the 118th found in Egypt, was uncovered near the world's oldest pyramid at Saqqara, a burial ground for the rulers of ancient Egypt.”

^ a b Slackman, Michael (16 tháng 11 năm 2007). “In the Shadow of a Long Past, Patiently Awaiting the Future”. New York Times. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2008. “Deep below the Egyptian desert, archaeologists have found evidence of yet another pyramid, this one constructed 4,300 years ago to store the remains of a pharaoh’s mother. That makes 138 pyramids discovered here so far, and officials say they expect to find more.”

^ a b Michael Ritter (2003) [1] Dating the Pyramids. Retrieved 13 April 2005

^ Lehner, Mark (1997). The Complete Pyramids. New York: Thames and Hudson. tr. 84. ISBN 978-0-500-05084-2.

^ Dunn 2010, tr. 270

^ “Who Built the Pyramids?”. National Geographic Society. 1996. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2012.

^ Watkin, David (4th ed. 2005). A History of Western Architecture. Laurence King Publishing. tr. 14. ISBN 978-1-85669-459-9."The Great Pyramid...is still one of the largest structures ever raised by man, its plan twice the size of St. Peter's in Rome"

^ Encyclopaedia Britannica Almanac 2009. Encyclopaedia Britannica. 2009. tr. 180.

^ [2] Burial customs: mastabas. University College London (2001) Retrieved 14 April 2005

^ “Early Dynastic burial customs”. Digitalegypt.ucl.ac.uk. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2012.

^ Quirke, Stephen (2001). The Cult of Ra: Sun Worship in Ancient Egypt. Thames & Hudson. pp. 118–120

^ Lehner, Mark The Complete Pyramids, London: Thames and Hudson (1997)p.41 ISBN 0-500-05084-8.

^ http://college.hmco.com/history/west/mosaic/chapter1/module17.html

^ “Discovery Channel Nederland”. Discoverychannel.co.uk. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2012.

^ [3][liên kết hỏng]

^ “New Pyramid Found in Egypt: 4,300-Year-Old Queen's Tomb”. News.nationalgeographic.com. 28 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2012.

^ [4] The Mastaba of Shepseskaf

^ Allen, James; Manuelian, Peter (2005). The Ancient Egyptian Pyramid Texts (Writings from the Ancient World, No. 23). Brill Academic. ISBN 978-90-04-13777-6

Tài liệu tham khảo

Dunn, Christopher (2010). Lost Technologies of Ancient Egypt: Advanced Engineering in the Temples of the Pharaohs. Bear & Company. ISBN 978-1591431022.

Edwards, I.E.S., The Pyramids of Egypt Penguin Books Ltd; New Ed edition (5 Dec 1991), ISBN 978-0-14-013634-0

Lehner, Mark, The Complete Pyramids, Thames & Hudson, 1997, ISBN 978-0-500-05084-2

Mendelssohn, Kurt, The Riddle of the Pyramids, Thames & Hudson Ltd (6 May 1974), ISBN 978-0-500-05015-6

Liên kết ngoài

Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về: Kim tự tháp Ai Cập.

Ancient Egyptians from BBC History

Pyramids World Heritage Site in panographies – Hình ảnh tương tác 360 độ

The Pyramids of Egypt – Ý nghĩa và việc xây dựng các kim tự tháp Ai Cập, được viết bởi Giáo sư Ai Cập học Nabil Swelim.

Ancient Authors - Trích những đoạn miêu tả "Mê cung" trong kim tự tháp của Amenemhet III ở el-Lahun từ nhiều tác giả cổ đại.

Ancient Egypt – History & Chronology - Các kim tự tháp chính ở Ai Cập cổ đại và Nubia (Sudan).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro