caau2-TBDC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VÀ CÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

1. Trình bày các đặc tính cảm nhận âm thanh của tai nghe

2. Trình bày đặc tính tần số,biên độ của tiêng nói thường,tiếng nói truyền trong mạng điện thoại

3. Tại sao phải nén dải động? Hoạt động của bộ nén dải động dùng điôt

4. Cấu tạo và hoạt động của micro, loa điện động

5. Cấu tạo và hoạt động của tai nghe,ống nói điện thoại?

6. Cấu tạo và hoạt động của các kiểu chuông trong máy điện thoại

7. Cấu tạo và hoạt động của chuyển mạch nhấc đặt trong máy điện thoại

8. Tại sao phải chống đảo cực? Hoạt động của bộ chống đảo cực 4,6 điôt?

9. Trắc âm là gì? tại sao phải khử? Hoạt động khử trắc âm trong IC thoại và sơ đồ cầu?

10. Chức năng và hoạt động của sơ đồ khối máy điện thoại tương tự

11. Cấu tạo và nguyên tắc hiển thị của màn hình LCD

12. Cấu tạo và hoạt động của các bộ biến đổi O/E trong máy FAX

13. Cấu tạo và hoạt động của mạch đếm xung và điều khiển hiển thị song song 08 LED 7thanh

14. Dạng các t/h báo hiệu trong báo hiệu mạch vòng thuê bao?

15. Vẽ và trình bày hoạt động phát , thu t/h trên sơ đồ khối máy điện thoại di động NOKIA băng GSM-900 (tại 1 tần số cụ thể nào đó)

16. Vẽ và trình bày hoạt động phát , thu t/h trên sơ đồ chức năng máy điện thoại di động NOKIA- N70 băng tần GSM-900 (tại 1 tần số cụ thể)

17. Cấu tạo và hoạt động quét ảnh cơ điện, điện tử trong FAX? Đặc điểm của nguồn sáng,vệt sáng?

18. Vẽ và trình bày hoạt động của sơ đồ khối máy FAX nhóm 3

19. Vẽ và trình bày hoạt động của sơ đồ hiển thị nối tiếp 08 LED 7 thanh khi hiển thị 8 số cụ thể nào đó

20. Vẽ và trình bày hoạt động của sơ đồ mã hoá bàn phím 64 phím khi ấn phím nối hàng nào đó với cột nào đó

21. Phân tích mạch điện cấp nguồn DC, chuông, quay số, thoại trong máy SIEMEN- 210, SIEMEN- 802 và GOLD STAR( chú ý phân tích các trường hợp hỏng)

22. cấu hình và nguyên tắc hoạt động của ADSL,VoIP, IPTV

Câu 1: trình bày các đặc tính cảm nhận âm thanh của tai nghe:

1) Đăc tính tần số :

- Dải tần 16 ÷ 20.000 Hz là phạm vi tần số âm mà tai người có thể cảm thụ được, gọi là âm tần. dưới 16 Hz là hạ âm. Trên 20kHz là siêu âm. Cảm thụ về tần số âm, thể hiện " độ cao" của âm. Khi tăng liên tiếp gấp đôi tần số thì tai người cảm thụ thấy bậc biến thiên bằng nhau về độ cao âm. Trong âm học. người ta thường dùng đơn vị Octave (oct) . số oct tương ứng với tần số fn đc xác định như sau n=log2(fn/fo) = 3,34lg(fn/fo)

- Vậy 1 oct tương ứng với biến thiên gấp hai lần về tần số so với tần số chuẩn fo. Khoảng âm tần chiếm 10 oct.

- Cực tiểu biến thiên tương đối của tần số mà tai ng nhận ra được gọi là ngưỡng vi phân của độ thính theo tần số. ngưỡng này phụ thuộc vào giá trị khởi đầu của tần số, cũng phụ thuộc vào biên độ di tần và tốc độ di tần.

- Tai nghe ko phân biệt đc tần số biến đổi liên tục. chỉ khi khoảng cách âm thanh đủ lớn tai nghe mới phân biệt đc.

2) Đặc tính biên độ :

- Cảm thụ về biên độ âm thể hiện độ to của âm, thường gọi là âm lượng. âm lượng ko chỉ phụ thuộc vào biên độ âm mà còn phụ thuộc vào tần số và hàng loạt yếu tố khác.

- Ngưỡng nghe đc là mức thanh áp nhỏ nhất của âm đơn mà tai ng còn cảm thụ đc. Ngưỡng nghe đc là mức giới hạn chuyển từ trạng thái nghe thấy sang trạng thái ko nghe thấy và ngược lại. ngưỡng nghe đc phụ thuộc tần số, lứa tuổi ng nghe, biện pháp bố trí nguồn âm. Thanh áp hiệu dụng của dao động điều hòa 1000Hz bằng 2.10-5 N/m2 gọi là ngưỡng nghe đc tiêu chuẩn.

- Ngưỡng nghe chói tai là mức thanh áp lớn nhất của âm đơn mà tai ng còn chịu đựng được. ngưỡng chói tai là mức giới hạn khả năng chịu đựng nếu vượt quá sẽ gây ra tổn thương thính giác ko phục hồi đc. Ngưỡng chói tai phụ thuộc tần số. thanh áp điều hòa 1000Hz bằng 20 N/m2 gọi là ngưỡng chói tai tiêu chuẩn. nói một cách gần đúng cứ mỗi khoảng tăng gấp 10 lần cường độ âm (đơn) thì tương ứng với bậc tăng âm lượng 1 lần. cảm thụ về biên độ âm gần với quy luật log10. Ben là đơn vị so sánh tương đối với chuẩn để biểu thị mức âm lượng :M(Ben) = lg(I/I0)

- Trễ : tai người phải sau 100ms mới nghe được do phụ thuộc vào độ rung của màng nhĩ. Vẫn nghe được sau 150ms khi tín hiệu mất, và gọi là độ trễ của màng nhĩ

Câu 2 : Trình bày đặc tính tần số, biên độ, của tiếng nói thường, tiếng nói truyền trong mạng điện thoại

Tiếng nói là một loại âm thanh đặc biệt, có cấu trúc phức tạp. Trong mạng viễn thông khi truyền tiếng nói người ta quan tâm đến hai đặc tính:

+ âm lượng : phụ thuộc vào biên độ tiếng nói

+ âm sắc : phụ thuộc f tiếng nói

1)Đặc tính tần số (âm sắc)

Dải tần số ∆f tiếng nói = 70Hz ÷ 12000Hz

Gồm 2 thành phần tạo ra tiếng nói:

- Các xung âm cơ bản là sự rung đặc biệt của sợ dây thanh quản con người. các xung này tạo âm hữu thanh, đây là f cất giọng và các hài bậc cao. Cơ bản f này của mỗi người là khác nhau. Trung bình nam là 150Hz, nữ 250Hz

- Thành phần tạo âm do các hốc trong bộ máy phát âm của con người, tạo các âm vô thanh làm tiếng nói của con người đa dạng hơn. Do cấu tạo của mỗi hốc như một hốc cộng hưởng có fCH khác nhau. Nếu hài bậc cao nào có f ≡ fCH của hốc thì sẽ có biên độ đột biến và tạo ra vùng đột biến gọi là vùng phooc man. Bình thường mỗi ng có từ 4 ÷ 11 phooc man, các phooc man trải ra trong dải tần âm thanh. Các phooc man chính đủ để phân bố giọng nói nằm ở dải tần ∆f = (300 ÷ 3400)Hz được gọi là dải tần hiệu dụng tiếng nói. Trong thông tin để tiết kiệm ngta chỉ truyền tiếng nói trong dải tần hiệu dụng.

- Như vậy đặc tính f quyết định âm sắc

- Âm sắc tiếng nói truyền trong điện thoại khác âm sắc tiếng nói bình thường

+ Trong quân đội truyền 0,3 ÷ 2,7KHz vì âm thanh cao ko truyền đc, còn âm thanh thấp thì sẽ ko đến đc điểm thu

Ko truyền hết cả dải 70 ÷ 12000Hz để tiết kiệm băng thông và kinh phí

+ 90% năng lượng của tín hiệu thoại nằm trog dải từ 0.3 đến 3.4 KHz. Việc cắt bỏ các thành phần tần số ngoài dải nói trên không gây ra những méo thụ cảm quá lớn. Do lọc không hoàn hảo nên phải lấy fmax = 4Khz. => flấy mẫu = 2 fmax = 8Khz => tốc độ bit = 64kbps

2)Biên độ âm lượng

Umax 100% tín hiệu nhỏ hơn nó

Umin 100% tín hiệu lớn hơn nó

Utb 1/2 thời gian tín hiệu nhỏ hơn và 1/2 thời gian tín hiệu lớn hơn

D(dải dộng) : từ Umax đến Umin

-> Âm lượng đặc trưng bởi dải động

D= 20lg (Umax/Umin) (dB)

D= 10 lg(Pmax/Pmin) (dBW)

+ Khi quát Pmax = 5000

+ Nói thầm Pmin = 0,01µw

+ Bình thường Ptb = 10µw

-> D càng rộng, chất lượng âm thanh càng tốt.

D ≥ 57dB : chất lượng tiếng nói tốt

40 dB ≤ D < 57 dB : chất lượng tiếng nói khá

30 dB ≤ D <40 dB : chất lượng tiếng nói đạt yêu cầu

D < 30 dB : chất lượng tiếng nói xấu

- Nếu UTB gần Umin -> dải quát rất ít -> nén dải động -> công suất máy phát bé đi, dây truyền nhỏ đi,tiết kiệm nhiều,nhưng khi quát thì sẽ gây méo.

- dải động mới : Umin - U được nén. Bộ nén khi nói thầm vẫn nghe được nhưng khi không có nén mà công suất chọn thấp -> khi nói thầm tín hiệu bé rất khó nghe.

Câu 3: Tại sao phải nén dải dộng?HĐ của bộ nén dải động dùng diot

Phải nén dải động vì: Tiếng nói chủ yếu có mức năng lượng chủ yếu tập trung tại Utb rất gần Umin.Tiếng nói có biên độ lớn thì xuất hiện ít => nén dải động.Nếu không nén dải động thì rất lãng phí công suất máy phát.Nếu hạ thấp dải động xuống sẽ ảnh hưởng tới Umin và do đó sử dụng nén dải động,chỉ nén mức Umax,Umin giữ nguyên.Do nén tín hiệu nên xảy ra méo tín hiệu, tuy nhiên do thời gian xuất hiện Umax ngắn nên không ảnh hưởng nhiều. Như vậy chất lượng truyền thoại vẫn được đảm bảo

Hoạt động của bộ nén dải động sử dụng diot

Mục đích: nén dải động tiếng nói từ D→D'(D'<D)

Giả sử ban đẩu Uv >Un thì Ura tăng → 1 phần điện áp đầu ra đưa vào biến đổi làm cho UDC tăng lên dẫn tới hệ số KĐ tăng→dòng qua lớn→nội trở RKĐ giảm→UKĐ giảm (UKĐ= RKĐ.I) => UAB tăng. E=UAB ↑ + UKĐ ↓(E=const) => cầu diot mở => trở kháng giảm => điện áp vào bị ngắn mạch 1 phần qua cầu diot => Uv giảm => Ura giảm

Nếu Uv<Un => Ura giảm => UDC giảm => hệ số kđại giảm=> RKĐ tăng =>UKĐ tăng => UAB giảm dẫn tới diot đóng=> vào bao nhiêu thì ra bấy nhiêu => Umin không bị nén

Câu4: Cấu tạo và hoạt động của mic,loa điện động

a) Mic

- Độ nhạy : + theo hướng trục :ɳ0 = Ura/ P

+ theo hướng θ : = Ura/ Pθ

- Hướng tĩnh : H = nθ / no

- Tần số : ɳ ( ɯ )

NTLV: Dựa trên hiệu ứng thuận nghịch : đưa vào long nam châm một sợi dây điện có chiều dải l nằm trong cảm ứng từ B. Tác động vào sợi dây một lực F thì sợ dây dịch chuyển với vận tốc v, dưới tác độngcủa từ trường trong sợi dây sẽ xuất hiện một sức điện động cảm ứng E=Blv=> đây là nguyên tắc làm việc của mic.

Cấu tạo: +Khe từ rất hẹp

+Sợi dây nhỏ,2 đầu nối với công tắc

+Lõi sát non dẫn từ tốt để tập trung từ trường lớn trong khe từ =>B tăng

+Mạng nhện căng đầu sợi dây

+Màng mic: màng giấy

+Màng vải

+màng bảo vệ chống rơi vỡ

+Cuộn dây có trở kháng lớn >800ohm

Hoạt động: Khi ta nói vào mic thì màng mic sẽ rung lên hoặc xuống làm cho cuộn dây cũng dịch chuyển lên xuống làm sinh ra dòng điện, mỗi dịch chuyển lên hoặc xuống của sợi dây sinh ra một bán chu kì. Kết quả đầu ra của mic được dòng điện xoay chiều có tần số tín hiệu ra bằng =tần số âm thanh

N/xét: Độ nhạy cao do màng mic được treo bằng mạng nhện chỉ cần rung nhẹ là có tín hiệu ra. DO màng nhện mềm nên có dải tần rộng và làm âm thanh có tần số thấp làm việc tốt.+ Để mic nhay thì tăng K=B.l bằng cách thêm sắt non để tập trung đường sức trong khe từ làm B tăng. Khi đó khe từ giảm, tuy nhiên không thể giảm mãi được,vì vậy tăng số vòng dây để trở kháng lớn.+DO sợi dây quá bé, được treo bằng màng nhện nên dễ bị đứt hỏng,chịu rung sóc,va đập kém

b) Loa điện động

NTLV: Đặt vào trong lòng nam châm một sợ dây có chiều dài l, từ trường B. Đưa vào sợi dây một dòng điện, dưới tác động của từ trường xuất hiện một lực đẩy F=B.l.i làm rung màng loa.

Cấu tạo:

-Màng loa có nếp nhăn để tăng tính đàn hội

-Màng nhện tùy công suất mà chế tạo bằng giấy bổi hoặc nhựa

-2 đầu vào của loa là 2 cuộn dây

HĐộng: nếu đưa vào 2 đầu cuộn dây điện áp âm tần,dòng điện chạy theo một chiều làm B tăng lên, màng rung cao lên. Nếu dòng điện đổi chiều thì màng rung thấp xuống vì vậy trong một chu kì thì màng rung lên 1 lần và rung xuống 1 lần. Nếu âm thanh trung thực thì tín hiệu ra xoay chiều có f=fâm thanh

Tín hiệu vào qua tụ ra loa nên chỉ có tín hiệu xoay chiều.Nếu tụ rò thì có một chiều đi qua,dòng I lớn làm hỏng loa.

câu 5:

Câu 5:Cấu tạo và hoạt động của tai nghe, ống nói điện

NTLV: nam châm vĩnh cửu được gắn với một lõi sắt từ cố định tạo ra thanh dẫn từ cố định. Cuộn dây được cuốn chặt vào nam châm.Thanh dẫn từ động được ngăn với thanh dẫn từ cố định bởi khe từ có độ rộng a.Thanh dẫn từ động có thẻ rung động tự do.

- Khi nói vào màng kim loại, màng rung lên làm thay đổi kích thước khe từ làm từ trường thay đổi . Khe từ hẹp lại thì từ trường trong lòng cuộn dây tăng lên và ngược lại => sinh ra dòng điện cảm ứng

- Loa: dòng điện trong cuộn dây làm cảm ứng từ biến thiên -> đẩy hút màng sắt-> màng sắt rung độn tạo ra âm thanh.

Cấu tạo: gồm nam châm, khe từ, cuộn dây, lõi sắt non, màng nhện, màng loa, vỏ sắt, cuộn dây có ít vòng. Kết cấu chắc chắn sử dụng cho các thiết bị di chuyển.

HĐộng: Giả sử đưa vào 2 đầu cuộn dây một điện áp u. Tại bán chu kì dương màng loa dịch chuyên lên => màng loa rung lên. Tại bán chu kì âm màng loa dịch chuyển xuống=> màng loa rung xuống. Kết quả đầu ra được một dòng điện xoay chiều,chu kì thay đổi dẫn tới rung động màng loa thay đổi phát ra ngoài

Câu 7: Cấu tạo và hoạt động của chuyển mạch nhấc đặt trong MĐT

Hộp tiếp điểm gồm có 2 cặp tiếp điểm là 1,2,3 và 4,5,6

Khi đặt tổ hợp thì 2 chập 3, 5 chập 6.Điện táp từ đường dây được cấp vào cho mạch chuông, ngắt điện áp khỏi mạch thoại quay số. Khi nhấc tổ hợp thì 1 chập 2, 4 chập 5. Điện áp từ đường dây được cấp vào cho mạch thoại quay số, ngắt khỏi mạch chuông.

Câu 8: Tại sao phải chống đảo cực,hđộng của bộ chống đảo cực 4,6 diot

Chống đảo cực để:

-cố định cực tính nguồn một chiề-Các mạch điện tử trong máy điện thoại cần 1 nguồn cấp, nguồn này lấy từ tổng đài qua đôi dây xoắn, không được đánh dấu cực tính nên xác suất đấu sai là 50% vì vậy cần bộ chống đảo cực để điện áp cấp vào mạch là đúng cực tính

Hđộng của bộ chống đảo cực 4,6 diot

Sử dụng 4 or 6 diot để nắn dòng

Hoạt động: khi a là (+) qua D2 => thoại quay số =>D3=>nguồn và ngược lại khi a la (-) thì qua D4 =>thoại quay số=>D1=>nguồn.

Nếu dùng 6 diot :D5 D6 cấp 2 nguồn riêng cho thoại và quay số=> dễ phân giải, dò tìm hỏng hóc dễ hơn.

Ví dụ nếu D4 hỏng(đứt hoặc thủng). Nếu đứt thì điện trở thuận xấp xỉ vài chục V, RAK = vô cùng dẫn tới hở mạch không có nguồn cấp cho thoại và quay số,không có sụt áp trên mạch.Nếu thủng thì RAK =0 => ngắn mạch, dòng qua thoại và quay số =0, dòng qua D4 là I=Imax => điện thoại chập nguồn=> hỏng ắc qui

Câu 9. Trắc âm là gì?Tại sao phải khử? Hoạt động khử trắc âm trong IC thoại và sơ đồ cầu?

a) KN trắc âm: Trắc âm là hiện tượng tiếng nói của người sử dụng và tiếng động xung quanh nơi đặt máy, các tín hiệu hồi âm xung, đa tần có thể bị quay lại ra loa gọi là hiện tượng trắc âm

b) Tại sao phải khử trắc âm:

- Với tiếng nói của người sử dụng nếu xảy ra hiện tượng trắc âm tức là tiếng nói của mình vọng lại được khuếch đại 2 lần > tiếng nói của đối phương qua tổng đài bị suy giảm→ rất nhỏ → do đó ta không nghe được tiếng nói của đối phương→không thể nghe nói được do các máy điện thoại được cấu tạo dự trên tập quán nghe nói của người sử dụng tức là người khác nói thì ta fải ngừng nói và ngước lại → các máy điện thoại đều fải khử trắc âm

c) Khử trắc âm bằng sơ đồ cầu

Hai cuộn dây L1, L2 cuốn cùng chiều

Zb: trở kháng cân bằng

ZL: trở kháng đường dây

M: Mic tổ hợp

Loa: cuốn song song với tai nghe

- Yêu cầu : Khi nói trắc âm fải nhỏ

Khi nghe tiếng đối phương phải lớn

- Hoạt động:

+) Khi ta nói míc có đầu ra là tín hiệu xoay chiều khi đó ta có sơ đồ tương đương như hình vẽ ( Em có nội trở Rm )

Giả sử : bán chu kì dương → có dòng điện i: i1 qua L1→ sinh ra cảm ứng trong L3→ tạo ra dòng cảm ứng→2 đầu xuất hiện cảm ứng→ 1

i2 qua L2→ ánh xạ trên L3 dòng cảm ứng 2 đi lên và 1 đi xuống

→ e3 = | e1 - e2|

Nếu e1 = e2 → e3 =0 → khử hoàn toàn trắc âm

e1 = e2 khi i1 = i2 → số vòng của L1, L2 phải như nhau ; L1, L2 có cùng tiết diện, cùng loại dây.

Để ZL1 = ZL2 → số vòng của L1, L2 phải như nhau; L1, L2 có cùng tiết diện, cùng loại dây.

Để Zb= ZL khó thực hiện do ZL phụ thuộc chất lượng và cự ly cuộn dây ở gần hoặc ở xa tổng đài. Trong khi đó Zb cần tính toán chi tiết.Do đó, người ta thường chọn : Zb = ZLtb ( ZL trung bình )

Như vậy, đa số trường hợp cầu mất cân bằng → tồn tại e3 tuy nhiên rất bé.Thường người ta không triệt hoàn toàn trắc âm mà để e3 nhỏ để dễ dàng kiểm tra, sửa chữa.

- Bán chu kì (-) ngược lại i, e -> e3 =|e1 - e2 |

→Như vậy, khử trắc âm ở cả hai bán chu kì

+ ) Khi ta nghe : ống nói thành điện trở, có nguồn dòng chạy qua cuộn dây

Bán chu kì dương (+) iM = i1+i2

1 tăng , 2→e3 = e1 + e2 → tiếng nói to lên

Bán chu kì âm (-) ngược lại thì e3 = e1 + e2

d) Khử trắc âm trong IC thoại

- Tích hợp KĐ và khử trắc âm vào IC

- Điều khiển: để nhận biết có tiếng nói hoặc không nếu có cấp UDC ( nguồn )→Đk khuếch đại loa ngắt bỏ.

Khi quay số đa tần qua IC thoại

UDC= 0.6÷0.7(V) được cấp → KĐ loa và ngắt bỏ →chỉ ra đường dây.

- Sử dụng khuếch đại vi sai để nhận biết tiếng nói

Câu 10: Chức năng và hoạt động của SĐK máy điện thoại tương tự

a) Hoạt động theo báo hiệu mạch vòng thuê bao

Thu: tổ hợp đặt trên máy, trên đường dây UDC=48V, chuyển mạch nhấc đặt được nối với chuông, ngắt với tổ hợp thoại => khi này không có dòng trên đôi dây xoắn,do tụ để ngăn dòng 1 chiều nên sẽ ko cấp nguồn cho chuông.Khi có tín hiệu chuông từ tổng đài( tín hiệu hình sin, tần số f=25Hz thì cho qua tụ và cấp nguồn cho mạch chuông=>chuông đổ => nhấc máy => ngắt chuông => U=8V,cấp nguồn 8V cho máy. Khi đặt tổ hợp xuống, nối về chuông, U tăng lên =48V => kết thúc cuộc gọi

Phát: Nhấc tổ hợp lên, ngắt chuông, nối vào thoại, U giảm từ 48V xuống còn 8V. Tổng đài phát tín hiệu mời gọi.Khi nhận tín hiệu mời quay số, quay số tạo P,T,KĐ tới tổng đài, tại tổng đài xác định địa chỉ và cổng ra. Khi đó có 2 khả năng xảy ra. Nếu đôi dây điện thoại bị gọi là 48V tức là đang rồi thì cho phép kết nối.Nếu đôi dây điện thoại bị gọi là 8V thì đang bận, ngắt kết nối. Thực tế, do chập đường dây, do thời tiết thì nếu U<30V thì coi như là bận (do có tạp âm, truyền kém) => phát báo bận chờ cuộc gọi khác

b) Chức năng các khối:

- Chống quá áp : bảo vệ máy điện thoại khi điện áp đầu vào vượt quá ngưỡng cho phép. UDC =< 48V UChuông =< 80V ,25Hz ( có thể dùng cuộn chặn ,điện trở nhiệt, đèn chống sét,diot ổn áp..)

- Chuyển mạch nhấc đặt : ngăn cách chuông điện thoại với bộ thoại quay số.

- Chống đảo cực :Cố định cực tính nguồn 1 chiều ,sử dụng cầu điot chống đảo cực

- Chuông : Biến đổi tín hiệu 80V 25 Hz thành âm thanh,phải đổ đúng nhịp. ( chuông điện từ ,chuông cơ khí )

- Quay số : Tạo tín hiệu quay số( quay số xung,quay số đa tần)

- Bộ KĐ : kđại Mic,kđại tai nghe

- Khử trắc âm : dùng mạch cầu ,hay dùng IC

Câu 11 Cấu tạo và nguyên tắc hiển thị của màn hình LCD

a)E=0 ; b) E≠0

- Tinh thể lỏng là những chất lỏng ngưng tụ có tính dịnh hướng, một trạng thái nhiệt nằm giữa trạng thái rắn và trạng thái lỏng đẳng hướng. Phần tử tinh thể lỏng có dạng màng mỏng 625m ở giữa 2 điện cực và được cách ly khỏi oxy và hơi ẩm.

- Ng tắc hiển thị: Phần tử tinh thể lỏng có đặc tính làm xoay phân cực ánh sáng 900. Phần tử được đặt giữa 2 tấm kính phân cực đặt vuông góc với nhau. Bình thưởng tia sáng đi qua kinh phân cực sẽ chuyển thanh phân cực đứng => LCD => phân cực ngang => qua gương phẳng phản xạ trở lại. Khi có điện trường đặt vào LCD thi phẩn tử tinh thể lỏng bị sắp xếp lại, làm mất đặc tính xoay phân cực ánh sáng 900, do đó ánh sáng không truyền qua hệ thống được => kí tự hiển thị màu đen.

- Nếu muốn hiển thị từng thanh trên LCD (7 thanh) thì đặt điện áp vào từng thanh, dòng yêu cầu là 0.1A/cm2. Cần hiển thị thanh nào thì đặt điện áp vào thanh đó. Điện trườn kích hoạt LCD trừng khoảng 104V/cm

Ví dụ: Muốn hiển thị số 1

Đặt vào hai thanh b, c của đèn lec 1 điện áp 2=3v ánh sáng => phân cực đứng → LCD : Các tia nằm giữa hai bản cực b, c vẫn giữ nguyên không bị xoay fân cực →phần phân cực đúng không được phản xạ →Tạo ra số 1

Câu 12 : Cấu tao hoạt động của bộ biến đổi O/E trong máy FAX

Gồm có 2 loại :

a) Chuỗi điôt quang : Gồm 1728 điôt

- Hoạt động :

+ Chùm tia phản xạ chiếu song song => Chuổi Diode quang

+ Xung nhịp 1=> diode 1 có bít 1, các diode ≠0 => Có dòng i1 qua D1 phụ thuộc vào tia sáng chiều vào => U1

+ Xung nhịp 2 => Diode 2 có bít 1 phụ thuộc vào tia phản xạ 2 => i2 => U2

+ Xung nhịp 3,4...1728 tương tự tiếp diễn như trên

+ Khi chưa có xung nhịp thì U = 0

- Nhiệm vụ :

+ biến đổi song song thành nối tiếp

+ Biến đổi quang điện

- Tốc độ xung nhịp quyết định tốc độ quét dòng

- Tốc độ quét mành phụ thuộc mô tờ quay giấy

b) Chuỗi tụ tĩnh điện

- Thay diode bằng tụ

Một má tụ chung đc nối với đầu ra còn 1 đầu nối với bộ ghi dịch

Điện môi là chất cảm quang,giá trị tụ C phụ thuộc diện tích má tụ,kích thước, hằng số điện môi Ɛ ( phụ thuộc vào ánh sáng)

- Hoạt động : Khi có xung nhịp 1, má tụ 1 có mức điện áp 5V. Khi đó tùy mức điện chiếu vào 2 má =.>Ɛ1 => Tùy thuộc vào ánh sang chiếu vào làm biến thiên ZC ta có U1 ...tương tự với 1728 tụ ta có các U đầu ra biến thiến theo ánh sang chiếu vào -> 1728 mức điện mắc nói tiếp.

- Nhiệm vụ :

+ Biến đồi song song thành nối tiếp

+ Biến đổi quang thành điện

- Tần số xung nhịp quyết định tốc độ quét dòng => Nếu làm bằng thạch anh thì quét ổn định hơn do tần số thấp

fxung nhịp = 1728 Hz => Quét 1 giây/ 1 dòng

Câu 13 Cấu tạo và hoạt động của mạch đếm xung và điều khiển hiển thị song song 08 LED 7thanh

Bộ đếm thực hiện đếm xung,với mỗi 1 xung vào thì sẽ làm tăng 1 bit trạng thái,đầu ra sử dụng 4 bit có thể mã hóa 15 trạng thái,nhưng chỉ dùng trạng thái từ 0000 đến 1001.

Các bộ GM1 tới GM8 là các bộ giải mã LED 7 thanh,các LED mác anot chung nối với nguồn +5V, catot nối với các bộ giải mã.

Hiển thị song song do mỗi LED có 1 bộ giải mã riêng.

HĐộng:

Giả sử đếm 10xung/s . Khi chưa có xung thì các bộ đếm ở trạng thái 0000 và hiển thị 0.

Các xung cần đếm dưa vào bộ đếm đầu tiên, cứ mỗi một xung vào trạng thái đầu ra tăng 1 bit

4 đầu ra a0 b0 c0 d0 = 0 0 0 0

xung 1 0 0 0 1

.........

Xung 9 1 0 0 1

Bộ giải mã thực hiện giải mã 4 bit từ bộ đếm sang mã 7 đoạn để hiện thị các số từ 0 9 trên LED. Mỗi bộ đếm thực hiện đếm xung từ 0 tới 9 ->LED1 hiển thị từ 0 tới 9 . Đến xung thứ 10,bộ đếm đầu tiên bị tràn , trạng thái bị lật về trạng thái ban đấu 0000, LED1 hiển thị số 0, đồng thời sẽ có 1 xung được đưa đến bộ đếm sau, trạng thái bộ đếm 2 tăng 1 bit thành 0001 -> LED 2 hiển thị 1. Tiếp tục với các xung tiếp theo , cứ 10 xung vào thì bộ đếm lại tràn và lật về 0000 đồng thời tạo ra một xung đưa tới bộ đếm sau.

Câu 15:Vẽ và trình bày hoạt động phát , thu t/h trên sơ đồ khối máy điện thoại di động NOKIA băng GSM-900 (tại 1 tần số cụ thể nào đó) Tuyến phát: tiếng nói âm thanh qua Mic, là tín hiệu âm tần được KĐ đủ lớn rồi đưa vào biến đổi A/D (lọc, lượng tử hóa 213 mức,mã hóa 13bit/mẫu) có tốc độ 104Kbps đem đi mã hóa thoại nén tốc độ bit truyền xuống còn 13Kbps rồi được đem đi mã kênh.Tốc độ sau mã kênh là 22.8Kbps.Sau đó chuỗi bit được đưa vào đan xen bit để khắc phục các lỗi trùm nếu mã kênh ko sửa được,tốc độ bit không đổi,chuỗi bit sau đó được đưa vào điều chế GMSK với sóng mang 170MHz, sau điều chế đưa sang KĐ trung tần phát và trộn tần phát.fVCO= 720745 MHz (fi = 720+0.2i ) i=1124, fVCO phải được điều chỉnh theo tần số của kênh FCCH.Tín hiệu sau đó được đưa sang KĐCS và đưa ra chuyển mạch anten, đây là chuyển mạch băng tần chứ không phải chuyển mạch thu phát

VD:

fVCO= 720745 MHz (fi = 720+0.2i ) i=1124

fphát = (890915)MHz (fi = 890+0.2i ) i=1124

giả sử I =4 thì fphát= fVCO+ 170MHz =720.8+170 = 890.8MHz

Tuyến thu: tín hiệu vào là 1 trong 125 kênh sóng mang, băng tần 935960MHz đưa sang khối chuyển mạch anten rồi đem vào KĐ cao tần loại bỏ nhiễu lân cận rồi đưa sang trộn tần thu (trộn trừ) (935960) - (720745) =215MHz sau đó đưa sang KĐ IF thu ( hệ số KĐ lớn, qđịnh độ nhạy máy thu) sau đó đem vào giải điều chế GMSK, tách chuỗi bit ra khỏi sóng mang và được đem đi giải ghép xen, giải mã kênh, giải mã thoại. Sau đó biến đổi D/A => KĐ âm tần và đưa ra loa

VD:

fthu = (935960)MHz (fi = 935+0.2i ) i=1124

giả sử i=4 thì fthu= 935.8MHz , vậy ftt thu = fthu - fVCO =935.8-720.8 =215 MHz

Câu 16: Vẽ và trình bày hoạt động phát , thu t/h trên sơ đồ chức năng máy điện thoại di động NOKIA- N70 băng tần GSM-900 (tại 1 tần số cụ thể)

- Phát: tín hiệu qua Mic tới IC N2200( KĐ âm tần và biến đổi A/D) N2800 (mã hóa thoại, mã kênh, ghép xen) N7501 (điều chế với 2 sóng mang sin và cos 170MHz rồi đem KĐ trung tần phát, trộn tần phát ) N7502 (KĐ công suất ) Z7502( chuyển mạch anten, tích hợp nhiều bộ với các tần số khác nhau ) Để điều khiển công suất thì tách sóng 1 phần tín hiệu cao tần được tín hiệu mức điện áp đưa về so sánh với mức điện áp tại VDET điều khiển công suất (điều khiển hệ số khuếch đại K của tầng đầu tiên ) GSM-RF

- Thu: bộ chuyển mạch anten chia làm 2 band 900(LP504)/1800(LP506). Tín hiệu cao tần được KĐ và trộn tần thu với dao động VCO để được ftt thu =215MHz tại N7500. Sau đó được đưa sang CPU N2800 ( tốc độ giải mã kênh là 22.8Kbps, giải ghép xen, giải mã thoại để được tốc độ 104Kbps) rồi đưa sang N2200( biến đổi D/A và KĐ âm tần) rồi qua bộ lọc L2100 ra tai nghe

Câu 17: Cấu tạo và hoạt động quét ảnh cơ điện, điện tử trong FAX? Đặc điểm của nguồn sáng, vệt sáng?

*) Cấu tạo, nguyên tắc quét ảnh cơ điện

Mục đích: Biến ảnh → các điểm ảnh có mức điện ra tương ứng với mỗi điểm ảnh.

Mô tơ ổn tốc ( ổn định tốc độ ) kéo trống để cuốn ảnh cần truyền vào:

L : chiều dọc của ảnh

Chiều ngang của ảnh = 2 R

Bánh rắng để chuyển tốc từ tốc độ cao xuống tốc độ thấp.

-Vít vô tận được gắn với bộ biến đổi quang điện có thể dịch chuyển như vậy thì vít vô tận biến đổi chuyển đônhj quay →chuyển động ngang.

- Biến đổi quang điện có 1 nguồn sáng đặc biệt sau đó qua 1 hệ thống thấu kính hội tụ thành 1 vệt sáng nhỏ, chiếu thành điểm ảnh, điểm ảnh hắt trở về biến đổi quang điện sẽ nhận biết mức độ sáng, tối và biến đổi thành mức điện.

Hoạt động: Giả sử biến đổi quang điện ở tận cùng bên trái tia sáng chiếu vào điểm ảnh, khi trống quay 1 vòng sẽ tại ra 1 dòng quét , do mô tơ quay biến đổi quang điện dịch chuyển ngang được dòng xiên. Tia sáng chiếu vào đâu thì tia phản xạ chiếu về bộ biến đổi quang điện nhận biết mức độ sáng để chuyển sang mức điện. Hết 1 dòng quét biến đổi quang điện trở về vị trí ban đầu và quét dòng tiếp theo cho đến hết → biến đổi bản tin thành mức điện.

Thực hiện quét dòng và quét mành :

- Tốc độ dòng fụ thuộc vào tốc độ quay của mô tơ

- Tốc độ mành fụ thuộc vào tốc độ dịch chuyển của biến đổi quang điện.

Đặc điểm : + Tốc độ quét chậm→ cơ cấu quét đơn giản, rẻ tiền

+ Điểm ảnh có nguồn sáng đặc biệt có f≠fas trắng

+ Hệ thống fức tạp, cường độ sang ổn định, có độ chói lớn, độ hội tụ tốt, độ tương phản cao , không được nhòe.

+ Tia sang thường được chọn hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b

B= 1.5a.Fax bưu điện chọn a theo nét chữ và độ phân giải của mắt a= 1/8mm.

*) Cấu tạo nguyên tắc quét ảnh điện tử

Cấu tạo:

Mô tơ cuốn giấy làm kiểu bằng truyền kéo ảnh cần gửi có hai cách cuốn giấy:

+ Dùng 1 trục có sử dụng bánh răng, giấy được đục lỗ, kéo xích đều.

+ Dùng hai trục→ giấy ko đều và kén giấy thường sử dụng cho fax bưu điện.

Hoạt động : Tờ A4 có chiều dài 216mm tương đương 1 dòng có 1728 điểm ảnh. Nguồn sang chiếu vào chum ảnh được phản xạ vào tâm→ chắn qua khe hẹp được 1 mành sang có độ rộng bằng chiều dài ảnh→thấu kính→phản xạ biến đổi quang điện→ biến đổi quang điện dòng sáng có 1728 mức điện đầu ra đồng thời.

NX: Xung nhịp biến đổi các mức điện song song thành nối tiếp; tốc độ quét mành fụ thuộc vào Vận tốc của mô tơ và tốc độ ( khả năng ) nhận biết của bộ biến đổi quang điện, tốc độ này dùng điện tử → quét dòng điện tử nhưng ảnh mành cơ khí. Do đó có thể truyền được nhiều văn bản đồng thời.

*) Đặc điểm của nguồn sáng, vệt sáng

Yêu cầu đối với vệt sáng quét là : hội tụ tốt, khả năng phân giải cao, độ chói lớn, không nhòe, có kích thước và hình dạng chính xác.Để thực hiện yêu cầu trên, máy Fax dung các hệ thống thấu kính và tấm chắn tinh vi;

Nguồn sáng là loại đèn đặc biệt được cung cấp dòng 1 chiều ổn dòng ổn áp hay dòng cao tần ổn áp. Thường giới hạn của độ net theo yêu cầu sử dụng, chẳng hạn: kích thước vệt sáng không cần nhỏ hơn nét mảnh nhất của hình ảnh cần truyền và cũng ko cần nhỏ hơn độ phân giải của mắt ( 1'÷1,5' hay 0.05÷0.07 mm ở cự li 250mm)

Dạng vệt sáng quét hình tròn ( đường kính dn) đơn giản hơn dạng vệt sáng quét hình chữ nhật ( cạnh dài b vuông góc với phương quét dòng ).

Dạng bệt quét hình chữ nhật có độ nét tốt hơn.Vệt quét tròn dn = ( 0.92 ÷ 1)dmin, dmin là độ phân giải yêu cầu vệt quét hình chữ nhật b= dn, a<b.

Câu 18: Vẽ và trình bày hoạt động của sơ đồ khối máy FAX nhóm 3Hoạt động có 3 chế độ: gửi Fax, nhận Fax, copy

a) gửi Fax:

- Ảnh cần Fax qua bộ ảnh phát bao gồm các cơ cấu quét dòng, quét mành chia ảnh phát thành các điểm ảnh ( pixel)-> đến bộ biến đổi quang điện nhận biết cường độ sáng thánh mức điện -> đến bộ biến đổi mức A/D => chuỗi bít=> nén=>( biến chuỗi bit tốc độ cao thành tốc độ thấp làm giảm lỗi, tiết kiệm)=> điều chế vào sóng mang fc thường điều chế FSK, fc phụ thuộc dải tần dây xoắn đến phân đường đến đường dây

b) nhận Fax

- tín hiệu vào đầy dây là tín hiệu liên tục qua bộ phân đường đến máy thu -> giải điều chế tách chuỗi bít ra khỏi fc-> giải nén khôi phục dữ liệu-> máy in kim giải mã 5 bit-> khối ảnh thu bao gồm cơ cấu kéo giấy, cắt giấy tự động. - > các trang in.

c) copy

- Ảnh cần Fax qua bộ ảnh phát bao gồm các cơ cấu quét dòng, quét mành chia ảnh phát thành các điểm ảnh ( pixel)-> đến bộ biến đổi quang điện nhận biết cường độ sáng thánh mức điện -> đến bộ biến đổi mức A/D => chuỗi bít đưa luôn ra máy in.

- ko nên copy văn bản vì chậm, từng trang 1, ảnh không rõ nét, tốn năng lượng.

Câu 19 Vẽ và trình bày hoạt động của sơ đồ hiển thị nối tiếp 08 LED 7 thanh khi hiển thị 8 số cụ thể nào đó

Sơ đồ sử dụng bộ dồn kênh để sử dụng 1 bộ giải mã chung cho 8 LED 7 thanh. Các catot cùng thanh của 8 kí tự nối song song với nhau, anot chung của mỗi kí tự được cung cấp nguồn qua khóa. Bộ đếm nhị phân tạo ra chu kì luân lưu cung cấp nguồn cho mỗi kí tự. Đồng thời tín hiệu giải mã điều khiển mỗi kí tự cũng luân lưu một cách đồng bộ. Với tần số quay vòng luân lưu lớn hơn 50Hz thì mắt người ko cảm nhận đc sự nhấp nháy của các kí tự. Bộ dồn kênh đã chuyển mã BCD của 8 kí tự song song thành nối tiếp. Đếm 3 bit được đưa vào bộ phân đường ( 3 đầu vào và 8 đầu ra) => bộ giải mã 3 bit

Cứ bit 1 : mở khóa => trong 1 xung nhịp chỉ có 1 transistor mở còn các tran khác đóng

Cứ bit 0: đóng khóa

Đầu ra giải mã nối song song với các đầu vào của LED

HĐộng: Bộ dao động tạo xung nhịp quazt => đếm 3 bit

- trạng thái đầu là 000 thì phân đường 1 cho ra bit 1 => mở khóa T1=> cấp +5V cho LED1 còn 7 đường sau thì là 0 nên các Trans khác đóng.

- Đồng thời các bít a0, b0, c0, d0 đưa ra tương ứng các bộ dồn kênh tương ứng và đưa ra bộ giải mã rồi đầu ra đưa ra cả 8 LED, nhưng chỉ có LED 1 đc cấp nguồn nên chỉ LED1 sáng.Tương tự cho các chu kì sau của các LED tiếp theo.

VD: LED 1 hiển thị số 3

Vào xung nhịp 1 qua bộ đếm đầu ra abc=000 qua phân kênh, đầu ra 1 có bit 1 nên T1 mở,cấp nguồn cho LED1, đồng thời abc được đưa tới các bộ dồn kênh, mỗi bộ dồn kênh có 8 bit đầu vào.Khi ta ấn số 3 thì tương ứng các bit a0 b0 c0 d0 =0011, đưa sang bộ giải mã và cấp tới cho LED1,LED1 sẽ hiển thị số 3

Câu 20: Vẽ và trình bày hoạt động của sơ đồ mã hoá bàn phím 64 phím khi ấn phím nối hàng nào đó với cột nào đó

Giải mã 3 bit thấp a2 a1 a0 của bộ đếm dùng để cung cấp tín hiệu quét các hàng và giải mã 3 bit cao a5 a4 a3 của bộ đếm dùng để điều khiển các cổng AND, đọc lần lượt các cột tương ứng.

Bộ dao động tạo nhịp tao ra xung đếm đưa vào bộ đếm tiến 6 bit: đếm từ 000000 tới 111111 tạo ra 64 trạng thái xung nhịp.Nếu có tín hiệu reset thì lập tức lật trạng thái về 0.

HĐộng: VD: ấn phím hàng 2 cột 2

Dao động tạo ra xung nhịp đưa vào bộ đếm tiến tao ra 64 nhịp trạng thái luân lưu

a5 a4 a3 a2 a1 a0

0 0 0 0 0 0

0 0 0 0 0 1

.......

0 0 1 0 0 1

Sau khi tới trạng thái 001001, bộ giải mã hàng sẽ giải mã 3bit thấp(a2 a1 a0 = 001), đầu ra ứng với hàng 2 sẽ có giá trị 1. Khi ấn phím tại vị trí hang 2 cột 2 , tiếp điểm sẽ nối dây dẫn của hang 2 với dây dẫn của cột 2,tín hiệu 1 sẽ đc đưa tới 1 đầu của mạch AND2. Đồng thời bộ giải mã cột sẽ giải mã 3 bit cao(a5 a4 a3 = 001) ,đầu ra sẽ tương ứng với cột 2, lúc này sẽ có tín hiệu giá trị 1 cũng đc đưa vào 1 đầu của mạch AND2. Đầu ra mạch AND2 có giá trị 1,đầu ra các mạch AND khác có giá trị 0, sau đó đưa vào mạch OR thì đâu ra mạch OR kết quả là 1, tạo ra tín hiệu READY, đồng thời dùng để điều khiển IC chốt chốt lại mã nhị phân của phím tương ứng.

Câu 21: Ph©n tÝch m¹ch ®iÖn cÊp nguån DC, chu«ng, quay sè, tho¹i trong m¸y SIEMEN- 210, SIEMEN- 802 vµ GOLD STAR( chó ý ph©n tÝch c¸c tr­êng hîp háng)

a) Siements-802

1,Bộ chuông: Khi đặt tổ hợp, điện áp UDC =48V đi từ đường dây vào mạch chuông. Tụ C1 ngăn không cho điện áp 1 chiều qua nên mạch chuông không được cấp nguồn. Khi có tín hiệu chuông từ tổng đài đưa tới ( tín hiệu xoay chiều, f=25Hz), đi qua tụ C1 và R2,2K tới chân 1 và 8 của IC301, tại đây IC301 chỉnh lưu điện áp xoay chiều cấp cho chuông thành điện áp 1 chiều, và kđại, đầu ra sau chỉnh lưu điện áp + được đưa ra từ chân 7 và (-) đưa ra từ chân 2.Tụ C4 lọc sau chỉnh lưu và cấp nguồn cho mạch dao động chuông (R15K,C3) sau đó đi ra chuông. Chân 5 IC301 để điều chỉnh âm lượng của chuông. Nếu SW3 ở vị trí 12 thì tắt chuông, ở vị trí 23 thì chuông kêu nhỏ, nếu ở vị trí 3 thì chuông kêu to nhất

2,Bộ nguồn DC:Khi ta nhấc tổ hợp, nguồn DC đi từ đôi dây xoắn vào cầu chống đảo cực, được cố định cực tính.

(+) → R560 → (13) IC101 → ra (9) IC101→ đất

→R1,5K →R17→ mic

→D6 → chân 14 IC201

→R110K → chân 12 IC101

→Chân 9 IC 201

(+)→ R120K → R3.3K→chân 16 IC101

(+)→ R470K → R470K → B(C546B) → Ube >0 →C546B mở→ (10) IC201 nối đất

Chân 11 IC201 khi này 5V và chân 14 IC 201 5V nên Ube(C556B) =0 →C556B đóng → C548B đóng

UG(S107) được cấp dương nguồn, UD(S107) được nối với (-) qua R4.7 → UGD>0 → S107 mở,rDS0, nối đất toàn mạch ra âm nguồn. Chân 5,6 IC201 nối đất của mạch qua S107 qua R4.7 đi ra âm nguồn. (+) đi vào cấp nguồn các trans, các IC rồi từ các điểm đất trong mạch đi ra đất của S107 qua R4.7 tới (-) nguồn → Khép kín mạch.

3. Quay số

a,Quay số xung

Khi nhấc tổ hợp thì C556B, C548B đóng như đã nói ở trên, S107 mở mở (như đã trình bày ở bộ nguồn) → các điểm đất của mạch nối với âm nguồn

(+) vào mạch bị sụt áp trên chân 12 IC 101 và chân 14 IC 201, điện áp trên dây sụt từ 48V xuống còn 8V

Quay số xung, SW2 chuyển sang P. Khi ấn 1 phím ( giả sử số 2 ) thì xuất hiện 2 xung âm

0→t1 : U11/IC2015V và U14/IC2015V nên Ube/C556B =0 → C556B đóng → C548B đóng → S107 mở, điện áp trên đường dây sụt từ 48V xuống còn 8V

t1→t2: U11/IC201 so với đất 0.8V và U14/IC2015V nên UBE/C556B <0 → C556B mở → làm B (C548B) dương lên → UBE/C548B>0 → C548B mở → UG/S107=0 → UGD/S107=0 → S107 đóng →i=0→ UL chuyển điện áp từ 8V lên 48V

Tổng đài nhận biết được sự thay đổi điện áp 8V lên 48V→ có quay số xung.

b,Quay số đa tần: SW2 chuyển sang T

Khi ấn 1 phím thì tín hiệu vào chân 15 IC201 cho ra chân 12 IC201→R8K → sang chân 11 IC 101→ IC101 KĐại tín hiệu đa tần rồi cho ra chân 1 IC101 →R20→ ra dương nguồn. Các chân nối đất của các IC thì nối với S của S107 rồi ra âm nguồn

*Khử trắc âm : Chân 9 IC201 nối với chân 12 IC101 → tín hiệu ra chân 9 IC 201 là điện áp đưa vào để điều khiển khử trắc âm

4,Thoại

Nói: Mic → R17 →R4.7K→ chân 7 IC101→ KĐại sau đó đưa ra chân 1 IC101 → R20 → (+)

Nghe: tín hiệu âm tần từ đường dây → chân 1 IC 101→ Kđại → đưa ra chân 4 IC 101 → R240,C4.7n để lọc → ra loa

Một số trường hợp hỏng

• C556B đứt → rce → C548 B luôn đóng → không quay số xung được nhưng quay số đa tần, thoại vẫn sử dụng bình thường

• C556B thủng → rce0→ C548B mở → S107 đóng lại →i=0 → điện áp trên dây UL=48V,mất nguồn cấp cho mạch thoại, quay số. Chỉ còn nguồn cấp cho chuông

• C548B đứt → rce →S107 luôn mở, điện áp UL luôn là 8V→ không quay số xung được, quay số đa tần, chuông, thoại sử dụng bình thường

• C546B đứt → rce → chân 10 IC201 để ở mức cao, chân 11 IC201 ở mức thấp nên C556B mở → C548B mở → S107 đóng lại → mất nguồn cho thoại và quay số

b) Siements-210

1/Bộ chuông: Khi đặt tổ hợp( 1 chập 3) . Điện áp UDC= 48V từ đôi dây xoắn đi vào bị chặn bởi tụ C301, không có điện áp cấp cho chuông. Khi có tính hiệu chuông từ tổng đài ( tín hiệu xoay chiều, f=25Hz) thì điện áp qua bộ lọc chuông C301,R306 cấp nguồn cho chuông. Điện áp xoay chiều đi vào chân 1 và 8 của IC301 được chỉnh lưu thành điện áp 1 chiều, điện áp ra được lọc bởi tụ C303. Dương nguồn ra chân 7, âm nguồn ra chân 2 và cấp nguồn cho bộ dao động chuông (R304,C302,VR303) → qdinh tần số chuông :

VR303→ Thay đổi âm sắc chuông .VR303 tăng( dịch chuyển xuống dưới) thì âm thanh ra chuông trầm hơn

VR305 → thay đổi âm lượng chuông

Sau đó đi ra chuông thạch anh

2/ Nguồn

Khi nhấc tổ hợp (1->2),điện áp từ đường dây đi vào cầu chống đảo cực gồm 6 diode tạo thành 2 mạch cầu D1÷D4 và D3÷D6 đc cố định cực tính.

(+) qua ZD110 ( ổn áp )→ R103→C201 (lọc)→ZD2501

Từ ZD2051 →Chân 17 của IC101

→ D204 ( Mở khi có (+) cấp vào) → Chân 10 của IC201, tụ C202 lọc nguồn đồng thời cấp nguồn chờ cho đảo mạch

→ Qua ( R108,C120,C140) là bộ lọc nguồn tới cấp nguồn cho Mic

(+) qua R105→R109→R117 : → Chân 20 ( IC101)

→ R124→Chân 18 IC101

Các điện trở R116,R118,R119→ điện trở phân áp

(+)→ chân 1 IC101

(+) qua R201,R202 ( phân áp điện trở), tụ C210 lọc nguồn → Chân 6 IC201

U13 ( IC201) = U12 ( IC201 ) 3V → UBE (Q206) = 0 → Q206 đóng → (B) Q203 =0 → UBE(Q203)=0→Q203 đóng

(+) cấp cho cực G của Q201

( - ) qua R207 cấp cho cực D của Q201

UGD >0 → Q201 mở → D→ S, ( - ) nối với đất toàn mạch → UAB xấp xỉ 8V

Điện áp từ đây đc cấp vào cho IC201, do sụt áp từ 48V -> 8V

3/ Quay số

a/ Quay số xung :SW chuyển lên P : Chân (7),(9) của IC201 đc cấp (+) nguồn

Q206 đóng → Q203 đóng → Q201 mở

Khi ấn phím ( Giả sử phím số 3 ) tạo ra 3 xung âm : U13 = 0,8

0→t1 : Nhấc tổ hợp, ko ấn gì : UBE(Q206)=0 ; UBE(Q203)=0 → Q206,Q203 đóng, Q201 mở → UL sụt áp từ 48V->8V

t1→t2 : Nhấn số 3 →3 xung âm. Đo điện áp chân 12,13 IC201

U13 (201) xấp xỉ 0,8V ; U12 (201 ) = 3V → UBE(Q206)<0 → Q206 mở →U12(IC201) →R204 → B(Q203)→ UB(Q203) 3V, UE(Q203) nối âm nguồn → UBE>0 → Q203

mở ( - ) đưa vào cực G (Q201 ) và (-) đưa vào cực D(Q201) qua R207

UGD(Q201) = 0 → Q201 đóng UL tăng từ 8V→48V, Tổng đài nhận biết đc ngay khi UL tăng từ 8V→48V

Q206 mở → D206 thông → cấp nguồn 3V cho chân 14 IC101

UL= 8V → U11 so với 10( IC201) 3V UL=48V → U11 so với 10( IC201) 0.8V

Từ đây suy ra U11 so với 10( IC201) biến đổi liên tục, vì vậy khi quay số U10(IC201) biến đổi nhanh nên ta cần sử dụng tụ C202 để phóng nạp khắc phục hiện tượng điện áp bấp bênh

b,Quay số đa tần : SW chuyển về T

(7), (9) của IC201 ko đc cấp nguồn

Khi ấn 1 phím số thì IC201 tạo ra 1 cặp t/hiệu hàng,cột đi ra chân (8) và (11) của IC201

Chân (8) IC201 → C304 → R208 →C205→(15) IC101 → ra (1) IC101 đi tới

→ Cầu đảo cực → Ra đường dây → Tổng đài

Chân 12 IC 101→ S(Q201) → ( - ) nguồn → Ra đường dây → Tổng đài

Chân (11) IC201 nối ra đất ( - )

• Khử trắc âm : Khi quay số, chân (14) IC201 có điện áp (+), qua R210 → (16) IC101, U = 0,6÷0,8V → Điện áp khống chế khử trắc âm

4/ Mạch thoại

• Mic → C115 → R112 → vào chân (8) IC101 → KĐ t/h đi ra chân (1) IC101 →( + ) → đường dây

• Khi nghe : t/h âm tần → (+) → Chân (1) IC101 → KĐ t/h → Ra chân (5) IC101 → R114 → Loa

c) GoldStar

1,Chuông: Khi đặt máy (1 chập 3) UDC=48V đi qua cầu D, đến 2 mặt ghép ngược của các D,RD >> vài trăm K => I5A,coi như bằng 0. mặt khác điện áp 1 chiều không qua đc tụ C1 nên mạch chuông không được cấp nguồn. Khi có tín hiệu chuông từ tổng đài tới → qua bộ lọc (C1,R1) vào cấp nguồn cho chuông. Điện áp nguồn đi vào chân 1 và 8 IC1. Tại IC1 điện áp xoay chiều được chỉnh lưu thành 1 chiều, điện áp đầu ra được lọc bởi tụ C3, (+) ra chân 7, (-) ra chân 2. Điện áp 1 chiều này được cấp cho mạch dao động chuông (R2,C2) → đầu ra mạch dao động chuông là chân 6 và chân 2 → ra chuông

2,Mạch nguồn DC: Khi nhấc tổ hợp (1 chập 2)

(+) từ đường dây → cầu D→ SW3→D5→chân 6 IC2.

(+)→SW3→R10→R11→Phần áp cho Q3.Điện áp được lọc bởi C4,R12 và đưa tới cực B(Q3)

(+)→R8→D5→R14→ cấp nguồn cho cực C(Q3) và chân 1 IC2. Khi có tín hiệu từ C4 → B(Q3) →Q3 mở → chân 1IC2 nối đất. Chân 9 IC2 có điện áp +0.5V → đưa tới B(Q2) → Q2 mở → R5 và R7 trở thành bộ phân áp cho Q1.UB/Q1 < UE/Q1 → UBE <0 → Q1 mở → (+) qua Q1 →R27 →chân 20 IC3→ nội trở IC3 → chân 10 →(-)

→R13→D6→ chân 6 IC2→ nội trởIC2→chân 5→ ra (-)

→R31→C16→R32→Mic

Ta có R8=470K >> R13=2.2K → dòng qua R8 << dòng qua R13 nên nguồn cấp chính cho IC2 là qua R13, còn dòng qua R8 chỉ là để cấp nguồn mồi ban đầu cho chân 9IC2 để đóng mở các khóa Q3,Q2,Q1

Nếu tụ C4 bị chập → ngắn mạch ra đất → UBE/Q3 luôn =0 → Q3 luôn đóng → (+) vào chân 1 IC2→ U9/IC2 =0 →Q2 đóng→Q1 đóng

Q1 mở→ IC2,IC3, Mic được cấp nguồn, điện áp sụt từ 48V →8V

3,Quay số

A,Quay số xung: SW2 gạt về P

Khi nhấc tổ hợp (1 chập 2) → Q3 mở →U9/IC20.5V → Q2 mở →Q1 mở→ cấp nguồn quay số thông qua R13,D6 → chân 6 IC2 → điện áp UL sụt xuống còn 8V, cấp nguồn cho bộ tạo xung

Khi ấn 1 phím (giả sử phím 2 ) → tạo ra 2 xung âm trong khoảng thơi gian (t1,t2) và (t3,t4) →

U9/IC20V → Q2 đóng → Q1 đóng → UL tăng lên 48V

0→t1 : U9/IC20.5V → Q2 mở → Q1 mở→ UE/Q1 =UL=8V

t1→t2: có xung âm → U9/IC20V→Q2 đóng → Q1 đóng → UE/Q1 =UL=48V

Ý nghĩa của D6,C5: Do dòng cấp cho chân 6IC2 đến theo nhịp xung => nguồn thay đổi đột biến => nguồn cấp cho chân 6 ko ổn định => phải có 1 bộ ổn định nguồn cho chân 6 dùng D6,C5

Bình thường U6 so với 5 =3V => C5 đc nạp => chân (6)=3V

Khi ấn phím ( xuất hiện xung âm) => điện áp chân (6) giảm nhưng nó giảm từ từ do C5 phóng từ từ.Nếu không có D6 thì có 2 dòng Iphong ngược chiều nhau → U6 không đột biến nhanh mà giảm từ từ. Khi có D6 thì Iphong2 = 0 nên Iphong càng chậm

B,quay số đa tần:SW2 gạt sang T

Khi ấn 1 phím, thì tạo ra 1 cặp tín hiệu hàng và cột, đầu ra ở chân 5 và 7 của IC2. Tín hiệu từ chân 5 và 2 của IC2 nối với chân 10 IC3 qua đất toàn mạch. Tín hiệu từ chân 7 IC2 → R29,C14 → chân 5 IC3.R29,R30 là phân áp điện trở phôi hợp chân 7IC2 với chân 5IC3

Tín hiệu từ chân 5 IC3 được IC3 KĐại đa tần → chân 1 IC3→ do Q1 đang mở nên tín hiệu qua Q1 → cầu D → đường dây.

Khử trắc âm: chân 8IC2 có U=0.6V → chân 9IC3 để điều khiển khử trắc âm

4,Thoại

Nói: tín hiệu từ Mic → đất → đất của mạch → dây

→ C17→ R33→ chân 7 IC3 → ra chân 1IC3. Do Q1 mở → tín hiệu qua Q1 → SW3→ dây

Nghe: tín hiệu âm tần từ dây → cầu D→ 1 đầu nối đất, 1 đầu qua SW3 → Q1→ R18→ R17→ R24→ C10→ chân 15IC3→ KĐại→ ra chân 19IC3→ R36→ C22→ loa

Tụ C11 và R25 có tác dụng khử trắc âm ( khi nhấc tổ hợp thì cầu D thông,1 đôi tắt, 1 đôi mở. VÍ dụ D2 D3 thông,D1 D4 tắt, coi như dây dẫn trong suốt thời gian liên lạc, tín hiệu âm tần từ Mic qua IC3 rồi ra chân 1 IC3,1 đường ra đường dây, 1 phần còn lại thì qua R18,R17,R24,C10 rồi tới chân 15.Nhưng do có tụ C11 và R25 làm ngắn mạch tín hiệu âm tần k cho ra tai nghe

Câu 22: Cấu hình và nguyên tắc hoạt động của ADSL, VOIP ,IPTV

a) ADSL

b) ATU-C : modem đầu cuối điểm truy nhập của mạng

ATU-R : modem tại đầu cuối xa phía khách hàng

NTHĐ:

- ADSL là kĩ thuật truyền thong băng rộng sử dụng đường cáp đông điện thoại có sẵn tại nhà khách hang để truy cập internet tốc độ cao

- Tốc độ băng xuống 7Mbps, tốc độ băng lên 800Kbps, tốc độ đương xuống nhanh hơn tốc độ đường lên.

- Hầu hết các dịch vụ DSLđòi hỏi hai chiều song công trong việc truyền dữ liệu. Phương thức song công triệt tiếng vọng và song công phân chia theo tần số được sử dụng trong modem ADSL.

+ Song công phân chia theo tần số : đường xuồng và lên tách hẳn ra có khoảng bảo vệ, sử dụng bộ lọc 4Khz lọc băng thấp thoại. Băng lên tốc độ thấp lên độ rộng băng hẹp 30 - 138 Khz, đường xuống tốc độ cao sử dụng băng rộng hơn 160 - 1104 Khz. Không có tiếng vọng do có khoảng bảo vệ.

+ Song công sử dụng triệt tiếng vọng

Sử dụng một kênh duy nhất cho cả phát lẫn thu,nên cần có một bộ khử tiếng vọng phía thu ( ECH ) tuy nhiên bộ khử tiếng vọng khó tránh khỏi xuyên nhiễu và khi thực hiện cần xử lí phức tạp hơn. Nhờ vậy băng thong băng xuống được mở rộng -> tốc độ cao hơn rất nhiều. kênh thoại vẫn giữ nguyên.

c) VOIP

d) VoIP (viết tắt của Voice over Internet Protocol, nghĩa là Truyền giọng nói trên giao thức IP) là công nghệ truyền tiếng nói của con người (thoại) qua mạng thông tin sử dụng bộ giao thức TCP/IP. Nó sử dụng các gói dữ liệu IP (trên mạng LAN, WAN, Internet) với thông tin được truyền tải là mã hoá của âm thanh.

Công nghệ này bản chất là dựa trên chuyển mạch gói, nhằm thay thế công nghệ truyền thoại cũ dùng chuyển mạch kênh. Nó nén (ghép) nhiều kênh thoại trên một đường truyền tín hiệu, và những tín hiệu này được truyền qua mạng Internet, vì thế có thể giảm giá thành.

Để thực hiện việc này, điện thoại IP, thường được tích hợp sẵn các nghi thức báo hiệu chuẩn như SIP hay H.323, kết nối tới một tổng đài IP (IP PBX) của doanh nghiệp hay của nhà cung cấp dịch vụ. Điện thoại IP có thể là điện thoại thông thường (chỉ khác là thay vì nối với mạng điện thoại qua đường dây giao tiếp RJ11 thì điện thoại IP nối trực tiếp vào mạng LAN qua cáp Ethernet, giao tiếp RJ45) hoặc phần mềm thoại(soft-phone) cài trên máy tính.

d) IPTV

- IPTV (tiếng Anh viết tắt của Internet Protocol Television, có nghĩa: Truyền hình giao thức Internet) là một hệ thống dịch vụ truyền hình kỹ thuật số được phát đi nhờ vào giao thức Internet thông qua một hạ tầng mạng, mà hạ tầng mạng này có thể bao gồm việc truyền thông qua một kết nối băng thông rộng.

- Cấu trúc mạng máy chủ video: Có 2 cấu trúc chính tập trung và phân tán.

+ Cấu trúc tập trung là tương đối đơn giản và dễ dàng quản lý. Ví du, toàn bộ nội dung được lưu các máy chủ trung tâm. Mô hình này phù hợp với những mạng cung cấp dịch vụ VoD với qui mô nhỏ, có đầy đủ băng thông ở mạng lõi và biên và có một Content Delivery Network (CDN) đủ năng lực.

+ Cấu trúc phân tán có những ưu điểm về vấn đề sử dụng băng thông và quản lý hệ thống trong những hệ thống mạng lớn. Cấu trúc phân tán cần các công nghệ phân phối nội dung tinh vi và thông minh hơn.

- IPTV dựa trên các dịch vụ hội tụ

Câu 6 Cấu tạo và hoạt động của các kiểu chuông trong máy điện thoại

Biến đổi tín hiệu 48V/25Hz thành âm thanh

Chuông đổ đúng nhịp khổng đổ nhầm

Chuông điện từ ( cơ khí )

2 điểm nguồn 1 và 2 nối qua tụ tới đường dây để ngăn dòng 1 chiều.

Khi có tín hiệu chuông từ tổng đài thì cho qua tụ

ở bán chu kì dương

(+) đưa vào 1 (-) đưa vào 2, xuất hiện dòng điện → nam châm có điện → 2 hút thanh Fe, 1 đầy thanh Fe

Ở bán chu kì âm → I biến đổi cực tính

Trong 1s mõi chuông bị đập 25 lần do f=25Hz

Nếu không có nam châm thì U phải cao → từ tính mạnh. Chuông điện từ thì đơn giản, bền, chắc chắn, tuổi thọ cao.Nhưng kích thước chuông lớn, việc điều chỉnh âm lượng, âm sắc khó

Chuông điện tử

+bộ lọc: Ngăn dòng 1 chiều, tránh nhiễu

+Chỉnh lưu : chỉnh lưu điện áp xoay chiều thành 1 chiều gồm chỉnh lưu cầu và tụ lọc sau chỉnh lưu

+Dao động : tạo ra dao động của chông có tần số f=1000Hz

+KĐại âm thanh ra loa

Khi có tín hiệu chuông từ tổng đài 80V/25Hz, điện áp này qua bộ lọc và được nắn xuống thành điện áp 1 chiều → nguồn cung cấp cho bộ dao động chuông. Điều chỉnh fdđ càng hẹp càng tốt nhất là với loa điện từ. Khi thay đổi hệ số KĐ thì sẽ thay đổi âm lượng.

Chuông điện tử dễ điều chỉnh âm sắc, âm lượng nhưng đắt, độ tin cậy kém, tuổi thọ kém

Câu 14 Dạng các t/h báo hiệu trong báo hiệu mạch vòng thuê bao?

+Nhấc đặt máy sử dụng dòng 1 chiều

U=48 → Đặt máy

U=8V → Nhấc máy

+ Quay số

+Mời quay số: fâm tần =400Hz, nếu báo bận thì phát 1s nghỉ 2s, nếu hồi chuông thì phát 2s nghỉ 1s ( vẽ dạng hình sin nhé ^^ )

+Chuông: điện áp xoay chiều U=7580V, f=2025Hz. Phát 2s nghỉ 4s ( vẽ dạng hình sin nhé ^^ )

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro