tai lieu cn trau bo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Trình bày đặc điểm cơ bản của trâu bò và phân tích ưu, nhược điểm?

TL:

Trâu, bò là g/s nhai lại nhờ có hệ VSV cộng sinh trong dạ cỏ  có 2 đặc thù sinh học cơ bản là

- Khả năng phân giải t/ă xơ chứa liên kết β - 1.4 Glucozit

- Sử dụng Ni tơ phi protein (NPN)

1> khả năng phân giải lien kết β - 1.4 Glucozit: VSV dạ cỏ có khả năng phân giải β - 1.4 Glucozit trong các phân tử xeluloza và Hemixenluloza của các vách tế bào thức ăn thực vật. nhờ đó mà g/s nhai lại có thể sử dụng loại thức ăn xơ thô mà người và các loài dạ dày đơn ko sử dụng làm t/ă đc. Điều này có ý nghĩa sinh thái rất lớn, cho phép CN g/s nhai lại trên những nguồn t/ă ít cạnh tranh như cây cỏ, phụ phẩm nông nghiệp  có thể PT bền vững

2> Tổng hợp Pr từ Nitơ Phi protein: VSV cộng sinh trong dạ cỏ có khả năng tổng hợp Pr từ Ni tơ phi Pr (NPN). Pr vsv dạ cỏ là nguồn cung cấp Pr quan trọng cho vật chủ nhờ khả năng khai thác NPN nên trâu bò ko phụ thuộc vào loại t/ă PR chất lượng cao có thành phần aa cân đối như các loài ở dạ dày đơn. Trái lại người CN có thể sử dụng NPN công nghiệp như Ure để thỏa mãn 1 phần quan trọng của nhu cầu Pr of g/s nhai lại  từ đó giảm đc giá thành và sự cạnh tranh trong CN

Bên cạnh những ưu thế sinh học nói trên trâu bò còn có những hạn chế cơ bản sau:

- Sinh khí Metan vì đ/v nhai lại có quá trình lên men ở dạ cỏ là nơi cho chúng sử dụng dc thức ăn xơ nhưng quá trình lên men dạ cỏ sinh ra phụ phẩm khí Metan thải ra ngoài qua ợ hơi. Như vậy ngoài việc tiêu tốn năng lượng mang dạ cỏ mà nó còn làm lãng phí năng lượng của thức ăn (6-12%), khí Metan gây ra hiệu ứng nhà kính ko có lợi cho môi trường, g/s nhai lại chuyển hóa t/ă bột đường kém hiệu quả

- tốc độ sinh sản chậm trâu bò là g/s đơn thai, có thời gian mang thai dài (trâu trung bình là 320 ngày, bò trung bình là 280 ngày)  nên nhân giống trâu bò gặp nhiều khó khăn

- Đòi hỏi cao về đồng cỏ: Nguồn t/ă chính cho TB là cỏ, hay bãi chăn tự nhiên, đây là trở ngại lớn cho điều kienj ở những nơi có S đất nông nghiệp thấp, mặt # TB đc chăn thả trên đồng cỏ thì sự dẫm đạp trong quá trình chăn thả gây ra sự sói mòn đất, ảnh hưởng xấu đến môi trường.

(hết câu 1)

Câu 2: Đặc điểm của các giống bò vàng VN

TL:

Bò vàng có nguồn gốc từ Bos Indicus. Bò vàng thanh hóa, bò Lạng Sơn, bò Phú Yên, Khánh Hòa, bò Mèo Hà Giang

- Màu lông: vàng nhạt hoặc cánh dán, màu sắc của lông tùy thuộc vào từng lãnh thổ

+ Bò Nghệ an có sọc lông đen, gốc sừng màu tro đỉnh màu đen

+ Bò Thanh Hóa: dưới cổ lông màu nhạt hơn

- Ngoại hình: bò PT cân xứng

Con cái đầu thanh sừng ngắn

Con đực đầu to thô, sừng dài (trừ bò thanh hóa)

+ phía dưới cổ có yếm PT tạo ra nhiều nếp gấp kéo dài từ hầu đến tận xương ức mục đích của yếm là tỏa nhiệt

+ U vai dùng để tích nước. Con đực mới có u vai con cái ko có

Lưng, hông thẳng hơi rộng, bắp thịt nở nang

Mông hơi xuôi, hẹp và ngắn

Ngực PT tốt, sâu nhưng hơi lép

Bụng to tròn ko sệ, 4 chân: 2 chân trước thẳng 2 chân sau đi chụm khoeo

- Tính năng SX

+ Sinh trưởng và khả năng cho thịt

k/lượng sơ sinh 14-15kg mức tăng trọng tốt là 200-250g/ngày

k/lượng trưởng thành

con cái 150-180kg chiếm 20%

con đực 250-280kg

tỷ lệ thịt sẻ 40-44%, thịt tinh là 23%

tuổi phối lần đầu khoảng 20-24 tháng

Tỷ lệ đẻ hàng năm khoảng 50-80%

Khả năng cho sữa thấp 2kg /ngày thời gian là 4-5 tháng (chỉ đủ cho con bú) bò vàng ko có sữa hàng hóa nhưng lại có ưu điểm là tỷ lệ mỡ sữa cao đạt 5-5.5%.

Khả năng làm việc cày kéo kém, yếu, sức khỏe trung bình của con cái 380-400N, con đực 440-490N

Sức kéo tối đa con cái là 1000-1500N con đực là 1300-1800N

Ưu điểm: có sức kéo dẻo dai, tốc độ cày kéo khá nhanh, hồi phục sức khỏe nhanh, chịu kham khổ

Tính thích nghi rất cao với đ/k thời tiết khí hậu và đặc điểm t/ă của nước ta, chịu nóng ẩm tốt và chống chịu bệnh tật cao, thích ứng đc với đ/k chăn nuôi

Nhược điểm: khả năng chống chịu kém đặc biệt là trong thời gian gió mùa, mưa phùn gió bấc

Biện pháp phòng: mỗi địa phương phải có những biện pháp khác nhau như: che chắn, tích lũy t/ă, đảm bảo chống rét cho bò.

(hết câu 2)

Câu 3: đặc điểm của giống bò lai Sind

TL:

Bò lai Sind là kết quả tạp giao giữa bò Red Shindhi hoặc bò Sahiwal với bò vàng VN. Tỷ lệ máu của bò lai Sind thay đổi rất lớn giữa các cá thể và do đó mà ngoại hình và sức SX cũng thay đổi rất lớn

Màu lông: đỏ cánh gián hay nâu sẫm

Ngoại hình: trung gian giữa bò Sind và bò vàng

+ Đầu hẹp trán gồ tai to cụp xuống.

+ Rốn và yếm PT, yếm kéo dài từ hầu đến rốn nhiều nếp nhăn

+ U vai nổi rõ ở cả con cái và con đực

+ Âm hộ nhiều nếp nhăn

+ lưng ngắn ngực sâu, mông dốc, bầu vú khá PT

+ Đuôi dài, chóp đuôi thường ko có xương

- Đặc điểm SX

+ k/lượng sơ sinh là 17-19kg,

+ K/lượng trưởng thành

Con đực là 250-350kg

Con cái 400-450kg

+ Tuổi phối lần đầu lúc 18-24 tháng tuổi

+ Khoảng cách lứa đẻ 15 tháng

+ Năng xuất sữa 1200-1400kg/8 tháng, mỡ sữa là 5-5.5%

+ Tỷ lệ thịt sẻ là 49%

+ Sức kéo TB là 560-600N

- Bò lai Sind chịu đc kham khổ tốt, khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm

- có thể dung làm nền lai với vò sữa  tại ra con laic ho sữa

- Có thể dung làm nền lai với bò đực kiêm dụng thịt  bò lai hướng thịt.

(hết câu 3)

Câu 4: Đặc điểm giống bò sữa Holstein Friesian (bò sữa Hà Lan)

TL:

Bò sữa hà lan (HF) được tạo ra từ tỉnh Fulixon của Hà Lan từ thế kỷ 14. nơi có khí hậu ôn hòa mùa hè kéo dài và đồng cỏ rất PT

Canada có công thức cải tạo giống này là một trong 6 giống bò sữa có tác dụng lớn trong ngành CN

- Màu lông: biến đổi liên tục

Lang trắng đen (chủ yếu)

Lang trắng đỏ

Toàn thân có màu đen (trừ một số đốm trắng ở đầu và đùi)

- Ngoại hình: Là loại điển hình of bò sữa. toàn thân có hình Nêm, điểm trắng ở chân, vai có vệt trắng kéo xuống bụng và 4 chân, đuôi trắng

+ Bò cái: đầu dài, thanh nhẹ, tai nhỏ, trán phẳng, có đốm trắng, sừng con vòng về phía trước, cổ dài cân đối, da cổ có nhiều nếp gấp, ko có yếm.

Vai - Lưng - Mông: thẳng, ngực sâu bụng to, 4 chân thẳng, dài, khỏe. Cự li chân rộng. Bầu vú PT to, tĩnh mạch giữa lộ rõ ngoằn ngoèo. Da mông, lông mịn. Cao khum, cao hông, cao vây

+ Con đực: đầu to, bắp thịt nở nang, lưng thẳng ngực sâu nở bụng thon. Tính tình đa số hung dữ

- TÍnh năng SX:

+k/lượng sơ sinh 45kg

Nuôi dưỡng bình thường 35-55kg

Nuôi dưỡng tốt 50-60kg

+ k/lượng trưởng thành

Con cái 650-700kg

Con đực 1000-1200kg

+ Tỷ lệ thịt sẻ 40-45%

+ Tăng trọng từ 500-800g/ ngày, nếu dưới 500g/ngày  làm cho g/s bị kìm hãm sinh trưởng và rút ngắn sinh dục và sớm ra đi

+ Sản lượng sữa 2100-2400kg/ chu kỳ hoặc 2400-2800kg/365 ngày

+ Tỷ lệ mỡ sữa 3.8-4.2%

Chọn đực giống ở đời sau: có 3000kg/chu kỳ.

Ở nước ta bò Hà Lan được nuôi ở vùng mộc châu (Sơn La), Tam đường (Lai Châu), Tam Nguyên (Lâm Đồng)

Chú ý: trong nuôi dưỡng bò sữa

- Chế biến kp ( t/ă cần phải lưu lại trong dạ cỏ)

- Cấu trúc t/ă

Ăn để chuyển hóa NL thành sữa. Vì thế t/ă thô/ thức ăn tinh (t/ă tinh chỉ là t/ă bổ sung bời vì thức ăn thô là t/ă nhiều xơ có nhiều axitaxetic, nhiều tinh bột)

- Về sinh sản: tạo ra lai F1 từ 1 giống thuần nên con lai đựơc thừa hưởng ưu thế lai, vì thế chỉ số trong sinh sản là rất cao. Nên cần phải phối lần đầu sớm hơn các con lai #  lứa đẻ đầu cũng có sớm hơn, động hớn trở lại (ko bị bệnh sản khoa). Khoảng cách 2 lứa đẻ ít hơn, hệ số phối ít hơn = ½ lần phối

- Tính thích nghi giống bò này ưa khí hậu mát mẻ, khô ráo nhiệt độ từ 18-200C. Thức ăn đủ chất dinh dưỡng do đó ko nuôi bò Hà lan ở vùng đồng bằng nóng ẩm, nhiệt độ cao > 250C. Vì khả năng thích nghi của chúng kém, dễ mắc bệnh lao, nhiễm trùng, tiêm mao trùng và lê dạng trùng.

(hết câu 4)

Câu 5: Các phương thức nhân giống trâu bò ở nước ta?

TL:

Có 2 phương thức

- Nhân giống thuần

- Phương pháp lai tạo

1> Nhân giống thuần: tức là cho giao phối cá thể đực, cái với nhau để cho ra đời sau 100% máu của giống đó. Việc giao phối này nhằm mục đích hoàn thiện phẩm chất và giá trị di truyền của giống nào đó. Trong phương pháp này những con đc chọn lọc thường ổn định về di truyền và có phẩm chất tốt cho đời sau

- Trong CN TB người ta chú ý đến năng xuất sinh trưởng, tốc độ sinh trưởng và tiêu tốn t/ă. Nếu cá thể trong cùng 1 giống mà thuộc các dòng khác nhau thì việc giao phối này gọi là giao phối chéo dòng. Việc giao phối này sẽ bỏ khuyết cho nhau, khắc phục 1 số nhược điểm nào đó

- Một số trường hợp: để duy trì và nâng cao ở đời sau những tính trạng có giá trị của 1 tổ tiên suất sắc đặc biệt nào đó người ta cho giao phối những cá thể riêng biệt (giao phối đông huyết)

Tuy nhiên như thế làm giảm sức sống của đời sau cho nên nó đc sử dụng rất hạn chế và thận trọng:

Những con đc giao phối phải khỏe mạnh, có thể chất chắc, đời con thu đc phải nuôi dưỡng chăm sóc tốt

VD: Hệ số tương quan về mặt tăng trưởng Bố - Con

Tăng trưởng = bố  con + 0.7 hoặc 0.9

2> Phương pháp lai tạo

* Lai cải tạo:

Thường dùng giống cao sản để cải tạo một cách căn bản cho một giống khác. Khi giống này ko đáp ứng đc nhu cầu về kinh tế cũng như SX. Hoặc do đ/k môi trường khí hậu ko hợp với giống cao sản. thường là giống nhập nội nên người ta cũng dung PP này trong lúc ko nuôi thuần chủng giống nhập đó

Theo PP này những con lai đời 1 lại đc giao phối trong nhiều thế hệ với những con đực dùng để cải tạo, nên trong quá trình lai tạo quần thể dùng làm nền dần dần đc chuyển gần về quần thể đc dùng con đực để cải tạo. tất nhiên ko thể biến đổi hoàn toàn quần thể nọ thành quần thể kia. Trong việc cải tạo giống địa phương chú ý càn chọn giống địa phương có đặc tính tốt

Sơ đồ

Khi tiến hành lai tạo theo PP này người ta cần chú ý:

+ Chọn những g/s cải tạo có xu hướng dễ thích nghi với đ/k mới

+ Việc chọn lọc và phối giống phải có tiêu chuẩn ngay từ đầu cơ sở môi trường cải tạo

+ Phải nuôi dưỡng chăm sóc tốt con lai

* Lai cải tiến:

PP này đc áp dụng trong trường hợp cần cải tiến một phẩm giống

VD: lượng sữa cao song mỡ sữa thấp

Khi lai cải tiến cần chú ý:

Con lai phải giữ nguyên đc đặc tính cơ bản của phẩm giống. vì vậy các đực lai tốt nhất ở đời 1 phải cho giao phối với các đực thuần chủng của đực cải tiến. Tiếp đó các con laic ho tự giao phối (mang ¼ máu giống cải tiến) hoặc giao phối tiếp với đực giống đc cải tiến 1 lần nữa rồi mới chuyển sang tự giao (mang 1/8 máu của giống đi cải tiến)

+ Con đực của giống đi cải tiến rất quan trọng vì nó có nhiệm vụ di truyền các đặc tính mà người ta muốn nang cao hoặc 1 đặc tính còn thiếu ở giống cải tiến. Nếu đặc tính đó mang tính di truyền trội thì càng tốt, vì như thế dễ truyền thụ

+ Việc giữ các đặc tính mới bổ sung rất quan trọng vì trong phương thức này con đực cải tiến chỉ dùng 1 lần (gọi là pha máu) cho nên muốn giữ lại các đặc tính mới bổ sung cần phải chọn lọc các con lai tốt nhất và chọn phối hợp lý.

Sơ đồ:

* Phối hợp:

Lai gây thành ko có cơ sở nhất định mà phải căn cứ vào mục tiêu gây giống đã được xác định. Người ta dùng trâu bò giống nội, ngoài hay các giống khác nhau đời con của chúng cho giao phối với nhau. Khi nào tạo được những con đạt yêu cầu cho tự giao phối để cố định thành giống mới.

Phương pháp này có nhiệm vụ phối hợp nhiều giống có đặc tính hay tính trạng mong muốn riêng. Để tạo nên 1 giống mới.

* Lai kinh tế:

Là phương pháp lai giữa 2 cá thể thuộc 2 dòng khác giống, 2 giống khác nhau, giữa 2 cá thể khác loài để tạo con lai F1 mục đích lai kinh tế để tạo sản phẩm thịt sữa, không dùng để làm giống.

VD:

* Lai xa (Lai khác loài):

Khi lai tạo khác loài con mang tính chất trội như khi giao phối cùng giống hay cùng loài, trong lai xa ưu thế lai thể hiện rất rõ, nhưng có trường hợp ngược lại phôi thai chết ngay từ đầu hoặc quái thai trong lai xa con cái thường lớn hơn con đực

(hết)

Câu 6: Các loại thức ăn sử dụng trong khẩu phần ăn của TB nói chung nhất là trong CN bò sữa?

1> thức ăn thô xanh

a> cỏ tự nhiên: là loại mà g/s thu nhận hang ngày trên bãi chăn gồm các loại cỏ: cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ mần trầu, cỏ thài lài. Mỗi một loại cỏ chịu 1 loại đất # nhau, chụ sự chi phối # n nên nhịp độ sinh trưởng của cỏ tự nhiên là khác nhau  chất lượng cỏ là # nhau. Như vậy cỏ tự nhiên có tính ko ổn định và khó kiểm soát nguồn lây nhiễm bệnh có thể có độc tố do 1 số sản phẩm thuốc BVTV, cỏ thiên nhiên hợp với những loại g/d có sức đề kháng cao.

Đây là loại t/ă lý tưởng cho loài nhai lại nói chung và Tb nói riêng đặc biệt là bò sữa ko thể thiếu. vì trong cỏ có nhiều VTM, nhiều chất dinh dưỡng

b> Cỏ trồng:

- cỏ voi, cỏ kinggras, cỏ

seleccin I, riêng cỏ Guatemala

ưu điểm cỏ chịu rét, sương muối, thời gian thiết lập chậm, chịu dập tốt

- Cỏ ghine danicum Maximu

- Cỏ Digit aria De cam per

- Cỏ gà, cỏ rugi

Ưu điểm: cỏ chịu hạn tốt, chịu rợp tốt dung để thu cắt và chăn thả

C> các loại cây cỏ họ đậu:

- Cây keo dâu (Leu cara leucasephara) có độc tố ít

- Cây keo củi: (caliard ra): ko có độc tố chịu hạn tốt, chịu sương muối cao, đặc biệt là năng xuất chất xanh cao hơn cây keo dâu, cây có lượng Pr là 21-28%

Vật chất khô cao và có khả năng chuẩn bị các loại khoáng chất cần thiết cho co thể

 các cây cỏ họ đậu có nhịp sinh trưởng ngắn hơn cây hòa thảo nên có thể trồng xem giữa 2 loại cây này với nhau

d> các loại phế phẩm nông nghiệp

Cây ngô: phải thu ngay đem băm nhỏ để dự trữ làm thức ăn xanh

Dây lang

Dây lạc

Đậu đỗ

=> Pr nằm nhiều trong lá

2> thức ăn khô (cỏ khô)

Đây là loại thức ăn dự trữ tốt nhất cho trâu bò vào mùa đông (dao động:100-1000UI/kg cỏ khô) giá trị của cỏ khô phụ thuộc vào thành phần thực vật ta đem phơi khô, đất đai, giai đoạn thu hoạch và kỹ thuật phơi (nếu phơi nắng chói chang  carotene bị phân giải, chỉ còn VTM D giảm giá trị dinh dưỡng) tốt nhất là phơi vào những ngày râm mát. Khả năng thu nhận cỏ khô phụ thuộc vào cấu trúc khẩu phần ăn

Bò sữa cần ăn 3kg cỏ khô/100kg P

Ở nước ta có thời điểm mỗi đầu g/s có khoảng 250-300kg cỏ khô

Mức thu nhận cỏ từ 2,5-3kg/100kg P

Thu nhận cỏ khô giảm 2-2.5kg/100kg P

3> rơm và cây ngô già dung cho trâu bò cày kéo là chính, rơm có hàm lượng xơ cao 30-40%, nghèo nàn chất dinh dưỡng, tỷ lệ tiêu hóa thấp 30-40%, trước khi cho ăn nên sử lý = Ure và có bổ xung thêm ít rỉ mật, bổ xung thêm ít rỉ mật vì rỉ mật cung cấp năng lượng, trong dạ cỏ rỉ mật có tác dụng nhiều, phân giải năng lượng (ATP) giúp cho sinh vật hoạt động tốt hơn. Nếu VSV ko hoạt động hoặc kem hđ thì giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu t/ă

4> ủ chua

Đây cũng là PP lý tưởng để dự trữ thức ăn cho gia súc trong vụ khan hiếm t/ă. Thành phần dinh dưỡng t/ă ủ xanh cao hơn cỏ khô (phụ thuộc vào thành phần cỏ đem ủ). Tỷ lệ tiêu hóa cũng rất cao: 70-72% thức ăn ủ chua nhờ vi khuẩn Lactic có sẵn trong TB thực vật (cư trú trong nguyên liệu thức ăn). Tạo ra môi trường yếm khí ko có nước thì VK này PT lên. VK lác tíc tạo ra axitlactic làm cho PH hạ xuống 38-4.5. nồng độ này là lý tưởng nhất để bảo quản thức ăn tốt

Lá sắn thì nên ủ chua cho TB ăn vì trong lá sắn có rất nhiều axit HCN nên cho TB ăn nhiều thì sẽ ngộ độc thức ăn và chết còn khi đem ủ chua HCN sẽ bay hơi gs ăn được 20-25kg/ngày. Tối đã là 30kg/ ngày

5> bã bia và bã riệu: Là loại t/ă kích thích tiết sữa, vì hàm lượng Pr trong VCK cao 17-18% và bã bia còn là loại t/ă có nhiều nước, chứa nhiều VTM có thể cho ăn đc 10-15kg/con/ngày trộn lẫn vào t/ă tinh và cho ăn vào thời điểm tiết sữa, còn trâu bò cày kéo dùng cho vận động cho ăn lien tục, nếu cho ăn gián đoạn sẽ làm giảm sản lượng sữa

6> Thức ăn củ, quả: Khoai lang, bí đỏ, cà rốt là loại t/ă kích thích tiết sữa vì nó chứa nhiều H2O, VTM, các thành phần Pr, Khoáng, mỡ, xơ rất thấp

Cung cấp 0,4kg/ngày nếu thấy có hiện tượng thoái hóa thì ngừng lại, ko đc cung cấp quá nhiều lượng t/ă củ quả vì khi dung nhiều  VSV lên men đường, tinh bột lên men rất nhanh tạo ra axitlactic, nồng độ cao ko làm vi khuẩn chuyển hóa thành axit Propionic. Mà axitlactic làm giảm PH dạ cỏ, nếu quá nhiều  hấp thu vào máu quá nhiều  làm toan huyết. Đặc biệt ở bò sữa gây ngộ độc rất nhanh

7> thức ăn tinh (t/ă hỗn hợp): Từ bột ngô, sắn, cám gạo, là loại t/ă dùng để điều chỉnh chất dinh dưỡng cho g/s, khi KP cơ sở ko đáp ứng đc ( t/ă tinh đc gọi la t/ă bổ xung). Ngoài ra bổ xung thêm Premix, khoáng (1kg chứa 2500-3000 Kcal ME, Pr 12-14%)

Hết câu 6)

Câu 7: Quá trình chuyển hóa Nitơ của thức ăn ở gia súc nhai lai? Phân tích ưu, nhược điểm?

TL:

Cetoaxit có đc trong quá trình trao đỏi tinh bột và đường, Protozoa ko có khả năng này

Nó phụ thuộc vào tính hòa tan, hòa tan càng nhanh thì sự  NH3 càng lớn

Cỏ họ đậu non thì sự hình thành NH3 càng nhanh

Khi cho g/s ăn KP nghèo đạm NH3  nghèo năng lượng  sự hình thành NPN thấp  một phần NH3 đi vào máu, gan để giải độc và từ NH3 sẽ trở thành Ure. Một phần nhỏ Ure theo tuyến nước bọt quay về dạ cỏ và tạo thành NH3, còn 1 phần lớn đc đào thải ra ngoài qua nước tiểu

- Nhược điểm: Nếu KP quá nhiều nito sẽ gây lãng phí, trong trường hợp NH3 quá nhiều gan sẽ chuyển hóa ko kịp thành ure làm cho g/s ngộ độc (mang tính kiềm). giải độc có thể cho uống nước dưa chua, truyền Gluco  tĩnh mạch để pha loãng nồng độ kiềm dư đối với g/s bị nặng nên dung phương pháp thứ 2 để giải độc nhanh hơn

- Ưu điểm: giúp cho g/s có thể sử dụng đc NPN đây là loại thức ăn rẻ tiền dễ kiếm (quá trình của trao đổi nito)

+ Đối với g/s sản xuất bình thường nên lựa chọn những loại t/ă rẻ tiền sẵn có như bã sắn, rơm rạ

+ Đối với TB có thể thay thế đc nguồn ni tơ vô cơ từ 30-35% chúng ta có thể cho vào khi t/ă thiếu Pr, bổ sung 30-35% dù có thiếu nhiều, trong 1 ngày ko bổ sung quá 150g.

(hết câu 7)

Câu 8: chu kỳ tính và hiện tượng động dục ở trâu bò cái?

Ở bò chu kỳ tính rất ổn định (trung bình là 21 ngày) đối với trâu rất đa dạng, ở trâu có rát nhiều loại chu kỳ

Chu kỳ ngắn 7-10 ngày

Chu kỳ BT 11-30 ngày

Song chu kỳ 31- 60 ngày

Tam chu kỳ 61-90 ngày

Chu kỳ dài > 90 ngày

 khả năng sinh sản của trâu rất thấp

- Theo dõi chu kỳ tập trung trong khoảng 22-28 ngày

- mỗi chu kỳ gồm các giai đoạn sau

1> Tiền động dục: diễn ra ngay trước khi động dục. trong giai đoạn này buồng trứng 1 noãn bao lớn bắt đầu lớn nhanh (sau khi thể vàng của chu kỳ trước đã bị thoái hóa). Vành âm đạo dầy lên, đường sinh dục tăng sinh, xung huyết, các tuyens sinh dục phụ tăng tiết dịch nhờn trong suốt khó đứt, âm môn hơi bong mọng, cổ tử cung hé mở, con vật bỏ ăn hay kêu rống, đát rắt, có nhiều bò đực theo trên bãi chăn nhưng con vật chưa chịu đực

2> động dục: là một thời kỳ ngắn biểu hiện hiện tượng "chịu đực" của bò cái dao động trong khoảng 6-30h, đối với bò tơ trung bình 20h, bò cái SS là 18h

Biểu hiện niêm dịch chảy ra nhiều, càng về cuối càng trắng đục như hồ nếp, độ keo dính tăng, âm hộ hồng đỏ về cuối càng thẫm, cổ tử cung mở rộng, con vật chịu đực cao  đứng yên cho con khác nhảy lên

3> hậu động dục: đc tính từ lúc con vật thôi chịu đực đến khi cơ quan SD trở lại trạng thái BT (khoảng 5 Day), con cái thờ ơ với con đực, ko cho giao phối, niêm dịch trở thành bã đậu sau khi thôi động dục 10-12h thì rụng trứng. khoảng 70% số lần rụng trúng vào ban đêm

4> giai đoạn yên tĩnh: đây là giai đoạn yên tĩnh giũa các chu kỳ động dục đặc trưng bởi sự trở lại của thể vàng. Nếu ko có chửa thì thể vàng sẽ thành thục khoảng 8 ngày sau khi rụng trứng và tiếp tục hoạt động (tiết Progesteron) trong vòng 8-9 ngày sau đó thoái hóa. Lúc đó giai đoạn tiền động dục của chu kỳ mới lại bắt đầu

Nếu trứng đc thụ tinh thig GĐ này đc thay thế = thời kỳ mang thai (thể vàng tồn tại tiếp Progesteron

(hết câu 8)

Câu 9: chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của bò cái?

TL:

1> Tuổi đẻ lứa đầu: phản ánh thời gian đưa con vật vào khai thác sơm hay muộn. tuổi đẻ lứa đầu chủ yếu phụ thuộc vào tuổi thành thục (cả về tính thuần và thể vóc), đòng thời vào việc phát hiện động dục và kỹ thuật phối giống

- Tuổi động dục lần đầu: khoảng vào lúc 14-16 tháng tuổi, tuy nhiên người CN thường ko phối giống cho bê tơ ở tuổi này vì nó chưa đủ thành thục về thể vóc

- Tuổi phối giống lần đầu: Chỉ tiêu này chủ yếu do người CN quyết định, chỉ nên phối giống cho bê hậu bị khi chúng đạt khoảng 70% k/lượng lúc trưởng thành, trong thực tế nên phối giống lần đầu cho các bê hậu bị đc nuôi dưỡng tốt khi chúng đạt 18 tháng tuổi. Nghé đạt khoảng 75-80% k/lượng lúc trưởng thành

- Tuổi phối có chửa lứa 1

2> Khoảng cách lứa đẻ: khoảng cách lứa đẻ là thời gian giữa lần đẻ trước và lần đẻ tiếp sau chủ yếu là do thời gian có chửa lại sau khi đẻ quyết định. Thông thường chu kỳ khai thác sữa của bò sữa tính làm 10 tháng, 2 tháng cạn sữa. do vậy khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của bò sữa là 12 tháng. Bò sữa lý tưởng mỗi năm đẻ 1 lứa

- Thời gian có chửa lại sau đẻ tốt nhất là còn khoảng 3 tháng, thời gian này phụ thuộc vào thời gian động dục lại sau đẻ, khả năng phát hiện động hớn và phối giống lại, cũng như khả năng thụ thai của bò

- Thời gian động dục lại sau đẻ: khoảng 40-50 ngày sau đẻ bò cái động dục trở lại. Khoảng thời gian này phụ thuộc vào quá trình hồi phục của buồng trứng. những bò cái đc nuổi dưỡng kém trc và sau khi đẻ, hay cho con bú trực tiếp thường động dục trở lại muộn hơn

- Tỷ lệ thụ thai: phụ thuộc 1 mặt vào bản than con vật, đặc biệt là sự hồi phục đường sinh dục và hoạt động chu kỳ sinh dục sau đẻ, phụ thuộc vào kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Cùng với việc động dục trở lại sớm, tỷ lệ phối giống thụ thai cao góp phần rút ngắn thời gian có chửa lại sau khi đẻ và khoảng cách lứa đẻ

- Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày đối với bò có thể sớm hay muộn hơn so với thời giant rung bình là 5 ngày.

(Hết câu 9)

Câu 10: sữa đầu đối với bê nghé sơ sinh, cách cho bê nghé bú?

TL:

Thức ăn chủ yếu của bê nghé sơ sinh là sữa đầu và sữa thường, sữa đầu đáp ứng đc yêu cầu của bê nghé có hàm lượng dinh dưỡng cao dễ cân đối

Trong sữa đầu thành phần mỡ cao hơn 1,5 lần so với sữa thường

Pr > 5 lần sữa thường

Khoáng > 2 lần sữa thường

Caroten >5 ----

Tỷ lệ albumin cao hơn 2-3%  dễ tiêu hóa

- Sữa đầu có độ chua cao  kích thích tuyến tiêu hóa, ức chế vi khuẩn, kích thích tiết dịch mật

- Trong sữa đầu hàm lượng Gama-Globulin cao (5% so với 0.1%)  tác dụng làm tăng súc đề kháng của bê

- Trong sữa đầu có hàm lượng MgSO4 cao (0.37% so với 0.017%)  tạo thành chất tẩy nhẹ để tẩy cứt xu ra ngoài

=> bê nghé cần đc bú sữa đầu càng sớm càng tốt  tỷ lệ mắc bệnh càng tốt, nếu sau đẻ 1h cho bú tỷ lệ mắc bệnh là 7.9%, nếu sau đẻ 7h cho bú tỷ lệ mắc bệnh là 42%

Như vậy sữa đầu đã nâng cao sức sống của be nghé sơ sinh nhờ 2 yếu tố là dinh dưỡng cao, dễ đồng hóa và tăng khả năng đồng hóa nhờ Gama-Globulin, MgSO4, có độ chua cao.

- trường hợp thiếu sữa đầu nguwoif ta có thể làm swuax đầu nhân tạo với thành phần sau:

1 lít sữa nguyên + 10ml dầu cá + 5-10g muối + 2-3 quả trứng nếu táo bón thì cho thêm 5 - 10g MgSO4

Cách pha: sữa nguyên sau khi thanh trùng hạ nhiệt độ xuống 38-300C đập trứng với dầu cá, muối vào  đánh thật đều

- Sau bú sữa đầu cho bê bú sữa thường

- Thức ăn khác: thời gian cuối bê phải đc tập ăn thức ăn thô, cỏ khô, rơm --? Sau 7-10 ngày kích thích dạ cỏ PT, đồng thời hệ VSV sớm xuất hiện trong dạ cỏ, cho ăn cỏ khô chất lượng cao

- sữa nguyên dinh dưỡng

* cách cho bê bú:

- Cho bú trực tiếp: sau khi đẻ bê đc bú trực tiếp từ vú mẹ hang ngày, trước khi cho bê bú phải làm vệ sinh chuồng trại, vú bò mẹ phải đc lau sạch

+ trường hợp bò mẹ mới đi làm về thì nên cho nghỉ ngơi 30-45' mới cho con bú

+ Nếu vú bị viêm phải chữa trị  tránh bê viem ruột, thời kỳ này ko nên cho bê nghé theo mẹ mà phải nhốt ở chuồng

=> thời kỳ này bê bú đc sữa mẹ nhiều  tỷ lệ sống cao hơn, bò viêm vú thường gặp ở sau đẻ 2-5 ngày

- Cho bú gián tiếp: sau khi đẻ ko cho bú trực tiếp, vắt sữa đầu cho bú = bình có núm vú cao su.

Lỗ tiết của núm vú nhỏ hơn 2mm nhằm đảm bảo 1 lần mút ko quá 3ml để tránh rãnh thực quản hoạt động tốt, khi cho bú đặt bình nghiêng 1 góc 30 độ

+ Sau vài ngày cho bú bằng bình bắt đầu chuyển sang tập cho bê uống sữa = xô

+ PP tập cho bê uống sũa bằng xô: rửa sạch tay ngâm vào trong sữa, thò 2 ngón tay lên làm vú giả, tay kia ấn mõm bê xuống cho ngậm mút 2 đầu ngón tay. Sữa sẽ theo kẽ ngón tay lên, làm vài lần như vậy bê sẽ quen và tụ uống sữa

* Yêu cầu chất lượng và số lượng sữa cho bê bú.

- Sữa đầu dung cho bê đến đâu thì vắt đến đó, sữa đầu phải đảm bảo vệ sinh tuyệt đối ko dung nhiệt để sử lý vì dễ gây đông vón

- Sữa thường tiến hành lọc sữa  đun lên nhiệt độ = 800C để thanh trùng rồi hạ xuống nhiệt độ thích hợp tốt nhất là 35-370C

- KO đc cho bê bú sữa vú viêm

- Lượng sữa mỗi lần cho bú ko quá 8% so với khối lượng bê

- Lượng sữa cho bú mỗi ngày cho bú mõi ngày =1/5 -1/6 k/lượng sơ sinh, thong thường tháng đầu cho bú 5lit sữa/ngày sau đó mỗi tháng có thể giảm đi 1kg sữa/ngày

- số lần cho bú = số lần vắt sữa mẹ, thường lúc đầu cho bú 3-4 ngày về sau giảm dần

(hết câu 10)

Câu 11:Sự PT của tuyến sữa?

TL:

1> giai đoạn bào thai:

Tuyến sữa được hình thành ngay trong những tháng đầu của thai, mầm tuyến xuất hiện khi thai khoảng 2 tháng tuổi sau đó mầm tuyến kéo dài hình thành mầm sơ cấp là cơ sở hình thành hệ thống ống dẫn sữa, tuyến bào, ống đầu vú.

Hầu như các cơ quan tổ chức hình thành trong giai đoạn này, trong giai đoạn này sự PT thai đực và cái là như nhau

2> giai đoạn ngoài thai:

- Từ sơ sinh đến thành thục về tính:

Tốc độ PT của tuyến sữa = tốc độ PT của cơ thể cơ thể

- Từ động dục lần đầu đến có thai lần đầu: trong giai đoạn này tuyến sữa chịu tác động của các hormone do buồng trứng phân tiết estrogen kích thích hệ thống ống dẫn sữa PT

Prosgesteron kích thích tuyến bào PT

ở đầu mút các ống dẫn sữa nhỏ hình thành tuyến bào nhưng các tuyến bào này ko PT mà nhường chỗ cho ống dẫn sữa lặp đi lặp lại. Vì vậy cứ 21 ngày tuyến sữa to lên 1 chút mô liên kết và mô mỡ tiếp tục PT để làm giá đỡ cho mô tuyến.

- Giai đoạn mang thai: từ 8-10 tháng, tuyến sữa của bê đã PT đến mức hoàn thiện và có khả năng sinh sữa. Ở giai đoạn mang thai dưới tác động của estrogen và Progesteron hệ thống ống dẫn và tuyến bào dều PT mạnh. Ở giai đoạn đầu mang thai  hệ thống ống dẫn PT mạnh, còn tuyến bào PT chậm sau đó tuyến bào PT nhanh dần theo sự tiến triển của thai.

Trước đẻ 2-3 ngày tuyến sữa đã tích lũy sữa đầu

- Sau đẻ: ở tế bào tuyến sữa đã PT đầy đủ trong giai đoạn mang thai, ko PT sau khi đẻ xong sản lượng sữa tăng dần và đạt đến ổn định, duy trì năng suất cao ở 5-6 tuần sau đẻ, sau đó năng xuất sữa dần dần giảm xuống  do dung lượng của tuyến bào tăng lên sau 1 tuần duy trì cường độ phân tiết cao, tuyến sữa xuất hiện quá trình thoái hóa.

3> Quá trình thoái hóa tuyến sữa

- Quá trình thoái hóa tự nhiên:

Xảy ra mang tính chất hoàn toàn tự nhiên ko có sự can thiệp của con người, gặp ở gia súc thấp sản, gia súc cày kéo 4-5 tháng tuyến sữa thoái hóa.

Số lượng các tế bào tạo sữa giảm song song với quá trình trên chiều cao của tế bào tạo sữa giảm dần dần tuyến bào biến mất bầu vú bị thu hẹp, những hệ thống ống dãn vẫn tồn tại điều này quan trọng cho quá trình tạo sữa ở lứa sau, các men giảm các tuyến sữa ngừng phân tiết

- Quá trình thoái hóa nhân tạo: đối với những bò nhiều sữa phải có sự can thiệp của con người, người ta ko vắt sữa định kỳ mà để sữa ứ lại trong tuyến sữa  áp suất nội tăng cao, khi áp suất nội tăng đến mức màng tế bào rách ra và sữa trào ra ngoài đồng nghĩa với quá trình tạo sữa ngường  trở thành vật lạ cho lâm ba cầu.

(hết câu 11)

Câu 12: các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng sữa?

TL:

1> Giống: các giống chuyên sữa sản lượng sữa/chu kỳ rất cao

Bò nâu thụy sĩ 3500 - 4000 l/chu kỳ

Lai sind 1000-1200 l/chu kỳ

Chuyên thịt, cày kéo may ra đủ sữa cho con bú

Giống nào thích nghi cao  sản lượng sữa cao và ổn định

2> tuổi có thai lần đầu

- Thường tuổi thành thục về tính đến sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc

- Đối với bò sữa phối 16-18 tháng tháng tuổi là phù hợp nhất + đủ k/lượng nếu chưa đủ k/lượng cần để đến 20-22 tháng vì nếu phối sớm tuyến sữa chưa PT  ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa của 1 đời gia súc, đẻ khó.

- Nếu dinh dưỡng kém  bò chậm PT  phối muộn, thông thường bò kém PT  tuyến sữa kém PT

3> Tuổi của g/s: nói chung bò đẻ ở lứa thứ nhất (70%), lứa thứ 2 (90%), lứa thứ 3 (100%), lứa thứ 4,5 sản lượng sữa đạt cao nhất ròi ổn định  sản lượng sữa giảm càng nhanh khi tuổi gia súc càng già, cá biệt có những g/s cho sản lượng sữa cao đến 10 năm

Chức năng của các cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, thần kinh xuống cấp nhanh

4> Dinh dưỡng: Đối với g/s tiết sữa rất quan trọng: Nếu KP ko cân đối  ảnh hưởng sức khỏe, rối loạn dinh dưỡng, nếu KP thừa đạm 10-15% chưa ảnh hưởng lớn

Nếu KP thừa đạm > 20% ảnh hưởng mạnh

Năng lượng cũng thiếu hụt  gia súc huy động nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể  thể trạng yếu  dễ gây bệnh năng lượng thừa gây lên 1 số rối loạn dinh dưỡng, con vật hướng sữa béo tích mỡ ở bụng, buồng trứng  ko sinh sản, ko tiết sữa.

5> k/lượng của gia súc: bình thường những gia súc có khối lượng lớn thì khả năng cho sữa cao hơn. Tuy nhiên cũng có những g/s có k/lượng lớn nhưng khả năng cho sữa thấp

Hệ số sinh sữa = sảng lượng sữa/k/lượng

Đối với bò chuyên sữa thường có hệ sinh sữa từ 8-10

6> Ảnh hưởng của môi trường. Có ảnh hưởng rất lớn đến bò sữa: ảnh hưởng gián tiếp thong qua thức ăn nếu thời tiết phù hợp, ảnh hưởng trực tiếp thong qua hệ thối thần kinh điều khiển.

Cơ thể bò sữa nhiệt độ 15-200C nếu nhiệt độ thấp hơn 150 hoặc > 200C đều ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa

- mỗi giống # nhau (mõi cá thể # nhau) thì khả năng thích nghi với nhiệt độ khác nhau

HF: 210C sữa giảm, Bò nâu thụy sĩ nhiệt độ > 270C sữa giảm

Bò sữa có khả năng chịu lạnh tốt hơn nhiều so với nóng

- Nhiệt độ nóng ẩm ở miền Bắc nước ta rất khó chống vì chống nóng ko khéo ảnh hưởng đến việc thải nhiệt  khả năng thu nhận t/ă kém vì thời gian điều tiết nhiệt tốt hơn  sữa giảm.

7> Thời gian từ khi đẻ đến khi phối trở lại (phối có chửa): phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng, cơ thể hồi phục nhanh, khả năng xuất hiện chu kỳ sinh dục sau khi đẻ tốt hơn, thời gian phối trở lại 40 thì thu lại hiệu quả cao: Bê nghé và sữa.

- Nếu thời gian này quá dài 120-140-160 có con phối 9-10 lần vẫn ko đậu thai  ảnh hưởng đến sức sản xuất của g/s

- Nếu cung cấp thiếu P  rối loạn sinh sản  động dục ngầm  khó xác định

- Nếu thời gian phối quá ngắn: 21 ngày đối với chu kỳ đang vắt sữa  sản lượng sữa giảm ở giai đoạn đó nhưng tổng sản phẩm cho sữa và g/s non sẽ cao, ít xẩy ra

8> thời kỳ vắt sữa:

- Kỹ thuật vắt sữa:

- Kỹ thuật vắt sữa chuẩn  giản lượng sữa sót trong bầu vú  thu được nhiều sữa

1 số khâu bỏ qua: sát trùng núm vú sau khi sẩy ra

Kiểm tra sữa xem có bị viêm ko

Xoa bóp tuyến sữa trước khi vắt  sản lượng sữa thu đc thấp

9> thời gian cạn sữa: hộ lý từ 45-60 ngày

- Thời gian ngắn quá ảnh hưởng đến chu kỳ tiếp theo, ảnh hưởng k/lượng bào thai (chất lượng đời sau)

- Nếu kéo dài hơn sẽ ko sản lượng sữa cao hơn

10> Bệnh tật:

Năng lượng tập trung chống đỡ bệnh tật làm cho g/s mệt mỏi, ăn kém, thể trạng kém  sức sản xuất giảm. Hiện nay bệnh sản khoa chiếm tỷ lệ lớn.

(hết câu 12)

Câu 13: Các phương thức nuôi dưỡng bò sữa?

TL:

Hiện nay chúng ta đang sử dụng 3 phương thức.

1> Phương thức chăn thả: đay là phương thức CN lý tưởng đối với bò sữa.

- Phân nhóm đàn bò và chăn thả luân phiên ngoài đồng cỏ là chính, bãi cỏ phải chia thành các lô và diện tích mỗi lô khác nhau. Nhưng ít đc áp dụng ở nước ta.

- Bò về chuồng vào các thời gian vắt sữa

- Bổ sung t/ă tinh và thô (nếu cần) tại chuồng vào thời gian vắt sữa

- Tách ra các lô cỏ, mỗi lô cỏ này cho năng xuất bao nhiêu, khi cho ăn hết lô này chuyển sang lô khác và chăm sóc cỏ ở lô đã cho ăn, mỗi lô cỏ phải có cây to làm bóng mát

- Đồng thời phải có hệ thống nước uống cung cấp tự động ở chuồng và ngoài đồng cỏ (đối với bò sữa mất nước là mất sữa)

- Tạo cho bò có phản xạ có điều kiện huấn luyện cho bò đầu đàn cứ đến giờ là bò cùng nhau về để vắt sữa

- Với hình thức này chúng ta phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho g/s, loại những con mặc bệnh, gầy yếu để có chế độ chăm sóc riêng.

- Hàng tháng cân g/s để kiểm tra chế độ dinh dưỡng

- Với hình thức này phải chừa ra 15-20% diện tích để trồng cỏ thâm canh  làm nguồn dự trữ.

=> chú ý ký sinh trùng ngoài da (ve)

2> Phương thức nuôi nhốt: đang áp dụng rộng rãi trong các nông hộ

- Bò đc nuôi cố định tại vị trí xác định trong chuồng nuôi = dây xích khóa vòng cổ

- Cung cấp t/ă tinh, bã bia, củ quả tại máng ăn cố định (thường vào thời gian vắt sữa)

- Thông thường t/ă tinh và bã bia vào thời điểm vắt sữa là chính, các loại t/ă # nhau như t/ă thô xanh, củ quả nên cho ăn tại chuồng, cho ăn làm nhiều bữa đc rải đều, trong ngày thì càng tốt. Trước khi đi ngủ nên cho bò ăn nhiều t/ă xanh, thô vào ban đêm.

- Trong chuồng nuôi luôn có máng nước  cho bò uống tự do.

- Bò được tắm nắng ở sân vận đông bên cạnh chuồng nuôi 3h/ngày  cần cho quá trình trao đổi khoáng cần có VTM D3  tắm nắng là bắt buộc

Kích thchs khả năng sinh sản: ánh nắng sang sớm & chiều mát có tia tử ngoại  tuyến yên tăng tiết FSH & LH.

Sau khi vắt sữa song vào buổi chiều.

3> Kết hợp chăn thả & nuôi nhốt: đc áp dụng cho cơ sở CN lớn như ở Ba vì bò đc gặm cỏ ngoài đồng từ sang đến trưa (11h), về chuồng mỗi con đc cố định, nhốt riêng = dây xích sắt và vòng cổ

Buổi chiều bò ở tại chuồng & ăn t/ă tinh & bổ sung thức ăn cỏ tươi, t/ă ủ xanh hoặc cỏ khô rơm khô tại chuồng

Kết hợp theo mùa

- Mùa hè thu: nuôi theo phương thức chăn thả tự do luân phiên

- Mùa đông xuân bò đc chuyển vào nuôi nhốt và bổ sung t/ă tại chuồng

(Hết câu 13)

Câu 14: Mục đích, thời gian & phương pháp CN TB cạn sữa?

TL:

1> Mục đích:

- Để cho tuyến sữa phục hồi tái tạo sau khi đã bị thoái hóa dần

- Khôi phục hệ thống điều hòa thần kinh thể dịch tham gia vào quá trình thải sữa

- Tập trung dinh dưỡng hình thành sữa đầu cho chu kỳ tiếp theo

- Cơ thể mẹ tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị cho việc tiết sữa ở chu kỳ tiếp theo

Đặc biệt tập trung dinh dưỡng cho sự PT bào thai.

2> Thời gian cạn sữa:

Bình thường trước khi gia súc đẻ 45-60 ngày

Đối với bò đẻ lứa đâu tiên và bò cao sản: 2,5 tháng

3> Nguyên tắc của việc cạn sữa:

- Vi phạm các phản xạ có điều kiện về tiết sữa, thay đổi người vắt sữa, giảm số lần vắt sữa, thay đổi thời gian vắt, thay đổi địa điểm vắt

- Hạn chế nguyên liệu tạo sữa như t/ă có nhiều nước, t/ă củ quả, rau xanh, t/ă tinh, có thể ngừng chăn thả & chuyển sang cho ăn khô, rút bớt nước nuôi dưỡng

- Đảm bảo vệ sinh, sát trùng tốt để tránh viêm vú

4: Phương pháp cạn sữa.

- Cạn sữa chậm áp dụng với những bò cao sản, đối với bò cạn sữa còn 8-10 lít sữa/ngày, thời gian cạn sữa 15-20 ngày

- Cạn sữa nhanh đối với những bò ít sữa hơn

- PP cạn sữa đặc biệt (cạn sữa tức thì): Ngừng ngay vắt sữa và bơm vào bầu vú kháng sinh dạng keo và có phổ diệt trùng rộng, kháng sinh ko làm ảnh hưởng đến tế bào tạo sữa

* Chú ý: Lần vắt sữa cuối cùng ngày thứ 7 hoặc ngày 20 vắt kiệt sữa ra ngoài sau khi vắt kiệt sát trùng bầu vú  ko chạm vào bầu vú. Sauk hi làm cạn sữa bầu vú ko nóng quá, lánh quá, bầu vú ko đỏ thì việc cạn sữa thành công. Nếu thấy bầu vú còn nhiều sữa chúng ta phải cạn lại với công đoạn như trên.

Hết câu 14

Câu 15: Vai trò của rơm làm t/ă cho TB? Mục đích và phương pháp kiềm hóa rơm?

TL:

Rơm là món ăn truyền thống của TB vì nó có hàm lượng xơ cao 35-40% (già là 46%) và hàm lượng Pr thấp 3-5%, hàm lượng mỡ thấp 1-2%, chất khoáng nghèo nàn (ngoại trừ VTM D), tỷ lệ thiêu hóa thấp 30-40%

* Vai trò:

- Cung cấp 1 lượng t/ă lớn cho g/s từ việc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp

- Cung cấp lượng vật chất khô cho g/s

- Tăng cường sử dụng làm tăng lượng đầu g/s

- Cung cấp chất dinh dưỡng cho g/s, hang năm nước ta thu đc 35-38 triệu tấn rơm.

- Rơm tươi vật chất khô: 27-33%

Lượng rơm tươi lớn ta có thể ủ rơm tươi = Ure làm t/ă dự trữ cho TB

- Sử dụng rơm khô làm t/ă: 90% VCK, tỷ lệ xơ thô 36-42%

* Mục đích

- Phá vỡ các mối lien kết hóa học Lysin và hemixenluloza, xenluloza trước khi dung để sử dụng làm t/ă cho g/s nhai lại

- tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men của VSV dạ cỏ

- Kiềm hóa có thể phá vỡ liên kết este giữa lignin với xenluloza trên hemixenluloza và làm cho cấu trúc xơ phồng lên về mặt vật lý

- Ảnh hưởng đó tạo điều kiện cho VSV dạ cỏ tấn công và cấu trúc gluxit của vách tế bào đc dễ dàng làm tưng tỷ lệ tiêu hóa, tăng tính ngon miệng của thức ăn xơ thô đã sử lý

* Phương pháp kiềm hóa rơm: để sử dụng tối đa nguồn dinh dưỡng của rơm  sử dụng phương pháp kiềm hóa rơm = Ure

- PP này đc sử dụng rộng rãi nhất vì dễ làm, dễ kiếm, rẻ tiền và ko gây ô nhiễm môi trường

- Làm tỷ lệ tiêu hóa nâng lên 45-50%, khi thu nhận còn cung cấp cho TB 1 lượng NPN.

Cách làm: hòa tan lượng Ure theo tỷ lệ thích hợp: ví dụ sử lý = dung dịch Ure 4%, hòa tan 40g Ure trong 1 lít nước, 1 lít dung dịch Ure 4%/1kg rơm, sau đó cho rơm đã sử lý Ure vào túi nilon hoặc hố ủ  hàn kín. Ủ trong 1 tuần đối với mùa hè, 2 tuần đối với mùa đông  có thể cho g/s ăn

(hết câu 15)

Câu 16: nhu cầu dinh dưỡng năng lượng và Pr?

TL:

1> nhu cầu duy trì

* NL: nhu cầu NL của bò đc tính toán chủ yếu dựa vào k/lượng cơ thể (W,kg)

Nhu cầu NL cần cho duy trì ở bot trung bình là 117kcal ME/kg W0.75 hay 70kcal NE/kgW0,75

Theo INRA (1989) nhu cầu NL cho duy trì có thể tính theo thể trọng (W,kg) của bò sữa như sau:

UFL/ngày = 1,4 + 0,6W/100

- Những bò nuôi nhốt ko hoàn toàn tăng 10%

- Những bò nuôi nhốt có những khoảng trống để di chuyển trong chuồng tăng lên 5% là đủ

- Nếu bò có nhiều diện tích để di chuyển tăng thêm 15-20%

- Ở những bò chăn thả tùy theo g/đ PT và loài cỏ có mặt ở thảm cỏ thì nhu cầu cho duy trì tăng 20-60%

* Pr: vào khoảng 3,25g PDI/kg W0,75 giá trị này đc tính toán trên cơ sở cân bằng ni tơ. Nhu cầu này cũng có thể tính theo thể trọng (W,kg)

PDI(g/ngày) = 95 + 0,05W

2> Nhu cầu sinh trưởng (CN lấy thịt và g/s đang lớn)

* NL:  UFL/ngày

3,5 x G/100 = 3,5 x 500/1000 = 1,75 UFL

* Pr  g PDI/ngày

Căn cứ vào năng lượng Pr 150 - 200g thật/kg G  lượng Pr tích lũy trong sản phẩm

Căn cứ vào hiệu quả sử dụng Pr (aa) trong quá trình sinh tổng hợp Pr

 g PDI/ngày = 280 x G/1000 = 3,2 x G/1000 = 1,7 x G/1000

3> Nhu cầu mang thai:

- Ở bò từ tháng thư 1 đến tháng thứ 6 mang thai

- Trâu từ tháng 1 - 7 mang thai

=> là giai đoạn hình thành và hoàn thiện các cơ quan chức năng

- Xác định nhu cầu dinh dưỡng cho mang thai  vì trong giai đoạn này bào thai PT mạnh, 2/3 bào thai đc hình thành trong 2 tháng tuổi và k/lượng sơ sinh ¾ ở 3 tháng tuổi

Nhu cầu NL T 7 T 8 T 9

UFL/ngày 25% 35% 55%

g PDI/ngày 19.5 33 51

4> Nhu cầu tiết sữa:

* NL: theo (INRA,1989) nhu cầu NL để SX 1kg sữa tiêu chuẩn (4% mỡ) là 0,44 UFL. Như vậy, nhu cầu NL cho 1kg sữa thực tế có hàm lượng mỡ bất kỳ là:

0,44 x(0,4+0,15 x %mỡ thực tế)

* Pr: Trong 1 kg sữa tiêu chuẩn (4% mỡ) trung bình chứa 31g Pr và hiệu quả sử dụng PDI cho tổng hợp sữa theo nhiều nghiên cứu là 0,64. Như vậy nhu cầu Pr cho tạo 1 kg sữa tiêu chuẩn là 31/0,64 = 48g PDI hay để tạo 1 kg sữa thực tế là

48(g PDI) x (0,4 + 0,15 x % mỡ thực tế)

5> Nhu cầu cày kéo: TB cày kéo cần 240 Kcal ME/ 100kg k/lượng cơ thể/1h = 0,14 UFL/100kgW/1h

đổi ra đơn vị t/ă  cứ 1 đơn vị t/ă tương ứng với 2500Kcal NE (hết)

Mục lục

Câu 1: Trình bày đặc điểm cơ bản của trâu bò và phân tích ưu, nhược điểm?

Câu 2: Đặc điểm của các giống bò vàng VN

Câu 3: đặc điểm của giống bò lai Sind

Câu 4: Đặc điểm giống bò sữa Holstein Friesian (bò sữa Hà Lan)

Câu 5: Các phương thức nhân giống trâu bò ở nước ta?

Câu 6: Các loại thức ăn sử dụng trong khẩu phần ăn của TB nói chung nhất là trong CN bò sữa?

Câu 7: Quá trình chuyển hóa Nitơ của thức ăn ở gia súc nhai lai? Phân tích ưu, nhược điểm?

Câu 8: chu kỳ tính và hiện tượng động dục ở trâu bò cái?

Câu 9: chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của bò cái?

Câu 10: sữa đầu đối với bê nghé sơ sinh, cách cho bê nghé bú?

Câu 12: các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng sữa?

Câu 11:Sự PT của tuyến sữa?

Câu 13: Các phương thức nuôi dưỡng bò sữa?

Câu 14: Mục đích, thời gian & phương pháp CN TB cạn sữa?

Câu 15: Vai trò của rơm làm t/ă cho TB? Mục đích và phương pháp kiềm hóa rơm?

Câu 16: nhu cầu dinh dưỡng năng lượng và Pr?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro