tài liệu của vợ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN DƯỢC LÝ

Câu1: Thuốc là nhưng chất  được dùng cho người đề phòng, chuẩn doán hay chữa bệnh or nhằm làm thay đổi một chức năng sinh lý.

      Nguồn gốc của thuốc:

Thực vật: Mã tiền, thuốc phiện, digital.

Động vật: Insulin từ tụy bò, lợn.

Khoáng vật: kaolin, thùy ngân,  muối vàng.

Bán tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học: Kháng sinh, sulfamid.

Câu 2: Các tác dụng của thuốc:

Tác dụng tại chỗ : thuốc sát khuẩn, thuốc tê, thuốc  làm săn da, thuốc bao che niêm mạc tiêu hóa, một số thuốc khi dùng nhiều, ở diện rộng và nếu da bị tổn thương thì có thể gây ra tác dụng toàn thân, gây độc. Có khi dùng thuốc tại chỗ nhưng để chữa toàn thân.

Tác dụng toàn thân: khi tiêm thuốc vào máu gây ra tác dụng toàn thân.

Tác dụng chính phụ: Phần lớn thuốc có tác dụng chính để điều trị và những tác dụng khác. Trong điều trị cần tìm cách giữ tác dụng chính, giảm tác dụng phụ.

Tác dụng phục hồi: Procain gây tê, giây thân kinh cảm giác chi bị ức chế nhất thời. Homatropin làm giãn đồng tử trong vài giờ.

Tác dụng không phục hồi:tetraciclin tạo chelat bền với Ca2+ ở xương, răng trẻ nhỏ.

Tác dụng chọn lọc: thuốc ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác nhau, nhưng gọi là chọn lọc vì tác dụng xuất hiện đặc hiệu và sớm nhất tại một cơ quan. Codein ức chế đặc hiệu trung tâm ho ở hành não, digitalis biểu hiện đặc hiệu ở trên cơ tim.

Tác dụng đối kháng:

ü  Có cạnh tranh: Chất chủ vận(agonist) và chất đối kháng(antagonist) cạnh tranh với nhau cùng một nơi của receptor:

                  + pilocarpin – atropin (receptor M).

                  + acetylcholine – piperazin ( receptor N cơ giun).

                  + histamin – kháng h1 (receptorH1).

                  + histamin – kháng h2 (receptorH2).

                  + aldosterol – spironolacton ( receptor ống lượn xa).

                  + Isoproterenol – propranolol ( receptor B).

Không cạnh tranh: Chất đối kháng cơ thể tác dụng lên receptor ở vị trí khác với chất chủ vận, chất đối kháng làm receptor biến dạng, vì vậy receptor sẽ giảm ái lực với  chất chủ vận và nêu có chất chủ vận cũng không đạt được hiệu lực tối đa: kháng sinh nhóm B – lactamin tác dụng ở pha phân bào của vi khuẩn, tác dụng này bị hạn chế nếu dùng kết hợp với kháng sinh kìm khuẩ như tetracycline,silfamid, cloramphenicol là những kháng sinh kìm khuẩn làm chậm sự phân bào.

Đối kháng hóa học: Tương kỵ là đối kháng hóa học: vitamin C, penicillin tương kỵ với phenothiazin. Thuốc là protein khi gặp muối kim loại sẽ kết tủa, mất tác dụng. Dùng tương kỵ để giải độc thuốc: than hoạt, tannin, kết tủa nhiều alkaloid và các muối kim loại, uống dung dịch thuốc tím loãng để oxy hóa morphin và các chất opiate khác.

Đối kháng do ảnh hưởng tới dược động học:

   Cản trở hấp thụ qua ống tiêu hóa: thuốc chống toan ở dạ dày làm tăng ph trong ống tiêu hóa ngăn cản hấp thụ acid yếu( phenyl, butazon, aspirin). Thuốc kháng sinh diệt tạp khuẩn ruột ngăn cản tổng hợp vitamin E,K. Thuốc nhuận tràng – tẩy làm giảm hấp thụ nhiều thuốc dùng kém vì tống nhanh khỏi ruột.

  Thay đổi chuyển hóa ở gan: nhiều thuốc bị chuyển hóa ở gan do enzim chuyển hóa kích thích của microsom gan.

VD: kích thích Phenobarbital kìm hãm allopusinit.

             “          phenytoin             “        IMAO.

Tác dụng hiệp đồng:

   Ảnh hưởng tới hấp thụ:

        Adrenalin: co mạch ngoại biên, tiêm dưới da procain – adrenalin làm chậm hấp thụ procain nên tác dụng gây tê kéo dài.

       Uống dầu parcifin nhuần tràng.

      Đẩy nhau ra khỏi huyết tương: Aspirin, phenylbytazon, đẩy rarfasin tăng tự do, tác dụng chống đông máu tăng lên.

      Sulfamid kìm khuẩn, cloramphenicit, NSAIDS đẩy bilirubin sang dạng tự do vàng da ở trẻ sơ sinh.

  Giảm thải trừ:

      Kiềm hóa nước tiểu bằng NaHCO3, Na2CO3, Acetazolamid.

      Probenecid làm chậm thải trừ của penicillinG, ampicillin, cephalosporin, dapson, rifamproin, nitrofutatoin, hethotrexat, salicylats.

   Hợp đồng vượt nước: sulfamid và trimethoprin ức chế 2 loại enzim khác nhau ở 2 khâu khác nhau trong một quá trình tổng hợp tetrahydrofolic, khi dùng chung sẽ tạo hiệp đồng vượt mức.

  Đảo ngược tác dụng: Ether, barbiturat lúc đầu gây hưng phấn do ức chế ưu tiên trên loại tổ chức lưới ức chế của nhiều TKTW; sau đó gây ngủ, gây mê do ức chế lan tỏa trên tổ chức lưới hoạt hóa.

Câu 3: Nguyên tắc sử dụng nhóm thuốc an thần, gây ngủ, chống động kinh:

Là thuốc hướng thần, được cấp phát theo đơn, bảo quản theo quy định.

Là thuốc chữa triệu chứng, vì vậy cần phải phối hợp thuốc thậm chí có thể gây nghiện, khi dùng phải cận thận tránh lạm dụng thuốc.

Trong động kinh không được ngừng thuốc đột ngột để tranh xảy ra cơn động kinh nặng.

3 loại thuốc: - Diazepam(BD:seduxen, valium).

                     - Phenobarbital(BD: gardenal, luminal).

                     - Carbamazepin(BD: tegretol).

Câu 4: Chỉ định và chống chỉ định ether mê:

Chỉ định: Gây mê trong các trường hợp; nắn xương, các phẩu thuật nhỏ( thời gian không quá 1h30), phẩu thuật trẻ em, phẩu thuật ở bụng( thời gian đủ 2h và phối hợp với thuốc gây mê đường tỉnh mạch).

Chống chỉ định: Phẩu thuật ở ngực, phẩu thuật lớn, kéo dài 1h30( nếu gây mê đơn thuần), phẩu thuật dùng đến giao điện or nơi dùng đến đèn dầu. Tránh dùng nếu có bệnh cấp tính hô hấp, tăng huyết áp khá cao or tăng áp lực nội sọ, suy tim mất bù, đái tháo đường.

Câu 5: Nguyên tác sử dụng nhóm thuốc hạ sốt – giảm đau – kháng viêm:

Không dùng cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày – tá tràng.

Không dùng cho bệnh nhân có rối loạn chức năng đông máu.

Thận trọng với bệnh nhân viêm thận, viêm gan, cơ địa dị ứng, cao huyết áp.

Dùng liều thấp nhất có tác dụng.

Phải theo dõi chức năng gan, thận, kiểm tra công thức máu khi điều trị kéo dài.

Thận trọng khi dùng phối hợp các thuốc chống viêm trong điều trị các bệnh về khớp.

Tên 3 loại thuốc:  +Aspirin.

      + paracetamol.

      + diclofenal.

Câu 6: Chỉ định chống chỉ định của adrenalin:

Chỉ định: + Chống chảy máu bên ngoài( đắp tại chỗ dung dịch 1%).

                      +  Phối hợp với thuốc tê kéo dài thời gian gây tê.

                      +  Khi ngừng tim đột ngột, tiêm adrenalin trực tiếp vào tim or truyền máu có adrenalin vào động mạch để hồi tỉnh.

                      + Sốc phản vệ, dị ứng, ngất: Dùng adrenslin để làm tăng huyết áp tạm thời bằng cách tiêm tỉnh mạch theo phương pháp tráng bơm tiêm.

Chống chỉ định: + Rối loạn nhịp tim.

   + Suy mạch vành.

   + bệnh cơ tim.

   + Cường giáp, đái tháo đường.

   + Phụ nữ có thai.

Câu 7: Chỉ đỉnh và chống chỉ định nhóm thuốc kháng histamin h1:

Chỉ định: + Viêm mũi dị ứng, viêm họng, phù nề.

    + Chống dị ứng da, phù quincke.

    + Phối hợp phòng và điều trị hen phế quản.

    + Chống say sóng, say tàu xe, chống nôn.

    + An thần, gây ngủ.

Chống chỉ định: + Phì đại tuyến tiền liệt, glaucoma góc đóng, nghẽn ống tiêu hóa và đường niêu, nhược cơ, khi dùng IMAO.

   + Quá mẫn với thuốc, không dùng thuốc kháng h1 ngoài da khi bị tổn thương.

   + Không dùng một số dẫn chất piperazin cho người có thai và có thể gây quái thai.

Câu 8: Cơ chế tác dụng của các nhóm thuốc làm long đờm và giảm ho:

Thuốc làm long đờm:

  + Thuốc làm lỏng tiết dịch: - Thuốc làm tăng bài tiết dịch nhầy, bảo vệ niêm mạc chống lại tác nhân kích thích.

-          Các thuốc cần dùng: terpin, gaicol, eucalyptol, natri benzoate, KI, NaI, Amoniacetat.

+ Thuốc làm tiêu chất nhầy:

-          Thuốc có tác dụng cắt đứt cầu nối disulfit( - S – S -) của các sợi mucobolysaccharid nên làm lỏng tiết dịch của niêm mạc, dễ dàng cho việc di chuyển và tống ra được khỏi đường hô hấp.

-          Các thuốc thường dùng: Bromhexin, N – acetylcystein, diacetylcystein, carbocystein.

Thuốc chữa ho:

  + Thuốc giảm ho ngoại biên:

-          Có tác dụng gây tê  các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho.

-          Các thuốc thường dùng: Benzonatat, menthol.

       + Thuốc giảm ho tác dụng trung ương:

-          Alcaloid của thuốc phiện và dẫn xuất:

§  Các thước này ức chế trực tiếp làm nâng cao ngưỡng kích thích của trung tâm ho ở hành tủy, đồng thời có tác dụng an thần nên ức chế nhẹ cả trung tâm hô hấp.

§  Các thuốc: Codein, pholcodin, dextromethorphan( không gây nghiện), noscapin( không gây nghiện).

               -   Thuốc giảm ho kháng histamin, H1, đồng thời có tác dụng chống ho, kháng serotonin, kháng choninergic và an thần.

§  Các thuốc: Alimemazin,clocinizin

Câu 9: TB cơ chế tác dụng của nhóm thuốc điều trị loét dạ dày-tá tràng mỗi nt cho 1 ví dụ

*Thuốc tác động lên thần kinh TW & thần kinh thực vật:

-Dùng điều trị phối hợp trong stress,lo lắng,đau do co thắt

-Các thuốc : Sulpirid,Diazepam,Buscopan,Atropin

*Thuốc kháng Acid(Antacid)

-Trung hòa dAxid HCl đã được bài tiết vào dạ dày,hiện  nay chỉ dùng để giảm đau tạm thời,không dùng liều cao và kéo dài vì dễ gây viêm dạ dày do kiềm hóa

-Các thuốc:các muối nhôm & magie hydroxid:Alusi,Maalix…..

*Thuốc bảo vệ niêm mạc & băng déo ổ loét

-Các prostaglandin ( E1,E2,E3) : kích thích sản xuất mucus & bài tiết bicarbonate

-Sucralfat:tạo lớp dính quánh gắn liền ổ loét để bảo vệ

-Dùng Laser He-Ne chiếu lên vết loét qua ruột soi để kích thích tái tạo tế bào mô & niêm mạc dạ dày-tá tràng

-Các Vitamin B1,B6,PP:giúp bảo vệ,điều hòa acid & hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng

*Thuốc chống bài tiết axit HCl & pepsin

-Thuốc ức chế thụ thể H2 của Histamin ở tế bào viền

+Cản trở sự gắn Histamin lên thụ thể H2 do đó kìm hãm sự tạo thành axid HCl:Thế hệ sau ưu việt hơn thế hệ trước

Các thuốc: Cimetidin, Ranitidin….

Thuốc ức chế bơm Iroton (H+/K+AIPase)

Thuốc ức chế bơm proton ở màng tiết dịch của tế bào viền vùng đáy dạ dày,làm mất khả năng tiết axid HCl.

Các thuốc : Cmeprazit, Lansoprazol.

Thuốc diệt xoắn khuẩn HP.

Dùng 2,3 loại kháng sinh đem lại kết quả cao.

Các thuốc: Tetracylin, Amoxicillin….

Câu 10: Chỉ định,dạng dùng và liều dùng của Mebendazol

Chỉ định: điều trị 1 hoặc nhiều loại giun như giun đũa,giun kim,giun tóc,giun mốc,bệnh nang sán

Liều dùng: người lớn và trẻ em trên 2 tuổi dùng liều như nhau:

Nhiễm giun đũa ,giun tóc,giun mốc, giun mỏ:uống 100mg/lần*2 lần/ngày*3 ngày liền; hoặc dùng loại viên 500mg /liều duy nhất.

Nhiễm giun kim: liều dùng duy nhất 100mg,uống nhắc lại sau 2 tuần.

Bệnh nang sán: uống 40mg/kg/ngày, trong 1 đến 6 tháng,

Dạng dùng viên nén 100-500mg, dịch treo uống 20mg/ml

Câu 11:TB nguyên tắc sử dụng kháng sinh:

Cơ chế sử dụng kháng sinh khi có nhiểm khuẩn dựa vào :

Thăm khám lâm sàng:

Xét nghiệm lâm sàng thường quy:tìm vi khuẩn gây bệnh:phân lập vi khuẩn gây bệnh.

Lựa chọn kháng sinh hợp lí phụ thuộc vào độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh đối với kháng sinh.

Vị trí nhiễm khuẩn:

Cơ địa bệnh nhân

Phối hợp kháng sinh phải hợp lí,khuyến khích phối hợp khi

Trong điều trị nhiễm khuẩn kéo dài

Trong trường hợp cần mở rộng phổ tác dụng

Khi điều trị những chủng vi khuẩn đề kháng mạnh vs kháng sinh

Phải sử dụng kháng sinh đúng thời gian: nguyên tắc chung, sử dụng kháng sinh đến khi hết vi khuẩn trong cơ thể cộng them 2-3 ngày ở bình thường là 5-7 ngày ở bệnh nhân có suy giảm miễn dịch

Dự phòng kháng sinh hợp lí

Không được phối hợp  kháng sinh cùng nhóm->vì tính độc lập gấp đôi

Câu 12:Kể tên 10 nhóm kháng sinh.Mỗi nhóm cho 1 ví dụ

*Nhóm B-Lactam

-Penicilin

+Penicilin nhóm G( Benzym penicillin)

+Penicilin nhóm M: oxacillin, cloxacillin

+Penicilin nhóm A: Ampicillin, Amoxcillin

+Penicilin có phổ rộng

-Cephalaporin

*Nhóm Amino glycoside ( AG=Aminosid)

-AG tự nhiên :streptomycin, Gentamicin

-AG bán tổng hợp : + từ Kanamycin A được Amiliacin.

                                +  từ Kanamycin b được dibeliain.

* Nhóm lincosamid: lincomycin.

* Nhóm marolid: erythromycin, roxythromicin, spiramicin.

* Phenicol: cloramphenicol, thiamphenicol.

* Nhóm tetracylin: tetracylin.

* Nhóm rifamycin: rifamycin, rifampicin.

* Nhóm polypeptit: tyrothricin, bacitracin.

* Nhóm quinolon: - Quinolon điển hình: acid nalidicix.

                              - Quinolon mới: ofloxacin, norfloxacin.

                             - Thế hệ 3: moxifloxacin.

* Nhóm sulfamid: sulfamethoxazil, sulfadoxin.

Câu 13: Tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của povidon – iod.

Tác dụng: Làm kết tủa protrin, oxy hóa enzim làm ngăn cản tạo màng vi khuẩn. Sử dụng phối hợp này giúp Iod giải phóng từ từ nên có tác dụng kéo dài và ít kích ứng.

Chỉ định: - Sát khuẩn chống nấm, làm mất mùi hôi.

-          Dùng trong các trường hợp: + Viêm nang phụ khoa: Nhiễm khuẩn âm đạo, cổ tử cung.

+ Thuốc súc miệng: Nhiễm khuẩn ở miệng, viêm thanh quản, viêm họng.

+ Dung dịch mỡ,bột rắc, gạc thấm: sát khuẩn viết thương, viết bỏng viêm do vi khuẩn, nấm.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với Iod, trẻ sơ sinh.

Câu 14: Tác dụng phụ, chống chỉ định của nhóm thuốc glucocorticoid.

Tác dụng phụ: Gây xốp xương, gây loét dạ dày tá tràng, dễ nhiễm khuẩn, thừa corticoid và hội chứng cushing, dùng tại chỗ gây teo cơ cứng bì, biến đổi màu da, da sần sùi, viêm da, bội nhiễm nấm, trứng cá, chậm liền sẹo.

Chống chỉ định: Loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, bệnh nhân tâm thần tiến triển, tăng huyêt áp nặng, suy tim xung huyết, suy thận nặng, quá mẫn cảm với thuốc.

Câu 15: Tác dụng chỉ định của progesteron:

Tác dụng: Được vật thể vàng bài tiết ra trong nửa sau của chu kỳ kinh, làm niêm mạc tủ cung dày thêm, chuẩn bị cho trứng bám và khi có thai lam trứng bám chắc, làm tăng tuyến sửa, ức chế bài tiết Lh của tuyến yên khi dùng liêu cao, do ức chế hóng noẵn.

Chỉ đinh: Là thành phần của thuốc tránh thai đường uống, thời kỳ hết kinh thường phối hợp với estrogen, ức chế buồng trứng trong các triệu chứng đau kinh, chảy máu tử cung, rậm lông, bệnh lạc nội mạc tử cung, còn dùng trong trường hợp sẩy thai.

Câu 16: Tác dụng và chỉ định, liều dùng của vitamin C:

Tác dụng: Tham gia chuyển hóa glucid, acidfolic, ảnh hưởng đến quá trình đông máu, thẩm thấu của mao mạch.

Chỉ định: Phòng và chữa bệnh scorbut, các chứng chảy máu do thiếu vitamin C, tăng sức đề kháng trong nhiễm khuẩn, mệt mỏi, nhiễm độc, thai nghén, thiếu máu, dị ứng, nghiện thuốc lá, nghiện rượu.

Liều dùng: - Uống: + Người lớn: 0,2 – 1 g/24h.

        + Trẻ em: 0,1 – 0,2g/24h

Câu 17:TB CĐ.CCĐ & liều dùng của Vitamin A?

*CĐ:

-Bệnh khô mắt,quáng gà,trẻ em chậm lớn,dẽ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp,bệnh trứng cá,da tóc móng khô,làm chóng lành vết thương

*CCĐ: dùng đồng thời với dầu Iazafin

*Liều dùng: -Uống 500UI/ngày

                     -IM: 15 tuổi trở lên: 6 tháng tiêm 500.000UI

                              Trẻ < 15 tuổi: 3-6 tháng tiêm 100.000UI

Câu 18: TB CĐ, CCĐ & liều dùng của Vitamin B12

*CĐ: Thiếu máu Biermer, thiếu máu sau cắt dạ dày,do giun móc, viêm, đau dây thần kinh

*CCĐ: Thiếu máu do nguyên nhân khác hay chưa rõ nguyên nhân,mẫn cảm vs Vitamin B12,ung thư

*Liều dùng:

-Thiếu máu: IM: 100-200mg/lần *2-3 lần/tuần

-Viêm,đau dây thần kinh: IM: 300-1000mg/tuần

*Phân loại và vd

-Thuốc diệt thể phân liệt ở máu: thuốc diệt thể vô tính ở hồng cầu nên ngăn chặn các cơn sốt theo chu kì tiếp theo .vd:Cloroquin,Quinin,Mefloquin

-Thuốc diệt thể giao tử(giao bào) & thoa trùng :có tác dụng ngăn ngừa sự lan truyền của kí sinh trùng sốt rét qua muỗi :Primaquin(đối vs P.falciparum); Quinin,Cloroquin(đối vs P.vivax và P.malariae),Thuốc diệt thoa trùng có t/d ngăn cản hay ức chế tạo thành trứng & thoa trứng ở muổi: Cloroguanid, Primaquin

-Thuốc diệt thể phân liệt ở gan(ngoại hồng cầu): có tác dụng ngăn cản  sự tái phát của bệnh do P.vivax & P.malarie gây ra khi phối hợp thuốc diệt thể phân liệt ở máu có thể điều trị tận gốc sốt rét do 2 loại kí sinh trùng gây ra: Primaquin, Pyrimethamin

-Thuốc diệt thể tiền hồng cầu:ngăn cản sự xâm nhập vào hồng cầu & do đó ngăn chặn sự lan truyền tiếp theo của kí sinh trùng vào muỗi: Pyrimethamin(với P.falciparum)

Câu 20: Phân loại dung dịch tiêm truyền ,Mỗi nhóm cho 2 vd:

*Phân loại :có 3 loại

-Các dung dịch bù nước và điện gỉai : NaCl 0.9-5-10%, KCl 2%, NaHCO3 1,4%,dung dịch Ringer

-Các dung dịch thay thế huyết  tương ,dung dịch huyết tương,tăng áp lực keo,dung dịch cao phân tử:Gelatin đã biến chất, Polyvinyl-Pyrrolidon,Dextran

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro