Tài liệu KTCT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương VII

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Và cách mạng xã hội chủ nghĩa

i. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó.

1.1. Khái niệm giai cấp công nhân

- Hai đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân (Mác)

+ Về phương thức lao động, phương thức sản xuất:

Giai cấp công nhân là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao.

+ Về vị trí trong quan hệ sản xuấtTBCN:

Giai cấp công nhân là những người lao động không có TLSX, phải bán sức lao động cho nhà TB và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư GC vô sản

- Sau khi cách mạng Vô sản thành công, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động từng bước làm chủ TLSX trong quá trình xây dựng CNXH.

- Định ngĩa : (Giáo trình)

Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của LLSX có tính xã hội hoá ngày càng cao; là LLSX sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình SX, tái SX ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ XH; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH.

Những đặc điểm cơ bản của giai cấp công nhân(*)

a. Những đặc điểm chung

 Lao động sản xuất vật chất là chủ yếu

 Vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể trực tiếp của nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiện,đại trong CNTB và CNXH.

 Có lợi ích cơ bản đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản và thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và dân tộc.

 Có hệ tư tưởng riêng là học thuyết Mác - Lênin phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và dẫn dắt GCCN thực hiện sứ mênh lịch sử đó; có Đảng tiên phong là Đảng Cộng sản Macxit.

 Có bản chất quốc tế

b. Những đặc điểm riêng của giai cấp công nhân trong CNTB và CNXH.

Trong CNTB

Không có TLSX, để tồn tại phải bán SLĐ cho GCTS và bị bóc lột m Trong CNXH

Từng bước nắm giữ TLSX, hướng tới công hữu TLSX, xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột

Toàn bộ chính sách đối nội, đối ngoại của GCCN và ĐCS phải theo Pháp luật và sự lãnh đạo của GCTS Đảng của GCCN và nhân dân lao động lãnh đạo xã hội

c. Những đặc điểm đơn nhất của GCCN mỗi nước.

Cơ cấu của giai cấp công nhân ngày nay(*)

- Công nhân lao động giản đơn (chủ yếu ở các nước đang phát triển, chưa được đào tạo nhiều, có xu hướng giảm tương đối

- Công nhân kỹ thuật

- Kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp vận hành sản xuất Công nghiệp

- Công nhân - trí thức ngày càng nhiều, vừa là người sáng tạo lý thuyết, vừa ứng dụng ngay trong quá trình sản xuất vật chất.

Engels: "Phải ý thức được rằng Giai cấp vô sản trí óc, công nhân trí óc phải được hình thành từ hàng ngũ sinh viên các trường đại học".

- Công nhân dịch vụ các loại, gồm có: DVSX, DV Khoa học công nghệ, DV Ngân hàng tài chính, DV Thương mại, DV tư vấn, đời sống....; chiếm tỉ lệ ngày càng lớn là một xu hướng khách quan của nền sản xuất hiện đại.

1.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

- Trong mỗi thời kỳ chuyển biến cách mạng của xã hội loài người từ một hình thái kinh tế - xã hội nay sang một hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn, luôn có một giai cấp đóng vai trò là lực lượng chủ yếu và là lực lượng lãnh đạo quá trình chuyển biến đó. Giai cấp này có nhiệm vụ thủ tiêu chế độ cũ, xây dựng chế độ mới phù hợp với yêu cầu khách quan của tiến trình lịch sử và do chính địa vị khách quan của giai cấp đó trong xã hội đương thời quy định. Toàn bộ những nhiệm vụ đó được gọi là vai trò (hay sứ mệnh) lịch sử của một giai cấp.

- Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là: xoá bỏ chế độ TBCN, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.

Theo Mác và Engels, việc thực hiện SMLS của GCCN phải trải qua 2 bước. Bước thứ nhất: GCVS chiếm lấy chính quyền Nhà nước, biến TLSX thành sở hữu nhà nước". Bước thứ hai: GCVS cũng tự thủ tiêu với tư cách là GCVS, chính vì thế nó cũng xóa bỏ mọi sự phân biệt giai cấp và đối kháng giai cấp"...

Thực chất việc thực hiện SMLS của GCCN là: ......................................

Có thể hiểu SMLS đó là quá trình:

- GCCN thường xuyên, trực tiếp sản xuất vật chất trong nền công nghiệp hiện đại cả trong CNTB và CNXH.

- GCCN lãnh đạo, tổ chức CMXHCN để giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành chính quyền, xóa bỏ chính quyền thống trị của giai cấp tư hữu cũ.

- GCCN lãnh đạo, tổ chức xây dựng CNXH, CNCS ở mỗi nước cũng như toàn thế giới thông qua đội tiên phong của mình là ĐCS.

2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

a. Địa vị kinh tế-xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa

- Về Kinh tế: là đại biểu của lực lượng sản xuất cơ bản, tiên tiến nhất trong CNTB nói riêng cũng như nền SX công nghiệp hiện đại nói chung nên là lực lượng quyết định nhất phá vỡ QHSX TBCN. Sau khi giành chính quyền, giai cấp công nhân cũng đại biểu cho tính tiến hóa của lịch sử là xây dựng một PTSX mới dựa trên chế độ công hữu về TLSX phù hợp với LLSX hiện đại có tính xã hội húa ngày càng cao.

Biểu hiện: Nền sản xuất công nghiệp hiện đại phát triển:

+ Đã tạo ra một cách khách quan GCCN cú những đặc điểm nêu trên

+ Đã trang bị và yêu cầu một cách khách quan GCCN cú những kiến thức mới về Văn hóa phổ thông, Khoa học công nghệ, và tay nghề; cùng các tri thức về chính trị xã hội(hiểu thế nào về CNTB, CNXH, ĐCS, Công đoàn...)

+ Càng bổ sung vào GCCN một cách khách quan những lực lượng xã hội mới (nông dân, trí thức, HS-SV, tiểu chủ, địa chủ, tư sản bị phá sản...)

+ Nền sản xuất với tính xã hội húa sõu rộng trờn phạm vi toàn xã hội đó liên kết bản thân GCCN cũng như các lực lượng lao động trong xã hội thành một tập đoàn xã hội hùng mạnh biểu hiện sự liên kết về kinh tế chặt chẽ giữa các ngành, các lĩnh vực.

- Về xã hội: Trong chế độ TBCN, GCCN bị áp bức bóc lột nặng nề, vì sự sống còn của mình GCCN đứng lên chống lại GCTS, lật đổ chế độ TBCN, thay thế QHSX thống trị cũ. Điều này khách quan tạo nên khả năng GCCN có thể tự thống nhất GC, ý thức về SMLS của mình, đoàn kết với các GC, tầng lớp khác và đi đầu trong các cuộc đấu tranh.

Sở dĩ có cơ sở khách quan nói trên vỡ giai cấp cụng nhõn cú lợi ớch cơ bản đối lập trực tiếp với giai cấp tư sản (GCTS duy trỡ, bảo vệ chế độ tư hữu, và kiến trúc thượng tầng phù hợp với lợi ích của GCTS); và thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động (tiến tới công hữu, thực hiện xã hội húa SX, là cơ sở giải phóng con người khỏi chế độ áp bức bóc lột,...)

- Điều này khách quan tạo nên mâu thuẫn trong CNTB:

LLSX có t/c xhh ngày càng cao >< QHSX dựa trên c/đ sơ hữu tư nhân TBCN về TLSX

Biểu hiện về mặt xã hội là:

GCCN hiện đại >< GCTS

b. Những đặc điểm chính trị-xã hội của giai cấp công nhân

- Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng

Vì ..........................................

- Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất

Vì ..........................................

- Giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao

Vì ..........................................

- Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế.

Vì ..........................................

c. So sánh với các giai cấp, tầng lớp trung gian khác

- GC nông dân

Đặc điểm:

- Tầng lớp trí thức

Đặc điểm:

Kết luận: Chỉ duy nhất giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử xóa bỏ CNTB, xây dựng một phương thức sản xuất tiến bộ hơn trên phạm vi toàn thế giới.

2. Những nhân tố chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

2.1. Sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân (*)

Bản thõn GCCN phải:

- Là lực lượng thường xuyên, trực tiếp sản xuất Công nghiệp hiện đại(cả trong CNTB và CNXH)

- Vững mạnh và trưởng thành về số lượng, chất lượng, có cơ cấu hợp lý.

- Vững mạnh về chính trị, tư tưởng và đạo đức cách mạng.

- Phải tổ chức ra nghiệp đoàn, công đoàn tiến tới hình thành Đảng Cộng sản, phát triển phong trào từ tự phát đến tự giác.

2.2. Vai trò của Đảng cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

a. Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính Đảng của giai cấp công nhân.

- Phải có chủ nghĩa Mác soi sáng, giai cấp công nhân mới đạt tới trình độ nhận thức lý luận về vai trò lịch sử của mình. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân dẫn đến sự hình thành chính đảng của giai cấp công nhân. Lênin chỉ ra rằng, Đảng Cộng sản là sự kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội khoa học.

Khi ĐCS ra đời, thông qua sự tuyên truyền giác ngộ của Đảng, giai cấp công nhân nhận thức được vị trí của mình trong xã hội, hiểu được con đường, biện pháp đấu tranh cách mạng, từ đó tập hợp nhân dân lao động thực hiện lật đổ CNTB, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Sự ra đời của ĐCS là điều kiện để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

ĐCS muốn hoàn thành vai trò lãnh đạo cách mạng thì phải luôn chăm lo xây dựng về tư tưởng và tổ chức, phải luôn làm Đảng vững mạnh về chính trị, không ngừng nâng cao về trí tuệ, gắn bó với nhân dân, có năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn.

b. Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân

Không có một giai cấp nào khi giữ một vai trò lãnh đạo XH mà không thông qua chính đảng của mình. Đối với giai cấp công nhân, Đảng đó là Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản đại biểu cho trí tuệ và lợi ích của giai cấp công nhân, đồng thời còn là đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động và cả dân tộc.

- Thống nhất:

• Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội - giai cấp của Đảng, là nguồn bổ sung lực lượng cho Đảng. Đảng là đội tiên phong chiến đấu, là bộ tham mưu của giai cấp công nhân. Giữa Đảng với giai cấp công nhân có mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời. Những đảng viên cộng sản có thể không phải là công nhân nhưng phải là người giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và đứng trên lập trường của giai cấp này.

• ĐCS phải đại biểu một cách triệt để và trung thành với lợi ích của GCCN và nhân dân lao động.

• Lấy hệ tư tưởng của GCCN, chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của mình

- Tính độc lập tương đối: Với một Đảng Cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Đảng với giai cấp là thống nhất nhưng Đảng có trình độ lý lụân và tổ chức cao nhất để lãnh đạo cả giai cấp và dân tộc, vì thế không thể lẫn lộn Đảng với giai cấp. Vai trò lãnh đạo của ĐCS đối với GCCN được thể hiện thông qua các nhiệm vụ cụ thể:

• ĐCS vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, phân tích đúng đắn tình hình cụ thể đề ra cương lĩnh chính trị, đường lối chiến lược, xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của quá trình cách mạng cũng như của từng giai đoạn cách mạng (giành chính quyền, xây dựng CNXH ...) trong từng nước cũng như trên toàn thế giới.

• ĐCS tuyên truyền đường lối, giáo dục, thuyết phục giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động thực hiện thắng lợi đường lối đã đề ra.

• ĐCS tổ chức, chỉ huy toàn bộ quá trình cách mạng cũng như từng giai đoạn cách mạng: tập hợp lực lượng, bố trí cán bộ, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh ...

• Mọi cán bộ, đảng viên của ĐCS gương mẫu thực hiện và thực hiện xuất sắc đường lối đã đề ra.

II. Cách mạng xã hội chủ nghĩa

1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó

a. Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩì

Theo nghĩa rộng: Cách mạng XHCN là một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ cũ, nhất là chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chế độ XHCN, trong cuộc cách mạng đó giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

C/m XHCN = giành chính quyền + cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.

Theo nghĩa hẹp: Cách mạng XHCN được hiểu là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản - Nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.

C/m XHCN = Giành chính quyền.

b. Nguyên nhân của cách mạng XHCN

+ Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hoá cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn này biểu hiện thành các mâu thuẫn sau:

- Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp tư bản cá biệt với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong sản xuất toàn xã hội.

- Mâu thuẫn giữa khuynh hướng mở rộng sản xuất vô hạn của CNTB với sức mua có hạn và ngày càng bị thu hẹp của quần chúng

- Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

Những mâu thuẫn kinh tế - xã hội đó ngày càng phát triển gay gắt làm cho chủ nghĩa tư bản luôn tiềm ẩn khả năng nổ bùng cách mạng XHCN.

c. Điều kiện của CMXHCN (*)(đọc CNXH hiện thực và triển vọng).

2. Mục tiêu, động lực và nội dung của cách mạng XHCN

a. Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cách mạng XHCN là một quá trình liên tục, với mục tiêu cuối cùng là giải phóng xã hội, giải phóng con người.

Để thực hiện mục tiêu đó, CMXHCN phải trải qua 2 hai giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất, mục tiêu của cách mạng XHCN là giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là "giai đoạn giai cấp vô sản tự xây dựng thành giai cấp thống trị, là giai đoạn giành lấy dân chủ".

- Giai đoạn thứ hai, mục tiêu cách mạng XHCN là "xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ tình trạng dân tộc khác ... nhằm đưa lại đời sống ấm no cho toàn dân".

b. Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cách mạng XHCN nhằm giải phóng tất cả những người lao động và do chính những người lao động thực hiện dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản.

- Giai cấp công nhân là động lực chủ yếu và là lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân là yếu tố quyết định hàng đầu đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng.

- Giai cấp nông dân là động lực quan trọng của cách mạng XHCN.

- Các lực lượng tiến bộ khác trong xã hội liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một động lực tổng hợp của cách mạng XHCN.

Đó là lực lượng tiến bộ như tầng lớp trí thức, các lực lượng của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì hoà bình, bảo vệ môi trường, tái tạo tài nguyên, sinh thái, chống bùng nổ dân số, phòng chống bệnh tật hiểm nghèo ...

c. Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng toàn diện, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Trên lĩnh vực chính trị: đưa nhân dân lao động từ địa vị bị áp bức bóc lột lên địa vị làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, để từ đó họ hoạt động như một chủ thể tự giác xây dựng xã hội mới, đó là nội dung chính trị căn bản của cách mạng XHCN.

+ Giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCS đập tan ách thống trị của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền, thiết lập chính quyền của dân, do dân, vì dân.

+ Xây dựng và ngày càng hoàn thiện nền dân chủ XHCN, thu hút nhân dân lao động tham gia ngày càng đông đảo vào việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.

- Trên lĩnh vực kinh tế: tạo lập từng bước cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, CNCS, đồng thời tạo ra môi trường kinh tế rộng lớn và thuận lợi để đưa con người vào cơ chế lao động với tư cách chủ thể hoạt động sáng tạo ra của cải vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu của chính mình và của xã hội.

+ Thay thế chế độ ..chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa..bằng chế độ sở hữu XHCN dưới những hình thức thích hợp.

+ Phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, từng bước thoả mãn nhu cầu chính đáng ngày càng tăng lên của người lao động.

+ Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động

- Trên lĩnh vực văn hoá: kế thừa và nâng cao các giá trị văn hoá tiên tiến của thời đại, xây dựng từng bước thế giới quan và nhân sinh quan mới, xây dựng nền văn hoá và thế hệ những con người mới XHCN, thực hiện việc giải phóng những người lao động về mặt tinh thần.

+ Đưa toàn bộ những phương tiện tư liệu chủ yếu phục vụ cho việc sáng tạo các giá trị tinh thần từ tay giai cấp bóc lột về tay những người lao động.

+ Đưa những người lao động lên địa vị người chủ thực sự, vừa sáng tạo nên các giá trị tinh thần vừa hưởng thụ các giá trị tinh thần ấy.

Cả ba nội dung của cách mạng XHCN diễn ra đồng thời và có quan hệ mật thiết, tác động, thúc đẩy lẫn nhau.

Đọc thêm: Hình thái kinh tế xã hội Cộng sản chủ nghĩa

3. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3.1. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác.

a. Tính tất yếu của liên minh

Trong cách mạng XHCN, liên minh công - nông - trí thức là một quy luật khách quan. Điều đó đựơc quy định bởi những lý do cơ bản về chính trị và kinh tế:

+ Về chính trị, liên minh công - nông - trí thức là nhu cầu nội tại khách quan của Cách mạng XHCN.

• Nhu cầu thống nhất các lực lượng chính trị - xã hội cơ bản của cách mạng để tạo thành một động lực to lớn đảm bảo thắng lợi của cách mạng, cả trong giai đoạn giành chính quyền cũng như trong giai đoạn xây dựng XHCN.

• Nhu cầu đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng Sản.

Lênin: Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước

+ Về kinh tế, liên minh công - nông - trí thức là do sự gắn bó thống nhất giữa công nghiệp - nông nghiệp và khoa học công nghệ, nhất là ở những nước nông nghiệp đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là vấn đề giữ vai trò quyết định trong quá trình xây dựng CNXH.

• Liên minh để đảm bảo các lực lượng đông đảo nhất trong xã hội thống nhất về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

• Liên minh để gắn bó chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, sản xuất với dịch vụ, khoa học và công nghệ để đảm bảo thoả mãn lợi ích kinh tế, cả trước mắt và lâu dài, cơ bản của mọi thành viên trong xã hội.

b. Cơ sở khách quan của việc xây dựng khối liên minh

Thứ nhất, dưới CNTB, cả công nhân và nông dân đều là những người lao động, đều bị áp bức bóc lột. Giai cấp tư sản bóc lột giai cấp công nhân bằng giá trị thặng dư, còn bóc lột giai cấp nông dân bằng thuế khoá. Do vậy, giai cấp công nhân và giai cấp nông dân dễ dàng liên minh với nhau để chống kẻ thù chung là giai cấp tư sản.

Thứ hai, trong quá trình xây dựng CNXH, công nghiệp và nông nghiệp là 2 ngành sản xuất chính trong xã hội. Nếu không có sự liên minh giữa công nhân với nông dân thì 2 ngành này không thể phát triển được.

Thứ ba, xét về mặt chính trị-xã hội thì giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và những người lao động khác là lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng bảo vệ chính quyền Nhà nước, trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Do vậy, có thể nói giai cấp nông dân là người bạn "tự nhiên", tất yếu của giai cấp công nhân.

3.2. Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.

a. Nội dung của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.

Liên minh về chính trị :

Trong thời kỳ giành chính quyền lien minh công nông nhằm lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị cũ, dành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Trong quá trình xây dựng CNXH: lien minh công nông là cơ sở chính trị xã hội vững chắc của chính quyền nhà nước, giữ vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ XHCN

Chú ý: Liên minh GCCN, GC nông dân và các tầng lớp lao động khác không phải là để dung hòa lập trường các giai cấp khác nhau mà phải ...............................................

Liên minh về kinh tế là nội dung cơ bản nhất, quyết định nhất, vì có liên minh về kinh tế chặt chẽ mới thực hiện được sự liên minh trong các lĩnh vực khác.

Thực hiện liên minh về kinh tế trong quá trình xây dựng CNXH là ...................................

Hoạt động kinh tế phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của xã hội, đồng thời thường xuyên quan tâm đến lợi ích của giai cấp nông dân.

Để thực hiện được liên minh về kinh tế, Đảng và Nhà nước XHCN phải xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn.

Lênin: Thông qua liên minh về kinh tế, từng bước đưa nông dân đi theo con đường XHCN bằng cách đưa họ vào con đường hợp tác xã với những bước đi thích hợp.

Liên minh về văn hoá là nội dung quan trọng trong xây dựng khối liên minh, vì:

Một là, CNXH được xây dựng dựa trên nền sản xuất công nghiệp hiện đại, do vậy công nhân, nông dân và những người lao động khác phải học tập để nâng cao trình độ văn hoá.

Hai là, CNXH mong muốn xây dựng một xã hội nhân văn, nhân đạo. Điều đó chỉ có thể có được trên cơ sở một nền văn hoá phát triển của nhân dân.

Ba là, CNXH tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân tham gia vào công việc Nhà nước, vì vậy, nhân dân phải có trình độ văn hoá, phải hiểu biết.

b. Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.

Một là, phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong liên minh công-nông.

Hai là, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện

Ba là, kết hợp đúng đắn các lợi ích của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

Chương VIII

Những vấn đề chính trị-xã hội có tính quy luật

Trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa

I. xây dựng nỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Xây dựng nền dân chủ XHCN

a. Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ

Theo nghĩa chung nhất, dõn chủ là .........................................., phản ánh mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với cơ quan, tổ chức hay chính quyền, nhà nước có vai trũ quản lý xã hội (nhõn dõn bầu ra cơ quan này, giám sát, chi phối hoạt động của cơ quan này, bói miễn hay bầu ra cơ quan khác,....)

Điều đó được cụ thể hóa trong các phương diện ý nghĩa cụ thể về dõn chủ:

Thứ nhất, dõn chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người.

Thứ hai, trong xã hội cú chế độ tư hữu, tồn tại áp bức bóc lột, DC là một hệ giá trị, phản ỏnh trỡnh độ phát triển của cá nhân, cộng đồng xã hội chống ỏp bức, chống búc lột, tiến tới xã hội tự do, bỡnh đẳng.

Thứ ba, là một phạm trù chính trị, gắn với một kiểu Nhà nước và một giai cấp cầm quyền, dõn chủ luụn mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội. Với phương diện ý nghĩa này, dõn chủ được biểu hiện như một chế độ chính trị, một chế độ dân chủ hay một nền dõn chủ cụ thể.

Đặc điểm của chế độ dân chủ:

Mang tớnh lịch sử: có sự ra đời (từ khi chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời thay thế xã hội Cụng xã nguyờn thủy), biến đổi (trong các xã hội PK, TBCN, XHCN), và cú thể bị mất đi khi xây dựng thành công xã hội CSCN (khụng cũn sự phõn chia xã hội thành giai cấp).

Là sự thống nhất của hai mặt đối lập: dõn chủ và chuyờn chính

Dân chủ: hướng tới quần chúng nhân dân, thể hiện quyền lực của nhân dân ngày càng sâu rộng.

Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, gắn với chế độ xã hội cụ thể: Mang bản chất của giai cấp thống trị nờn luụn thực hiện chuyờn chính, bảo vệ quyền lực của giai cấp của giai cấp thống trị xã hội.

Lịch sử phát triển của các chế độ dân chủ:

Lênin: "Từ chuyên chế phong kiến đến dân chủ tư sản, từ dân chủ tư sản đến dân chủ vô sản, rồi từ dân chủ vô sản đến không cũn dõn chủ nữa. Đó là biện chứng của sự phát triển dân chủ"

Sự xuất hiện của chế độ chiếm hữu nô lệ là quá trỡnh chuyển biến từ những hỡnh thức tự quản tự nguyện truyền thống sang hỡnh thức tổ chức xã hội mới gắn liền với nhà nước. Ở đó, Nhà nước vừa thể hiện tính dân chủ (nhà nước dân chủ Alten), vừa thể hiện là công cụ chuyên chính của giai cấp chủ nô.

Chế độ Phong kiến nếu xét theo nghĩa dân chủ là hỡnh thức tổ chức Nhà nước thỡ quyền lực tối cao tập trung trong tay nhà vua phong kiến, nờn trong ý nghĩa này thỡ chế độ phong kiến không có dân chủ. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ tự do bỡnh đẳng của công dân, hay các xu hướng, phong trào tiến bộ của chính giai cấp địa chủ trong các triều đại phong kiến (vỡ lợi ớch của số đông, phát triển sản xuất, bảo vệ nền độc lập dân tộc,....) thỡ xã hội phong kiến lại cú sự phỏt triển cao hơn so với xã hội chiếm hữu nụ lệ.

Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, mặc dù giai cấp tư sản và các học giả tư sản thường rêu rao khẩu hiệu dân chủ, nhân quyền, tự do, ... nhưng thực chất đó là vũ khí tư tưởng của giai cấp tư sản trong việc tước hết quyền lực của nhân dân, và ru ngủ cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. (ví dụ: kêu gọi dân chủ chung chung, phi giai cấp, đồng nhất quyền tự do với chủ nghĩa tự do, đưa ra chỉ số tự do kinh tế phát triển tự phát vô giới hạn của các tập đoàn kinh tế tư nhân gây sức ép lên Quốc hội và Chính phủ, nhưng vẫn che dấu sự bần cùng hóa giai cấp vô sản và các nước đang phát triển ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các tập đoàn này...).Nền dân chủ này là dân chủ trước hết đối với giai cấp tư sản và chuyên chính đối với giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa.

Cách mạng XHCN không chỉ phủ định biện chứng chế độ tư hữu trước đó mà từ đây cũn là cơ sở để tạo nên một nền dần chủ mới hoàn thiện hơn.

2. Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN

- Với tư cách là chế độ Nhà nước được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân lao động dưới sự lónh đạo của Đảng Cộng sản, dân chủ XHCN đảm bảo quyền lực đều thuộc về nhân dõn

- Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là ..................................

- Nền dân chủ XHCN được xây dựng dựa trên ...................................................., có sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhõn dõn trong sự nghiệp xõy dựng xã hội mới.

- Là nền dõn chủ mang bản chất ..................................................................................................

3. Tớnh tất yếu của việc xõy dựng nền dõn chủ XHCN

- Xõy dựng nền dõn chủ XHCN là mục tiờu của quỏ trỡnh xõy dựng CNXH.

- Đồng thời nó cũng là động lực quan trọng của chính quỏ trỡnh xõy dựng CNXH, quyết định thành công của cách mạng XHCN.

- Xõy dựng nền dõn chủ XHCN cũng là một quỏ trỡnh vận động và thực hành dân chủ, là quá trỡnh biến dõn chủ từ khả năng trở thành hiện thực trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro