Tài liệu logic - pdtan119

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KH, CN VÀ NCKH

I. KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Khoa học

Thuật ngữ “Khoa học” xuất hiện từ rất sớm, nó phản ánh một hình thức hoạt động sáng tạo đặc biệt, một lĩnh vực hoạt động có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội của con người.  Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “Khoa học”. Tổng hợp lại ta có thể đưa ra một định nghĩa tương đối tổng quát như sau:

Khoa học là một hệ thống tri thức không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội[1] về những thuộc tính của tự nhiên, xã hội, tư duy cùng những quy luật khách quan trong sự tồn tại và phát triển của chúng.

( [1] nghĩa là những tri thức này do con người tích luỹ được nhờ các phương pháp nhận thức đúng đắn, được diễn đạt bằng những khái niệm xác thực và sự đúng đắn của chúng được kiểm chứng bằng thực tiễn xã hội ).

Khoa học không những hướng vào giải thích thế giới mà còn nhằm cải tạo thế giới. Khoa học làm cho con người mạnh mẽ trước thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình). 

2. Công nghệ

       Do sự gắn bó mật thiết giữa khoa học và sản xuất xã hội, khoa học phát triển đã kéo theo sự phát triển nhanh chóng về kỹ thuậtcông nghệ.

      Phân biệt khái niệm kỹ thuật và công nghệ:

2.1. Kỹ thuật (technic)

Thường được hiểu là một phương tiện hay một bộ phương tiện cụ thể cùng với cách thức sử dụng có tính máy móc.

Nói cách khác, Kỹ thuật là một tập hợp những máy móc, thiết bị, phương tiện và công cụ... được con người tạo ra và sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, tạo ra sản phẩm phục vụ con người.

2.2. Công nghệ (Technology)

Theo định nghĩa mà Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á và Thái Bình Dương đề xướng, thì công nghệ (công nghệ sản xuất) là tất cả những gì liên quan đến việc biến đổi tài nguyên ở đầu vào thành hàng hoá ở đầu ra của quá trình sản xuất. Theo định nghĩa này thì công nghệ gồm hai phần: Phần kỹ thuật và phần thông tin.

-         Phần kỹ thuật bao gồm toàn bộ hệ thống thiết bị kỹ thuật.

-         Phần thông tin bao gồm thông tin về quy trình sản xuất hay các bí quyết kỹ thuật cho một hệ sản xuất.

  Ngày nay, công nghệ không chỉ bó hẹp trong công nghệ sản xuất (sản xuất ra của cải vật chất)  mà được mở rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, VD như công nghệ dạy học... Chính vì vậy ở đây ta đưa ra một định nghĩa có tính khái quát hơn:

  Công nghệ là một hệ thống những phương tiện, phương pháp và kỹ năng được sử dụng theo một quy trình hợp lý để tác động vào một đối tượng nào đó, đạt một hiệu quả xác định cho con người.

        Công nghệ và kỹ thuật có liên quan mật thiết với nhau. Nói chung, khái niệm công nghệ rộng hơn khái niệm kỹ thuật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sự phân biệt chỉ là tương đối và hai khái niệm gần như đồng nghĩa. 

3.     Quan hệ Khoa học - Công nghệ

- Vào thời kỳ đầu của nền văn minh nhân loại thực tiễn sản xuất đã đi trước công nghệ và công nghệ đi trước khoa học.

Giai đoạn này được diễn ra kể từ khi con người tìm ra lửa. Với những kinh nghiệm, những kỹ năng cất giữ và sử dụng lửa, con người đã biết tạo ra những công nghệ chế tạo vũ khí, săn thú, chế biến thức ăn...; trong sinh học, xuất hiện công nghệ nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây lương thực phục vụ đời sống của mình. Trong giai đoạn này khoa học phát triển rất chậm do nhu cầu của thực tiễn xã hội thúc đẩy.

          - Từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 18 : Đây là thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, các công nghệ mới xuất hiện vẫn còn dựa vào các sáng tạo kỹ thuật hơn là dựa vào tiến bộ khoa học.

Về công nghệ: Công nghệ mới xuất hiện trên 4 lĩnh vực: năng lượng (xuất hiện máy chạy bằng sức nước, sử dụng sức gió và sức thuỷ triều); vật liệu (sử dụng rộng rãi các vật liệu sắt, gạch, đá...); sinh học (lai tạo, chọn giống cây trồng, vật nuôi); thời gian (chế tạo ra các loại đồng hồ với độ chính xác là giờ (1 ngày có 24 giờ) và khắc (1 phần tư giờ)).

          Về khoa học: F. Anghen cho rằng đây là thời kỳ đầu của sự phát triển khoa học hiện đại. Trong thời kỳ này có một loạt các nhà khoa học ra đời có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khoa học về sau như: N. Côpécních, G. Galilê, I. Niuton... Thuyết nhật tâm (lấy mặt trời làm trung tâm) của Côpécních đánh đổ thuyết của Pơtôlêmê (lấy trái đất làm trung tâm), giáng một đòn trí mạng vào giáo hội. 

- Từ thế kỷ thứ 18 đến cuối thế kỷ 19: Đây là thời kỳ phát triển Tư bản công nghiệp. Ở giai đoạn này, khoa học đã có một bước tiến bộ nhảy vọt nhưng nhìn chung công nghệ vẫn đi trước khoa học.

Phong trào đô thị hoá, công nghiệp hoá phát triển quy mô lớn, nảy sinh những nhu cầu lớn về lương thực, thực phẩm, dẫn tới sự phát triển nông học, thực vật học. Sự cần thiết sản xuất phân bón, thuốc nhuộm ... đặt ra hàng loạt vấn đề cho hoá học. Cách mạng công nghiệp và việc sử dụng máy hơi nước đặt cho vật lý những nhiệm vụ nghiên cứu mới. Sự xuất hiện điện báo, điện từ, điện thắp sáng dẫn đến sự phát triển khoa học về điện.

          Theo Anghen thời kỳ này có 3 phát minh vĩ đại đó là : Định luật bảo toàn và biến hoá năng lượng của R. Maye và J. Dulơ, Thuyết tế bào của P. Gôrianinôp và F. Purơkinê, thuyết tiến hoá của S. Đacuyn, đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của khoa học.  

- Giai đoạn từ thế kỷ 20 đến nay: Tình hình đã khác hẳn. Trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, khoa học và công nghệ gắn liền với nhau. Có những lĩnh vực khoa học vượt trước đẩy nhanh tiến bộ công nghệ và khoảng cách thời gian từ tiến bộ khoa học tới ứng dụng công nghệ rất ngắn. Tiến bộ công nghệ thúc đẩy và tạo điều kiện cho khoa học phát triển nhanh. Có thể nói ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản suất trực tiếp, tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội.

Đây là giai đoạn diễn ra cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

Đặc điểm:  

·        Sự phát triển của KH được hoà nhập, quyện chặt với sự phát triển của CN và KT. Trong đó, sự phát triển KH diễn ra nhanh hơn, vượt trước, đóng vai trò hướng dẫn đối với sự phát triển trong CN và KT.

·         Làm thay đổi về chất các quá trình sản xuất. Các chức năng lao động của con người được thay thế dần dần bằng lao động của máy móc. Người lao động được tách dần khỏi quá trình sản xuất trực tiếp để đảm nhận những chức năng có tinhs chất bao quát hơn.

·        Tạo ra một năng suất lao động cao chưa từng thấy.

Ở giai đoạn này tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trên cả 4 lĩnh vực:

·        Năng lượng: Không chỉ sử dụng năng lượng tự nhiên, loài người đã tạo ra những năng lượng “nhân tạo” không có sẵn trong tự nhiên (năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời).

·        Vật liệu: Bên cạnh những vật liệu truyền thống là các vật liệu thiết kế theo yêu cầu sản xuất.

·        Sinh học : Đã có những đột phá vĩ đại, đặc biệt là trong công nghệ gen, công nghệ vi sinh...

Thời gian: Con người đã có những công nghệ có thể làm chủ được một khoảng thời gian tương đương với 1/10 tỷ giây, nhiều thế hệ máy tính, người máy ra đời để phục vụ con người.

4. Phương hướng phát triển của KH và CN hiện đại:

- Phát triển theo hướng điện tử hoá và tin học hoá.

Đây là hướng phát triển mới, năng động và đầy triển vọng. Sự thay đổi liên tục các thế hệ máy vi tính đang tạo điều kiện chuyển trọng tâm của sản xuất từ chỗ tối ưu hoá hiệu quả hoạt động của thiết bị kỹ thuật sang tối ưu hoá hiệu quả hoạt động của chính con người lao động trí tuệ.

- Tự động hoá các quá trình lao động sản xuất.

Việc tự động hoá các chức năng sản xuất trong công nghiệp được thực hiện chủ yếu qua 3 loại thiết bị : máy tự động quá trình, máy công cụ điều  khiển bằng số và sử dụng người máy.

- Tìm kiếm, chế tạo vật liệu mới nhằm thay thế các vật liệu truyền thống hoặc có sẵn trong tự nhiên

Phương hướng phát triển này nhằm nâng cao độ bền, tính đa chức năng của vật liệu, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và nguyên liệu, hạ giá thành, đồng thời giảm tối đa chất thải gây ô nhiễm môi trường.

- Tìm kiếm, sáng tạo và sử dụng các nguồn năng lượng mới.

Đây là hướng phát triển quan trọng của KH-CN hiện đại. Việc tìm kiếm, sáng tạo ra các công nghệ sản xuất, các nguồn năng lượng mới nhằm thay thế các nguồn năng lượng cổ truyền như : than đá, dầu mỏ, khí đốt... đang là yêu cầu cấp bách và cũng có rất nhiều triển vọng.

- Phát triển khoa học-công nghệ trong lĩnh vực sinh học.

Sự ra đời công nghệ sinh học với các loại chủ yếu: công nghệ vi sinh, kỹ thuật gen, công nghệ gen, nuôi cấy tế bào... đang phát triển mạnh và được ứng dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ, nông nghiệp... Một ngành công nghiệp mới-công nghệ sinh học đã ra đời và đang bước những bước vững chắc trên đường phát triển.

- Sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ về vị trí và vai trò của KHXH và nhân văn trong sự phát triển KH-CN.

Vai trò của KHXH và nhân văn phát sinh từ thực tiễn phát triển của chính bản thân KHTN, KHKT và công nghệ. Khi KH-KT phát triển đòi hỏi KHXH và nhân văn phát triển tương xứng nhằm giải quyết hàng loạt những vấn đề cơ bản của chính bản thân KHKT chẳng hạn : về cơ chế tổ chức quản lý và ứng dụng kết quả NCKH và sáng tạo công nghệ; về trách nhiệm XH của giới KH đối với những phát minh, sáng chế của mình; về mối quan hệ biện chứng giưuã tăng trưởng kinh tế với phát triển, củng cố các quan hệ XH và tiến bộ XH; về quy hoạch đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực KH... 

II.   NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Khái niệm NCKH

Hoạt động khoa học là một lĩnh vực quan trọng của đời sống KT-XH, của sự tồn tại và phát triển xã hội nói chung. Từ chỗ NCKH chỉ là những hoạt động của những cá nhân đơn lẻ, ngày nay NCKH đã trở thành một lĩnh vực hoạt động với nhiều phương thức và hình thức hoạt động phong phú. Có thể nói, NCKH là một dạng lao động trí tuệ đặc thù do các nhà KH tiến hành nhằm hoàn thiện tri thức; khám phá, sáng tạo ra các tri thức mới; tìm kiếm, phát hiện những con đường, phương pháp, cách thức... để ứng dụng, triển khai những tri thức đó vào cuộc sống..

Theo tác giả Vũ Cao Đàm : “NCKH là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người”.

2. Đặc điểm của NCKH

2.1. Tính mới

          Nghiên cứu khoa học là quá trình khám phá, sáng tạo những tri thức mới. Chính vì vậy, tính mới là thuộc tính quan trọng số 1 của NCKH.

          Hướng tới cái mới trong NCKH không chỉ biểu hiện ở đề tài nghiên cứu mới, phương pháp tiếp cận mới mà còn biểu hiện ở quan điểm, cách đặt vấn đề và phương pháp mới trong triển khai, khảo sát, thực nghiệm…

          Tính mới của NCKH không mang ý nghĩa tuyệt đối, bền vững vĩnh viễn mà là tính mới so với trình độ nhận thức của quá khứ và hiện tại.

2.1. Độ tin cậy

          Kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một hoặc một số phương pháp nghiên cứu nào đó dù có phù hợp với giả thuyết cũng cần phải được kiểm chứng nhiều lần trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu được kiểm chứng càng nhiều lần thì độ tin cậy càng cao.

2.3. Tính thông tin 

          Tính thông tin là một đặc điểm quan trọng trong nghiên cứu khoa học, vì bất cứ sản phẩm khoa học nào cũng đều là kết quả của quá trình khai thác và xử lý thông tin. Thông tin trong NCKH cũng giống như nguyên liệu trong sản xuất. Nếu khai thác được càng nhiều thông tin có ích với độ tin cậy cao, phân loại và xử lý chúng một cách khoa học thì sản phẩm khoa học sẽ có chất lượng cao.

          Thông tin trong NCKH có thể được chuyển tải dưới nhiều dạng khác nhau như sách báo, án phẩm, băng hình…hay mô hình, sản phẩm mẫu, sản phẩm chế thử... nhưng quan trọng nhất là nó cung cấp cho người nghiên cứu những ý tưởng khoa học, căn cứ để chứng minh giả thuyết, lý giải sự vật, hiện tượng được nghiên cứu. Thông tin được sử dụng trong NCKH phải bảo đảm tính khách quan và độ tin cậy cao.

          Tính thông tin trong NCKH đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải biết định hướng khai thác; thường xuyên thu thập, tích lũy; biết sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học nhất định. Ngoài ra, tính thông tin còn là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá các kết quả nghiên cứu, nó phản ánh trình độ, năng lực của nhà nghiên cứu.

2.4. Tính khách quan

          Tính khách quan vừa là đặc điểm của NCKH, vừa là một tiêu chuẩn về phẩm chất của người NCKH.

          Để đảm bảo tính khách quan, người nghiên cứu luôn phải đặt các câu hỏi ngược lại với những kết luận đã được xác nhận.

2.5. Tính rủi ro

          Nghiên cứu khoa học có thể thành công cũng có thể thất bại. Thất bại trong NCKH do nhiều nguyên nhân như : thiếu thông tin cần thiết và đủ tin cậy; phương tiện, thiết bị phục vụ cho nghiên cứu thiếu và chất lượng kém; năng lực xử lý thông tin của người nghiên cứu còn hạn chế; giả thuyết khoa học đặt ra bị sai…  

          Trong NCKH, thất bại cũng được xem là một kết quả. Kết quả ấy cũng mang ý nghĩa là một kết luận của NCKH. Xét về ý nghĩa khoa học, đây là một kết quả quan trọng, giúp cho các đồng nghiệp đi sau không bị dẫm chân lên lối mòn, lãng phí các nguồn lực nghiên cứu.

2.6. Tính kế thừa

          Ngày nay, hầu như mọi công trình NCKH đều bắt đầu từ một khối lượng kiến thức nền tảng nhất định. Các kiến thức này được kế thừa từ các kết quả nghiên cứu ngay trong lĩnh vực mà nó đang nghiên cứu và cũng có thể kế thừa từ các lĩnh vực khoa học khác nhau rất xa.

2.7. Tính cá nhân

          Hoạt động nghiên cứu khoa học trở thành một dạng hoạt động xã hội mang tính phổ biến nên vai trò của các tập thể khoa học có tác dụng to lớn. Nhưng cho dù một công trình nghiên cứu khoa học là do một tập thể thực hiện thì vai trò cá nhân trong sáng tạo vẫn mang tính quyết định. Tính cá nhân được thể hiện trong tư duy cá nhân, nỗ lực cá nhân và chủ kiến riêng của từng cá nhân.

3. Các loại hình nghiên cứu khoa học

          Tùy theo lợi ích của hoạt động nghiên cứu, người ta chia các công trình nghiên cứu khoa học thành các loại hình nghiên cứu khác nhau.

3.1. Nghiên cứu cơ bản

          Là loại hình nghiên cứu nhằm khám phá các quy luật vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan. Kết quả nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn tới hình thành một hệ thống lý thuyết mới.

          Nghiên cứu cơ bản lại được chia thành nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng.

-         Nghiên cứu cơ bản thuần túy là những nghiên cứu chưa hoặc không nhằm vào mục đích ứng dụng nào

-         Nghiên cứu cơ bản định hướng là những nghiên cứu cơ bản đã nhằm vào một hay một số mục đích ứng dụng nào đó.

3.2. Nghiên cứu ứng dụng

          Là loại hình nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu cơ bản để ứng dụng vào một ngành khoa học cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu của một ngành hay một bộ môn khoa học.

          Kết quả của nghiên cứu ứng dụng có thể là các đề xuất, giải pháp, biện pháp và cũng có thể là các nguyên lý, quy trình công nghệ mới…

3.3. Nghiên cứu triển khai

          Là loại hình nghiên cứu nhằm áp dụng các kết quả mà nghiên cứu ứng dụng đã đạt được vào thực tế sản xuất.

          Hoạt động triển khai chia thành 3 giai đoạn:

-         Tiến hành trong phòng thí nghiệm với mục đích tìm kiếm môi trường, điều kiện, phương pháp thực hiện các kết quả nghiên cứu ứng dụng.

-         Tiến hành thí điểm: ứng dụng trong quy mô nhỏ. Quá trình này giúp đưa ra các kết luận cần thiết để bổ xung hoặc khắc phục trước khi đưa ra triển khai đại trà.

-         Triển khai đại trà: đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng rộng rãi trên thực tiễn.

3.4. Nghiên cứu dự báo

          Là loại hình nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng các kết quả của nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng để xác định hướng nghiên cứu.

          Việc phân chia các loại hình nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu lựa chọn được đề tài phù hợp với khả năng thực tế của bản thân, định hướng đầu tư  nhân lực, tài chính, phương tiện, thời gian cho các công trình nghiên cứu của mình.

          Trên thực tế sự phân chia các loại hình nghiên cứu khoa học chỉ mang ý nghĩa tương đối. Đối với mỗi công trình NCKH cụ thể, tùy vào giá trị đích thực mà nó đem lại mới có thể phân địch nó thuộc loại hình NCKH nào hoặc kết hợp các loại hình nghiên cứu nào.

4.     Một số thành tựu khoa học điển hình

4.1. Phát minh

      Là sự khám phá ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người.

     Chưa có ý nghĩa áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống, chỉ được áp dụng thông qua sáng chế.

     Không có giá trị thương mại, không được cấp bằng phát minh và không được bảo hộ pháp lý

4.2. Phát hiện

      Là sự khám phá ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người.

     Chưa có ý nghĩa áp dụng trực tiếp, chỉ được áp dụng thông qua các giải pháp

    Không có giá trị thương mại, không được cấp bằng và không được bảo hộ pháp lý

4.2. Sáng chế

      Là một giải pháp kỹ thuật mới về nguyên lý kỹ thuật, có tính sáng tạo và áp dụng được

     Có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống

    Có giá trị thương mại, được cấp bằng sáng chế độc quyền (patent) hoặc ký kết các hợp đồng cấp giấy phép sử dụng (licence) cho người có nhu cầu và được bảo hộ quyền sở hữu công nghệp

III. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

       Các phương pháp nghiên cứu được nhà nghiên cứu lựa chọn sử dụng không phải một cách chủ quan, tuỳ tiện mà luôn luôn dựa trên những nguyên tắc xác định. Những nguyên tắc đó được đưa ra trên cơ sở những luận điểm cơ bản có tính hệ thống đã được giới khoa học của một ngành, một môn hoặc một trường phái nghiên cứu nào đó thừa nhận là đúng đắn, được coi là những tiền đề, cơ sở, xuất phát điểm cho việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu. Những luận điểm cơ bản ấy được gọi là phương pháp luận nghiên cứu khoa học.          

        PPLNCKH là một lý thuyết tổng quát về các phương pháp và phương tiện nhận thức dùng để đạt được các tri thức khoa học và công nghệ mới. Nó không phải là một tập hợp đơn giản các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau.

       PPLNCKH là một bộ phận của Nhận thức luận - lĩnh vực nghiên cứu các quy luật tổng quát của quá trình nhận thức nói chung. Nó khác với Logic khoa học - là lĩnh vực phân tích cấu trúc của tri thức. Nó cũng khác với Khoa học luận - là lĩnh vực nghiên cứu tổng hợp các hệ khoa học nhằm dự báo chính sách khoa học, củng cố tiềm lực khoa học và nâng cao hiệu suất hoạt động khoa học, thông qua các biện pháp tác động về mặt tổ chức và xã hội.

Chương 2

CƠ SỞ LOGIC HÌNH THỨC CỦA PPLNCKH

A. Logic học và ý nghĩa của logic học

I. Logic học là gì?

            Thuật ngữ “Lôgíc” được phiên âm từ tiếng nước ngoài (Logic : Tiếng Anh ; Logique : Tiếng Pháp) thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Hilạp là Logos, có nghĩa là lời nói, tư tưởng, suy nghĩ v.v…

Logic dược phân thành hai loại:

-         Logic hình thức : nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy ở trạng thái tĩnh.

-         Logic biện chứng: nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy ở trạng thái động

Hiện nay, các sách giáo khoa Lôgíc học được xuất bản ở nước ta ngày một nhiều, chúng đa dạng về nội dung, kết cấu và tên gọi, như Lôgíc học đại cương, Lôgíc học, Lôgíc hình thức, Nhập môn lôgíc học, Giáo trình lôgíc học, Giáo trình lôgíc hình thức(1)… Tuy tên gọi đa dạng như thế, nhưng về thực chất, tri thức thể hiện trong đó là tri thức của lôgíc hình thức.

Coi khái niệm logic học là khái niệm logic hình thức và có thể đưa ra định nghĩa về logic học như sau:

Logic học là khoa học nghiên cứu về các hình thức và quy luật của tư duy, bảo đảm cho tư duy đạt đến chân lý

II.        Ý NGHĨA CỦA LÔGÍC HỌC.

Sống trong xã hội, mỗi người không tồn tại một cách cô lập mà luôn có mối quan hệ với nhau và quan hệ với tự nhiên. Cùng với ngôn ngữ, Lôgíc giúp còn người hiểu biết nhau một cách chính xác và nhận thức tự nhiên đúng đắn hơn.

Trải qua quá trình lao động, tư duy lôgíc của con người được hình thành trước khi có khoa học về lôgíc. Tuy nhiên tư duy lôgíc được hình thành bằng cách như vậy là tư duy lôgíc tự phát. Tư duy lôgíc tự phát gây trở ngại cho việc nhận thức khoa học, nó dễ mắc phải sai lầm trong quá trình trao đổi tư tưởng với nhau, nhất là những vấn đề phức tạp.

Lôgíc học giúp chúng ta chuyển lối tư duy lôgíc tự phát thành tư duy lôgíc tự giác. Tư duy lôgíc tự giác đem lại những lợi ích sau :

-       Lập luận chặt chẽ, có căn cứ; trình bày các quan điểm, tư tưởng một cách rõ ràng, chính xác, mạch lạc hơn.

-       Phát hiện được những lỗi lôgíc trong quá trình lập luận, trình bày quan điểm, tư tưởng của người khác.

-       Vạch ra các thủ thuật ngụy biện của đối phương.

Lôgíc học còn trang bị cho chúng ta các phương pháp nghiên cứu khoa học : Suy diễn, Qui nạp, Phân tích, Tổng hợp, Giả thuyết, Chứng minh v.v… nhờ đó làm tăng khả năng nhận thức, khám phá của con người đối với thế giới.

Ngoài ra, lôgíc học còn có ý nghĩa đặc biệt đối với một số lĩnh vực, một số ngành khoa học khác nhau như : Toán học, Điều khiển học, Ngôn ngữ học, Luật học v.v…

B. Các hình thức của tư duy logic

I. Khái niệm

1.   Bản chất của khái niệm

Là phần tử cấu trúc cơ bản của tư­ duy, phản ánh thuộc tính bản chất chung của đối tượng.

Về nguyên tắc, khái niệm đ­ược hình thành trên cơ sở những từ xác định mà ta đã biết ý nghĩa của chúng.

Từ dùng trong lĩnh vực chuyên môn được gọi là thuật ngữ. Trong khoa học và công nghệ, người ta phải xây dựng hệ thống khái niệm riêng hiểu theo nghĩa thuật ngữ đặc thù của chuyên ngành khoa học nhằm diễn đạt, lưu giữ và thông tin chính xác nội dung cần truyền đạt. Th­ường thì người ta cố gắng xây dựng sự tương ứng một - một giữa khái niệm và thuật ngữ nhưng điều đó không phải luôn luôn dễ dàng đạt được.

      Mỗi khái niệm, về cấu trúc logic mà nói, đều có hai mặt: nội hàmngoại diên.

- Nội hàm của khái niệm là tổng thể những thuộc tính bản chất của những đối tượng được phản ánh trong khái niệm.

- Ngoại diên của khái niệm là tập hợp tất cả những đối tượng có thuộc tính bản chất được phản ánh trong nội hàm.

Ví dụ: Khái niệm “sinh viên ĐHBK Hà Nội”

-          Nội hàm của khái niệm “sinh viên ĐHBK Hà Nội” là “những người đang học tập tại Trường ĐHBK Hà Nội”

-     Ngoại diên của khái niệm “sinh viên ĐHBK Hà Nội” bao gồm tất cả sinh viên đang học tập tại các Khoa trong Trường ĐHBK Hà Nội như “sinh viên khoa Điện”, “sinh viên khoa Điện tử viễn thông”, “sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật”, “sinh viên khoa Công nghệ thông tin”…

            Nội hàm và ngoại diên là hai bộ phận hợp thành khái niệm, giữa chúng có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, nội hàm thể hiện mặt chất của khái niệm, còn ngoại diên thể hiện mặt lượng của khái niệm. Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên là quan hệ ngược, điều đó có nghĩa là số lượng các dấu hiệu trong nội hàm càng lớn thì số lượng các đối tượng trong ngoại diên càng nhỏ và ngược lại. Để làm rõ mối quan hệ này ta xét ví dụ sau:

Ví dụ:  Nếu nội hàm gồm có các dấu hiệu “hình bình hành có một góc vuông ” thì ngoại diên gồm có “hình chữ nhật và hình vuông”. Khi thêm vào nội hàm của khái niệm một dấu hiệu “có 2 cạnh liên tiếp bằng nhau” (có nghĩa là làm tăng số lượng dấu hiệu trong nội hàm) thì ngoại diên lúc này chỉ còn lại “hình vuông” (đối tượng thuộc ngoại diên bị giảm đi).

 Tóm lại:

            - Khái niệm phản ánh hiện thực do đó nó là sản phẩm, là công cụ của nhận thức. Vì vậy, mức độ phù hợp của nội dung khái niệm với nội dung khách quan của đối t­ượng mà nó phản ánh còn phụ thuộc vào trình độ phát triển thực tiễn, trình độ nhận thức của thời đại và nhận thức của cá nhân.

- Khái niệm hình thành gắn liền với hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người vì vậy khái niệm không phải là hình thành một lần và mãi mãi bất biến.

            Trong NCKH, khái niệm là công cụ để gọi tên một sự kiện khoa học, là công cụ để tư duy và trao đổi thông tin, là cơ sở để nhận dạng bản chất của một sự vật. Kết quả nghiên cứu có thể bị sai lệch nếu không được tiến hành trên những khái niệm chuẩn xác.

2. Quan hệ giữa các  khái niệm

            Các khái niệm được hình thành là kết quả của sự phản ánh những đặc điểm, thuộc tính bản chất của các sự vật, hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng nằm trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau do đó giữa các khái niệm cũng tồn tại mối quan hệ, tác động qua lại với nhau. Mối quan hệ giữa các khái niệm có thể chia thành các loại sau:

2.1. Khái niệm đồng nhất.

Hai khái niệm có nội hàm khác nhau nhưng ngoại diên giống nhau (tức là phản ánh cùng một đối tượng) được gọi là hai khái niệm đồng nhất.

 Ví dụ về hai khái niệm “đường bậc hai” và “đường conic”

Đường conic:  -  Nội hàm: Là các đường được tạo ra do mặt phẳng giao với hình côn.

- Ngoại diên: các đường elip, hypecbol, parabol.

Đường bậc hai: - Nội hàm: Đường bậc hai là các đường cắt đường thẳng tại hai điểm.

                                      - Ngoại diên: các đường elip, hypecbol, parabol.

Nhận thấy, hai khái niệm trên có nội hàm khác nhau nhưng ngoại diên giống nhau nên đường conicđường bậc hai là hai khái niệm đồng nhất.

2.2. Khái niệm giao nhau

Hai khái niệm có chung một phần ngoại diên được gọi là hai khái niệm giao nhau.

VD: Khái niệm hình thoi và khái niệm hình chữ nhật có chung một phần ngoại diên là hình vuông nên hai khái niệm này là hai khái niệm giao nhau.

2.3. Khái niệm tương đương 

      Nếu ngoại diên của khái niệm A chứa ngoại diên của khái niệm B, tức là AÇB = B, thì quan hệ giữa A và B được gọi là quan hệ liên thuộc (quan hệ bao hàm), A được gọi là khái niệm chủng (giống), B – khái niệm loại (loài).

            Trong ví dụ trên, khái niệm “hình bình hành” là khái niệm giống; các khái niệm “hình thoi” và “hình vuông” là các khái niệm loài của khái niệm “hình bình hành”

Việc xác định một khái niệm nào đó là khái niệm giống hay khái niệm loài chỉ có tính chất tương đối vì cùng một khái niệm, trong mối quan hệ này là khái niệm giống nhưng trong mối quan hệ khác lại là khái niệm loài.

Quay trở lại VD trên ta nhận thấy rằng: trong mối quan hệ giữa “khái niệm hình bình hành” và “khái niệm hình thoi” thì “khái niệm hình thoi” là khái niệm loài, nhưng trong mối quan hệ giữa “khái niệm hình thoi” và “khái niệm hình vuông” thì “khái niệm hình thoi” lại là khái niệm giống. 

Hai khái niệm loài không giao nhau thuộc cùng một khái niệm giống được gọi là hai khái niệm tương đương (quan hệ ngang hàng).

VD:

Hai khái niệm “SV Khoa SPKT” và “SV Khoa Điện” là hai khái niệm tương đương.

2.4. Khái niệm tương phản 

Hai khái niệm tương đương có nội hàm tương phản được gọi là hai khái niệm tương phản.

            VD:

Hai khái niệm “tứ giác lồi” và “tứ giác lõm” là hai khái niệm tương phản

3. Định nghĩa khái niệm

3.1. Bản chất định nghĩa khái niệm

Định nghĩa là một thao tác logic nhằm vạch rõ nội hàm của khái niệm, phân biệt đối tượng được phản ánh với các đối tượng lân cận.

Định nghĩa khái niệm gồm hai bộ phận hợp thành là khái niệm được định nghĩa và khái niệm dùng để định nghĩa:

      - Khái niệm được định nghĩa là khái niệm cần phải xác định nội hàm.

      - Khái niệm dùng để định nghĩa là khái niệm được sử dụng để phát hiện nội hàm của khái niệm được định nghĩa.

Ví dụ: Dòng điện một chiều là dòng điện có chiều và trị số không thay đổi theo thời gian

Trong đó:         - Khái niệm “dòng điện một chiều” là khái niệm được định nghĩa

                        - Khái niệm “dòng điện có chiều và trị số không thay đổi theo thời gian” là khái niệm dùng để định nghĩa.

            Ngoại diên của khái niệm được định nghĩa phải bằng với ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa nên mối quan hệ giữa khái niệm được định nghĩa và khái niệm dùng để định nghĩa là quan hệ đồng nhất. Đây chính là điều kiện cần thiết để có một định nghĩa đúng đắn

3.2. Các dạng định nghĩa

3.2.1. Dạng chuẩn

        Là dạng định nghĩa qua giống gần nhất và thuộc tính khác biệt về loài :

 < loài >  là   < giống gần nhất + thuộc tính khác biệt về loài >

    Ví dụ:  <hình vuông> là <hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp bằng nhau>;

      <hình vuông> là < hình thoi  có  1 góc vuông >.

3.2.2. Dạng sinh

Là một dạng định nghĩa chuẩn với thuộc tính khác biệt (về loài ) nêu rõ nguồn gốc và phương thức hình thành của đối tượng được định nghĩa.

Ví dụ :  - Mặt cầu là mặt do một đường tròn vạch ra khi quay quanh một đường kính cố định, hay

        - Mặt cầu là mặt xoay mà đường sinh là đường tròn có tâm nằm trên trục xoay,

(so sánh với định nghĩa : mặt cầu là tập hợp những điểm cách đều một điểm cố định, dễ thấy dạng sinh có ý nghĩa với công nghệ tạo hình).

3.2.3. Dạng duy danh

Là dạng giải thích ngữ nghĩa của từ diễn đạt khái niệm.

Ví dụ: quá trình quá độ là quá trình chuyển tiếp giữa hai trạng thái bình ổn.

3.2.4. Dạng thay thế 

        Không phải khái niệm nào cũng có thể định nghĩa theo dạng chuẩn, vì để định nghĩa một khái niệm (loài) phải dùng một khái niệm rộng hơn  (giống), cứ thế sẽ tới những khái niệm cuối cùng không còn khái niệm rộng hơn nữa, được gọi là những phạm trù, không thể định nghĩa theo dạng chuẩn. Khi đó người ta dùng dạng thay thế.

            Định nghĩa dạng thay thế là định nghĩa trong đó khái niệm dùng để định nghĩa được thay thế bằng việc giải thích bằng quy nạp hay tiên đề.

            Định nghĩa qua quy nạp và tiên đề được sử dụng rộng rãi trong toán học.       

       Ngoài ra, trong một số ngành khoa học mô tả người ta thường dùng các dạng định nghĩa:

            - Mô tả - minh hoạ: Định nghĩa thông qua liệt kê các dấu hiệu bề ngoài nhưng mang tính đặc tr­ưng khác biệt nhằm phân biệt đối t­ượng này với đối tượng khác.

Ví dụ :  khi định nghĩa các cây, con,...

Định nghĩa bằng mô tả chưa thể gọi là một định nghĩa chặt chẽ, khoa học song nó góp phần đắc lực vào quá trình nhận thức và trao đổi thông tin.

- So sánh - phân biệt : Cho cách hiểu tương đối về đối tượng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của con ngư­ời.

   Ví dụ : khi định nghiã các đối tượng na ná giống nhau, như ao, hồ,...

3.3. Các quy tắc định nghĩa khái niệm

3.3.1. Định nghĩa phải cân đối

            Ngoại diên của khái niệm được định nghĩa phải bằng với ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa.

            Khi vi phạm quy tắc này sẽ dẫn đến lỗi logic là định nghĩa quá rộng hoặc quá hẹp.

-          Định nghĩa quá rộng là định nghĩa mà trong đó ngoại diên của khái niệm được định nghĩa nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa. Có thể sửa chữa định nghĩa quá rộng bằng cách tăng thêm các dấu hiệu nhận biết trong nội hàm của khái niệm hoặc thay khái niệm giống xa bằng khái niệm giống gần.

-          Định nghĩa quá hẹp là định nghĩa mà trong đó ngoại diên của khái niệm được định nghĩa lớn hơn ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa. Có thể sửa chữa định nghĩa quá rộng bằng cách tăng thêm ngoại diên vào khái niệm dùng để định nghĩa hoặc thay khái niệm loài gần gũi bằng khái niệm giống gần gũi.

3.3.2. Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác và ngắn gọn

            Định nghĩa rõ ràng : không sử dụng những từ ngữ mập mờ, hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau; chỉ sử dụng những từ (thuật ngữ) chuẩn xác, rõ ràng (hiểu theo một nghĩa xác định).

            Định nghĩa chính xác: Các dấu hiệu thuộc nội hàm của khái niệm phải đúng là các dấu hiệu bản chất của đối tượng được đề cập đến trong định nghĩa chứ không phải là dấu hiệu bản chất của các đối tượng khác.

            Định nghĩa ngắn gọn: Phải lựa chọn các từ khái quát, bỏ những từ thừa không cần thiết. Khi phát biểu định nghĩa cần sắp xếp các thuật ngữ sao cho các dấu hiệu khác biệt của đối tượng được định nghĩa nổi bật lên.

            Khi định nghĩa vi phạm quy tắc này sẽ dẫn đến các định nghĩa mập mờ, không chính xác, dài dòng, phức tạp.

3.3.3. Định nghĩa không được mắc lỗi vòng quanh

            Khi định nghĩa, khái niệm dùng để định nghĩa lại được giải thích qua khái niệm được định nghĩa thì gọi là định nghĩa vòng quanh (định nghĩa luẩn quẩn).

            Để tránh định nghĩa mắc lỗi vòng quanh thì khái niệm dùng để định nghĩa phải được làm sáng tỏ, độc lập với khái niệm được định nghĩa.

Nếu vi phạm quy tắc này dẫn đến trùng lặp trong định nghĩa.

3.3.4. Định nghĩa không được phủ định

            Việc phủ định một khái niệm chỉ chỉ ra cái mà đối tượng không có chứ không vạch ra nội hàm của khái niệm được định nghĩa. Do đó, không thể phát hiện bản chất của đối tượng. Vì vậy, phủ định không thể coi là định nghĩa khái niệm.

Như vậy, để định nghĩa đúng đắn một khái niệm khoa học cần phải tuân thủ đầy đủ 4 quy tắc kể trên. Nếu vi phạm một trong bốn quy tắc đều dẫn đến các định nghĩa sai lầm.

4.  Phân loại khái niệm

4.1.  Phân hoạch khái niệm          

            Là thao tác logic vạch rõ ngoại diên của các khái niệm loài trong một khái niệm giống dựa vào một thuộc tính được chọn làm cơ sở gọi là chuẩn cứ phân hoạch.

            Theo ngôn ngữ toán học thì đây là thao tác phân hoạch một tập hợp thành những lớp tương đương.

            Không nên lẫn lộn việc phân hoạch khái niệm với việc phân chia một chỉnh thể thành các bộ phận hợp thành của nó. Ví dụ việc phân hoạch tứ giác thành tứ giác lồi và tứ giác lõm khác với việc phân chia tứ giác thành các đơn hình : đỉnh, cạnh, tam giác.

4.2.  Phân loại khái niệm

            Phân loại là phân hoạch nhằm sắp xếp các đối tượng theo đặc trưng nhất định, nêu rõ quan hệ cấu trúc tương đối ổn định của chúng.

4.2.1.  Phân loại hỗ trợ

Là cách phân loại khi đặc trưng được chọn là dấu hiệu hình thức giúp tìm kiếm dễ dàng nhất mỗi đối tượng trong tập hợp đối tượng đã được phân loại.

    Ví dụ: phân loại sách trong thư viện theo thứ tự chữ cái, tên tác giả, tên sách,...

4.2.2.  Phân loại tự nhiên

Khi đặc trưng được chọn là dấu hiệu bản chất. Khác với phân loại hỗ trợ, theo cách phân loại này từ vị trí của đối tượng trong bảng phân loại có thể thấy ngay cả các thuộc tính của nó.

    Ví dụ: phân loại các nguyên tố hoá học theo nguyên tử lượng trong bảng tuần hoàn Mendeliev,...

Trong khoa học, định nghĩa và phân loại là một nguồn sáng tạo của các nhà làm khoa học:

-          Từ định nghĩa, xem xét và mở rộng định nghĩa → tiến hành định nghĩa lại ® sáng tạo khoa học.

-          Từ phân loại, đưa ra một chuẩn cứ mới  → tiến hành phân loại  lại ® sáng tạo khoa học.

VD về sáng tạo khoa học qua định nghĩa:

            Công thức lấy tích phân:   

-          Với định nghĩa lân cận của x là những điểm x ở gần nhau (Rieman)công thức trên chỉ lấy được tích phân cho những hàm liên tục vì khi đó lân cận của x cũng là lân cận của f(x)những với hàm gián đoạn thì tích phân Reiman không lấy được.

-          Lơpe-nhà toán học Pháp đã tiến hành định nghĩa lại lân cận của x. Ông không chọn lân cận của x là những điểm x gần nhau mà lân cận của x là những giá trị làm cho f(x) gần nhau. Với cách định nghĩa này có thể lấy tích phân với cả các hàm gián đoạn.  

VD sáng tạo khoa học qua phân loại:

Bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleev là một ví dụ về sáng tạo khoa học qua phân loại. Với cách phân loại của Mendeleev không những cho biết những nguyên tố hóa học hiện có mà còn cho phép tiên đoán được những nguyên tố mới sẽ xuất hiện (từ những vị trí còn trống trong bảng hệ thống tuân hoàn). Điều này đã được kiểm nghiệm trên thực tế.

II.  Phán đoán và các loại phán đoán

1. Phán đoán

 Phán đoán là một thao tác logic luôn được thực hiện trong nghiên cứu khoa học. Về mặt thao tác, phán đoán là tìm mối liên hệ giữa các khái niệm.

Phán đoán là một hình thức tư duy nhờ liên kết giữa các khái niệm, khẳng định hoặc phủ định một thuộc tính nào đó của đối tượng.

            Nếu mỗi khái niệm được diễn đạt bằng một từ hoặc cụm từ thì mỗi phán đoán được diễn đạt bằng một câu gồm một chủ từ và một vị từ, dạng :

                                              S là P   hoặc   S - P

            Xét về hình thức, mỗi phán đoán khi được xác lập còn được quy định bởi chất, lượng và giá trị của nó.

-          Chất của phán đoán được thể hiện ở sự khẳng định hoặc phủ định một thuộc tính hay quan hệ nào đó thuộc về đối tượng.

-          Lượng của phán đoán được thể hiện ở phạm vi ngoại diên của khái niệm phản ánh đối tượng trong phán đoán (khái niệm đóng vai trò chủ từ). Lượng gồm có hai loại: lượng chung hay lượng toàn thể (ký hiệu: ") và lượng riêng hay lượng bộ phận (ký hiệu: $).

-          Giá trị của phán đoán thể hiện nội dung được phản ánh ở trong phán đoán có phù hợp hay không phù hợp với hiện thực khách quan. Nói cách khác, giá trị của phán đoán biểu thị tính chân thực (đúng) hay giả dối (sai) của phán đoán. Nếu giá trị của phán đoán là chân thực (đúng) thì được ký hiệu là 1. Ngược lại, nếu giá trị của phán đoán là giả dối (sai) thì được ký hiệu là 0.

2. Các loại phán đoán.

            Căn cứ vào sự kết hợp số lượng các khái niệm trong phán đoán thì phán đoán được chia thành phán đoán đơn và phán đoán phức.

2.1.Phán đoán đơn

Phán đoán đơn là phán đoán được tạo thành từ sự liên kết hai khái niệm lại với nhau

Tùy thuộc vào sự khác nhau về dấu hiệu được khẳng định hay phủ định ở các đối tượng tư tưởng, phán đoán đơn được chia thành 3 loại:

Phán đoán quan hệ: phản ánh mối quan hệ giữa các đối tượng

Phán đoán hiện thực: xác định sự tồn tại hay không tồn tại của đối tượng trong hiện thực

Phán đoán đặc tính: Khẳng định hay phủ định một đặc điểm hay thuộc tính nào đó của  đối tượng. Phán đoán đặc tính lại được chia thành các loại khác nhau tùy theo tiêu chí lựa chon.

- Theo chất của phán đoán chia thành: Phán đoán khẳng định và phán đoán phủ định.

- Theo lượng của phán đoán chia thành: Phán đoán đơn nhất, phán đoán chung và phán đoán riêng.

- Theo giá trị của phán đoán chia thành: phán đoán xác suất và phán đoán tất nhiên.

2.2.Phán đoán phức

Phán đoán phức là phán đoán được tạo thành từ sự liên kết hai hay nhiều phán đoán đơn nhờ các liên từ logic.

Dựa vào các liên từ logic, các phán đoán phức được chia thành 4 loại cơ bản:

Phán đoán liên kết (phép hội): là phán đoán phức có liên từ logic “và”

Phán đoán lựa chọn (phép tuyển): là phán đoán phức có liên từ logic “hoặc”

Phán đoán có điều kiện (phép kéo theo): là phán đoán phức có liên từ logic “Nếu…thì”

Phán đoán tương đương (phép tương đương): là phán đoán phức có liên từ logic “khi và chỉ khi”

* Trong NCKH, phán đoán được sử dụng khi cần nhận định về bản chất một sự vật; trình bày giả thuyết khoa học; trình bày luận cứ…

III. Suy luận

1. Đặc điểm chung của suy luận

            Suy luận là một hình thức của tư duy trong đó phán đoán mới được rút ra từ một hay một số phán đoán ban đầu mà giá trị chân thực của nó đã được chứng minh.

            Như vậy, thực chất của suy luận là dựa trên những tri thức có giá trị chân thực, liên kết chúng lại với nhau tạo ra những tri thức mới mà ta chưa biết ở các phán đoán trước đó.

            Suy luận được sử dụng phổ biến trong khoa học và thực tiễn. Mọi khoa học sẽ không còn là khoa học nếu không sử dụng hình thức suy luận. Trong NCKH, suy luận được sử dụng để phát hiện vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết nghiên cứu, chứng minh giả thuyết, báo cáo kết quả nghiên cứu …

            Bất kỳ một suy luận nào cũng gồm 3 bộ phận hợp thành: tiền đề, lập luận và kết luận.

-          Tiền đề là cơ sở của suy luận. Tiền đề là một hay một số phán đoán ban đầu được sử dụng để rút ra phán đoán mới.

-          Lập luận là cách thức liên kết logic giữa các phán đoán ban đầu để rút ra phán đoán mới

-          Kết luận là phán đoán mới được rút ra từ tiền đề thông qua lập luận logic.

Một suy luận có thể chân thực hoặc giả dối.

-          Suy luận giả dối (suy luận không hợp logic) là những suy luận mà trong đó kết luận được rút ra không tuân theo các quy luật, quy tắc logic trong quá trình lập luận và có nội dung không phù hợp với hiện thực khách quan.

-          Suy luận chân thực (suy luận hợp logic) là những suy luận mà trong đó kết luận được rút ra là hệ quả tất yếu từ sự liên kết các phán đoán ban đầu, không vi phạm các quy luật, quy tắc logic trong quá trình lập luận và có nội dung phù hợp với hiện thực khách quan.

Như vậy, điều kiện cần và đủ để có một suy luận chân thực là:

-          Tiền đề phải chân thực

-          Tiền đề phải đầy đủ

-          Lập luận phải tuân theo các quy luật và các quy tắc logic 

2. Phân loại suy luận 

            Căn cứ vào mức độ khái quát của các tri thức trong tiền đề so với mức độ khái quát của các tri thức trong kết luận, suy luận được chia thành 3 loại: Suy luận quy nạp, suy luận suy diễn và suy luận tương tự.

2.1. Suy luận quy nạp

            Suy luận quy nạp là suy luận trong đó lập luận được tiến hành trên cơ sở rút ra những tri thức chung (có tính khái quát hơn) từ những tri thức riêng (ít khái quát hơn).

            Kết luận của suy luận quy nạp có thể chân thực hoặc giả dối. Để kết luận rút ra đúng đắn, chân thực, suy luận quy nạp phải tuân theo các điều kiện sau đây:

Phải đảm bảo khái quát được dấu hiệu bản chất của lớp sự  vật, hiện tượng.

-  Phải đảm bảo khái quát được dấu hiệu bản chất của lớp sự  vật, hiện tượng.

-  Không thể áp dụng tùy tiện mà chỉ áp dụng cho một lớp đối tượng cùng loại nào đó.

- Quy nạp về nguyên tắc cho kết quả mang tính xác suất, do đó cần phải khái quát từ số đối tượng đủ lớn và sau đó nhất thiết phải được kiểm nghiệm trên thực tế.

       Căn cứ vào phạm vi của đối tượng nghiên cứu, suy luận quy nạp lại được chia thành hai loại:

-         Quy nạp hoàn chỉnh (QNHC).

-         Quy nạp không hoàn chỉnh (QNKHC).

2.1.1. Quy nạp hoàn chỉnh

Khi có thể có khẳng định f(xi), trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ một phương thức nào đó, với mọi phần tử xi thuộc tập hợp thì suy luận quy nạp được gọi là quy nạp hoàn chỉnh.

Nói cách khác, quy nạp hoàn chỉnh là suy luận quy nạp trong đó kết luận về một dấu hiệu chung cho một lớp đối tượng nào đó được rút ra trên cơ sở khảo sát tất cả các đối tượng của lớp được xét.

Ví dụ 1.  Có thể chứng minh định lý về số đo của góc nội tiếp trong vòng tròn bằng phương pháp quy nạp hoàn chỉnh nhờ phương thức phân hoạch tập hợp X các góc nội tiếp thành 3 lớp tương đương x1, x2, x3 :

 2.1.2. Quy nạp không hoàn chỉnh

Khi chưa có đủ các tiền đề riêng f(x) cho mọi xÎX  nhưng muốn dự đoán một kết quả tổng quát thì phép quy nạp sẽ được gọi là không hoàn chỉnh.

Nói cách khác, quy nạp không hoàn chỉnh là suy luận quy nạp trong đó kết luận về một dấu hiệu chung cho một lớp đối tượng nào đó được rút ra trên cơ sở khảo sát một số đối tượng của lớp được xét.

Trong trường hợp này, kết luận rút ra mang tính xác suất, cần được kiểm chứng thêm. Trong NCKHCN, thường dùng hai dạng quy nạp không hoàn chỉnh có kết hợp với suy diễn:

1)      Quy nạp có suy diễn thống kê (còn gọi là quy nạp khoa học qua mô hình trích mẫu). Mang tính xác suất, do đó kết luận có thể được bổ sung, chỉnh sửa,  thậm chí có thể bị bác bỏ.

2) Quy nạp có suy diễn lý giải, trong đó kết luận của phép quy nạp được luận giải bằng lý thuyết khoa học đã được xác lập.

2.2. Suy luận suy diễn

            Suy luận suy diễn là suy luận trong đó lập luận được tiến hành trên cơ sở rút ra những tri thức riêng (ít khái quát hơn) từ những tri thức chung (khái quát hơn).

            Căn cứ vào số lượng tiền đề, suy luận suy diễn lại được chia thành: 

-         Suy luận suy diễn trực tiếp

-         Suy luận suy diễn gián tiếp

2.2.1. Suy luận suy diễn trực tiếp

Là suy luận suy diễn mà kết luận được rút ra trực tiếp từ một tiền đề

VD:      Một số sinh viên đại học là người nước ngoài

                        Một số người nước ngoài là sinh viên đại học

2.2.2. Suy luận suy diễn gián tiếp

Là suy luận suy diễn mà kết luận được rút ra trên cơ sở từ hai tiền đề trở lên trong mối kiên hệ logic nhất định

VD:        Kim loại dẫn điện tốt

                           Đồng là kim loại

                        Nên đồng dẫn điện tốt

2.3. Suy luận tương tự

            Là suy luận trong đó so sánh hai đối tượng giống nhau ở một số dấu hiệu xác định để rút ra kết luận hai đối tượng đó giống nhau ở các dấu hiệu khác.

            Căn cứ vào dấu hiệu được rút ra trong kết luận phản ánh thuộc tính hay quan hệ của đối tượng được so sánh, suy luận tương tự được chia làm hai loại:

-         Suy luận tương tự về thuộc tính: là suy luận tương tự trong đó dấu hiệu rút ra trong kết luận phản ánh thuộc tính của các đối tượng so sánh.

-         Suy luận tương tự về quan hệ: là suy luận tương tự trong đó dấu hiệu rút ra trong kết luận phản ánh quan hệ của các đối tượng so sánh.

Kết luận của suy luận tương tự mang tính xác suất song vẫn có ý nghĩa rất thiết thực trong hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như trong hoạt động thực tiễn. Suy luận tương tự chiếm ưu thế ở giai đoạn đầu của quá trình nhận thức và được xem như một công cụ hỗ trợ đắc lực trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

C. Các quy luật cơ bản của logic hình thức

I. Khái niệm về “Quy  luật cơ bản của logic hình thức”

1. Quy luật

            - là sự phản ánh mối liên hệ bản chất, tất yếu, ổn định, phổ biến và lặp đi lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng

            - Căn cứ vào phạm vi của đối tượng tác động, chia quy luật thành 3 loại:

                        . Quy luật tự nhiên: là loại quy luật chi phối sự vận động và phát triển của giới tự nhiên.

                        . Quy luật xã hội: là loại quy luật chi phối sự vận động và phát triển của xã hội.

                        . Quy luật của tư duy: là loại quy luật chi phối sự vận động và phát triển nội dung của tư duy và chi phối sự liên kết giữa các hình thức của tư duy.

2. Quy luật của logic hình thức

            - là những quy luật phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất yếu, ổn định và phổ biến giữa các đơn vị cấu thành hình thức của tư duy.

            Bao gồm: Quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật bài trung, quy luật lý do đầy đủ.

            - Đặc trưng của các quy luật logic hình thức:

                        . Tính khách quan

                        . Tính chân thực (đặc trưng tiên đề)

                        . Tính phổ biến

II. Các quy luật logic cơ bản

1. Quy luật đồng nhất

1.1 Định nghĩa

            - là sự phản ánh tính tương đối ổn định và xác định của sự vật vào trong óc con người.  

1.2. Công thức diễn đạt

                        “a º a”; “a là a”; “a ® a”

1.3. Các phương diện biểu hiện sự đồng nhất của tư duy

            - Mỗi sự vật, hiện tượng cần phải được phân biệt với sự vật hiện tượng khác

            - Những tư tưởng phản ánh về một sự vật, hiện tượng ở những không gian thời gian khác nhau không nhất thiết phải đồng nhất với nhau.

            - Trong không gian và thời gian xác định, khi đã có một tư tưởng phản ánh một mặt, một phương diện nào đó của sự vật, hiện tượng thì trong suốt quá trình suy luận tư tưởng đó phải luôn đồng nhất với chính nó.

1.4. Các lỗi vi phạm quy luật đồng nhất            

            - Đánh tráo khái niệm

            - Tùy tiện thay đổi mục tiêu tranh luận hoặc tranh luận với một mục tiêu không rõ ràng

            - Tùy tiện thay thế đối tượng tranh luận

1.5. Ý nghĩa của quy luật đồng nhất

            - Đảm bảo cho tư duy thêm mạch lạc, rõ ràng và nhất quán

            - Giúp người tranh luận phát hiện được lỗi logic của mình và của đối phương  nhằm đưa các cuộc tranh luận đến kết quả cuối cùng.

1.6. Chú ý

            Trong một không gian thời gian, thời gian xác định, khi sự vật, hiện tượng còn phân biệt được với sự vật, hiện tượng khác thì trong quá trình lập luận về nó, không được tùy tiện thay đổi hay biến đổi nội dung của tư tưởng; không được vô căn cứ thay một tư tưởng, khái niệm, phán đoán này bằng một tư tưởng, khái nệm, phán đoán khác.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

          Phương pháp nghiên cứu khoa học là điều kiện đầu tiên, cơ bản nhất của NCKH. Nó thể hiện cho tính nghiêm túc của NCKH. Phương pháp đúng, phù hợp là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của người nghiên cứu và là điều kiện cơ bản quyết định thắng lợi của công trình nghiên cứu.

I. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

          Dưới góc độ thông tin: Phương pháp nghiên cứu khoa học là cách thức, con đường, phương tiện thu thập, xử lý thông tin khoa học nhằm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu và cuối cùng đạt được mục đích nghiên cứu.

          Dưới góc độ hoạt động: Phương pháp nghiên cứu khoa học là hoạt động có đối tượng, chủ thể (người nghiên cứu) sử dụng những thủ thuật, biện pháp, những thao tác tác động khám phá đối tượng nghiên cứu nhằm biến đổi đối tượng theo mục tiêu mà chủ thể tự giác đặt ra để thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu của bản thân.

  Như vậy, Phương pháp nghiên cứu khoa học có thể coi là tập hợp những biện pháp, những thao tác dựa trên những nguyên tắc nhất định được sử dụng trong một hoạt động nghiên cứu khoa học cụ thể, nhằm đạt tới những mục đích nhất định nào đó.

II.PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

          Các phương pháp nghiên cứu khoa học vô cùng phong phú và đa dạng, có những phương pháp nghiên cứu sử dụng chung cho một nhóm ngành lại có phương pháp chỉ sử dụng cho một số ngành cụ thể. Việc phân loại các phương pháp nghiên cứu một cách hợp lý sẽ là cơ sở khoa học cho việc tìm kiếm, lựa chọn và vận dụng phương pháp nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học của người nghiên cứu.

          Có rất nhiều cách phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau. Ở đây đưa ra 3 cách phân loại phổ biến:

-         Dựa theo cách tiếp cận thông tin, các phương pháp NCKH được chia thành hai nhóm: Nhóm phương pháp thu thập thông tin và nhóm phương pháp gia công và xử lý thông tin.

-         Dựa vào cách thức tiến hành nghiên cứu chia thành: Phương pháp nghiên cứu quy nạp và phương pháp nghiên cứu suy diễn.

-         Dựa vào tính chất của nghiên cứu và trình độ nhận thức thành: Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu sử dụng toán học.

III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NCKH PHỔ BIẾN

A.     CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

1.     Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trong mọi giai đoạn của quá trình nghiên cứu, nghiên cứu tài liệu đóng vai trò rất quan trọng và càng quan trọng hơn ở giai đoạn đầu của đề tài, vì người nghiên cứu có thể dựa vào đó để lựa chọn đề tài, kiểm tra các nguồn lực sẵn có, xác định mục tiêu nghiên cứu và xây dựng giả thuyết cho đề tài nghiên cứu của mình. 

Phương pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm các bước sau:

1.1. Thu thập, phân loại sơ bộ tài liệu

          Về nguyên tắc, tất cả các tài liệu chứa đựng các thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu thuộc các nguồn khác nhau, với các hình thức công bố khác nhau đều cần phải thu thập.

          Các nguồn tài liệu: thư viện khoa học, các trung tâm lưu trữ, các tủ sách chuyên ngành, Internet…

          Hình thức công bố: Bài báo khoa học, kỷ yếu hội nghị, sách chuyên ngành, sổ tay công nghệ, báo cáo nghiên cứu, bách khoa toàn thư…

          Sau khi thu thập cần tiến hành phân loại sơ bộ các tài liệu để chuẩn bị cho quá trình đọc, thu thập thông tin từ các tài liệu đã có.

          Có nghiều cách phân loại:

-         Phân loại theo tên tác giả: nhằm mục đích xác định những tác giả, nhóm tác giả… quan tâm đến những vấn đề có liên quan đến đề tài.

-         Theo thời gian công bố: Mục đích xác định mức độ quan tâm của giới khoa học theo thời gian đối với vấn đề nghiên cứu.

-         Theo hình thức công bố: Mục đích xác định sơ bộ mức độ cần thiết phải tham khảo của từng tài liệu hoặc nhóm tài liệu (mức độ tin cậy của tài liệu)

1.2. Phân tích tài liệu

          Sau khi phân loại tài liệu thành các nhóm, người nghiên cứu bắt tay vào quá trình phân tích tài liệu nhằm xác định độ tin cậy, tính khách quan, tính cập nhật của từng tài liệu. Bước đầu tạo cho người nghiên cứu cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

1.3. Đọc tài liệu

Có thể chia việc đọc tài liệu thành 3 bước sau đây:

* Trước khi đọc

Tự đặt những câu hỏi để xác định rõ ràng mục đích đọc tài liệu, đánh giá sơ bộ tài liệu cần đọc trước khi đi vào từng chi tiết.

- Đọc tài liệu để làm gì? - tìm hiểu tổng quát, tìm hiểu chuyên sâu, tìm một định nghĩa, làm sáng tỏ một vấn đề,...

- Vấn đề nào cần quan tâm?

- Những thắc mắc nào đang cần tìm câu trả lời?

- Kiểu thông tin nào đang cần có? - Số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, hình ảnh minh hoạ, báo cáo tổng hợp,...

Khi đã xác định rõ mục đích đọc tài liệu rồi, vẫn không nên đọc chi tiết ngay mà nên đọc lướt qua toàn bộ tài liệu để đánh giá sơ bộ nội dung và ý đồ mà tác giả muốn trình bày. Trong nhiều trường hợp, giai đoạn này còn giúp xác định mức độ phù hợp của tài liệu với nhu cầu đề tài, để quyết định đi vào chi tiết hay bỏ qua tài liệu.

* Trong khi đọc

Sau khi đã chuẩn bị xong tài liệu và đánh giá sơ bộ, tiến hành đọc thực sự. Hiệu quả đọc phụ thuộc vào phương pháp đọc, trình độ ngôn ngữ, khả năng lĩnh hội kiến thức chuyên môn và mức độ yêu cầu của cá nhân đối với vấn đề đang nghiên cứu.

Có các phương pháp đọc thường gặp nhất là:

-  Đọc định vị: đọc lướt qua tài liệu để tìm các thông tin chính xác, một mẩu trích dẫn, khái quát các yếu tố liên quan,... 

- Đọc gạn lọc: chỉ đọc những gì quan trọng, cốt lõi, mới mẻ, hấp dẫn nhất

- Đọc chéo: đọc nhanh qua tất cả các trang, đoạn văn bản mà không chú ý vào một điểm cụ thể nào trong bài

- Đọc bình thường: đọc lần lượt toàn bộ văn bản, có thể nhanh hay chậm tuỳ khả năng 

- Đọc tích cực: là phương pháp đọc hiểu quả nhất, bằng cách: 

. Ghi chú, đánh dấu các ý chính,

. Tóm tắt toàn bộ tài liệu hoặc các phần quan trọng,

. Chủ động lĩnh hội kiến thức, tiếp thu thông tin một cách có chọn lọc, 

. Đánh giá, so sánh, liên hệ giữa các ý, các tài liệu, các tác giả khác nhau để có thể đưa ra những nhận xét đối với tài liệu và thông tin khoa học.

* Sau khi đọc

Sau khi đọc xong tài liệu, cần kiểm tra, đối chiếu lại những gì thu được với các mục đích ban đầu. Bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Tài liệu có đáp ứng các yêu cầu chuyên môn đặt ra không?

- Các thông tin thu được có đạt được mục đích định ra ban đầu chưa?

- Các thông tin thu nhận được có giải đáp được các thắc mắc cần tìm câu trả lời chưa?

Từ kết quả trả lời mới có thể xác định là đã hoàn tất việc đọc tài liệu, hay cần phải đọc lại, đọc mở rộng thêm trong các tài liệu khác...

Một sô lưu ý khi đọc tài liệu:

- Bỏ qua những tài liệu có khoảng cách rất xa với đề tài hoặc chủ đề nghiên cứu.

- Không nên đọc ngay những tài liệu có tính chuyên môn cao, đòi hỏi phải có trước những hiểu biết nhất định về các vấn đề được trình bày, mà cần chuẩn bị trước các kiến thức đó qua các tài liệu cơ bản hơn. 

1.4. Ghi chép

Thực hiện ghi chép một cách khoa học để hiểu và lưu trữ thông tin.

Một trong những cách ghi chép hiệu quả đó là lập phiếu đọc để ghi chú lại những nội dung quan trọng nhất của từng tài liệu với thông tin tham khảo rõ ràng, để về sau tiện sử dụng trong các bài báo cáo và trình bày tham khảo.

 Một phiếu đọc thường gồm các thông tin sau:

- Thông tin tham khảo đầy đủ:  

Tên tác giả

Tên tài liệu

Nơi xuất bản, nhà xuất bản và thời gian xuất bản

- Trạng thái xử lí tài liệu: ghi chú để biết tài liệu đã được xử lí chưa, nếu có đã xử lí đến đâu, và các thời điểm đọc/xử lí tài liệu

- Nơi lưu trữ tài liệu: Thư viện, máy tính hay kệ sách cá nhân.  

- Chủ đề: Mô tả ngắn gọn

- Các từ khoá: Những khái niệm cơ bản, đặc trưng nhất để phản ánh nội dung chính của tài liệu

- Bài tóm tắt: viết một bài tóm tắt hoặc liệt kê ngắn gọn:

§         Ý tưởng chính của tác giả

§         Các luận cứ, kết quả

§         Các giả thuyết

§         Các ý quan trọng,

§         Kết luận

- Các định nghĩa: Những khái niệm mới cần ghi lại định nghĩa

- Các đoạn trích dẫn: 

§   Ghi lại những câu được cho là có giá trị thông tin cao, đặc sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với một khía cạnh, một vấn đề nào đó

§         Các câu trích nguyên văn phải chép lại hoàn toàn, chính xác, đặt trong ngoặc kép

§         Ghi chú số trang của mỗi câu, đoạn trích dẫn;

- Những nhận xét cá nhân: 

§         Bổ sung những nhận xét cá nhân về các nội dung tác giả đã trình bày, 

§         Đánh giá những khía cạnh có ý nghĩa cho đề tài của mình.

Dưới đây là một số loại phiếu đọc cơ bản: (nguồn Nguyễn Tấn Đại, Tổ chức đại học pháp ngữ, trung tâm pháp ngữ hỗ trợ giáo dục) 

* Phiếu danh mục tham khảo

* Phiếu danh mục tham khảo

* Phiếu trích dẫn

2.  Phương pháp quan sát

2.1.  Định nghĩa

Quan sát là phương pháp nghiên cứu, xác định các thuộc tính và quan hệ của các đối tượng trong điều kiện tự nhiên của chúng.

Quan sát (với tư­ cách là PPNCKH) được hiểu theo nghĩa rộng và khoa học.

-    Nghĩa rộng : tri giác trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ các giác quan, không  phải chỉ bằng mắt.

-    Khoa học : + Được định hướng bằng ý đồ khoa học (có mục đích, có kế hoạch, được tiến hành một cách hệ thống).

       + Độ chính xác và độ tin cậy thường được tăng cường bằng các phương tiện quan sát thích hợp.

2.2. Chức năng của quan sát

Quan sát có chức năng thu thập thông tin thực tiễn, nhằm :

-         Xây dựng giả thuyết mới hoặc đề xuất vấn đề mới,

-         Kiểm chứng giả thuyết đã có.

2.3. Các công việc của quá trình quan sát

-    Xác định đối tượng quan sát, mục đích và nhiệm vụ cụ thể phải đạt được, lập kế hoạch quan sát.

-    Chuẩn bị tài liệu và thiết bị kỹ thuật để quan sát.

-    Tiến hành quan sát: phải theo dõi từng diễn biến kể cả tác động khác từ bên ngoài tới đối tượng.

-    Ghi chép kết quả quan sát: Phải ghi chép mọi diễn biến của đối tượng, có nhiều cách ghi chép kết quả quan sát như:

              . Ghi theo mẫu phiếu in sẵn

              . Ghi biên bản toàn bộ nội dung quan sát

              . Ghi nhật ký theo thời gian quy định (giờ, ngày, tuần, tháng, năm…)

              . Ghi vắn tắt theo sự kiện bất thường

              . Ghi âm, chụp ảnh, quay phim toàn bộ sự kiện.

- Xử lý kết quả quan sát: Các tài liệu sau khi quan sát được gọi là các tài liệu thô, các tài liệu này cần được xử lý bằng cách phân loại, hệ thống hóa, thống kê toán học. Các tài liệu đã qua xử lý sẽ cho ta thông tin cô đọng và khái quát về đối tượng.

-    Kiểm tra kết quả quan sát : thường sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác như lặp lại quan sát nhiều lần, sử dụng người có trình độ cao hơn để quan sát lại...

2.4. Các yêu cầu khi sử dụng phương pháp quan sát

          Bất cứ một quan sát nào cũng đều do con người thực hiện nên đều bị các quy luật tâm lý tri phối. Mối cá nhân đều có tính chủ quan. Chính vì vậy trong kết quả quan sát bao giờ cũng chứa tính chủ quan của người nghiên cứu. Đó chính là nguồn gốc của sự sai lệch. Để hạn chế sai lệch, khi thực hiện phương pháp quan sát cần chú ý:

-    Nghiên cứu đầy đủ các cơ sở lý luận và cách thức tiến hành các quan sát khoa học.

-    Hiểu rõ đối tượng quan sát và xác định rõ mục đích, các nhiệm vụ, nội dung, trình tự quan sát.

-    Nên có từ 2 người trở lên tiến hành cùng quan sát một đối tượng nhất định hoặc tiến hành quan sát lặp lại nhiều lần.

-   Số lượng tài liệu quan sát phải đủ lớn bảo đảm yêu cầu về thống kê - xác suất, đem lại độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu.

-   Thông tin thu nhận được trong quá trình quan sát phải phản ánh khách quan hiện tượng nghiên cứu, mô tả đúng thực trạng diễn ra trong quá trình quan sát cả về mặt định tính và định lượng. Chú ý đánh dấu rõ những vấn đề mâu thuẫn, nghi vấn nảy sinh trong quá trình quan sát

2.5. Những ­ưu  điểm và hạn chế của phương pháp quan sát

•         Ưu điểm:

          - Cho thấy hình ảnh thực, sinh động của đối tượng nghiên cứu. Qua đó có thể thu thập được nhiều tài liệu khoa học cho quá trình phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm hiểu bản chất, quy luật vận động và mối liên hệ của đối tượng nghiên cứu.

          - Thuận tiện khi nghiên cứu những đối tượng đơn giản.

•         Nhược điểm.

          - Khả năng quan sát chịu sự chi phối của chính các năng lực quan sát của các giác quan nói riêng và bản thân người quan sát nói chung.

          - Khi quan sát trực tiếp (hoặc gián tiếp) các hiện tượng quá phức tạp sẽ gặp nhiều khó khăn.

2.6. Nhận xét 

Khi đối tượng quan sát là con người thì theo quan hệ giữa người quan sát và người bị quan sát, có thể phân biệt quan sát tham dự và quan sát không tham dự.

Tùy cách tiến hành của người nghiên cứu, có thể đạt hiệu quả mong muốn khác nhau.

Trong nhiều ngành khoa học nh­ư khảo cổ học, lịch sử, thiên văn,…và nhiều lĩnh vực hoạt động KH- CN như­ điều tra, thăm dò,…phương pháp quan sát giữ vai trò quyết định, có trường hợp quan sát là phương pháp nghiên cứu duy nhất.

Quan sát là một phương pháp nghiên cứu quan trọng, tuy nhiên nó không cho thấy được bản chất bên trong của đối tượng. Chính vì vậy cần phải sử dụng phương pháp quan sát kết hợp với các phương pháp khác để có thể đạt được tính khách quan của kết quả nghiên cứu.

3. Phương pháp thí nghiệm

3.1. Định nghĩa

     Thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu thực nghiệm với tác động chủ động của người tiến hành trong việc

-         tạo dựng đối tượng nghiên cứu theo dự định

-         điều khiển quá trình diễn biến

-         phục hồi quá trình thực nghiệm trong những điều kiện như nhau.

Thí nghiệm bao giờ cũng được tiến hành theo một ý tưởng khoa học nào đó. Như vậy để tiến hành thí nghiệm phải có tri thức khoa học và điều kiện vật chất.

          Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm được áp dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ.

3.2. Cấu trúc tổng quát của thí nghiệm

      Giống như­ cấu trúc tổng quát của quá trình sản xuất, chỉ khác ở tính chất của sản phẩm.     

-    Sản phẩm của quá trình sản xuất : Giải quyết trước hết các vấn đề thực tiễn, phục vụ trực tiếp đời sống của con người.

-    Sản phẩm của thí nghiệm : Giải quyết trước hết các vấn đề về nhận thức, đưa ra các kết luận trí tuệ, không đáp ứng trực tiếp đời sống của con người nhưng đem lại các kết luận khoa học bổ ích.

     Như­ vậy, có phần nào đó yêu cầu về trí tuệ và phương tiện cho thí nghiệm còn được chuẩn bị kỹ hơn đối với quá trình sản xuất.

3.3. Các dạng thí nghiệm

•         Theo chức năng của thí nghiệm chia thành:

          -  Thí nghiệm xây dựng giả thuyết.

          -  Thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết hoặc hoàn thiện lý thuyết.

•         Theo tính chất của thí nghiệm chia thành:

          -   Thí nghiệm định tính.

          -   Thí nghiệm định lượng.

          * Thông thường, nghiên cứu định tính bao giờ cũng được đưa ra trước, sau đó tuỳ yêu cầu cụ thể mới tiến hành nghiên cứu định lượng.

•         Theo tính chất của đối tượng chia thành:

          -  Thí nghiệm trực tiếp trên đối tượng thực

          -  Thí nghiệm gián tiếp qua mô hình.

4. Phương pháp mô hình

          Cơ sở để áp dụng phương pháp mô hình là sự giống nhau về một số đặc điểm, thuộc tính hay quan hệ đặc trưng giữa mô hình và đối tượng nghiên cứu (nguyên hình). Dựa trên cơ sở này, từ những kết quả nghiên cứu về mô hình người nghiên cứu sẽ rút ra những kết luận khoa học về đối tượng nghiên cứu.

4.1. Định nghĩa mô hình

Theo nghĩa chung nhất, mô hình được hiểu là một thể hiện bằng thực thể hay bằng khái niệm một số thuộc tính và quan hệ đặc trưng của một đối tượng nào đó (gọi là nguyên hình) nhằm mục đích nhận thức sau:

     - Làm đối tượng quan sát thay cho nguyên hình, hoặc/và

     - Làm đối tượng nghiên cứu (thực nghiệm hay suy diễn) về nguyên hình.

      Với nghĩa này, có thể nói đến mô hình của phần cơ thể mang mẫu thời trang,  mô hình địa cầu, mô hình nguyên tử (của Bohr,...), mô hình máy bay v.v...

          Mô hình được xây dựng dựa trên lý thuyết mô hình.

4.2. Nhiệm vụ của lý thuyết mô hình

     Lý thuyết mô hình có nhiệm vụ xác định:

 - Mô hình thoả mãn các điều kiện cho trước của bài toán về nguyên hình (“tư cách đại diện” hay tính hợp thức (validity) của mô hình)

          - Các phép biến đổi kết quả từ mô hình thành kết quả tương ứng về nguyên hình.

   Hiện nay chưa có một lý thuyết tổng quát về mô hình nói chung, mà chỉ có những lý thuyết được xây dựng cho từng loại mô hình. Có thể phân loại mô hình dựa trên các cơ sở lý thuyết này.

4.3. Phân loại mô hình

       Mô hình có thể phân loại theo sơ đồ sau:

4.3.1. Mô hình thực thể.

        Là những mô hình vật chất hoặc vật chất hoá đ­ược.

4.3.1.1.        Mô hình trích mẫu (sampling model)

- Là một tập hợp những cá thể (tập mẫu) trích ra từ một tổng thể được xét (nguyên hình), qua nghiên cứu về tập mẫu đưa ra các kết luận về nguyên hình.

- Mô hình là một thực thể cùng chất với nguyên hình.

- Lý thuyết mô hình là LT xác suất và thống kê toán học, cho phép chọn tập mẫu theo độ chính xác và mức tin cậy cho tr­ước, từ đó đánh giá thống kê đúng đắn về tổng thể.

  Mô hình trích mẫu được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực quen thuộc như: đánh giá chất lượng sản phẩm, điều tra xã hội học, nghiên cứu môi trường sinh thái, v.v…

4.3.1.2.  Mô hình đồng dạng (similar model)

       Mô hình đồng dạng là một thực thể có các thông số vật lý cùng tên với nguyên hình ( tức là giống chất với nguyên hình) và được xác định theo Lý thuyết đồng dạng (Similitude Theory).

       Theo lý thuyết đồng dạng, Điều kiện cần và đủ để hai thực thể đồng dạng là:

-         Mô tả toán học của chúng chỉ khác nhau về trị số của các đại lượng có thứ nguyên (giống chất)

-         Các chuẩn số tương ứng của chúng bằng nhau đôi một

   (định lý đồng dạng thứ 3)

 Mỗi chuẩn số này (còn gọi là chuẩn số đồng dạng) là giá trị (không thứ nguyên) của một nhóm biến đặc trưng cho thực thể.

Ví dụ, trong thuỷ động lực học, người ta có thể mô hình hoá dòng chảy theo các tiêu chuẩn khác nhau, chẳng hạn:

-         Tiêu chuẩn Reynold: Re=l/, là tỉ số giữa lực quán tính và lực ma sát  (nhớt). Trong đó:  là vận tốc chuyển động (m/s), l là chiều dài (m),  là độ  nhớt (m/s).

-         Tiêu chuẩn Strukhal: Sh=, là tỉ số giữa lực cơ bản và lực quán tính. Trong đó: t là thời gian (s), v.v...

Từ kết quả nhận được trên mô hình có thể suy ra nguyên hình thông qua tỷ số đồng dạng.

Tuỳ theo các chuẩn cứ đồng dạng: hình học, động hình học, hay động lực học, có những mô hình đồng dạng tương ứng.

* Mô hình đồng dạng hình học (Geometrical similar model): Tỉ lệ về kích thước.

Mô hình đồng dạng hình học là hình ảnh cuả đối tượng tại thời điểm quan sát. Chúng ta nhận thức được thế giới xung quanh cơ bản là nhờ thị giác, mà trực giác hình học có quan hệ chặt chẽ với thị giác. Vì vậy mô hình hình học (mô tả trạng thái tĩnh) được dùng rất phổ biến trong dạy học. Ví dụ: mô hình động cơ điện, các bản vẽ kỹ thuật...

Kích thước mô hình có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng vật thật. Ví dụ: mô hình lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh thu nhỏ, mô hình cấu tạo nguyên tử được phóng to, kích thước bản vẽ kỹ thuật với tỉ lệ 1:1 đúng bằng kích thước của chi tiết máy.

* Mô hình động hình học (Kinematical similar model): Tỉ lệ về vận tốc tương ứng.

Mô hình động hình học là mô hình trạng thái động của nguyên hình.

Ví dụ: mô hình động hình học mô tả chuyển động của cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền.

* Mô hình động lực học (Dynamical similar model). tỉ lệ về các lực tác động tương ứng.

Ví dụ để nghiên cứu sức cản của không khí đối với máy bay thực, mô hình máy bay trong thiết bị thổi ở phòng thí nghiệm phải là một mô hình động lực học có cùng các chuẩn số đồng dạng với quá trình thực.

4.3.1.3. Mô hình tương tự  (analogue model)

          - Lý thuyết tương tự: Hai thực thể khác nhau về bản chất vật lý được gọi là tương tự khi trạng thái của chúng được mô tả bằng cùng một hệ phương trình vi phân và điều kiện đơn trị (nói cách khác, hai thực thể được gọi là tương tự nhau nếu chúng có cùng một mô tả toán học.

          - Mô hình tương tự là một thực thể có những thông số vật lý khác tên với nguyên hình (tức là khác chất với nguyên hình) và được xác định theo Lý thuyết tương tự (Analogy Theory). Mô hình này  thường được gọi tên theo chất liệu của mô hình và nguyên hình.

Ví dụ : mô hình điện-cơ, trong đó quá trình dao động cơ học ở nguyên hình (chẳng hạn, một bộ giảm xóc) được mô tả bằng cùng một phương trình vi phân với quá trình dao động điện ở mô hình  (là một mạch điện tương ứng trên máy tính tương tự). Từ đáp ứng tần số hay đáp ứng thời gian (dạng tín hiệu tương tự)  trên mô hình điện, theo lý thuyết tương tự, có thể dễ dàng suy ra trạng thái dao động của nguyên hình cơ.

                                               Bảng tương tự điện – cơ

Đại lượng cơ

Đại lượng điện

Lực                                f , M

Điện áp                              e

Chuyển vị                      x , j 

Điện tích                            q

Vận tốc             v = x, w = j

Dòng điện                     i = q

Khối lượng                     m, J

Điện cảm                            L

Ma sát nhớt                         m 

Điện trở                              R

Độ cứng                             K

Dung kháng                     1/C

Tỉ số truyền           i12 = n1/n2

Tỉ số biến áp            k = n1/n2

4.3.2. Mô hình khái niệm.

        Là dạng mô hình có tính chất hình thức trừu tượng.

4.3.2.1. Mô hình toán học (mathematical model)

Mô hình toán học là mô hình khái niệm dưới dạng một cấu trúc hay một hệ thức toán học. Ví dụ: tổ chức tinh thể, hoa văn trang trí hay chuyển động của vật rắn,... có thể mô hình hoá bằng cấu trúc nhóm; một hệ phần tử hai trị (thể hiện dưới hai trạng thái ) có thể mô hình hoá bằng cấu trúc đại số Boole; mô hình toán học của một hệ điều khiển nào đó là một phương trình vi phân,v.v...

4.3.2.2. Mô hình lược tả  (schematic model)

Là mô hình biểu diễn bằng hình học trực quan những thuộc tính hay quan hệ nào đó (hình học hoặc phi hình học) của đối tượng được xét. Các lược đồ cấu trúc của một hệ thống, lưu đồ lập trình cho máy tính, lưu đồ vận hành của một thiết bị,...là những ví dụ thường gặp của mô hình này. Đây là một ví dụ về mô hình kết hợp (cấu trúc thứ tự, graph,… và đồng dạng vật lý,…). Các mô hình này ngoài lợi ích về quan sát, trong nhiều trường hợp, giúp ích cho việc nghiên cứu phương án phân bổ hợp lý trên nguyên hình.

      Ngoài cách phân loại mô hình theo cơ sở lý thuyết nói trên, còn có thể dựa vào tính chất: tĩnh, động; thực, ảo;... hoặc mục đích: cấu trúc, ứng xử; diễn giảng, nghiên cứu; lý thuyết, thực hành;... hay ngành khoa học: vật lý, sinh học, kinh tế, cơ, điện,...để phân biệt các loại mô hình tương ứng, khi cần thiết. Tuy nhiên, cần chú ý chọn thuật ngữ thích đáng, tránh nhầm lẫn khi không có văn cảnh, chẳng hạn một thuật ngữ đơn độc (VD “mô hình cấu trúc” có thể hiểu là mô hình vật lý thể hiện cấu trúc của một hệ nào đó hoặc một cấu trúc toán học được dùng để mô hình hoá cấu tạo hay  quy luật hoạt động của đối tượng được xét).

4.4. Mô phỏng

       Thực nghiệm quan sát được và điều khiển được trên mô hình của đối tượng khảo sát, nói chung, được gọi là mô phỏng.

       Trong khoa học và công nghệ, mô phỏng là con đường nghiên cứu thứ ba, song song với nghiên cứu lý thuyết thuần tuý và nghiên cứu thực nghiệm trên đối tượng thực. Nó được sử dụng khi không thể, không cần hay không nên thực nghiệm trên đối tượng thực.

      Mô phỏng, nhất là mô phỏng với máy tính, tạo thuận lợi cho người sử dụng về các mặt:

     -   Nhận thức (trực quan hoá, dễ tiếp cận và đo lường, lặp lại được nhiều lần theo ý muốn, thử nghiệm ý tưởng sáng tạo và tiên đoán,…),

-         Công nghệ (về thiết bị, phương pháp cũng như kỹ năng: khả thi, an toàn, có hiệu quả thời gian và kinh tế, làm quen hoặc luyện kỹ năng trước khi tiếp xúc với thực tế,…).

5. Quy hoạch thực nghiệm

5.1. Nội dung của quy hoạch thực nghiệm

Mô hình toán xây dựng trong quy hoạch thực nghiệm là một mô hình được xây dựng bằng thực nghiệm và sử dụng cho thực nghiệm.

       Khi nghiên cứu thí nghiệm, tổ chức thế nào để đạt hiệu quả cao nhất thể hiện trong quy hoạch thực nghiệm.

       Quy hoạch thực nghiệm (Experments Design) – Thiết kế các thí nghiệm.

       Kết quả của một thí nghiệm định lượng thường là đại lượng ra y và mối liên hệ giữa nó với các đại lượng vào trong đó có đại lượng điều khiển được x(x1,...,xk) và không điều khiển được x (gọi là nhiễu).

   y = f(x, x)

Trong thực tế không tồn tại một hệ thức tất định mô tả trạng thái của đối tượng thí nghiệm, vì các đại lượng trên đây đều là những đại lượng ngẫu nhiên, nên chỉ có thể thiết lập hệ thức dạng vọng toán.

E[y] = E[f(x)] + E[x]

Thông thường  E[x] = 0, khi đó có thể thiết lập mô hình thống kê của đối tượng thí nghiệm.

Giả thử tại lân cận nào đó được xét, j(x) có thể khai triển dưới dạng đa thức

                                  j (x1,...,xk) = a0 +                   (*)

trong đó,  fj  là các hàm chọn trước của (x1,...,xk),  chẳng hạn

                                  j (x1, ...,xk) = a0 +

Việc xác định các tham số a0,…, aij ,…gọi là nhận dạng mô hình thống kê.

Vậy nội dung của quy hoạch thực nghiệm là:

-   Đề xuất mô hình toán học  j (x1, ...,xk)  của đối tượng thí nghiệm,

-   Lập phương án thí nghiệm nhằm thu thập số liệu cần thiết nhất,

-  Xử lý số liệu để nhận dạng mô hình thống kê của đối tượng với độ chính xác và độ tin cậy thích hợp.

5.2. Các phương pháp nhận dạng mô hình thống kê

5.2.1. Nhận dạng mô hình thống kê bằng phương pháp bình phương bé nhất (PPBPBN)

        Từ  n  kết quả lấy ra (y1,...,yn) của  y, ứng với n bộ giá trị đưa vào thí nghiệm  của (x1,...,xk):

(X được gọi là ma trận thí nghiệm) hãy tìm các hệ số a0, a1,..., am sao cho tổng bình phương độ lệch sau đây cực tiểu :

(trong đó, f0 = 1).

      Muốn thế, cần thoả mãn điều kiện:

điều này dẫn tới hệ phương trình đại số tuyến tính sau đây đối với các hệ số cần tìm  aj :

                                                 F*Fa = F*y

trong đó,  F  =  (1, f1, ..., fm)

                F*--- ma trận chuyển vị của ma trận F

Đặt                                             F*F = M

suy ra nghiệm                               

                                                       a = M-1F*y

     Sau khi tính a, để được phương trình hồi quy thực nghiệm dạng (*) của mô hình thống kê, cần đánh giá kết quả:

Bước 1.  Kiểm định sự có nghĩa của các tham số a theo tiêu chuẩn Student

              Nếu      thì    aj ¹ 0  có nghĩa.

Bước2. Kiểm định sự tương hợp của mô hình thống kê theo tiêu chuẩn Fisher

          Nếu        thì   mô hình không tương hợp

Bước3.  Tìm khoảng tin cậy của   

                                            yi =   

với mức tin cậy g = 1-a ,  là    

trong đó                             (uij)n´nU = FM-1F*

    Với mô hình tuyến tính, trong các hệ thức trên đây chỉ việc thay ma trận F, F* bằng ma trận tư­ơng ứng XX*.

5.2.2.  Nhận dạng mô hình thống kê bằng phương pháp quy hoạch thí nghiệm trực giao (QHTNTG)

       Khó khăn lớn nhất khi dùng PPBPBN là tìm ma trận nghịch đảo M-1 của ma trận M, vì có thể mắc sai số không lường trước được. Ngoài ra khi thêm hoặc bớt một nhân tố xi thì ma trận M lại có thể thay đổi hẳn, phải tính toán lại từ đầu. Để khắc phục khó khăn này người ta dùng QHTNTG :

 Định nghĩa.  QHTNTG là một phương án thí nghiệm  (xịj)   với    

                                                                     (*)

đồng thời được gọi là QHTNTG  cấp 1, nếu

                                                       (**)

hoặc QHTNTG cấp 2, nếu

                                          (***)

   Trường hợp QHTNTG,  M là ma trận chéo

      M = X*X =   ,       M-1 =       

   Trường hợp QHTNTG cấp 1:

                          M =  ,   M-1 =  

    Điều kiện trực giao (*) đạt được bằng cách chọn phương án xịj = ±1. Muốn thế chỉ việc thay đại lượng thực z () bằng đại lượng mã x của nó:

   Trong QHTNTG đầy đủ (thí nghiệm k nhân tố), số lần thí nghiệm là 2k. Ví dụ khi k = 3, số lần thí nghiệm là 23 = 8, ma trận thí nghiệm có dạng

                                                X   =   

          Khi số nhân tố k khá nhiều, người ta chỉ làm 2k-p thí nghiệm, p yếu tố còn lại được xác định theo các hệ thức sinh. Cách làm này được gọi là QHTNTG bộ phận .    

          Nhờ QHTNTG có thể xây dựng hàm mục tiêu thực nghiệm cho bài toán tối ưu hoá tương ứng.

6. Phương pháp phỏng vấn

6.1. Định nghĩa

          Phương pháp phỏng vấn là đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin. Có thể coi phỏng vấn như một phương pháp quan sát gián tiếp bằng cách nhờ người khác quan sát hộ sau đó hỏi lại kết quả quan sát từ họ.

6.2. Quy trình phỏng vấn

          - Chọn người đối thoại. Người đối thoại có thể là người rất am hiểu, ít am hiểu hoặc hoàn toàn không am hiểu lĩnh vực người nghiên cứu quan tâm. Họ có thể cho ý kiến về những khía cạnh rất khác nhau.

          - Phân tích tâm lý của người đối thoại. Trước mỗi người đối thoại, cần có những cách tiếp cận tâm lý khác nhau.

6.3. Phân loại phỏng vấn

          Phỏng vấn có thể khác nhau về cách thức, nội dung và mức độ chi tiết tùy thuộc vào yêu cầu phỏng vấn. Phỏng vấn có thể chia thành các loại như sau

Theo mục đích phỏng vấn, phỏng vấn được chia thành:

-         Phỏng vấn để phát hiện

-         Phỏng vấn sâu để khai thác chi tiết hơn về một chủ đề

Theo mức độ chuẩn bị, phỏng vấn được chia thành:

-         Phỏng vấn có chuẩn bị trước

-         Phỏng vấn không chuẩn bị trước

Theo cách tiếp xúc với người đối thoại, phỏng vấn được chia thành:

-         Phỏng vấn trực tiếp

-         Phỏng vấn qua điện thoại

Cho dù phỏng vấn ở loại nào thì việc đặt câu hỏi cần đặc biệt được coi trọng, vì nó có ảnh hưởng quyết định tới kết quả phỏng vấn. Khi đặt câu hỏi cần lưu ý những điểm sau:

-         Nên hỏi vào những việc người ta làm

-         Sử dụng những câu hỏi gián tiếp để khai thác những vấn đề nhạy cảm.

7. Điều tra bằng bảng hỏi

          Điều tra bằng bảng hỏi thực chất là một cuộc phỏng vấn, nhưng không phải trực tiếp đối thoại bằng lời mà bằng cách đưa những câu hỏi in sẵn trên giấy gửi đến người được phỏng vấn để nhận được ý kiến trả lời theo những câu hỏi mà người nghiên cứu đã đặt ra.

          Kết quả điều tra tốt hay không phụ thuộc:

o       Việc chuẩn bị các câu hỏi có thuận lợi cho việc trả lời hay không

o       Nhóm người được chọn để trả lời câu hỏi có đủ đại diện cho cộng đồng những người mà người nghiên cứu định thăm dò ý kiến hay không.

     Về mặt kỹ thuật, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cần quan tâm tới ba công việc chính sau:

o       Chọn mẫu

o       Thiết kế bảng hỏi

o       Xử lý kết quả điều tra

7.1. Chọn mẫu

          - Chọn mẫu phải vừa mang tính ngẫu nhiên, vừa mang tính đại diện.

          - Có hai cách tiếp cận chọn mẫu: chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất.

          - Kích thước mẫu phụ thuộc vào độ lớn của sai số và độ tin cậy cho phép.

7.2. Thiết kế bảng hỏi

          Có hai nội dung được quan tâm khi thiết kế bảng câu hỏi: các loại câu hỏi và trật tự logic của các câu hỏi.

7.2.1.  Các loại câu hỏi:

Câu hỏi có hai loại là câu hỏi đóng và câu hỏi mở

-         Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi mà người trả lời chọn một trong những phương án có sẵn để đánh dấu.

.Ưu điểm: Dễ xử lý, dễ khái quát hóa vấn đề.

. Nhược điểm: Ép người trả lời theo ý kiến của nhà nghiên cứu, độ khách quan không cao.

-         Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi mà người trả lời có thể trả lời tự do để giải trình một vấn đề nào đó. Mục đích của câu trả lời này là để bổ xung cho các câu hỏi đóng hoặc nhà nghiên cứu cần hiểu sâu hơn về tâm tư, tình cảm, thái độ của người trả lời đối với vấn đề đang nghiên cứu.

.Ưu điểm: Khai thác được hết ý kiến của người trả lời.

. Nhược điểm: Khó xử lý, khó khái quát hóa vấn đề.

7.2.2.  Trật tự logic của các câu hỏi (cấu trúc bảng hỏi)

Gồm 3 phần:

-         Phần đầu: Gồm những vấn đề chung với nội dung tìm hiểu đối tượng (tên, nơi ở, năm sinh …). Ngoài ra, phần mở đầu còn nhằm mục đích khởi động cho cuộc điều tra, định hướng cho cuộc điều tra.

-         Phần chính: Bao gồm những câu hỏi phục vụ mục đích điều tra.

-         Phần kiểm chứng: Phần này có thể bao gồm cả 2 loại câu hỏi đóng và mở, nhằm mục đích làm rõ thêm cho phần chính hoặc đôi khi kiểm chứng lại vấn đề nào đó để xác định đối tượng trả lời thật hay không thật.

7.3. Xử lý kết quả điều tra

          Kết quả điều tra được xử lý dựa trên thống kê toán

Với các câu hỏi đóng:

7.3.1. Theo mức độ trả lời, gồm có 4 loại sau:

- Câu hỏi đóng có 2 mức độ trả lời: (có hoặc không): Xử lý bằng cách tính phần trăm (%).

-         Câu hỏi đóng có 3 mức độ trả lời: Thích, bình thường, không thích

. Xử lý từng câu một.

. Cho điểm: Thích cho 3 điểm; bình thường cho 2 điểm; không thích cho 1 điểm.

. Công thức tính: (n1 x 3) + (n2 x 2) + (n3 x 1) 

     - Câu hỏi đóng 4 mức độ trả lời : (rất thích, thích, bình thường, không thích).

. Xử lý từng câu một.

. Cho điểm tương ứng các mức độ: 4; 3; 2; 1 và tính như công thức trên.

     - Câu hỏi đóng có 5 mức độ trả lời: (rất thích, thích, bình thường, không thích, chán ghét).

. Xử lý từng câu một.

. Cho điểm tương ứng các mức độ: + 2; + 1; 0; - 1; - 2.

. Tính theo công thức trên, kết quả có thể là âm hoặc dương.

. Sau dấu âm càng lớn bao nhiêu thì càng ghét bấy nhiêu.

. Sau dấu dương càng lớn thì càng thích bấy nhiêu.

Loại câu hỏi này, dải tần lựa chọn nhiều hơn, cho phép ta có thể kết luận ngược chiều.

7.3.2. Theo nội dung trả lời:

Một câu hỏi có nhiều câu trả lời, nhưng trong các câu trả lời chỉ có 01 câu đúng, lựa chọn 01 câu đúng. Câu hỏi đóng loại này là câu hỏi chủ yếu để nắm bắt mức độ nắm vững tri thức của người được điều tra.

7. 4. Ưu, nhược điểm khi sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

7.4.1.  Ưu điểm:

- Có thể điều tra được trên diện rộng về mặt địa lý, một số lượng lớn khách thể nghiên cứu trong thời gian ngắn.

- Dễ khái quát vấn đề vì phương pháp này cho phép làm theo số đông, càng đông càng dễ khái quát.

- Đơn giản về thiết bị và dễ sử dụng.

- Mang tính chủ động cao.

7.4.2. Hạn chế:

Chịu ảnh hưởng của các quy luật tâm lý cho nên nhiều khi không đảm bảo độ khách quan và tính trung thực của kết quả nghiên cứu.

- Tốn kém về mặt kinh phí.

7.5. Một số lưu ý khi xây dựng và sử dụng bảng hỏi

-   Câu hỏi phải đơn giản, thích hợp với mục đích nghiên cứu, dễ trả lời. Tránh việc đặt câu hỏi dài, không cần thiết.

-         Không dùng những từ ngữ, khái niệm khó hiểu, vượt quá khả năng của người trả lời. Không dùng từ nước ngoài…

-         Câu hỏi chỉ có một phương án trả lời đúng

-         Với câu hỏi chỉ có hai đáp án “đúng” / “sai” hay “có” / “không” thì nhất thiết không được đặt dưới dạng phủ định.

-         Các loại câu hỏi phải đảm bảo khai thác cao nhất ý kiến cá nhân từng người được hỏi. Tốt nhất nên đặt câu hỏi vào những công việc cụ thể liên quan đến cá nhân mỗi người.

-         Đối với những vấn đề nhạy cảm, người nghiên cứu nên đặt các câu hỏi gián tiếp.

- Với các câu hỏi có sắp xếp thứ tự ưu tiên, cần chú ý không nên đưa ra nhiều có thể sẽ gây khó khăn và người trả lời dễ có thái độ “qua quít”, trả lời cho xong, kết quả khó đảm bảo chính xác.

- Trong phiếu điều tra có thể sử dụng câu hỏi mở nhằm thu thập tối đa ý kiến riêng của người trả lời, giúp cho việc xử lý kết quả có chiều sâu.  

- Hình thức phải đẹp, độ dài của phiếu vừa phải, thường khoảng 30 câu.

- Đảm bảo sự cân đối giữa câu hỏi đóng và mở (thường trong một bảng hỏi có khoảng 80% câu hỏi đóng và 20% câu hỏi mở.

- Trong những trường hợp cần thiết, phải giữ bí mật cho người trả lời.

- Nên có hình thức thưởng, phạt vật chất cho người trả lời.

LOGIC TIẾN HÀNH MỘT CÔNG TRÌNH NCKH 

Không có một quy định nào quy định về trình tự các bước thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, vẫn có những bước cơ bản giúp một người làm công tác nghiên cứu có thể thực hiện một công trình nghiên cứu đạt hiệu quả.:

·         Lựa chọn đề tài

·         Lập đề cương và kế hoạch thực hiện

·         Triển khai nghiên cứu

·         Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

·         Báo cáo trước hội đồng nghiệm thu

I. Logic chung của một công trình NCKH           

1. Chọn đề tài

Một trong những thao tác đầu tiên của việc triển khai một công trình nghiên cứu khoa học là chọn đề tài

Việc lựa chọn đề tài có thể xem xét trên các phương diện sau:

- Đề tài có ý nghĩa khoa học không?

- Đề tài có ý nghĩa thực tiễn không?

- Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu không?

- Đề tài có đảm bảo đủ điều kiện để hoàn thành không?

- Đề tài có phù hợp với sở thích không?

1.1. Khái niệm về đề tài khoa học

Đề tài khoa học là một vấn đề khoa học có chứa một nội dung thông tin ch­ưa biết cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ.           

            Như vậy, có thể coi đơn giản đề tài khoa học là một câu hỏi, một vấn đề khoa học cần phải giải đáp và khi giải đáp được thì làm cho khoa học - công nghệ tiến thêm một bước.

1.2. Vấn đề khoa học

            Vấn đề nghiên cứu là những mâu thuẫn nảy sinh, được nhà nghiên cứu phát hiện trong quá trình quan sát các sự kiện (trực tiếp hoặc gián tiếp). Về phương diện logic, mâu thuẫn đó thường được thể hiện dưới dạng các câu hỏi nghiên cứu.

            Thông thường, một vấn đề nghiên cứu đưa ra tồn tại hai tình huống: Tình huống có vấn đề và tình huống không có vấn đề.

* Tình huống có vấn đề: là những tình huống mà các vấn đề đặt ra từ những tình huống này nếu giải quyết được sẽ thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển.

     Những tình huống sau đây có thể là những tình huống có vấn đề:

-     Phát hiện những hiện tượng mới hoặc những hiện tượng không mới  nhưng lặp đi lặp lại trong những điều kiện nào đó.

-     Logic phát triển nội tại của bản thân ngành khoa học công nghệ đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao như: lý thuyết hoàn chỉnh hơn, phương pháp hiệu quả hơn, công nghệ tiên tiến hơn,...

* Tình huống không có vấn đề: Khi một vấn đề nghiên cứu được đặt ra, nhưng bằng kiến thức và kinh nghiệm cũ có thể giải quyết được thì vấn đề này không có giá trị thông tin do đó không xuất hiện nhu cầu phải trả lời, nghĩa là không có nghiên cứu.

       Chỉ những tình huống có vấn đề mới trở thành đề tài khoa học.

 Như vậy, Vấn đề khoa học về bản chất là một sự kiện, hiện tượng mới phát hiện mà khoa học chưa biết, là sự thiếu hụt của lý thuyết hay một mâu thuẫn của thực tiễn đang cản trở bước tiến của con người, với kiến thức cũ, kinh nghiệm cũ không giải thích được, đòi hỏi phải được nghiên cứu làm sáng tỏ.

       Phát hiện được vấn đề khoa học là một bước rất quan trọng trên bước đường phát triển nhận thức. Tuy nhiên đây cũng là công việc rất khó, nhất là đối với những người bắt đầu làm nghiên cứu khoa học.

1.3. Cơ sở xây dựng đề tài khoa học

            Đề tài khoa học được xây dựng dựa trên các cơ sở sau:

-     Phát hiện ra một hiện tư­ợng mới hoặc một hiện t­ượng không mới nh­ưng lặp đi lặp lại trong những điều kiện nào đó và chư­a có ai nghiên cứu, ch­ưa có tài liệu nào trình bày.

     -      Phát hiện những thiếu sót, sự không hoàn thiện của lý thuyết hiện có.

     -      Phát hiện sự mâu thuẫn của các trư­ờng phái lý thuyết. Từ mâu thuẫn này có thể tìm thấy một h­ướng nghiên cứu mới tốt hơn.

     -      Phát hiện mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tế.

     -      Phát hiện sự bế tắc của các phư­ơng pháp hiện có, bằng cách làm cũ không tạo đư­ợc hiệu quả cần phải có ph­ương pháp hành động mới.

     Các ý tưởng về đề tài nghiên cứu của cá nhân thường xuất hiện trong quá trình giải quyết các công việc thực tế, trong khi nghiên cứu tài liệu lý thuyết hay thực tiễn.

1.4. Phân loại các vấn đề khoa học

Theo đối tượng nghiên cứu, các vấn đề khoa học được chia thành:

- Các vấn đề nhằm phát hiện những thuộc tính, quan hệ, quy luật mới của thế giới khách quan, tức là những vấn đề về nội dung của KHCN.

- Các vấn đề phân tích phương hướng, phương tiện và phương pháp nhận thức thế giới khách quan, tức là những vấn đề về phương pháp của KHCN.

       Việc chọn đề tài cần xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội, của bản thân ngành KHCN và tính khả thi (chủ quan và khách quan) của đề tài.

       Trong điều kiện hiện nay, các đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụngliên ngành thường rất được quan tâm.

2. Lập đề cương và kế hoạch nghiên cứu.

2.1. Lập đề cương nghiên cứu.

            Đề cương nghiên cứu được xây dựng để trình cơ quan và tổ chức tài trợ phê duyệt; là cơ sở để làm việc với các đồng nghiệp. Trong nội dung đề cương cần thuyết minh những vấn đề sau:

2.1.1. Tên đề tài

    Tên đề tài phải phản ánh được đối tượng nghiên cứu, mục tiêu chính cần thực hiện của đề tài. Tên của đề tài cần có tính đơn nghĩa, khúc chiết, rõ ràng, không dẫn đến những sự hiểu lầm, hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hay hiểu mập mờ.

     Một số điểm cần lưu ý khi đặt tên cho đề tài như sau:

-          Tên đề tài không nên đặt bằng  những cụm từ có độ bất định thông tin cao  như: "Về...", "Thử bàn về...", ‘Suy nghĩ về…”, “Một vài suy nghĩ về…”, "Một số biện pháp...", "Một số vấn đề...", "Tìm hiểu về...", “Bước đầu tìm hiểu về…”, “Nghiên cứu về…”, “Bước đầu nghiên cứu về…”, “Một số nghiên cứu về…” ... vì càng bất định thì nội dung phản ánh càng không rõ ràng, chính xác.

-     Hạn chế lạm dụng những từ chỉ mục đích để đặt tên đề tài. Cụm từ chỉ mục đích là những cụm từ bắt đầu bằng "nhằm", "để", "góp phần",... nếu bị lạm dụng dễ làm cho tên đề tài trở nên rối rắm, không nêu bật được nội dung thực tế cần làm.

-     Không lạm dụng các từ hoa mĩ  hoặc cách nói bóng bẩy

2.1.2. Lý do chọn đề tài

            Lý do chọn đề tài trả lời cho câu hỏi “Tại sao lại chọn đề tài này để nghiên cứu?”. Chính vì vậy trong phần này cần thuyết minh những vấn đề sau:

            - Ý nghĩa khoa học của đề tài

            - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

            - Tính cấp thiết của đề tài

            - Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài

            - Đề tài phù hợp với sở thích, phù hợp với năng lực chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm của người nghiên cứu

2.1.3. Lịch sử nghiên cứu

- Trình bày tóm tắt tình hình nghiên cứu có liên quan đến đến đề tài (đã có những ai nghiên cứu và nghiên cứu những vấn đề nào thuộc chủ đề này?).

- Liên hệ kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước với vấn đề được phát hiện và với mục tiêu dự kiến cần thực hiện.

- Chỉ ra “tình huống có vấn đề” cần nghiên cứu được rút ra từ sự liên hệ nói trên tránh lặp lại kết quả mà các đồng nghiệp đi trước đã công bố.

2.1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

      - Nêu mục tiêu chính, mục tiêu bộ phân dưới dạng cây mục tiêu

       Mục tiêu nghiên cứu là cái đích về nội dung mà người nghiên cứu vạch ra để định hướng cho quá trình nghiên cứu. Nói cách khác, mục tiêu nghiên cứu là những điều cần làm trong công việc nghiên cứu. Mục tiêu trả lời cho câu hỏi “làm cái gì?”.

       Trong một đề tài nghiên cứu bao giờ cũng có một mục tiêu mang tính chủ đạo, gọi là mục tiêu tiêu chính, còn các mục tiêu khác được gọi là mục tiêu bộ phận.

       Mục tiêu chính và các mục tiêu cụ thể được tổ chức dưới dạng cây mục tiêu và được phân cấp dưới dạng như sau:

.......

Trong đó:

            - Mục tiêu cấp 1 chính là mục tiêu chính

            - Mục tiêu cấp 2 : Chi tiết hóa nội dung nghiên cứu ở mục tiêu cấp 1

            - Mục tiêu cấp 3: Chi tiết hóa những nội dung nghiên cứu đặt ra trong mục tiêu cấp 2

....

            Cây mục tiêu chi tiết đến đâu tùy thuộc vào ý đồ của người nghiên cứu. Tổ chức các mục tiêu nghiên cứu dưới dạng cây mục tiêu giúp người nghiên cứu bao quát được toàn bộ nội dung nghiên cứu và các bước thực hiện. Cây mục tiêu cũng là cơ sở để người nghiên cứu lập dự toán về kinh phí, nhân lực... cần thiết cho nghiên cứu.

- Dựa vào cây mục tiêu xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cần thực hiện .

- Xác định loại hình nghiên cứu chủ đạo và các loại hình nghiên cứu khác cần thực hiện khi thực hiện đề tài.

2.1.5. Phạm vi nghiên cứu

            Là một phần giới hạn của nghiên cứu có liên quan đến đối tượng khảo sát và nội dung nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu bao gồm những giới hạn về không gian của đối tượng khảo sát; giới hạn quỹ thời gian để tiến hành nghiên cứu và giới hạn về quy mô nội dung được xử lý . Cơ sở để xác định phạm vi nghiên cứu có thể là:

- Một bộ phận đủ mang tính đại diện của đối tượng nghiên cứu.

- Quỹ thời gian đủ để hoàn tất công trình nghiên cứu.

- Khả năng được hỗ trợ về kinh phí, phương tiện thiết bị thí nghiệm đảm bảo thực hiện các nội dung nghiên cứu.

2.1.6.Giả thuyết nghiên cứu

2.1.6.1.  Khái niệm      

Giả thuyết (giả thuyết nghiên cứu) là một nhận định sơ bộ, một kết luận giả định về bản chất của đối tượng nghiên cứu do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ.

      Theo nhà sinh lý học nổi tiếng người Pháp Claude Bernard cho rằng “Giả thuyết là khởi điểm của mọi nghiên cứu khoa học”. Ông cũng khẳng định “không có khoa học nào lại không có giả thuyết”.

Giả thuyết đưa ra có thể đúng với bản chất sự vật song cũng có thể sai và bị bác bỏ, mặc dù vậy “ có một giả thuyết sai còn hơn không có một giả thuyết nào cả” (Mendeleev).

Xét trong quan hệ giữa giả thuyết với vấn đề nghiên cứu: Nếu vấn đề nghiên cứu là một câu hỏi thì giả thuyết chính là câu trả lời cho câu hỏi mà vấn đề nghiên cứu đã nêu ra.

Giả thuyết rất cần trong NCKH, vì NCKH là đi tìm kiếm những điều chưa biết. Làm cách nào để tìm kiếm những điều chưa biết? Bằng kinh nghiệm khoa học, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một phương án “giả định” về điều chưa biết. Phương án giả định đó được gọi là giả thuyết. Nhờ có phương án giả định đã đặt ra, mà người nghiên cứu có được hướng tìm kiếm. Giả thuyết có thể bị bác bỏ, khi đó người nghiên cứu phải đặt một giả thuyết khác thay thế. Công việc diễn

ra liên tục, cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng.

Tuy là một kết luận mang tính giả định được đặt ra để chứng minh, nhưng giả thuyết không thể được đặt ra một cách tùy tiện, mà phải dựa trên cơ sở quan sát quy luật diễn biến của đối tượng mà chúng ta nghiên cứu.

2.1.6.2.  Sự hình thành giả thuyết

Có hai loại giả thuyết:

- Giả thuyết phù hợp với lý thuyết.

- Giả thuyết phù hợp với thực nghiệm.

     Các giả thuyết phù hợp với lý thuyết  là những kết quả suy diễn hay quy nạp trên cơ sở của các lý thuyết đã có, hoặc những nguyên lý đã được công nhận mặc dù chưa được chứng minh đầy đủ.

    Các giả thuyết phù hợp với thực nghiệm thường được hình thành từ kết quả quan sát hay thí nghiệm.

    Người ta thường xây dựng giả thuyết nhờ logic quy nạp từ liên hệ nhân quả sau đây:

* Phương pháp giống nhau duy nhất

Quan sát

Nhân

Quả

1

aÙbÙe

A

2

aÙcÙf

A

3

aÙdÙg

A

Giả thuyết:  a Þ A

    * Phương pháp khác biệt duy nhất

Quan sát

Nhân

Quả

1

aÙbÙc

A

2

bÙc

Giả thuyết:  a Þ A

  * Phương pháp cùng biến

Quan sát

Nhân

Quả

1

a1ÙbÙc

A1

2

a2ÙbÙc

A2

3

a3ÙbÙc

A3

Giả thuyết:  a Þ A

* Phương pháp loại trừ

Quan sát

Nhân

Quả

1

aÙbÙc

A,B,C

2

B

3

c

C

Giả thuyết:  a Þ A

hoặc

Quan sát

Nhân

Quả

1

aÙbÙc

A

2

aÙb

A

3

aÙc

A

Giả thuyết:  a Þ A

2.1.6.3. Những yêu cầu đối với giả thuyết

- Tính nghiệm chứng được:  có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm trực tiếp hoặc gián tiếp qua hệ quả rút ra từ giả thuyết.

- Tính luận chứng được: trước khi kiểm chứng một giả thuyết bằng thực nghiệm (có thể đòi hỏi nhiều công sức và tiền của,...) cần tin chắc rằng đó là một giả định đủ hợp lý chứ không phải là một phỏng đoán tuỳ tiện. Có thể thấy tính luận chứng được trong:

-  Tính tổng hợp của giả thuyết, thể hiện ở chỗ nó là kết quả  tổng hợp các dữ kiện thực nghiệm

- Tính phân tích của giả thuyết, thể hiện ở quan hệ của nó với tri thức khoa học đã biết: có thể ghép nó vào khuôn khổ của một hệ thống lý thuyết nào đó như là một hệ quả logic của những định lý, nguyên lý,...của lý thuyết ấy.

- Tính thông tin: giả thuyết áp dụng được cho một lớp sự vật càng rộng thì tính thông tin, sức mạnh logic, sức mạnh tiên đoán của nó càng lớn.

2.1.7. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin.

- Phương pháp xử lý thông tin.

- Các phương pháp khác.

2.1.8. Dự kiến kết cấu nội dung của đề tài

            Dựa vào số lượng các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu để xác định kết cấu nội dung của đề tài.

2.1.9. Dự kiến về sản phẩm nghiên cứu

- Các kết quả phản ánh mục tiêu nghiên cứu.

- Hình thức trình bày sản phẩm nghiên cứu.

2.1.10. Dự kiến khả năng áp dụng, mục đích và phạm vi áp dụng kết quả nghiên cứu.

2.1.11. Các vấn đề có thể cần phải tiếp tục nghiên cứu.

2.2. Lập kế hoạch nghiên cứu

- Kế hoạch về thời gian và tiến độ thực hiện đề tài : Căn cứ vào yêu cầu của nơi giao nhiệm vụ, khối lượng công việc phải thực hiện…

- Kế hoạch về nguồn tư liệu, phương thức khai thác.

- Kế hoạch về nhân lực tham gia nghiên cứu.

- Kế hoạch dự trù kinh phí.

- Kế hoạch về phương tiện, thiết bị nghiên cứu và phương thức sử dụng.

3. Tiến hành công trình nghiên cứu khoa học

            Sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý thông tin để xây dựng các luận cứ dùng để chứng minh giả thuyết.

Luận cứ

          Để chứng minh giả thuyết, người nghiên cứu cần có các luận cứ. Như vậy, luận cứ chính là những bằng chứng để chứng minh giả thuyết.

Trong khoa học có hai loại luận cứ: Luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tế.

Luận cứ lý thuyết: bao gồm các khái niệm, tiên đề, định lý, định luật …đã được khoa học chứng minh là đúng. Luận cứ lý thuyết được khai thác từ các tài liệu, công tình khoa học của các đồng nghiệp đi trước. Sử dụng luận cứ lý thuyết giúp người nghiên cứu tiết kiệm được thời gian, không mất thời gian chứng minh lại những gì mà đồng nghiệp của mình đã chứng minh.

Luận cứ thực tế là các sự kiện thu thập được từ trong thực tế thông qua quan sát, thí nghiệm,  phỏng vấn, điều tra hoặc khai thác từ các báo cáo về công trình nghiên cứu của các đồng nghiệp.

4.Viết báo cáo

Để viết một tài liệu khoa học có tính thuyết phục cao cần phải thực hiện theo các bước sau:

- Định hướng viết: trước khi viết, cần tự hỏi mình để xác định rõ mục đích viết, chủ đề cần viết, đối tượng đọc là ai, bài viết sẽ công bố như thế nào, ở đâu.

- Lập dàn ý: dàn ý này phải tuân thủ các quy định trình bày, đồng thời giúp xếp đặt rõ ràng các ý tưởng cần trình bày trong bài viết cũng như kết luận cần hướng đến.

- Viết bản thảo: dựa trên dàn ý đại cương, bổ sung dần các nội dung quan trọng trong từng phần, kiểm tra tính liền mạch của các ý tưởng và các phần nội dung trong dàn ý.

- Chỉnh lý bản thảo và hoàn chỉnh: kiểm tra tính chính xác của bài viết, loại bỏ các ý thừa, bổ sung các ý còn thiếu, sửa lỗi chính tả, hoàn tất việc trình bày các đề mục, các chương trong bài viết.

Tùy theo những yêu cầu cụ thể mà kết quả nghiên cứu có thể được công bố dưới các dạng công trình khác nhau.

4.1. Dạng công trình

4.1.1.  Báo cáo khoa học

            Báo cáo kết quả nghiên cứu (trình bày hệ thống các kết quả nghiên cứu), nhằm một số mục đích sau:

- Ghi nhận một giai đoạn nghiên cứu.

- Công bố các kết quả nghiên cứu.

- Mở rộng trao đổi ý tưởng khoa học.

- Báo các cơ quan quản lý.

4.1.2. Bài báo khoa học

            Viết để công bố trên các tạp chí chuyên ngành hoặc trong hội nghị khoa học nhằm mục đích sau:

- Công bố một ý tưởng khoa học.

- Công bố từng kết quả riêng biệt của một công trình nghiên cứu dài hạn.

- Công bố kết quả nghiên cứu của toàn bộ công trình.

- Đề xướng một cuộc tranh luận trên tạp chí hoặc hội nghị khoa học.

- Tham gia tranh luận trên tạp chí hoặc hội nghị khoa học.

4.1.3. Bài giảng, sách giáo khoa

            Được xem xét là một công trình nghiên cứu khoa học vì phải dựa trên hàng loạt các kết quả nghiên cứu. Có các tính chất sau:

- Tính hệ thống : Bao quát toàn bộ kiến thức cần truyền thụ cho người học.

- Tính hiện đại: Phải cập nhật những thành tựu mới nhất của khoa học và những phương pháp luận hiện đại trong khoa học.

- Tính sư phạm: Phương pháp trình bày nhằm dẫn người học từ không biết đến biết các kiến thức khoa học.

4.2. Văn phong

            Sử dụng văn phong khoa học, thể hiện:

- Lập luận chặt chẽ

- Trình bày một cách khách quan kết quả nghiên cứu, tránh thể hiện tình cảm yêu ghét đối với đối tượng khảo sát.

- Câu văn không nên quá cầu kì, phức tạp mà nên đơn giản vừa phải và rõ ràng, mạch lạc

- Từ ngữ phải rõ ràng

4.3. Nội dung

            Gồm có các phần sau:

4.3.1        Đặt vấn đề:

- Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài).

- Mục đích nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu.

- Giả thuyết khoa học.

- Các nhiệm vụ nghiên cứu.

- Giới hạn của đề tài.

4.3.2.      Tổng quan:

-  Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu.

-  Tổng quan về lịch sử nghiên cứu và quan điểm lựa chọn vấn đề nghiên cứu.

- Trình bày vắn tắt hoạt động nghiên cứu. Nêu rõ phần kế thừa và phần sáng tạo của tác giả.

4.3.3.      Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu:

- Cơ sở lý thuyết được sử dụng (kế thừa và tự xây dựng).

- Các phương pháp nghiên cứu đã thực hiện.

4.3.4.      Nội dung nghiên cứu và kết quả:

- Trình bày các bước tiến hành nghiên cứu.

- Kết quả đạt được về mặt lý thuyết và ứng dụng.

4.3.5.      Kết luận (những vấn đề đã được giải quyết, những vấn đề còn tồn tại)

4.3.6.      Tài liệu tham khảo.

4.3.7.      Phụ lục (nếu có).

5. Bảo vệ công trình  

Cần nêu rõ ý nghĩa thực tiễn của đề tài và đóng góp của tác giả.

Thể hiện sự tự tin và trình độ trí tuệ của người bảo vệ

II. Vận dụng trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp

 Đồ án tốt nghiệp vừa mang tính chất một công trình nghiên cứu khoa học, nhưng lại vừa nhằm mục đích học tập nghiên cứu khoa học. Nó vừa thể hiện những ý tưởng khoa học của tác giả, nhưng lại vừa thể hiện kết quả của một quá trình tập sự nghiên cứu khoa học trước khi bước vào cuộc đời sự nghiệp khoa học thực thụ.

1.        Khái niệm đồ án tốt nghiệp

Đồ án tốt nghiệp là một chuyên khảo về một vấn đề khoa học hoặc công nghệ do một người thực hiện nhằm các mục đích sau:

- Rèn luyện về kỹ năng và phương pháp NCKH.

- Thể hiện kết quả của một giai đoạn học tập.

- Bảo vệ trước hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp.

Như vậy có thể nói đồ án tốt nghiệp là một công trình tập sự NCKH.

2. Trình tự chuẩn bị đồ án tốt nghiệp

Thời gian làm đồ án tốt nghiệp: khoảng từ 3 đến 6 tháng (Đây là thời gian tương đối ngắn. Những người đã từng tham gia NCKH với thày thì thường có nhiều thuận lợi hơn những người chưa từng tham gia nghiên cứu khoa học).

Trong một thời gian hạn chế như vậy, xác định một trình tự hợp lý trong quá trình chuẩn bị đồ án là một trong những điểm mấu chốt giúp người nghiên cứu vượt qua khó khăn để có được một đồ án có chất lượng.

Có thể chuẩn bị luận văn theo trình tự như sau:

2.1. Lựa chọn đề tài

            Sinh viên khi thực hiện đồ án tốt nghiệp, ngoài việc lựa chọn đề tài  còn phải chọn (hoặc được chỉ định) người hướng dẫn. 

Có hai khả năng kết hợp: chọn người hướng dẫn trước, chọn đề tài sau; hoặc ngược lại, chọn đề tài trước rồi mới tìm người hướng dẫn phù hợp. Nhưng thông thường, đề tài được xác định sau khi đã có người hướng dẫn . 

Sinh viên có thể nhận đề tài theo theo các nguồn sau đây:

- Thực hiện một phần nhiệm vụ trong đề tài mà thầy hướng dẫn đang thực hiện. Đây là trường hợp có nhiều thuận lợi nhưng không nhiều.

- Thày hướng dẫn đưa ra một đề tài mang tính giả định không liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của thày.

- Sinh viên lựa chọn một đề tài từ những ý tưởng có sẵn của mình

- Sinh viên và người hướng dẫn thảo luận với nhau và đi đến một lựa chọn phù hợp nhất cho cả hai

Với các đề tài sinh viên lựa chọn từ ý tưởng sẵn có của mình thì khi chọn cần thiết phải trả lời các câu hỏi sau:

- Đề tài có ý nghĩa khoa học hay không? (có đem lại nhưng thông tin mới cho khoa học hay không).

- Đề tài có ý nghĩa thực tiễn không? (có đáp ứng được kịp thời các yêu cầu của thực tiễn hay không).

- Có đủ điều kiện để đảm bảo hoàn thành không ? (các điều kiện về tài liệu, phương tiện thí nghiệm, thời gian…).

- Đề tài có phù hợp với sở thích hay không ?

2.2. Xây dựng đề cương nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu

            Đề cương được xây dựng để đưa thày hướng dẫn phê duyệt và cũng là cơ sở định hướng cho quá trình thực hiện đồ án. Nội dung của đề cương cần thể hiện một số vấn đề sau:

- Lý do chọn đề tài.

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài.

- Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.

- Cơ sở lý luận của đề tài, xây dựng khung lý thuyết của đề tài.

- Dự kiến phương pháp thu thập và xử lý thông tin.

- Chuẩn bị các phương tiện nghiên cứu (tài liệu, thiết bị thí nghiệm…)

    Sau khi đã xây dựng được đề cương nghiên cứu cần lập kế hoạch nghiên cứu: kế hoạch về thời gian thực hiện; về phương tiện và thiết bị thí nghiệm…để chủ động trong quá trình tiến hành nghiên cứu.

2.3. Thu thập và  xử lý thông tin

            Thu thập thông tin thường bắt đầu bằng việc nghiên cứu tài liệu để biết được những vấn đề gì có thể kế thừa từ những người đi trước. Tiếp đó sử dụng các phương pháp thu thập thông tin bằng con đường quy nạp hoặc suy diễn, xử lý kết quả và kết thúc nghiên cứu.

Có thể thực hiện bước này theo trình tự như sau:

- Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin.

- Xây dựng tổng quan về những thành tựu có liên quan đến đề tài.

- Thực hiện các phương pháp nghiên cứu theo con đường quy nạp hoặc suy diễn

- Xử lý các thông tin thu được để đưa ra kết luận.

2.3.  Viết báo cáo

Đồ án tốt nghiệp là thành quả sau một thời gian học tập, là sự thể hiện toàn bộ năng lực của người thực hiện. Chính vì vậy, khi viết báo cáo phải làm cách nào để làm nổi bật các vấn đề này.

Đồ án tốt nghiệp thường được trình bày trên khổ giấy A4, đánh máy một mặt, cỡ chữ 14 giãn dòng 1,5.

Bố cục của đồ án :

1)     

Tên trường, khoa nơi học tập

Đồ án tốt nghiệp

Tên đề tài:

Người hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Lớp:

Địa danh và tháng năm bảo vệ

Bìa: Gồm có bìa chính và bìa phụ. Có thể hoàn toàn giống nhau và viết theo thứ tự như sau:

2)      Trang ghi lời cảm ơn.

3)      Mục lục.

4)      Bảng ký hiệu và viết tắt: liệt kê theo thứ tự vần chữ cái những ký hiệu và chữ viết tắt để người đọc tiện tra cứu.

5)      Lời nói đầu: Cho biết vắn tắt lý do chọn đề tài, ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn của đề tài, kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại, những dự kiến sau công trình nghiên cứu (triển khai, mở rộng hướng nghiên cứu…).

6)      Nội dung chính (xem phần nội dung của phần A).

7)      Kết luận: những vấn đề đã được giải quyết, những vấn đề còn tồn tại.

8)      Tài liệu tham khảo: Viết theo thứ tự như sau:

           [STT]. [Tên tác giả] : [Tên sách]. [Nhà xuất bản], [Nơi xuất bản], [Năm xuất bản].

9)      Phụ lục (nếu có).

2.4. Viết tóm tắt

        Viết tóm tắt đồ án được sử dụng để báo cáo trước hội đồng bảo vệ. Thông thường, tóm tắt nội dung của luận văn được trình bày theo cơ cấu sau:

2.4.1. Phần mở đầu( trình bày ngắn gọn và súc tích) bao gồm:

- Lý do chọn đề tài

- Mục đích nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu.

- Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu.

- Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài.

- Kết cấu của đồ án (Bao nhiêu chương, liệt kê các chương).

2.4.2.      Nội dung

Giới thiệu tóm tắt nội dung của từng chương.

2.4.3. Kết luận

- Kết luận về toàn bộ công trình.

- Ý nghĩa quan trọng nhất mà đồ án mang lại.

  - Hướng nghiên cứu tiếp theo.

2.5.  Báo cáo trước hội đồng

Thời gian dành cho một báo cáo từ 10 đến 15 phút. Do đó, khi chuẩn bị báo cáo cần làm nổi bật các nội dung chính yếu và quan trọng nhất.

Trong buổi bảo vệ đồ án, cần chú ý một vài điểm sau:

- Giới thiệu tóm tắt nội dung để giúp người nghe định hướng được các vấn đề sẽ trình bày

- Nhanh chóng trình bày vào chủ đề chính, tránh giới thiệu dẫn dắt dài dòng

- Chuẩn bị tốt các câu dẫn  vì nhờ đó có thể gây được ấn tượng sâu sắc cho người nghe

- Cố gắng nói to, rõ ràng

- Khi hội đồng đặt câu hỏi cần phải ghi lại và đảm bảo hiểu đúng ý câu hỏi trước khi trả lời

BÀI TẬP CHƯƠNG 4

1.      Hãy trình bày các giai đoạn của một công trình nghiên cứu khoa học.

2.      Thế nào là đề tài khoa học? Cơ sở để xây dựng đề tài khoa học.

3.      Phân loại đề tài nghiên cứu khoa học.

4.      Giới thiệu khái quát về tiếp cận. Nêu ví dụ

5.      Giới thiệu khái quát về tiếp cận hệ thống. Nêu ví dụ ứng dụng

6.      Giới thiệu khái quát về tiếp cận công nghệ. Nêu ví dụ ứng dụng

7.      Thế nào là đồ án tốt nghiệp?

8.      Sinh viên có thể lựa chọn đề tài tốt nghiệp từ những nguồn nào?

9.      Với đề tài tốt nghiệp tự chọn, sinh viên cần phải trả lời những câu hỏi gì? Tại sao?

10.  Hãy lập đề cương cho một đề tài NCKH mà anh/chị dự định sẽ thực hiện.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro