HÌNH TƯỢNG BỒ TÁT ĐEO TRANG SỨC VÀ HỞ NGỰC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

HÌNH TƯỢNG BỒ TÁT ĐEO TRANG SỨC VÀ HỞ NGỰC

Có nhiều người thắc mắc tại sao hình tượng các vị Bồ Tát thường đeo rất nhiều trang sức và ăn mặc phản cảm (hở ngực). Theo giáo lí nhà Phật thì người tu hành phải tránh xa của báu trần tục (các loại tiền tài trang sức) và ăn mặc trang nghiêm, vậy vì lí do gì mà hình tượng Bồ Tát lại sai 2 nguyên tắc này ? Bằng hiểu biết của bản thân mình xin giải đáp hai thắc mắc này để mọi người hiểu hơn.

Trước tiên mọi người cần hiểu đây là hình ảnh mang tính biểu tượng chứ không phải hình ảnh thực tế của các vị Bồ Tát.

Đeo trang sức: mang hàm ý phước báu viên mãng. Trang sức thể hiện cho phước báu của một vị Bồ Tát là tràn đầy. Muốn cứu chúng sanh thì một người phải tự bản thân mình mạnh mẽ, đủ sức làm chỗ dựa cho kẻ khác thì mới cứu nổi. Các vị Bồ Tát là những bậc tu hành nhiều kiếp, tích đủ các phước báu qua nhiều đời. Để biểu thị cho đặc tính này mà các nghệ nhân đã thể hiện qua các trang sức, lụa là mà các ngài đeo.

Ngoài ra, lí do thứ hai đó là Bồ Tát thì vẫn phải mượn phương tiện mới cứu được chúng sinh. Các ngài vẫn phải hóa hiện vào nhiều thân tướng khác nhau, tùy duyên mà cứu giúp. Trang sức để biểu hiện cho ý này. Ngược lại, Phật (cao hơn Bồ Tát) có thể cứu giúp chúng sinh mà không cần phương tiện nên hình tượng Phật không đeo trang sức.

Hở ngực: là để chỉ cho tính chất thoát tục và phi giới tính của Bồ Tát. Tuy hở ngực nhưng không gợi dục. Dù hình tượng Bồ Tát đôi khi được miêu tả là nữ giới tuy nhiên phần ngực lại của người nam và không có đầu vú. Điều này thể hiện việc vị Bồ Tát không có giới tính. Tùy hoàn cảnh chúng sinh mà các Ngài hóa hiện thân tướng khác nhau, và dù hở ngực nhưng cũng không kích thích dục vọng khởi lên nơi chúng sanh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tailieu