Không Tên Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Quan hệ pháp luật

1. Khái niệm :

Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh trong đó các bên tham gia quan hệ có các quyền và nghĩa vụ được nhà nước đảm bảo thực hiện.

2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật :

- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí.

- Quan hệ pháp luật có tính giai cấp.

- Các bên tham gia QHPL có quyền và nghĩa vụ pháp lí được nhà nước đảm bảo thực hiện.

- Quan hệ pháp luật có tính cụ thể, xác định chặt chẽ.

3. Thành phần của QHPL

a) Chủ thể của QHPL :

v Khái niệm : Chủ thể của QHPL là cá nhân, tổ chức có những điều kiện do pháp luật quy định và tham gia QHPL.

v Điều kiện chủ thể :

- Là khả năng của cá nhân hay tổ chức do nhà nước quy định để có thể tham gia vào QHPL và gọi là năng lực chủ thể, bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Ø Năng lực pháp luật :

- Là khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định cho các tổ chức, cá nhân.

- Cá nhân hoặc tổ chức nào có NLPL thì sẽ được tham gia hoặc phải tham gia vào QHPL nhất định.

- NLPL được nhà nước quy định như nhau đối với từng loại chủ thể.

Ø Năng lực hành vi :

- Là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho tổ chức, cá nhân bằng những hành vi của mình có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý.

- NLPL và NLHV tạo thành năng lực chủ thể pháp luật, chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, để có thể trở thành chủ thể của QHPL, cần có cả 2 yếu tố này.

v Các loại chủ thể của QHPL : Cá nhân và tổ chức.

Ø Cá nhân : Chủ thể là cá nhân gồm có công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch.

· Công dân : Công dân là chủ thể của QHPL khi theo quy định của pháp luật họ có năng lực chủ thể.

Năng lực chủ thể của công dân :

- NLPL của công dân do nhà nước quy định, xuất hiện khi công dân sinh ra và chỉ mất khi người đó chết. Trong nhiều lĩnh vực, NLPL được mở rộng từng bước phụ thuộc vào sự phát triển thể lực và trí lực của công dân.

- NLHV của công dân chỉ xuất hiện khi công dân có những điều kiện nhất định.

· Người nước ngoài, người không quốc tịch : Họ có thể trở thành chủ thể của các quan hệ nhất định. Về nguyên tắc, họ được hưởng chế độ ngộ đãi, tham gia nhiều mối QHPL như công dân nước sở tại. Tuy nhiên, họ có thể bị hạn chế một số QHPL liên quan trực tiếp đến lợi ích, ANQG.

Ø Tổ chức : Chủ thể QHPL là tổ chức gồm : Pháp nhân, nhà nước và các tổ chức khác.

· Pháp nhân :

- Chỉ các tổ chức được các cá nhân hoặc nhà nước tạo nên, hoạt động vì lợi ích chung của các thành viên tổ chức hoặc xã hội.

- Để có thể tham gia vào các QHPL với tư cách là chủ thể độc lập, pháp nhân phải có năng lực chủ thể.

- NLPL và NLHV của pháp nhân phát sinh đồng thời và tồn tại tương ứng với cùng thời điểm thành lập và giải thể pháp nhân.

- Điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân :

+ Hợp pháp, do nhà nước thành lập, thừa nhận hoặc cho phép thành lập, có tên gọi riêng.

+ Có cơ cấu thống nhất và hoàn chỉnh thể hiện ở sự tồn tại của cơ quan lãnh đạo và các bộ phận cấu thành nó.

+ Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.

+ Nhân danh mình tham gia vào QHPL và phải chịu trách nhiệm về hậu quả phát sinh từ mọi hoạt động của pháp nhân.

· Nhà nước :

- Nhà nước chỉ tham gia những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng : quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật hình sự,... nhằm bảo vệ những lợi ích cơ bản nhất của nhà nước và xã hội.

· Các tổ chức khác (không có tư cách pháp nhân) :

Gồm các tổ hợp tác, hộ gia đình, các doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị thành viên của pháp nhân.

Các tổ chức này tham gia vào QHPL với năng lực chủ thể hạn chế hơn pháp nhân.

b. Nội dung của quan hệ pháp luật

Bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể tham gia pháp luật.

Ø Quyền chủ thể:

Là khả năng của chủ thể được xử sự theo những cách thức nhất định mà pháp luật cho phép.

Nhà nước cho chủ thể có thể tiến hành những hoạt động nhất định tùy theo mong muốn (có thể thực hiên nếu có lợi ích hoặc không thực hiện hoạt động nếu thấy không cần thiết).

Bao gồm các khả năng :

+ Có thể tự thực hiện hành động nhất định (hay là tự xử sự). Chủ thể bằng chính hành động của mình tiến hành cách xử sự pháp luật quy định nhằm đạt được lợi ích của chủ thể

+ Có thể yêu cầu chủ thể bên kia của quan hệ pháp luật thực hiện những hành động nào đó để đáp ứng việc thực hiền quyền của mình, yêu cầu chấm dứt những hành động cản trở việc họ thực hiền quyền và nghĩa vụ pháp lý.

+Có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại

Quyền chủ thể là sự thống nhất 3 khả năng trên, mỗi khả năng có ý nghĩa khác nhau. Khi tham gia QHPL, các chủ thể có đầy đủ cả 3 khả năng, việc sử dụng hay không tùy thuộc vào ý muốn của chủ thể.

Ø Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể:

- Là cách xử sự mà chủ thể buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiền quyền của chủ thể khác.

- Tự bản thân nghĩa vụ pháp lý không phải là hành vi xử sự mà là sự bắt buộc (là cần thiết) chủ thể phải xử sự như vậy. Nếu sự cần thiết này được thể hiện trong hoạt động thực tiễn thì nghĩa vụ pháp lý đã được thực hiện.

- Bao gồm sự cần thiết phải xử sự :

+ Phải tiến hành một số hoạt động không nhất định.

+ Phải kiềm chế không thực hiện một số hoạt động nhất định.

+ Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với những quy định của pháp luật.

Những sự cần thiết trên là thống nhất trong nghĩa vụ chủ thể, không thiếu được sự cần thiết nào vì nó liên quan đến việc thực hiện khả năng tương ứng trong quyền chủ thể phía bên kia

Quyền và nghĩ vụ chủ thể bao giờ cũng là thể thống nhất. Quyền của bên này là nghĩa vụ tương ứng đối với bên kia và ngược lại. Đây là biểu hiện của mối liên hệ chặt chẽ giữa các bên tham gia pháp luật cụ thể.

c. Khách thể của pháp luật

· Khái niệm : Là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác mà chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia các QHPL.

· Đặc điểm : Đa dạng, tùy thuộc vào từng loại, quan hệ pháp luật khác nhau.

Khách thể của quan hệ pháp luật có thể là:

+ Lợi ích vật chất: tiền, vàng,..

+ Lợi ích phi vật chất: giá trị văn hóa nghệ thuật, sức khỏe, quyền tác giả,...

+ Những hoạt động xã hội: phục vụ hành khách đi tàu xe, vận chuyển hàng hóa, mít tinh, hội họp,...

Khách thể của QHPL là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa đối với việc phân tích sự vận động của quan hệ pháp luật; phản ánh lợi ích của chủ thể cho nên sự quan tâm ít hay nhiều của chủ thể đối với khách thể, là động lực thúc đẩy sự phát sinh, tồn tại hay chấm dứt quan hệ pháp luật; Lợi ích là cái thỏa mãn nhu cầu con người =>Điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, nhu cầu con người thay đổi theo.

ð Cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự báo trước sự xuất hiện của quan hệ xã hội và ban hành pháp luật.

>\Lw4{2

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro