Chuong 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Phân tích điều kiện ra đời "Sản xuất hàng hóa"

-Khái niệm: sản xuất hàng hóa là sự tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán

-Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa: gồm hai điều kiện

+Phân công lao động xã hội

· Phân công lao động xã hội là sự phân công lao động trong xã hội thành các ngành, nghề trong các lĩnh vực khác nhau

· Những người sản xuất chỉ có thể sản xuất một số loại sản phẩm nhất định, từ đó tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành các ngành, nghề khác nhau

· Phân công lao động xã hội là cơ sở và tiền đề của sản xuất hàng hóa

+Sự tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể sản xuất

· Sự tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể sản xuất xuất hiện khách quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu, làm cho những người sản xuất độc lập với nhau và có những tách biệt về lợi ích

· Sự tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho họ phải trao đổi với nhau bằng hình thức hàng hóa

· Sự tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể sản xuất là điều kiện đủ để sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại và phát triển

Câu 2: Phân tích "hai thuộc tính hàng hóa"

-Khái niệm: +Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán

+Hàng hóa tồn tại dưới hai dạng là vật thể và phi vật thể

-Hàng hóa gồm hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị

a.Giá trị của hàng hóa

+Để hiểu được giá trị của hàng hóa trước hết phải hiểu được giá trị trao đổi của hàng hóa

· Ví dụ: 10kg thóc đổi lấy 1m vải

· Ta thấy thóc và vải là hai hàng hóa về giá trị sử dụng là khác nhau về chất, nhưng chúng lại được trao đổi với nhau theo một tỉ lệ nào đó bởi chúng đều là sản phẩm của lao động, lao động kết tinh trong hàng hóa. Nên về bản chất trao đổi hàng hóa chính là trao đổi lao động ẩn chứa bên trong của hàng hóa ấy

+Giá trị là lao động xã hội của những người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy

+Đặc điểm:

· Giá trị của hàng hóa là phạm trù mang tính lịch sử

· Giá trị của hàng hóa thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau

· Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi

b.Giá trị sử dụng của hàng hóa

+Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể đáp ứng nhu cầu nào đó của con người, kể cả vật chất lẫn tinh thần, trong việc cá nhân sử dụng hay cho vào sản xuất

+Đặc điểm:

· Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn

· Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng

· Giá trị sử dụng mang mục đích thỏa mãn nhu cầu của người mua

· Nền sản xuất hàng hóa càng phát triển, khoa học- công nghệ càng hiện đại, càng giúp cho con người phát hiện thêm nhiều giá trị sử dụng của hàng hóa

Câu 3 và 4: Phân tích "tính hai mặt lao động sản xuất hàng hóa" / Vì sao hàng hóa có hai thuộc tính?

-Sản xuất hàng hóa là sự tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán

-Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính vì lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng, lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa

1.Lao động cụ thể

+Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể trong ngành nghề chuyên môn nhất định

+Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa

+Mỗi lao động cụ thể có mục đích, công cụ, đối tượng lao động, phương pháp lao động và kết quả riêng

+Mỗi lao động cụ thể sẽ tạo ra giá trị sử dụng khác nhau

+Phân công lao động càng phát triển, ngành nghề ngày càng đa dạng, phân công lao động xã hội ngày càng phong phú, giá trị sử dụng của hàng hóa ngày càng nhiều

2. Lao động trừu tượng

-Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa mà không kể đến hình thức cụ thể, đó là sự hao phí lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc

+Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa

+Giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó. Lao động trừu tượng là cơ sở so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau

• VD: Một cây bút máy có: - GTSD: dụng cụ dùng mực ghi trên bề mặt, thông thường bề mặt giấy.

- GT: 5000-10000 VNĐ

Câu 5: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

1.Năng suất lao động:

+Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm tạo ra được trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian hao phí để tạo ra được một đơn vị sản phẩm

+Năng suất lao động tăng thì thời gian hao phí lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm giảm. Do đó, năng suất lao động tăng thì lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm

+Nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động:

· Các điều kiện tự nhiên

· Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất

· Sự kết hợp của xã hội trong quá trình sản xuất

· Trình độ khéo léo trung bình của người lao động

· Sự phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ

2.Cường độ lao động

+Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất

+Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất. Xét riêng vai trò của cường độ lao động: tăng cường độ lao động sẽ tăng số lượng sản phẩm được tạo ra, tổng lượng giá trị của tất cả hàng hóa gộp lại sẽ tăng. Song thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để tạo ra một đơn vị hàng hóa sẽ không thay đổi

+Các nhân tố ảnh hưởng tới cường độ lao động: sức khỏe, thể chất, tâm lí, thành tạo tay nghề của người lao động; công tác tổ chức, kỉ luật lao động

3.Tính chất phức tạp của lao động

-Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành: lao động giản đơn và lao động phức tạp

+Lao động giản đơn: là lao động không đòi hỏi trải qua quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kĩ năng, nghiệp vụ mà vẫn có thể thao tác được

+Lao động phức tạp là lao động phải trải qua quá trình đào tạo về chuyên môn, kĩ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của nghề nghiệp chuyên môn nhất định

+Trong cùng một đơn vị thời gian lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động đơn giản. Lao động phức tạp chính là lao động giản đơn nhân bội lên

Vì sao phải tăng năng suất lao động?

Câu 6: Vị trí, nội dung, yêu cầu và tác động (vai trò, tác dụng), ý nghĩa của quy luật giá trị

-Vị trí: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị

-Nội dung và yêu cầu

+Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tiến hành dựa trên cơ sở mà hao phí lao động xã hội cần thiết

· Trong lĩnh vực sản xuất, người sản xuất hàng hóa muốn bán được hàng hóa trên thị trường, muốn được xã hội thừa nhận thì lượng giá trị của hàng hóa cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết

· Trong lĩnh vực trao đổi hàng hóa, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt

+Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được hoạt động của quy luật giá trị. Quy luật giá trị hoạt động và phát huy dựa trên sự vận động của giá cả xung quanh giá trị thị trường, dưới sự tác động của quy luật cung cầu

-Tác động: có 3 tác động

+Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

· Điều tiết sản xuất: Trong sản xuất, thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường, người sản xuất sẽ biết được tình hình cung cầu của hàng hóa đó, sẽ đưa ra được phương án sản xuất hợp lí. Nếu giá cả hàng hóa bằng, cao hơn giá trị thì việc sản xuất sẽ được tiếp tục, mở rộng. Tư liệu sản xuất, người lao động sẽ được tự phát chuyển dịch sang ngành đang có giá cả cao

· Điều tiết lưu thông: Trong lưu thông, quy luật giá trị sẽ điều tiết giá cả của hàng hóa từ nơi thấp đến nơi cao, từ cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu. Thông qua mệnh lệnh của giá cả trên thị trường, hàng hóa có giá cả thấp sẽ chạy đến nơi có giá cả cao, góp phần làm cho tình hình cung cầu cân bằng hơn giữa các vùng miền, điều tiết thu nhập, điều chỉnh sức mua trên thị trường

+Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất để tăng năng suất lao động

· Trên thị trường, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, người sản xuất ra hàng hóa phải có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Ngược lại người sản xuất ra hàng hóa có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội sẽ dẫn đến tình trạng thua lỗ, phá sản.

· Biện pháp: Cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới, phương pháp quản lí sản xuất mới.....Kết quả: lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động xã hội, giảm được chi phí sản xuất

· Trong lưu thông, để bán được hàng hóa đạt hiệu suất cao nhất, người sản xuất phải không ngừng tăng chất lượng quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng, phục vụ...Làm cho quá trình lưu thông hàng hóa đạt hiệu quả cao, nhanh chóng, thuận tiện và giảm được chi phí một cách tối đa nhất,

+Phân hóa người sản xuất thành người giàu và người nghèo một cách tự nhiên

Trong sản xuất cạnh tranh

· Những người sản xuất có nhạy bén với thị trường, trình độ năng lực tốt, sẽ tạo ra được hàng hóa có hao phí cá biết thấp hơn hao phí chung xã hội sẽ trở nên giàu có

· Những người trình độ hiểu biết hạn hẹp, ít kinh nghiệm sản xuất, thiếu hụt vốn, không biết áp dụng kh-cn vào tiến trình sản xuất sẽ tạo ra hàng hóa có hao phí cá biệt cao hơn hao phí chung xã hội dẫn tới thua lỗ, phá sản, phải đi làm thuê

Trong nền kinh tế thị trường thuần túy, đầu cơ, gian lận, chạy theo lợi ích cá nhân, khủng hoảng kinh tế... là những yếu tố có thể làm tăng thêm tiêu cực của sản xuất, kinh tế-xã hội

-Ý nghĩa (đối với người sản xuất): Quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lỗ thời, lạc hậu, thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất; vừa tiến hành lựa chọn, đánh giá những người sản xuất, đảm bảo sự bình đẳng giữa người sản xuất với nhau; vừa tác động tiêu cực lẫn tích vực. Các tác động này đều là khách quan diễn ra trên thị trường 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ktct