Chuong 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Phân tích tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.(Vì sao phải phát triển KTTT định hướng XHCN)

-Khái niệm: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là kinh tế vận hành theo quy luật của thị trường; đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh; có sự điều tiết của nhà nước do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. (Vận hành theo quy luật thị trường; Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, điều tiết của nhà nước và lãnh đạo bởi ĐCS Việt Nam)

-Tính tất yếu khách quan

+Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện nay.

· Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, trong đó cả yếu tố đầu vào, đầu ra của yếu tố sản xuất đều được thực hiện thông qua thị trường, tuân theo nguyên tắc và quy luật thị trường.

· KTHH phát triển và đến một thời điểm đủ các điều kiện cần thiết sẽ chuyển sang KTTT. Ở Việt Nam, ta đã có nền tảng KTHH từ thời phong kiến tới thời Pháp thuộc và kháng chiến chống Mĩ, hơn nữa ta sẵn có các điều kiện thúc đẩy KTTT như vị trí địa lí, thị trường lao động, tài nguyên...Do đó việc hình thành KTTT là tất yếu khách quan.

· Tại sao lại là KTTT định hướng XHCN nhưng không phải là KTTT khác? Kinh tế thị trường trong mỗi hình thái kinh tế xã hội cụ thể sẽ phải chịu chi phối các quan hệ sản xuất thống trị, nghĩa là nó phát triển theo định hướng của Nhà nước thống trị. Ở Việt Nam, chúng ta định hướng chủ nghĩa xã hội, lấy tiêu chí Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu hướng tới, đây đều là mục tiêu chung của các quốc gia trên thế giới nên KTTT định hướng XHCN là phù hợp với thời đại và đặc biệt nó phù hợp đặc điểm phát triển dân tộc (Bỏ qua TBCN tiến thẳng XHCN nên KTTT định hướng XHCN là hoàn toàn phù hợp)

+Do tính ưu việt của kinh tế thị trường trong thúc đẩy phát triển Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

· KTTT định hướng XHCN dưới quy luật cung-cầu, cạnh tranh sẽ giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả; thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và hiệu quả cao; phát triển theo hướng năng động, kích thích tiến bộ kĩ thuật-công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.

· KTTT để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh, có hiệu quả, thực hiện 5 mục tiêu xã hội chủ nghĩa

· Tuy nhiên, KTTT tiềm ẩn nguy cơ thất bại và khuyết tật của thị trường như độc quyền, ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng xã hội, mất môi trường sản xuất...nên cần có sự điều tiết kịp thời của nhà nước.

+) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn mih.

· Sự khác biệt của Việt Nam với các nước TBCN là nhà nước ta hình thành từ cuộc cách mạng tháng 8/1945 là cuộc cách mạng vô sản do nhân dân thực hiện, nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Còn nhà nước TBCN do giai cấp Tư sản thực hiện và đảm bảo quyền lợi cho giai cấp tư sản. Với đặc điểm nhà nước như vậy, chúng ta không thể chọn KTTT tư bản chủ nghĩa mà phải chọn KTTT định hướng XHCN mới phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

· KTTT sẽ còn tồn tại lâu dài ở Việt Nam là một tất yếu khách quan, là sự cần thiết cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Phát triển KTTT định hướng XHCN sẽ phá vỡ tính chất tự cấp tự túc, lạc hậu của nền kinh tế và chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn, hiện đại. Điều này phù hợp khát vọng nhân dân Việt Nam.

Câu 2: Mục tiêu nền KTTT định hướng XHCN ở VN

-Khái niệm: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là kinh tế vận hành theo quy luật của thị trường; đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh; có sự điều tiết của nhà nước do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. (Vận hành theo quy luật thị trường; Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, điều tiết của nhà nước và lãnh đạo bởi ĐCS Việt Nam)

-Hai mục tiêu chính:

+Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hướng tới phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

+Việt Nam đang ở chặng đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất còn yếu kém, lạc hậu nên việc quản lí của kinh tế thị trường là nhằm kích thích sản xuất, khuyến khích năng động sáng tạo của người lao động, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy CNH, HĐH, đảm bảo từng bước xây dựng thành công CNXH.

Câu 3: Nêu đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở VN (Phân tích đặc trưng 2 và 5)

-Năm đặc trưng:

+ Về mục tiêu: Phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN là để xây dựng QHSX phù hợp với LLSX, phát triển LLSX, xây dựng CSVC kĩ thuật CNXH, góp phần từng bước thực hiện "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"

+ Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế: Phát triển nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

+ Về quan hệ quản lý nền kinh tế: Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa

+ Về thu nhập phân phối: Thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế là chủ yếu.

+ Về quan hệ gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội: Nền KTTT định hướng XHCN gắn với công bằng xã hội, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa-xã hội.

-Phân tích đặc trưng về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế.

+ Sở hữu được hiểu là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả lao động tương ứng của quá trình sản xuất và tái sản xuất.

+ KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó KT nhà nước giữ vai trò chủ đạo, KT tư nhân là một động lực quan trọng.

+ Sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế sẽ tạo ra động lực cạnh tranh để hình thành một nền kinh tế thị trường năng động và phát triển.

+ KT nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo, hứng dẫn chỉ đạo, gắn bó hữu cơ với thành phần kinh tế khác

-Phân tích đặc trưng về quan hệ gắn giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội

+ Gắn tăng trưởng KT với công bằng xã hội là đặc trưng quan trọng phản ánh thuộc tính quan trọng mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền KTTT ở Việt Nam, bởi tiến bộ và công bằng xã hội vừa là điều kiện phát triển bền vững. vừa là mục tiêu thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN mà ta thực hiện.

+ Thực hiện công bằng XH ở Việt Nam không chỉ dựa vào chính sách, điều kiện thu nhập, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội mà phải tạo những điều kiện, tiền đề để người dân đều có cơ hội như nhau trong tiếp cận các dịch vụ xã hội như: giáo dục, y tế, việc làm,...để họ có thể tự lo liệu và cải thiện đời sống của bản thân, gia đình, đồng thời góp phần xây dựng đất nước.

+ Tăng trưởng KT và công bằng XH là hai mặt của một quá trình phát triển KT-XH, có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. TTKT tạo điều kiện vật chất để thực hiện công bằng XH. Không có tăng trưởng kinh tế thì không có của cải để thực hiện công bằng xã hội về phân phối, tăng thu nhập, cải thiện phúc lợi và xóa đói giảm nghèo và tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Ngược lại, công bằng xã hội vừa tạo động lực để phát triển kinh tế, vừa là mục tiêu thể hiện bản chất của chế độ XHCN mà ta thực hiện. Ví dụ, khi tiếp cận các nguồn lực sản xuất của các chủ thể sản xuất là công bằng thì tự nó tạo ra động lực để phát huy hiệu quả mọi nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, các nguồn lực được phân bổ không công bằng thì sẽ không có sự tăng trưởng kinh tế nào hết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ktct