tai lieu on thi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1 : Trình bày đặc điểm tư duy địa lí, trong dạy học địa lí làm thế nào để rèn luyện và phát triển tư duy cho HS?

    1, Đặc điểm tư duy địa lí

  - Tư duy gắn liền với lãnh thổ : trong DHĐL điều quan trọng nhất là làm rõ tính độc đáo của từng nơi(lãnh thổ) tính độc đáo của từng nơi thì phải chú ý đến sự khác biệt từ nơi này đến nơi khác về vị trí, địa hinh, khí hậu, thổ nhưỡng, dân cư, chính trị, kinh tế… từ đó rút ra những nét đặc trưng của mỗi nơi. GV cần hướng dẫn HS “ xét đoán” tại sao lại có sự khác nhau đó, không chỉ về ĐKTN mà cả về vận mệnh lịch sử , ĐK chính tri – xh, sự phát triển kt…để thấy đc nguyên nhân chi phối sự khác nhau từ nơi này đến nơi khác. Việc phân tích, lí giải phải gắn liền với những lãnh thổ nhất đinh.

   - quy mô mỗi lãnh thổ có các cấp độ lớn nhỏ khác nhau , mỗi lãnh thổ đều có những nét riêng về ĐKTN, TNTN, nguồn lực kt-xh, dân cư…chúng tác động lẫn nhau và ảnh hưởng đến xu thế phát triển kt của lãnh thổ đó. Cho nên khi giảng dạy về ĐLTN, đLKT-XH mà thoát khỏi lãnh thổ thì HS sẽ ko hiểu và ko ghi nhớ bền vững tính đặc trưng của mỗi lãnh thổ

     VD : ( tự lấy )

     chính vì vậy chúng ta cần nhận thức rõ giảng dạy ĐL gắn liền với lãnh thổ chính là gắn liền với các y/t tự nhiên và cả những đặc điểm về kt-xh của mỗi nơi.

    - Hầu hết chúng ta tư duy địa lí gắn liền với lãnh thổ 1 cách gián tiếp thông qua bản đồ . những tri thức ĐLTN, ĐLKT-XH của mỗi lãnh thổ đc khái quát hóa thành những kí hiệu, ước hiệu ghi trên bản đồ.dưới sự hướng dẫn của GV HS tự phân tích, tổng hợp so sánh mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí qua các kí hiệu trên bản đồ để rút ra kết lueaanjcho từng vấn đề và sự khác biệt giữa lãnh thổ này với lãnh thổ khác.

    Vậy phương pháp giảng dạy các phân môn của mon ĐL phải hướng tới vc rèn luyện và phát triển năng lực tư duy HS gắn với lãnh thổ là 1 yêu cần bắt buộc.

   - tư duy liên hệ tổng hợp ko giới hạn ở 1 yếu tố hay 1 ngành nào cả. điều này có nghĩa là khi giảng dạy các phân môn của bộ môn ĐL nếu ko xem xét các y/t ĐL ( TN VÀ kt-xh) trong thể tổng hợp của nó thì sẽ ko nhận thức đc bản chất của các lãnh thổ n/c , ko xác định đc những đặc trưng TN, KT-XH của 1 vùng, 1 miền , 1 nước, 1 kv.

    VD : tự lấy

   * Những mối liên hệ trong dạy học ĐL có thể là :

    - Mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên như :

  + Khí hậu phụ thuộc vào yếu tố vĩ độ, địa hình, gần biển hay lục địa

  + Thổ nhưỡng, thực vật phụ thuộc vào khí hậu và thạch quyển ở từng nơi.

-         MQH giữa các hiện tượng ktxh

   VD: vùng nông nghiệp xung quanh các thành phố lớn, các trung tâm CN thường hướng vào sx lương thực thực phẩm đáp ứng như cầu của TP.

    - MQH trong 1 ngành sx

    VD : Trong bản thân ngành nông nghiệp thì trồng trọt và chăn nuôi có mqh khăng khít

             Trong CN : công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ

    - MQH giữa các hiện tượng ĐL tự nhiên với ĐL kt-xh

      VD : miền núi trung du phia B có nhiều sông ngòi ,địa hình dốc=> tiềm năng về phát triển ngành thủy điện .

    2, Trong DH Đl làm thế nào để rèn luyện và phát triển tư duy cho HS

  - Hướng dẫn cho HS cách ghi nhớ đối tượng

  - Tạo đk để kích thích khả năng suy nghĩ của người học.

  - sử dụng linh hoạt và phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học với nhau ( đặc biệt là sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.

  - sử dụng các phương tiện DH với chức năng là nguồn tri thức.

  - thực hiện và tạo đk cho HS làm vc ở tất cả các bước giờ lên lớp

Câu 2: Kiến thức cơ bản là gì? TS phải xác định được các KTCB trong mỗi bài dạy học địa lí?

- KTCB là những kiến thức chỉ ra bản chất của SV,HT ĐL (TN và KTXH). Trong dạy học ĐL nói cụ thể hơn KTCB là các kiến thức lí thuyết bao gồm các khái niệm, các mqh nhân quả, các thuyết và các quy luật ĐL.

- Các KTCB trong giảng dạy ĐL có những đặc điểm cơ bản sau:

+ thể hiện đượ đối tượng nghiên cứu của khoa học ĐL: khoa học ĐL là 1 khoa học có tính chất  tổng hợp. Đối tượng củ nó là những thể tổng hợp tự nhiên và thể tổng hợp LTSX. Mqh trong ĐL là tổng hợp các mqh giữa TN-TN, TN-XH và XH-XH…Việc xác định mqh giữa các hiện tượng là vấn đề quan trọng nhất trong địa li cũng như trong phương pháp giảng dạy ĐL.

+ KTC được thể hiện bằng những khái niêm và hệ thống khái niệm cơ bản của nội dung chương trình SGK ở các lớp, cấp học trong giáo trình. Kahis niệm chính là sự phản ánh các thuộc tính bản chất và những mlh của các SVHT ĐL tồn tại 1 cách khách quan. Nếu không nắm được các khái niệm thì không thể nào nắm được 1 cách sâu sắc hệ thống kiến thức của KH ĐL.

Các KN ĐL nói chung và ĐLTN, ĐL KTXH nói riêng rất đa dạng, phức tạp, khi tiến hành xác định hệ thống KN đều tuân theo 1 số ng.tắc sau:

. Hệ thống khái niệm đc xác định phải phản ánh đc hệ thống các KTCB của chương trình bộ môn.

. Hệ thống khái niệm phải đảm bảo đc tính khoa học và vừa sức.

. Xác lập đc 1 cách hợp lí những kiến thức- thông tin cụ thể và các kiến thức lí thuyết.

Để xác định và xây dwungj đc 1 hệ thống khái niệm trên trc hết phải tiến hành phân cấp các khái niệm.

Việc xác định hệ thống khái niệm ở 1 bài, 1 chương hay toàn bộ chương trình, ta có thể thấy rằng mỗi hệ thống khái niệm cấp cao có hàng loạt các khái niệm tổ thành cấp thấp hơn ( khái niệm phụ thuộc cấp 1).

Các khái niệm này đều lần lượt chúng lại có những khái niệm tổ thành cấp thấp hơn nữa (Khái niệm phụ thuộc cấp 2,3,4…)

Khái niệm gốcó cấp 1

Khái niệm chung, kn riêng đc làm roc bởi Kn cấp 2,3.

+ các kn cơ bản phải gắn với 1 ko gian lãnh thổ nhất định để hs thấy đc sự khác nhau giữa các SVHT.

+ Ngoài ra những kiến thức cơ bản là những kiến thức hiện đại, cập nhật, điều đó thể hiện ở chỗ các kiến thức ĐL nhất là kiến thưc ĐL KTXH luôn luôn biến đổi không ngừng vì vậy gv cần thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất.

- Tại sao phải xác định đc các KTCB trong mỗi bài DHĐL:

+ để đảm bảo lượng kiến thức và thời gian

+ đảm bảo đc chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ giáo dục quy định.

+ KTCB là 1 tiêu chuẩn đánh giá giờ giảng của GV

Câu 3: Khái niệm ĐL là gì? TS trong DHĐL việc hình thành cho hs KNĐL có ý nghĩa hết sức quan trọng?

* KNĐL là những thuộc tính về bản chất bên trong của SVHT ĐL. Nó chính là kết quả của tư duy trừu tượng (sau khi đã tiến hành các thao tác tư duy) là đơn vị cơ sở của tri thức ĐL.

- KNĐL đc phân biệt ra 3 nhóm:

+ KNĐL chung là những kn đc hình thành để chỉ ko phải những SVHTĐL đơn nhất mà toàn bộ 1 loạt các SVHTĐL cùng loại có những thuộc tính giống nhau như sông, núi, biển… các KNĐL chung đc hình thành và sử dụng trong phân môn ĐLĐC và trong môn ĐL bộ phận như : khí hậu, thủy văn, địa mạo, địa chất…

-+ KNĐL riêng là những kn chỉ các SVHTĐL đơn nhất, cụ thể. Mỗi KNĐL riêng chỉ liên quan đến 1 đối tượng và phản ánh tính độc đáo cảu nó. VD: sông Hồng, thành phố Hà Nội…

Mỗi  KNĐL riêng thường liên quan đến 1 địa danh nhất định. Các KNĐL riêng đều có quan hệ chặt chẽ với các KNĐL chung, do những KNĐL rieng ngoài những tính chất độc đáo cảu chúng, cũng có những thuộc tính chung của các đối tượng cùng loại. VD: tp HCM

Ngc lại, những KNĐL chung khi cụ thể hóa thêm với các tính chất độc đáo về tên gọi về vị trí của đối tượng sẽ trở thành các KN riêng.

KN riêng đc nói đến nhiều nhất trong các phân môn ĐL khu vực như: ĐL châu âu, ĐL VN.

+ Các KNĐL tập hợp là những KNĐL trung gian giữa các kn địa lí chung là KNĐL riêng.

VD: “sông”- là KNDL chung, “Sông Hồng”- KNĐL riêng

          “Sông châu á, châu âu:- KNĐL tập hợp

Nhóm KNĐL này đc dùng nhiều trong các phần ĐL khu vựa, trong các tài liệu về phân vùng ĐL

* Tại sao trong dạy học Đl việc hình thành cho hs các KNĐL có ý nghiac hết sức quan trọng.

 Người ta nói KN là xương sống trong mỗi bài học DL. Mỗi bài học đc hình thành nên từ 1 hệ thống các khái niệm. Trong đó mỗi 1 bài học đều có 1 kn chính- đó chính là các khái niệm cấp 1.

Để làm rõ cho khái niệm cấp 1 thì có kn cấp 2

Để làm rõ hơn cho kn cấp 2 thì có kn cấp 3

Tương tự như vậy các kn cấp sau làm rõ cho kn cấp trc’ hình thành nên 1 hệ thống KNĐL. Mà mỗi KNĐL là những dấu hiệu bản chất, những thuộc tính bên trong của SVHT ĐL. Chính vì vậy từ những thuộc tính, bản chất cảu đối tượng đó giúp cho ng học phân biệt đc sự khác biệt giữa các SVHT này với các SVHT khác.

Nhiệm vụ chính trong DHĐL là giúp cho ng học hiểu đc bản chất của SVHT ĐL, do vậy ng ta ko chỉ nghiên cứu đối tượng đó là cái gì? ở đâu? Mà còn phải hiểu đc nó ntn?

=> Như vậy việc hình thành các KNĐL cho hs có vai trò hết sức quan trọng trong mỗi giờ dạy ĐL.

Câu 4: Phân tích các mối quan hệ trong dạy học địa lý. Tại sao các quan hệ nhân quả chiếm vị trí quan trọng trong mỗi bài học địa lý?

 * Các mối quan hệ trong DHĐL bao gồm:

 - mối quan hệ giữa các hiên tượng thuộc ĐLTN: như khí hậu phụ thuộc vào yếu tố vĩ độ và địa hình , gần biển hay lục địa : thổ nhưỡng, thực vật phụ thuộc vào khí hậu và hệ thạch quyển…

 - mối quan hệ giữa các hiện tượng thuộc ĐLKTXH: như ngành công nghiệp nạng muốn phát triển cần phải chú ý đến nguyên nhiên liệu, thị trường, gtvt, lao đông,… ngành nông nghiệp xung quanh thành phố lớn thường tập trung hướng vào sản xuất củ quả, chăn nuôi,…

 - mối quan hệ trong sản xuất:  như trong công nghiệp có mối quan hệ khăng khít giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, trong ngành NN có mối quan hệ giữa trồng và chăn nuôi.

 - mối quan hệ giữa các hiện tượng ĐLTN và hiện tượng ĐLKTXH: như ở TDMNPB có nhiều sông ngòi, có nguồn thủy năng lớn, có khả năng phát triển thủy điện.

 - mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng có mối quan hệ 2 chiều

  + mối quan hệ 2 chiều : là giữa các sự vật hiện tượng có mối quan hệ qua lại với nhau. Như trong ngành trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, ngược lại ngành chăn nuôi cung cấp phân bón và sức kéo cho trồng trọt.

  + mối quan hệ 1 chiều : ( mối quan hệ nhân quả) 1 bên nguyên nhân- 1 bên là kết quả

   * mối quan hệ nhân quả đơn giản : 1 nguyên nhân sinh ra 1 kết quả

     VD : mưa lớn gây ra ngập lụt ở hạ lưu các con sông thuộc khu vực đồng bằng.

  * mối quan hệ nhận quả phức tạp : 1 nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả

   VD : sự gia tăng nhanh về dân số gây khó khăn trong việc giải quyết việc làn, nhà ở , y tế, giáo dục, …

    Hoặc nhiều nguyên nhân gây ra 1 kết quả : mưa lớn, dịa hình dốc, đất trống gây nên hiện tượng sạt lở đất ở khu vực miền núi.

  * mối quan hệ nhân quả trực tiếp : nguyên nhân trực tiếp gây ra kết quả .

    VD: địa hình dốc gây khó khăn cho việc xây dựng hệ thống giao đường sắt.

  * mối quan hệ nhân quả gián tiếp : nguyên nhân gián tiếp gây ra kết quả.

    VD: dân số đông "thất nghiệp "tệ nạn " môi trường

* mối quan hệ chiếm vị trí quan trọng trong mỗi bài học địa lý.

 - bởi vì , khi nêu ra 1 hiện tượng địa lý ( cả hiện tượng tự nhiên lẫn hiện tượng KTXH ) ta phải lý giả được nguyên nhân gây ra hiện tượng đó. Bởi vì , các sự vật hiện tượng xảy ra đều có nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó. Do đó trong 1 bài dạy địa lý, biết được mối quan hệ nhận quả của các SVHT giúp HS hiểu được bản chất vấn đề, rèn luyện kĩ năng tư duy , suy luận, từng bước hiểu được những mối liên hệ phức tạp của SVHT ĐLTN cũng như ĐLKTXH và các quá trình sản xuất trên lãnh thổ nhất định.

 VD: nguyên nhân dẫn đến sự phân bố CN không đều theo lãnh thổ của TQ là.

-                      miền đông mật độ các trung tâm công nghiệp lớn là do đại hình đồng bằng thuận lợi cho dân cư tập trung đông đúc, tổ chức các hoạt động s/x , giáp với biển đông giàu tiềm năng.

-                      Miền tây : CN thưa thớt, do địa hình hiểm trở, khó khăn cho GTVT- TTLL, không thuận lợi cho dân cư sinh sống.

Câu 5: Phân tích ệ thống các kiến thức ĐLTN trong chương trình địa lý ở trường PT, nêu những đặc điểm cơ bản của hệ thống kiến thức đó.

 * hệ thống các kiến thức ĐLTN trong chương trình địa lý ở trường PT bao gồm chương trình địa lý từ lớp 6 đến lớp 12 , trong mỗi cấp, mỗi chương, bài đều đề cập đến hệ thống kiến thức ĐLTN . cụ thể

  - lớp 6: + vị trí, kích thước, hình dạng của trái đất.

               + nghiên cứu về các thành phần tự nhiên của TĐ như: thạch quyển. khí quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, thủy quyển.

-                      lớp 7: + các môi trường địa lý : môi trường đới nóng, đới ôn hòa, hoang mạc. đới lạnh và vùng núi.

                 + thiên nhiên và con người ở châu lục: C.Mĩ, C.Âu, C.Nam Cực, C.Phi, C.Đại dương.

 - lớp 8: + ĐLTN Châu á: VTĐL, KH, ĐH, SN và cảnh quan châu á

              + ĐLTN 1 số khu vực ở châu á: Tây á, Đông á, ĐNA, TNA.

              + ĐLTN VN : - VTĐL, giới hạn lãnh thổ, lịch sử phát triển tự nhiên, KH, ĐH, SN , SV của VN

                                      - đặc điểm tự nhiên của các miền tự nhiện VN : BB, BTB,NTB, NB.

 - lớp 9: + phân tích về điều kiện tự nhiên của VN

             + phân tích các nhân tố ảnh hưởng của tự nhiên đối với các ngành

             + nghiên cứu về các vùng kinh tế có mục phân tích về VTĐL, lãnh thổ, ĐKTN và TNTN đến sự phát triển của vùng.

             + nghiên cứu về các ngành kinh tế có mục phân tích về nguồn lực phát triển như VTĐL, ĐKTN, TNTN

-                      lớp 10: + phần 1 : nghiên cứu về ĐLTN ĐC : bản đồ , vũ trụ, TĐ , các quyển địa lý, các quy luật địa lý.

            + phần 2: nghiên cứu về ĐLKTXH đều có mục nghiên cứu về ảnh hường của các nhân tố tự nhiên đến sự phát triển kinh tế và các ngành.

-                      lớp 11 : + phần A : kết quả về nền KTXH TG có nghiên cứu về môi trường , 1 số vấn đề tự nhiên của châu lục và khu vực.

                     + phần B :- ĐL khu vực và quốc gia : nghiên cứu về quốc gia như HK, LB Nga, TQ, NB và 1 số khu vực liên minh châu âu EU, ĐNA.  Đều có 1 phần nghiên cứu về tự nhiên: VTĐL và lịch sử lãnh thổ, đặc điểm chung của tự nhiên VN

                              - phần ĐLKTXH : các ngành kinh tế, các vùng kinh tế đều có phần nghiên cứu về tụ nhiện.

 * đặc điểm cơ bản của hệ thống kiến thức ĐLTN ở trường PT.

 - hệ thống kiến thức được thiết kế theo kiểu đồng tâm, kiến thức từ thấp đến cao , từ đơn giản đến phức tạp, từ đại cương đến cụ thể, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh ở từng lứa tuổi, từng cấp học, lớp học.

  + ở lớp dưới chỉ ở mức đơn giản là hình thành khái niệm, tức là người học chỉ dừng lại ở mực độ hiểu, vận dụng.

  + ở lớp trên : mức độ , yêu cầu về kiến thức cao hơn đó là nguoi học phải phân tích, đánh giá được ĐKTN , hiểu được bản chất của SVHT.

 Ví dụ: ở lớp 6 : HS chỉ càn nắm được vị trí, hình dạng, kích thước của TĐ

            ở lớp 10 : HS  tìm hiểu sâu về hệ quả chuyển động cuả TĐ , caaud trúc của TĐ.

 Hệ thống kiến thức có sự kế thừa từ lớp sau có sự kế thừa tiếp nối của kiến thức lớp trước. nắm vững kiến thức cơ bản ở lớp trước là tiền đề để HS hiểu rõ được bản chất kiến thức ở các lớp sau.

 Câu 6 : theeo anh ( chị) , khi giảng dạy ĐLTN trong trường PT cần chú ý đến vấn đề gì ?

- do đặc trưng về nội dung và phương pháp dạy học của môn ĐLTN nên trong quá trình dạy học , GV cần lưu ý hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ các phương tiện dạy học ( các nguồn thông tin ) địa lý khác nhau như quả địa cầu, tranh ảnh địa lý, bảng số liệu, SGK … giúp HS nắm được kiến thức, có được phương pháp học tập và rèn luyện năng lực hoạt động.

- tuy nhiên ở mỗi cấp học , lớp học trình độ nhận thức tiếp thu của HS khác nhau, theo đó thì yêu cầu về việc mức độ kiến thức cũng khác nhau. Do đó khi giảng dạy ĐLTN ở trường PT , GV cần lưu ý.

 + và mức độ kiến thức ĐLTN ở THCS ở mức thấp, do đó phải chú ý đến kĩ năng giảng dạy là hình thành biểu tượng địa lý bằng 2 con đường là trực tiếp quan sát đối tượng thực tế hoặc gián tiếp qua tranh ảnh, bản đồ , mô tả, từ biểu đồ thông qua hoạt động tư duy phân tích , tổng hợp, so sánh, đối chiếu,… để tìm dấu hiệu bane chất từ đó hình thành khái niệm.

Ví dụ: khi dạy về TĐ GV lấy quả địa cầu ra cho HS quan sát.

+ kiến thức ĐLTN ở THPT ở mức cao hơn, kế thừa kiến thức THCS , GV để học sinh tái hiện kiến thức cũ và tiếp nhận kiến thức mới , để từ đó phân tích đánh giá  SVHT, hiểu bản chất vấn đề.

-                      trong khi giảng dạy ĐLTN ở trường PT , để tránh việc sử dụng các phương pháp mang tính nhồi nhét kiến thức , GV cần sử dụng phương pháp dạy học hiện có theo cách mới, cách dạy học mới , đồng thời phối hợp với các phương pháp dạy học khác và sử dụng các phương tiện dạy học 1 cách sáng tạo và linh hoạt.

-                      - trong giảng dạy đị lý , việc phát hiện những mói liên hệ nhận quả là có ý nghĩa quan trọng nhất , do đó GV phải chú ý dạy về các mối quan hệ nhận quả tức là 1 hiện tượng nêu ra phải lý giải được nguyên nhân của hiện tượng đó , để giảng về các mối liên hệ, GV có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau.

-                       Ví dụ : GV có thể sử dụng sơ đồ thiết kế mối quan hệ nhận quả

Cach 1: sau khi trình bày xong nội dung mối quan hệ nhân quả , GV đưa ra sơ đồ nhằm hệ thống hóa kiến thức.

Cách 2: sử dụng sơ đồ để trình bày nội dung mối quan hệ nhân quả hoặc GV có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau như phương pháo giảng giải, đàm thoại.

-         trong quá trình dạy học , GV cũng cần dạy học sinh biết thiết lập các mối quan hệ nhân quả dạy cho học sinh kĩ năng phân biệt đâu là nguyên nhân , đâu là kết quả, hoặc có nguyên nhân tự đi tìm kết quả, có kết quả tự đi tìm nguyên nhân để từ đó thiết lập ra mối quan hệ nhân quả.

Câu 7. Phân tíchhệ thống kiến thức KTXH trong chương trình địa lí ở phổ thông. Nêu đặc điểm cơ bản của hệ thống kiến thức đó ?

- Chương trình lớp 6 : chủ yếu về tự nhiên

       Kiến thức về kt-xh chủ yếu là đánh giá đk tn đến sự pt kt

- Chương trình lớp 7 :

+ Phần 1: Thành phần nhân văn của môi trường. nghiên cứu về:

-         Dân số

-         Phân bố dân cư – các chủng tộc trên thế giới

-         Quần cư . đô thị hóa.

+ Phần 2. Nghiên cứu về môi trường đl. Trong đó có phần nghiên cứu về hoạt động của con người ở môi trường đó.

Ví dụ: hoạt động của con người ở đới nóng, đới lạnh, đới hoang mạc…

+ Phần 3. Thiên nhiên và con người ở các châu lục. trong đó có 1 phần nghiên cứu về con người ,dân cư xã hội, kinh tế của châu phi, châu mĩ, châu Nam Cực, châu đại dương, châu âu.

- Chương trình lớp 8.

+ Phần 1. Nghiên cứu thiên nhiên,con người châu Á. Nghiên cứu về dân cư, xh, tình hình pt kt của châu á, khu vực nam á , đông á, tây nam á, đông nam á ,lào campuchia.

+ Phần 2.Địa lí Việt Nam : - Con người Việt Nam.

                                         - Đánh giá các đk tn của các miền.

- Chương trình lớp 9.

+ Địa lí dân cư: - Dân số , gia tăng dân số.

                          - Phân bố dân cư

                          - Lao động , việc làm.

+ Địa lí kinh tế: - Sự phát triển kt Việt Nam.

                          - Các nhân tố kt-xh ảnh hưởng đến sự pt các ngành kt.

+ Sự phân hóa lãnh thổ trong các vùng kt có 1 phần nghiên cứu về đặc điểm dân cư xh,tình hình pt kt, các trung tâm kt ở mỗi vùng.

- Chương trình lớp 10.

+ Phần 1. Địa lí Tự Nhiên.

-         Bản đồ.

-         Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của trái đất.

-         Cấu trúc của trái đất. các quyển của lớp vỏ địa lí.

-         Một số quy luật của lớp vỏ địa lí.

+ Phần 2.Địa Lí kinh tế - xã hội.

-         Địa lí dân cư.

-         Cơ cấu Kinh tế.

-         Địa lí các ngành kt.

+ Địa lí nông nghiệp.

+ Địal lí Công nghiệp.

+ Địa lí dịch vụ.

       - Môi trường và sự phát triển bền vững.

- Chương trình lớp 11.

+ Một số vấn đề của châu phi, Mĩ la tinh,Khu vực tây nam á và trung á.

-         Một số vấn đề về dân cư và xh

-         Một số vấn đề về kinh tế.

+ Địa lí khu vực và quốc gia: Hoa kì, EU,LBN, Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á, Ôxtraylia

-         Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và xh.

-         Tiết 2. Kinh tế.

- Chương trình lớp 12.

       + Phần 1.Tự nhiên

       + Phần 2. Địa lí dân cư.

       + Địa lí Kinh tế.

-         Địa lí các ngành kt.

-         Địa lí các vùng kt.

* Nhận xét: Từ hệ thống kiến thức trên ta thấy kiến thức về đl kt-xh xuyên suốt toàn bộ chương trình từ lớp 6 đến lớp 12. Hệ thống kiến thức cũng đc sắp xếp theo hệ thống từ thấp lên cao.

       Càng về cấp học sau lượng kiến thức về kt-xh tăng dần, địa lí tn chỉ là nền tảng cho kt-xh.

       Chương trình chung chú trọng đến vấn đề rèn luyện kĩ năng phân tích các số liệu, rút ra nhận xét và tập trình bày những nhận định về kt-xh về các quốc gia, khu vực.

Câu 8. Theo anh (chị) Khi giảng dạy địa lí KT-XH trong trường pt cần chú ý đến vấn đề gì ?

-               ĐL KT-XH là sự phản ánh trong tư duy những sự vật hiện tượng ĐL KT-XH đã đc trừu tượng hóa, khái quát hóa vào các dấu hiệu bản chất sau khi đã tiến hành các thao tác tư duy. Các khái niệm Đl là tư duy trừu tượng, các khái niệm đl kt-xh có tính ko gian hoặc có liên quan đến sự phân bố ko gian. Do đó GV phải chú ý tới vc hình thành khái niệm cho hs, hướng dẫn hs tới vc hình thành bản chất của đối tượng , hiểu đc tính chất và mối quan hệ của các sự vật hiện tượng ĐL kt-xh. Khi hướng dẫn hs hình thành khái niệm GV chú ý tới vc hình thành cả khái niệm ĐL kt-xh chung và đl kt-xh riêng và khái niệm Đl kt-xh tập hợp. bởi vì cả 3 loại k/n này cùng với các quy luật đl liên kết với nhau phản ánh những đặc điểm co bản , những tính chất và mqh của các sự vật hiện tượng đl kt-xh đã và đang dieemnx ra.

-               Trong giảng dạy đl kt-xh ở trường pt cần chú ý tới mối liên hệ nhân quả: việc chỉ ra các nguyên nhân hình thành đối với các sự vật hiện tượng tự nhiên và kt-xh là 1 trong những nhiệm vụ trong hđ dạy học đl.

Trong giảng dạy đl kt-xh mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ chủ yếu.Còn có nhiều cách để phân loại mối liên hệ nhân quả.

       + Dựa vào tính chất: - mqh nhân quả đơn giản.

                                       - mqh nhân quả phức tạp.

       + Dựa vào nội dung: - Mqh nhân quả trực tiếp.

                                       - Mqh nhân quả gián tiếp.

+ Dựa vào nội dung: -  TN với TN.

                                         - TN với KTXH.

                                         - XH với XH.

                                         - TN với XH.

                                         - XH với KT.

Qua đó dạy hs cách thiết lập các mối liên hệ , định hướng cho hs mục đích, tìm nguyên nhân, GV có thể nêu câu hỏi hoặc đặt vấn đề để hs tìm ra câu trả lời hay giải quyết vấn đề.

- GV cần chú đến việc hình thành các mẫu nhận thức khi dạy về đl của quốc gia hoặc 1 ngành. Giúp hs có thể ghi nhớ đối tượng theo 1 mẫu nhận thức.

VD: Khi nghiên cứu về đl quốc gia , giáo viên giúp hs lập ra 1 mẫu nhận thức : + N/C về vtđl và lãnh thổ.

       + ĐL TN : địa hình, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.

       + Dân cư – xã hội: - Dân cư: quy mô, cơ cấu , phân bố.

                                    - xã hội: văn hóa, giáo dục, lao động.

       + Kinh tế : - Khái quát chung.

                         - Các ngành kt: CN, N2 , DV

                         - Các vùng kt.

Khi n/c về Địa lí các ngành .

-         Vai trò , đặc điểm ( với kt nói chung, các ngành kt khác, đời sống nhân dân)

-         Các nhân tố ảnh hưởng tới sự pt và phân bố: TN và KT- XH.

-         Cơ cấu ngành .

- Trong chương trình Đl kt-xh có chương trình tìm hiểu về địa lí địa phương, GV cần hướng dẫn hs cách suy luận, liên hệ, so sánh kiến thức đã học với đặc điểm ngay tại địa phương minh sinh sống. phương pháp thực địa quan sát sẽ mang lại hiệu quả cao nhất

Câu 9. Phân tích vai trò cua kiểm tra, đánh giá trong dạy học đl. Qua thực tế giảng dạy, anh (chị) có nhận xét gì về thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học hiện nay, hãy đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của kiểm tra, đánh giá.

* Vai trò của kiểm tra, đánh giá trong DHĐL:

Kiểm tra, đánh giá là 1 vấn đề khó và phức tạp, nhằm làm rõ tình hình lĩnh hội tri thức, mức độ thành thạo về kĩ năng và trình độ pt tư duy của hs trong qt học tập.

Kiểm tra, đánh giá  có vai trò quan trọng trong DHĐL đối với cả hs ,gv và các nhà quản lí.

- Đối với hs:

       + Qua kt-đg hs tự kiểm tra và đánh giá việc học tập của chính mình để nâng cao kiến thức, pt tư duy cũng như trình độ vận dụng thành thạo các kĩ năng cơ bản của môn đl.

       + KT-ĐG giúp hs biết tự kiểm tra,đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau.

       + KT-ĐG góp phần hình thành ở hs những thói quen trong học tập như : biết cách nắm kiến thức, biết phương pháp nhận thức nội dung khoa học của môn đl, biết cách trình bày kiến thức và biết vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu những kiến thức mới và tham gia vào các hoạt động thực tiễn ngoài xh.

       + KT-ĐG góp phần xây dựng phong cách học tập của hs

VD: Nêu yêu cầu của việc kiểm tra chỉ nhằm vào việc kiểm tra trí nhớ -> hs phải học thuộc lòng.

- Đối với GV:

       + Qua kt-đg giúp giáo viên có thể tự đánh giá việc giảng dạy của mình .gv sẽ thấy đc những thành công và những vấn đề cần phải rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy của mình, từ đó định ra những biện pháp sư phạm thích hợp nâng cao chất lượng dạy học.

       + Qua kt-đg gv hiểu rõ và cụ thể việc học tập của hs nhằm phát hiện mức độ nắm kiến thức ,kĩ năng và trình độ pt tư duy của hs để kịp thời có những thay đổi trong nội dung và phương pháp giảng dạy.

- Đối với nhà quản lí :

       Có những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học của 1 đơn vị giáo dục để từ đó có những kế hoạch vè điều chỉnh phù hợp với thực trạng giáo dục.

* Thực trạng:

- Thứ nhất về phần nội dung kiểm tra nặng về yêu cầu tái hiện kiến thức cộng với việc gv coi thi kiểm tra chưa nghiêm túc nên hs còn chép tài liệu nhiều. ngoài ra 1 số đề quá dễ hoặc quá khó ko phù hợp với trình độ và khả năng của hs, ko phù hợp với sự phân bố thời gian nên hs bị ức chế.

- Thứ 2 về phía gv, ko ít gv còn coi khâu kiểm tra đánh giá và một khâu phụ chỉ nhằm mục đích lấy điểm cho đủ con số. có những gv dạy nhiều lớp nhưng chỉ sử dụng 1 đề chung nên lớp kiểm sau đã biết đề trước, dẫn đến những tiêu cực trong kiểm tra.

       Ngoài ra 1 số gv còn qua loa, sơ sài trong khâu chấm bài, cho điểm nhiều khi ko chính xác, còn 1 số hs khá giỏi cố gắng nhưng ko đc điểm khuyến khích, hs yếu kém ko ddc uốn nắn kịp thời, có trường hợp hs chép tài liệu nhưng vẫn đc điểm cao. Kết quả kiểm tra nhiều khi ko phản ánh đc chất lượng học tập, ko mạnh dạn cho điểm thấp hoặc điểm cao.Nhiều gv ít kiểm tra bài cũ, có 1 số gv lại hỏi bài cũ quá nhiều. 1 số gv làm dụng phương pháp trắc nghiệm, coi trắc nghiệm là1  bước đột phá trong kiểm tra.

* Biện pháp

- Đối với gv : việc ra đề, tổ chức kiểm tra chấm bài đòi hỏi sự công phu, nghiêm túc, niềm say mê, tinh thần vì hs. Gv cần nắm cụ thể thực tế chất lượng học tập của các lớp mình phụ trách. Từ đó có những tác động hợp lí, khuyến khích những hs khá giỏi và kèm cặp chỉ bảo thêm hs yếu kém. Các đề kiểm tra cần dung hòa dưới yêu cầu tái hiện và sáng tạo với nguyên tắc tái hiện là cơ sở, sáng tạo là mục đích,nêu ra đề theo hướng mở để hs có thể trình bày dưới dạng phân tích tổng hợp.

- Về kiến thức ra đề : có thể phối hợp giữa trắc nghiệm và tự luận trong đó tự luận giữ vai trò chủ yếu,trắc nghiệm đóng vai trò hỗ trợ.

- Về chấm bài và trả bài : Gv nên dành 1 thời gian thích hợp cho việc chấm bài và trả lời, gv nên tỏ thái độ nghiêm khắc đối với những hs quay cóp, gian lận, sau khi trả bài cho phép hs đc phản ánh trao đổi về kết quả bài làm của mình.

Gv ko nên bỏ qua khâu kiểm tra bài cũ song cũng nên tiến hành 1 cách nhẹ nhàng cởi mở, tránh căng thẳng khiến hs bị ức chế.

Nếu khâu kt-đg đc tiến hành nghiêm túc, đúng đắn cộng với việc nâng cao hiệu quả của bài dạy trên lớp sẽ có tác dụng tích cực mạnh mẽ tới tinh thần, thái độ học tập của hs làm cho các em thêm yêu môn đl , yêu tn, đất nc và con người ,có ý thức bảo vệ môi trường

Câu 10. Khi thiết kế 1 bài giảng đl ở trường pt cần đảm bảo những yêu cầu gì ? cho ví dụ minh họa ?

1. Khâu chuẩn bị cho việc thiết kế bài giảng.

- Trên cơ sở kế hoạch giảng dạy cả năm, kế hoạch giảng dạy học kì, từng phần,từng chương xđ loại bài và vị trí của bài trong chương trình để có nội dung và phương pháp phù hợp.

- Xđ rõ mục tiêu của bài học, kiến thưc, kĩ năng, pt tư duy. Đây là công việc khó và phức tạp quyết định hiệu quả của các công việc tiếp theo khi thiết kế bài giảng.

       Cụ thể :

- Xđ mục đích , yêu cầu của bài học (dựa vào sgk và sách hướng dẫn gv) là bước đầu tiên và hết sức quan trọng vì mỗi bài học là 1 khâu của nôi dung dạy học. xđ đc mục đích yêu cầu của từng bài 1 cách chính xác thì mới thực hiện tốt đc mục đích yêu cầu của mỗi chương và của toàn bộ chương trình của 1 lớp.

Mục đích yêu cầu của bài học bao gồm 3 mặt : Kiến thức, kĩ năng và nhận thức

Ví dụ:

- Xđ nội dung của bài: căn cứ vào bài viết trong sgk đl , Gv xđ trọng tâm của bài, phân tích những kiến thức nào là cơ bản cần cho hs nắm vững trên lớp, những nội dung nào có thể hướng dẫn cho hs tự nghiên cứu ở nhà.

Tiếp theo là thu thập những tài liệu cần thiết đủ để làm cho hs nắm bắt đc phần kiến thức cơ bản, trọng tâm ko nên tham lam làm ảnh hưởng đến kết quả lĩnh hội tri thức của hs.

- Lựa chọn hình thức và các phương pháp dạy học :

Gv cần lựa chọn hình thức phù hợp và phương pháp dạy học thích hợp nhất để làm cho hs lĩnh hội đc kiến thức 1 cách sâu sắc và vững chắc.

Gv phải hình dung trước toàn bộ các tình huống diễn ra trên lớp, trong quá trình dạy học , trong mqh tương tác giữa thầy và trò, kèm theo đó là việc xđ những đồ dùng dạy học tương ứng.

Do đó trong giáo án của mình gv cần ghi rõ ràng những đồ dùng dạy học cần thiết, đồ dùng nào đc sử dụng, dùng vào lúc nào và như thế nào.

Ngoài ra tương ứng với các bước trên lớp,cần chuẩn bị trước thời gian tiến hành .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro