II1. Tây Tiến - Quang Dũng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. NHỚ

1. Chép thơ

2. Chú thích:

3. Tác giả

Tên tuổi, quê quán: Quang Dũng (1921-1988), tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở Đan Phượng, Hà Tây (nay Hà Nội).

Cuộc đời: QD sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Trước CMT8, ông là thầy giáo dạy học. Sau CMT8, Quang Dũng tham gia quân đội. Từ sau năm 1954, ông là biên tập viên Nhà xuất bản Văn học.

Phong cách: QD là một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa - đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

Sự nghiệp: QD là nghệ sĩ đa tài, vẽ tranh, làm thơ, soạn nhạc , viết văn ông đều để lại dấu ấn. Ông có mấy tác phẩm chính như: "Mây đầu ô", "Thơ văn Quang Dũng". Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

4. Tác phẩm

Đoàn quân Tây Tiến: là đơn vị bộ đội được thành lập vào năm 1947. Có QD là đại đội trưởng.

Nhiệm vụ TT: phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt - Lào, đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và vùng Tây Bắc Việt Nam.

Địa bàn hoạt động: vùng rừng núi hiểm trở ở biên giới Việt - Lào.

Chiến sĩ TT: phần lớn là thanh niên, học sinh Hà Nội, (trong đó có QD) với tâm hồn đậm nét hào hoa, lãng mạn, họ gác lại ước mơ tuổi trẻ thực hiện lý tưởng đất nước, mang cốt cách hào hoa người HN vào chiến trường.

Hoàn cảnh sáng tác:

+ Được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đời sống bộ đội đặc biệt khó khăn, trung đoàn TT chiến đấu ở vùng rừng núi , thiếu thốn thuốc men đạn dược, sốt rét hoành hành nhưng họ vẫn sống chiến đấu dũng cảm lạc quan.

+ TT sau một thời gian hoạt động trở về thành lập trung đoàn 52, QD chuyển sang đơn vị khác ở Phù Lưu Chanh (Hà Đông), cuối năm 1948 và viết bài thơ này.

Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập "Mây đầu ô".

Thể thơ: bảy chữ.

Ý nghĩa nhan đề:

Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu đến "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"): Nỗi nhớ về con đường hành quân, nhớ về người lính TT chiến đấu gian khổ trên nền thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội.

+ Phần 2 (tiếp đến "Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"): Tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ.

+ Phần 3 (tiếp đến "Sông Mã gầm lên khúc độc hành"): Hình ảnh người lính TT bi tráng, lãng mạn.

+ Phần 4 (còn lại): Lời hẹn ước gắn bó với TT và miền Tây.

II. BẺ TỪ, VIẾT BÀI

1. Phần 1 (từ đầu đến "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"): Nỗi nhớ về con đường hành quân, nhớ về người lính TT chiến đấu gian khổ trên nền thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội.

a, Nỗi nhớ

"Sông Mã xa rồi TT ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

*Đối tượng của nỗi nhớ:

"Sông Mã" là dòng sông chảy dọc biên giới Việt Lào, gắn liền với con đường hành quân của người lính TT, nhớ Sông Mã là người bạn thiên nhiên đã đồng hành cùng người lính TT.

Nhớ "Tây Tiến" là nhớ đồng đội, nhớ những người anh em, đồng chí từng một thời từng chinh chiến.

Nhớ "rừng núi", nhớ địa bàn hoạt động, non nước thiên nhiên TB vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, trữ tình.

*Phương thức nhớ: "chơi vơi"

"chơi vơi" là trơ trọi giữa khoảnh không rộng lớn, không thể bấu víu vào đâu cả, nỗi nhớ ấy là nỗi nhớ không đầu không cuối, không tuần tự thời gian, một mình trong hoài niệm mênh mông.

Điệp từ "nhớ": nhấn mạnh nỗi nhớ ùa về da diết dồn dập.

Điệp vần "ơi": tạo tiếng vang âm hưởng đồng vọng, triền miên không dứt, ngân dài vào lòng người.

b, Rừng núi miền Tây thơ mộng trữ tình được cảm nhận bằng cảm hứng lãng mạn của QD. Rừng núi miền Tây hiểm trở khắc họa ý chí anh hùng của người lính TT.

"Sương" là nét đặc trưng của thiên nhiên TB trong kí ức QD. Sương ở Sài Khao cũng là sương trong kí ức.

Động từ "lấp": gợi một màn sương dày âm u, bao trùm không gian núi rừng.

Hình ảnh "đoàn quân mỏi":
=> Hình ảnh thực, đoàn quân mệt mỏi trong sương lạnh, con đường hành quân mờ đi rầm rậm núi rừng, gian nan hơn, thử thách ý chí người lính.

Hình ảnh "hoa về trong đêm hơi":
=> Hình ảnh thiên nhiên đẹp và đa nghĩa vì đêm rất khó để thấy hoa. Phải chăng đây là loài hoa người lính đã phát hiện qua mùi hương, vẻ đẹp thiên nên thơ của núi rừng. Qua đó ta thấy được vẻ đẹp hào hoa sự tinh tế của người lính TT.

Điệp từ "dốc" cùng các từ láy "khúc khuỷnh" (quanh co khó đi), "thăm thẳm" (tả độ xa, sâu), "heo hút" (xa cách cuộc sống con người): đã cụ thể biết bao nhiêu khó khăn gian khổ trên con đường hành quân.

Câu thơ nhiều thanh trắc đi liền nhau ("Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm"): tạo vần điệu khiến người đọc cũng cảm nhận được sự trúc trắc mệt mỏi.

Hình ảnh nhân hóa "súng ngửi trời": Như vẽ lại hình ảnh mũi súng sau lưng người lính nghêng ngang chĩa trời trên dặm đường rừng hay núi cao, không hề mệt mỏi ngược lại đầy hóm hỉnh chất lính từ cảm hứng lãng mạn.
=> Lời thơ như khẳng định ý chí quyết thắng, chiếm lĩnh mọi tầm cao, vượt qua khó khăn vất vả bằng ý chí lạc quan yêu đời của người lính TT.

Tiểu đối "ngàn thước lên cao" >< "ngàn thước xuống": bẻ đôi câu thơ, khiến đường hành quân như gập ghềnh hơn, lên dốc cao cót vót, xuống dốc sâu rợn ngợp.

=> Chỉ bằng thơ, Quang Dũng đã tái hiện lại con đường hành quân chân thực, đầy hiểm nguy, vẽ lên bức tranh thiên nhiên ngôn từ, quả là "thi trung hữu hoạ".

Sau loạt những trường từ vựng chỉ độ khó khăn nguy hiểm, câu thơ: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" là những thanh bằng liên tiếp, nhịp chậm, âm nhẹ: gợi sự êm dịu, tươi mát như phút nghỉ chân hiếm hoi.

c, Thiên nhiên đầy chông gai và sự hi sinh bi tráng của người lính.

Từ láy "dãi dầu": đã gợi tả những nhọc nhằn người lính phải chịu, nắng mưa, sương lạnh, đói khát và con đường hành quân khúc khuỷu khó đi.

"không bước nữa": vì quá mệt mỏi, kiệt sức.

Cụm từ "bỏ quên đời" là nói giảm nói tránh: cho cái chết, sự hi sinh, nhưng người lính bình thản đón nhận, xem nhẹ nó vì các anh đã chiến đấu hết mình, sống trọn cho đất nước, dân tộc và những người anh yêu.

Hình ảnh "Thác" được tôn xưng qua từ "oai linh", được nhân hóa bằng từ "gầm thét": không chỉ để nhấn mạnh âm thanh dữ dội mà còn để thác có những tình cảm như con người, đau buồn vì đồng đội.

Hình ảnh nhân hóa "cọp trêu người": gợi sự âm u bí hiểm nơi rừng thiên nước độc.

Thời gian nghệ thuật "Chiều chiều", "đêm đêm": gợi nhắc sự khắc nghiệt, nguy hiểm rình rập chốn lam sơn chướng khí.

d, Kỉ niệm về tình quân dân.

"Nhớ ôi" mang từ cảm thán thể hiện tình cảm dạt dào, tiếng lòng của người chiến sĩ.

Nhớ bữa "cơm lên khói" đồng bào nấu cho các chiến sĩ ăn, nhớ tình cảm cưu mang của người dân miền núi. Cùng đặc sản "thơm nếp xôi" hương vị của núi rừng Tây Bắc.

Hình ảnh đa nghĩa, từ dùng độc đáo "mùa em": mùa thiếu nữ, hình ảnh duyên dáng, e ấp để lại nhung nhớ trong lòng người lính.

2. Phần 2 (tiếp đến "Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"): Tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ.

Không gian nghệ thuật "Doanh trại": nơi đóng quân của người lính Tây Tiến, cũng là nơi diễn ra lễ hội.

Động từ "bừng" lan tỏa không khí ấp áp tình người, sáng lên khuôn mặt người lính trước ánh lửa đêm hội. Đó là những phút giây thư giãn hiếm hoi trên đoạn đường hành quân dài đằng đẵng.

3. Phần 3 (tiếp đến "Sông Mã gầm lên khúc độc hành"): Hình ảnh người lính TT bi tráng, lãng mạn.

a, Thiên nhiên khắc nghiệt, người lính bi tráng.

b, Người lính mãng mạn.

c, Vẻ đẹp lý tưởng.

4. Phần 4 (còn lại): Lời hẹn ước gắn bó với TT và miền Tây.

5. Hình tượng người lính TT

Dàn 1: Ngoại hình - Tâm hồn - Lý tưởng sống.

*Ngoại hình:

"không mọc tóc":

+ Vì điều kiện chiến đấu khắc nghiệt, những người lính chủ động cạo đầu để thuận tiện cho việc chiến đấu.

+ Gắn với hoàn cảnh thực, sốt rét hoành hành dữ dội, đó là kết quả của căn bệnh ác quái làm người lính xanh da trọc đầu.

"Quân xanh màu lá": là màu lá cây ngụy trang cùng nước da xanh xao gầy gò của người lính.

Nghệ thuật đối lập giữa cái ngoại hình với cái ý chí "dữ oai hùm": người lính vẫn mạnh mẽ chiến đấu tràn đầy quyết tâm nghị lực, như những con hổ giữa rừng thiêng nước độc, làm chủ tình hình.

=> Ngoại hình ốm mà không yếu, QD không đặc tả hậu quả, khó khăn trong chiến tranh mà lấy nó làm bệ đỡ nâng tầm ý chí không gì có thể khuất phục của người lính TT. Họ làm chủ tình hình, vượt lên khó khăn thử thách.

*Tâm hồn

"Mắt trừng": ánh mắt mở to nhìn thẳng về phía trước, giàu ý chí và niềm tin

"gửi mộng qua biên giới": gắn với nhiệm vụ của đoàn quân TT, đây là ước mơ sang được biên kia nước Lào, hoàn thành nhiệm vụ được giao

=> Nổi bật lên hình ảnh người lính đầy ý chí, giàu khát vọng chiến thắng.

Động lực chiến đấu của họ rất đặc biệt, đầy tinh tế lãng mạn, nên thơ: "Đêm mơ HN dáng kiều thơm"

"mơ": là lúc bộc lộ những gì sâu thẳm nhất bên trong người lính.

"dáng kiều thơm": là dáng hình đẹp xinh kiều diễm ở Hà Nội, đó là cô gái người thương hay người vợ người lính.

=> Đó chính là cốt cách lãng mạn trong tâm hồn người lính, họ mang vẻ đẹp của HN vào chiến trường

*Lý tưởng:

Hiện thực chiến tranh: "Rải rác biên cương mồ viên xứ".

"Rải rác" được đảo lên: nhấn mạnh sự phân tán nhiều nơi, khoảng cách xa nhau của những nấm mồ tử sĩ chết trên con đường hành quân. Ngày nào đoàn binh cũng phải chứng kiến những người đồng đội của mình hi sinh.

Từ Hán Việt "biên cương", "viễn xứ": mở ra cảnh tượng nơi biên giới xa xôi lạnh lẽo

"mồ": những người lính hi sinh đồng đội chỉ có thể chôn cất một cách sơ sài rồi tiếp tục hành quân, đành lòng để các anh ở đất khách quê người.

=> Câu thơ gợi ra sự hoang lạnh lẻ loi đau thương của chiến trường.

Đối mặt với cái chết bất cứ lúc nào trên đường hành quân bằng ý chí mạng mẽ quyết tâm vì lý tưởng: "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh".

"Đời xanh": là tuổi trẻ, những năm tháng đẹp nhất của đời người, với những ước mơ, hoài bão, là mạng sống của họ lúc trẻ nhất.

"chẳng tiếc": là lời khẳng định mạnh mẽ tinh thần tự nguyện hi sinh, dũng cảm tiến về phía trước.

=> Hiện thực của chiến tranh bên cạnh lý tưởng càng làm các anh trở nên mạnh mẽ phi thường, cao cả.

So sánh: Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh được nối tiếp trong thời chống Mĩ:

"Chúng tôi đã đi không tiếc cuộc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?"

(Thanh Thảo)

Câu thơ khác họa giây phút sinh li tử biệt của người lính: "Áo bào thay chiếu anh về đất".

"Áo bào" là cách nói trang trọng hóa: thể hiện sự kính trọng trước giời phút hi sinh của người lính dành cho đồng đội. Đồng thời là cách nói giảm, bởi người lính nằm xuống không có lấy một manh chiếu bọc thây, bộc lộ tình cảm thương sót của đồng đội ở lại.

"anh về đất" là cách nói giảm: sự hi sinh nhẹ nhàng, chọn lựa hi sinh vì Tổ quốc, anh nằm xuống hóa núi sống, không hề hối hận.

Nỗi đau của người ở lại bộc lộ qua tiếng gầm của con sông Mã: " Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

Con sông Mã xuất hiện lần thứ hai, được nhân hóa qua tiếng "gầm", không chỉ là người bạn đồng hành mà còn là nhân chứng lịch sử chứng kiến mất mát hi sinh của đoàn TT. Đưa tiễn những người anh hùng qua "khúc độc hành".

=> Một người ngã xuống đều là nợ máu quân thù phải trả, hiện thực chiến tranh hay cái chết kề không thể làm chùn chân người lính mà thay vào đó tiếp thêm sức mạnh ra đi chiến đấu vì Tổ quốc "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Đó chính là vẻ đẹp lý tưởng đầy tự hào của những chàng trai thời loạn chiến.

Qua cách sử dụng bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng, cùng nhiều sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ giọng điệu, bài thơ "Tây Tiến" nói lên nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, thơ mộng trữ tình. Cùng với đó là nỗi nhớ con người: những chiến sỹ hào hoa, dũng cảm, giàu lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. "Tây Tiến" là nỗi nhớ làm lên một bài đầy cảm xúc về những người lính mà người đọc còn mãi cuốn hút, về thời đại ấy, về những con người ấy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro