III2. Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. NHỚ

1. Tác giả Nguyễn Tuân (1910-1987)

a, Cuộc đời:
Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho ở Hà Nội khi Hán học đã suy tàn. Từ nhỏ ông đã được nuôi dưỡng trong nền văn hóa dân tộc cổ truyền am hiểu những phong tục tập quán, lối sống, ăn ở, thú vui chơi thời xưa. Ông vô cùng bất mãn khi chứng kiến văn hóa truyền thống bị biến đổi ngổng ngang vì sự xâm nhập của văn hóa phương Tây.
Thân sinh NT là một nhà nho tài hoa, thi đỗ kì thi Hán học cuối cùng rồi suốt đời bất đắc chí làm viên chức nhỏ dưới thuộc địa Tây. Vì vậy mà NT cũng mang thái độ bất mãn trước thời cuộc của lớp nhà nho tài hoa như cha ông, điều này ảnh hưởng sâu sắc đến cá tính sáng tác của nhà văn NT.
Từ nhỏ đi theo cha đến nhiều nơi, sống ở nhiều tỉnh, từ đó ông hình thành sở thích xê dịch, ham học hỏi.

b, Quá trình sáng tác:

*Trước Cách mạng tháng Tám:
Đề tài:
• Xê dịch (tác phẩm "Một chuyến đi"). Vì bất mãn trước thời cuộc, ông tìm lối thoát trong những thú chơi giang hồ, những chiến đi quên thực tại.
• Vang bóng (tác phẩm "Vang bóng một thời"). Viết về những con người tài hoa, bất đắc chí, không chịu được thời cuộc lố lăng, cố giữ sự trong sạch trong tâm hồn như một cách phô diễn cái "tôi" cá nhân ngông nghênh đối lập với cái phàm tục của trật tự xã hội lúc bấy giờ.
• Đời sống trụy lạc (tác phẩm "Chiếc lư đồng mắt cua"). Phơi bày những thói hư tật xấu, lệch lạc của xã hội, quan tâm đến góc khuất của những con người sống dưới đáy xã hội như con hát, cô đầu.
• Sáng tác theo chủ nghĩa lãng mạn nhằm trốn tránh hiện thực, khai thác cái phi thường tuyệt mỹ trong quá khứ, chủ yếu bằng biện pháp tương phản đối lập.

*Sau Cách mạng tháng Tám:

Cách mạng tháng Tám đã hồi sinh NT ông nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống mới với cảm hứng sáng tạo mới.

Đề tài: Con người lao động trong cuộc sống bình thường và người chiến sĩ chiến đấu ngoài mặt trận.

Ông đi theo chủ nghĩa hiện thực và khuynh hướng lãng mạn, ông hòa nhập với cuộc sống, khai thác cái phi thường tuyệt mỹ trong hiện tại chủ yếu bằng nghệ thuật tương phản đối lập.

c, Phong cách nghệ thuật:

Là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.
Trong nghệ thuật thì không thích yên ổn, bằng phẳng mà luôn khao khát cảm xúc mới mẻ, mãnh liệt. Đặc biệt thích những gì thật dữ dội, đập mạnh vào giác quan.
Trong con người thì luôn khai thác góc độ tài hoa, nghệ sĩ.
Tài hoa trong dựng, người dựng cảnh: là người thì phải có tầm vóc lớn lao, là cảnh thì kì vĩ thơ mộng.
Tài hoa trong việc sử dụng ngôn từ: ngôn ngữ độc đáo, hình ảnh bất ngờ, liên tưởng táo bạo.
Uyên bác vận dụng kiến thức phong phú trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: hội họa, lịch sử, điêu khắc, địa lí, văn hóa, điện ảnh.

2. Tác phẩm.

a, Hoàn cảnh sáng tác:
Kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa làm hậu phương vững chắc cho cuộc chiến giải phóng miền Nam. Trung ương Đảng mở một phong trào phát triển cuộc sống mới, khuyến khích các nhà văn, nghệ sĩ đi về những vùng xa xôi vừa để hồi sinh cảm hứng sáng tạo vừa để phát triển cuộc sống. NT đi về Tây Bắc viết lên tập tùy bút "Sông Đà".

b, Xuất xứ, thể loại:
"Người lái đò sông Đà" in trong tùy bút "Sông Đà" 1960.

II. DÀN Ý
1. Hình tượng Sông Đà
a, Con sông hung bạo

b, Con sông trữ tình

*Từ trên tàu bay nhìn xuống

• Hình dáng

Hình ảnh so sánh "cái dây thừng ngoằn ngoèo": tạo cảm giác vô hại, mềm mại đối lập với con sông hung bạo, nhân vật trữ tình đã phải bất: "không ai trong tàu bay nghĩ".

Hình ảnh "Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi đèo đốt nương xuân."

Điệp ngữ "tuôn dài tuôi dài" cùng với độ dài của câu văn chỉ có một dấu phẩy duy nhất: gợi ra một dòng sông dài miên man bất tận, Sông Đà chảy từ núi dốc xuống đồng bằng, lặng lẽ hòa vào sông Hồng rồi tha thiết đổ ra biển.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro