ĐÁP ÁN MỘT SỐ CÂU HỎI VẤN ĐÁP 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Trước khi thao tác đóng dao tiếp địa cần phải kiểm tra điều kiện gì?

Đáp án:
- Trước khi đóng dao tiếp địa, phải kiểm tra đường dây hoặc thiết bị điện đã mất điện (căn cứ thông số điện áp hoặc thiết bị thử điện chuyên dụng) và trạng thái tại chổ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn.

Câu 2: Trước khi thao tác (đóng/mở) dao cách ly cần phải kiểm tra điều kiện gì?

Đáp án:
- Trước khi thao tác (đóng/mở) dao cách ly cần phải kiểm tra điều kiện: Các dao tiếp địa, máy cắt liên quan đến dao cách ly đó phải ở trạng thái mở.

Câu 3: Trong ca trực kiểm tra MBA 110kV bằng mắt thường gồm những hạng mục nào?

Đáp án:
Phải kiểm tra MBA ít nhất 2 lần/ca trực (8h/1ca). Trường hợp MBA quá tải phải kiểm tra tối thiểu 2 lần trong 1 giờ. Các hạng mục:
- Sứ cách điện: Có bị các hiện tượng rạn nứt, rỉ dầu, phóng điện... không. Các đầu cosse có bị phát nhiệt hay nóng đỏ không.
- Mức dầu thùng dầu phụ, bộ OLTC và bộ hút ẩm: Kiểm tra kim chỉ thị mức dầu ở giữa vạch Max-Min của đồng hồ đo. Màu sắc Silicagen và chén dầu có thay đổi không, có bị rỉ dầu không.
- Bộ điều áp dưới tải: Vị trí nấc hiện tại. Các aptomat cấp nguồn ở tình trạng sẵn sàng làm việc.Tình trạng các phụ kiện trong tủ.
- Hệ thống làm mát: Hoạt động đầy đủ và đúng với phụ tải và nhiệt độ của máy. Kiểm tra quạt có tiếng kêu bất thường không, cánh tản nhiệt bị rỉ dầu không. Các aptomat cấp nguồn ở tình trạng sẳn sàng làm việc.
- Nhiệt độ dầu, cuộn dây: Có tương ứng với tải vận hành, nhiệt độ Alarm của dầu 90 độ C, cuộn dây 100 độ C.
- Kiểm tra phụ tải hiện tại, điện áp thứ cấp.
- Các hạng mục khác: Tiếng kêu, độ rung. Tình trạng dây nối đất. Tình trạng chung của vỏ máy...

Câu 4: Trong ca trực kiểm tra máy biến dòng điện (TI), máy biến điện áp (TU) 110kV bằng mắt thường gồm những hạng mục nào?

Đáp án:
Phải kiểm tra TU, TI ít nhất 1 lần/ca trực (8h/1ca). Các hạng mục:
- Tình trạng bên ngoài có hiện phóng điện, chảy dầu không?.
- Tình trạng sứ có bị nứt, bể không?
- Mức dầu của máy.
- Tình trạng đầu cosse có quá nhiệt, nóng đỏ... dây dẫn bị tưa không?
- Tình trạng dây nối đất có bị tưa, đứt không? Tình trạng tiếp xúc tại các bulong bắt dây nối đất có bị rỉ sét không?
- Tình trạng làm việc của các đồng hồ đo lường tương ứng của máy, thông số dòng điện và điện áp qua máy.
- Tình trạng tiếp xúc của các hàng kẹp đấu nối nhị thứ của TI (các đầu tiếp xúc có bắt chắc chắn không?)

Câu 5: Trong ca trực kiểm tra tủ sạc, ắc quy bằng mắt thường gồm những hạng mục nào?

Đáp án:
Kiểm tra giàn accu: Mỗi ca một lần nhân viên trực vận hành tiến hành kiểm tra các hạng mục sau:
- Kiểm tra xem có tiếng kêu bất thường không.
- Kiểm tra mức axít trong mỗi bình.
- Kiểm tra các cọc cực có bị ăn mòn nhiều không.
- Kiểm tra hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố.
- Kiểm tra tình trạng các thanh nối, thanh cái.
- Kiểm tra tỉ trọng của từng bình, phát hiện các bình có chất lượng kém.
- Các chỗ tiếp xúc không bị ôxy hoá, các tấm nắp thủy tinh không bị nứt mẽ, sạch sẽ.
- Kiểm tra tình trạng các tấm cực có bị cong vênh, phồng rộp, có chạm chập hay không? Màu sắc các bản cực có bình thường không (bình thường các bản cực dương có màu nâu sẩm, các bản cực âm có màu sáng xám).
- Kiểm tra điện trở cách điện của bộ accu (đối với giàn accu 220V thì điện trở không được nhỏ hơn 100kΩ, đối với giàn accu 110V thì điện trở không được nhỏ hơn 50kΩ.
- Định kỳ 1 tuần/1 lần phải kiểm tra, ghi sổ theo dõi các thông số điện áp, tỉ trọng dung dịch của từng bình accu; điện áp và dòng điện nạp của máy nạp; điện áp của dàn accu sau khi ngắt nạp, chạm đất trên thanh cái. (chú ý phải ngắt nạp trước khi kiểm tra).

Kiểm tra máy nạp: Mỗi ca một lần nhân viên trực vận hành thực hiện các hạng mục sau.
- Kiểm tra bên ngoài máy nạp có hiện tượng gì bất thường không?
- Các đèn báo có bị cháy hay báo đúng chức năng không?
- Kiểm tra các đồng hồ trên máy nạp có hiển thị đúng các thông số không?
- Kiểm tra máy nạp đang ở chế độ nào?
- Kiểm tra xem có hiện tượng phóng điện không? Các mối nối có bị rỉ rét không?
- Kiểm tra máy nạp đang lấy nguồn AC từ máy biến áp nào.

Câu 6: Trong ca trực kiểm tra máy cắt 110kV bằng mắt thường gồm những hạng mục nào?

Đáp án:
Phải kiểm tra các MC 110kV ít nhất 1 lần/ca trực (8h/1ca). Các hạng mục:
- Trị số dòng điện và điện áp có vượt quá định mức không.
- Tình trạng bên ngoài: Sứ, dây tiếp địa, tiếng kêu, đầu cosse và dây dẫn.
- Áp lực khí SF6: Kim chỉ thị áp lực khí SF6 phải đủ.
- Trạng thái lò xo tương ứng với chỉ thị trạng thái MC.
- Số lần thao tác của từng pha ở bộ đếm.

Câu 7: Trong ca trực kiểm tra DCL 110kV bằng mắt thường gồm những hạng mục nào?

Đáp án:
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài sứ đỡ cách điện: Bám bẩn, vết phóng điện, nứt vỡ... không.
- Kiểm tra các đầu cosse, dây dẫn, lưỡi tiếp xúc: Phát nhiệt, nóng đỏ, đổi màu.
- Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của ngàm, lưỡi dao phải thẳng hàng.
- Tình trạng dây nối đất có bị tưa, đứt không? Tình trạng tiếp xúc tại các bulong bắt dây nối đất có bị rỉ sét không?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#học