TRẮC NGHIỆM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, phân cấp quyền điều khiển thực hiện theo  nguyên tắc cơ bản:
1. Một thiết bị điện chỉ cho phép một cấp điều độ có quyền điều khiển.
2. Theo cấp điện áp của thiết bị điện và chức năng (truyền tải hoặc phân phối) của lưới điện.
3. Theo công suất đặt của nhà máy điện.
4. Theo công suất đặt của trạm điện.
5. Theo ranh giới quản lý thiết bị điện của đơn vị quản lý vận hành.

A. Câu 1, 2, 3 và 4 đúng.
B. Câu 1, 2, 3 và 5 đúng.
C. Câu 1, 2, 4, và 5 đúng.
D. Câu 1, 3, 4 và 5 đúng.

Câu 2: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, nếu không có lý do chính đáng về an toàn mà trì hoãn thực hiện lệnh điều độ của nhân viên vận hành (NVVH) cấp trên thì:

A. Đơn vị gây ra sự trì hoãn đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả gây ra trước pháp luật.
B. NVVH cấp dưới và đơn vị gây ra sự trì hoãn đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả gây ra trước pháp luật.
C. NVVH cấp dưới gây ra sự trì hoãn đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả gây ra trước pháp luật.
D. NVVH cấp dưới và lãnh đạo đơn vị gây ra sự trì hoãn đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả gây ra trước pháp luật.

Câu 3: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, thời gian sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện được tính:

A. Từ khi Đơn vị quản lý vận hành đăng ký với cấp điều độ có quyền điều khiển cô lập điện cho đến khi tái lập lưới điện trở lại.
B. Từ khi cấp điều độ có quyền điều khiển bàn giao thiết bị cho Đơn vị quản lý vận hành đến khi được bàn giao trở lại.
C. Từ khi cấp điều độ có quyền điều khiển bắt đầu thao tác cô lập lưới điện cho đến khi Đơn vị quản lý vận hành bàn giao trở lại cho cấp điều độ có quyền điều khiển để thao tác tái lập điện.
D. Thời gian sửa chữa, bảo dưỡng được Đơn vị quản lý vận hành thỏa thuận với Đơn vị công tác, không liên quan đến việc cô lập, tái lập điện và việc bàn giao thiết bị.

Câu 4: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia, nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của Điều độ viên lưới điện phân phối tỉnh bao gồm:                                                                                      
a. Trưởng kíp trạm điện có thiết bị thuộc quyền điều khiển.
b. Điều độ viên phân phối quận, huyện.
c. Nhân viên trực thao tác lưới điện phân phối.
d. Trưởng ca nhà máy điện có thiết bị thuộc quyền điều khiển

A. Câu a và b đúng.     
B. Câu  a, b và c đúng.        
C. Câu  a, b và d đúng.                   
D. Cả 4 câu a, b, c và d đúng.

Câu 5: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, không thực hiện điều chỉnh nấc máy biến áp (bằng tay hoặc tự động) để tăng điện áp phía hạ áp hoặc trung áp khi điện áp phía cao áp đã thấp dưới:

A. 5% so với điện áp danh định.
B. 10% so với điện áp danh định.
C. 15% so với điện áp danh định.
D. 20% so với điện áp danh định.

Câu 6: Theo Thông tư Quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, lệnh thao tác được coi là thực hiện xong khi:

A. Người thao tác đã thao tác xong.
B. Người nhận lệnh báo cáo cho người ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành.
C. Người thao tác đã thao tác xong và báo cáo cho người ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành.
D. Người giám sát thao tác báo cho người ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành.

Câu 7: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, đơn vị quản lý vận hành trạm điện có quyền điều khiển các thiết bị:
a. Hệ thống điện tự dùng của trạm điện.
b. Các thiết bị phụ trợ, thiết bị điện của trạm điện không nối hệ thống điện quốc gia.
c. Nguồn cấp điện tự dùng của trạm điện.

A. Câu a và b đúng.      
B. Câu a và c đúng.         
C. Câu b và c đúng.          
D. Cả 3 câu a, b và c đều đúng.

Câu 8: Theo Thông tư Quy định Quy trình xử lý sự cố trong HTĐQG, nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo, trong vận hành bình thường máy biến áp được qúa áp như sau:

A. Máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 5% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải.
B. Máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 5% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp không quá 50% công suất định mức.
C. Máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp không quá 50% công suất định mức.
D. Máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải.

Câu 9: Khi rơ le F81 tác động, có nghĩa là

A. Hệ thống đang thiếu công suất tác dụng
B. Hệ thống đang thiết công suất phản kháng
C. Hệ thống đang thừa công suất tác dụng
D. Hệ thống đang thừa công suất phản kháng

Câu 10: Theo Thông tư Quy định Quy trình xử lý sự cố trong HTĐQG, nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo, trong điều kiện sự cố nhân viên vận hành tại trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải thực hiện tách ngay máy biến áp khỏi vận hành để tránh hư hỏng máy biến áp khi điện áp vận hành:

A. Vượt quá 20% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng.
B. Vượt quá 15% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng.
C. Vượt quá 10% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng.
D. Vượt quá 5% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng.

Câu 11: Theo Thông tư Quy định Quy trình xử lý sự cố trong HTĐQG, khi rơ le hơi tác động báo tín hiệu, Nhân viên vận hành phải tiến hành xem xét bên ngoài máy biến áp và lấy mẫu khí trong rơ le để phân tích, kiểm tra tính chất cháy của khí, phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành trong trường hợp:

A. Trường hợp khí cháy được hoặc trong khí có chứa những sản phẩm do phân hủy chất cách điện.
B. Trường hợp chất khí không mầu, không mùi, không đốt cháy được.
C. Phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành khi rơ le hơi tác động báo tín hiệu.
D. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 12: Theo Thông tư Quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, trước khi thao tác dao tiếp địa, việc kiểm tra đường dây hoặc thiết bị đã mất điện được căn cứ vào:

A. Trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn và thông số điện áp trên thiết bị đó.
B. Trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn và thiết bị thử điện chuyên dụng.
C. Trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn.
D. Hai câu a và b đều đúng.

Câu 13: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, khi không đồng ý với lệnh chỉ huy điều độ của nhân viên vận hành cấp trên, lãnh đạo của nhân viên vận hành cấp dưới có thể kiến nghị với:                                                                     

A. Chính người ra lệnh.           
B. Lãnh đạo của cấp điều độ có quyền điều khiển.
C. Trưởng Phòng Điều độ.             
D. Chính người ra lệnh hoặc lãnh đạo của cấp điều độ có quyền điều khiển.

Câu 14: Theo Thông tư Quy định Quy trình xử lý sự cố trong HTĐQG, trường hợp MBT bị cắt sự cố do tác động của một bảo vệ nội bộ MBA, chỉ được đưa MBA vào vận hành trở lại khi:

A. Qua kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ nội bộ MBA tác động là do hư hỏng trong mạch bảo vệ và hư hỏng đó đã được khắc phục.
B. Qua kiểm tra mạch bảo vệ nội bộ không phát hiện hư hỏng và đơn vị QLVH đã đã tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu dầu và khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện. Đơn vị QLVH đã có văn bản xác nhận MBA đủ điều kiện vận hành gửi với cấp điều độ có quyền điều khiển.
C. Trường hợp việc ngừng vận hành MBA dẫn đến ngừng cấp điện một khu vực lớn, khi NVVH kiểm tra, xác nhận, báo cáo MBA đó chỉ bị cắt do một trong các bảo vệ nội bộ tác động và không thấy có dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ MBA hư hỏng. NVVH thông báo MBA đã được lãnh đạo đơn vị QLVH đồng ý đưa trở lại vận hành.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 15: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, các máy biến áp chính, máy biến áp tự dùng làm việc và dự phòng tại các trạm biến áp trung gian được kiểm tra:

A. Ít nhất mỗi ca một lần
B. Ít nhất mỗi ca hai lần
C. Ít nhất mỗi ca ba lần
D. Ít nhất mỗi ca bốn lần

Câu 16: Theo quy định của Công ty Điện lực Đồng Nai, trong vận hành bình thường thì:

A. Phó Giám đốc Công ty có quyền kiểm tra đột xuất bất kỳ trạm biến áp trung gian nào mà không cần báo trước.
B. Trưởng phòng Điều độ có quyền kiểm tra đột xuất bất kỳ trạm biến áp trung gian nào mà không cần báo trước.
C. Phó Giám đốc Công ty hoặc Trưởng phòng Điều độ có quyền kiểm tra đột xuất bất kỳ trạm biến áp trung gian nào mà không cần báo trước.
D. Cả 3 câu trên đều sai

Câu 17: Theo Thông tư Quy định Quy trình xử lý sự cố trong HTĐQG, nhân viên vận hành tại trạm điện, trung tâm điều khiển phải báo cáo cho Cấp điều độ có quyền điều khiển những thông tin về thời gian bắt đầu và mức mang tải của máy biến áp khi:

A. Mức mang tải trên 90% giá trị định mức.
B. Mức mang tải trên 100% giá trị định mức;
C. Mức mang tải trên 110% giá trị định mức;
D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 18: Theo Thông tư Quy định Quy trình xử lý sự cố trong HTĐQG, nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo, trong điều kiện vận hành bình thường máy biến áp được quá áp như sau:

A. Không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải qua máy biến áp không quá 25% công suất định mức của máy biến áp.
B. Không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải qua máy biến áp không quá 50% công suất định mức của máy biến áp.
C. Không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải qua máy biến áp không quá 75% công suất định mức của máy biến áp.
D. Không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải qua máy biến áp không bị quá tải.

Câu 19: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, trong trường hợp MBA đang quá tải và nếu dòng phụ tải vượt quá dòng định mức của bộ điều chỉnh điện áp dưới tải thì:

A. Phải tăng nấc điều chỉnh của bộ điều chỉnh điện áp dưới tải
B. Phải giảm nấc điều chỉnh của bộ điều chỉnh điện áp dưới tải
C. Chuyển qua chế độ điều áp bằng tay và giảm nấc điều chỉnh của bộ điều chỉnh điện áp dưới tải.
D. Không được phép chuyển nấc điều chỉnh

Câu 20: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố Hệ thống điện Quốc gia, Khi các rơ le bảo vệ được tách ra không cho làm việc hoặc do bị hư hỏng một vài dạng bảo vệ rơ le thì những rơ le bảo vệ còn lại vẫn phải bảo đảm bảo vệ đầy đủ chống mọi dạng sự cố, thời gian loại trừ ngắn mạch cho các thiết bị điện và đường dây dẫn điện.

A. Cắt điện các thiết bị điện hoặc đường dây, trạm điện đó ra khỏi vận hành.
B. Không cắt điện nhưng phải đặt bảo vệ tạm thời và được Cấp điều độ có quyền điều khiển cho phép.
C. Bao gồm cả hai câu a và b.
D. Cả hai câu a và b đều sai.

Câu 21: Theo Quy trình Xử lý sự cố Hệ thống điện Quốc gia, việc đưa các rơ le bảo vệ và tự động vào vận hành trở lại chỉ được thực hiện khi:

A. Có lệnh cho phép của Cấp điều độ có quyền kiểm tra.
B. Có lệnh cho phép của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
C. Có lệnh cho phép của Cấp điều độ có quyền điều khiển và quyền kiểm tra.
D. Sau khi xử lý xong tình trạng bất thường, sự cố của trang thiết bị rơ le bảo vệ và tự động.

Câu 22: Theo Thông tư Quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm thực hiện thao tác thử đóng cắt máy cắt, dao cách ly, chuyển nấc máy biến áp bằng điều khiển từ xa nếu thời gian không thao tác kéo dài quá :

A. 03 tháng và không gây gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng.
B. 06 tháng và không gây gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng.
C. 09 tháng và không gây gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng.
D. 12 tháng và không gây gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng.

Câu 23: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố Hệ thống điện Quốc gia, nhiệm vụ của Nhân viên vận hành trong xử lý sự cố:

A. Xử lý sự cố theo đúng quy trình vận hành và xử lý sự cố của nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển.
B. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo quy định để ngăn ngừa sự cố lan rộng và khôi phục việc cung cấp điện cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất.
C. Ở các khu vực xảy ra sự cố, phải báo cáo kịp thời, chính xác hiện tượng và diễn biến sự cố cho Nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp.
D. Bao gồm cả 3 câu trên.

Câu 24: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, kiểm tra bất thường máy biến áp phải được tiến hành khi:

A. Khi nhiệt độ máy đột ngột thay đổi.
B. Khi máy bị cắt bởi rơ le so lệch .
C. Khi máy bị cắt bởi rơ le hơi.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 25: Theo Thông tư Quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, nhân viên vận hành không được tự ý tách hoặc cô lập các mạch khoá liên động. Trường hợp cần thay đổi mạch khoá liên động phải được sự đồng ý của:

A. Lãnh đạo trực tiếp đơn vị.
B. Nhân viên vận hành cấp trên.
C. Lãnh đạo trực tiếp đơn vị hoặc Nhân viên vận hành cấp trên.
D. Cả Lãnh đạo trực tiếp đơn vị và Nhân viên vận hành cấp trên.

Câu 26: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, khi thao tác đóng cắt đối với các MBA có bộ điều chỉnh điện áp dưới tải, sau khi cắt các phụ tải thì nên:

A. Tăng hệ số biến áp trước khi dùng dao cách ly cắt phía nguồn cung cấp.
B. Giảm hệ số biến áp trước khi dùng dao cách ly cắt phía nguồn cung cấp.
C. Cô lập bộ điều áp dưới tải trước khi dùng dao cách ly cắt phía nguồn cung cấp.
D. Chuyển qua chế độ điều áp bằng tay trước khi dùng dao cách ly cắt phía nguồn cung cấp.

Câu 27: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, khi mức dầu trong MBA lên cao quá mức quy định phải tìm ra nguyên nhân. Để tránh rơ le hơi tác động nhầm khi chưa tách rời mạch cắt của rơ le hơi thì:

A. Không được mở các van tháo dầu, van xả khí.
B. Không được mở các van tháo dầu.
C. Được phép mở các van tháo dầu nhưng không được mở các van xả khí.
D. Được phép mở các van xả khí.

Câu 28: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, nội dung công việc kiêm tra, xem xét bên ngòai các MBA bao gồm:
1. Kiêm tra bề mặt các sứ cách điện, sứ đầu vào có rạn, nứt, bẩn, chảy dầu hay không?
2. Kiêm tra hệ thống nói đất. Các đầu cáp, thanh dẫn, các điểm nối xem tiếp xúc có bị phát nóng không?
3. Kiêm tra các thiết bị báo tín hiệu. rơ le hơi, van an toàn, mặt kính ông phòng nổ, vị trí của van giữa rơ le và bình dầu phụ.
4. Tiêng kêu của MBA có bình thường không?
5. Mầu sắc của hạt hút ẩm trong bình thở.
6. Các trang bị làm mát và các trang bị tái sinh dầu liên tục.
7. Vỏ MBA có bị rỉ dầu không?

+A. Bao gồm tất cả các mục trên.
+B. Bao gồm các mục: 1, 2, 3, 4, 5 và 6.
+C. Bao gồm các mục: 2, 3, 4, 5, 6 và 7.
+D. Bao gồm các mục: 1, 3, 4, 5, 6 và 7.

Câu 29: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, việc đóng điện xung kích MBA sau khi lắp đặt, sửa chữa chỉ được tiến hành:

A. Ít nhất sau 6 giờ kể từ lần bổ sung dầu cuối cùng
B. Ít nhất sau 8 giờ kể từ lần bổ sung dầu cuối cùng
C. Ít nhất sau 12 giờ kể từ lần bổ sung dầu cuối cùng
D. Ít nhất sau 24 giờ kể từ lần bổ sung dầu cuối cùng

Câu 30: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, việc đóng điện xung kích MBA sau lắp đặt, sửa chữa chỉ được tiến hành khi có sự kiểm tra tác động của toàn bộ hệ thống rơ le bảo vệ máy. Sau khi kiểm tra phải có biên bản xác nhận và:

A. Tiếp điểm rơ le hơi phải được đặt ở vị trí phát tín hiệu, rơ le quá dòng đặt thời gian 0 giây
B. Tiếp điểm rơ le hơi chuyển sang vị trí cắt, rơ le quá dòng đặt thời gian 0 giây
C. Tiếp điểm rơ le hơi phải đặt ở vị trí cắt, rơ le quá dòng đặt thời gian 0,2 giây.
D. Tiếp điểm rơ le hơi phải đặt ở vị trí cắt.

Câu 31: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, tất cả các MBA dự phòng đều phải đủ điều kiện sẵn sàng để đóng điện bất cứ lúc nào. Khi đó,

A. Rơ le của MBA dự phòng phải để ở vị trí phát tín hiệu để kịp thời phát hiện mức dầu hạ thấp.
B. Rơ le của MBA dự phòng phải để ở vị trí phát tín hiệu để kịp thời phát hiện mức dầu tăng cao.
C. Phải thường xuyên kiểm tra mầu sắc của hạt hút ẩm trong bình thở.
D. Bao gồm cả hai câu A và C.

Câu 32: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, điểm trung tính cuộn dây 110kV của MBA tự ngẫu phải làm việc:

A. Ở chế độ nối đất trực tiếp
B. Có thể làm việc với điểm trung tính không nối đất để giảm dòng ngắn mạch 1 pha với điều kiện điểm trung tính đó được bảo vệ bằng chống sét van.
C. Nối đất qua cuộn dập hồ quang.
D. Nối đất qua chống sét van.

Câu 33: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, khi MBA bị cháy cần phải cắt hoàn toàn điện áp khỏi máy, báo công an cứu hỏa, cấp trên và:

A. Tiến hành dập lửa theo quy trình phòng chống cháy nổ.
B. Phải tiến hành xả dầu ở van xả dầu sự cố tại đáy máy biến áp nếu điều kiện cho phép.
C. Không để lửa lan đến các MBA và các thiết bị điện khác ở xung quanh.
D. Bao gồm cả 3 câu trên.

Câu 34: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, khi MBA bị thiếu dầu hay mức dầu hạ quá thấp thì:

A. Rơ le hơi 96 phát tín hiệu nhầm
B. Rơ le nhiệt độ dầu 26O phát tín hiệu nhầm
C. Rơ le so lệch 87 tác động nhầm
D. Gồm cả A, B ,C đúng

Câu 35: Theo Thông tư Quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, quy định nào đúng khi thao tác trong điều kiện thời tiết xấu (ngoài trời có mưa tạo thành dòng chảy trên thiết bị điện, giông sét, ngập lụt, gió từ cấp 06 trở lên):

A. Không được thực hiện thao tác ngoài trời tại vị trí đặt thiết bị điện trong điều kiện thời tiết xấu.
B. Thao tác được thực hiện từ phòng điều khiển và không cần thiết phải kiểm tra ngay trạng thái tại chỗ của thiết bị đóng cắt.
C. Cấm mọi thao tác trong điều kiện thời tiết xấu.
D. Hai câu a và b đều đúng.

Câu 36: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, MBA được phép làm việc song song với điều kiện tổ đấu dây giống nhau, hoàn toàn đồng vị pha, 

A. Tỷ số biến áp bằng nhau hoặc chênh lệch không quá 0,5% và điện áp ngắn mạch chênh lệch không quá 10%

B. Tỷ số biến áp bằng nhau hoặc chênh lệch không quá 5% và điện áp ngắn mạch chênh lệch không quá 10%
C. Tỷ số biến áp bằng nhau hoặc chênh lệch không quá 10% và điện áp ngắn mạch chênh lệch không quá 0,5%
D. Tỷ số biến áp bằng nhau hoặc chênh lệch không quá 10% và điện áp ngắn mạch chênh lệch không quá 5%

Câu 37: Theo quy định của Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai, trong trường hợp vận hành bình thường, điện áp thanh cái 22kV tại các trạm biến áp trung gian phải được giữ ở mức:

A. Từ -5% đến + 5%
B. Từ -5% đến + 10%
C. Từ 0 đến +5%
D. Từ 0 % đến + 10%

Câu 38: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, rơ le hơi có thế phát tín hiệu nhầm khi:
1. Lọt khí vào MBA do có sơ hở trong hệ thống làm mát cưỡng bức hoặc không khí vào theo dầu khi lọc dầu hoặc bơm dầu mới chưa khử.
2. Thiếu dầu, mức dầu hạ quá thấp.
3. Xung động do ngắn mạch trên lưới làm dầu bị đẩy ngược lên bình dầu phụ.
4. Chênh lệch áp suất trong bình dầu phụ và ống phòng nổ.
5. Sự cố chạm chập mạch nhị thứ.

A. Bao gồm các trường hợp: 1, 2, 3 và 4.
B. Bao gồm các trường hợp: 1, 3, 4 và 5.
C. Bao gồm các trường hợp: 1, 2, 3, và 5.
D. Bao gồm tất cả các trường hợp trên.

Câu 39: Theo Thông tư Quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, máy cắt cần phải được đưa ra kiểm tra, bảo dưỡng khi:

A. Đã cắt tổng dòng ngắn mạch hoặc số lần cắt ngắn mạch đến mức quy định.
B. Thời gian vận hành hoặc số lần thao tác đóng cắt đến mức quy định.
C. Thông số vận hành không đạt các tiêu chuẩn của nhà chế tạo hoặc tiêu chuẩn quy định.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 40: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, trường hợp lọc dầu khi MBA đang làm việc thì tất cả các rơ le phải để ở vị trí sẵn sàng cắt MBA đó ngọai trừ:

A. Rơ le hơi chỉ để ở vị trí phát tín hiệu
B. Rơ le hơi chỉ để ở vị trí cắt.
C. Rơ le quá dòng đặt thời gian 0,5 giây
D. Cả hai câu A và C đều đúng

Câu 41: Trong lý lịch MBA lực, điện áp (trở kháng) ngắn mạch của MBA:

A. Ký hiệu là Un (hoặc Uk) và có đơn vị là %
B. Ký hiệu là Un (hoặc Uk) và có đơn vị là kA
C. Ký hiệu là Un (hoặc Uk) và có đơn vị là kV
D. Ký hiệu là Un (hoặc Uk) và có đơn vị là Hz

Câu 42: Dòng điện định mức ở phía cao của MBA 3 pha 115/23kV-63MVA là:

A. I = 63000/(√3 x 115) (A)
B. I = 63000/(√3 x 115000) (A)
C. I = 63/(√3 x 115) (A)
D. I = 63000/(3 x 115) (A)

Câu 43: Theo Thông tư Quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, Trong trường hợp có chạm đất mạch điều khiển máy cắt :

A. Không cho phép thao tác máy cắt trong mọi trường hợp.
B. Cho phép thao tác khi thực hiện tại phòng điều khiển.
C. Chỉ cho phép thao tác máy cắt khi xử lý sự cố.
D. Hai câu b và c đều đúng.

Câu 44: Trên nhãn MBA lực, có ký hiệu tham số Io với đơn vị là %, Io có nghĩa là gì?

A. Dòng điện không tải phía sơ cấp MBA
B. Dòng điện từ hóa phía sơ cấp MBA
C. Dòng điện kích từ phía sơ cấp MBA
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 45: Trong lý lịch MBA lực có ký hiệu tham số Po với đơn vị là %, Po có nghĩa là gì?

A. Tổn hao không tải phía sơ cấp MBA
B. Tổn hao từ hóa phía sơ cấp MBA
C. Tổn hao kích từ phía sơ cấp MBA
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 46: Khi thí nghiệm MBA lực, nếu trị số Io và Po lớn hơn nhiều so với lúc mới vận hành, điều đó có nghĩa là:

A. Lõi thép có vấn đề
B. Cuộn dây có vấn đề
C. Cách điện có vấn đề
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 47: Trong lý lich MBA lực, có ký hiệu tham số Pk với đơn vị kW, Pk có nghĩa là gì?

A. Tổn hao ngắn mạch
B. Công suất ngắn mạch
C. Chủ yếu là tổn hao công suất trên điện trở của các cuộn dây khi có dòng định mức đi qua
D.Cả A, B và C đều đúng

Câu 48: Khi thí nghiệm MBA lực, nếu trị số Pk lớn hơn nhiều so với lúc mới vận hành, điều đó có nghĩa là:

A. Cuộn dây có vấn đề
B. Cách điện có vấn đề
C. Lõi thép có vấn đề
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 49: Trong các MBA lực 110/22 (15)kV, bộ điều chỉnh điện áp dưới tải (OLTC) là thiết bị dùng để:

A. Thay đổi tỉ số biến áp bằng cách thay đổi số vòng dây cuộn cao áp
B. Thay đổi tỉ số biến áp bằng cách thay đổi số vòng dây cuộn trung áp
C. Thay đổi tỉ số biến áp bằng cách thay đổi số vòng dây của cuộn cao áp hoặc trung áp.
D. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 50: Trong các MBA lực, bộ điều chỉnh điện áp thường thay đổi số vòng dây của cuộn cao áp bởi vì:

A. Dòng điện bé hơn phía trung áp nên dễ xử lý tiếp xúc các đầu phân áp.
B. Cuộn dây cao áp có tiết diện lớn nên dễ thay đổi đầu phân áp.
C. Số vòng cuộn dây cao áp ít hơn nên dễ thay đổi đầu phân áp.
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 51: Trên MBA lực, thiết bị làm bình chứa dầu cách điện bị giãn nở do sự thay đổi nhiệt độ của MBA là:

A. Thùng dầu phụ
B. Thùng chứa bộ điều chỉnh điện áp (OLTC)
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 52: Rơ le hơi bảo vệ MBA lực được lắp trên:

A. Ống liên thông giữa thùng dầu phụ và thùng dầu chính
B. Ống liên thông giữa thùng dầu phụ và bộ điều chỉnh điện áp dưới tải
C. Ống liên thông giữa thùng dầu phụ và thiết bị phòng nổ
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 53: MBA lực có hệ thống làm mát ONAN/ONAF đang vận hành bị mất nguồn cung cấp cho các quạt làm mát thì MBA sẽ được vận hành như sau:

A. Vận hành với công suất tải theo chế độ làm mát ONAN ghi trên nhãn MBA
B. Vận hành với công suất tải theo chế độ làm mát ONAF ghi trên nhãn MBA
C. Cho phép MBA vận hành dưới định mức với điều kiện phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ của MBA.
D. Cho phép MBA vận hành dưới định mức không quá 6 giờ trong một ngày đêm và phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ của MBA.

Câu 54: Đối với các MBA lực 110kV, độ tăng nhiệt độ cho phép của dầu và cuộn dây như sau:

A. Độ tăng nhiệt độ cho phép của cuộn dây lớn hơn độ tăng nhiệt độ cho phép của dầu.
B. Độ tăng nhiệt độ cho phép của cuộn dây nhỏ hơn độ tăng nhiệt độ cho phép của dầu.
C. Độ tăng nhiệt độ cho phép của cuộn dây bằng độ tăng nhiệt độ cho phép của dầu.
D. Tùy theo nhà sản xuất

Câu 55: Công dụng của máy cắt dùng trên hệ thống điện là:

A. Đóng cắt khi có tải và cắt dòng sự cố
B. Đóng cắt trên lưới điện có điện áp cao
C. Đóng cắt dòng không tải hoặc có tải và cắt dòng sự cố
D. Đóng cắt trên lưới điện có dòng điện lớn

Câu 56: Thông số 25kA/3s của máy cắt thể hiện

A. Khả năng cắt dòng sự cố tối đa của máy cắt
B. Khả năng cắt ổn định động của máy cắt đối với dòng sự cố
C. Khả năng ổn định nhiệt của máy cắt đối với dòng sự cố 
D. Cả A và C đều đúng

Câu 57: Theo Thông tư Quy định Quy trình xử lý sự cố trong HTĐQG, yêu cầu về chế độ báo cáo sự cố:

A. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi sự cố xảy ra, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm gửi Báo cáo sự cố cho Cấp điều độ có quyền điều khiển.
B. Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi sự cố xảy ra, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm gửi Báo cáo sự cố cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra.
C. Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi sự cố xảy ra, Đơn vị quản lý vận hành và Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm gửi Báo cáo sự cố cho điều độ cấp trên.
D. Hai câu a và b đều đúng.

Câu 58: Công dụng của dao cách ly dùng để

A. Cách ly các thiết bị trong quá trình sửa chữa
B. Đóng cắt dòng không tải
C. Đóng cắt dòng tải nhỏ
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 59: Cuộn thứ cấp máy biến dòng có ký hiệu CL5P20 là cuộn được dùng để

A. Bảo vệ           
B. Đo lường
C. Đo lường
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 60: Cuộn thứ cấp máy biến dòng có ký hiệu CL5P20 có nghĩa là:

A. Cuộn này có tỉ số biến tuyến tính đến 20 lần dòng định mức với sai số 0,5A
B. Cuộn này có tỉ số biến tuyến tính đến 20 lần dòng định mức với sai số 5%
C. Cuộn này có tỉ số biến tuyến tính đến 5 lần dòng định mức với sai số 20%
D. Cuộn này có tỉ số biến tuyến tính đến 5 lần dòng định mức với sai số 0,2A

Câu 61: Cuộn thứ cấp máy biến dòng có ký hiệu CL0.5 là cuộn được dùng để:

A. Bảo vệ           
B. Đo lường
C. Điều khiển      
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 62: Khi không sử dụng máy biến dòng cần phải:

A. Hở mạch thứ cấp để tránh quá dòng
B. Ngắn mạch cuộn thứ cấp để tránh quá áp
C. Nối cuộn thứ cấp qua 1 tụ điện
D. Cả A và B đều đúng.

Câu 63: Trong mọi tình trạng làm việc có tải hoặc không tải, cuộn thứ cấp máy biến dòng cần phải được:

A. Nối qua thiết bị
B. Nối đất đề phòng hở mạch thứ cấp
C. Giám sát thường xuyên
D. Tất cả A, B và C đều đúng

Câu 64: Máy biến điện áp có nhiệm vụ biến đổi điện áp cao sang điện áp phù hợp dùng cho mục đích:

A. Đo lường và bảo vệ
B. Đo lường và điều khiển
C. Điều khiển và bảo vệ
D. Đo lường và điều khiển và bảo vệ.

Câu 65: Điện áp hạ áp phù hợp của máy biến điện áp tại các trạm biến áp trung gian thường là:

A. 110V/√3, 110V/3 và 110V.
B. 110V/3, 110V.
C. 110V/√3, 110V.
D. 110V/√3, 110V/3, 110V và 24V

Câu 66: Chống sét van tại các trạm biến áp trung gian thường được lắp tại các vị trí sau:

A. Các thanh cái và trung tính máy biến áp lực
B. Các thanh cái, tại đầu các cuộn dây chính của MBA và các ngăn đường dây 110kV.
C. Ngăn tụ bù
D. Bao gồm cả 2 câu B và C.

Câu 67: Chống sét van được đặt ở các vị trí sau:

A. Ngăn MBA phía 110kV
B. Ngăn đường dây 110kV
C. Ngăn lộ tổng trung áp và ngăn MBA phía trung thế theo quy phạm
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 68: Chống sét van dùng để:

A. Chống quá áp phần mang điện được bảo vệ do quá điện áp khí quyển
B. Chống quá áp do quá trình đóng cắt không tải
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 69: Các rơ le bảo vệ khoảng cách cho đường dây 110kV được cài đặt:

A. 3 vùng bảo vệ
B. 3 hoặc 4 vùng bảo vệ
C. Ít nhất 3 vùng bảo vệ
D. 4 vùng bảo vệ

Câu 70: Cả tín hiệu dòng và áp cần được cung cấp cho các chức năng bảo vệ sau:

A. 87, 67 và 21
B. 67 và 21
C. 74 và 21
D. Tất cả A, B và C đều đúng

Câu 71: Chức năng bảo vệ 50REF (hoặc 64REF) cho MBA lực là chức năng:

A. Bảo vệ chạm đất giới hạn cuộn dây MBA
B. So lệch có hãm
C. Quá dòng cắt nhanh
D. Quá dòng có kiểm tra áp

Câu 72: Chức năng bảo vệ 27 là chức năng

A. Tần số thấp
B. Điện áp thấp
C. Điện áp cao
D. Báo mức dầu thấp

Câu 73: Rơ le 26 bảo vệ nội bộ MBA lực là:

A. Rơ le áp suất
B. Rơ le nhiệt độ
C. Rơ le hơi
D. Rơ le khóa

Câu 74: Bảo vệ chính đặt bên ngoài MBA lực được tích hợp các chức năng sau:

A. 87T, 49, 64, 67/67N, 50/51, 50/51N
B. 87T, 64, 67/67N, 50/51, 50/51N
C. 87T, 49, 67/67N, 50/51, 50/51N
D. 87T, 49, 64, 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF

Câu 75: Bảo vệ cho giàn tụ bù trung thế được tích hợp các chức năng sau:

A. 50BF, 74, 79, 50/51, 50/51N.
B. 50BF, 74, 50/51, 50/51N.
C. 50BF, 50/51, 50/51N, 79.
D. 50BF, 50REF, 74, 50/51, 50/51N.

Câu 76: Bảo vệ và tự động cho đường dây trung áp được tích hợp các chức năng sau:

A. 50BF, 74, 79, 50/51, 50/51N.
B. 50BF, 74, 50/51, 50/51N, 81
C. 50BF, 64, 74, 79, 50/51, 50/51N, 81. 
D. 50BF, 74, 79, 50/51, 50/51N, 81.

Câu 77: Bảo vệ và tự động ngăn đường dây 110kV bao gồm các chức năng sau

A. 74, 50/51, 50/51N, 25, 81, 79, 67/67N, 21, 85
B. 27/59, 74, 50/51, 50/51N, 25, 85, 79, 67/67N, 21
C. 27/59, 74, 50/51, 50/51N, 25, 85, 81, 67/67N, 21
D. 74, 50/51, 50/51N, 25, 79, 67/67N, 21, 85

Câu 78: Các rơ le bảo vệ nội bộ chính của MBA lực gồm có:

A.Rơ le hơi, nhiệt độ cuộn dây, nhiệt độ dầu, mức dầu thấp, áp suất đột biến.
B. Rơ le hơi, nhiệt độ cuộn dây, nhiệt độ dầu, so lệch, áp suất đột biến.
C. Rơ le hơi, nhiệt độ cuộn dây, nhiệt độ dầu, so lệch, mức dầu thấp, áp suất đột biến.
D. Tất cả A, B và C đều sai.

Câu 79: Máy cắt ngăn đường dây 110kV bị tác động do rơ le 67, điều hành viên trạm cần xác định các thông số sự cố sau:

A. Dòng sự cố, vị trí sự cố và hướng sự cố
B. Dòng sự cố và vùng sự cố và hướng sự cố
C. Dòng sự cố, pha sự cố, vùng sự cố và hướng sự cố
D. Dòng sự cố, pha sự cố và hướng sự cố

Câu 80: Rơ le bảo vệ khỏang cách 21 lấy tín hiệu áp như sau:

A. Chỉ cần 1 pha trên biến điện áp ngăn đường dây đó
B. Phải đủ 3 pha trên biến điện áp thanh cái 110kV
C. Chỉ cần 2 pha trên biến điện áp ngăn đường dây hoặc thanh cái
D. Câu B và C đều đúng

Câu 81: Chức năng 50BF được tích hợp bảo vệ cho 1 máy cắt lộ ra trung áp để

A. Bảo vệ dự phòng cho máy cắt này khi máy cắt này không tác động khi có sự cố bằng cách cắt máy cắt tổng phía 110kV của MBA
B. Bảo vệ cho máy cắt này khi máy cắt này không tác động khi có sự cố bằng cách cắt máy cắt tổng phía trung thế của MBA
C. Bảo vệ dự phòng cho máy cắt này khi máy cắt này không tác động khi có sự cố bằng cách cắt tất cả các máy cắt lộ ra trung áp khác
D. Bảo vệ dự phòng cho máy cắt này khi máy cắt này không tác động khi có sự cố bằng cách cắt máy cắt tổng phía trung thế của MBA

Câu 82: Bảo vệ so lệch thanh cái 110kV 87B nhận tín hiệu dòng từ biến dòng điện của

A. Tất cả các ngăn máy biến áp nối đến thanh cái
B. Tất cả các ngăn đường dây 110kV nối đến thanh cái
C. Tất cả các ngăn 110kV nối đến thanh cái
D. Cả 3 câu trên đều sai

Câu 83: Tụ bù lắp đặt tại thanh cái trung áp của cac trạm biến áp trung gian nhằm mục đích 

A. Tăng công suất phản kháng truyền qua máy biến thế
B. Giảm công suất phản kháng truyền qua máy biến thế
C. Tăng khả năng tải công suất tác dụng qua máy biến thế
D. Cả B và C đều đúng

Câu 84: Trung tính cuộn dây cao và trung thế của máy biến thế lực 110/22kV được nối đất như sau:

A. Trung tính cuộn 110kV nối đất trực tiếp, trung tính cuộn 22kV không nối đất
B. Trung tính cuộn 110kV không nối đất, trung tính cuộn 22kV nối đất trực tiếp
C. Trung tính cả 2 cuộn đều được nối đất
D. Trung tính cả 2 cuộn đều không được phép nối đất

Câu 85: Trong mạch điện 3 pha có bao nhiêu trường hợp về khả năng thay đổi thứ tự pha:

A. 2 trường hợp              
B. 3 trường hợp
C. 4 trường hợp              
D. 6 trường hợp

Câu 86: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố Hệ thống điện Quốc gia, yêu cầu về rơ le bảo vệ khi đưa thiết bị vào vận hành:

A. Các thiết bị điện và đường dây dẫn điện chỉ được mang điện khi các bảo vệ rơ le chống mọi dạng sự cố cùng được đưa vào làm việc.
B. Khi các rơ le bảo vệ được tách ra không cho làm việc hoặc do bị hư hỏng một vài dạng bảo vệ rơ le thì những rơ le bảo vệ còn lại vẫn phải bảo đảm bảo vệ đầy đủ chống mọi dạng sự cố, thời gian loại trừ ngắn mạch cho các thiết bị điện và đường dây dẫn điện.
C. Khi đưa bảo vệ tác động nhanh của phần tử đấu nối ra khỏi vận hành, thì tùy theo điều kiện ổn định phải đưa bảo vệ tác động nhanh tạm thời hoặc gia tốc bảo vệ dự phòng hoặc chỉnh định lại rơ le bảo vệ khác cho phù hợp.
D. Bao gồm cả 3 câu trên.

Câu 87: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, việc thử mẫu dầu MBA trong vận hành phải được thử:

A. Mỗi năm một lần.
B. Sau khi đại tu.
C. Sau khi phát hiện tình trạng bất thường của MBA.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 88: Theo Thông tư Quy định Điều độ hệ thống điện Quốc gia, đơn vị Quản lý vận hành thiết bị phải thực hiện thí nghiệm, kiểm tra và xác nhận thiết bị điện đủ tiêu chuẩn vận hành trước khi đưa vào vận hành đối với những thiết bị điện được tách dự phòng (không mang điện) trong thời gian bao lâu:

A. Quá 90 ngày.
B. Quá 180 ngày.
C. Quá 270 ngày.
D. Quá 365 ngày.

Câu 89: Theo Thông tư Quy định Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện Quốc gia, trường hợp tác động sai hoặc từ chối tác động của trang thiết bị rơle bảo vệ và tự động hoặc phát hiện có hư hỏng trong thiết bị, nhân viên vận hành thiết bị có trách nhiệm phải thông báo ngay với:

A. Cấp điều độ có quyền điều khiển.
B. Cấp điều độ có quyền kiểm tra.
C. Đơn vị quản lý vận hành thiết bị.
D. Bao gồm cả hai câu a và c.

Câu 90: Trong chế độ vận hành bình thường, việc thao tác thiết bị có điện áp từ 01 kV trở lên, kể cả trường hợp thao tác không quá ba bước đuợc tiến hành khi:

A. Có phiếu thao tác đã được phê duyệt.
B. Có lệnh thao tác.
C. Đã đến giờ tiến hành thao tác đuợc ghi trong phiếu thao tác.
D. Bao gồm cả hai câu a và b.

Câu 91: Theo Thông tư Quy định Quy trình thao tác hệ thống điện Quốc gia, khi thấy có điều không hợp lý hoặc không rõ ràng trong phiếu thao tác, người giám sát hoặc người thao tác cần liên hệ với ai để giải thích rõ các bước thao tác trước khi tiến hành thao tác:

A. Người viết phiếu.
B. Người duyệt phiếu.
C. Người ra lệnh.
D. Người duyệt phiếu hoặc người ra lệnh.

Câu 92: Theo Thông tư Quy định Quy trình thao tác hệ thống điện Quốc gia, trong khi thực hiện thao tác theo phiếu thao tác, nếu cảm thấy trình tự thao tác không hợp lý thì người giám sát hoặc người thao tác:

A.Vẫn phải thực hiện tất cả các thao tác đúng theo trình tự trong phiếu thao tác.
B. Có thể thay đổi trình tự thao tác cho phù hợp với tình hình thực tế.
C.Không được thay đổi trình tự thao tác khi chưa được phép của người ra lệnh.
D.Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 93: Theo Thông tư Quy định Quy định Quy trình xử lý sự cố trong HTĐQG, các máy biến áp được phép làm việc:

A. Lâu dài với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định mức trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải.
B. Lâu dài với điện áp cao hơn không quá 20% điện áp định mức trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải.
C. Lâu dài với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định mức trong điều kiện máy biến áp không quá 25% tải địnhh mức.
D. Lâu dài với điện áp cao hơn không quá 20% điện áp định mức trong điều kiện máy biến áp không quá 25% tải địnhh mức.

Câu 94: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, đối với những MBA có bộ điều áp dưới tải (OLTC) thì:

A. Cần duy trì thường xuyên sự tương ứng giữa điện áp lưới và điện áp nấc điều chỉnh.
B. Không được vận hành lâu dài MBA với bộ điều áp dưới tải không làm việc.
C. Cả hai câu a và b đều đúng.
D. Cả hai câu a và b đều sai.         

Câu 93: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, việc tiểu tu các bộ điều áp dưới tải (OLTC) được thực hiện:

A. Định kỳ 05 năm một lần.
B. Sau một số lần chuyển mạch theo quy định của Công ty.
C. Sau một số lần chuyển mạch theo quy định của nhà chế tạo.
D. Sau 80.000 lần chuyển mạch.

Câu 94: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, việc đại tu các MBA được tiến hành:

A. Tùy thuộc vào kết quả thí nghiệm và tình trạng của MBA.
B. Sau 10 năm vận hành.
C. Tình trạng của MBA sau khi bị sự cố.
D. Bao gồm cả 3 câu trên.

Câu 95: Theo Quy trình vận hành và sửa chữa MBA, việc đại tu phục hồi các MBA được tiến hành:

A. Sau khi các MBA bị sự cố cuộn dây.
B. Sau khi các MBA bị sự cố lõi thép.
C. Khi có nhu cầu cải tạo MBA.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 96: Đường dây 110kV được bảo vệ bằng 2 chức năng rơ le khoảng cách 21 và quá dòng có hướng 67 thì:

A. Cả 2 rơ le 21 và 67 đều bảo vệ chính.
B. Rơ le 67 là bảo vệ chính, rơ le 21 bảo vệ dự phòng.
C. Tùy thuộc vào từng đường dây sẽ cài đặt chức năng bảo vệ chính và dự phòng cho 2 rơ le này.
D. Rơ le 21 là bảo vệ chính, rơ le 67 bảo vệ dự phòng.

Câu 97: Theo quy trình vận hành và sửa chữa MBA, khi nhiệt độ dầu trong MBA tăng lên quá mức giới hạn, nhân viên trực ca phải tìm nguyên nhân và biện pháp để giảm bớt nhiệt độ dầu bằng cách:

A. Kiểm tra phụ tải của MBA và nhiệt độ môi trường làm mát
B. Kiểm tra thiết bị làm mát, tình hình thông gió của buồng đặt máy
C. Kiểm tra màu sắc của dầu
D. Cả A và B đều đúng

Câu 98: Hệ thống SCADA tại trạm gồm các thành phần chính nào?

A. Relay bảo vệ, đồng hồ đa chức năng.
B. RTU/Gateway, máy tính HMI, thiết bị truyền dẫn, Relay bảo vệ, đồng hồ đa chức năng.
C. Thiết bị truyền dẫn, relay bảo vệ, đồng hồ đa chức năng.
D. Máy tính HMI, RTU/Gateway.

Câu 99: Giao thức scada truyền về các trung tâm điều độ là gì?

A. IEC 60870-5-101, IEC 60870-5-104.
B. IEC 61850, IEC 60870-5-103, Modbus.
C. DNP3, Modbus, SPA bus.
D. Cả 3 câu đề đúng

Câu 100: Hệ thống Gateway gồm các thành phần chính nào?

A. Máy tính công nghiệp +  phần mềm Gateway SCADA
B. Máy tính để bàn + phần mềm RTU
C. Máy tính để bàn + phần mềm HMI
D. Máy tính công nghiệp + RTU

Câu 101: Các tín hiệu SCADA trên HMI và truyền về các Trung tâm điều độ bao gồm các tín hiệu nào sau đây:

A. Đo lường, trạng thái, điều khiển, cảnh báo.
B. Đo lường, trạng thái điều khiển.
C. Đo lường, trạng thái, điều khiển, cảnh báo, truy xuất sự cố từ relay.
D. Cả 3 câu đều đúng

Câu 102: Hệ thống truyền dẫn tại TBA truyền về Trung tâm SCADA bao gồm các loại gì sau đây:

A. RTU hoặc Gateway hoặc switch.
B. Thiết bị ghép kênh (PCM) hoặc Converter hoặc switch mạng MAN.
C. RTU hoặc relay bảo vệ hoặc đồng hồ đa chức năng
D. Máy tính HMI.

Câu 103: Giao thức SCADA kết nối tại TBA bao gồm:

A. IEC 60870-5-101, IEC 60870-5-104
B. IEC 61850, IEC 60870-5-103, Modbus
C. DNP3, Modbus, SPA bus
D. Cả 3 câu đề đúng.

Câu 104: Khi mất kết nối SCADA về Trung tâm ĐKX, các nguyên nhân có thể là:

A. RTU, Gateway, thiết bị truyền dẫn bị mắt nguồn.
B. RTU bị cổng truyền thông hoặc thiết bị truyền dẫn bị lỗi.
C. Cáp mạng từ RTU đến thiết bị truyền dẫn bị đứt
D. Cá 3 câu đều đúng

Câu 105: Khi không điều khiển thiết bị được từ TT ĐKX, các nguyên nhân có thể:

A. Khóa phân quyền tại ngăn đó chưa chuyển lên Sup, đối với ngăn 22kV thì là Remote.
B. Khóa phân quyền tổng tại tủ RTU chưa chuyển lên chế độ SCADA.
C. Chưa đủ điều kiện liên động về điện của ngăn đó
D. Cả 3 câu đều đúng

Câu 106: Tín hiệu đo lường SCADA tại HMI và Trung tâm điều khiển xa được lấy từ đâu:

A. Đồng hồ đa chức năng tại trạm.
B. Công tơ đo đếm tại trạm.
C. Relay bảo vệ tại trạm.
D. Câu A hoặc C

Câu 107: Hệ thống HMI tại trạm và hệ thống đọc công tơ từ xa qua mạng internet có liên quan như thế nào sau đây:

A. Hai hệ thống từ một nguồn server.
B. Hai hệ thống độc lập không liên quan đến nhau.
C. Hai hệ thống đều lấy từ internet.
D. Cả 3 câu đều đúng.

Câu 108: Đường truyền SCADA A2 và TT ĐKX có liên quan gì với nhau:

A. Hai kênh SCADA riêng biệt xuất phát từ hệ thống RTU hoặc Gateway.
B. Khi mất kết nối SCADA đến A2 có thể không ảnh hưởng đến kết nối đến TT ĐKX
C. Khi mất kết nối SCADA đến TT ĐKX có thể không ảnh hưởng đến kết nối đến A2
D. Cả ba câu đều đúng

Câu 109: Khi bị mất kết nối SCADA đến các Trung tâm điều độ, cần kiểm tra bằng mắt những gì:

A. Thiết bị RTU/Gateway có bị mất nguồn hoặc có hiện tượng lạ
B. Thiết bị truyền dẫn tại tủ truyền thông có bị mất nguồn
C. Máy tính HMI có bị mất nguồn
D. A và B đúng

Câu 110: Khi bị mất kết nối đến máy tính HMI nên kiểm tra cái gì:

A. Nhìn bằng mắt thường đèn led tại cổng mạng của máy tính có sáng hay bị tắt.
B. Theo hướng dẫn của CBKT SCADA thực hiện việc ping địa chỉ tại máy tính HMI.
C. Khởi động lại máy tính HMI theo hướng dẫn của CBKT
D. Cả ba câu đều đúng

Câu 111: Máy tính HMI tại trạm thường không được làm gì:

A. Không cắm USB tùy ý vì có thể bị virus
B. Không được kết nối mạng internet
C. Điều khiển các thiết bị qua máy tính HMI
D. Câu A và B đúng

Câu 112: Đối với máy tính sử dụng HMI của RTU560 cần lưu ý điều gì:

A. Khi màn hình bị mất giao diện sơ đồ một sợi có thể ra ngoài màn hình desktop mở lại.
B. Khi phần mềm hỏi update java không nên bấm vào update.
C. Khi RTU560 bị lỗi thì HMI cũng bị mất theo.
D. Cả 3 câu đều đúng

Câu 113: Các mã hiệu chủng loại của RTU, gateway các TBA của Công ty là:

A. Micom P132, Toshiba GRE140
B. RTU560, C264, Calisto, Gateway D400, Eclipse, ATS.
C. C264, D400, Micom P141
D. RTU560, D400, Elipse, GRD110, GRT100, ATS

Câu 114: Theo Thông tư Quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, trường hợp thao tác đơn giản có số bước không quá 03 bước thì đơn vị nào được phép không càn lập phiếu thao tác:

A. Các cấp Điều độ.
B. Cấp điều độ Công ty, trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa.
C. Các cấp điều độ và trung tâm điều khiển xa.
D. Các cấp điều độ, trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa.

Câu 115: Theo quy trình phối hợp vận hành trạm biến áp không người trực giữa Công ty THH MTV Điện lực Đồng Nai với trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam, trường hợp thao tác có kế hoạch thì nhân viên TTLĐ phải có mặt tại trạm điện trước thời gian dự kiến thao tác bao lâu đê phối hợp các thao tác?

A. Trường hợp thao tác theo kế hoạch. phải có mặt tại trạm điện ít nhất 15 phút trước thời gian dự kiến bắt đầu thao tác.
B. Trường hợp thao tác theo kế hoạch, phải có mặt tại trạm điện ít nhất 30 phút trước thời gian dự kiến bắt đầu thao tác.
C. Khi có yêu cầu của các cấp điều độ liên quan.
D. Trường hợp thao tác theo kế hoạch, phải có mặt tại trạm điện ít nhất 45 phút trước thời gian dự kiến bắt đầu thao tác.

Câu 116: Theo quy trình phối hợp vận hành trạm biến áp không người trực giữa Công ty THH MTV Điện lực Đồng Nai với trung tâm Điều độ hệ thông điện miền Nam, yêu cầu mỗi ca trực vận hành tổ TTLĐ được bố trí bao nhiêu ngươi?

A. Mỗi ca trực vận hành của tổ TTLĐ được bố trí ít nhất 03 người, trong đó có ít nhất 01 người đảm nhận chức danh Trưởng ca.
B. Mỗi ca trực vận hành của tổ TTLĐ được bố trí ít nhất 03 người, trong đó có ít nhất 02 người đảm nhận chức danh Trưởng ca.
C. Mỗi ca trực vận hành của tổ TTLĐ được bố trí ít nhất 02 người, trong đó có ít nhất 01 người đảm nhận chức danh Trưởng kíp trạm điện. Trưởng kíp trạm điện được cấp có thẩm quyền cấp CNVH và được công nhận chức danh Trướng kíp trạm điện theo quy định. Trường hợp có sự cố xảy ra đồng thời tại nhiều trạm điện, Tổ TTLĐ có thể bố trí thêm NVVHLĐ để đảm bảo thực hiện nhanh chóng nhiệm vụ thao tác và xử lý sự cố.
D.

Câu 117: Theo quy trình phối hợp vận hành trạm biến áp không người trực giữa Công ty THH MTV Điện lực Đồng Nai với trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam, trong trường hợp mất SCADA ai là người cập nhật các số liệu vận hành hàng giờ, hàng ngày tại trạm điện?

A. Trưởng kíp TTĐKX đương ca cập nhật.
B. Trực ban Đội VHLĐ CT đương ca cập nhật.
C. Nhân viên vận hành TTLĐ đương ca cập nhật.
D.

Câu 118: Theo quy trình phối hợp vận hành trạm biến áp không người trực giữa Công ty THH MTV Điện lực Đồng Nai với trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam, ai là người thực hiện việc cho phép đơn vị công tác vào làm việc và tiếp nhận nơi làm việc khi kết thúc công tác theo đúng quy định hướng dẫn thực hiện Phiếu công tác, Quy trình an toàn điện?

A. Trưởng kíp TTĐKX đương ca.
B. Nhân viên bảo vệ trạm đương ca.
C. Trực ban ĐQLVHLĐ CT đương ca.
D. Nhân viên vận hành TTLĐ đã được công nhận các chức danh liên quan.

Câu 119: Theo quy trình phối hợp vận hành trạm biến áp không người trực giữa Công ty THH MTV Điện lực Đồng Nai với trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam, trong trường hợp công tác có kế hoạch, phiếu thao tác phải chuyển cho NVVHLĐ trước thời điểm dự kiến thực hiện thao tác ít nhật là:

A. 45 phút trước thời điểm dự kiến thực hiện thao tác.
B. 60 phút trước thời điểm dự kiến thực hiện thao tác.
C. 90 phút trước thời điểm dự kiến thực hiện thao tác.
D. 120 phút trước thời điểm dự kiến thực hiện thao tác.

Câu 120: Theo Thông tư Quy định Quy trình thao tác HTĐQC, cho phép kiểm tra trạng thái máy cắt theo chỉ thị của tín hiệu và thông số đo lường tại phòng điều khiển mà không cần kiểm tra chỉ thị trạng thái tại chỗ trong trường hợp:

A. Sau khi thao tác máy cắt, không thao tác dao cách ly hai phía của máy cắt này; Thực hiện thao tác xa hoặc Thao tác trong điều kiện thời tiết xấu.
B. Sau khi thao tác máy cắt, việc thao tác dao cách ly hai phía máy cắt được thực hiện băng điều khiên từ xa (tại phòng điều khiển trung tâm), Thực hiện thao tác xa hoặc Thao tác trong điều kiện thời tiết xấu.
C. Sau khi thao tác máy cắt, không thao tác dao cách ly hai phía cúa máy cắt này hoặc việc thao tác dao cách ly hai phía máy cắt được thực hiện băng điều khiển từ xa (tại phòng điều khiến trung tâm); Thực hiện thao tác xa hoặc Thao tác trong điều kiện thời tiết xấu.
D. Sau khi thao tác máy cắt, không thao tác dao cách ly hai phía của máy cắt nảy hoặc việc thao tác dao cách ly hai phía máy cắt được thực hiện bằng điều khiển từ xa (tại phòng điều khiển trung tâm).

Câu 121: Theo quy trình phối hợp vận hành trạm biễn áp không người trực giữa Công ty THH MTV Điện lực Đồng Nai với trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam, trong trường hợp đặc biệt (hệ thống SCADA TTĐK mất kết nối diện rộng, mất điện diện rộng, tan rã lưới điện ...) sau khi đã tái lập ca trực vận hành tại trạm điện NVVHLĐ nhận và thực hiện các lệnh điều độ trực tiếp từ?

A. Cấp Điều độ có quyền điều khiến.
B. Đơn vị quản lý vận hành.
C. Trưởng kíp TTĐKX.
D. Cả a và c đều đúng.

Câu 122: Theo quy trình phối hợp vận hành trạm biến áp không người trực giữa Công ty THH MTV Điện lực Đông Nai với trung tâm Điều độ hệ thống điện Miền Nam, trong trường hợp Điều khiển xa từ TTĐK đến trạm điện không người trực không đáp ứng, NVVHLĐ sẽ nhận lệnh thao tác trực tiếp thiết bị từ Trưởng kíp TTĐK lúc này NVVHLĐ sẽ thực hiện:

A. Di chuyển từ vị trí trực lưu động đến trạm điện nhanh nhất có thể và không muộn hơn thời gian cho phép theo quy định của đơn vị khi nhận được thông báo từ Trưởng kíp TTĐK.
B. Khi có mặt tại trạm điện, NVVHLĐ phải báo cáo ngay họ và tên, chức danh cho Trưởng kíp TTĐK.
C. Nhận và thực hiện các lệnh điều độ từ Trưởng kíp TTĐK trong thời gian có mặt tại trạm điện.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 123: Các khóa thao tác tại tủ ĐK sau đây, đúng khi mở MC 171 tại TTĐK.

A. Khóa Lo/Re tại tủ ĐK MC tại chỗ ở chế độ Local, khóa Re/Sup tại tủ ĐK MC trong P.ĐH ở chế độ Local.
B. Khóa Lo/Re tại tủ ĐK MC tại chỗ ở chế độ Local, khóa Re/Sup tại tủ ĐK MC trong P.ĐH ở chế độ Remote.
C. Khóa Lo/Re tại tủ ĐK MC tại chỗ ở chế độ Remote, khóa Re/Sup tại tủ ĐK MC trong P.ĐH ở chế độ Remote.
D. Khóa Lo/Re tại tủ ĐK MC tại chỗ ớ chế độ Remote, khóa Re/Sup tại tủ ĐK MC trong P.ĐH ở chế độ Supervision.

Câu 124: Trong trạm điện 110kV khoá Remote/Supervise là khoá phân quyền thao tác tại:

A. Thao tác từ xa/ tại chỗ.
B. Thao tác từ TTĐK/HMI.
C. Thao tác từ TTĐK/từ xa.
D. Bao gồm cả A và B.

Câu 125: Trước khi nhân viên vận hành trạm điện thực hiện thao tác đóng/mở các thiết bị qua hệ thông máy tính HMI tại trạm thì cần kiểm tra những điều kiện gì?

A. Kiểm tra điều kiện liên động và trạng thái thiết bị cần thao tác.
B. Kiểm tra khoá Lo/Re.
C. Kiểm tra khoá Re/Sup.
D. Tắt cả các ý trên.

Câu 126: Điều kiện liên động điện nào sau đây đúng khi đóng hoặc mở DCL 131-1 tại TTĐK

A. DTĐ 131-15 (131-14) mở, DTĐ 431-38 mở, DTĐ thanh cái C11 mở, MC 131 mở, khóa L⁄R tại tủ ĐK DCL ở chế độ Remote, khóa Re/Sup tại tủ ĐK DCL trong P.ĐH ở chế độ Remote.
B. DTĐ 131-15 (131-14) mở, DTĐ 431-38 mở, MC 131 mớ, DTĐ thanh cái C11 mở, khóa Lo/Re tại tú ĐK DCL ở chế độ Remote, khóa Re/Sup tại tủ ĐK DCL trong P.ĐH ở chế độ Supervision.
C. DTĐ I131-15 (131-14) mở, DTĐ 431-38 mở, MC 131 mở, DTĐ thanh cái C11 mở, khóa Lo/Re tại tủ ĐK DCL ở chế độ Local, khóa Re/Sup tại tủ ĐK DCL trong P.ĐH ở chế độ Remote.
D. DTĐ I13I1-15 (131-14) mở, DTĐ 431-3§ mở, MC 131 mở, DTĐ thanh cái C11 mở, khóa Lo/Re tại tủ ĐK DCL ở chế độ Local, khóa Re/Sup tại tủ ĐK DCL trong P.ĐH ở chế độ Supervision.

Câu 127: Nhân viên trực vận hành tại các trạm 110kV KNT thuộc các tổ thao tác lưu động được phép thao tác một mình tại các vị trí thiết bị nhị thứ như sau:

A. Các khóa chế độ thao tác Remote/Supervison tại tủ điều khiển; chuyên đổi chế độ vận hành bộ đổi nấc OLTC Auto/Manual; tăng/giảm nấc OLTC bằng tay, dừng/chạy quạt tại tủ RCU;
B. ON/OFF CB cấp nguồn tại tủ phân phối AC, DC, vị trí thao tác các khóa trạng thái MC/DCL 110kV.
C. ON/OFF CB cấp nguồn cho mạch điều khiến (mạch trip) các MC 110kV 171, 172, 112 (cô lập mạch trip của các MC 171, 172, 112 đề thao tác đóng/cắt DCL 100-9), ON/OFF nguồn nuôi của rơ le, RTU/Gateway (reset rơ le bị lỗi).
D. Bao gồm cá 03 câu trên.

Câu 128: Theo quy trình phối hợp vận hành trạm điện 110kV KNT:

A. NVVHLĐ là nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của Trưởng kíp TTĐK.
B. NVVHLĐ là nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của ĐĐV phân phối.
C. NVVHLĐ là nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của ĐĐVA2, ĐĐV phân phối trong trường hợp trạm điện được chuyển sang vận hành ở chê độ có người trực.
+D. Bao gồm cả A và C.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#học