Tại sao biển đảo Việt Nam lại dễ xảy ra tranh chấp?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Về chính trị:

Đây là một vùng biển có ý nghĩa địa chính trị vô cùng quan trọng. Nó là đường hàng hải đông đúc thứ hai trên thế giới, trong khi nếu tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại chuyển qua hàng năm, hơn 50% đi qua Eo biển Malacca, Eo Sunda, và Eo Lombok. Hơn 1.6 triệu m³ (10 triệu barrel) dầu thô được chuyển qua eo biển Malacca hàng ngày, nơi thường xảy ra các vụ hải tặc, nhưng hiện đã giảm nhiều so với giữa thế kỷ 20.

Về kinh tế:

Vùng này đã được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1.2 km³ (7.7 tỷ barrel), với ước tính tổng khối lượng là 4.5 km³ (28 tỷ barrel). Trữ lượng Khí gas tự nhiên được ước tính khoảng 7.500 km³ (266 nghìn tỷ feet khối).

Theo những nghiên cứu do Sở môi trường và các nguồn lợi tự nhiên Philippine, vùng biển này chiếm một phần ba toàn bộ đa dạng sinh học biển thế giới, vì vậy nó là vùng rất quan trọng đối với hệ sinh thái.

Có rất nhiều tranh cãi về lãnh hải trên vùng Biển Đông và các nguồn tài nguyên của nó. Bởi Luật biển năm 1982 của Liên hiệp quốc cho phép các nước có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mở rộng 200 dặm biển (370.6 km) từ lãnh hải của họ, tất cả các nước quanh vùng biển có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền với những phần rộng lớn của nó. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển. Những báo cáo gần đây cho thấy CHND Trung Hoa đang phát triển một nhóm tàu sân bay để bảo vệ những đường vận chuyển nhiên liệu ở Biển Đông. Những vùng có nguy cơ tranh chấp gồm:

Indonesia và CHND Trung Hoa về vùng biển Đông Bắc đảo Natuna.

Philippines và CHND Trung Hoa về những khu khai thác khí gas Malampaya và Camago.

Philippines và CHND Trung Hoa về bãi cát ngầm Scarborough.

Việt Nam và CHND Trung Hoa về vùng biển phía tây Quần đảo Trường Sa. Một số hay toàn bộ quần đảo Trường Sa đang bị tranh chấp bởi Việt Nam, CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan), Philippines, và một số nước khác.

Quần đảo Hoàng Sa đang dưới sự quản lý và tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, CHND Trung Hoa quản lý 6 đảo từ năm 1974 đến nay.

Malaysia, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam về những vùng ở Vịnh Thái Lan.

Singapore và Malaysia dọc theo Eo biển Johore và Eo biển Singapore.

Cả Trung Hoa và Việt Nam đều theo đuổi các tuyên bố chủ quyền một cách mạnh mẽ. Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm được 6 đảo năm 1974 và 18 binh sĩ đã thiệt mạng. Quần đảo Trường Sa là nơi đã xảy ra xung đột hải quân, hơn bảy mươi lính thủy Việt Nam đã bị giết hại ở phía nam bãi đá ngầm Chigua tháng 3, 1988. Các nước tranh chấp thường xuyên thông báo về các vụ va chạm giữa các tàu hải quân.

ASEAN nói chung, và Trung Quốc nói riêng luôn muốn đảm bảo rằng những tranh chấp bên trong Biển Đông sẽ không leo thang trở thành xung đột quân sự. Vì vậy, các cơ cấu phát triển chung (Joint Development Authorities) đã được lập ra tại các vùng tranh chấp chồng lấn để cùng phát triển vùng và phân chia quyền lợi công bằng tuy nhiên không giải quyết vấn đề chủ quyền của vùng đó. Điều này đã trở thành sự thực, đặc biệt là ở Vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không ngại dùng vũ lực để lấy quần đảo Trường Sa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#news