vượt qua trở ngại mang tên "Nhút nhát"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Không có gì sai khi bạn thích dành thời gian cho việc một mình. Mỗi người trong chúng ta đều khác nhau trong cách sống và sở thích cá nhân.

Tuy nhiên, cần phải nhắc lại quan điểm này: Nhút nhất là sự sợ hãi những đánh giá có phần tiêu cực đến từ người khác, và đây cũng nên được nhìn nhận như một nhược điểm trong tính cách cần được thay đổi.

Điểm mấu chốt là sự nhút nhát làm cho cuộc sống của họ trở nên tồi tệ hơn. Người nhút nhát có thể thích kết bạn nhiều hơn và cũng mong muốn có những tương tác xã hội tốt hơn, nhưng nỗi sợ hãi tiềm tàng lại là rào cản ngăn họ làm những gì họ muốn, trái với nguyện vọng ban đầu đặt ra. Nếu như có thể loại bỏ nỗi sợ hãi này thì cuộc sống của người nhút nhát sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.

Mặc dù vậy, cũng không thể chắc chắn khi cho rằng người hướng nội lúc nào cũng tự tin hoàn toàn. Tôi biết nhiều người hướng nội khá rụt rè và cảm thấy chưa thực sự thấy thoải mái khi đặt vào những hoàn cảnh mới.

Trong những trường hợp này, người hướng nội sẽ như hạt mầm vậy, bạn chưa thể biết chân dung thực sự đứng sau sự nhút nhát ấy. Bạn nhìn thấy một hạt mầm nhưng chưa thể khẳng định đó là loại cây nào, bạn chỉ có thể biết kết quả sau một thời gian nhất định (tùy thuộc loại cây đó có thời gian sinh trưởng ra sao). Vậy thì, nếu người đó mang trong mình những đặc điểm như thích giao lưu bạn bè, thích đám tiệc, thích tiếng reo hò, thích nói chuyện, tụ tập lắm kiểu càng đông càng vui nhưng không dám đến vì sợ... thì đây chính là sự nhút nhát đã được đề cập bên trên.

Tương tự cho người nhút nhát nhưng vỏ bọc ấy là của người hướng nội. Người nhút nhát chỉ cần phá vỡ vỏ bọc thì họ sẽ trở thành một trong hai kiểu: hướng ngoại hoặc hướng nội. Người hướng nội có thể hơi nhút nhát hoặc điềm tĩnh, nhưng nếu nói ngược lại thì chưa hoàn toàn chính xác.

Điều đáng mừng là nếu nắm rõ được một vài cách để hạn chế tính nhút nhát, nâng cao kỹ năng giao tiếp thì người đó sẽ giảm được đáng kể tính cách tiêu cực của mình.

BƯỚC 1: Hiểu đúng về tính nhút nhát

1. Suy nghĩ về những nguyên nhân gây ra sự nhút nhát

Sự nhút nhát không nhất thiết đồng nghĩa với việc bạn là người sống nội tâm hoặc bạn không thích chính mình. Đơn giản nó chỉ là sự bối rối khi có quá nhiều sự chú ý đang hướng vào bạn. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự nhút nhát? Thông thường, nó là triệu chứng của những vấn đề phức tạp hơn. Sau đây là 4 nguyên nhân chính dẫn đến sự nhút nhát:

Bạn luôn tự nhận mình là người rất yếu đuối: Điều này xảy ra khi chúng ta hay tự đánh giá mình và tiếng nói vang lên trong đầu chúng ta mang màu sắc của sự tiêu cực. Thật khó để chấm dứt việc nghĩ về nó và bạn vẫn cứ liên tục như vậy mà không biết cách khắc phục.

Bạn không mấy tin tưởng về những lời ngợi khen dành cho mình: Dù bạn có nghĩ là mình đẹp, ai đó cũng nghĩ rằng bạn rất đẹp nhưng bạn vẫn cho rằng họ đang nói dối. Thay vào đó, bạn có thể nói lời cảm ơn nhẹ nhàng và lịch sự đến đối phương. Bạn không nên nói cho họ biết rằng lời khen ấy với bạn không có giá trị gì cả.

Bạn đang quá bận tâm vào việc thoát khỏi tình huống không mong muốn: Điều này xảy ra khi bạn đang chú ý vào bản thân quá nhiều. Đồng thời, bạn cũng sẽ cảm thấy lo lắng khi có ai đó đang tiến đến gần mình và chỉ muốn bỏ chạy thật nhanh, bỏ qua những cơ hội giao tiếp xã hội.

Bạn hay bị bạn bè trêu chọc: Ở bất kỳ nơi đâu hay ở hoàn cảnh nào, bạn vẫn sẽ bị trêu chọc như bình thường. Thay vì đối mặt, bạn có xu hướng lẩn tránh và dễ khiến cho họ thích chọc ghẹo bạn hơn. Từ đó trở đi, bạn có xu hướng thụ động và nhút nhát hơn.

2. Chấp nhận mình là người nhút nhát

Một trong những bước đầu tiên để vượt qua sự nhút nhát là cố gắng chấp nhận sự thật rằng mình nhút nhát và luôn cảm thấy thoải mái với điều đó. Bạn càng chống lại thì nó lại càng trở nên mạnh mẽ hơn. Nếu bạn nhút nhát thì hãy chấp nhận và coi như đó là một phần của bản thân mình. Có một cách để làm quen với điều này, đó là hãy nói với chính mình nhiều lần rằng: “Vâng, tôi là người nhút nhát và tôi hoàn toàn thừa nhận như vậy.”

3. Nhận biết các tác nhân gây ra sự nhút nhát

Bạn cảm thấy xấu hổ khi đứng trước người lạ, khi học một kỹ năng mới, khi trải nghiệm một tình huống mới, khi được những người bạn biết và ngưỡng mộ đứng quanh mình, khi bạn không biết bất cứ ai ở nơi bạn đang đứng? Những lúc như vậy, hãy cố gắng bắt kịp những suy nghĩ bất chợt trong đầu trước khi lại bị sự nhút nhát bao trùm.

Tất nhiên, không phải tất cả các tình huống làm cho bạn nhút nhát. Bạn vẫn cảm thấy rất tự tin khi ở bên cạnh gia đình, đúng không? Vậy hãy thử nghĩ xem gia đình bạn khác gì so với những người lạ mặt xung quanh bạn? Rất đơn giản thôi, vì bạn đã quá thân quen với những người trong gia đình. Bạn nhút nhát không phải do bạn, mà do những tình huống bạn đang gặp phải.

4. Lập danh sách các tình huống khiến bạn cảm thấy lo lắng

Sắp xếp các việc khiến bạn lo lắng theo mức độ từ thấp đến cao mà bạn có thể mường tượng được. Khi đã viết ra các chi tiết cụ thể, bạn sẽ có nhiệm vụ phải giải quyết từng bước một cho đến khi nào vượt qua được hoặc hạn chế được

mức thấp nhất tất cả các trường hợp đó.
Hiện thực hóa càng nhiều vấn đề trong danh sách càng tốt. Chẳng hạn như “Bạn phải nói trước mặt mọi người”, dù cho trước đây nó là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Hãy thử bằng một cách khác. Bạn hãy thử nói chuyện với người bạn đồng cảm, thử nói chuyện với người bạn cảm thấy bị hấp dẫn bởi điều nào đó ở họ. Càng hiểu rõ vấn đề bao nhiêu thì bạn càng biết cách để vượt qua chúng bấy nhiêu.

5. “Chinh phục” danh sách:

Một khi bạn đã lập được danh sách khoảng 10 – 15 nguyên nhân gây cho bạn sự căng thẳng, hãy bắt đầu khắc phục từng nguyên nhân một. Bạn nên chọn những tình huống “dễ thở” để giải quyết đầu tiên vì nó sẽ giúp bạn thêm tự tin để bước qua nguyên nhân tiếp theo.

Đừng quá lo lắng khi bạn phải quay trở lại nguyên nhân nào đó khi điều bạn đang chọn có vẻ khó thực hiện. Hãy tự tạo ra không gian cho mình và hãy luôn đặt sự nỗ lực cao nhất để thúc đẩy chính bản thân mình.

BƯỚC 2: Chinh phục tâm trí

1. Coi tính nhút nhát này như một nguồn động lực

Bất cứ điều gì khiến bạn nhút nhát là vì bạn cảm nhận nó là nguyên nhân tạo ra sự nhút nhát. Theo một cách nào đó, từ khi còn nhỏ chúng ta đã được “lập trình” để phản ứng với những sự vật/sự việc nhất định như tránh xa những người lạ, động vật có kích thước lớn hoặc nguy hiểm... Chúng ta thường phản ứng theo bản năng đối với một trong số những sự việc này và cách thức phản ứng cũng luôn có sự khác biệt rất lớn. Ví dụ: Có người nhìn thấy một con thằn lằn đáng yêu nhưng người khác lại cho rằng đó là loài bò sát thật xấu xí. Sự khác biệt này xuất phát từ ký ức và những trải nghiệm (hoặc thiếu trải nghiệm) với sự vật mà ví dụ cụ thể ở đây là con thằn lằn. Cũng giống như vậy, khi những người nhút nhát nhìn thấy người lạ (xem đây là nhân tố kích thích) thì phản ứng tự nhiên của họ sẽ là nhút nhát. Sự thật là bạn có thể thay đổi phản ứng này bằng cách “lập trình” lại tâm trí của mình. Nếu muốn, bạn có thể thực hiện theo những cách sau:

Hãy luôn tự đặt câu hỏi và kiểm tra xem các lý do đó có xác đáng hay không. Ví dụ bạn cảm thấy cần rèn luyện khả năng nói trước đám đông để vượt qua sự nhút nhát. Cố gắng đánh giá liệu sự nhút nhát này có thể coi như nguồn động lực của bản thân hay không và làm ngược lại với những tình huống đã từng khiến bạn phải xấu hổ. Khi bạn cảm thấy bối rối ở nơi công cộng, bạn thường rời khỏi đó để tìm chốn yên tĩnh vì đó có thể là cách bạn vẫn làm trong một thời gian dài. Nhưng lần này, khi bạn cảm thấy bối rối, hãy thử ép mình làm điều ngược lại. Tức là cố gắng nói chuyện với mọi người. Có thể lần đầu bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu nhưng bạn bắt buộc phải xem những khó khăn này là động lực để bản thân cố gắng hơn. Cảm xúc tiêu cực này càng lớn bao nhiêu thì bạn càng phải tự thúc đẩy chính mình bấy nhiêu. Sau khi cố gắng thực hiện điều này

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro