giuakiPLC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mạch tổ hợp : là mạch mà trạng thái đầu ra của mạch chỉ phụ thuộc vào tổ hợp các trạng thái đầu vào mà ko phụ thuộc vào trình tự tác động của các phần từ đầu vào. Theo quan điểm điều khiển thì mạch tổ hợp là mạch hở, ko có phản hồi, nghĩa là trạng thái đóng mở của các phần tử trong mạch hoàn toàn không phụ thuộc vào các tín hiệu đầu ra.

Mạch trình tự : là mạch trong đó trạng thái tín hiệu ra không những phụ thuộc vào trạng thái của các tín hiệu đầu vào mà còn phụ thuộc vào trình tự tác động của các tín hiệu vào, nghĩa là có nhớ các trạng thái. Như vậy về mặt thiết bị thì mạch trình tự ko những có các phần tử đóng, mở mà còn có các phần tử nhớ.

------

PLC : programmable logic control là thiết bị điều khiển logic lập trình được, hay còn gọi là khả trình. Cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua ngôn ngữ lập trình.

----

Cấu trúc:

+Một hệ thống lập trình cơ bản phải gồm có hai phần: khối xử lý trung tâm (CPU: Central Processing Unit) và hệ thống giao tiếp vào/ra (I/O)

Trong đó:

-Thiết bị đầu vào gồm các thiết bị tạo ra tín hiệu điều khiển như nút nhấn, cảm biến, công tắc hành trình...vv

-Input, Output các cổng nối phía đầu vào ra của PLC hay các của các Module mở rộng

-Cơ cấu chấp hành: gồm các thiết bị được điều khiển như: chuông, đèn, contactor, động cơ, van khí nén, máy bơm, LED hiển thị...vv

--------

Bộ xử lý:

Bộ xử lý trung tâm (CPU) điều khiển và quản lý tất cả các hoạt động trong PLC. Việc trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và khối vào ra được thực hiện thông qua hệ thống Bus dưới sự điều khiển của CPU. Một mạch dao động thạch anh cung cấp xung clock tần số chuẩn cho CPU, thường là 1 hay 8MHz, tuỳ thuộc vào bộ xử lý sử dụng. Tần số xung clock xác định tốc độ hoạt động của PLC và được dùng để thực hiện sự đồng bộ tất cả các phần tử trong hệ thống.

Bộ nhớ:

Tất cả các PLC đều dùng các loại bộ nhớ sau:

+ROM (read only memory).

+RAM (random access memory).

+EEPROM (electronic erasabel programmable read only memory).

Với sự tiến bộ của công nghệ chế tạo bộ nhớ nên hầu như các PLC đều dùng bộ nhớ EEPROM. Trường hợp cần dùng bộ nhớ lớn có thể lựa chọn giữa bộ nhớ RAM có nguồn pin nuôi và bộ nhớ EEPROM. Ngoài ra PLC cần thêm bộ nhớ RAM cho các chức năng như sau:

+Bộ đệm để lưu trạng thái của các ngỏ vào và ngỏ ra.

+Bộ nhớ tạm cho tác vụ định thì, tác vụ đếm, truy xuất cờ.

Khả năng của PLC : có thể được sử dụng trong các loại điều khiển :

+điều khiển chuyên gia, giám sát : thay cho đk rơ le; thời gian đếm; thay cho các quá trình panel điều khiển mạch in, đk tự động, bán tự động trong các quá trình.

+điều khiển dãy: các phép toán số học, cung cấp thông tin, điều khiển liên tục (nhiệt độ, áp suất,..) điều khiển PID, điều khiển động cơ chấp hành, động cơ bước, van điện tử,..

+điều khiển mềm dẻo, điều khiển quá trình bà báo động, phát hiện lỗi và điều hành, ghép nối với máy tính, máy in, nối mạng tự động hoá trong công nghiệp ( cục bộ, mở rộng (

Ưu điểm của PLC trong tự động hoá

+thời gian lắp đặt công trình ngắn, dễ dàng thay đổi nhưng không tốn kém về tài chính, có thể tính toán chính xác giá thành, cần ít thời gian làm quen, do phần mềm linh hoạt nên tăng khả năng mở rộng, cải tạo công nghệ.

+ứng dụng điều khiển trong phạm vi rộng, dễ bảo trì, các chỉ thị vào ra giúp xử lý sự cố dễ dàng và nhanh hơn, độ tin cậy cao, chuẩn hoá được phần cứng điều khiển, thích ứng với mối trường khắc nghiệt, nhiệt độ, áp suất, điện áp dao động, tiếng ồn, ...

+PLC có thể làm việc độc lập hoặc kết nối với nhau. Các máy tính chủ tạo ra mạng truyền thông để điều khiển quá trình = > SCADA.

---

1. Các đèn trạng thái:

• Đèn RUN-màu xanh: Chỉ định PLC ở chế độ làm việc và thực hiện chương

trình đã được nạp vào bộ nhớ chương trình.

• Đèn STOP-màu vàng: Chỉ định PLC ở chế độ STOP, dừng chương trình đang

thực hiện lại (các đầu ra đều ở chế độ off).

• Đèn SF-màu đỏ, đèn báo hiệu hệ thống bị hỏng có nghĩa là lỗi phần cứng hoặc

hệ điều hành. Ở đây cần phân biệt rõ lỗi hệ thống với lỗi chương trình người

dùng, khi lỗi chương trình người dùng thì CPU không thể nhận biết được vì

trước khi download xuống CPU, phần mềm lập trình đã làm nhiệm vụ kiểm tra

trước khi dịch sang mã máy.

• Đèn Ix.x-màu xanh: Chỉ định trạng thái On/Off của đầu vào số.

• Đèn Qx.x-màu xanh: Chỉ định trạng thái On/Off của đầu vào số.

• Port truyền thông nối tiếp: RS 485 protocol, 9 chân sử dụng cho việc

phối ghép với PC, PG, TD200, TD200C, OP, mạng biến tần, mạng công

nghiệp.

2. Công tắc chọn chế độ:

• Công tắc chọn chế độ RUN: Cho phép PLC thực hiện chương trình, khi

chương trình gặp lỗi hoặc gặp lệnh STOP thì PLC sẽ tự động chuyển sang chế

độ STOP mặc dù công tắc vẫn ở chế độ RUN (nên quan sát đèn trạng thái).

• Công tắc chọn chế độ STOP: Khi chuyển sang chế độ STOP, dừng cưỡng bức

chương trình đang chạy, các tín hiệu ra lúc này đều về off.

• Công tắc chọn chế độ TERM: cho phép người vận hành chọn một trong hai

chế độ RUN/STOP từ xa, ngoài ra ở chế độ này được dùng để download chương

trình người dùng.

3. Vít chỉnh định tương tự: Mỗi CPU có từ 1 đến 2 vít chỉnh định tương tự, có thể xoay

được một góc 270°, dùng để thay đổi giá trị của biến sử dụng trong chương trình.

4. Pin và nguồn nuôi bộ nhớ: Sử dụng tụ vạn năng và pin. Khi năng lượng của tụ bị cạn

kiệt PLC sẽ tự động chuyển sang sử dụng năng lượng từ pin.

---

Cổng truyền thông : PLC s7 200 sử dụng cổng truyền thông nối tiếp RS485 với phích nối 9 chân để phục vụ việc ghép nối.

Chân 1,5 nối đất, 2 : 24VDC, 3,8: truyền nhận dữ liệu, 4,9: ko sử dụng, 6:5VDC, 7:24VDC.

---

Định nghĩa về LAD: LAD là ngôn ngữ lập trình bằng đồ họa. Nhữnh thành phần

cơ bản dùng trong LAD tương ứng với những thành phần cơ bản dùng trong bảng

mạch rơle.

+ Tiếp điểm có hai loại:

- Thường đóng -| |-

- Thường hở -|/|-

+ Cuộn dây (coil): --( )--

+ Hộp (box): Mô tả các hàm khác nhau, nó làm việc khi có tín hiệu đưa đến

hộp. Có các nhóm hộp sau: hộp các bộ định thời, hộp các bộ đếm, hộp di chuyển

dữ liệu, hộp các hàm toán học, hộp trong truyền thông mạng...

+ Mạng LAD: Là mạch nối các phần tử thành một mạng hoàn thiện, các phần tử

như cuộn dây hoặc các hộp phải được mắc đúng chiều. Nguồn điện có hai

đường chính, một đường bên trái thể hiện dây nóng, một đường bên phải là dây

trung tính (neutral) nhưng không được thể hiện trên khi lập trình. Một

mạch làm việc được khi các phần tử được mắc đúng chiều và kín mạch.

----------------

Định nghĩa về STL: Là phương pháp thể hiện chương trình dưới dạng tập hợp

các câu lệnh. Để tạo ra một chương trình bằng STL, người lập trình cần phải hiểu rõ

phương thức sử dụng 9 bit trong ngăn xếp (stack) logic của S7 200.

Ngăn xếp là một khối 9 bit chồng lên nhau từ S0÷S8, nhưng tất cả các thuật toán

liên quan đến ngăn xếp đều làm việc với bit đầu tiên và bit thứ hai (S0 và S1) của

ngăn xếp. giá trị logic mới có thể được gởi hoặc nối thêm vào ngăn xếp. Hai bit S0 và

S1 phối hợp với nhau thì ngăn xếp được kéo lên một bit.

Ngăn xếp của S7 200 (logic stack):

S0- Stack0 bit đầu tiên của ngăn xếp.

S1-Stack1 bit thứ hai của ngăn xếp

...

S8- Stack8 bit thứ chín của ngăn xếp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro