tailieuonthictri2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2:

I.                    Lý luận của CNXH-KH về thời kỳ quá độ từ CNTB -> CNXH.

1.        Tính tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ từ CNTB - > CNXH

-       CNTB & CNXH khác nhau về bản chất:

CNTB

·         XD trên cơ sở tư hữu tư liệu SX

·          còn GC đối kháng

·         còn chế độ áp bức bóc lột

CNXH

·          XD trên cơ sở công hữu tư liệu SX

·         Ko còn GC đồi kháng

·          Ko còn tình trạng bóc lột

-       CNXH : được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao

·         Những nước đã qua CNTB phát triển cần tổ chức sắp xếp lại cơ sở vật chất kĩ thuật

·          Những nước chưa qua thì phải tiến hành công nghiệp hóa XHCN -> thời gian kéo dài hơn.

-       Những quan hệ XHCN ko tự nảy sinh trong XHTB, nên cần có thời gian để phát triển những quan hệ đó.

-       XD CNXH là 1 công việc mới mẻ, khó khăn, phức tạp. Nên GC công nhân cần có thời gian để làm quen những công việc đó.

2.        Đặc điểm và thực chất của thời kỳ này:

a.        Đặc điểm

-       Đặc điểm chung (nhìn một cách tổng thể) là có sự đan xen zữa những yếu tố cũ (của XH cũ) bên cạnh những nhân tố mới (của XH mới): sự tồn tại này mang tính chất vừa thống nhất vừa đối nhau.

-       Ở lĩnh vực kinh tế :

·         Còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế

·         Còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu SX.

·         Nhiều hình thức phân phối khác nhau (trong đó hình thức phân phối theo lao động giữ vai trò chủ đạo)

-       Ở lĩnh vưc chính trị :

·         Còn tồn tại nhiều gc & nhiều tầng lớp khác nhau (có gc CN, gc ND, tầng lớp tri thức ,tầng lớp tiểu chủ, tầng lớp TS…)

·         Các gc, tầng lớp này: vừa hợp tác & vừa đấu tranh với nhau.

-       Ở lĩnh vực tư tưởng văn hóa:

·         Tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác nhau ( có tư tưởng & tâm lý XHCN, bên cạnh lại có tư tưởng tâm lý tiểu nông, TS, tiểu TS…)

·         Tồn tại các yếu tố văn hóa cũ và mới, thường xuyên va chạm và loại bỏ nhau.

b.        Thực chất của thời kỳ quá độ này:

-       Đó là 1 cuộc đấu tranh giai cấp:

GCTS:

·          Đã bị đánh bại, ko còn là gc thống trị.

·         Tuy nhiên các thế lực chống ddooid CNXH vẫn tồn tại, có lúc quyết liệt.

GCVS:

·         Đã nắm dc chính quyền nhà nước, quản lý tất cả các lĩnh vực.

·         GCVS sử dụng các dk mới, hình thức mới, nội dung mới, vừa bằng tuyên truyền phát động, vừa bằng biện pháp hành chính, pháp luật…

-       Tính chất cuộc đấu tranh gc này: ai sẽ thắng ai trên con đường xd 1 XH mới, vẫn đầy cam go, khó khăn, phức tạp.

3.        Nội dung của thời kỳ quá độ này:

-       Nội dung trong lĩnh vực kinh tế:

·          Tổ chức, sắp xếp, cấu trúc lại lực lượng SX hiện có.

·         Cải tạo quan hệ SX, xd quan hệ SX mới.

·         Cách làm:  ko nóng vội chủ quan mà phải theo quy luật khách quan. Quá trình CNH, HDH XHCN ở các nước khác nhau, có dk lịch sử khách nhau -> tiến hành với nội dung, hình thức, lộ trình khác nhau.

-       Nội dung trong lĩnh vực chính trị:

·          Kiên định lập trường tư tưởng của GCCN (CN Mac-Lê Nin có đổi mới & sáng tạo, bám sát thực tiễn)

·         Cảnh giác & chống lại các thế lực thù địch luôn chống phá sự nghiệp đi lên CNXH.

·         XD nhà nước và nền dân chủ ngày càng vững mạnh, rộng rãi, công khai, minh bạch.

·          XD đảng CS trong sạch vững mạnh, xứng tầm với các thay đổi & nhiệm vụ lịch sử mới.

-       Nội dung trong lĩnh vực văn hóa:

·         Tiếp tục tuyên truyền phổ biến tư tưởng KH & CM của GCCN đối với toàn XH.

·         XD nền văn hóa mới

·         Kế thừa những giá trị VH tinh hoa dân tộc, đồng thời tiếp thu những giá trị tinh hoa của nền VH thế giới.

-       Nội dung trong các lĩnh vực khác của XH:

·         Khắc phục tệ nạn XH cũ để lại

·         Khắc phục sự chênh lệch trong phát triển của các vùng, miền, các tầng lớp dân cư -> tiến đến mục tiêu bình đẳng XH

·         XD mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người ( tiêu chí chung: tự do của người này là DK tiền đề cho sự tự do của người khác).

II.                  Liên hệ đến thực tiễn VN về vấn đề này:

1.        Nhận định về bối cảnh chung tác động và hướng phát triển:

-       Bối cảnh quốc tế đang có những biến đổi to lớn & sâu sắc:

·         CM KH & công nghệ phát triển mạnh mẽ -> đưa kinh tế TG vào nền kinh tế tri thức

·         Quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa đời sống diễ ra nhanh và ngày càng đi vào chiều sâu.

·         Các mâu thuẫn cơ bản trên TG vẫn tồn tại, phát triển, nhưng biểu hiện những hình thức & mức độ khác nhau, phức tạp.

·         Hòa bình , độc lập dân tộc, dân chủ, hơp trí & phát triển vẫn là xu thế lớn ( tuy bên cạnh vẫn có: đấu tranh dân tộc, đấu tranh gc, xung đọt vũ trang, sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, khoáng sản tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt lợi ích kinh tế).

·         CNTB: vẫn còn tiềm năng phát triển, nhưng bản chất ko thay đổi.

-       Hướng phát triển: theo quy luật tiến hóa của lịch sử XH, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH.

·         Đi lên CNXH là khát vọng của ND ta, là sự lựa chọn đúng đắn của DCSVN & chủ tịch HCM, phù hợp xu thế phát triển.

·         Mô hình XHCN mà ND ta XD: do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao, có nền VH tiến triển đậm đà bản sắc dân tộc, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên TG.

2.        Phương hướng phát triển cơ bản trong quá trình quá độ ở VN:

-       Đẩy mạnh CNH, HDH đất nước, gắn với kinh tế tri thức & bảo vệ tài nguyên môi trường.

-       Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.

-       XD nền văn hóa tiến triển đạm đà bản sắc dân tộc

-       Đảm bảo vững chắc quóc phòng và an ninh quốc gia, trật tự &an toàn XH.

-       Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập,tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác & phát triển, chủ động & tích cực hội nhập quốc tế.

-       XD nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết dân tộc

-       XD nhà nước pháp quyền XHCN: của dân, do dân, vì dân

-       XD đảng CSVN trong sạch vững mạnh.

3.        Phương châm tiến hành để giải quyết tốt các mối quan hệ:

-       Giữa đổi mới, ổn định với phát triển

-       Đổi mới KT với đổi mới chính trị

-       Kinh tế thị trường với định hướng XHCN

-       Phát triển lực lượng SX với hoàn thiện từng bước quan hệ SX

-       Tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện công bằng XH

-       XD CNXH với bảo vệ tổ quốc XHCN

-       Độc lập tự chủ với hội nhập quốc tế

-       Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý với nhân dân làm chủ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro