Tâm lí chia tay

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tâm lý chia tay: Giai đoạn 1 “Sốc”

Trước hết thì bạn phải lưu ý lời cảnh báo này: cuộc sống sẽ không phải là một chiếc giường tràn đầy hoa hồng. Con đường từ chia tay đến khi khôi phục tinh thần có thể khá dài và đầy sỏi đá, chính vì thế, bạn hãy chuẩn bị thật kỹ càng cho những thời khắc khó khăn trước mắt. Hãy luôn nhắc nhở mình điều đó khi băng qua con đường này và bạn sẽ ngày một trở nên mạnh mẽ hơn, hiểu rõ bản thân hơn. 

Việc kể cho gia đình và bạn bè biết về những gì đã xảy ra trong cuộc sống của bạn cũng có thể là một ý hay (nếu như họ chưa biết). Khi đó, họ biết rằng bạn không phải là con người bình thường như mọi khi và không nghĩ rằng bạn đang tỏ ra xa cách với họ. 

Trong những ngày đầu tiên sau khi vừa chia tay, bạn cảm thấy như thể mình bị “xe tăng bắn gục” và rơi vào trạng thái sốc tâm lý.

Cơ chế bảo vệ tự nhiên sẽ kích hoạt như hệ thống lái tự động khi bạn rơi vào trạng thái sốc. Việc bước ra khỏi giường vào mỗi sáng là điều khó khăn, bởi lẽ suốt đêm hôm trước, không giây phút nào bạn thôi nghĩ đến việc chia tay và giờ thì bạn cần có sức mạnh để đối mặt với một ngày mới. Điều quan trọng nhất khi đang có cảm giác này là bạn phải ở cùng với những người quan tâm đến mình. 

Giai đoạn 2 “Phủ nhận”

Não bộ sẽ hoạt động ngay sau đó và giúp bạn thoát khỏi tình trạng choáng váng ban đầu. Quá trình này có thể mất từ vài giờ đến vài ngày.

Nếu là người “bị đá” thì việc tự hỏi liệu mọi việc có đang thực sự diễn ra hay không và nỗ lực để chấp nhận thực tế không thể tránh khỏi là điều hết sức bình thường – cuộc sống lúc nào cũng khó khăn.

Bạn sẽ suy nghĩ rằng: “Anh ta đã sai lầm, tất nhiên anh ta sẽ quay trở lại với bạn, chắc chắn có sự hiểu lầm ở đây, mọi việc vẫn chưa kết thúc,” v.v... Suy nghĩ này có thể an ủi bạn phần nào, nhưng những gì đang làm chỉ là sự phủ nhận tính thực tế của tình cảnh mà thôi. 

Dù thực tế không hoàn toàn giống như người bạn thân nhất của mình thì bạn vẫn phải chấp nhận điều đó. Nếu tiếp tục chìm sâu vào ảo tưởng cho rằng hai người sẽ trở lại với nhau thì bạn sẽ tự làm khó cho bản thân mình và làm chậm lại tiến trình chữa lành vết thương lòng. 

Giai đoạn 3 “Giận dữ”

Suy nghĩ về mối quan hệ cũ, bạn vô cùng tức giận.  Sao anh ta có thể làm điều này với bạn? Bạn không thể tưởng tượng được rằng vì sao bạn có thể rơi vào trường hợp khúng khiếp như thế.

Bạn suy nghĩ về tình cảnh của mình hàng trăm lần, nghĩ rằng anh ta đúng là một con quái vật với những gì vừa làm. Bạn muốn cho anh ta thấy rằng anh ta là kẻ hạ lưu như thế nào và đây là một phản ứng hết sức tự nhiên. Tuy nhiên, hãy cẩn thận để suy nghĩ ấy đừng biến thành ý muốn báo thù, một phản ứng có thể biểu hiện rõ trên khuôn mặt của bạn và dẫn đến sự tiếp xúc với anh ta, điều mà bạn không cần đến ngay lúc này. 

Giai đoạn 4 “Cảm giác vô dụng”

Cảm giác xấu hổ có thể xuất hiện vào thời điểm này. Bạn không muốn người khác biết rằng mối quan hệ của mình đã tan vỡ. Bạn sợ hãi trước những gì mọi người sẽ nói và nghĩ. Chẳng có lý do gì để sự chia tay khiến bạn cảm thấy mình giống như một kẻ thua cuộc. Tuy nhiên, bạn lại có ấn tượng rằng mình đang đi trên đường với một vết xăm chữ L (Loser – Kẻ thua cuộc) to tướng trên trán. 

Những suy nghĩ tiêu cực khiến bạn tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến giá trị bản thân. Bạn nghĩ rằng mình là kẻ xấu xí, mập ú, ngu ngốc, không xứng đáng với anh ta và đây chính là lý do khiến anh ta “đá” mình. Hình thức tự trừng phạt này sẽ chẳng giúp bạn đi đến đâu nên hãy tìm cách từ bỏ nó: chính những phẩm chất của bạn đã thu hút anh ta lúc ban đầu nên hãy thôi tự cho rằng mình là kẻ vô dụng! Sau một thời gian, bạn sẽ hiểu rõ lý do tại sao mọi việc trở nên như vậy và chấp nhận được thực tế.

Giai đoạn 5 “Chấp nhận”

Rồi sẽ đến lúc bạn phải chấp nhận mọi việc đã kết thúc. Mọi thứ đã thay đổi và cuộc đời bạn đã lật sang một trang mới. Cuối cùng, bạn phải chấp nhận nỗi đau đớn, buồn chán của mình và học cách sống chung với chúng trong khi vượt qua giai đoạn này. 

Chấp nhận là một trong những giai đoạn đau đớn nhất và kéo dài nhất trong tiến trình chữa lành vết thương lòng. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc chấp nhận thực tế chia tay và chấp nhận nỗi đau của bản thân là một phần quan trọng trong tiến trình chữa lành và điều đó có nghĩa rằng bạn đang đi đúng hướng trên con đường quên đi anh ta. 

Giai đoạn 6 “Khôi phục tinh thần”

Ngày qua ngày, vết thương lòng của bạn rồi cũng sẽ lành lại. 

Tất nhiên những vết sẹo vẫn còn đó, nhưng bạn đã học được cách sống chung với chúng. Bạn không còn tự hỏi tại sao hay tự hành hạ bản thân mình nữa. Bạn đã hiểu rõ lý do tại sao mọi việc lại như vậy và bắt đầu nghĩ đến cuộc sống sau này cũng như những gì mà tương lai đang che giấu. 

Bạn nhận thấy những niềm khát khao và hy vọng đang quay trở lại và mong muốn được khám phá những điều mới mẻ. 

Cuộc sống bỗng nhiên ngọt ngào trở lại và chào đón bạn bằng đôi bàn tay rộng mở. 

Giai đoạn 7 “Thông cảm và trắc ẩn”

Không chỉ người “bị đá” mới cảm thấy khó khăn. Quyết định rời bỏ một ai đó là một quyết định khủng khiếp phải đưa ra và điều đó chẳng bao giờ là dễ dàng. Quyết định này đòi hỏi rất nhiều suy nghĩ và lòng can đảm. Xét cho cùng thì không ai thích nhìn người khác phải chịu đau khổ, huống hồ gì đó là người họ đã từng yêu thương và vẫn còn tình cảm xét trên một phương diện nào đó. 

Đây là lý do tại sao người chủ động chia tay có thể cảm thấy đau khổ với cảm giác tội lỗi. Điều đó thể hiện lòng trắc ẩn của họ và bạn không nên phủ nhận thực tế ấy – nhưng bạn cũng không nên động viên họ. Quyết định đã được đưa ra và đó chính là lý do tại sao, cho dù mọi việc có như thế nào đi nữa (bạn cũng sẽ chẳng đi đến đâu, cả hai không có cách cảm nhận như nhau, cả hai đều đang sống mòn và làm hại lẫn nhau... chúng ta vẫn có thể tiến lên!) 

Ngoài ra, hãy nhớ rằng khi bạn tỏ ra tôn trọng và thương cảm một ai đó thì việc ở lại sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc rời đi. Nhưng hành động đó tương đương với sự hy sinh của một người nhằm an ủi người kia và rõ ràng sẽ chẳng ích gì. Điều này giống như một thỏa thuận giữa hai bên hơn là một mối quan hệ và cuối cùng thì chẳng bên nào thắng cả.

Giai đoạn cuối cùng trong tiến trình chữa lành vết thương lòng cho một số phụ nữ là tìm kiếm lòng trắc ẩn và sự thông cảm đối với người bạn trai cũ của mình. Thông thường, trong giai đoạn này, bạn vẫn có thể chủ động đến gặp anh ta và tỏ ra thân thiện.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro