Hai động lực của đời sống

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tại sao phải biết được ba điều thiện ba điều ác? Tại sao phải biết được ba vấn đề dùng để kiểm soát, làm chủ, chấp nhận và ba vấn đề liên quan đến ám ảnh, điên bộ phận, điên loạn mất lí trí?

Có hai lí do chính.

Một là trong những thách thức của đời sống thường nhật, con người ta có xu hướng ứng xử theo lối gọi là ĐỘNG LỰC SAI LỆCH.

Ví dụ, tất cả động lực của đầu óc con người bản chất là dùng sự sai lệch để cân bằng, nó không chính xác như vật lí. Nếu A bị sếp mắng thì A sẽ nghĩ ngay trong đầu một ý nghĩ để phản ứng ngay là "Chị ý không ưa mình".

Nhưng tâm lí đẻ ra cái đấy bắt đầu nặng nề, đi làm khó chịu, sếp thì không ưa. "Đi làm giờ giấc thì đã chặt chẽ, cống hiến thì nhiều thu lại chẳng bao nhiêu, mất hết tự do", tự dưng A nảy sinh ra những loại tâm trạng kì quặc.

Động lực thứ nhất, động lực sai lệch*. Nó không bền, mọi thứ đều bị phá hoại. Sai lệch còn có thuật ngữ khác gọi là biến dạng. Biến dạng tâm lí trước sự co, kéo, sức nén.

Có ba lực ép chính của đời sống, thứ nhất là lực kéo, tức là kéo ra hai bên. Co tức là nén chặt vào. Còn lại là xé, tức là kéo một vật ra hai đầu. Sự đè nén là từ các chiều khác nhau sẽ gây áp lực lên tâm của vật.

Trong vật lí cũng có vấn đề tương tự. Xé trong chữ "giằng xé", nó kéo theo khối dọc, làm cho vật đứt đôi ra. Kéo ngang chưa chắc đã đứt đôi, mà nó làm cho các khối bị di chuyển, cũng có thể gây ra đổ gãy, kéo đứt thế này có xu hướng làm cho tất cả vật chất bị tách đôi ra, nó bị chia tách. Đó là ba cái bạn có thể nhớ ở đây được... Cuối cùng là nén, ép chặt vào một điểm.

Động lực tâm lí thứ hai là hệ quả của ba lực này, sinh ra do bị tác động thường xuyên bởi ba lực này. Và nó tạo ra động lực của tâm lí, đây gọi là ĐỘNG LỰC GIẢI TỎA.

Con người bắt buộc tìm cách giải tỏa, cũng giống như là con người bắt buộc phải sai lệch, bị biến dạng, giống như lò xo, định luật Hooke. Người ta bắt buộc bị biến dạng, và cũng như thế, người ta bắt buộc phải giải tỏa.

Kéo lò xo xong đột nhiên nó căng ra, người ta có một sức căng, sức kéo thì có động lực đáp lại nó, đấy là giải tỏa. Lực này bắt buộc phải giải phóng thế nào đấy.

Ví dụ, hôm nay khen A "Dạo này xinh thế nhỉ, nét mặt ngày càng tươi", chắc chắn A phải biểu lộ niềm vui sướng đấy ra bằng cái gì đấy. Kiểu nếu nói ra xong A bất động, nói gì cũng bất động, đấy không phải người nữa rồi. Đấy là dạng phi nhân, Thánh rồi, nhà Phật gọi là Vô lậu.

Người ta bắt buộc là nếu vui thì cũng phải tỏ ra cho một ai đấy, về hôm nay sếp thưởng cho 500 nghìn rất là sướng, cứ cười cười. "Cười cười" đấy là giải tỏa. Tại sao thân phải có nhu cầu biểu hiện các cảm xúc đấy ra làm gì, chuyện diễn ra ở cơ quan, 500 nghìn đấy là gì mà phải cười, thế mà vẫn cười. Nó cứ diễn ra như thế.

Thực ra trong cơ thể con người có nguyên lí đấy, như trong trái tim của con người. Người ta hay ví tình yêu giống như trái tim, hoặc là tất cả mọi thứ đều nằm ở trái tim.

Một lí nào đấy nó đúng, bởi vì, về thân thể con người, trái tim khốn khổ là một thứ duy nhất suốt ngày phải co bóp, dạ dày cũng phải co bóp nhưng không kinh khủng như tim. Tim luôn luôn phải giải tỏa, luôn luôn phải đè nén, chịu các sức ép. Rất nhiều dòng chảy, rất nhiều thứ đè nặng lên. Có cái gì khủng khiếp hơn là đau tim không?

Đau tim, đến cả những chuyện tình cảm, lí tưởng tổn thương xong đều dồn vào tim. Tất cả sức ép trong cơ thể đều dồn vào tim, thế mới khốn khổ. Khi hệ tim mạch không còn tốt thì áp lực của máu lên các thành mạch không còn tốt, xu hướng là nó phá hủy hệ thống tim mạch.

Đấy là chuyện không ai muốn. Nên là có đủ các loại thuốc để người ta củng cố thành mạch, tim, đủ các loại như thế. Mục đích là để chịu đựng được áp lực, để cho hệ thống lan truyền bớt làm hại người ta đi.

Với mỗi loại lực, ví dụ như các lực dùng để kéo đứt ra làm hai mảnh, làm cho các hệ thống bị rời ra, đứt ra. Lực kéo dọc ấy, dạng như thế, nó tác động vào trong tâm, trong trái tim người ta. Những lực như thế, đặc tính không ngừng thay đổi, nó không phân định được giữa những xu hướng của hệ đấy.

Ví dụ, A vừa muốn ở lại chỗ làm hiện tại, vừa muốn chỗ khác đang mời gọi, trong lòng bắt đầu cảm thấy giằng xé, cứ nghĩ nghĩ. Nếu trong tình trạng bình thường A sẽ nói dối bên kia, "Chờ tớ nghĩ thêm một thời gian, tách ở đây thì mới sang bên đấy được".

Hoặc nếu không, gặp giằng xé mạnh lên thì lúc đấy bắt đầu dằn vặt các giá trị, "Thực ra làm ở đây không có gì vui nhưng nó ổn định, ở kia đúng là hay nhưng việc mới lại ngại". Trong lòng hỗn loạn không nghĩ được chuyện gì nữa, chuyển dần sang trạng thái điên loạn. Có rất nhiều giá trị đang co, kéo bạn ra mọi hướng...

Nhưng lực khác nhau tạo ra những tâm trạng kia, tạo ra những trạng thái khác nhau dùng để tồn tại tiếp. Phải có một trạng thái nào đấy, hoặc là giúp cho tình trạng kéo dài này, giúp các giá trị không bao giờ chấm dứt; hoặc là nếu như đứt thì giúp cho người ta nghiêng về một phía; hoặc là sống hai cuộc đời cùng một lúc, ngoại tình chẳng hạn.

Những sức ép trong cuộc sống khiến cho người ta bị biến dạng, nó thật sự tồn tại. Và nó cần ba trạng thái kia, ba tốt ba xấu để nó tiếp tục tồn tại tiếp. Nếu không có những dạng thức đấy, không biết phải tồn tại tiếp thế nào. Xung lực sẽ khiến cho người ta đổ vỡ, bị tách lìa khỏi xã hội, hoặc là rơi vào trạng thái gần như phát điên. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro