Part 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7..

Sơ đồ: các giai đoạn của một quá trình tư duy.

   Đây là sơ đồ logic của tư duy do nhà tâm lí học K.K. Platonop đã tóm tắt. Số lượng các giai đoạn có thể không cần đầy đủ trong những trường hợp nhất định, nhưng thứ tự các giai đoạn phải tuân thủ theo sơ đồ.

Ví dụ:

Sinh viên A cuối tháng hết tiền không có tiền ăn, tiền tiêu nhưng còn đến một tuần nữa mới đến hạn nhận tiền nhà gửi. Vấn đề đặt ra cho sinh viên này là làm sao sống qua một tuần nữa chờ đến ngày ở nhà gửi tiền vào. Và sinh viên A  bắt tay vào vệc tìm cách giải quyết vấn đề.

- Sau khi tham khảo ý kiến của các bạn và cộng thêm kinh nghiệm của bản thân qua những lần hết tiền trước đây sinh viên A đã tìm ra một số phương án giải quyết như sau:

• Vay tiền bạn bè sống tạm một tuần, sau khi nhận tiền sẽ gữi lại.

• Bảo gia đình gửi tiền sớm hơn

• Ăn chịu.

- Sinh viên A bắt tay vào việc kiểm tra xem phương án nào có thể thực hiện được.

• Đầu tiên là đi hỏi thăm các bạn vay tiền nhưng cuối tháng ai cũng hết tiền không thể vay được.

• Tiếp theo là hỏi cô chủ ăn chịu nhưng cô chủ quán không bán.

• Cuối cùng là điện về nhà nói với gia đình và gia đình đồng ý gửi sớm hơn, nhưng gửi ít hơn thường lệ.

- Và vấn đề của sinh viên này đã được giải quyết nhưng một vấn đề mới lại nảy sinh là với số tiền ít hơn sinh viên A phải chi tiêu thế nào đễ đủ cho tháng tiếp theo. Và một quá trính tư duy mới lại nảy sinh.

Câu 8..

.1.     Khái niệm thao tác so sánh

Một số nhà tâm lí học cho rằng: “ So sánh được coi như một trong những kĩ năng hoạt động trí óc hay những hành động trí óc đơn giản”. G.Evans coi so sánh là “một cách nhận thức”, “không chỉ để hiểu những sự khác biệt…, mà còn để thấy được những tương đồng” (4). Theo Vũ Dũng: “So sánh – một trong các thao tác của tư duy làm chức năng đối chiếu các đối tượng để phát hiện ra những nét khác nhau giữa chúng”. Một số nhà tâm lí học Việt Nam cho rằng: “So sánh là quá trình con người dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các sự vật – hiện tượng; hoặc so sánh là sự xác định sự giống nhau hay khác biệt giữa các đối tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng trong hoạt động khách quan” (3).

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau về khái niệm thao tác so sánh của các nhà tâm lí học, chúng tôi nhận thấy mục đích của thao tác so sánh là phải xác định được đặc điểm giống nhau và khác nhau của các sự vật hiện tượng, vì vậy chúng tôi đã đưa ra khái niệm về thao tác so sánh như sau: so sánh là một trong những thao tác tư duy thực hiện chức năng xác định các đặc điểm giống nhau hay khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh.

.2.     Mối quan hệ của thao tác so sánh với các thao tác trí tuệ khác

Sơ đồ 1 dưới đây cho thấy các thao tác trí tuệ có mối quan hệ qua lại và chi phối lẫn nhau. Thao tác này có thể là cơ sở hoặc là kết quả của thao tác kia. Do đó thao tác so sánh cần được xét trong sự tương tác đó. Sơ đồ thể hiện rõ mối quan hệ của thao tác so sánh với các thao tác trí tuệ khác, đồng thời làm rõ vai trò của thao tác so sánh đối với các thao tác khác trong hoạt động trí tuệ. Một mặt, so sánh chịu sự quy định của những thao tác trí tuệ khác, mặt khác, nó cũng tác động trở lại những thao tác, hành động trí tuệ có liên quan. Đây cũng là một trong những cơ sở lí luận của việc hình thành và đánh giá chất lượng, hiệu quả của thao tác so sánh.

Sơ đồ mối quan hệ qua lại của các thao tác trí tuệ do J. Lompscher (1972) đưa ra là một trong những minh hoạ cụ thể cho nhận định trên.

Theo X.L. Rubinstein: “Hạt nhân của trí tuệ là các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, v.v. Như vậy, phát triển trí tuệ cũng là phát triển các thao tác tư duy.

Các nhà tâm lí học như Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thuỷ và một số nhà tâm lí học Việt Nam khác đưa ra các thao tác tư duy cơ bản sau: phân tích và tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá và khái quát hoá, cụ thể hoá. Các thao tác tư duy này có quan hệ tương tác với nhau.

a) Quan hệ của thao tác so sánh với thao tác phân tích và tổng hợp

Phân tích là quá trình hoạt động trí óc tách đối tượng thành những bộ phận, những dấu hiệu và thuộc tính, những liên hệ và quan hệ giữa chúng theo một hướng nhất định nhằm mục đích nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc hơn để nhận thức một cách trọn vẹn về đối tượng ấy. Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần, các thuộc tính, trên cơ sở phân tích, thành một chỉnh thể. So sánh vừa tham gia vào hai quá trình nói trên, vừa là khâu kết nối hai quá trình đó. Ngược lại, việc phân tích và tổng hợp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho so sánh khi tách bạch các đặc điểm của đối tượng làm vật liệu so sánh và kết hợp chúng để tạo ra cái chung, giống nhau. Trong giai đoạn đầu tiên con người làm quen với thế giới xung quanh, các đối tượng khác nhau được nhận thức trước hết nhờ con đường so sánh. Tất cả quá trình so sánh hai hay nhiều đối tượng bắt đầu từ việc đối chiếu những đối tượng ấy với nhau tức là bắt đầu từ tổng hợp. Trong hành động tổng hợp lại diễn ra thao tác phân tích các hiện tượng, đối tượng, sự kiện được so sánh bằng cách tìm ra trong các đối tượng những đặc điểm chung và đặc điểm khác nhau giữa chúng.

b) Quan hệ của thao tác so sánh với thao tác trừu tượng hoá và khái quát hoá

Trừu tượng hoá là dùng trí óc gạt khỏi đối tượng những bộ phận, thuộc tính, quan hệ, v.v. không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố nào cần thiết để tư duy.

Khái quát hoá là dùng trí óc bao quát nhiều đối tượng trên cơ sở một số quan hệ, thuộc tính, bộ phận giống nhau, sau khi gạt bỏ những thành phần khác nhau.

Nhờ so sánh chúng ta mới tìm ra được những đặc điểm riêng, không bản chất, cũng như những dấu hiệu chung, bản chất của các sự vật, hiện tượng để trên cơ sở đó, thực hiện các thao tác trừu tượng hoá và khái quát hoá

c) Quan hệ của thao tác so sánh với thao tác cụ thể hoá

Cụ thể hoá là sự vận dụng những khái niệm, định luật hoặc quy tắc khái quát, trừu tượng đã lĩnh hội được vào hoạt động thực tiễn nhằm giải quyết những nhiệm vụ nào đó. Trên cơ sở thao tác so sánh, chúng ta có thể nhanh chóng, dễ dàng nắm được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của các sự vật, hiện tượng, từ đó thực hiện thao tác cụ thể hoá tốt hơn. Khi tư duy để giải quyết vấn đề, không nhất thiết tất cả các thao tác đều diễn ra theo một trật tự kế tiếp nhau, nhưng phải được kết hợp theo một hướng nhất định. Có như vậy, ta mới giải quyết được vấn đề một cách dễ dàng và có kết quả.

Mối quan hệ tương tác giữa thao tác so sánh và các thao tác khác của quá trình tư duy được thể hiện ở sơ đồ sau:

Câu 9: Nhận thức cảm tính chỉ là nhận thức bậc 1 chỉ là tiếp nhận ban đầu sau đó nghi vấn nổi lên: tại sao ? mình phải làm gì ? ở đâu ? thế nào ? rồi chúng ta cố tìm cho mình đáp án ấy đó là tư duy , thế nên vấn đề được phân tích kỹ càng , nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác chứ không thuần là cảm tính nữa vì vậy tư duy là quá trình nhận thức cao hơn về chất . Tư duy phải tưởng tượng , nhưng trong lúc tư duy ,lý trí gạt đi những hình ảnh không thích hợp do tưởng tượng bày ra ,nếu không có tưởng tượng thì không thể tư duy được , do đó đối tượng của tư duy lúc nào cũng trừu tượng cả .

Câu 10:

1.Khái niệm : Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới dựa trên cơ sở của những biểu tượng đã có.

2. Đặc điểm:

2.1. Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống có vấn đề, tức là những đòi hỏi mới, thực tiễn chưa từng gặp, trước những nhu cầu khám phá, phát hiện, làm sáng tỏ cái mới nhưng chỉ khi tính bất định (không xác định rõ ràng) của hoàn cảnh quá lớn (nếu rõ ràng rành mạch thì diễn ra quá trình tư duy). Giá trị của tưởng tượng chính là ở chỗ tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề, ngay cả khi không đủ điều kiện để tư duy; nó cho phép “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn hình dung ra được kết quả cuối cùng. Song đây cũng chính là chỗ yếu trong giải quyết vấn đề của tưởng tượng (thiếu chuẩn xác, chặt chẽ).

   Ví dụ: khi đọc tác phẩm “Sống như anh” chúng ta chưa đến nơi anh Trỗi ở, chưa được tiếp xúc với anh, không được chứng kiến 9 phút cuối cùng bất tử của anh nhưng ta vẫn hình dung được hình dáng, tâm trạng, khí phách, cùng với những tình tiết trong câu chuyện.

2.2. Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ. Biểu tượng của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng.

   Ví dụ: Họa sĩ Nga Xuricop nhìn thấy 1 con quạ đen trền nền tuyết trắng tưởng tượng ngay đến hình tượng của phu nhân Morodova (nhân vật thối tha của chế độ Nga hoàng).

2.3. Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính thu lượm cung cấp.

Ví dụ: khi học lịch sử cổ đại học sinh phải tưởng tượng ra cuộc sống của người nguyên thủy.

3. Vai trò:

3.1. Tưởng tượng có liên quan mật thiết với mọi hoạt động của con người. Nhờ có tưởng tượng con người mới hình dung trước được kết quả của lao động, nó giúp con người định hướng mọi hoạt động, thúc đẩy hoạt động,…

   Ví dụ: Jack Nicklaus, một tay gôn chuyên nghiệp và nổi tiếng thế giới đã từng tiết lộ bí mật thành công của mình, trước tiên ông tưởng tượng ra hình ảnh quả bóng đang nằm ở vị trí nơi ông muốn nó kết thúc, sau đó ông tưởng tượng ra đường đi của nó và cả cái cách nó tiếp đất như thế nào ? Cuối cùng ông làm y như thế và đã thành công.

3.2. Tưởng tượng cần thiết cho hoạt động nhận thức trong các quá trình của nhận thức đều có sự tham gia hỗ trợ của tưởng tượng.

3.3. Tưởng tượng còn có vai trò trong học tập, ảnh hưởng tới sự sáng tạo của nhà văn, họa sĩ, điêu khắc,…

   Ví dụ: Nếu giáo viên nói rằng: khoảng cách từ trái đất đến mặt trời bằng 149.500.000 km thì học sinh rất khó hình dung mặc dù đó là con số cụ thể. Nhưng nếu giáo viên mô tả thông qua so sánh: chuyến xe lửa chuyển động đều với vận tốc 50km/h thì phải đi hết 340 năm mới hết quảng đường đó. Thì học sinh sẽ dễ hình dung hơn.

Câu 11:

Sự giống nhau và khác nhau giữa tư duy và tưởng tượng

 Giống nhau:

- Đều là quá trình nhận thức lý tính

- Đều phản ánh một cách gián tiếp 

- Đều xuất hiện khi gặp hòan cảnh có vấn đề

- Đều liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ và nhận thức cảm tính

 Khác nhau: 

Tư duy phản ánh giải quyết vấn chặt chẽ hơn bằng các khái niệm. Còn tưởng tượng phản ánh ít chặt chẽ hơn tư duy vì xây dựng hình ảnh mới từ các biểu tượng.

Mối quan hệ:

Giữa tư duy và tưởng tượng có mối quan hệ mật thiết với nhau không có quá trình tư duy nào lại tách rời khỏi quá trình tưởng tượng. Ngược lại không có quá trình tưởng tượng nào lại không cần sự hỗ trợ của tư duy. Cụ thể là tư duy tạo ra ý đồ của tưởng tượng. Còn những hình ảnh cụ thể do tưởng tượng tạo ra cùng chứa đựng và bộc lộ nội dung tư tưởng của tư duy trừu tượng tạo ra. Nhờ tưởng tượng mà tư duy được cụ thể hóa bằng các hình ảnh. Tưởng tượng vạch ra hướng đi cho tư duy, thúc đẩy tư duy trong việc tìm kiếm, khám phá cái mới.

VD: giả sử học sinh làm một bài toán hình học. Trước hết người học sinh phải nhận thức được yêu cầu nhiệm vụ (bài toán) sau đó phải nhờ lại các định lý có liên quan, mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm, phải chứng minh… để đưa ra những cách giải quyết có thể có. Tiếp theo người học sinh xem xét lại những phương hướng giải quyết bài toán sau khi giải xong cần rút ra kinh nghiệm cách giải sau đó tưởng tượng sáng tạo ra cách giải mới từ cách giải cũ lựa chọn những phương hướng tối ưu.

Câu 12:

So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Giống nhau

 Cả hai quá trình nhận thức đều phản ánh hiện thực khách quan để có những hình ảnh về chúng.

    Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều là quá trình tâm lý có mở đầu , có diễn biến và kết thúc.

Khác nhau:

Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) phản ánh một cách trực tiếp, cụ thể, sinh động, hời hợt những đặc điểm, tính chất bề ngoài của sự vật vào trong bộ óc con người, và được thể hiện dưới 3 hình thức cơ bản là cảm giác, tri giác và biểu tượng.

Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) được nảy sinh từ nhận thức cảm tính. Nó phản ánh một cách gián tiếp, trừu tượng, khái quá, sâu sắc những đặc điểm, tính chất, quan hệ bên trong của sự vật vào trong bộ óc con người và được biểu đạt bằng ngôn ngữ. Nhận thức lý tính mang tính năng động, sáng tạo được tiến hành thông qua các phương pháp so sánh - đối chiếu, trừu tượng hóa - khái quát hóa, phân tích - tổng hợp..., và được thể hiện dưới 3 hình thức cơ bản là khái niệm, phán đoán và suy luận.

-Nhận thức cảm tính hay lý tính ko phụ thuộc vào chủ quan hay khách quan mà phụ thuộc vào bề nổi hay bề sâu của cảm giác. Cảm tính là cảm nhận hời hợt bên ngoài, nhìn nhận sự việc dựa trên bề nổi còn nhận thức lí tính là cách nhìn sâu sắc vượt khỏi cảm tính bên ngoài mà nhìn thấy bản chất sự vật từ bề sâu bên trong!

-Nhận thức cảm tính lúc nào cũng chủ quan nên sai lầm, ví dụ mình thương người nào , thích người nào thì luôn luôn thấy người đó tốt, không thấy được khuyết điểm của người đó . Nhận thức lý tính có tính cách khách quan nên thường chính xác

Câu 13Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính

Nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính. Lê nin nói: “ không có cảm giác thì không có quá trình nhận thức nào cả.

Nhận thức thức lý tính phải dựa trên nhận thức cảm tính, gắn chặt với nhận thức cảm tính, thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính. Dù nhận thức lý tính có trừu tượng và lhais quát đến đâu thì nội dung của nó cũng chứa đựng các thành phần của nhận thức cảm tính.

Ngược lại, nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính làm cho nhận thức cảm tính tinh vi, nhạy bén và chính xác hơn.

 Ví dụ : khi học Tiếng anh, người học thường hay gặp khó khăn với những từ mới, và phải tra từ điển. Trước đó họ sẽ phải nhớ mặt chữ và tìm nó trong từ điển rồi mới hiểu được nghĩa của từ cần tìm ( nhận thức lý tính phụ thuộc vào nhận thức cảm tính). Sau đó nhờ việc tra từ điển biết nghĩa của từ, từ những lần sau người đọc chỉ cần nhìn qua là biết những từ đó có ý nghĩa gì ( nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính)

Câu 18: Ngôn ngữ là gì? Trình bày vai trò của ngôn ngữ. Nêu cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng  ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệ từ ngữ đặc biệt dùng làm phương tiện giao tiếp và công cụ tư duy.

Vai trò của ngôn ngữ:

•Đối với cảm giác và tri giác:

Có thể làm thay đổi ngưỡng cảm giác, tính nhạy cảm của cảm giác, hoặc gây nên những ảo ảnh tri giác.

Giúp cho các thành phần được tổ hợp lại thành một chỉnh thể, một hiện tượng trọn vẹn gắn với một ý nghĩa, một tên gọi cụ thể (quy luật tính có ý nghĩa của tri giác). Làm cho các quá trình tri giác diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và làm cho sự vật, hiện tượng được tri giác trở nên khách quan, đầy đủ và rõ rang.

•Đối với trí nhớ:

Làm cho sự ghi nhớ, giữ gìn và nhận lại, nhớ lại  của con người có chủ định, có ý nghĩa. Ngôn ngữ là một phương tiện để ghi nhớ, là một hình thức để lưu lại những kết quả cần nhớ.

•Đối với tư duy:

Tư duy sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ để tư duy. Không có ngôn ngữ thì con người không thể tư duy trừu tượng và khái quát được. Nhờ ngôn ngữ mà tư duy có thể nhận thức được tình huống có vấn đề, tiến hành các thao tác tư duy.

•Đối với tưởng tượng:

Có vai trò to lớn tỏng việc hình thành và biểu đạt các hình ảnh mới. Ngôn ngữ làm cho tưởng tượng trở thành một quá trình có ý thức, được điều khiển tích cực có kết quả và chất lượng cao. 

Câu 19: Tình cảm là gì? Phân tích các đặc điểm cơ bản của tình cảm

Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan với nhu cầu và động cơ của con người.

Các đặc điểm cơ bản của tình cảm:

Tính nhận thức

Tình cảm được nảy sinh trên cơ sở những xúc cảm của con người trong quá trình nhận thức đối tượng. Hay nói cách khác, yếu tố nhận thức, rung động và phản ứng cảm xúc là ba yếu tố làm nảy sinh tình cảm. Trong đó, nhận thức được xem là “cái lý” của tình cảm, nó làm cho tình cảm có tính đối tượng xác định.

Tính nhận thức

Tình cảm được nảy sinh trên cơ sở những xúc cảm của con người trong quá trình nhận thức đối tượng. Hay nói cách khác, yếu tố nhận thức, rung động và phản ứng cảm xúc là ba yếu tố làm nảy sinh tình cảm. Trong đó, nhận thức được xem là “cái lý” của tình cảm, nó làm cho tình cảm có tính đối tượng xác định.

Tính khái quát

    Tình cảm có được là do tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa những cảm xúc đồng loại.

       Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất định.

       Tổng hợp hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời nhờ sự phân tích, thành một chỉnh thể.

        Động hình hóa (định hình động lực) là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi phản xạ đã được hình thành từ trước

Tính ổn định

    Tình cảm là thuộc tính tâm lý, là những kết cấu tâm lý ổn định, tiềm tàng của nhân cách, khó hình thành và khó mất đi.

Nếu xúc cảm là thái độ nhất  thời, có tính tình huống, thì tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân. Chính vì vậy mà tình cảm là một thuộc tính tâm lý, một đặc trưng quan trọng của nhân cách con người.

    Trong bản thân chúng ta, không một ai giống ai, mọi người có cách nhìn nhận khác nhau tùy thuộc vào sự ổn định tâm lý của mỗi người.

Tính chân thực

Tình cảm được biểu hiện ở chỗ phán ánh chân thực, chính xác nội tâm thực sự của con người, cho dù người ấy cố tình che dấu  bằng những “động tác giả” bên ngoài.

Tính đối cực (hay còn gọi là tính hai mặt)

  Dù ở mức độ nào tình cảm cũng mang tính hai mặt: nghĩa là tính chất đối lập nhau: vui-buồn, yêu-ghét, dương tính hay âm tính… Thiếu những rung động tương phản thì nó sẽ dẫn đến sự bão hòa và buồn tẻ.

  Tất cả mọi thứ, mọi điều đều có tính hai mặt của nó. Nếu như mình mất đi cái này thì chắc chắn mình sẽ nhận được cái kia, cũng giống như mình cho đi một thứ gì đó thì chắc chắn sẽ nhận được lai nhiều điều từ người khác.

Câu 20: So sánh phản ánh nhận thức với phản ánh xúc cảm-tình cảm

Giống nhau giữa tình cảm và nhận thức

- Đều phản ánh hiện thực khách quan

- Mang bản chất xã hội 

- Mang tính chủ thể

Khác nhau giữa tình cảm và nhận thức 

Tình cảm

- Phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng  với nhu cầu và động cơ của con người 

- Phạm vi hoạt động hẹp hơn

- Phản ảnh bằng các rung cảm

- Tính chủ thể cao hơn

- Khó hình thành hơnNhận thức

- Phản ánh những thuộc tính và các mối liên hệ của bản thân thế giới

- Phạm vi rộng hơn

- Phản ánh bằng hình ảnh, biểu tượng, khái niệm

- Tính chủ thể thấp hơn

- Dễ hình thành hơn

Câu 21: Ý chí là gì? Nêu các phẩm chất cơ bản của ý chí

Ý chí là một phẩm chất nhân cách, thể hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.

Các phẩm chất của ý chí

Tính mục đích: là phẩm chất đặc biệt của ý chí. Nó cho phép con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác. Nó phụ thuộc vào thế giới quan, nội dung đạo đức, và tính giai cấp.

Tính độc lập: là phẩm chất ý chí cho phép con người quyết định và thực hiện hành động theo quan điểm và niềm tin của mình.

+ Tính hay phủ định ý kiến của người khác là một trong những dấu hiệu tỏ sự yếu ớt của ý chí.

+ Tính dễ bị ám thị (theo người khác) cũng là người kém ý chí.

Tính quyết đoán: Đó là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát, trên cơ sở cân nhắc tính tóan kỹ càng, chắc chắn.

Tính kiên cường: Nói lên cường độ của ý chí, cho phép con người có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong những hoàn cảnh khó khăn, và kiên trì thực hiện đến cùng mục đích đã định

Tính dũng cảm: là khả năng sẵn sàng và nhanh chóng vươn tới mục đích bất chấp khó khăn nguy hiểm cho tính mạng hay lợi ích của bản thân. (trái với nó là tính hèn nhát, và nhút nhát)

Tính tự kiềm chế: là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ của bản thân mình. Kìm hãm những hành động cho là không cần thiết hoặc có hại trong những trường hợp cụ thể

Câu 22: Phân tích nội dung quy luật “lây lan” và nêu cách vận dụng quy luật nàu vào cuộc sống

- Xúc cảm tình cảm có thể truyền lây từ người này sang người khác.

- Biểu hiện: vui lây, buồn lây, đồng cảm, ủng hộ người nghèo, một con ngựa đau…

- Ứng dụng: các hoạt động tập thể như lao động học tập. Vận dụng trong giáo dục trong tập thể và bằng tập thể

Câu 23: Trình bày cấu trúc hành động ý chí điển hình. Nêu 1 vd minh họa

Giai đoạn chuẩn bị

- Xác định mục đích hành động, hình thành động cơ

- Lập kế hoạch hành động

- Chọn phương tiện và biện pháp hành động

- Quyết định hành động

Giai đoạn thực hiện

- Từ quyết định hành động đến hành động là sự thay đổi về chất vì đó là chuyển từ nguyện vọng thành hiện thực.

- Diễn ra dưới hai hình thức:

+ Thực hiện hành động bên ngoài

+ Thực hiện hành động bên trong

Giai đoạn đánh giá kết quả

Sau khi hành động kết thúc con người đánh giá kết quả, việc đánh giá là để rút kinh nghiệm cho những hành động 

Câu 24:  trình bày các cấp độ của ý thức?

Cấp độ chưa ý thức (vô thức):

Vô thức là hiện tượng tâm lý ở tầng bật chưa có ý thức, nơi mà ý thức không thực hiện chức năng của mình.

Vd : Em bé (2 – 3 tuổi) thích nghịch mọi thứ ngay cả những thứ nguy hiểm : dao, hộp quẹt,..

Người mắc bệnh thần kinh có thể làm hại bản thân và người khác.

* Các hiện tượng vô thức 

_ Những hiên tượng tâm lý có tính chất bệnh lí : bệnh hoang tưởng, ảo giác, bệnh thần kinh…

_ Những hiện tượng tâm lý xảy ra trong trạng thái ức chế của hệ thần kinh (tự nhiên hay nhân tạo)

Như : ngủ mơ, thôi miên.

_ Những hành động tự đông hóa : thói quen, kĩ xảo.

_ Hiện tượng trực giác: sự vụt sáng của những tư tưỡng,những giải pháp hợp lí. 

Ví dụ: Trong giấc ngủ tìm được lời giải của bài toán làm giở chừng trước khi ngủ.

_ Hiện tượng tâm thế: hướng tâm lý sẵn sàng chờ đón, tiếp nhận một điều gì đó, ảnh hưởng đến tính linh hoạt và ổn định của hoạt động.

Ví dụ: Tâm thế muốn nghỉ ngơi của người cao tuổi.

Cần phân biệt hiện tượng “vô thức” kể trên với hiện tượng “vô ý thức”.

Vd : Anh dụ em (2 tuổi) ăn một trái ớt.

+ Vô thức: người em.

+ Vô ý thức: người anh.

2.  Cấp độ ý thức và tự ý thức.

Ở cấp độ ý thức, con người nhận thức, tỏ thái độ một cách có chủ tâm và dự kiến trước được hành vi của mình, làm cho hành vi trở nên có ý thức. Ý thức thể hiện trong ý chí, chú ý.

Vd : Đang nói chuyện thấy cô nhắc thì im lặng.

*Tự ý thức là mức độ cao của ý thức, là khả năng nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh, tự hoàn thiện mình. 

Vd : Không cần cô nhắc cũng tự biết giữ im lặng trong giờ học.

3.  Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể

Trong hoạt động và giao tiếp, ý thức cá nhân sẽ phát triển dần dần đến cấp độ ý thức xã hội, ý thức nhóm, ý thức tập thể.

Vd: Giữ gìn vệ sinh trong lớp học, góp ý làm bài nhóm, bảo vệ tài sản nhà trường.

Tóm lại : Các cấp độ khác nhau của ý thức luôn tác động lẫn nhau, chuyển hóa và bổ sung cho nhau làm tăng tính đa dạng và sức mạnh của ý thức.

Câu 25: Nhân cách là gì? Ptich đặc điểm của nhân cách? Rút ra kết luận cần thiết trong quá trình tìm hiểu nhân cách người khác?

Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý của cá nhân thể hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân.

Những đặc điểm cơ bản của nhân cách

- Tính thống nhất: Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý, các thuộc tính này được sắp xếp có hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau khi thể hiện qua hành vi. 

- Tính ổn định: Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý. Thuộc tính tâm sinh lý mang tính ổn định, bền vững, khó hình thành và khó mất đi. Trong thực tế, để hình thành một thuộc tính không phải là hình thành được ngay mà phải cần có một khoảng thời gian nhất định và ngược lại muốn loại bỏ thuộc tính đã xác lập cũng phải thế. Vì thế, nhân cách mang tính ổn định.

- Tính tích cực: Nhân cách của cá nhân thể hiện tính tích cực khi: chủ động xác định mục đích, thực hiện các hoạt động và giao tiếp; khả năng tự điều chỉnh và chịu sự điều chỉnh của xã hội; vươn tới những giá trị cao đẹp hơn trong quá trình sống và làm việc trong xã hội.

- Tính giao tiếp: Nhân cách được hình thành và phát triển trong hoạt động và giao tiếp với các nhân cách khác. Giao tiếp giúp con người tham gia vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa, kinh nghiệm, tri thức, chuẩn mực đạo đức của xã hội đồng thời tác động đến các nhân cách khác.

=> Muốn đánh giá nhân cách của một con người thì xem xét từ nhiêù  khía cạnh, nhiều nguồn  thông tin khác nhau.

Muốn đánh giá một nét nhân cách nào đó thì phải liên hệ tới các nét nhân cách khác.

Mỗi cá nhân cần phải hình thành và phát triển đồng thời tất cả các nét nhân cách.

Cần nắm bắt được tâm lý, nhân cách của người khác để có thể đối nhân xử thế phù hợp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro