Chương 2: HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TÂM LÍ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quá trình sống là quá trình con người liên tụcthực hiện các quan hệ với thế giới xung quanh (gồmcon người và thế giới đồ vật). Quá trình thực hiện cácmối quan hệ qua lại giữa con người với thế giới xungquanh chính là hoạt động và giao tiếp. Quá trình tácđộng qua lại giữa con người với thế giới đồ vật đượcgọi là hoạt động có đối tượng. Quá trình tác động qualại giữa con người với con người được gọi là giao tiếp.Trong hoạt động, con người không đơn độc mà có sựhợp tác cùng tạo ra các sản phẩm và trao đổi các sảnphẩm để thoả mãn các nhu cầu khác nhau của mình.Như vậy, hoạt động của con người không thể tách rờigiao tiếp.
Hoạt động và giao tiếp luôn gắn bó với nhau. Tương tựnhư vậy, không thể xem xét tâm lí, ý thức con ngườingoài hoạt động, ngoài giao tiếp. Đồng thời khi xemxét hoạt động, giao tiếp cũng thế. Hoạt động và giaotiếp không thể diễn ra mà lại không có tâm lí, ý thứctham gia vào. Vậy hoạt động là gì?

  I. HOẠT ĐỘNG  

  1. Khái niệm hoạt động  

Con người sống là con người hoạt động.Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Theotâm lí học mácxit, cuộc sống con người là một dònghoạt động, con người là chủ thể của các hoạt độngthay thế nhau. Hoạt động là quá trình con người thựchiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên,xã hội. Đó là quá trình chuyển hóa năng lực lao độngvà các phẩm chất tâm lí khác của bản thân thành sựvật, thành thực tế và quá trình ngược lại là quá trìnhtách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trởvề với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủthể.
Chúng ta có thể hiểu hoạt động là quá trìnhtác động qua lại giữa con người với thế giới xungquanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sảnphẩm về phía con người.

  Trong quá trình tác động qua lại đó, có haichiều tác động diễn ra đồng thời, thống nhất và bổsung cho nhau:
Chiều thứ nhất là quá trình ttác động của conngười với tư cách là chủ thể vào thế giới (thế giới đồvật). Quá trình này tạo ra sản phẩm mà trong đó chứađựng các đặc điểm tâm lí của người tạo ra nó. Hay nóikhác đi, con người đã chuyển những đặc điểm tâm lícủa mình vào trong sản phẩm. Sản phẩm là nơi tâm lícủa con người được bộc lộ. Quá trình này được gọi làquá trình xuất tâm hay quá trình đối tượng hoá.
Chiều thứ hai là quá trìrình con người chuyểnnhững cái chứa đựng trong thế giới vào bản thânmình. là quá trình con người có thêm kinh nghiệm vềthế giới, những thuộc tính, những quy luật của thếgiới... được con người lĩnh hội, nhập vào vốn hiểu biếtcủa mình. Đồng thời con người cũng có thêm kinhnghiệm tác động vào thế giới, rèn luyện cho mìnhnhững phẩm chất cần thiết để tác động có hiệu quảvào thế giới. Quá trình này là quá trình hình thành tâmlí ở chủ thể. Còn gọi là quá trình chủ thể hoá hay quátrình nhập tâm. 

 Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sảnphẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lí của chínhmình. Có thể nói tâm lí của con người chỉ có thể đượcbộc lộ, hình thành trong hoạt động và thông qua hoạtđộng.

  2. Các đặc điểm của hoạt động 

  a. Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng  

  Hoạt động, như trên đã nói, là quá trình tácđộng vào thế giới, cụ thể là vào một cái gì đó. Như vậy,bản thân khái niệm hoạt động đã bao hàm cả đốitượng của hoạt động. Ví dụ, lao động bao giờ cũng cóđối tượng của lao động. Hoạt động học tập là nhằmvào tri thức, kĩ năng, kĩ xảo... để biết, hiểu. tiếp thu vàđưa vào vốn kinh nghiệm của bản thân, tức là lĩnh hộicác tri thức kĩ năng, kĩ xảo ấy. Do đó, nói một cách đầyđủ về khái niệm là hoạt động có đối tượng.
Cần nói thêm rằng có nhiều trường hợp, đối tượngcủa hoạt động không phải là một cái gì đó sẵn có. màlà cái gì đang xuất hiện ngay trong quá trình hoạt động.Đặc điểm này thường thấy khi nào tích cực hoạt động,như trong hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứuv.v...  

  b. Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành  

  Nói lao động trước hết nghĩ ngay tới ngườilao động là yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất. Giáoviên là chủ thể của hoạt động dạy và học. Học sinh làchủ thể của hoạt động học tập. Chủ thể có khi là mộtngười, có khi là một số người. Chẳng hạn, thầy tổchức, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động dạy và học, tròthực hiện hoạt động đó, tức là thầy và trò cùng nhautiến hành một hoạt động để đi đến một loại sản phẩmlà nhân cách học sinh. Như vậy cả thầy và trò cùng làchủ thể của hoạt động dạy và học  

  c. Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp  

  Trong hoạt động lao động người ta dùngcông cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động.Công cụ lao động giữ vai trò trung gian giữa chủ thểlao động và đối tượng lao động, tạo ra tính chất giántiếp trong hoạt động lao động.
Tương tự như vậy, tiếng nói, chữ viết, con sốvà các hình ảnh tâm lí khác là công cụ tâm lí được sửdụng để tổ chức, điều khiển thế giới tinh thần ở mỗicon người. Công cụ lao động và công cụ tâm lí đều giữchức năng trung gian trong hoạt động và tạo ra tính chất gián tiếp của hoạt động. Ví dụ, nhà điêu khắc nặnbức tượng một cô gái thì hình ảnh cô gái được lấy làmmẫu trong đầu anh ta giữ vai trò điều khiển đôi bàn tayđể anh ta tạo nên bức tượng đúng hình mẫu đó. Hìnhảnh cô gái, hình ảnh các thao tác nặn tượng (hình ảnhtâm lí) chính là công cụ tâm lí giữ chức năng trunggian trong quá trình tạo ra sản phẩm (bức tượng). Quátrình nặn tượng cũng còn phải đùng một số công cụkhác chứ không chỉ đôi bàn tay trần (công cụ laođộng). Thế là hoạt động lao động nghệ thuật này cóhai loại công cụ trung gian là công cụ lao động vàcông cụ tâm lí.

Trong tác phẩm Tư bản (1867) C. Mác viết:"Con nhện thực hiện các thao tác giống các thao táccủa người thợ dệt, con ong xây tổ sáp làm cho mỗinhà kiến trúc phải hổ thẹn. Nhưng ngay một nhà kiếntrúc tồi từ đầu đã khác một con ong cừ nhất ở chỗtrước khi dùng sáp xây tổ, nhà kiến trúc đã xây nó trongđầu mình rồi. Khi quá trình lao động kết thúc nhậnđược kết quả, thì kết quả này đã có dưới dạng tinhthần trong biểu tượng của con người từ lúc quá trìnhấy mới bắt đầu".  

  d. Hoạt động bao giờ cũng có mục đích nhất định  

  Trong mọi hành động của con người tính mụcđích nổi lên rất rõ rệt. Lao động sản xuất ra của cải vậtchất, sản phẩm tinh thần, để đảm bảo sự tồn tại củaxã hội. và bản thân đáp ứng các nhu cầu về ăn, mặc, ởv.v... Học tập để có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thỏa mãnnhu cầu nhận thức và chuẩn bị hành trang bước vàocuộc sống. Mục đích của hoạt động thường là tạo rasản phẩm có liên quan trực tiếp hay gián tiếp với việcthỏa mãn nhu cầu của chủ thể.

  3. Cấu trúc của hoạt động  

  Tất cả các loại hoạt động đều cùng có mộtcấu trúc chung. Qua nghiên cứu nhiều năm, nhà tâm líhọc Nga: A.N.Lêônchiep đưa ra cấu trúc vĩ mô củahoạt động bao gồm sáu thành tố.  

Hoạt động nào cũng có động cơ thúc đẩy - đóchính cái đích cuối cùng mà con người muốn vươn tới.

Cái đích cuối cùng đó thúc đẩy con người hoạt động. ởđây ta có một bên là hoạt động, một bên là động cơ
Hoạt động hợp bởi các hành động, là các bộphận tạo thành hoạt động. Cái mà hành động nhằmđạt tới là mục đích. Nếu coi động cơ là mục đích cuốicùng (mục đích chung), thì mục đích mà hành độngnhằm tới là mục đích bộ phận. Ơ đây ta có một bên làhành động, một bên là mục đích.
Hành động bao giờ cũng phải giải quyết mộtnhiệm vụ nhất định. Nhiệm vụ này được hiểu là mụcđích đề ra trong những điều kiện cụ thể nhất định, tứclà mục đích bộ phận phải được cụ thể hóa thêm mộtbước nữa, sự cụ thể hóa này được quy định bởi cácphương tiện, điều kiện cụ thể nơi diễn ra hành động.Từ đây cũng xác định phương thức để giải quyếtnhiệm vụ. Các phương thức này gọi là các thao tác. ởđây ta có một bên là thao tác một bên là các phươngtiện, điều kiện khách quan cụ thể.
Tóm lại, cuộc sống của con người là mộtdòng các hoạt động. Dòng hoạt động này phân tích rathành các hoạt động riêng rẽ theo các động cơ củahoạt động. Hoạt động làquá trình tuân theo mục đích. Và cuối cùng, hành độngdo các thao tác hợp thành, các thao tác phụ thuộc vàocác phương tiện, điều kiện cụ thể để đạt mục đích.Như vậy là trong từng hoạt động cụ thể ta có hai hàngtương ứng từng thành phần với nhau : 

  Cấu trúc chung của hoạt động  

  Các thành phần trong hàng thứ hai được xác định là các đơn vị của hoạt động ở con người. Hàng thứ nhất chứa đựng nội dung đối tượng của hoạt động. Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là cácmối quan hệ giữa các thành phần của cả hai hàng kể trên. Sáu thành tố vừa kể trên cùng với mối quan hệ qua lại giữa chúng tạo thành cấu trúc vĩ mô của hoạt động Các mối quan hệ này không sẵn có, mà là sản phẩmnảy sinh trong sự vận động của hoạt động. Quan hệqua lại giữa động cơ và mục đích nảy sinh bởi hoạtđộng. Quá trình hoạt động tạo nên quan hệ qua lạigiữa động cơ và mục đích, sự nảy sinh và phát triểncủa mối quan hệ qua lại này chính là sự xuất hiện vàphát triển của tâm lí, ý thức. 

  4. Các dạng hoạt động  

  Có nhiều cách phân loại hoạt động. Chia mộtcách tổng quát nhất, loài người có hai loại hoạt động:lao động và giao tiếp.
Cách phân loại này căn cứ vào quan hệ giữangười với đồ vật (chủ thể và khách thể) và quan hệgiữa người với người (chủ thể và chủ thể).
Xét về phương diện phát triển cá thể, người tathấy trong đời người có ba loại hình hoạt động kế tiếpnhau. Đó là các loại hoạt động: vui chơi; học tập; laođộng.
Hoạt động chủ đạo của trẻ em trước tuổi đihọc là vui chơi; lên 6 - 7 tuổi, trẻ đến trường học, dầndần chơi ít hơn học. việc chính ở lứa tuổi này là học.  

  Trong hoàn cảnh bình thường hàng ngày, học sinh vẫncó hoạt động chơi song không còn là chính; học xongphải bước vào cuộc sống lao động suốt đời. Việc họcvà chơi đều có ở người lao động, nhưng không thể sovới lao động cả về số giờ dành cho lao động, cả về ýnghĩa của lao động đối với cuộc sống.
Nói chung nhất, mỗi người chúng ta đều phảitiến hành hoạt động này hay hoạt động khác. Ngoàicách chia hoạt động của con người thành ba hoạtđộng: lao động; học tập; vui chơi, có thể chia hoạtđộng người một cách chung nhất thành hai loại:
- Hoạt động thực tiễn (có khi còn gọi là hoạtđộng bên ngoài).
- Hoạt động lí luận (có khi còn gọi là hoạtđộng tinh thần, hoạt động bên trong. hoạt động tâm lí).Ở đây căn cứ vào sản phẩm làm tiêu chuẩn chính đểphân loại. Loại thứ nhất là hoạt động tác động vào sựvật, biến đổi sự vật, v.v... tạo ra sản phẩm vật thể cảmtính thấy được. Loại thứ hai diễn ra trong bình diệnbiểu tượng, không làm thay đổi vật thể tại vật thể. Tuyvậy hoạt động lí luận cũng có nhiệm vụ cải tạo thiênnhiên, xã hội và con người. Sự phân loại này, cũng như nhiều cách phân loại, đều có tính chất tương đối.

Có một cách phân loại khác chia hoạt độngcủa con người ra thành bốn hoạt động sau đây:
- Hoạt động biến đổi,- Hoạt động nhận thức,- Hoạt động định hướng giá trị,- Hoạt động giao tiếp.Hoạt động biến đổi có dạng điển hình nhất
trong lao động. Nhưng hoạt động biến đổi bao hàm cảhoạt động biến đổi thiên nhiên, cả hoạt động biến đổixã hội. Trường hợp sau ta có hoạt động thường đượcgọi là hoạt động chính trị - xã hội.
Hoạt động biến đổi còn bao gồm loại hoạtđộng biến đổi con người, như hoạt động giáo dục vàhoạt động tự giáo dục. Cần nhấn mạnh rằng hoạtđộng này thực sự là một loại hoạt động lao động biếnđổi và có thể xếp vào loại hoạt động sản xuất tinh thần- đào tạo ra con người lao động. Hoạt động dạy và họccũng là một loại hoạt động nhận thức.
Hoạt động nhận thức là một loại hoạt động tinh thần, không làm biến đổi các đồ vật thực, quan hệthực v.v... Nó chỉ phản ánh sự vật, quan hệ..., mang lạicho chủ thể các hình ảnh, các tri thức, về sự vật và quan hệ ấy. Bằng hoạt động nhận thức, con ngườiphân tích. tổng hợp, khái quát, ghi nhớ các hình ảnh ấy.

Người ta nhận thức để hiểu biết sự vật, nắmbắt bản chất của chúng, hiểu nghĩa chung của xã hộiđã quy cho từng vật thể, từng quan hệ v.v... Hoạt độngđịnh hướng giá trị là một dạng hoạt động tinh thần, xácđịnh ý nghĩa của thực tại đối với bản thân chủ thể, tạora phương hướng của hoạt động.
Về hoạt động giao tiếp, có tác giả gọi là hoạtđộng thông báo, thông tin. Thực ra thông báo, thông tinchỉ là một số thành tố của hoạt động giao tiếp. Hoạtđộng giao tiếp thể hiện các quan hệ người - người.Hoạt động của người có bản chất xã hội - lịch sử, giaotiếp là điều kiện không thể thiếu được của hoạt động ởcon người nói chung.
Tóm lại, con người có nhiều hoạt động, cónhững hoạt động chung của con người, có những hoạtđộng riêng từng lĩnh vực. Các hoạt động này có quanhệ gắn bó mật thiết với nhau.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro