Tam ly hoc than kinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NÃO BỘ ĐƯỢC TỔ CHỨC NHƯ THẾ NÀO CHO VIỆC HỌC NGÔN NGỮ

                    

                                                                        BS Phan Thiệu Xuân Giang

TƯƠNG TÁC GIỮA BẢN CHẤT TỰ NHIÊN VÀ NUÔI DƯỠNG

Não của trẻ em được lập trình sẵn về mặt di truyền với các quá trình cần thiết cho việc học tập và đặc biệt là học tập ngôn ngữ. Những khả năng được lập trình sẵn này tương tác với kích thích thu được từ môi trường mà trẻ học được từ nền văn hoá và hệ thống ngôn ngữ mà trẻ sống ở trong môi trường đó. Cùng thời điểm đó, những trải nghiệm độc nhất của cá thể trẻ bổ sung thêm cho việc thực hành chức năng của não. Những bổ sung này bao gồm việc làm mạnh lên hay yếu đi một số các nối kết thần kinh trong khi đó làm gia tăng hay giảm đi các chức năng khác của não. Khả năng ngôn ngữ của trẻ không hoàn toàn được quy định trước bởi khả năng bẩm sinh, cũng không hoàn toàn do bởi những thông tin nhập vào từ môi trường. Ngôn ngữ là kết quả của mối liên hệ giữa bản chất tự nhiên có sẵn và quá trình nuôi dưỡng. Bản chất tự nhiên làm cho việc học ngôn ngữ có thể diễn ra được. Nuôi dưỡng cần cho việc học ngôn ngữ xảy ra. Nếu chúng ta hiểu biết nhiều hơn về việc não vận hành chức năng như thế nào để học tập và sử dụng ngôn ngữ, chúng ta có thể mở rộng thêm kỹ năng ngôn ngữ của tất cả trẻ em bao gồm cả những trẻ có những vấn đề về phát triển làm cho việc học tập trở nên khó khăn hơn. Không phải tất cả các trẻ đều có tiềm năng giống nhau trong việc học ngôn ngữ. Mọi người đều có những giới hạn nào đó trong tiềm năng phát triển của não. Tuy nhiên, ngay cả khi có những giới hạn về sinh học, những nghiên cứu về học tập gợi ý rằng có một tiềm năng có được ngôn ngữ nếu có phương pháp thích hợp được áp dụng. Nhằm để chọn được phương pháp thích hợp, chúng ta phải hiểu được nhiều hơn về bộ não, nó phát triển như thế nào nhằm đáp ứng với môi trường và nó xử lý thông tin như thế nào. Chúng ta cũng cần phải hiểu được những giới hạn về sinh học kết hợp với biến đổi về di truyền ở từng cá thể, những thay đổi này bị tác động do những rối loạn về phát triển.

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ DỰA VÀO NÃO BỘ

Có nhiều giải thích khác nhau về việc có được ngôn ngữ và các mô hình liên quan đến những rối loạn phát triển ngôn ngữ. Những tiếp cận khác nhau giải thích và mô tả về việc có được được ngôn ngữ như là: Tiếp cận hành vi (dựa trên công trình của Skinner, 1957), tiếp cận về ngôn ngữ (dựa trên công trình của Chomsky, 1965), tiếp cận về nhận thức (dựa trên công trình của Piaget, 1954), tiếp cận tương tác xã hội (dựa trên công trình của Vygotsky, 1962) là những hướng dẫn lâm sàng hữu ích đối với các rối loạn phát triển ngôn ngữ. Tiếp cận được nhấn mạnh ở đây dựa vào não bộ.

Mô hình phát triển ngôn ngữ dựa vào não bộ có nguồn gốc từ khoa học thần kinh nhận thức, là sự hôn phối giữa tâm lý học nhận thức (môn học về trí nhớ và học tập của con người) và khoa học thần kinh (Neuroscience) (Nghiên cứu về phát triển và chức năng của neuron). Mô hình phát triển ngôn ngữ dựa vào não bộ được dựa trên nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ trong mối liên quan với phát triển thần kinh. Giả thuyết cơ bản của mô hình dựa vào não bộ là phát triển ngôn ngữ không thể được hiểu biết một cách đầy đủ nếu không có hiểu biết về sự phát triển sinh học của não bộ. Một tiếp cận dựa vào não bộ đối với các rối loạn phát triển ngôn ngữ cần cả việc hiểu được sự phát triển thần kinh bình thường lẫn việc hiểu được ảnh hưởng của phát triển thần kinh không bình thường đi kèm với một

 rối loạn nào đó.

CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ DỰA VÀO NÃO BỘ

Có một số các khái niệm chính về mô hình phát triển ngôn ngữ dựa vào não bộ:

     1.    

Cho dù sự phát triển ngôn ngữ được dựa trên sự trưởng thành của não bộ được kiểm soát bởi di truyền 

nhưng sự trưởng thành này xảy ra theo cách đáp ứng với thông tin nhập vào từ môi trường. Phát triển ngôn ngữ bị ảnh hưởng bởi cả hai yếu tố môi trường và di truyền.

     2.    

Mặc dù việc hiểu được ngôn ngữ và tạo ngôn ngữ liên quan đến những cơ chế về ngôn ngữ đặc biệt của não nhưng các phương thức nhận thức chung hơn của não (như chú ý và trí nhớ) cũng được thống nhất vào trong những quá trình phát triển ngôn ngữ.

     3.    

Có một số những thời kỳ nhạy cảm hoặc các cửa sổ quan trọng về cơ hội học tập trong suốt quá trình phát triển nhận thức và ngôn ngữ. Những thời kỳ này được cho là có liên quan đến những thời kỳ phát triển neuron/ não chính. Những thời kỳ nhạy cảm là thời gian mà não sẵn sàng cho việc học tập theo cách mà các cơ chế thần kinh đã sẵn sàng cho việc xử lý nhiệm vụ. Thời kỳ này cũng là thời gian mà não cần có thông tin nhập vào để thực hiện một quá trình phát triển tối ưu.

      4.    

Học tập được ghi nhận như là những thay đổi về chức năng và/ hoặc thay đổi cấu trúc trong não bộ.

      5.    

Sự hiện diện của một rối loạn phát triển như tự kỷ, hội chứng Down, hội chứng nhiễm sắc thể X mỏng manh, hội chứng Williams, dyslexia hoặc suy kém về ngôn ngữ đặc biệt sẽ cản trở sự phát triển ngôn ngữ bởi vì các rối loạn này cản trở sự phát triển của não và làm thay đổi cách thức mà não đáp ứng với thông tin nhập vào từ môi trường.

MÔ HÌNH XỬ LÝ THÔNG TIN

Những mô hình học tập ngôn ngữ được dựa trên khoa học thần kinh nhận thức (Cognitive Neuroscience) cũng có thể giống như mô hình xử lý thông tin về học tập. Những mô hình chức năng của não hiện nay thường thống nhất với các khái niệm về xử lý thông tin , thường sử dụng sự tương đồng và thuật ngữ mượn từ tin học. Theo mô hình xử lý thông tin về học tập ngôn ngữ, việc

hiểu được ngôn ngữ

xảy ra như sau:

     1.    

Não mã hoá các kích thích từ môi trường. Trong trường hợp

ngôn ngữ nói, thông tin nhập vào này ở dạng sóng âm thanh. Những sóng âm này được mã hoá về mặt thần kinh để não có thể sử dụng được thông tin nhập vào. Trong trường hợp

ngôn ngữ viết, thông tin nhập vào là chính tả được mã hoá về mặt thần kinh thông qua hệ thống thị giác.

     2.    

Não bộ ghi nhận những nguyên tắc có tính thống kê trong các thông tin nhập vào và cân nhắc thông tin để mà thông tin mới nhất nhận được nhiều chú ý xử lý hơn.

      3.    

Các thành phần của thông điệp như

 âm vị, cú pháp, ngữ nghĩa, cách sử dụng được xử lý.

     4.    

Ý nghĩa của thông tin được rút ra từ những thành phần này. Ý nghĩa của thông điệp được giữ lại bằng cách sử dụng hệ thống trí nhớ của não bộ.

     5.    

Khi một con người phát triển, việc rút ra được ý nghĩa cũng bao gồm việc gợi lại thông tin được giữ lại trước đây cùng với việc thống nhất thông tin được xử lý mới vào với thông tin đã được học và giữ lại trước đây.

      6.    

Xử lý ngôn ngữ bị ảnh hưởng bởi bối cảnh không ngôn ngữ và có ngôn ngữ. Thông tin phụ thuộc bối cảnh này có thể liên quan đến những vùng não khác nhau và cần sự thống nhất về thông tin ở trong và giữa các vùng não.

Việc

diễn đạt ngôn ngữ

xảy ra 

như sau:

      1.    

Người nói/ người viết hiểu được cách thức hay ý tưởng họ muốn diễn đạt.

      2.    

Thông điệp được mã hoá bằng cách sử dụng các thành phần từ vựng và ngữ pháp.

      3.    

Các thành phần từ vựng và ngữ pháp này được dịch thành các mã âm vị thích hợp.

     4.    

Các mã âm vị này được dịch thành các chuỗi vận động phát âm trong trường hợp âm ngữ và các chuỗi vận động viết chính tả trong trường hợp ngôn ngữ viết.

      5.    

Các chuỗi vận động này được tạo ra bởi hệ thống vận động bao gồm vỏ não vận động và tiểu não.

     6.    

Trong trường hợp âm ngữ, các chuỗi vận động hướng dẫn hệ thống phát âm và dây thanh nhằm để tạo ra thông tin thính giác. Trong trường hợp ngôn ngữ viết, các chuỗi vận động hướng dẫn các vận động tinh nhằm để viết ra hay đánh máy thông tin thị giác.

     7.    

Bối cảnh ảnh hưởng đến việc diễn đạt ngôn ngữ, đặt ra một số yêu cầu trên những thay đổi về cung giọng của lời và cách sử dụng ngôn ngữ trong bối cảnh cần có sự thống nhất thông tin qua các vùng khác nhau của não bộ.

Trong suốt quá trình phát triển, não sử dụng thông tin ngôn ngữ nhập vào để giúp tổ chức mạng lưới của vỏ não cần thiết cho việc học tập và sử dụng ngôn ngữ. Khi não xử lý nhiều thông tin ngôn ngữ nhập vào hơn não sẽ trở thành một bộ xử lý ngôn ngữ có kỹ năng và hiệu quả hơn. Vì thế, xử lý ngôn ngữ cần những cơ chế xử lý ngôn ngữ đặc hiệu hoặc tốn nhiều kỹ năng nhưng nó cũng cần những cơ chế nhận thức chung như là chú ý và trí nhớ.

      TRẺ TĂNG ĐỘNG KÉM CHÚ Ý

   

                 

                                                                  Biên soạn: BS.Phan Thiệu Xuân Giang

Rối loạn tăng động kém chú ý là gì?

Rối loạn tăng động kém chú ý là tên gọi được dùng để nói về những trẻ hoạt động quá mức, không chú ý và không suy nghĩ trước khi hành động. Thông thường cha mẹ chú ý đến chứng này vào lúc trẻ bắt đầu đi học. Cha mẹ và thầy cô giáo có thể thấy những vấn đề sau đây ở trẻ có tăng động kém chú ý:

     1)  

Trẻ không chú ý:

-      

Khó khăn khi làm công việc

-      

Không hoàn thành được công việc

-      

Không biết lắng nghe

-      

Dễ bị xao nhãng

-      

Không thể chú ý đến công việc ở trường học ngay cả khi trẻ muốn làm

-      

Không thể duy trì được một hoạt động lâu trong khi chơi đùa

     2)  

Trẻ hành động không có suy nghĩ:

-      

Không thể hoạch định một công việc

-      

Thường làm mất giấy bút hoặc bài tập

-      

Cần phải giám sát thường xuyên

-      

Trả lời khi chưa đến lượt

-      

Không thể đợi đến phiên mình

-      

Không thể tuân theo luật

-      

Không thể làm việc có mục tiêu, muốn là phải có ngay lập tức, không kềm chế được

3)  

Trẻ hoạt động quá mức ( không phải tất cả trẻ tăng động kém chú ý đế hoạt động quá mức):

-      

Chạy lăng xăng cả ngày

-      

Không thể ngồi yên

-      

Luôn di chuyển ngay cả khi buồn ngủ

-      

Luôn hoạt động, không bao giờ hoàn thành điều gì trước khi bắt đầu điều mới

Những đặc điểm khác chúng ta có thể thấy ở trẻ tăng động kém chú ý:

          

-Bướng bỉnh

          

- Thích làm chủ

          

- Dễ thay đổi cảm xúc

          

- Dễ bị bực tức

          

- Nhìn nhận bản thân kém

          

- Có những vấn đề về điều chỉnh và phối hợp trong vận động

          

- Thái độ tiêu cực

          

- Bắt nạt

          

- Cơn nổi giận

          

-Thiếu đáp ứng với kỷ luật

          

- Có vấn đề với ngôn ngữ

          

- Khó khăn trong học tập

Trẻ tăng động kém chú ý thường hoạt động quá mức. Trẻ có biểu hiện những hành vi có vấn đề ở mọi chỗ khi trẻ đến. Trẻ có biểu hiện bướng bỉnh , nói KHÔNG với điều cần làm và xô đẩy trẻ khác. Trẻ cảm thấy dễ chịu trong một lúc rồi lại khó chịu vào lúc khác. Trẻ dễ bị hưng phấn. Trẻ dễ bực tức và giận dữ. Trẻ cảm thấy bản thân mình không tốt. Trẻ có thể biểu hiện vụng về trong vận động, có vấn đề trong ngôn ngữ, khó khăn trong học tập. Tăng động kém chú ý thường gặp ở trẻ trai.

Cả gia đình trẻ đều bị khó chịu do hành vi của trẻ gây ra. Trẻ là nguồn gây stress cho gia đình, thầy cô giáo và bạn bè. 

Tăng động kém chú ý có thể giảm đi hoặc kéo dài đến tuổi trưởng thành. Hoạt động quá mức và hành động không có suy nghĩ có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Cha mẹ cũng có thể có chứng tăng động kém chú ý nhưng không biết mình có. Một số trẻ có thể gặp những vấn đề liên quan đến pháp luật đặc biệt là ở tuổi vị thành niên nếu như không được điều trị và trợ giúp.

Ai là người có thể chẩn đoán chứng tăng động kém chú ý?:

-Bác sĩ nhi khoa

-Bác sĩ thần kinh nhi

-Bác sĩ tâm thần nhi

ĐIỀU TRỊ CHỨNG TĂNG ĐỘNG KÉM CHÚ Ý:

Cần chú ý các bước sau đây:

-Nhận ra rằng trẻ có vấn đề

- Tìm kiếm lời khuyên của nhà chuyên môn: khám, chẩn đoán và đánh giá

-Bỏ thời gian nhiều hơn để tìm hiểu trẻ và học cách giúp đỡ trẻ

Điều trị bao gồm:

-      

Điều trị hành vi

-      

Giáo dục

-      

Thuốc

-      

Huấn luyện cho cha mẹ

     1)  

Điều trị hành vi:

Kỹ thuật điều trị hành vi được sử dụng trong trị liệu những vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, huấn luyện cho cha mẹ và trong môi trường giáo dục. Giảm thiểu đi hành vi gây rối của trẻ bằng cách chú ý đền những đáp ứng tích cực và loại bỏ đi những đáp ứng tiêu cực. Điều trị này nhằm thay đổi hành vi của trẻ bằng cách thay đổi đáp ứng của môi trường.

     2)  

Giáo dục:

Nếu một trẻ tăng động kém chú ý học trong một lớp học bình thường, nên có một vài sắp xếp đặc biệt cho trẻ. Trao đổi thường xuyên giữa cha mẹ và thầy cô giáo nhằm thảo luận về những tiến bộ của trẻ. Sắp xếp chỗ ngồi đặc biệt trong lớp để nhằm giảm đi sự xao nhãng và khuyến khích phát triển những điểm mạnh và khả năng của trẻ là những điều quan trọng cần thiết cho trẻ trong một lớp học bình thường. Nếu trẻ có trí thông minh bình thường nhưng có thành tích học tập kém thì cần phải đánh giá xem trẻ có khó khăn về mặt nào. Trẻ có thể cần phải được học thêm giờ cá nhân hay học trong các lớp học đặc biệt.

     3)  

Điều trị bằng thuốc:

Các tế bào não truyền thông tin với nhau bằng những hóa chất thần kinh là những chất tác động lên việc xử lý thông tin. Những hóa chất này có thể được gia tăng bởi một số thuốc. Những thuốc này cũng làm tăng khả năng phân loại các kích thích từ môi trường của trẻ vì thế trẻ có thể quyết định tập trung vào điều gì và bỏ qua điều gì. Các thuốc kích thích thần kinh có thể có hiệu quả đối với 70-80% trẻ có 

tăng động kém chú ý.

     4)  

Huấn luyện cho cha mẹ:

Cha mẹ có trẻ tăng động kém chú ý đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý hành vi cùa trẻ. Cha mẹ là người tương tác với trẻ nhiều hơn ai hết.

Huấn luyện cho cha mẹ bao gồm:

-      

Giới thiệu về chứng tăng động kém chú ý

-      

Cải thiện sự vâng lời của trẻ đối với những yêu cầu của cha mẹ

-      

Tương tác giữa cha mẹ và trẻ

-      

Chơi độc lập

-      

Sử dụng thời gian “ giả lơ” nhằm làm giảm đi hành vi không thích hợp

-      

Xử trí những hành vi ở nơi công cộng

 Huấn luyện cho cha mẹ thành công hay không tùy thuộc vào sự cam kết và động lực làm việc của cha mẹ đối với trẻ. Kiên nhẫn là điều rất quan trọng, thay đổi cần phải có thời gian.

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC MẸ LẠM DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN

                                                        BS.Phan Thiệu Xuân Giang

Sử dụng rượu:

Mẹ sử dụng rượu quá nhiều có ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của thai nhi và trẻ. Đối với trẻ còn sống sót, ảnh hưởng này bao gồm các bất thường về thể chất từ nhẹ cho đến nặng, các suy kém về nhận thức và hành vi. Tuy nhiên có những nghiên cứu cho thấy những kết quả không mong muốn do việc mẹ sử dụng rượu gây ra như gia tăng nguy cơ sảy thai tự động, thai chết ngay sau sanh, nhau bong non, kém phát triển trong tử cung, sanh non. Chính những yếu tố này là những vấn đề sức khoẻ ở tương lai, kém phát triển, tử vong ở trẻ sơ sinh (Smigaj,1997). Những báo cáo theo dõi về phát triển hành vi và nhận thức chỉ cho thấy rằng  trẻ tiếp xúc với rượu nhiều khi còn trong tử cung sẽ đi kèm với tăng động kém chú ý, chậm phát triển tâm thần, học tập kém.

Hút thuốc lá:

Mặc dù có nhiều cố gắng để nhằm cảnh báo phụ nữ có thai về sự nguy hiểm của  hút thuốc lá có ảnh hưởng đến thai nhi nhưng hút thuốc vẫn xảy ra nhiều, bao gồm hút thuốc chủ động và hút gián tiếp. Tại ViệtNam, tỷ lệ phụ nữ hút thuốc không cao như những nước phương Tây, tuy nhiên đàn ông ở nước ta hút thuốc rất nhiều và các bà mẹ trở thành người hút thuốc thụ động, hút thuốc thụ động cũng có nguy cơ như hút chủ động. Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ có thể ngăn ngừa được đối với kết quả phát triển không tốt ở thai nhi. Trẻ sanh ra từ những bà mẹ hút thuốc sẽ có cân  nặng thấp hơn khoảng 100-200 gam so với con của những bà mẹ không hút thuốc, những thai nhi của những bà mẹ hút thuốc lá có nguy cơ kém phát triển cao gấp 2 lần so với thai nhi của những bà mẹ không hút thuốc. Hút thuốc cũng đi kèm với nguy cơ sanh non và các biến chứng chu sanh như nhau bong non. Hút thuốc cũng đi kèm với việc gia tăng nguy cơ  hội chứng trẻ nhũ nhi đột tử gấp 2-3 lần ( Golding,1997). Những yếu tố tinh tế hơn có thể thấy ở trẻ nhỏ do ảnh hưởng tiếp xúc với thuốc lá khi còn là bào thai như: các vấn đề về hành vi, suy kém về nhận thức, các vấn đề về chú ý và xử lý thị giác không gian (Fried &Watkinson, 2000; Freid, Watkinson & Gary, 1992; Wakschlag và cộng sự, 1997).

 CÁC RỐI LOẠN PHÂN LY

                                                                                                                                                                BS. Phan Thiệu Xuân Giang

 Các rối loạn phân ly tiến triển do hậu quả của việc thất bại trong sự thống nhất về tri giác, ý thức, trí nhớ và nhân dạng lại với nhau. Những rối loạn này bao gồm: rối loạn

giải thể nhân cách ( depersonalization disorder)

các rối loạn quên ( amnestic disorders):

rối loạn quên phân ly (dissociative amnesia) , rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly (dissociative fugue) và rối loạn nhân dạng phân ly ( dissociative identity disorder). 

Người ta xếp rối loạn phân ly thành một phổ ( spectrum) bao gồm: 

rối loạn giải thể nhân cách

được đặc trưng bởi những cảm nhận có tính hằng định và khó chịu về việc tách rời và tê tái , các thay đổi về tri giác của người đó và môi trường.

Quên phân ly

được biểu hiện bằng việc không có khả năng nhớ lại thông tin cá nhân quan trọng theo sau sang chấn. Những người có

rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly

thì bất ngờ ra đi khỏi nhà với một khoảng trống trong trí nhớ và họ có thể bị nhầm lẫn về nhân dạng cá nhân của mình hoặc cho rằng mình có nhân dạng mới. Những cá nhân córối loạn nhân dạng phân ly

( trước đây gọi là

rối loạn đa nhân cách: multipersonality disorder

) thì sở hữu một lúc hai hoặc nhiều hơn các nhân dạng  hay nhân cách khác biệt có thể kiểm soát hành vi của họ. Họ cũng không thể nhớ được các thông tin quan trọng về cá nhân.

Có một sự liên hệ mạnh mẽ giữa rối loạn phân ly và sang chấn. Hầu hết người ta đều có thể nhớ lại được những thời kỳ phân ly nhẹ trong cuộc đời của mình. Những trạng thái này thậm chí có thể là đáp ứng thích nghi trong một số tình huống.  Tuy nhiên các rối loạn phân ly hầu như luôn luôn biểu hiện đáp ứng với những kinh nghiệm sang chấn. Thông thường,

phân ly được dùng như một cơ chế phòng vệ trong một nỗ lực nhằm giảm bớt đi cảm nhận khó chịu về lo âu và bất lực.

Tiền sử về lạm dụng thể chất và tình dục được ghi nhận là có thường xuyên ở những người có hội chứng phân ly tiến triển. Những cá nhân có liên quan đến những sự kiện có tính đe dọa trong đời sống như là chiến tranh, thiên tai, và tội phạm dễ có trải nghiệm các triệu chứng phân ly nhiều hơn. Khi khám và đánh giá bệnh nhân, chúng ta nên sàng lọc các bệnh lý y khoa cũng như các yếu tố xác định trong nền văn hóa đối với hành vi của họ. 

HỆ VIỀN (LIMBIC SYSTEM)

Hệ viền góp phần vào sự sống còn của cá thể và tính liên tục của loài. Chức năng cơ bản của hệ viền bao gồm: hành vi ăn; “ đáp ứng “ đánh hay chạy”; tấn công và biểu lộ cảm xúc, chức năng tự động, hành vi, những mặt liên quan đến nội tiết về đáp ứng tính dục.  Hệ viền bao gồm những phần vỏ não cổ có nguồn gốc thực vật, các cấu trúc dưới vỏ liên quan, các đường dẫn truyền sợi nối kết với gian não ( diencephalon) và cuống não ( brain stem).

Hình ảnh hải mã (DG: Dentate gyrus: hồi răng, CA: sừng A

Hệ viền nhận thông tin nhập vào từ  nhiều phần của vỏ não và chứa các vùng liên hợp đa phương thức nơi mà những mặt khác nhau về kinh nghiệm cảm giác được thống nhất với nhau thành một kinh nghiệm đơn. Hải mã, nằm bên trong hệ viền, đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề không gian và trí nhớ.

Hình ảnh hệ viền, gần các cấu trúc khác như thể chai, gian não

Thùy viền (limbic lobe) và hệ viền ( limbic system)

Thùy viền, được Broca mô tả năm 1874, được đặt tên như vậy bởi vì  phức hợp vỏ này tạo nên một đường biên ( border) giữa gian não và phần tân vỏ não nằm về mé bên của bán cầu đại não . Thùy viền bao gồm một vòng vỏ bên ngoài thể chai , tạo nên phần lớn hồi dưới chai và hồi đai ( cingulate gyrus) và hồi cạnh hải mã (parahypocampal gyrus).

Những tác giả mới đây thay đổi quan niệm về thùy viền và nói đến hệ viền, là cấu trúc bao gồm thùy viền ( hồi cạnh hải mã, hồi đai, hồi dưới chai) , hạnh nhân,  dạng hải mã (  hippocampal formation) và các cấu trúc phối hợp. Dạng hải mã ( một phức hợp vỏ có tính nguyên sơ nhiều hơn) thậm chí nằm gần hơn với gian não và được gấp , cuộn vào bên trong  vì vậy nó trồi lên phía bên dưới của hồi cạnh hải mã. Dạng hải mã bao gồm hải mã ( hippocampus) ( sừng Ammon), hồi răng ( dentate gyrus), hồi trên chai ( supracallosal gyrus) là phần chất xám nằm trên nóc của thể chai, fornix và  vùng tiền rãnh nguyên sơ  được gọi là vùng vách ( septal area).

Hình ảnh hải mã chụp qua MRI

Bào thai 4 tháng tuổi đã biết cười

Cập nhật lúc 11/04/2011 04:00:00 PM (GMT+7)

Bé Joseph Henry đã bắt đầu “tập” cười từ khi mới được hơn 4 tháng tuổi trong bụng mẹ và nụ cười hoàn hảo 3 tháng sau khi chào đời đã chứng tỏ việc “rèn luyện sớm” này thực sự hiệu quả.

Mẹ của bé Joseph, cô Henry ở Swallowfield (Berkshire, Anh) mang thai ở tuổi 40. Khi thai nhi được 17 tuần tuổi, vợ chồng cô đã tới một phòng khám tư nhân ởLondonđể siêu âm và được biết em bé trong bụng vẫn rất khỏe mạnh.

 Hơn thế nữa, họ còn rất ngạc nhiên khi nhìn thấy hình ảnh bào thai đang mỉm cười. Bác sĩ siêu âm cho biết trong suốt 40 năm trong nghề, ông chưa bao giờ thấy bào thai cười khi mới được ít tuần tuổi.Theo vợ chồng Henry, điều đó chứng tỏ bào thai cảm thấy rất thoải mái và an toàn nên mới có được biểu hiện như vậy.

 Sau khi chào đời, bé Joseph vẫn giữ được nụ cười hoàn hảo của mình và thường xuyên cười mà không cần bất cứ lý do gì.

 Tại Anh, luật pháp quy định có thể phá thai khi thai nhi chưa được 6 tháng tuổi vì các bác sỹ cho rằng khi bào thai được 7-8 tháng tuổi mới có cảm xúc. Tuy nhiên, hình ảnh bào thai 4 tháng tuổi biết cười này đã chứng minh bào thai ít tháng tuổi đã có thể biết buồn, biết vui và điều đó cũng khiến các bác sỹ cũng như những người chống nạo phá thai nên xem xét lại quy định thời hạn nạo phá thai.

 Sầm Hoa

(Theo Daily Mail) ( Theo Vietnamnet)

             QUÊN VÀ SA SÚT TRÍ TUỆ

                                                                                                             BS. Phan Thiệu Xuân Giang

Rối loạn chức năng trí nhớ có thể khác nhau theo cách thức biểu hiện và nằm trong tầm giới hạn từ một người công dân ưu tú than phiền rằng mình bị quên cho đến một bệnh nhân được người thân mang đến khám bởi vì hành vi kỳ lạ và lú lẫn. Quên (Amnesia) được định nghĩa

 là một sự mất trí nhớ đơn thuần mà không có rối loạn chức năng nhận thức khác. Sa sút trí tuệ ( Dementia) ám chỉ việc mất nhận thức tiến triển mãn tính bao gồm mất trí nhớ kéo dài đến mức độ đủ để làm cản trở việc thực hiện nghề nghiệp hay sinh hoạt xã hội. Không nên nhầm lẫn sa sút trí tuệ với sảng ( Delirium), là một rối loạn cấp tính toàn thể về 

suy nghĩ, tri giác được đặc trưng bởi ý thức bị suy kém và không chú ý. Quên ngược chiều ( Retrograde amnesia) nói đến việc mất trí nhớ đối với các sự kiện trước 

một điểm thời gian đặc biệt nào đó. Quên thuận chiều ( Anterograde amnesia) là không có khả năng hình thành nên trí nhớ mới. Trí nhớ thường được phân loại theo nhiều loại như trí nhớ ngay lập tức ( theo giây), trí nhớ ngắn ( theo phút đến vài giờ) và trí nhớ lâu dài ( theo ngày đến năm). Trí nhớ ngắn hạn là loại trí nhớ thường dễ bị ảnh hưởng nhất đối với các quá trình bệnh lý trong cả hai 

tình trạng: quên và 

các hội chứng sa sút trí tuệ. Cấu trúc hải mã và cạnh hải mã, đồi thị lưng giữa ( Dorsomedial thalamus) cùng với vỏ não trán trước lưng bên ( Dorsolateral prefrontal cortex) là những vùng có liên quan đến chức năng trí nhớ ngắn hạn. Trí nhớ qua lời nói chủ yếu liên quan đến bán cầu não trái và trí nhớ thị giác không gian liên quan đến bán cầu não phải. 

Nguyên nhân gây ra chứng Alzheimer?

Các nhà khoa học gợi ý rằng cơ thể của những người bị bệnh Alzheimer tiêu hóa một protein gây tác hại chậm hơn là cơ thể của những người tráng kiện.

Từ lâu nay, giới khoa học đã biết protein beta-amyloid đã tích tụ trong não bộ của những người bị bệnh Alzheimer.

Tuy nhiên bản nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ được công bố trên Tập san Science gợi ý rằng chính việc tiêu hóa chậm protein này mới là vấn đề chứ không phải tiến trình tích tụ.

Các chuyên viên người Anh nói rằng công trình nghiên cứu trên 24 người tuy nhỏ nhưng đáng khích lệ và có thể giúp hiểu được bệnh này.

Chứng mất trí nhớ kể cả bệnh Alzheimer hiện nay được coi là một trong các thách thức chính về y tế của người già tại Anh Quốc.

Con số những người bị chứng mất trí nhớ tại Anh có khuynh hướng gia tăng và có dự đoán cho rằng sẽ có hơn một triệu người mắc phải triệu chứng này trước năm 2025.

Tìm hiểu

Các nhà thần kinh học tại trường Đại học Y khoa ở thành phố St Louis đã trích nước từ cột xương sống từ 12 người bị Alzheimer và 12 người không bị bệnh này để đo lượng protein beta-amyloid trong não bộ, cứ 36 tiếng đồng hồ mỗi lần.

Các nhà khoa học thấy rằng tốc độ tẩy xóa protein beta-amyloid trong cơ thể người bị bệnh Alzheimer chậm hơn 30% so với những người không bị bệnh.

Họ gợi ý rằng có thể đo được tốc độ tẩy xóa protein beta-amyloid qua một biện pháp thử máu thông thường để phát hiện ra bệnh Alzheimer trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Họ cũng nói thêm rằng kết quả của bản nghiên cứu này cho thấy là giới khoa học nay có thể biết là protein beta-amyloid đã bị tống khứ ra khỏi não bộ như thế nào, như vậy sẽ giúp cho các nhà khoa học phát triển ra thuốc để giúp cho tiến trình này.

“Nghiên cứu này cho chúng ta thấy được bệnh Alzheimer phát triển như thế nào”  

Bác sỹ Clive Ballard

 Hội các người bị bệnh Alzheimer đã lên tiếng hoan nghinh cuộc nghiên cứu này.

Bác sĩ Clive Ballard, giám đốc nghiên cứu, nói: “Nghiên cứu này cho chúng ta thấy được bệnh Alzheimer phát triển như thế nào

"Nay chúng ta sẽ nghiên cứu thêm là tại sao hệ thống tẩy xóa protein beta-amyloid ra khỏi cơ thể con người không hoạt động hữu hiệu và tại sao protein này với nồng độ cao lại tỏ ra độc hại với cơ thể con người.

"Câu hỏi nóng bỏng hiện nay là liệu tiến trình này xuất hiện trước các triệu chứng hay không và đây là sự hiểu biết rất quan trọng cho việc phát triển các phương pháp chữa trị mới.”

Tuy nhiên, bác sĩ Simon Ridley, giám đốc nghiên cứu của quỹ nghiên cứu Alzheimer Research Trust, đã tỏ ra thận trọng hơn.

Ông nói: “ Trong lúc các nhà khoa học đã nói rõ đây chỉ là một cuộc nghiên cứu ở quy mô nhỏ và họ cũng chưa xác định là liệu một sự tích tụ protein beta-amyloid là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer hay là một triệu chứng gây ra bệnh này.

"Nếu chúng ta tìm được câu trả lời cho các câu hỏi này và tìm ra một phương pháp chữa trị hữu hiệu cho chứng mất trí nhớ, thì chứng ta phải đầu tư nhiều hơn vào công cuộc nghiên cứu”

Theo BBC tháng 12/2010

Rối loạn tăng động kém chú ý ở trẻ em tuổi trước khi đến trường: những vấn đề và mối quan tâm

 RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG KÉM CHÚ Ý Ở TRẺ EM TUỔI TRƯỚC KHI ĐẾN TRƯỜNG: NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ MỐI QUAN TÂM

David DW, William PG; Clinical pediatric (Nov, 2010)

Translater: Dr.Phan Thieu Xuan Giang

Chẩn đoán rối loạn tăng động kém chú ý ở trẻ em gia tăng một cách đều đặt trong vòng khoảng 10 năm nay. ADHD đi kèm với nhiều hậu quả về sức khoẻ, hành vi, xã hội và học tập.Sử dụng thuốc là điều trị thông thường nhất đối với trẻ có ADHD. Tuy nhiên, nền tảng chứng cớ đối với điều trị bằng thuốc và điều trị không dùng thuốc ở trẻ em dưới 6 tuổi còn bị giới hạn. Cả hai việc nghiên cứu ngắn hạn và dài hạn về hiệu quả của tất cả các can thiệp là việc cần thiết trong nhóm dân số này, đặc biệt là việc sử dụng các thuốc hướng thần. Hiểu biết về ảnh hưởng  lâu dài của thuốc hướng thần trên sự phát triển của não bộ ở trẻ trong độ tuổi trước khi đến trường có ý nghĩa quan trọng đối với những kết quả trong giai đoạn tuổi trưởng thành. Các can thiệp không dùng thuốc có chứng cớ đang hiện hành nên được dùng như là trị liệu đầu tay trong nhóm dân số này. Các nhu cầu nghiên cứu ở tương lai bao gồm : chương trình điều trị, liều lượng, thời gian, phương pháp dùng thuốc, đào tạo đội ngũ để đảm bảo kết quả can thiệp tối ưu. 

Trầm cảm trong khi mang thai

TRẦM CẢM TRONG KHI MANG THAI

Frisch U, Riecher Rossler A, therapeutische Umschau 67 (11) , 571-575 (Nov, 2010)

Người dịch: Bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang

Có khoảng 11% phụ nữ mang thai bị trầm cảm chính (major depression) cần phải điều trị. Nếu không được điều trị sẽ có những nguy cơ đặc biệt như là sanh non và trẻ bị nhẹ cân. Khó khăn khởi đầu nằm ở việc chẩn đoán trầm cảm bởi vì có nhiều triệu chứng trầm cảm được gán ghép sai lầm cho tình trạng mang thai. Thách thức kế tiếp là việc chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp. Các chọn lựa điều trị là tâm lý liệu pháp, thuốc chống trầm cảm, sốc điện ( ECT) hoặc chọn lựa mới là ánh sáng liệu pháp. Chọn lựa cách thức trị liệu thích hợp nhất cần được thực hiện cùng với việc sau khi thai phụ được đánh giá cẩn thận và làm rõ những yếu tố nguy cơ của mỗi chọn lựa điều trị.

Tình trạng thiếu sắt ở trẻ biết đi có liên quan đến đáp ứng nhạy cảm với thuốc kích thích tâm thần ở trẻ em

TÌNH TRẠNG THIẾU SẮT Ở TUỔI BIẾT ĐI DỰ BÁO SỰ NHẠY CẢM VỚI THUỐC KÍCH THÍCH TÂM THẦN Ở TRẺ EM

Turner CA, Xie D, Zimmerman BM,CalargeCA; Journal of attention disorders ( Oct, 2010)

Người dịch: Bs.Phan Thiệu Xuân Giang

Thiếu sắt đi kèm với dấu hiệu suy kém dopamin và hành vi ngoại hoá. Các tác giả nghiên cứu xem có phải dự trữ sắt ở giai đoạn biết đi ảnh hưởng đến việc đáp ứng với thuốc kích thích tâm thần sau này.

Phương pháp: Các trẻ ở tuổi thanh thiếu niên tham gia vào một nghiên cứu theo dõi ảnh hưởng an toàn trong thời gian dài của Risperidone ( thuốc chống loạn thần)(thuốc này ức chế hệ thống Dopamine)  được gộp lại trong phân tích này nếu các đối tượng này đã được nhận các trị liệu đơn bằng thuốc kích thích tâm thần ít nhất là 3 tuần lễ và được làm xét nghiệm đếm máu toàn phần ( CBC: Complete blood count) trước khi điều trị thuốc kích thích tâm thần. Độ nhạy đối với thuốc kích thích tâm thần được định nghĩa dựa vào liều điều chỉnh theo cân nặng trong năm đầu tiên của quá trình điều trị. Phân tích hồi cứu xem xét có phải xét nghiệm huyết học dựa trên các đặc điểm của hồng cầu đi kèm với sự nhạy cảm với thuốc kích thích tâm thần.

Kết quả: Một mẫu gồm 29 người tham gia (93% là nam giới, 76% người da trắng), có tình trạng khởi đầu với ADHD ( tăng động kém chú ý) (93%) bao gồm trong mẫu hiện tại. Xét nghiệm huyết học được thực hiện,tính trung bình, 3 năm trước khi bắt đầu đơn trị liệu với thuốc kích thích tâm thần ở khoảng 5,8 tuổi và tiếp tục một khoảng thời gian trung bình là 0,85 năm, với liều trung bình hằng ngày là 0,98mg/kg tương đương methylphenidate ( thuốc kích thích tâm thần)( thuốc này kích thích hệ thống Dopamine) . So sánh với các đối tượng đáp ứng kém với thuốc kích thích tâm thần, sau khi điều chỉnh theo tuổi, dung tích trung bình của hồng cầu cao hơn một cách có ý nghĩa trong nhóm nhạy cảm cao và trung bình với thuốc kích thích tâm thần.

Kết luận: Nếu được lập lại, những phát hiện này gợi ý rằng cần quan tâm nhiều hơn đối với việc cơ thể đạt được nồng độ sắt tối ưu trong giai đoạn sớm của tuổi ấu thơ. 

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TRẺ CÓ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG KÉM CHÚ Ý (ADHD) TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THIÊN PHƯỚC-TPHCM NĂM 2009 VÀ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2010.

(Bài báo cáo tại hội thảo tâm lý lâm sàng Pháp-Việt 25/26/10/2010 tại bệnh viện nhi đồng 1-TP.HCM)

                

                                                                                                          BS. Phan Thiệu Xuân Giang và cộng sự

       

                                                                                                    Phòng khám đa khoa Thiên Phước-269-Điện Biên Phủ-F7-Q3

 

Các vấn đề liên quan đến trẻ kém chú ý và tăng hoạt động ngày càng được cha mẹ và thầy cô giáo quan tâm, số trẻ được đưa đi khám tại các bệnh viện nhi và các phòng khám có chuyên môn về lãnh vực này ngày càng nhiều, qua thực hành lâm sàng hàng ngày chúng tôi ghi nhận được một số kinh nghiệm trong khi khám bệnh và làm việc với gia đình có trẻ có vấn đề về chú ý và tăng động ở thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010.

    

MÔ TẢ VÀ LỊCH SỬ CỦA RỐI LOẠN:

Rối loạn tăng động/ kém chú ý (ADHD) dùng để mô tả những trẻ có biểu hiện thường xuyên các triệu chứng kém chú ý, tăng hoạt động, xung động không phù hợp theo tuổi , những triệu chứng này đủ để gây ra suy kém các hoạt động chủ yếu trong đời sống hằng ngày (APA,2000). Năm 1845, Heinrich Hoffmann, một bác sĩ thần kinh người Đức đã 

viết trong một cuốn sách về trẻ em và đây là cuốn sách được biết đầu tiên có nói về trẻ tăng hoạt động. Đây không phải là cuốn sách y học, ông đã làm thơ hài hước để mô tả giờ ăn của một trẻ có tên là “ Phil lăng xăng” , trẻ không ngồi yên; lúc nào cũng ngúng nguẩy/lắc lư, đong đưa tới lui, và dựng ngược ghế mình ngồi lên.Khi chiếc ghế bị đổ, Phil la hét lên và túm lấy khăn trải bàn kéo mạnh, toàn bộ ly chén, đĩa, dao…đều rơi xuống ( Hoffmann, 1845). Năm 1994, báo Time cũng mô tả một trường hợp về Dusty N, cũng nói về cách hành vi cẩu thả và tăng động trong bữa ăn.

Mặc dầu cách 

nhau 150 năm nhưng các hành vi trong bữa ăn của hai trẻ trai này đều đặc trưng cho các triệu chứng chủ yếu của ADHD. Trẻ kém chú ý : không tập trung vào các yêu cầu và cư xử thiếu cẩn thận. Trẻ tăng động là trẻ luôn hoạt động. Trẻ cẩu thả là trẻ làm việc không có suy nghĩ.

Hành vi của trẻ ADHD thì rắc rối và hoàn toàn mâu thuẫn. Những hành vi hấp tấp, không có tổ chức của trẻ là nguồn gây khó chịu thường xuyên cho trẻ, cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo và bạn bè trong lớp. Tại sao nó không thể ngồi yên? Tại sao nó không thể hoàn thành được điều gì? Tại sao nó lại làm ra nhiều lỗi cẩu thả như vậy?. Tuy nhiên ở một vài thời điểm, hoặc trong một vài tình huống, trẻ có ADHD lại có biểu hiện tốt.

Những điều không đồng nhất này làm cho người khác nghĩ rằng trẻ có thể làm tốt hơn nếu trẻ cố gắng hơn hoặc nếu cha mẹ hay thầy cô giáo thiết lập các giới hạn chắc chắn hơn. Tuy nhiên, gia tăng cố gắng và luật lệ khó khăn hơn thường không giúp được gì vì hầu hết các trẻ có ADHD đã cố gắng nhiều rồi. Trẻ cố gắng làm tốt nhưng thường bị trở ngại bởi khả năng tự kiểm soát bị giới hạn. Hậu quả là trẻ cảm thấy mình bị tổn thương,lầm lẫn, buồn rầu vì bị đổ lỗi rằng không có chịu chú ý.

   

 

Định nghĩa và các đặc điểm:

Định nghĩa:

Có 3 kiểu ADHD, một kiểu là kém chú ý, một kiểu là tăng động/ bốc đồng (cẩu thả) và một loại phối hợp giữa 2 loại trên.

Tuổi khởi phát:

Theo DSM-IV-TR, tuổi khởi phát là trước 7 tuổi . Tuổi khởi phát có thể khác nhau ở kiểu ADHD

Thời gian có triệu chứng:

 Thời gian có triệu chứng là 6 tháng theo DSM-IV-TR là quá ngắn, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, các nghiên cứu cho thấy rằng thời gian có triệu chứng dài khoảng 12 tháng là thích hợp đối với trẻ ở tuổi mẫu giáo (Barkley,2003).

Môi trường:

Triệu chứng phải hiện diện ở cả 2 môi trường: cả ở nhà và ở nơi khác như trường học.

Các nghiên cứu cho thấy rằng khả năng duy trì sự chú ý và kiểm soát xung động của trẻ trở nên có vấn đề theo những thay đổi sau đây:

-Vào lúc cuối ngày

-Khi nhiệm vụ ngày càng phức tạp và cần nhiều kỹ năng tổ chức hơn

-Khi sự kiềm chế hành vi cần thiết như ngồi trong nhà thờ hay trong nhà hàng

-Khi mức kích thích thấp: đề tài quá nhàm chán

-Vắng mặt sự giám sát của người lớn

-Khi nhiệm vụ cần phải kiên trì

Trong ICD-10 của tổ chức y tế thế giới cũng đưa ra các tiêu chuẩn để chẩn đoán rối loạn tăng hoạt động. Những tiêu chuẩn này nhấn mạnh đến sự hiện diện của các mức bất thường về chú ý và tăng động trong môi trường ở nhà và trường học cùng với quan sát trực tiếp sự kém chú ý và tăng động. Không giống như DSM-IV, tiêu chuẩn của ICD-10 

không cho phép các rối loạn khí sắc, lo âu và loạn thần đi kèm theo. Mặc dù có những khác biệt giữa DSM-IV và ICD-10 nhưng cũng có trùng lấp giữa các nhóm được tạo thành bởi các tiêu chuẩn này. Tripp và cộng sự phát hiện hầu hết trẻ tăng động trong ICD-10 đều gặp tiêu chuẩn đối với chẩn đoán ADHD trong DSM-IV. Ngược lại hơi ít hơn một nửa trẻ có tiêu chuẩn để chẩn đoán ADHD cũng gặp tiêu chuẩn chẩn đoán tăng động trong ICD-10. Trong nghiên cứu của Lahey và cộng sự (2006), tất cả trẻ em có đầy đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán tăng động trong ICD-10 cũng có đầy đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán ADHD theo DSM-IV và chỉ có 26% trẻ có ADHD theo DSM-IV có tiêu chuẩn chẩn đoán tăng động theo ICD-10. Các tiêu chuẩn của DSM-IV cho chẩn đoán ADHD xác định được một nhóm trẻ lớn hơn so với nhóm trẻ được chẩn đoán theo ICD-10.

Tỷ lệ lưu hành:

ADHD là một trong những rối loạn được chẩn đoán thường xuyên nhất ở tuổi nhỏ.Tỷ lệ lưu hành được công bố thay đổi một cách rộng rãi điều này phản ánh sự khác biệt trong các mẫu dân số nghiên cứu, phương pháp lượng giá, tiêu chuẩn chẩn đoán, và việc áp dụng chúng.

Khoảng 3-5% ở tuổi đến trường, cũng có những bằng chứng cho thấy rối loạn này giảm đi cùng với sự lớn lên của tuổi tác, đặc biệt là đối với trẻ trai. Theo Costello và cộng sự (2003), tỷ lệ 2,2% ở tuổi 9; 1,4% ở tuổi 12 và 0,3% ở tuổi 16. Tỷ lệ ở nữ là 0,3% và ở nam là 1,5%.

Những nghiên cứu dịch tễ học điều tra về các kiểu ADHD cho thấy kiểu kém chú ý (Inattentive type) là loại thường gặp nhất chiếm khoảng từ 4,5-9% trẻ em trong dân số chung. Loại phối hợp chiếm từ 1,9-4,8%, ngược lại kiểu tăng động và cẩu thả, bốc đồng chỉ chiếm khoảng 1,7-3,9% (Brown,2000). Tỷ lệ này ngược lại với các chẩn đoán được thực hiện trong các mẫu đến khám lâm sàng, trong mẫu này kiểu ADHD phối hợp là kiểu thường gặp nhất. Sự không tương hợp trên có lẽ phản ánh rằng những trẻ có biểu hiện các triệu chứng tăng động- cẩu thả dễ được xác định với những triệu chứng hành vi ngoại hoá (Externalization).

Sự khác biệt về giới tính:

Trẻ nam thường hay được gởi đến phòng khám hơn, tỷ lệ nam: nữ trong quần thể các trẻ đến khám bệnh là từ 6:1 đến 9:1 trong khi đó tỷ lệ ở quần thể không phải đến phòng khám là 2:1 đến 3:1. Các tiêu chuẩn về hành vi dùng để chẩn đoán ADHD dường như tương ứng với nam nhiều hơn nữ, vì thế ngưỡng để có chẩn đoán xác định ở nữ cao hơn nam ( Barkley,2003). Trong một phân tích về sự khác nhau giữa nam và nữ có ADHD, Gaub và Carlson (1997) ghi nhận rằng so với trẻ nam thì trẻ nữ có ADHD có biểu hiện suy kém về trí tuệ nhiều hơn và ít có triệu chứng tăng động và các hành vi ngoại hoá hơn. Phát hiện này làm người ta đặt ra câu hỏi về giá trị của tiêu chuẩn trong DSM-IV-TR đối với việc xác định các triệu chứng ADHD có ý nghĩa ở trẻ nữ.

Có 4 vùng chính trong não có liên quan đến ADHD là:

1)Vỏ não trán trước ( có chức năng phức tạp như: hoạch định hành vi, giữ các mục tiêu trong tâm trí , lấn át các đáp ứng không thích hợp);2) hạch nền/ thể vân ( một nhóm cấu trúc dưới vỏ có tầm quan trọng trong việc kiểm soát các đáp ứng); 3) Tiểu não ( có tầm quan trọng trong việc xử trí thông tin tạm thời và kiểm soát vận động); 4) Thể chai ( liên quan đến việc thống hợp các thông tin để đáp ứng có hiệu quả). Bằng chứng thuyết phục nhất đối với chu trình thần kinh liên kết giữa vỏ não trán trước và vùng dưới vỏ đó là thể vân ( Striatum), là chu trình được xem như có tầm quan trọng trong kiểm soát đáp ứng .

TÌNH HÌNH TRẺ ĐẾN KHÁM Ở PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THIÊN PHƯỚC:

-Trong năm 2009: 137 lượt khám có triệu chứng tăng động kém chú ý, 66 ca khám mới và 71 lượt tái khám; trẻ ADHD: 50, ADD: 16; Nam: 52, Nữ: 14; tuổi: nhiều nhất là ở lứa tuổi từ 5 đến 7 tuổi chiếm nhiều nhất hơn 50%, tuổi trên 10 chỉ có 8 ca.

-Trong năm 2010: (9 tháng đầu năm): 100 lượt khám có tăng động kém chú ý, 63 lượt khám mới, 37 lượt tái khám; ADHD: 43; ADD: 11; nam: 39; nữ: 11; tuổi 6-8 tuổi là 70%.

Các rối loạn đi kèm: tiểu dầm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn đọc, rối loạn thách thức chống đối (ODD)… là những rối loạn thường gặp. Những ca tái khám lại là những ca có đáp ứng, trẻ chú ý hơn, bớt hành vi xung động hơn.

Các biện pháp can thiệp:

1)  

Thuốc:

Các thuốc kích thích tâm thần ( Psychostimulants) như Methylphenidate chẳng hạn, hiện nay không lưu hành tại Việt Nam, những thuốc này thường là thuốc đầu tay được kê toa, có hiệu quả tương đối cao khoảng trên 70-96% cải thiện triệu chứng kém chú ý

2)  

Các thuốc thay thế:

 -Chống trầm cảm 3 vòng (TCA):Chúng tôi hiện dùng Anafranil, Tofranil

 và thấy có hiệu quả trên một số ca, cải thiện khả năng chú ý, có hiệu quả khi trẻ có thêm chứng tiểu dầm . Tác dụng phụ là ra mồ hôi tay, lạnh tay chân…, thận trọng phải khám tim mạch, cho liều thấp trước, rồi tăng dần.

-Clonidine ( Catapress, catapressant):

 Hạ áp alpha trung ương, có tác dụng giảm lăng xăng, giảm kích thích, 

nhưng buồn ngủ, thường cho vào buổi tối trước.Ngoài ra còn các thuốc khác như Atomoxetine (Straterra), Bupropion….nhưng ít được dùng ở ViệtNam.

3) Các vấn đề đi kèm:

Rối loạn giấc ngủ, rối loạn thách thức chống đối (ODD) hay các vấn đề về cư xử ( Conduct disorder),tiểu dầm…

4) Các can thiệp về tâm lý xã hội:Mặc dù trẻ tăng động kém chú ý có đáp ứng với thuốc nhưng kết quả không giống nhau, và thường những kỹ năng xã hội hay các vấn đề gia đình vẫn không được giải quyết nếu chỉ dùng thuốc đơn độc.

Các bước khám và đánh giá trẻ tăng động ở phòng khám:

-Khám và chẩn đoán theo tiêu chuẩn DSM-IV-TR, 

mỗi buổi khám khoảng 30 phút hay hơn tùy theo từng gia đình

-Cần phải loại trừ các vấn đề về phát triển khác như tự kỷ, chậm phát triển…đi kèm vì vấn đề cho thuốc và điều trị có khác nhau

-Sau khi khám xong thì chúng tôi làm việc với phụ huynh nhằm:

-Giải thích cho phụ huynh về rối loạn mà trẻ mắc phải, có liên quan đến yếu tố tâm lý thần kinh làm cho trẻ khó kềm chế được hành vi của mình

-Giải thích cách đáp ứng sai lệch của cha mẹ sẽ làm cho trẻ bị stress và gây khó chịu cho gia đình thêm

-Giải thích các phương pháp điều trị trong đó có thuốc vả tâm lý xã hội

-Điều trị cá nhân cho trẻ:

Mỗi buổi khoảng 45 phút, một tuần từ 1-2 buổi, khuyến khích những hành vi mong muốn, giảm thiểu chống đối, giúp trẻ xử lý và kiểm soát tức giận, gia tăng kỹ năng xã hội

-Giúp đỡ cha mẹ cách thức đáp ứng với trẻ, trao đổi với cha mẹ về những tiến bộ và những hạn chế của trẻ: Giúp cha mẹ đáp ứng với những hành vi mong muốn, tránh đánh đập hay phê bình trẻ

-Khuyến khích cha mẹ làm việc với thầy cô để hiểu thêm trẻ

Nhận xét:

Số trẻ được mang đến khám ngày càng nhiều, có thể do có nhiều thông tin về rối loạn này hơn trên báo đài

- Đa số trẻ đều có đáp ứng nếu điều trị thuốc có phối hợp với trị liệu cá nhân và gia đình

-Trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ

-Đa số các gia đình đều gặp khó khăn trong việc phải đối mặt với những hành vi của trẻ và không biết cách đáp ứng

-Thầy cô giáo và bạn bè cũng không hiểu trẻ và trẻ thường bị cách ly xã hội

-Thuốc kích thích tâm thần (Psychostimulants) 

chưa lưu hành tại ViệtNam

-Đa số cha mẹ đều ngại vấn đề uống thuốc của con mình

- Cần phải có thời gian để 

giải thích rõ ràng về vấn đề của trẻ, vấn đề dùng thuốc và các cách thức trị liệu khác cho cha mẹ, làm việc với cha mẹ lâu dài

-Chưa có sự phối hợp giữa y tế và giáo dục, nhiều trẻ còn gặp khó khăn khi thầy cô không hiểu được vấn đề của trẻ và không có thời gian để làm việc với trẻ.

Các cơ quan cảm giác như là của ngõ để thu thập thông tin và tiếp xúc với môi trường

Có nhiều cơ quan cảm giác khác nhau,ngoài  các cơ quan thông thường dễ ghi nhận như mắt ( thị giác), mũi (khứu giác), tai( thính giác), lưỡi ( vị giác), da ( xúc giác), còn có những cơ quan khác như cơ quan tiền đình, cơ quan thu nhận cảm giác bản thể, những cơ quan này giúp chúng ta điều chỉnh tư thế, trương lực cơ, thăng bằng,vị trí cơ thể trong không gian, đo đạc và nhận biết khoảng cách giữa cơ thể và các vật xung quanh. Nhờ những cơ quan này mà chúng ta có thể di chuyển dễ dàng. Cơ quan tiền đình còn có mối liên hệ chặt chẽ với cảm xúc, người ta ghi nhận rằng trẻ sơ sinh thiếu tháng nếu được nuôi trong lồng kính có lắc lư nhẹ hay trên nệm nước bồng bềnh thì trẻ này dễ chịu hơn, phát triển và tăng cân nhanh hơn so với trẻ sơ sinh thiếu tháng không được nuôi trong môi trường như thế. Ở người lớn một số loại chóng mặt có liên quan trực tiếp đến stress và lo âu. Sau đây là hình ảnh của các giác quan:

MÔ HÌNH GIẢ THUYẾT LỒNG GHÉP VỀ LẠM DỤNG THỂ CHẤT Ở TRẺ

                                                                            BS. Phan Thiệu Xuân Giang

Theo tác giả Wolfe (1999),lạm dụng thể chất chính nó không được xem như là một bùng nổ không giải thích được nhưng được xem như là kết quả của các

lực bịt chặt sự cân bằng mỏng manh giữa tức giận và 

kiểm soát.

Mặc dù được khái niệm theo cách một loạt các giai đoạn nhưng sự chuyển giai đoạn là điều không tránh khỏi và cha mẹ có thể vẫn di chuyển tới lui giữa các giai đoạn.

Giai đoạn đầu tiên

được đánh dấu bởi một sự dung nạp bị giảm đi đối với stress và 

một sự mất ức chế đối với gây hấn.

Có 3 yếu tố mất ổn định hay yếu tố nguy cơ góp phần vào 

tình trạng này.

Đầu tiên là việc chuẩn bị kém cho việc làm cha mẹ.

Điều này có thể liên quan đến chính những kinh nghiệm thời ấu thơ về cha mẹ của mình, ở đây cha mẹ của họ dựa vào nguyên tắc trừng phạt của người độc đoán ,

 sự thấu cảm, giải thích, gieo cấy các kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng xã hội tất cả đều bị suy giảm vì thế cha mẹ học được cách chính yếu để đối mặt với khó chịu, bực bội là gây hấn.

Thành phần thứ hai là kiểm soát kém,

điều này có thể được xem như là hậu quả không mong muốn khác của cách chăm sóc độc đoán có tính trừng phạt. Các chiến lược đối mặt nghèo nàn đi kèm theo một cảm nhận dễ bị nhạy cảm với mất kiểm soát: “nếu lời nói không có hiệu quả, tôi có thể làm gì tiếp theo?” 

Thành phần cuối cùng là 

các sự kiện gây stress trong cuộc sống,

thường là sự tích tụ những vấn đề thông thường hằng ngày về việc làm cha mẹ, hôn nhân, và công việc.

Cân bằng đối lập với 3 yếu tố gấy mất ổn định là các yếu tố đệm hay yếu tố bảo vệ:

một người vợ hay chồng biết trợ giúp, bạn bè hay tổ chức , ổn định về kinh tế xã hội, thành công trong công việc hay ở trường học hay những người có những cách thức đối mặt có hiệu quả.

Giai đoạn thứ hai được đặc trưng bởi xử trí kém các khủng hoảng và khiêu khích cấp thời.

Cha mẹ trừng phạt và độc đoán sử dụng các giải pháp tự đánh bại mình và có tính ngắn hạn đối với những vấn đề như là dùng rượu quá mức hay dùng thuốc, chuyển nhà để trốn nợ hay trong trường hợp đối với trẻ em thì trừng phạt thô bạo.

Ba yếu tố gây mất ổn định làm cho trừng phạt trở thành lạm dụng.

Đầu tiên là sự khuấy động cảm xúc có tính điều kiện hóa.

Cha mẹ có nguy cơ lạm dụng thường có nhiều trải nghiệm giận dữ với con mình. Bằng một quá trình theo cách thức điều kiện cổ điển (phản xạ có điều kiện), các mặt đặc biệt về hành vi hay biểu hiện bên ngoài của trẻ như biểu lộ nét mặt, hay khóc lóc có thể làm cho cha mẹ dễ bị kích thích hay nổi cơn giận dữ.

Giải thích nguyên nhân hoa mắt chóng mặt khi ngưng thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)

v:shapes="_x0000_i1031">

GIẢI THÍCH NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ XẢY RA ĐỐI VỚI HIỆN TƯỢNG HOA MẮT SAU KHI NGƯNG THUỐC ỨC CHẾ TÁI HẤP THU SEROTONINE CÓ CHỌN LỌC (THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM)

 Chóng mặt hoa mắt là triệu chứng thường được bệnh nhân kể lại thông thường nhất do ngưng thuốc  ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) ( thuốc chống trầm cảm) đột ngột. Triệu chứng chóng mặt này được kể lại là nó gia tăng lên ngay cả khi  di chuyển đầu nhẹ nhàng vì thế có vẻ như nó có nguồn gốc từ cơ quan tiền đình. Thuốc chống trầm cảm SSRI được ám chỉ đến ở đây là những thuốc có thời gian bán hủy ngắn và có tính chọn lọc nhiều nhất đối với serotonin, ví dụ như Paroxetine và Setraline. Bởi vì phức hợp các nhân tiền đình (vestibular nucleus complex) có chứa nhiều thụ thể serotonin, cho nên khi ngưng thuốc đột ngột thuốc SSRI có khả năng có ảnh hưởng ngay sau đó trên hoạt động điện sinh lý của các neuron trong hệ thống này. Nghiên cứu ở đây gợi ý rằng việc dừng đột ngột thuốc SSRI có thể gây ra việc giảm đi serotonin trong phức hợp các nhân tiền đình, điều đó có thể phá vỡ chức năng của các neuron trong phức hợp các nhân tiền đình này cả hai bên và gây ra cảm giác chóng mặt nhưng không có xoay.

 Theo Docguide

Biểu hiện lâm sàng và những thay đổi về sinh học thần kinh trong trầm cảm chính

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ NHỮNG THAY ĐỔI  VỀ SINH HỌC THẦN KINH TRONG TRẦM CẢM CHÍNH

 Trầm cảm chính là một thay đổi về khả năng thực hiện chức năng trước đây được đặc trưng bởi khí sắc trầm hoặc mất đi sự quan tâm hoặc thích thú trong 2 tuần hoặc hơn. Trong suốt 2 tuần lễ này, bệnh nhân phải có biểu hiện ít nhất 5 trong 9 triệu chứng chẩn đoán trong DSM-IV-TR (APA, 2000).

Các phát hiện cận lâm sàng:

Khoảng 90% bệnh nhân bị trầm cảm chính có biểu hiện sinh lý bất thường về giấc ngủ, trong nghiên cứu về giấc ngủ bằng cách ghi điện não và các thông số sinh học khác, được biểu hiện bằng:

         -      

Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh bất thường ( REM)

         -      

Có sự thay đổi về giấc ngủ không REM (Không có chuyển động mắt nhanh) ở giai đoạn đầu của giấc ngủ

         -      

Gia tăng thời gian của giấc ngủ REM trong giai đoạn sớm của giấc ngủ

Có nhiều bất thường về nội tiết thần kinh đi kèm theo trầm cảm chính, bao gồm những bất thường của những hệ thống dẫn truyền thần kinh chính yếu và rối loạn sinh lý của trục hạ đồi-tuyến yên- thượng thận ( HPAA) ( ví dụ như: gia tăng mức cortisol tự do trong nước tiểu, thất bại trong test dexamethasone nhằm ức chế bài tiết cortisol), ngoài ra các nội tiết tố khác, những chất này được tiết ra về số lượng và loại tùy thuộc vào vùng hạ đồi và tuyến yên và có thể có thể đáp ứng kém với các test kích thích (provocative test). Các nghiên cứu về hình ảnh chức năng của não trong những chu kỳ trầm cảm chính cho thấy có sự di chuyển dòng máu và chuyển hoá ở vỏ não từ vùng vỏ não trán trước bên (lateral prefrontal cortex) đến vùng viền (limbic) và cận viền (paralimbic).

Diễn tiến lâm sàng:

Các triệu chứng trầm cảm nhẹ và lo âu thường xuất hiện trước một chu kỳ trầm cảm chính hàng tuần hay hàng tháng. Khởi phát các triệu chứng để xác định trầm cảm chính nhìn chung xảy ra theo thời gian nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Mặc dầu có sự khác biệt về trầm cảm theo độ tuổi, một  chu kỳ trầm cảm thường không được điều trị  kéo dài 4 tháng hoặc dài hơn nữa.

Nguyên nhân của trầm cảm dưới cái nhìn của học thuyết nhận thức

 Giả thuyết về trầm cảm theo học thuyết nhận thức

                                                             BS. Phan Thiệu Xuân Giang

Các học thuyết 

nhận thức về trầm cảm ở tuổi nhỏ đi theo trực tiếp mô hình cổ điển của Beck ở người lớn (1987,2002). Mô hình nhận thức đặt trọng tâm vào 

bộ ba nhận thức

( Cognitive triad) bao gồm việc quy kết những mặt : Không có giá trị ( tôi không được tốt); không làm được gì ( vô dụng, tôi không làm được điều gì cả) và thất vọng ( Cuộc đời luôn là thế này sao?)

Thứ nhất,bằng chứng về nhận thức “ không có giá trị” đến từ nghiên cứu về mối quan hệ giữa trầm cảm ở tuổi nhỏ và cảm nhận về lòng tự trọng thấp hoặc sự thành thạo. Có một mối liên hệ mạnh mẽ giữa bản thân có giá trị và khí sắc. Nghiên cứu dọc cũng cho thấy rằng lòng tự trọng thấp là một yếu tố dự báo trước trầm cảm. Hơn nữa, cái nhìn tiêu cực về bản thân ở trẻ dẫn đến sự diễn dịch lệch lạc thông tin theo cách thức “ khẳng định” niềm tin của trẻ vào sự không đầy đủ của chính mình. Ví dụ, trẻ vị thành niên bị trầm cảm thường nhớ lại những tính từ không tốt dùng để mô tả chính mình trong thử nghiệm về trí nhớ ( trong khi đó trẻ không bị trầm cảm thì lại nhớ về những nét tích cực nhiều hơn)., những trẻ trầm cảm cũng tìm kiếm thông tin nhằm khẳng định thêm cái nhìn tiêu cực về bản thân trẻ: Đó, con nói có sai đâu, con làm điều gì cũng thất bại !

Thứ hai, khái niệm của Bandura về “bản thân có hiệu quả” cho chúng ta hiểu biết về nhận thức “ vô dụng” . Cảm nhận bản thân có hiệu quả nói đến niềm tin của trẻ về khả năng của chính trẻ ảnh hưởng được đến thế giới xung quanh nhằm đạt được kết quả như trẻ mong muốn. Khi không có được cảm nhận rằng trẻ có thể tạo ra được hiệu ứng bằng hành động của chính mình, trẻ sẽ có ít động cơ để thực hiện hành động hoặc không đủ kiên nhẫn để đối mặt với những thách thức. Bandura và cộng sự cho rằng cảm nhận kém về bản thân có hiệu quả góp phần vào trầm cảm theo ba con đường .

Đầu tiên, liên quan đến cảm nhận về bản thân không có giá trị và sự chán nản, những điều này xuất hiện khi trẻ cảm thấy chính mình không có khả năng thực hiện được những mong đợi và đáp ứng được những khát vọng của mình. Điều thứ hai, liên quan đến cảm nhận không hiệu quả 

về mặt xã hội, điều này xuất hiện khi trẻ tin rằng chính trẻ không có khả năng hình thành những mối quan hệ hài lòng, làm cho trẻ rút lui khỏi người khác và trẻ bị thiếu trợ các giúp xã hội có thể làm giảm đi stress của trẻ.

Cơ chế thứ ba liên quan đến việc trẻ cảm nhận mình không có khả năng kiểm soát các suy nghĩ trầm cảm của chính mình.

Những suy nghĩ tiêu cực góp phần vào trầm cảm, những can thiệp làm thay đổi những 

kiểu suy nghĩ này làm giảm đi trầm cảm, những nghiên cứu gợi ý rằng những cá nhân bị trầm cảm thiếu một cảm nhận về tính hiệu quả về khả năng điều chỉnh các suy nghĩ tiêu cực của chính mình: Em chết mất, em không thể làm chủ được những suy nghĩ như vậy, em đã cố gắng nhưng không thể… Một nghiên cứu tiền cứu ở khoảng 282 trẻ ở trường trung học, Bandura và cộng sự đã xác định rằng cảm nhận về sự không có hiệu quả về xã hội và học tập ảnh hưởng đến trầm cảm ở trẻ trong vòng khoảng 2 năm. Trẻ bị trầm cảm có niềm tin rằng mình không có hiệu quả về các kỹ năng nhiều hơn là khả năng thực sự trẻ thực hiện được.

Thứ ba, Seligman và cộng sự đã góp phần thêm vào hiểu biết của chúng ta về nhận thức tuyệt vọng bằng cách thêm vào phần khác đó là qui kết nguyên nhân ( Causal attribution). Ba chiều kích nhận thức liên quan đến qui kết nguyên nhân dẫn đến trầm cảm là:

ở bên trong nội tâm

( đó là do chính tôi);

có tính ổn định

( stable) ( Tôi sẽ luôn luôn là như thế) và có

tính toàn thể

( global) ( Mọi thứ đến với tôi đều theo cách 

này). Khi những sự kiện tiêu cực góp phần vào những đặc tính của cá nhân hơn là các tác nhân bên ngoài, lòng tự trọng giảm đi khi cảm nhận

vô dụng gia tăng. Khi các sự kiện tiêu cực góp phần vào các yếu tố tồn tại lâu dài thì nhận thức

vô dụng có tính ổn định.

Khi sự tiêu cực được khái quát hoá đối với nhiều tình huống, cảm nhận

vô dụng có tính toàn thể.

Các quy kết tiêu cực có tính toàn thể và ổn định liên kết một cách rõ ràng với nhận thức vô dụng, điều này có vai trò có ý nghĩa trong trầm cảm ở trẻ em và trẻ vị thành niên.

Làm thế nào mà các kiểu quy kết này phát triển? Theo học thuyết của Rose và Abramson (1991), những sự kiện tiêu cực xảy ra trong suốt thời kỳ ấu thơ như mất mát gây sang chấn, đối xử tệ, cách chăm sóc của cha mẹ tạo ra tội lỗi- những yếu tố này tạo thành một chu kỳ luẩn quẩn. Khi trẻ cố gắng diễn dịch những sự kiện này và đi tìm ý nghĩa của chúng, nhận thức được tạo ra có liên quan đến nguyên nhân và giải pháp của 

các sự kiện đó. Khi các sự kiện có tính tiêu cực, không kiểm soát được, lập đi lập lại, các nhận thức kiểu vô dụng được tạo ra. 

Một số các yếu tố khác có thể tạo điều kiện hoặc ngăn chặn sự phát triển của các nhận thức tiêu cực, bao gồm cả những sự kiện tiêu cực thử thách lòng tự trọng của trẻ, các phản ứng và diễn dịch của cha mẹ về các sự kiện đó. 

Trẻ em có bộ ba nhận thức trầm cảm cũng có cha mẹ có kiểu quy kết trầm cảm và những cha mẹ này giao tiếp với trẻ bằng những thông điệp tiêu cực về bản thân, thế giới và tương lai. Khi cha mẹ phản đối những nhận thức có tính 

hy vọng, khi những sự kiện tiêu cực được lập lại, chính là lúc một tâm trí trầm cảm được hình thành.

Các sơ đồ nhận thức tiêu cực này ảnh hưởng không chỉ đến trạng thái tâm trí hiện tại của trẻ mà còn đến định hướng tương lai về thế giới của trẻ.

Các sơ đồ là những cấu trúc tinh thần ổn định thống nhất được tri giác của trẻ về bản thân, những kinh nghiệm trong quá khứ, các mong đợi ở tương lai ( Dodge, 1993). Vì thế dựa vào các bài học trẻ vẽ ra từ những kinh nghiệm quá khứ mà tri giác về hiện tại của trẻ và những sự kiện ở tương lai 

được tô màu sắc bằng những sơ đồ trầm cảm như thể là đeo một cặp kính xám bám đầy bụi bẩn. Trẻ nhìn thế giới qua cặp kính trầm cảm sẽ tập trung sự chú ý vào bất kỳ điều gì là tiêu cực và tương ứng với quan điểm bi quan của trẻ, phớt lờ những bằng chứng về các sự kiện tích cực. Khi trẻ phát triển các kiểu suy nghĩ tiêu cực và thực hành trong thế giới, cùng với kiểu nhận thức tiêu cực ổn định, khả năng trầm cảm xuất hiện hầu như không tránh khỏi.

Một trong những điểm mạnh của mô hình nhận thức là những kiểu quy kết tiêu cực dường như đặc hiệu đối với sự phát triển của những rối loạn có tính nội hoá bao gồm lo âu và trầm cảm và không phải là đặc tính của tâm bệnh ở trẻ nói chung.

Tuy nhiên cũng có những giới hạn quan trọng đối với mô hình nhận thức ở trầm cảm trẻ em. Một số những nghiên cứu về những kiểu quy kết của trẻ em cho những kết quả khác nhau. Ví dụ, một số nghiên cứu dọc thấy rằng những quy kết tiêu cực là tương quan của 

trầm cảm ở trẻ vị thành niên hơn là các yếu tố dự báo của nó. Các nhận thức trầm cảm dường như phụ thuộc vào trạng thái, đến rồi đi khi trầm cảm lên hoặc xuống hơn là bao gồm một tính chất nền tảng có nhiệm vụ như là một “yếu tố chỉ dẫn” về 

khả năng dễ bị bệnh. Vẫn còn có nhiều điều để học về vai trò nguyên nhân của bộ ba nhận thức trong nguyên nhân của trầm cảm.

Giới hạn khác của mô hình nhận thức là vấn đề phát triển. Trong khi trầm cảm có thể được xác định ở trẻ rất nhỏ, không thể có tất cả những những yếu tố chỉ dẫn về nhận thức theo giả thuyết có thể đi kèm theo. Những phương pháp nghiên cứu đối với việc lượng giá bộ ba nhận thức đòi hỏi trẻ phải hiểu được ngôn ngữ phức tạp trong phỏng vấn hoặc những câu hỏi, làm cho khó khăn đối với việc nghiên cứu các quy kết này trước thời kỳ sau của giai đoạn mẫu giáo và giai đoạn tuổi thiếu nhi. Hơn nữa, hiểu biết của chúng ta về phát triển nhận thức làm khó mà tưởng tượng được những nhận thức phức tạp liên quan đến các nhận thức như không có giá trị, vô dụng, thất vọng ở tuổi nhũ nhi cho dù các yếu tố chỉ dẫn của trầm cảm có thể được thấy ở giai đoạn sớm. Nhằm giải quyết nan đề về phát triển, Rose và Abramson cho chúng ta một giả thuyết hấp dẫn : trong khi khởi đầu của kiểu nhận thức trầm cảm có thể phát triển ở giai đoạn sớm nhưng các thành phần nhận thức của trầm cảm không thể chứng minh được cho đến tuổi lớn hơn. Các tác giả đặt giả thuyết rằng

những kinh nghiệm tiêu cực chỉ đưa đến bộ ba nhận thức về trầm cảm nếu những yếu tố gây stress này vẫn còn lại ở thời kỳ thao tác cụ thể

khi mà trẻ có thể thực hiện được suy luận về nguyên nhân theo cách thức ổn định và toàn thể. Nói cách khác, trong khi các quy kết tiêu cực thực ra có thể là nền tảng của quá trình phát triển trầm cảm ở tuổi rất sớm nhưng các nhà nghiên cứu chỉ có thể xác định được chúng ở giai đoạn trễ hơn.

         

ÁM SỢ XÃ HỘI (Social phobia)

                                                               BS.Phan Thiệu Xuân Giang

Hay còn gọi là rối loạn lo âu xã hội ( Social anxiety disorder)

Định nghĩa và các đặc điểm:

Định nghĩa: Trẻ có ám sợ xã hội có tự ý thức khổ sở và tránh né các tình huống xã hội, trẻ sợ rằng trẻ sẽ làm điều gì đó sẽ gây ra bối rối và bị làm bẽ mặt. Mỗi suy nghĩ mà nỗi lo lắng của trẻ bộc lộ ra, ví dụ: mặt tôi sẽ bị đỏ, họ sẽ chú ý đến tay tôi rung… đây là những nguồn gốc gây ra những khó chịu có ý nghĩa.

Trẻ có ám sợ xã hội thường trải nghiệm các triệu chứng cơ thể trong các tình huống xã hội như tăng nhịp tim, rung, vã mồ hôi, cơn đau bụng, tiêu chảy, đỏ mặt, tâm trí “ bị trống trơn”. Triệu chứng này có thể đạt đến đỉnh điểm là cơn hoảng loạn, lúc này trẻ cảm thấy như bị ngất, mất khả năng kiểm soát ruột, hoặc “ chết”. Trẻ có lo âu xã hội cũng có khuynh hướng không quyết đoán và nhạy cảm quá mức đối với các phê bình chỉ trích.

Trong giai đoạn tuổi thiếu nhi, nhìn chung ám sợ xã hội xuất hiện dưới dạng e thẹn quá mức, trẻ có thể phản ứng bằng cách khó chịu cực kỳ đối với sự hiện diện của người lạ, trẻ khóc, bám vào cha mẹ, nổi cơn giận dữ, có biểu hiện ức chế đến mức câm nín. Trẻ thường từ chối tham gia chơi nhóm, đứng bên ngoài các hoạt động xã hội, ưa thích có sự đi kèm của người lớn vào trong nhóm bạn.

Ở tuồi thiếu niên, trường học là tâm điểm của nỗi sợ, vì có nhiều tương tác xã hội và thực hành đòi hỏi trẻ phải làm. Các hoạt động vui vẻ đối với những trẻ khác như tiệc sinh nhật, giờ ra chơi… lại là nguồn gốc gây khó chịu cực kỳ cho trẻ. Nỗi sợ và lo lắng trở thành vòng luẩn quẩn. Sự tránh né của trẻ trong các tình huống xã hội làm cản trở khả năng thực hành các kỹ năng xã hội, làm cho trẻ thiếu sự tự tin về xã hội. Sự bối rối xã hội càng xác định thêm cái nhìn tiêu cực về bản thân và góp phần thêm vào sự tránh né xã hội. Bạn bè của trẻ ít quan tâm đến những trẻ hay căng thẳng và rụt rè, trẻ lo âu xã hội có thể bị từ chối và không có bạn bè. Hậu quả có thể làm cho trẻ có lòng tự trọng thấp và mặc cảm tự ti.

Các khảo sát về sự phát triển:

Nhiều trẻ bị xấu hổ và khó nói với người lớn, tiêu chuẩn của DSM-IV-TR định rõ rằng khó chịu xã hội phải có bằng chứng trong mối liên hệ với bạn bè ( không phải người lớn), trẻ có khả năng có các mối quan hệ phù hợp với tuổi nhưng không thể tham gia vào bởi vì do lo lắng quá mức. Triệu chứng phải hiện diện ít nhất là 6 tháng.

Các phương pháp trị liệu trầm cảm trẻ em

                                  BS.Phan Thiệu Xuân Giang

Trị liệu bằng thuốc:

Như đã nhấn mạnh ở phần trước, trong khi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các thuốc chống trầm cảm mới ( như SSRIs) làm giảm đi triệu chứng trầm cảm ở trẻ em, kết quả không đồng nhất.

Trị liệu tâm lý tâm động ( Psychodynamic Psychotherapy):

Trị liệu tâm động đối với trầm cảm tập trung vào các vấn đề trong nền tảng tổ chức nhân cách, tìm kiếm những kinh nghiệm tiêu cực ở thời thơ ấu mà từ đó trầm cảm xuất hiện. Mục tiêu của trị liệu 

là nhằm giảm đi sự tự chỉ trích bản thân, hình ảnh về bản thân tiêu cực và giúp đỡ trẻ phát triển những cơ chế phòng vệ đáp ứng hơn nhằm có khả năng tiếp tục một quá trình phát triển cảm xúc khoẻ mạnh. Đối với trẻ nhỏ hơn, nhà trị liệu có thể dùng 

trò chơi như một phương tiện để mang những vấn đề này ra trong phòng trị liệu, với tập trung chuyển đến việc thảo luận khi trẻ trưởng thành về nhận thức hơn ( Speier và cộng sự, 1995).

Tiếp cận tâm động hiếm khi cung cấp các kết quả nghiên cứu ngoài việc báo cáo ca riêng biệt. Tuy nhiên, Fonagy và Target ( 1996) nghiên cứu về hiệu quả 

của tiếp cận phân tâm định hướng phát triển ở trẻ em ( Developmentally oriented psychoanalytic approach). Kết quả cho thấy rằng điều trị có hiệu quả, đặc biệt đối với những vấn đề nội hoá như là trầm cảm và lo âu. Trẻ nhỏ hơn ( dưới 11 tuổi) đáp ứng tốt nhất. Tuy nhiên, điều trị không chữa lành nhanh chóng, kết quả tốt nhất được thấy khi các buổi trị liệu xảy ra 

từ 4-5 lần / 1 tuần trong thời kỳ là 2 năm.

Trị liệu hành vi nhận thức ( Cognitive-Behavioral psychotherapy) (CBT):

Trị liệu hành vi nhận thức đối với trầm cảm ở trẻ em được nghiên cứu sâu rộng nhất, nhìn chung những phát hiện liên quan đến hiệu quả của phương pháp này là tốt. Một ví dụ về một tiếp cận hành vi nhận thức là “ đối mặt với thời kỳ trầm cảm dành cho trẻ vị thành niên”( Clarke, Debar & Lewinsohn,2003; Lewinsohn và cộng sự, 1996). Can thiệp này bao gồm chơi sắm vai nhằm dạy các kỹ thuật liên quan với người khác và giải quyết vấn đề, xây dựng lại nhận thức tích cực nhằm đổi ngược lại các nhận thức đáp ứng sai lệch và các kỹ thuật tự củng cố . Những nghiên cứu về hiệu quả của tiếp cận này cho thấy rằng , 80% trẻ vị thành niên có cải thiện.

 Yếu điểm của việc ủng hộ thực nghiệm đối với phương pháp CBT bao gồm những nghiên cứu có khuynh hướng dựa vào trẻ em có triệu chứng trầm cảm hơn là toàn thể bối cảnh của rối loạn trầm cảm và hầu như chỉ bao gồm trẻ lớn. Ngoài ra cơ chế của ảnh hưởng chưa được chứng minh, vì thế chưa biết được có phải cải thiện về triệu chứng có liên quan đến sự thay đổi về nhận thức như trên ( Asarnow, Jaycox & Tompson,2001).

Trị liệu qua mối quan hệ cá nhân: ( Interpersonal therapy) (IPT):

Tiếp cận quan hệ cá nhân dựa trên giả định rằng các rối loạn chức năng mối quan hệ là điểm cốt lõi của trầm cảm. Mục đích của trị liệu này nhằm trợ giúp các cá thể trầm cảm phát triển những kỹ năng diễn dịch và đối mặt với những vấn đề với cá nhân khác tốt hơn trong một can thiệp ngắn và tập trung. Nhiều tác giả tập trung vào những vấn đề xã hội và phát triển tương ứng ở giai đoạn tuổi vị thành niên bao gồm : chuyển đổi vai trò, các xung đột giữa các cá nhân, suy kém kỹ năng xã hội, đau buồn và đối mặt với các vấn đề gia đình. Nghiên cứu chứng ngẫu nhiên cho thấy hiệu quả của điều trị này trong mẫu trẻ vị thành niên được gửi đến khám lâm sàng.

Trị liệu gia đình (Family therapy):

Trị liệu đặt trọng tâm vào gia đình (Family-focused therapy) 

cho phép xem xét ngay từ đầu tiên, vai trò của tình huống gia đình, mối quan hệ cha mẹ-trẻ và trầm cảm ở cha mẹ trong sự phát triển rối loạn trầm cảm ở trẻ. Nhóm nghiên cứu của Lewinsohn thấy rằng hiệu quả của can thiệp hành vi nhận thức đối với trẻ trầm cảm gia tăng hơn khi có can thiệp thêm với cha mẹ. Buổi trị liệu nhóm được tổ chức trong đó cha mẹ được có cơ hội thảo luận các vấn đề có liên quan đến trầm cảm và học cách giao tiếp với cá nhân khác và các kỹ năng giải quyết xung đột được dạy cho con họ.

Một tiếp cận nhiều mặt có hiệu quả nhằm trị liệu trầm cảm trong bối cảnh gia đình được Stark và cộng sự mô tả năm 2000. Các can thiệp với trẻ bao gồm sử dụng trị liệu cá nhân và trị liệu nhóm nhằm gia tăng khí sắc tích cực và các mong đợi tích cực , tái cấu trúc lại sơ đồ tinh thần đáp ứng sai lệch và gia tăng các kỹ năng xã hội. Những can thiệp nhắm đến hệ thống lớn hơn bao gồm huấn luyện cho cha mẹ và trị liệu gia đình nhằm giảm đi các stress trong 

môi trường mà góp phần vào sự phát triển trầm cảm. Hơn nữa tham vấn cho thầy cô giáo nhằm thúc đẩy và củng cố việc trẻ sử dụng các chiến lược đáp ứng thích nghi trong khi đi học ở trường.

Bản chất của lo âu:

                                              BS. Phan Thiệu Xuân Giang

Sợ trong quá trình phát triển bình thường:

Sợ thường được định nghĩa như là một phản ứng bình thường đối với một đe doạ từ môi trường. Đây là sự đáp ứng và thậm chí cần thiết cho sự sống còn bởi vì nó cảnh  báo cho cá thể đó biết rằng một tình huống có thể gây hại về mặt thể chất hay tâm lý. Trong những năm đầu đời, trẻ học cách tiên đoán khi một kích thích có hại  đang sắp tới và trải nghiệm lo âu tín hiệu (Signal anxiety), “ Nguy hiểm ở phía trước!” , với cảnh báo này, trẻ có thể thực hiện những bước nhằm  tránh tình huống sợ bao gồm khóc để đòi sự trợ giúp của cha mẹ.

Sợ là điều thường hay gặp ở tuổi nhỏ. Lưu hành khoảng 71% ở tuổi mẫu giáo, 87% ở tuổi 7-9, giảm đi còn 68% ở tuổi 10-12. Cũng có sự khác nhau về nội dung của sợ ở những lứa tuổi khác nhau. Tuổi mẫu giáo thường sợ ma quỷ, tuổi nhi đồng những nỗi sợ tưởng tượng này bắt đầu được thay thế bằng nỗi sợ thực tế như là sợ chấn thương và nguy hiểm cho cơ thể.Tuy nhiên trẻ ở tuổi đi học tiếp tục cho thấy những nỗi sợ phi lý như sợ rắn và sợ chuột cũng như là ác mộng. Tuổi vị thành niên lại có những nỗi sợ phù hợp với tuổi như lo âu xã hội, quan tâm đến tiền bạc và công việc, sợ chiến tranh và huỷ hoại môi trường. Sợ thất bại xuất hiện không rõ ở tuổi vị thành niên. Những nỗi sợ phi lý ít gặp hơn nhưng không biến mất, sợ bóng tối, sợ nhện, sợ nghĩa địa.

 

Các nỗi sợ thường gặp ở tuổi nhỏ:

Lứa tuổi

                Lo âu và sợ

Từ 0-12 tháng

Sợ tiếng ồn lớn, các vật có bóng mờ, sợ mất trợ giúp

12-24 tháng

Sợ chia cách, sợ người lạ

24-36 tháng

Sợ chia cách, sợ thú vật, sợ chó

3-6 tuổi

Sợ chia cách, sợ người lạ, thú vật, bóng tối, các vật tưởng tượng ( ma,quỷ…)

6-10 tuổi

Sợ bóng tối, sợ chấn thương, ở một mình, động vật

10-12 tuổi

Sợ chấn thương, học kém, chế nhạo, sấm sét

12-18 tuổi

Sợ thất bại xã hội, bạn bè từ chối, chiến tranh, thiên tai, tương lai

 

Từ sợ hãi bình thường cho đến rối loạn lo âu:

Trong quá trình phát triển bình thường trẻ có thể làm chủ được nỗi sợ bằng cách sử dụng các cơ chế phòng vệ đáp ứng ngày càng nhiều và các chiến lược đối mặt tinh tế hơn.

 Rối loạn lo âu được phân biệt với sợ bình thường dựa trên nền tảng về cường độ, sự đáp ứng và sự hằng định của nó. Rối loạn cũng nằm ngoài khả năng kiểm soát tự ý và không thể giải thích hay có lý do để thoát khỏi.

MÔ HÌNH HỆ THỐNG GIA ĐÌNH

                                                                               BS. Phan Thiệu Xuân Giang

Trong khi nhiều học thuyết khác thừa nhận tầm quan trọng của những mối liên hệ gia đình, điều làm tách biệt mô hình hệ thống ra đó là mô hình này nhìn nhận toàn bộ gia đình như là một đơn vị cần phân tích. Gia đình được khái niệm như là một hệ thống, một tổng thể có tính động hơn là tổng hợp các phần của nó lại với nhau.  Các hệ thống này có một số đặc điểm nhất định. Ví dụ, chúng gắn kết với nhau, ổn định và có một khuynh hướng tự chỉnh đốn lại ( self-righting), được gọi là hằng định nội môi ( Homeostasis), điều này cho phép chúng duy trì được cấu trúc ngay cả khi đối diện với thay đổi. Giống như học thuyết phân tâm, quan điểm hệ thống bao gồm nhiều trường phái khác nhau về tư tưởng nhưng trong trường hợp này tư tưởng chính   hợp nhất chúng lại đó là nhân cách cá nhân là một chức năng của một hệ thống gia đình.

Theo Minuchin, một trong những cách thức mà ở đó là phần của một gia đình giúp chúng ta phát triển là cho phép chúng ta tham gia vào một số lượng những mối quan hệ khác nhau cùng một lúc. Trong một hệ thống gia đình lớn hơn, có những hệ thống nhỏ hơn xảy ra một cách tự nhiên nối kết một số thành viên trong gia đình lại và phân biệt họ với những người khác. Ví dụ, cha mẹ hình thành một hệ thống nhỏ về hôn nhân, điều này dựa trên những vai trò bổ trợ  mà chồng và vợ cùng hoàn thành: để là một cặp lãng mạn, để nuôi dưỡng con trẻ, để đóng vai trò lãnh đạo trong gia đình. Những mối quan hệ cha mẹ-con trẻ bao gồm hệ thống nhỏ khác, dựa trên các nhu cầu không có tính qua lại và trách nhiệm mà cha mẹ và con trẻ cùng hoàn thành cho người khác; ví dụ, trong lúc trẻ trở về với cha mẹ để được thoải mái và có lời khuyên, cha mẹ mong đợi rằng quyền của họ được tôn trọng.

Anh chị em hình thành nên một hệ thống nhỏ khác, dựa vào tình trạng cùng chia sẻ của chúng khi là trẻ trong một gia đình. Anh chị em cũng có khác biệt với nhau; ví dụ, đặc quyền đặc lợi có thể dành cho trẻ lớn nhất trong nhà và phạm vi mở rộng thêm lại được dành cho con út. Ở Việt Nam chúng ta cũng có những quan niệm về gia đình và vai trò của mỗi cá nhân khác nhau theo ảnh hưởng của truyền thống: “ quyền huynh thế phụ”, “ giàu út chia nghèo út hưởng”…

Qua những vai trò khác nhau mà các thành viên trong gia đình đóng, họ trải nghiệm cùng một lúc những cảm nhận về tình máu mủ ruột thịt và cảm nhận về sự độc lập với những người khác cùng chung trong gia đình. Ở Việt Nam chúng ta cũng có những truyền thống trùng hợp: “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “ Anh em như thể tay chân”, “ Chị ngã em nâng” , “Anh em kiến giả nhất phận”, “Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”…

Điều cho phép những hệ thống nhỏ này vận hành chức năng tốt đẹp là ranh giới ( Boudaries) phân cách chúng với nhau. Những ranh giới rõ ràng phân biệt các hệ thống nhỏ này với những hệ thống nhỏ khác , xác định vai trò của mỗi cá thể,cho phép các thành viên trong gia đình những cơ hội gặp được nhu cầu phát triển phù hợp với chính họ. Những ranh giới rõ ràng cũng có thể tiếp nhận và đáp ứng ; đó là chúng cho phép cả hai  tiếp xúc  về cảm xúc và độc lập, thay đổi khi nhu cầu của các thành viên trong gia đình thay đổi trong quá trình phát triển. Ví dụ, mối quan hệ cha mẹ-con trẻ trở nên có tính qua lại và quân bình hơn khi trẻ bước vào giai đoạn bắt đầu trưởng thành.

Không duy trì được ranh giới có thể làm cho gia đình trở nên lộn xộn và rối loạn chức năng. Ví dụ, ranh giới quá cứng ngắc làm duy trì sự chia cách giữa các thành viên trong gia đình hoặc duy trì vai trò khác biệt một cách chặt chẽ giữa những thành viên: “ Cha là nhất” ; Trong khi ranh giới có thể duy trì một cảm nhận về sự độc lập và tự thấy đầy đủ, chúng cũng có thể làm cho các thành viên gia đình khó khăn để vượt qua những hàng rào để mà truyền đạt cảm nhận của mình hay có được sự trợ giúp về mặt cảm xúc. Các cá nhân có thể cảm thấy cô đơn và không được trợ giúp trong một gia đình đóng khuôn chặt chẽ và thiếu vắng một cảm nhận vế tình cảm ruột thịt.

Ở cực khác, vắng mặt hay ranh giới không rõ ràng đưa đến việc dính kẹt (Enmeshment). Các thành viên gia đình bị dính kẹt  không phân biệt giữa người này và người khác. Tính qua lại và cùng với nhau được  nhấn mạnh ở  chỗ làm triệt tiêu đi tính cá thể và chia cách Trong khi các thành viên gia đình có thể tận hưởng những cảm nhận về tình cảm ruột thịt và chia sẻ, sự dính kẹt thái quá có thể ngăn chặn sự tự do của mỗi cá thể khi họ muốn có những suy nghĩ và ước muốn tự lập. Một cố gắng để cá nhân hoá của một thành viên gia đình có thể được cảm nhận như một đe doạ đối với tính hài hoà của hệ thống gia đình và có thể tạo ra lo âu hay chống đối. Ví dụ, một thanh niên trong một gia đình dính kẹt muốn đi xa để học đại học có thể làm khởi phát một cuộc khủng hoảng trong gia đình.

Trong cái nhìn của Minuchin về  cấu trúc gia đình, tâm điểm của gia đình là hệ thống nhỏ hôn nhân. Sự mật thiết, hổ trợ cảm xúc, tính qua lại đặc trưng cho một mối quan hệ mạnh khoẻ của vợ chồng là điều duy nhất, ví dụ, những nhu cầu cảm xúc mà một người trong cặp vợ chồng lãng mạn hoàn thành thì khác biệt với những gì được hoàn thành bởi mối quan hệ cha mẹ-con và mối quan hệ giữa các anh chị em. Minuchin đặc biệt nhấn mạnh đến nhu cầu đối với ranh giới rõ rệt xung quanh bộ đôi hôn nhân. Khi ranh giới này bị xâm phạm,trẻ bị liên luỵ vào mối quan hệ hôn nhân của cha mẹ trong cách thức không thích hợp, tâm bệnh lý có thể phát triển. Minuchin mô tả các hệ thống gia đình có vấn đề khác nhau gọi là  các tam giác cứng ngắc ( Rigid triangles).

Đầu tiên, một liên kết cha mẹ-con trẻ xuất hiện khi một cha hay mẹ kéo trẻ vào một liên minh và loại trừ cha mẹ khác ra khỏi. Mối quan hệ như vậy xảy ra khi một cha mẹ khuyến khích trẻ cư xử một cách không tôn trọng đối với cha hoặc mẹ kia, hoặc nó có thể xảy ra dưới dạng một sự thân thiết quá mức và mối quan hệ dính kẹt giữa một cha hay mẹ với một trẻ. Tính động này của gia đình có thể tạo ra một trẻ bị cha mẹ hoá đó là trẻ phải mang gánh nặng do nhiệm vụ phát triển không thích hợp như cung cấp hỗ trợ về cảm xúc và thực hiện như một người bạn tâm tình mật thiết của một cha mẹ. Minuchin cho một ví dụ về một gia đình mà trong gia đình này bà mẹ có cuộc hôn nhân không hạnh phúc và bị trầm cảm. Người con gái cả làm nhiệm vụ chuẩn bị các bữa ăn , chăm sóc những  đứa em nhỏ của mình, che lấp những điểm yếu cho mẹ và người cha không biết gì về những trục trặc của vợ mình. Một số những hậu quả tiêu cực theo sau màn kịch này. Bởi vì người con gái đã lãnh trách nhiệm qua nhiều năm, cô bắt đầu cảm thấy căng thẳng và quá mức chịu đựng. Ngoài ra do những đứa em của mình không  tiếp cận trực tiếp với mẹ và không thể nhận được sự chăm sóc và chú ý khi trẻ cần từ bà mẹ, những trẻ này bắt đầu có những cư xử lộn xộn. Hơn nữa, bởi vì không giao tiếp với nhau một cách trực tiếp, họ không thể giải quyết những vấn đề hôn nhân của họ được. Tóm lại, trong khi khuynh hướng  trở thành cha mẹ ( cha mẹ hoá) của cô chị là tốt và sự hy sinh bản thân có thể giúp đỡ gia đình trong thời gian ngắn, về lâu dài, gia đình này sẽ gia tăng khó chịu và không hạnh phúc.

Loại thứ hai trong tam giác cứng ngắc là loại tam giác tay ba

, trẻ bị dính vào giữa cha và mẹ. Trong trường hợp này, trẻ cố gắng duy trì được một liên kết với mỗi cha mẹ hoặc là với vai trò người hoà giải, người trung gian hoặc là đáp ứng với áp lực của mỗi cha mẹ mỗi bên. Minuchin mô tả đây là một gia đình mang căng thẳng nhiều nhất đối với trẻ , những cố gắng của trẻ để được gần với một trong hai cha mẹ có thể được cha hay mẹ kia diễn giải như là trẻ không trung thành với mình. Dạng gia đình này thường thấy trong những cuộc ly dị mà cha mẹ dằng co nhau để giám hộ con trẻ.

Loại tam giác thứ ba là loại chệch hướng,

là loại tam giác gia đình vi tế nhất bởi vì có thể không có xung đột rõ ràng giữa cha mẹ. Cha mẹ khăng khăng cho rằng hôn nhân của họ là hoàn hảo, và vấn đề trong gia đình chỉ là do con của họ không vâng lời hay có bản chất mỏng manh yếu đuối. Tuy nhiên khi nghiên cứu rõ hơn về dạng gia đình này, Minuchin thấy rằng cha mẹ chẳng bao giờ có thời gian cùng với nhau như cặp vợ chồng thực sự quan tâm đến nhau thay vào đó  họ lại  bỏ thời gian và năng lượng của mình giành hết cho việc chăm sóc con cái. Khi Minuchin quan sát các cách thức biểu hiện bên ngoài khi cha mẹ trợ giúp và khuyến khích các vấn đề của trẻ, thời gian chỉ khi cha mẹ hành động cùng với nhau là khi họ đáp ứng với những nhu cầu đặc biệt của trẻ. Minuchin kết luận rằng một số cặp vợ chồng có hôn nhân không hạnh phúc nhưng họ lại cố gắng tránh né thừa nhận các vấn đề hôn nhân của mình bởi vì họ không biết cách nào để giải quyết; thay vì thế, họ cố làm lệch sự chú ý đến chúng hoặc đi vòng vòng quanh chúng. Vì thế, có một đứa trẻ có vấn đề lộn xộn có chức năng trong gia đình bằng cách cung cấp cho cha mẹ một vấn đề nằm bên ngoài mối quan hệ của họ và nhờ đó họ chú ý đến vấn đề của trẻ hơn là giải quyết khó khăn thực sự trong hôn nhân của họ. Bởi vì họ hiệp nhất với nhau khi cố gắng đáp ứng với “ trẻ có vấn đề”, đi vòng vòng cho phép cặp vợ chồng này duy trì được một ảo tưởng về sự hài hoà. Hơn nữa, cặp vợ chồng đi vòng vòng được thúc đẩy củng cố hành vi có vấn đề của trẻ một cách công khai nhằm để duy trì sự ổn định trong hệ thống gia đình. Đi chệch hướng cũng có thể có 2 dạng: chệch hướng-tấn công: khi trẻ được xem như là một điều gây rắc rối hay là trẻ xấu.

Chệch hướng- trợ giúp:

khi trẻ được xem như là có nhu cầu và yếu đuối ( Carlson,1990). Trẻ bị mắc kẹt trong tam giác gia đình được gọi là bệnh nhân bị định dạng ( Identified patient) bởi vì trẻ là một người có biểu hiện triệu chứng một cách công khai. “ Bố con bảo con là trẻ xấu”, “ mẹ con nói con là trẻ yếu đuối”….

Cái nhìn của Minuchin mở rộng tầm nhìn của chúng ta đến mức bao gồm luôn bối cảnh lớn hơn mà sự phát triển của trẻ xảy ra. Không chỉ là tâm lý cá nhân quan trọng , cũng như mối quan hệ của trẻ với cha mẹ, toàn bộ hệ thống  gia đình cũng góp phần vào. Một ý nghĩa quan trọng khác của tiếp cận theo cách  hệ thống gia đình là vị trí của tâm bệnh lý không phải nằm ở trẻ hay thậm chí ở cha mẹ mà là

mối quan hệ giữa họ với nhau. Cuối cùng ,quan điểm về hệ thống nhắc nhở chúng ta dùng một tiếp cận chức năng đối với việc diễn giải hành vi có vấn đề. Một trẻ gây hấn, phóng ngoại có thể biểu hiện xáo trộn. Tuy nhiên xác suất khác là hành vi sai lệch của trẻ có nhiệm vụ như là một chức năng trong  hệ thống gia đình, có lẽ biểu hiện một cố gắng nhằm để gặp được những nhu cầu phát triển thích hợp trong một môi trường bệnh lý. Vì thế quan điểm về hệ thống gia đình phù hợp với định nghĩa của chúng ta về tâm bệnh học như là sự phát triển bình thường nhưng bị đi lệch hướng.

SO SÁNH VÀ LỒNG GHÉP CÁC MÔ HÌNH VỚI NHAU:

Có nhiều điểm bất đồng giữa những mô hình trên. Freud thì chủ yếu quan tâm đến những xung năng, những sự kiện vô thức và tinh thần, trong khi đó những nhà tâm lý học cái tôi thì tập trung vào đáp ứng tâm lý xã hội, các nhà lý thuyết về quan hệ đối tượng thì nhấn mạnh đến tính chủ yếu của các mối quan hệ cá nhân với nhau. Một cách truyền thống, các nhà hành vi muốn bỏ đi bối cảnh bên trong từng cá nhân cùng với tất cả những gì thuộc về tinh thần nó mang theo và thay thế bằng tâm lý khách quan hướng đến môi trường. Các nhà tâm lý nhận thức lại giới thiệu các thuật ngữ tinh thần như : sơ đồ tinh thần nhằm để hiểu ra làm thế nào trẻ diễn dịch các kinh nghiệm cùng với môi trường.

Cũng có một vài điểm tương đồng. Ví dụ, ngay cả những mô hình đối lập với nhau một cách rõ ràng như quan hệ đối tượng và học thuyết về hệ thống gia đình cũng đồng ý rằng những mối quan hệ là tâm điểm đối với sự phát triển nhân cách. Hơn nữa, mỗi trong những mô hình này đều đã trải qua chính những quá trình phát triển của nó, ở đó nhiều trường hợp đã mang đến một sự mở rộng nền tảng chung cùng chia sẻ giữa các học thuyết với nhau. Mô hình y học đã không diễn đạt theo cách phân chia như là di truyền với môi trường nữa mà thực ra có một ghi nhận rằng sinh vật phát triển trong một bối cảnh môi trường mà có tương tác và ảnh hưởng đến những thay đổi về thể chất.  Mô hình phân tâm thì di chuyển từ việc nhấn mạnh đến bên trong cá thể sang việc thừa nhận bối cảnh qua lại giữa các cá nhân, trong khi mô hình hành vi lại thay đổi theo chiều hướng đối lập lại. Cùng với sự gia tăng trùng lấp và những điểm tương đồng giữa những mô hình khác nhau về tâm bệnh học, có thể cần đến một mô hình hợp  nhất xuất hiện. Tâm bệnh học phát triển trình bày những bước đầu tiên về hướng tạo ra một mô hình lồng ghép. 

PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC VỚI TRẺ CÓ KHÓ KHĂN VỀ TRÍ NHỚ THỊ GIÁC (VISUAL MEMORY)

                                                                                        

BS.Phan Thiệu Xuân Giang

 1. Thu hút sự chú ý của trẻ bằng  những hình ảnh, màu sắc, các đề mục gạch dưới, mũi tên….

 2. Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thông tin thị giác nhiều lần trước khi đòi hỏi trẻ phải nhớ nó

 3. Giảm đi các yếu tố gây xao nhãng về thị giác bằng cách cách ly thông tin mà bạn muốn trình bày cho trẻ ( Ví dụ: che thông tin khác trên trang giấy, chỉ tiếp xúc với một phần của bức tranh trong một khoảng thời gian…)

4. Khi trẻ cần nhớ lại thông tin, cung cấp các gợi ý về thị giác nhằm giúp trẻ nhớ lại thông tin trước đây đã được trình bày ( Ví dụ :sử dụng những từ khóa được viết trên bảng , tiếp xúc với một phần hay toàn bộ bức tranh …)

5. Khi trẻ cần nhớ thông tin, cung cấp các gợi ý thính giác nhằm giúp trẻ nhớ được thông tin trước đây đã được trình bày ( Ví dụ: nói những từ khoá, nói mô tả ngắn về điều trẻ đang nhớ nhằm gợi ý cho trẻ…)

 6. Khi trẻ cần nhớ thông tin, nhắc nhở trẻ tình huống mà thông tin được trình bày lần trước ( Ví dụ: Nhớ là ngày hôm qua khi chúng ta nói chuyện về…, nhớ là khi chúng ta đi dạo bên ngoài chúng ta nhìn thấy…)

 7. Cung cấp thông tin qua lời nói nhằm hổ trợ cho thông tin mà trẻ nhận được qua thị giác   ( Ví dụ :vừa cho trẻ xem tranh vừa nói về tranh đó)

 8. Dạy trẻ học thứ tự trước sau ( chuỗi) và liệt kê những thông tin theo từng đoạn ( Ví dụ: số điện thoại được học theo cách: 314 rồi 874 rồi 1710…)

 9.Cắt một bức tranh bằng giấy bìa cứng, cho trẻ xem thứ tự bức tranh rồi sau đó trộn lẫn chúng và yêu cầu trẻ đặt lại theo vị trí cũ

10. 

Để cho trẻ chơi trò chơi có sự tập trung ( Ví dụ: ghép số, từ, biểu tượng… bằng cách xoay chúng để đổi vị trí và nhớ vị trí chúng ở đâu)

11. 

Để cho trẻ đọc ( nếu trẻ biết) và theo hướng dẫn bước một, bước hai, bước ba

12. 

Cung cấp cho trẻ các hướng dẫn được viết, các luật lệ và các bảng liệt kê. Khen thưởng trẻ nếu trẻ có thể nhớ được những thông tin đã được viết

 13. 

Có thêm băng đĩa kể chuyện hoặc hướng dẫn, trẻ có thể vừa nghe thông tin trong khi đọc

14. 

Yêu cầu trẻ nhớ lại ngày trong tuần, tháng trong năm, ngày sinh nhật, địa chỉ, số điện thoại… sau khi trẻ xem những thông tin này dưới dạng viết

15. 

Dạy trẻ nhận ra các biểu tượng thị giác thông thường ( Ví dụ: biểu tượng dừng lại, chất độc, nguy hiểm…)

16. 

Sử dụng đa phương thức ( Ví dụ: thính giác, thị giác, xúc giác…) khi trình bày các hướng dẫn, giải thích…xác định xem phương thức nào đối với trẻ là mạnh nhất và sử dụng kết quả đó

17. Giảm đi số lượng thông tin trên một trang giấy nếu nó gây xao nhãng thị giác của  trẻ ( Ví dụ: ít chữ để đọc, các ly thông tin muốn trình bày cho trẻ)

18. Cung cấp thông tin thính giác ( hướng dẫn bằng lời nói) nhằm trợ giúp thông tin thị giác mà trẻ nhận được ( Vừa nói vừa chỉ cho trẻ xem hình ảnh…)

19. 

Xác định được đâu là phương thức học tập có hiệu quả nhất của trẻ và sử dụng nó một cách tương ứng nhằm gia tăng khả năng hiểu biết của trẻ ( Ví dụ nếu trẻ có khó khăn trong việc hiểu các thông tin bằng chữ viết thì có thể trình bày bằng lời nói)

20.Tô màu hoặc gạch dưới những thông tin quan trọng mà trẻ đọc ( Các hướng dẫn, đọc các phần được phân công làm, các vấn đề về từ ngữ toán học…)

21.Làm cho không khí vui vẻ và tích cực khi trẻ hỏi những câu hỏi mà trẻ không hiểu, khen thưởng trẻ bằng trợ giúp, chúc mừng, khen ngợi…

22. Đánh giá mức độ phù hợp của các nhiệm vụ nhằm xác định: a) Nếu nhiệm vụ quá khó ( ví dụ quá nhiều thông tin cần phải nhớ) hoặc b) Nếu thời gian cần để trẻ nhớ ra không thích hợp ( Ví dụ: thông tin được trình bày quá ngắn, thời gian cách giữa thông tin được trình bày và khi yêu cầu trẻ nhớ lại quá lâu…)

23. Khen thưởng trẻ khi trẻ nhớ được thông tin qua thị giác : a) Cho trẻ một phần thưởng cụ thể rõ ràng ( Ví dụ: có một ưu đãi trong lớp, người đứng điều khiển xếp hàng, năm phút nghỉ ngơi…) b) Cho trẻ một phần thưởng không cần cụ thể như lời khen ngợi, bắt tay, mỉm cười… 

PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC VỚI TRẺ CÓ KHÓ KHĂN VỀ TRÍ NHỚ THÍNH GIÁC  (AUDITORY MEMORY)

                                                                      BS. Phan Thiệu Xuân Giang

1.Đảm bảo rằng trẻ đã được kiểm tra thính lực

2.Thu hút sự chú ý của trẻ đến những điểm cốt lõi trong giao tiếp thông qua thính giác ( Ví dụ: lập lại những điểm quan trọng, gọi trẻ bằng tên, nói cho trẻ biết thông tin nào đặc biệt quan trọng…)

3.Cung cấp cho trẻ nhiều hướng dẫn , giải thích …hơn là chỉ một lần trước khi yêu cầu trẻ nhớ lại

4.Khi trẻ cần nhớ lại thông tin, cung cấp các gợi ý thính giác nhằm giúp trẻ nhớ lại thông tin trước đây đã được trình bày ( Ví dụ: Hãy nhớ lại ngày hôm qua cô nói về….)

5.Cung cấp thông tin thị giác nhằm trợ giúp thông tin trẻ nhận qua thính giác ( Vừa nói cho trẻ nghe vừa chỉ cho trẻ thấy)

6.Dạy trẻ học thứ tự trước sau ( chuỗi) và bảng liệt kê những thông tin theo từng đoạn ( Ví dụ: Nhớ số điện thoại theo cách: 314 rồi 874 rồi 1710)

7.Để cho trẻ theo hướng dẫn bằng lời nói bước 1, bước 2, bước 3

8.Cung cấp cho trẻ những hướng dẫn bằng lời nói, các luật lệ, các danh sách… Khen thưởng khi trẻ nhớ lại được thông tin đã được trình bày bằng lời nói

9.Viết ra những câu chuyện, các hướng dẫn… để giúp trẻ có thể nghe khi trẻ đọc lớn thông tin này

10.Nói với trẻ điều gì trẻ sẽ được nghe trước khi thực hiện thông tin qua thính giác

11.Nhờ trẻ mang thông tin bằng lời nói cho người khác trong cùng gia đình

12. Đảm bảo chắc rằng thông tin thính giác được trình bày chậm rãi đủ để cho trẻ biết được trẻ đang giao tiếp điều gì

13.Sử dụng hình ảnh, sơ đồ, bảng viết và cử chỉ khi truyền đạt thông tin

14.Trong khi đọc truyện cho trẻ nghe, dừng lại đôi chút để hỏi trẻ các câu hỏi về nhân vật chính, các sự kiện trong câu chuyện

15.Để cho trẻ giả vờ làm người phục vụ. Để cho trẻ nhớ lại khách hàng đã kêu món gì

16.Để cho trẻ giải thích các hướng dẫn ngay sau khi trẻ nghe được

17. Sử dụng càng nhiều thông tin thị giác nếu có thể khi dạy trẻ ( Ví dụ: bảng viết, máy chiếu, tranh ảnh…)

18.Để cho trẻ ghi âm những hướng dẫn, giải thích nhằm giúp trẻ có thể nghe lại thông tin cần thiết

19.Sử dụng các câu đơn giản, ngắn gọn dễ hiểu để truyền đạt thông tin cho trẻ

20.Để trẻ nhớ lại tên của bạn bè, ngày trong tuần, tháng trong năm, địa chỉ và số điện thoại…

21.Sau khi nghe xong một băng đĩa, câu chuyện…để trẻ nhớ lại nhân vật , sự kiện chính, thứ tự các sự kiện…

22.Giảm đi các kích thích gây xao nhãng ( Ví dụ : tiếng ồn và di chuyển)

23. Sử dụng nhiều phương thức ( Ví dụ: thính giác, thị giác, xúc giác…) khi trình bày các hướng dẫn, giải thích. Xác định phương thức nào là mạnh nhất đối với trẻ và sử dụng kết quả đó

24. Đảm bảo chắc rằng trẻ có chú ý đến nguồn thông tin ( Ví dụ như giao tiếp mắt được thực hiện, trẻ nhìn vào điều bạn muốn trẻ làm…)

25. Dừng lại đôi lúc trong khi trình bày thông tin nhằm kiểm tra xem trẻ có hiểu không

26. Đảm bảo chắc chắn rằng trẻ có đủ cơ hội để lập lại thông tin qua những kinh nghiệm khác nhau nhằm để gia tăng trí nhớ

27.Cung cấp thông tin thị giác ( Ví dụ : viết hướng dẫn ra) nhằm hổ trợ thông tin nhận vào qua thính giác

28. Đảm bảo chắc chắn rằng tất cả các hướng dẫn , câu hỏi, giải thích đều được thực hiện theo cách thức rõ ràng và dễ hiểu nhất và phù hợp với khả năng của trẻ

29. Khi truyền đạt hướng dẫn, giải thích và các thông tin khác, đảm bảo chắc chắn rằng việc sử dụng các từ ngữ viết phải phù hợp với mức độ hiểu biết của trẻ

30.Đánh giá sự thích hợp của nhiệm vụ nhằm xác định: a) Nếu nhiệm vụ quá khó ( Ví dụ: quá nhiều thông tin để nhớ) hoặc b) Nếu thời gian cần thiết để trẻ nhớ lại không phù hợp ( Ví dụ: trình bày thông tin quá ngắn hoặc thời gian giữa trình bày và lúc yêu cầu trẻ nhớ lại quá lâu)

31. Khen thưởng trẻ khi trẻ nhớ được thông tin qua thính giác : a) Cho trẻ phần thưởng cụ thể, rõ ràng ( Ví dụ: được ưu tiên đặc biệt, người đứng sắp hàng, 5 phútt giải lao…) hoặc b) Cho trẻ những phần thưởng không cụ thể như khen ngợi trẻ, bắt tay, mỉm cười…

                TIỂU DẦM

 

Định nghĩa và các đặc tính:

Định nghĩa: Tiểu dầm có lịch sử lâu dài, được chắc đến trong y văn Ai cập vào khoảng 1550 trước công nguyên.

Thuật ngữ tiểu dầm Enuresis được định nghĩa như là một sự đi tiểu  trên giường hay trong quần không tự ý  hay có ý lập đi lập lại mà xảy ra đã quá tuổi được cho rằng trẻ có thể kiểm soát đi tiểu.Theo DSM-IV-TR tuổi lên 5 hoặc mức phát triển ngang với tuổi 5. Hành vi có ý nghĩa lâm sàng nếu xảy ra 2 lần một tuần và xảy ra ít nhất 3 tháng liên tục. Tuy nhiên nó cũng được xem là có ý nghĩa khi có khó chịu rõ rệt hay suy kém trong các lãnh vực chức năng quan trọng. Tiểu dầm không bị gây ra bởi bệnh lý y khoa hay các thuốc có ảnh hưởng lên sự đi tiểu.

Có 3 kiểu tiểu dầm:

Tiểu dầm ban đêm

Tiểu dầm ban ngày

Loại hỗn hợp: tiểu dầm cả ban ngày, ban đêm

Có cách phân loại khác:

Tiểu dầm nguyên phát và tiểu dầm thứ phát

Tiểu dầm nguyên phát biểu hiện sự cắm chốt (Fixation)

Tiểu dầm thứ phát biểu hiện sự thoái lùi (Regression)

Tỷ lệ lưu hành và các đặc tính:

Ở Hoa Kỳ, có khoảng 15-20% trẻ 5 tuổi có tiểu dầm.

Trong những nghiên cứu của Fischel và Liebert (2000), tỷ lệ lưu hành thay đổi theo tuổi, 33% ở trẻ 5 tuổi; 25% ở trẻ 7 tuổi; 15% ở trẻ 9 tuổi; 8% ở trẻ 11 tuổi; 4% ở trẻ 13 tuổi; 3% ở trẻ 15-17 tuổi.Trong những trẻ này 75% cho thấy có tiểu dầm ban đêm ; tiểu dầm ban ngày ít gặp hơn.Có sự khác biệt về giới tính, 60% trẻ tiểu dầm là trẻ nam. Khoảng từ tuổi 4-6 tỷ lệ giữa trẻ nam và nữ ngang bằg nhau; nhưng khi khoảng 11 tuổi thì tỷ lệ nam gấp đôi nữ; tiểu dầm cũng có thể khác nhau ở tầng lớp xã hội, ở Mỹ, tỷ lệ lưu hành nhiều hơn ở những tầng lớp kinh tế xã hội kém thuận lợi.

Không có bằng chứng hiện tại có sự khác biệt về mặt chủng tộc.

Các yếu tố đi kèm:

Các vấn đề về chú ý và tăng động thường xảy ra cùng với tiểu dầm.

Trẻ tiểu dầm cũng thường có những hành vi như: cư xử sai lệch, lo âu, kém trưởng thành, học kém.

Qúa trình phát triển:

Cả tiểu dầm ban ngày và ban đêm đều tự giới hạn, tức là trẻ có khuynh hướng tự khỏi mà không cần điều trị. Tỷ lệ giảm ở nữ cao hơn ở nam: 71% nữ và 44% nam ở tuổi từ 4-6 tuổi tự động ngưng tiểu dầm. Có những phương pháp trị liệu có hứa hẹn tốt cho tiểu dầm bao gồm thuốc, các kỹ thuật hành vi, dụng cụ báo thức…

Sự phát triển hệ thống thị giác của thai nhi

                                               HỆ THỐNG THỊ GIÁC

                                                              BS.Phan Thiệu Xuân Giang

Thai kỳ là một thời gian để hình thành cấu trúc các thành phần của hệ thống thị giác, từ sự phát triển của mắt cho đến những vùng biệt hoá trong não có nhiệm vụ nhận và xử lý thông tin thị giác đi vào. Cũng có một chút “ kích thích thị giác” trong thế giới phát triển của thai nhi. Tử cung thì tối và chỉ có vùng sáng nhất có thể lọc ánh sáng qua bụng để trần, có lẽ nó cho màu sáng đỏ. Mi mắt của trẻ nhắm chặt sau khi được hình thành nhằm giảm đi lượng ánh sáng  đến võng mạc. Môi trường tối trong tử cung có thể cần thiết cho sự phát triển của hệ thống thị giác của thai nhi. Ngược lại, sau khi sanh, sự phát triển thị giác có thể tiếp tục ở mức bình thường  chỉ khi hệ thống này được kích thích đầy đủ.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MẮT

Khoảng 5 tuần sau khi thụ thai, có hai cấu trúc dạng cầu nằm ở hai bên phía trước của não . Đây sẽ là mắt ở tương lai. Khi phát triển ,những cấu trúc này được tách ra khỏi não bởi một cuống nhỏ, đây là nơi thần kinh thị giác nối kết giữa mắt và não bộ. Một vài ngày sau đó khối cầu này tạo thành một dạng hình tách có hai lớp , võng mạc phát triển từ dạng hình tách này. Võng mạc trưởng thành là một cấu trúc thần kinh phức tạp có nhiều lớp, chức năng của nó là thu bắt ánh sáng đi vào mắt và chuyển đổi thành xung động điện hoặc thông điệp có thể lan truyền đến não. Các tế bào thực hiện nhiệm vụ này là tế bào que và tế bào nón, chúng phát triển từ vách trong của đĩa thị. Vác bên ngoài tạo thành một lớp có chứa sắc tố là nơi hấp thu ánh sáng. Lớp vách ngoài này cũng tiếp tục phát triển mạng lưới mạch máu nuôi dưỡng  cần cho tế bào nón và tế bào que.

Thủy tinh thể của mắt bắt đầu được hình thành vào lúc 2 tháng của thai kỳ. Mi mắt và các cơ vận nhãn cũng bắt đầu hình thành trong thời gian này. Mống mắt bắt đầu phát triển. Khoảng 3 tháng, mi mắt đóng lại với nhau. Giác mạc, phần cong và trong suốt của mắt, hình thành nhiều lớp khác nhau,  sự tổ chức của những tế bào và các sợi trong những lớp này là  điều quan trọng trong việc tạo ra một cửa sổ trong suốt và chắc chắn cho mắt. Khoảng 6 tháng,các cơ vận nhãn ở đúng vị trí. Vận động của mắt thường bắt đầu ở giữa tuần thứ 16 và tuần thứ 23 của thai kỳ, ngay cả khi các cơ vận nhãn chưa được hình thành đầy đủ. Mắt đôi khi có những chuyển động xoay vòng hoặc chuyển động nhanh hơn có thể trơn tru hoặc có kiểu giật. Ở trẻ sanh non, khoảng 26 tuần tuổi thai, người ta thấy trẻ có khả năng phân biệt được ánh sáng và bóng tối và  sau đó cũng có khả năng đưa mắt chuyển động theo một vật thể chuyển động thu hút.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐƯỜNG THỊ GIÁC

Có sự phát triển đồng thời của đường thị giác nối kết giữa những tế bào nhạy cảm với ánh sáng trong mắt ( tế bào nón và tế bào que) đến não. Nó liên quan đến sự dẫn truyền và diễn dịch thông các xung động điện mã hoá thông tin thị giác. Có nhiều trạm hình thành giữa mắt và vỏ não, nối kết các tế bào từ mức độ này đến mức độ khác. Ở loài người, những nhân gối bên của đồi thị ( một cấu trúc thuộc não trước) có liên quan đến một trạm trung gian như vậy. Khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ, thần kinh thị giác đã đi sâu vào ống thần kinh, có một phần bắt chéo ngang qua các sợi của thần kinh thị giác, các sợi từ bên mắt phải sẽ đi đến bên phải của não và các sợi khác đi đến bên trái,và ngược lại. Điều này cho phép thông tin từ hai mắt có thể hoà hợp với nhau. Sự bắt chéo này hoàn tất ở khoảng lúc tuần thứ 15 của thai kỳ. Vào lúc cuối của tam cá nguyệt thứ nhất, các sợ thần kinh nối kết giữa các tế bào trong các nhân gối bên của đồi thị , đây là một vùng não phát triển cao ở loài linh trưởng. Vào khoảng tháng thứ 5, các tế bào trong cấu trúc này có một sự sắp xếp đặc biệt: 6 dải xuất hiện. Các tế bào trong những dải này có tính chuyên biệt cao đối với các kiểu thông tin thị giác đặc biệt . Các tế bào trong hai dải trên đáp ứng tối đa với các kích thích chuyển động và các dạng thô lớn, ngược lại các tế bào trong 4 dải khác lại liên quan đến sự lan truyền thông tin về màu sắc và các chi tiết bé nhỏ.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VỎ NÃO THỊ GIÁC

Vỏ não thị giác là vùng nằm phía sau của não , thùy chẩm. Vỏ não thị giác được tổ chức như một bản đồ của hai võng mạc. Mỗi điểm trên võng mạc đại diện cho một điểm trong thị trường, bởi vì hình ảnh được tạo thành trên võng mạc là hình  lộn ngược; tương tự như vậy một vật thể ở bên trái sẽ tạo thành một hình ảnh ở bên phải của võng mạc. Vỏ não thị giác tạo nên cảm nhận về thông tin này, xoay hình ảnh trở về bình thường. Bởi vì thần kinh thị giác từ mỗi bên mắt bắt chéo một phần, bên trái của thị trường mỗi bên mắt có đại diện ở bên phải của não và ngược lại. Vùng số 17 là phần của não có liên quan đến nhiều mặt của chức năng thị giác cơ bản. Sự phát triển của vỏ não thị giác được đặc trưng bởi việc hình thành các lớp đậm độ tế bào khác nhau và vào lúc 7 tháng của thai kỳ vùng số 17 đạt được cấu trúc giống như ở người lớn.

Vào thời điểm này, mi mắt của thai nhi không đóng thường xuyên nữa, đôi khi thai nhi cũng mở mắt và có chuyển động mắt kiểu đưa qua đưa lại. Nhìn bên ngoài, cấu trúc mắt của thai nhi được hình thành đầy đủ. Vẫn còn chưa trưởng thành nhỏ trong những cấu trúc lớn của mắt. Nhưng những phần chưa trưởng thành ở trong hệ thống thị giác của thai nhi nằm trong cấu trúc thần kinh của mắt, võng mạc và các đường dẫn đến não. Nếu trẻ được sinh ra vào lúc này, trẻ cũng có khả năng thị giác, trẻ có thể phân biệt được ánh sáng và bóng tối. Trẻ sinh non khoảng 30 tuần tuổi thai cũng có khả năng nhìn thấy những vật tương đối lớn miễn là có đủ độ tương phản ( ví dụ dải đen trên nền trắng) và tương đối ở gần  mắt trẻ ( Grose & Harding, 1990). Thai nhi có “ công cụ”cơ bản để có khả năng nhìn, ngay cả khi tương đối cận thị. Điều này hoàn toàn tốt đối với những nhiệm vụ được thực hiện bằng tay, nhìn vào khuôn mặt người đang ôm trẻ. Khả năng tập trung vào đồ vật trong căn phòng sẽ phát triển trong những tháng đầu đời.

Những nguy cơ đối với sự phát triển của thai nhi

v:shapes="_x0000_i1033">

NHỮNG NGUY CƠ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI

                                                                         BS.Phan Thiệu Xuân Giang

Các biến chứng chu sanh có thể có nguồn gốc từ các tình trạng của cha mẹ trước khi thụ thai cũng như có thể xuất hiện từ những tương tác giữa môi trường và gene trong suốt thời gian tạo phôi và thai kỳ. Người ta cho rằng các yếu tố di truyền chiếm khoảng 10-15% các khuyết tật bẩm sinh, trong khi đó các tác nhân từ môi trường có hoạt động độc lập như rượu, quá nhiều Vitamin A và phóng xạ chiếm khoảng 10% nữa. Các bất thường bẩm sinh còn lại được cho là kết quả của nhiều yếu tố tác động vào, đó là kết quả của sự tương tác giữa gene và môi trường với nhau.

Trong những  khiếm khuyết về nhiễm sắc thể, toàn bộ NST bị mất hoặc sao chép hoặc một phần NST bị mất hoặc được sao chép. Nhìn chung, các bất thường về nhiễm sắc thể thấy ở khoảng 1/200 trẻ sinh ra và ở khoảng 50-70% những trường hợp sẩy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên. Bất thường về số lượng NST thường được gây ra do bởi một lỗi trong sự phân chia NST thành các tế bào sau đó trong quá trình giảm phân ( Meiotic division). Có những nguyên nhân vẫn một phần chưa được hiểu hết, có một sự gia tăng đáng kể nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể đi cùng với tuổi của mẹ gia tăng. Ví dụ như nguy cơ sanh con hội chứng Down ở mẹ tuổi 20 là 1/2000; tuổi 30 là 1/1000 ; tuổi 37 là 1/200 (Davison &Zeesman,1994; Hsu,1998).

Các rối loạn cũng có thể do bất thường của một gene đơn. Nguy cơ cho một cá thể bị ảnh hưởng sanh ra một trẻ có rối loạn tùy thuộc vào tình trạng của người phối ngẫu với cá nhân đó do sự đột biến về gene. Ví dụ về những rối loạn di truyền trên NST thường như: bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh xơ nang ( Cystic fibrosis), bệnh Huntington, hội chứng Marfan (Ashmead &Reed, 1997). Một số nhóm chủng tộc có nguy cơ bị các rối loạn về di truyền nào đó nhiều hơn những nhóm chủng tộc khác.

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC MẸ LẠM DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN:

Sử dụng rượu:

Mẹ sử dụng rượu quá nhiều có ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của thai nhi và trẻ. Đối với trẻ còn sống sót, ảnh hưởng này bao gồm các bất thường về thể chất từ nhẹ cho đến nặng, các suy kém về nhận thức và hành vi. Tuy nhiên có những nghiên cứu cho thấy những kết quả không mong muốn do việc mẹ sử dụng rượu gây ra như gia tăng nguy cơ sảy thai tự động, sanh không có dấu hiệu ( Stillbirth), nhau bong non, kém phát triển trong tử cung, sanh non. Chính những yếu tố này là những vấn đề sức khoẻ ở tương lai, kém phát triển, tử vong ở trẻ sơ sinh (Smigaj,1997). Những báo cáo theo dõi về phát triển hành vi và nhận thức chỉ cho thấy rằng  trẻ tiếp xúc với rượu nhiều khi còn trong tử cung sẽ đi kèm với tăng động kém chú ý, chậm phát triển tâm thần, học tập kém.

Hút thuốc lá:

Mặc dù có nhiều cố gắng để nhằm cảnh báo phụ nữ có thai về sự nguy hiểm của  hút thuốc lá có ảnh hưởng đến thai nhi nhưng hút thuốc vẫn xảy ra nhiều, bao gồm hút thuốc chủ động và hút gián tiếp. Tại Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ hút thuốc không cao như những nước phương Tây, tuy nhiên đàn ông ở nước ta hút thuốc rất nhiều và các bà mẹ trở thành người hút thuốc thụ động, hút thuốc thụ động cũng có nguy cơ như hút chủ động. Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ có thể ngăn ngừa được đối với kết quả phát triển không tốt ở thai nhi. Trẻ sanh ra từ những bà mẹ hút thuốc sẽ có cân  nặng thấp hơn khoảng 100-200 gam so với con của những bà mẹ không hút thuốc, những thai nhi của những bà mẹ hút thuốc lá có nguy cơ kém phát triển cao gấp 2 lần so với thai nhi của những bà mẹ không hút thuốc. Hút thuốc cũng đi kèm với nguy cơ sanh non và các biến chứng chu sanh như nhau bong non. Hút thuốc cũng đi kèm với việc gia tăng nguy cơ  hội chứng trẻ nhũ nhi đột tử gấp 2-3 lần ( Golding,1997). Những yếu tố tinh tế hơn có thể thấy ở trẻ nhỏ do ảnh hưởng tiếp xúc với thuốc lá khi còn là bào thai như: các vấn đề về hành vi, suy kém về nhận thức, các vấn đề về chú ý và xử lý thị giác không gian (Fried &Watkinson, 2000; Freid, Watkinson & Gary, 1992; Wakschlag và cộng sự, 1997).

DINH DƯỠNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI

Nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt là điều cần thiết cho sự phát triển của thai nhi khoẻ mạnh. Ví dụ, đầy đủ can-xi là điều cần thiết cho sự phát triển xương ở thai nhi, cơ bắp…; cung cấp đầy đủ sắt là điều cần thiết cho sự tạo hồng cầu và tạo mô ( Judge,1997). Gần đây người ta thấy rằng acid folic có phần quan trong thiết yếu đối với sự phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu về dịch tễ học và ở động vật cho thấy rằng độc lập với những bất thường bẩm sinh rõ rệt, khẩu phần ăn của phụ nữ, và/ hoặc tăng cân trong thai kỳ có thể ảnh hưởng một cách tinh tế đến sự phát triển của bào thai theo những cách thức có ý nghĩa đối với các vấn đề về y tế và sức khoẻ  tinh thần của trẻ trong tương lai. Ví dụ, trong những mẫu nghiên cứu lớn cho thấy cân nặng lúc sanh thấp có liên hệ với nguy cơ gia tăng đối với bệnh lý tim mạch ở tương lai và các yếu tố như cao huyết áp đi kèm theo ( Clark và cộng sự, 1998; Law và cộng sự, 1993). Để giải thích sự kết hợp này, các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng các mặt chức năng tim mạch của thai nhi được “lập trình” khi còn bên trong tử cung bằng những yếu tố dinh dưỡng và/ hoặc yếu tố nội tiết của mẹ (Barker,1995). Nghiên cứu mới cũng cho thấy rằng dinh dưỡng của phụ nữ trong thai kỳ và cân nặng của trẻ có thể là yếu tố chỉ dẫn đối với các quá trình sinh lý có thể đặt trẻ vào nguy cơ bị ung thư vú sau này ( Michels, Trichopoulos,Adami, Hsieh& Lan,1996; Morgan và cộng sự,1999). Những nghiên cứu khác cho thấy rằng dinh dưỡng quá kém ( ít hơn  1000 calories trong một ngày) trong tam cá nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt thứ hai ( Xảy ra trong giai đoạn tái tổ chức não bộ nhanh chóng) đi kèm với những trẻ bị tâm thần phân liệt  hoặc có rối loạn nhân cách chống đối xã hội ( Neugebauer, Hoek, & Susser,1999; Susser và cộng sự, 1999). Mặc dù những cơ chế nền tảng của những phối hợp này còn chưa được biết rõ, các nghiên cứu ở tương lai sẽ làm rõ những ảnh hưởng khác nhau về dinh dưỡng của mẹ  và cân nặng của trẻ sơ sinh đến sự phát triển về sức khoẻ thể chất và tinh thần của trẻ.

ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS Ở MẸ LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI

Stress tâm lý xã hội trong suốt thai kỳ từ lâu đã có liên hệ với kết quả xấu khi trẻ được sanh ra như: cân nặn lúc sanh thấp, sanh non cũng như là những thay đổi trong  sự phát triển hành vi thần kinh ở thai nhi. Thai nhi của những bà mẹ  bị stress nhiều trong cuộc sống cho thấy có giảm hoạt hoá hệ thần kinh phó giao cảm ( hệ thần kinh này có tác dụng làm giảm nhịp tim, giảm huyết áp,khi cơ thể ở trạng thái  thư giãn) và / hoặc tăng hoạt hoá của hệ thần kinh giao cảm ( hệ này có tác dụng gây tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, tăng huyết áp,khi cơ thể ở trạng thái căng thẳng) ( DiPiertro và cộng sự, 1996). Lo âu trong thai kỳ cũng có liên quan đến sự thay đổi sinh lý ở phụ nữ mang thai và hành vi của thai nhi. Các dữ kiện cho thấy rằng trong suốt thai kỳ sự thay đổi về tâm lý như stress và lo âu hoạt động thông qua sự thay đổi sinh lý ở mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hành vi thần kinh ( Neurobehavioral development) của thai nhi ( Monk và cộng sự, 2000).

Sự phát triển của não và các cơ quan cảm giác của thai nhi

v:shapes="_x0000_i1034">

 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÃO VÀ CÁC CƠ QUAN CẢM GIÁC CỦA THAI NHI

                                                                                                 BS.Phan Thiệu Xuân Giang

 Vào lúc khởi đầu của tháng thứ hai của thai kỳ, hệ thần kinh của thai nhi bắt đầu phát triển. Đây sẽ là trung tâm kiểm soát đối với tất cả các suy nghĩ, hành động và cảm xúc ở tương lai. Mặc dầu có sự phức tạp đáng kể ở hệ thần kinh của người lớn nhưng sự phát triển khởi đầu của nó lại đơn giản và rất nhanh. Lớp bên ngoài của phôi  dày lên theo chiều dọc nhằm hình thành hai nếp gấp với một rãnh chạy ở giữa chúng. Hai nếp gấp này phát triển  hướng vào nhau và rãnh trở thành một ống. Phần trên cùng của ống này sau đó phình ra để hình thành não nguyên sơ, phần còn lại của ống này trở thành tủy sống.

Có một thứ bậc về hệ thống điều khiển bên trong hệ thần kinh điều này xác định một cách cơ bản thai nhi đang làm gì và khi nào. Cấu trúc thứ bậc này trở nên phức tạp hơn khi thai nhi phát triển. Càng tinh tế bao nhiêu thì nhu cầu cần cho việc tổ chức của hệ thần kinh càng nhiều bấy nhiêu. Khởi đầu, các hành vi theo bản chất phản xạ, những chu trình điều khiển chúng có thể bao gồm chỉ một ít tế bào cảm giác được nối kết trực tiếp với não bộ. Tủy sống được tạo thành bởi những sợi thần kinh mang tín hiệu từ thân và tứ chi đến não và ngược lại. Các  kiểu hành vi được thực hiện qua trung gian tủy sống hầu là các vận động sớm được quan sát thấy bắt đầu vào khoảng 7-8 tuần của thai kỳ.

SỰ PHÂN CHIA NHỎ HƠN CỦA NÃO NGUYÊN SƠ

Não nguyên sơ được phân chia thành 3 phần cơ bản, não trước, não giữa và não sau. Vào lúc 9 tuần, não trước được phân chia nhỏ thành hai bán cầu não được tạo thành ở phía trước, lớp bên ngoài cùng của hai phần này sau đó tạo thành vỏ não. Vỏ não là vùng não có những nhiệm vụ phức tạp như trí nhớ, ngôn ngữ và suy nghĩ, vỏ não cũng điều khiển và  thống nhất vận động và các giác quan. Vùng thuộc não trước nằm phía sau hai bán cầu đại não có nhiệm vụ như là trung tâm chuyển tiếp của não, chuyển thông tin cảm giác đến vỏ não và diễn dịch các xung động thần kinh thành những cảm giác có ý thức. Não giữa là trung tâm điều khiển đối với các phản xạ như chớp mắt trong đáp ứng với một vật thể đang tiếp cận. Não sau cũng được phân chia nhỏ hơn thành các vùng có nhiệm vụ đối với điều hợp cơ bắp và thăng bằng cơ thể , điều hoà các quá trình sinh tồn tự nhiên như hơi thở và tuần hoàn.

CÁC QUÁ TRÌNH VÀ THỨ TỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÃO

Các nhà sinh học thần kinh phát triển ( Developmental neurobiologist) đã bắt đầu khám phá ra các quá trình nội bào phức tạp bao gồm các tương tác giữa gene và môi trường, dẫn đến sinh sản tế bào, biệt hoá và sống còn cũng như những con đường mà sợi trục đạt được các neuron đích và làm thế nào mà các khớp thần kinh được hình thành và chi tiết hoá. Mặc dầu ở mức biệt hoá cao cuối cùng nhưng tất cả hàng tỉ tế bào thần kinh mà sau này sẽ trở thành hệ thần kinh xuất phát từ chỉ một lớp đơn những tế bào giống nhau trong vách của ống thần kinh. Các tế bào này nhân đôi và chỉ sau 8 tuần của thai kỳ , chúng bắt đầu định cư, tạo ra những chuyển động dạng bơi cho đến khi ống thần kinh có những lớp rất khác biệt khác. Quá trình định cư này tiếp tục gia tăng cho đến tháng thứ 6 của thai kỳ. Sau đó có sự thay đổi rộng lớn ở trong từng tế bào, được lập trình để có vô số nhiệm vụ chờ đợi cho sự xuất hiện của não.

PHÁT TRIỂN CỦA VỎ NÃO

Lớp ngoài cùng của 2 bán cầu não có nhiệm vụ đối với trí nhớ, ngôn ngữ và tư duy, điều khiển và thống nhất vận động và cảm giác. Trong tháng thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ , có một sự phát triển tương đối ít trong vùng “ ngoài cùng” này. Vì thế những hành vi xuất hiện trong giai đoạn  này chủ yếu là những hành vi phản xạ và có lẽ được điều khiển bằng những chu trình đơn giản hơn xuất phát từ não giữa.

Bán cầu đại não phát triển từ não trước ở khoảng 9 tuần tuổi và gia tăng nhanh về kích thước, phát triển lớn ra để tạo thành các vùng khác nhau và sẽ được biệt hoá cao hơn sau này. Vào khoảng giữa của thai kỳ, các bán cầu não lớn ra nhằm che lấp phần còn lại của não. Khoảng tháng thứ tư của thai kỳ các tế bào trong bán cầu não bắt đầu tăng nhanh về số lượng và định cư. Khi những trung tâm cao hơn của não phát triển và nhiều thông tin nhập vào neuron được hoạt hoá, các thông điệp tinh tế hơn có thể được gởi từ não . Đặc biệt quan trọng ở thời gian này là quá trình ức chế trở thành chức năng. Điều này có nghĩa là khi não của thai nhi gởi một xung động thần kinh đến cơ bắp, thay vì chỉ có thể gây ra vận động, lúc này nó có thể bắt đầu bổ trợ chính nó. Kết quả là , dẫn đến sự kiểm soát và tinh vi hoá vận động tốt hơn. Một sản phẩm của quá trình này là vào khoảng 15 tuần tuổi ,có một khoảng thời gian im lặng về hoạt động ( thai nhi có khả năng tự ức chế những hoạt động kiểu phản xạ). Theo sau đó là một thời kỳ tái tổ chức về hành vi,các chu trình phản xạ vẫn còn nhưng lúc này được kiểm soát bởi các tế bào thần kinh tinh tế hơn trong các trung khu cao cấp hơn của não.

Khoảng 27 tuần, số lượng các tế bào trong vỏ não được xem như là trưởng thành. Tuy nhiên, hệ thần kinh của thai nhi vẫn khác xa so với người lớn.

Có hai quá trình chính,

quá trình tạo khớp nối và quá trình myeline hoá, cả hai đều vẫn còn cần thiết cho một hệ thống thần kinh trưởng thành.

Quá trình sinh khớp thần kinh

có liên quan đến việc xây dựng các chu trình giữa những tế bào thần kinh với nhau. Khi một chu trình trở nên phức tạp hơn, sẽ có nhiều tế bào thần kinh cùng tham gia và các hành vi của thai nhi trở nên tinh tế và điều hợp hơn.

Sự hình thành myelin, một loại chất béo bao quanh các sợi thần kinh cũng là phần quan trọng trong quá trình phát triển thần kinh. Myelin ngăn chặn sự rò rỉ thông điệp truyền dọc theo sợi thần kinh và làm gia tăng tốc độ dẫn truyền đến não hoặc ra khỏi não. Myelin hoá bắt đầu vào khoảng tháng thứ sau của thai kỳ nhưng vẫn tiếp tục trong suốt thời kỳ ấu thơ.

Mặc dầu không có sự trưởng thành của hệ thần kinh ở thai nhi nhưng vào khoảng 24 tuần , thai nhi có một khả năng giới hạn nhằm để học tập. Thai nhi đáp ứng với môi trường và bắt đầu có biểu hiện có một “trí nhớ” rất cơ bản, ví dụ quen thuộc  đáp ứng sẽ xảy ra đối với kích thích thính giác được lập lại. Vào lúc sanh, vỏ não bao gồm những vùng rộng lớn về vận động nguyên phát và cảm giác. Thùy trán được xem như có liên quan đến vận động. Thùy đỉnh có liên quan đến cảm giác. Thùy thái dương quan trọng đối với nghe , trí nhớ và một cảm nhận về bản thân và thời gian. Thùy chẩm là trung khu thị giác của não bộ.

Các vùng liên hợp nằm ở xung quanh những vùng trên, sự phát triển của những vùng này cần thời gian lâu hơn, chúng có liên quan đến các chức năng nhận thức cao hơn và thống nhất hơn mà sẽ phát triển cùng với kinh nghiệm và sự xuất hiện của tâm trí.

SỰ TỔ CHỨC VỀ HÀNH VI

Hành vi của thai nhi ngày càng được tổ chức hơn khi thai đủ tháng. Thai nhi không còn những vận động liên tục như 5 tháng trước đây, thay vào đó thai nhi có các kiểu vận động khác biệt giữa nghỉ ngơi và hoạt động. Có hai kiểu hành vi chính được biểu hiện. Thai nhi trải qua hầu hết thời gian trong ngủ có hoạt động hoặc ngủ yên lặng. Ở giai đoạn này thai nhi sẽ chỉ có khoảng 20-30% thời gian ở trong giai đoạn ngủ yên lặng, ở đây thai nhi vẫn duy trì tình trạng không chuyển động, nhịp tim đều đặn, và chuyển động của hơi thở cũng nhịp nhàng. Đối với hầu hết thời gian còn lại, thai nhi không ở trạng thái thức nhưng ở trong trạng thái giống như ngủ có hoạt động ở thời kỳ mới sanh. Thai nhi khởi đầu nhiều vận động cơ thể khác nhau trong trạng thái ngủ này, mắt chuyển động tới lui nhanh và mở theo chu kỳ. Nhịp tim và kiểu thở có khuynh hướng không đều và thai nhi có khuynh hướng đáp ứng với những kích thích cảm giác khi thai tiếp xúc tự nhiên trong môi trường tử cung. Trong suốt thời kỳ ngủ hoạt động, thai nhi có thể phản ứng nhiều hơn với âm thanh và đụng chạm. Mạng thần kinh sớm được kích thích  hoặc “ luyện tập”. Người ta cho rằng mức hoạt động này có lẽ cần thiết cho sự phát triển đầy đủ và trưởng thành xa hơn của các cơ quan sinh tồn và của hệ thần kinh. Lúc này, thai nhi thực hiện được một vài vận động cơ thể chung – những vận động này có lẽ chỉ xảy ra vào khoảng 15% thời gian. Thai nhi cũng thực hiện được các vận động hô hấp tương đối đều đặn ( khoảng 30% thời gian), điều này quan trọng cho sự phát triển của phổi để sẵn sàng cho quá trình sinh ra.

Ngược lại với 1 tháng trước, thai nhi 9 tháng tuổi không còn có nhiều thời gian hoàn toàn  ở trong tình trạng ngủ hoạt động. Trong ngủ hoạt động , thai nhi thực hiện những vận động cơ thể, một vài vận động hô hấp ,nhịp tim có khuynh hướng không đều đặn , thường có gia tăng nhiều. Mắt của thai nhi sẽ chuyển động tới lui nhanh và có lẽ mở và đóng lúc này lúc khác. Tuy nhiên  khi não của thai nhi trưởng thành  hơn vào tháng cuối , các con đường ức chế được phát triển nhiều hơn, vì vậy giảm đi số lượng các vận động mà thai nhi thực hiện. Kết quả là thai nhi có những chu kỳ dài hơn khi nghỉ ngơi yên lặng trong một giấc ngủ sâu. Nói tóm lại, các chu kỳ hoạt động và nghỉ ngơi của thai nhi thay đổi có tính chất chu kỳ trong suốt ngày. Độ dài của một chu kỳ hoạt động-nghỉ ngơi kéo dài khoảng 80-100 phút. Tuy nhiên ảnh hưởng trên nhịp điệu này của thai nhi là những yếu tố sinh lý của mẹ như mức nội tiết tố , nhịp thở, nhịp tim và hoạt động của tử cung. Những thay đổi xảy ra trong một vài hay toàn bộ các yếu tố trên được xem như có ảnh hưởng đến các hành vi của thai nhi trong suốt cả ngày. Nhìn chung có một đỉnh hoạt động xảy ra khi mẹ buồn ngủ, vào lúc tối,  có một thời gian tương đối yên lặng xảy ra vào lúc sáng sớm.

CÁC CẢM GIÁC SỚM NHẤT

Sự xuất hiện của các giác quan theo sau một mẫu phát triển  được xác định trước giống nhau ở tất cả những động vật có vú. Thực là thú vị khi người ta khám phá ra rằng hệ thống cảm giác vận hành chức năng thậm chí trước khi chúng hoàn tất về cấu tạo giải phẫu.

Hệ thống đầu tiên phát triển là xúc giác. Vào khoảng 8 tuần tuổi, nếu vùng xung quanh môi được chạm vào, thai nhi sẽ đáp ứng bằng cách chuyển động. Khoảng 12 tuần tuổi, thai nhi bắt đầu thực hiện các vận động nắm bắt khi các ngón tay được chạm vào. Khởi đầu, thai nhi di chuyển đầu và cổ ra khỏi nguồn gây ra cảm giác sờ chạm, thường kèm theo miệng thai nhi mở ra; ở giai đoạn sau của thai kỳ, thai nhi chuyển động về hướng “ sờ”. Đây là tiền tố của

“ phản xạ dò tìm”

( rooting reflex), phản xạ này giúp trẻ nhỏ tìm thấy vú mẹ để được nuôi dưỡng. Tương tự như vậy, trễ hơn một chút trong quá trình phát triển, nếu lòng bàn tay của thai nhi bị chọc vào, ngón tay của thai nhi sẽ nắm lại một lúc và các ngón chân cong lên nếu sờ vào lòng bàn chân ( Hepper, 1992). Khi thai nhi cố di chuyển vòng quanh, nó sẽ chạm vào thành tử cung, dây rốn, và chạm vào chính mình. Thai nhi sẽ chạm vào mặt của mình nhiều hơn những phần cơ thể khác. Thai nhi được cung cấp một chiều ngang rộng rãi cho những cảm giác về cơ thể, điều này có lẽ giúp thúc đẩy sự phát triển xa hơn cảm giác xúc giác.

HỆ THỐNG CẢM GIÁC HOÁ HỌC

Sự phát triển cảm giác hoá học bao gồm cả hai loại

cảm giác khứu giác và vị giác

nhưng thật khó nói một cách chính xác rằng thai nhi có thể ngửi thấy hay nếm được mùi gì. Cả hai vị và mùi từ khẩu phần ăn của mẹ đều có thể đi vào máu và đi qua cả dịch ối lẫn máu của thai nhi.Có 3 vị trí có thể là nơi “ cảm giác hoá học” có thể xảy ra trong quá trình phát triển :

Mũi, miệng và qua chính máu của thai nhi. Thai nhi nuốt nước ối một cách đều đặn trong cả ngày. Dịch ối này đi qua dạ dày, ở đây nó được phân cắt thành những phần nhỏ hơn và gửi đến các cơ quan, não, gan, và thận trước khi được đẩy ra ngoài từ bọng đái và trở thành nước ối một lần nữa. Trong suốt tháng thứ tư, nút mô đóng ở lỗ mũi trước đây làm tắc nghẹt mũi , giờ đây biến mất và khi đó thai nhi “ hít” dịch ối qua lỗ mũi. Thai nhi thực ra có thể hít lượng dịch ối nhiều gấp đôi lượng nó nuốt. Các thụ thể cảm giác trong mũi tiếp tục được tắm trong dịch ối. Trong giai đoạn nửa sau của thai kỳ, thành phần của dịch ối tùy thuộc vào lượng nước tiểu của thai nhi ngày càng nhiều, điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với kích thích của hệ thống cảm giác hoá học bởi vì nó chứa một số lượng lớn mùi urê.

Vị và mùi từ thức ăn được tiêu thụ sẽ đi qua dòng máu sau khi tiêu hoá. Những loại này sau đó sẽ đi qua nhau thai vào trong tuần hoàn của thai nhi. Không giống như dịch ối, mùi và vị trong máu không được phân cắt thành những phần nhỏ hơn hoặc không được chuyển hoá và tương đối không hoà tan và đậm đặc hơn. Máu sẽ chảy trong những mao mạch nhỏ qua mũi và miệng, vì thế có nhiều cơ hội để lan toả vào các cơ quan cảm giác xác định được mùi và vị. Rõ ràng rằng hầu hết những trẻ nhỏ ngay cả trước khi sanh hoặc sau sanh  đều có biểu hiện ưa thích chất ngọt hơn là chất đắng. Nếu dịch ối có vị ngọt, thai nhi sẽ nuốt nó đều đặn hơn là dịch ối có vị đắng ( Hepper,1992). Sau bữa ăn khi nồng độ glucose trong máu mẹ gia tăng và cả trong dịch ối, thai nhi hô hấp nhiều và nuốt nhiều hơn. Dịch ối có vị ngọt có lẽ do glucose. Thai nhi nuốt nước ối cũng sẽ góp phần điều chỉnh lượng nước ối.

Trong khi thai nhi có một số khả năng xác định và ưa thích một số vị này hơn những vị khác, điều này có thể do gene quy định, các ưa thích khác có thể được học trong tử cung . Tiếp xúc với rượu trong tử cung làm gia tăng nuốt nước ối của thai nhi và có thể gây ra ưa thích uống rượu sau này ( Molina, Chotro & Dominguez, 1995). Người ta thấy rõ rằng các ưa thích đối với mùi có thể phù hợp theo tính cá nhân nhiều hơn đối với từng trẻ, tùy thuộc vào vị và mùi nào mà trẻ đã tiếp xúc trong khi còn ở trong tử cung. Nghiên cứu ở những trẻ mới sinh cho thấy rằng trẻ nhỏ có thể ghi nhận được mùi sữa mẹ của chúng và điều đó gợi ý rằng quá  quá trình này xuất hiện qua việc tập nhiễm sớm về khẩu phần ăn của mẹ xảy ra khi trẻ còn trong tử cung. Cũng có những nghiên cứu gợi ý rằng nếu mẹ thay đổi khẩu phần ăn sau khi mang thai nhanh chóng, trẻ nhỏ có thể có một thời gian khó khăn hơn học bú.

HỆ THỐNG TIỀN ĐÌNH

Thai nhi thực hiện nhiều chuyển động vòng ở trong tử cung, thay đổi tư thế thường xuyên trong dịch ối ấm áp là môi trường gối giữa thai nhi và thế giới bên ngoài. Ngoài ra do mẹ cũng di chuyển nhiều trong ngày, thai nhi cũng tham gia vào các chuyển động thụ động thường xuyên và trải nghiệm các thay đổi về vị trí so với trọng lực, tùy thuộc khi mẹ đứng, ngồi hoặc nằm. Thông tin này được cảm nhận bằng cơ quan tiền đình bao gồm 3 ống bán khuyên nằm ở trong tai của thai nhi. Các ống này chứa đầy dịch và khi thai nhi di chuyển hay bị di chuyển, dịch bên trong ít nhất một ống cũng sẽ chuyển động, kích thích các tế bào lông bên trong lớp lót của ống. Tùy thuộc vào chiều hướng và mặt phẳng chuyển động , một ống bán khuyên có thể bị kích thích nhiều hơn ống khác. Thông tin này sau đó được gửi đến não để xử lý. Thông tin về chuyển động và vị trí được thu nhận.

Mặc dầu rất khó để có thể gợi lên kích thích tiền đình ở thai nhi trong tử cung ( Hepper,1992), điều này không có nghĩa là hệ thống  này không hoạt động. Vào khoảng 25 tuần tuổi, thai nhi có biểu hiện phản xạ điều chỉnh ( Hooker, 1952) và có  thể bằng cách nào đó hệ thống tiền đình có nhiệm vụ đối với việc đầu của thai nhi nằm hướng xuống trước khi chuyển dạ. Chúng ta không biết được một cách chính xác có bao nhiêu thông tin về vị trí và chuyển động mà thai nhi xử lý được trong thời gian này. Chúng ta biết chắc rằng hệ thống tiền đình được kích thích một cách chủ động , sự kích thích này rất quan trọng đối với nhiều mặt phát triển bình thường của thai nhi. Kích thích tiền đình đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi tình trạng thức tỉnh, điều này càng rõ ràng hơn sau này. Khởi đầu, trong suốt thai kỳ, thai nhi thường yên lặng trong khi mẹ di chuyển nhiều và cũng tạo ra nhiều kích thích tiền đình. Ngược lại khi mẹ nằm nghỉ vào ban đêm, thai nhi nhận được tối thiểu kích thích tiền đình  và thường ở trong trạng thái hoạt động nhiều nhất. Khi thai nhi được sinh ra, cha mẹ thường lắc lư đong đưa trẻ khi trẻ khó chịu hoặc dỗ cho trẻ ngủ. Một lần nữa, hệ thống tiền đình được kích thích  và đóng một vai trò quan trọng trong việc gợi lên những thay đổi trong trạng thái tỉnh thức của trẻ. Mức  kích thích tiền đình mà thai  nhi nhận được trong suốt thai kỳ là rất cao.  Hoạt động một mình cung cấp một mức kích thích đối với hệ thống tiền đình mà có thể phù hợp có lẽ chỉ khi thai nhi bắt đầu biết đi độc lập ( Hofer, 1981). Những nghiên cứu về trẻ sanh non ( những trẻ có thiếu thốn kích thích tiền đình từ sự chuyển động của mẹ do phải ra đời sớm hơn ) cho thấy rằng những trẻ này có thay đổi trong sự phát triển về hành vi thần kinh, điều đó có thể một phần do bởi thiếu kích thích tiền đình.

Tăng cân, đáp ứng thị giác và ngay cả sự phát triển về ngôn ngữ diễn đạt sau này đã cho thấy có cải thiện nếu lồng ấp dành cho trẻ sinh non được lắc lư nhẹ nhàng ( Masi, 1979).Cũng theo cách tương tự, trẻ sanh non được đặt trên nệm nước thay vì nệm vải, được lắc lư trên nước có thể thay thế cho kích thích tiền đình mà trẻ bị thiếu khi ra ngoài tử cung sớm và điều này đưa đến kết quả về tổ chức giấc ngủ tốt hơn.

Mối liên hệ giữa cảm xúc và nhận thức trong quá trình phát triển

MỐI LIÊN HỆ GIỮA CẢM XÚC VÀ NHẬN THỨC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

                                                                                               BS. Phan Thiệu Xuân Giang

Rõ ràng là một số loại cảm xúc được biểu hiện chủ yếu hơn trong một thời kỳ phát triển so với những loại cảm xúc khác. Những cảm xúc ở giai đoạn khởi đầu có nhiệm vụ như là những chức năng đáp ứng. Ví dụ như những trẻ nhũ nhi khoẻ mạnh kích thích tương tác xã hội để tạo nên sự phát triển và gia tăng trợ giúp xã hội bằng cách mỉm cười một cách đều đặn và thường xuyên đúng vào lúc ai đó đi qua tầm nhìn của trẻ.

Mặt khác nếu giai đoạn sớm này mất điều chỉnh theo hai hướng hoặc là quá mức hoặc là dưới mức, trẻ trở nên mất đáp ứng và có thể dẫn đến tâm bệnh lý. Ví dụ như biểu lộ giận dữ và buồn rầu với cường độ cao ở giai đoạn biết đi có liên hệ một cách có ý nghĩa với những nét dễ bị nhiễu tâm vào lúc trẻ được  3,5 tuổi ( Abe & Izard, 1999b).

Mối liên hệ giữa cảm xúc và nhận thức:

Trong những năm gần đây, ngành khoa học thần kinh đã giúp gia tăng tầm hiểu biết của chúng ta một cách rõ rệt về kết cấu  và đáp ứng của hệ thống não bộ dưới nền tảng cảm xúc và các kiểu quá trình nhận thức khác nhau. Ví dụ, những hệ thống của não có thể tạo ra và duy trì được hành vi cảm xúc khi không có mặt của bất kỳ nhận thức nào mà chỉ là sự phân biệt về tri giác ( Perceptual discrimination) ( LeDoux, Sakaguchi & Reis, 1984). Tuy nhiên những câu hỏi quan trọng về các quá trình cơ bản này vẫn còn chưa được trả lời: Điều gì có ý nghĩa đối với kết cấu và chức năng tương đối độc lập của những hệ thống cảm xúc này? Có sự khác biệt về cá thể trong tính cấu trúc có lẽ ở những trẻ có nguy cơ tự kỷ hay bị tâm thần phân liệt sau này? Điều này gợi ý rằng chúng ta cần có sự chú ý hơn đối với quá trình phát triển mối quan hệ giữa cảm xúc và nhận thức. Bản chất của khuynh hướng tri giác, nhận thức, hay xử lý thông tin đặc trưng cho trẻ có khuynh hướng gây hấn, thanh niên có khuynh hướng chống đối xã hội, và người lớn có rối loạn lo âu là gì? Có phải khuynh hướng như thế báo hiệu sự rối loạn chức năng trong những hệ thống của não bộ liên quan đến tri giác, nhận thức, xử lý thông tin kết hợp với thực hiện quyết định hợp lý? Có phải nó đại diện cho việc suy kém trong những hệ thống cảm xúc hay xử lý thông tin cảm xúc? ( Schultz và cộng sự, 2000), hay có phải nó báo động những vấn đề trong cả hai hệ thống cảm xúc và xử lý nhận thức cũng như là trong việc xã hội hoá cảm xúc?

Mối liên hệ về cảm xúc và nhận thức trong quá trình phát triển có thể được nghiên cứu bằng cách sử dụng “ những thực nghiệm trong tự nhiên” ( Cicchetti, 2002). Những nghiên cứu này có thể thấy ở những trẻ có hội chứng Down, người bị tự kỷ và trẻ bị  ngược đãi. Cả hai loại trẻ, trẻ có hội chứng Down và trẻ bị ngược đãi đều sử dụng ít từ ngữ để biểu lộ trạng thái nội tâm bao gồm những từ để nói về cảm xúc bản thân và người khác. Khả năng biểu lộ cảm xúc của chúng ta về bản thân và cảm xúc của người khác bằng lời nói được xem như là nền tảng của quá trình phát triển cảm xúc sớm và là yếu tố dự báo  cho sự thành thạo về xã hội sau này ( Denham, 1998; Izard, 2002). Ở trẻ phát triển bình thường, ngôn ngữ về trạng thái nội tâm tương quan với hành vi chơi, nhưng mối liên hệ này không có ở trẻ có hội chứng Down ( Beeghly & Cicchetti, 1997). Phát hiện này gợi ý rằng những nối kết giữa các hệ thống trung gian xuất hiện giữa khả năng nhận thức ngôn ngữ và hành vi điều chỉnh cảm xúc xã hội đối với trẻ phát triển bình thường. Những nối kết này có thể bị chậm trễ hay suy giảm ở trẻ có hội chứng Down. Tương tự như vậy, trẻ tự kỷ cũng có biểu hiện đặc trưng bằng sự mất phối hợp giữa nhận thức và cảm xúc, ở đây “ hệ thống hoá” nhận thức đóng vai trò chủ đạo còn xử lý thấu cảm thì kém hơn ( Baron-Cohen, 2003). Sự mất phối hợp này đặc biệt thấy rõ trong hình ảnh về não của những người bị tự kỷ khi thực hiện một nhiệm vụ ghi nhận cảm xúc, những vùng não liên quan đến xử lý nhận thức ( như là thùy thái dương) cho thấy có gia tăng hoạt hoá trong khi đó những vùng não xử lý cảm xúc ( như là hạnh nhân) cho thấy giảm hoạt hoá ( Baron-Cohen và cộng sự, 1999).

CÁC MỐC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG  VÀ PHÁT TRIỂN TÂM TRÍ

Phát triển tâm vận động trong những tháng đầu đời là điều hết sức quan trọng vì nó là nền tảng cho sự phát triển sau này. Ngôi nhà muốn vững chắc thì phải có nền móng vững chắc. Các bài tập sau có thể giúp trẻ phát triển các mốc vận động và tâm trí theo độ tuổi.

Từ 0-1 tháng:

Mục tiêu 1: Trong khi ngồi được trợ giúp, trẻ giữ được đầu về phía trước, góc giữa cằm và ngực không quá 45 độ.

Các chiến lược hướng dẫn:

         1.    

Trợ giúp trẻ ở tư thế thân thẳng. Khi trẻ nằm sấp, kéo hai chân trẻ thẳng ra một cách nhẹ nhàng nhằm giúp cho lưng có hình cong.

         2.    

Để trẻ nằm sấp, dùng ngón tay vuốt nhẹ trên cột sống giúp cho lưng thẳng.

         3.    

Để trẻ nằm trên một gối chêm hình chữ V nhỏ. Lập lại bước 2. Để đồ vật trong tầm nhìn của trẻ, khoảng 50 cm cách mũi trẻ và kích thích để giúp trẻ nhìn.

         4.    

Để trẻ nằm sấp  trên một gối cuộn. Kéo chân trẻ tới lui một cách nhẹ nhàng.

         5.    

Giữ thân trẻ để trẻ ngồi trong lòng bạn mặt nhìn vào bạn. Lắc lư trẻ tới lui.

Mục tiêu 2: Khi trẻ được giữ quanh thân ở tư thế nâng người sấp, trẻ  giữ đầu hoàn toàn ở tư thế gục xuống với góc giữa cằm và ngực không quá 45 độ.

Các chiến lược hướng dẫn:

         1.    

Có đầy đủ tiêu chuẩn trong mục tiêu 1 ( giữ đầu về phía trước, góc giữa cằm và ngực không quá 45 độ)

         2.    

Đặt trẻ nằm trên lòng bạn. Để đầu trẻ tựa vào chân. Lắc lư trẻ tới lui. Giảm trợ giúp đầu và cho phép trẻ gồng các cơ lên.

         3.    

Để trẻ nằm sấp. Nói chuyện với trẻ và khuyến khích trẻ nhìn lên.

         4.    

Để trẻ nằm sấp trên một gối lớn hay bóng lớn. Xoay bóng hay gối nhẹ nhàng theo nhiều hướng khác nhau. Giữ quanh thân người trẻ. Vỗ nhẹ bóng hay gối cho trồi lên, xẹp xuống  để trẻ được thư giãn.

         5.    

Để trẻ ở trước gương nhằm giúp trẻ có thể nhìn thấy hình ảnh của mình. Giữ quanh thân người trẻ và đưa trẻ gần về phía gương

Nghiện và lệ thuộc chất gây nghiện

NGHIỆN VÀ LỆ THUỘC:

Lạm dụng chất:

là một kiểu 

sử dụng thuốc mà người ta dựa vào thuốc đó lâu dài và quá mức, cho phép nó chiếm một phần quan trọng trong đời sống của họ. Một tình trạng tiến triển nhiều hơn của việc lạm dụng thuốc là

lệ thuộc chất

( Substance dependence), cũng được mọi người hiểu là

 

NGHIỆN

( Addiction).

Người lệ thuộc chất gây nghiện là người phát triển một sự lệ thuộc thể chất vào một thuốc ngoài việc lạm dụng thuốc đó ( Lạm dụng+ lệ thuộc thể chất). Họ cần sử dụng thuốc để cảm thấy bình thường. Sự lệ thuộc thể chất này thường đi kèm bởi việc dung nạp đối với thuốc đó, vì thế người sử dụng cần liều cao hơn để đạt được tác dụng mong muốn. Người đó cũng có thể trải nghiệm không thoải mái, đôi khi là

hội chứng cai nghiện

nguy hiểm nếu người đó dừng thuốc một cách bất ngờ. Các triệu chứng này có thể bao gồm đau cơ, co thắt cơ, lo âu, vã mồ hôi, buồn nôn và đối với một số thuốc thậm chí có thể gây co giật và chết. Các triệu chứng cai nghiện có thể bắt đầu từ vài giờ sau liều cuối cùng và có khuynh hướng gia tăng cường độ trong vài ngày trước khi giảm đi.

Có nhiều loại thuốc khác nhau bị lạm dụng hoặc gây nghiện như các thuốc êm dịu, gây ngủ, các thuốc chống lo âu, các thuốc á phiện 

và các thuốc kích thích tâm thần. Các thuốc bị lạm dụng có một tính chất chung: Chúng tạo ra sự hoạt hoá tâm thần vận động qua một số phần trong giới hạn liều của chúng. Đó là, ở mức 

sử dụng nào đó, những thuốc này làm cho người sử dụng cảm thấy có năng lượng và trong kiểm soát. Tác dụng phổ biến này dẫn đến một giả thuyết rằng các thuốc bị lạm dụng có thể tất cả đều hoạt động trên cùng một đích như nhau ở trong não, là các tế bào thần kinh có kết hợp với hoạt động tâm thần vận động.Hình ảnh não của những đối tượng sử dụng Nicotine cho thấy rằng nhiều vùng não có biểu hiện gia tăng hoạt động do thuốc bao gồm nhân Accumbens, hạnh nhân , đồi thị và 

vỏ não trán trước. Tất cả những cấu trúc này nhận phóng chiếu từ các neuron dopamine.

Các test tâm lý thần kinh

                                            Bs.Phan Thiệu Xuân Giang

Tại sao chúng ta lại phải làm test?:

Trong quá khứ , mối quan  tâm về tâm lý thần kinh lâm sàng, đặc biệt là trong lãnh vực lượng giá, đã phản ánh một nhu cầu cần phải mở rộng việc hiểu biết trên lâm sàng về hành vi có ảnh hưởng đến chức năng của con người được gây ra bởi sự rối loạn chức năng của não bộ. Vì lẽ đó, việc đánh giá chức năng của não thông qua thực hiện test tâm lý thần kinh là một đóng góp chính đối với tâm lý học. Tâm lý thần kinh lâm sàng là một lãnh vực phát triển nhanh trong đó nhà tâm lý thần kinh có thể đóng một số vai trò.Theo cách truyền thống, một trong những vai trò đó là việc thực hiện các đánh giá tâm lý thần kinh về mối quan hệ giữa não bộ và hành vi. Mục đích của các công cụ thực hiện đánh giá tâm lý thần kinh là nhằm để xác định điểm mạnh yếu về hành vi và nhận thức của một bệnh nhân nhằm để trợ giúp trong việc chẩn đoán phân biệt các rối loạn sức khoẻ tâm thần  và trợ giúp trong các kế hoạch điều trị và xuất viện.

Một phần lớn (hơn 50%) trong tất cả các lượng giá tâm lý thần kinh là nhằm mục đích chẩn đoán.

Nói một cách tổng quát, câu hỏi đưa ra nhằm hiểu được có phải có những dấu chỉ cho thấy có sự suy giảm về khả năng nhận thức và có phải các test gợi ý một chẩn đoán đặc hiệu hay những tình trạng bệnh lý thần kinh. Trong nhiều trường hợp liên quan đến bệnh lý rõ ràng ( như u não và tai biến mạch máu não) , lượng giá tâm lý thần kinh là yếu tố chỉ dẫn hay là yếu tố bổ sung cho các thủ thuật thần kinh sâu hơn hay các thủ thuật hình ảnh thần kinh có thể giúp thiết lập một chẩn đoán chính xác về bệnh lý y khoa hay bệnh lý thần kinh.

Trong những trường hợp khác ( như các khuyết tật học tập, rối loạn giảm chú ý, sa sút trí tuệ, chấn thương đầu nhẹ), chẩn đoán y khoa gặp chướng ngại nhiều hơn và không thể làm rõ được bằng các kỹ thuật hình ảnh thần kinh.

Các lượng giá tâm lý thần kinh đóng một vai trò chủ yếu trong việc đánh giá những tình trạng này,

bởi vì các chẩn đoán  này phần lớn dựa vào các triệu chứng hành vi. Trong một vài tình trạng y khoa ( Như là động kinh, bệnh xơ cứng rải rác,và bệnh AIDS), các lượng giá tâm lý thần kinh chỉ có vai trò chẩn đoán nhỏ nhưng chúng được sử dụng để ghi nhận những điểm mạnh, điểm yếu về nhận thức và tóm tắt các chiến lược điều trị có hiệu quả và đưa bệnh nhân vào trường học hay những môi trường dạy nghề. Vì vậy, nhiều đánh giá về tâm lý thần kinh được thực hiện với

mục đích mô tả nhiều hơn.

Vì lẽ đó, vai trò của những nhà tâm lý thần kinh tiến triển từ việc là một nhà chẩn đoán chặt chẽ thành một người cung cấp các mô tả về chức năng nhận thức, khả năng đáp ứng hiện tại và tiên lượng ở tương lai.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THĂM KHÁM TÂM LÝ THẦN KINH:

Bạn không thể xác định được có phải một chức năng nào đó của não bị suy kém hay không nếu bạn không đánh giá chức năng đó. Lượng giá tâm lý thần kinh là một lượng giá khách quan, dễ hiểu về một mức độ rộng lớn các lãnh vực thực hành chức năng nhận thức, hành vi. Dựa vào những khả năng và điểm yếu mà test ghi nhận được, nhà tâm lý thần kinh có thể đưa ra những khuyến cáo về phục hồi chức năng và điều trị.

CÁC LOẠI TEST TÂM LÝ THẦN KINH:

Test về việc đạt được kỹ năng ( Achievement tests):

đo lường xem đối tượng đã có được lợi ích như thế nào bởi học tập và kinh nghiệm.

Test về hành vi –đáp ứng:

Xem xét xem điều gì mà một cá thể thường xuyên và có thói quen thực hiện, điều gì cá thể không làm được

Test về trí tuệ:

là đo lường phức tạp về khả năng thực hành, ngôn ngữ có liên quan đến việc đạt được ( kiến thức thực tế) và năng lực ( ví dụ khả năng giải quyết vấn đề)

Test nhân cách:

đo lường các đặc tính như tình trạng cảm xúc, mối liên hệ giữa cá thể đó với người khác, động cơ.

Các tóm tắt về khả năng nghề nghiệp:

đánh giá các ý kiến, thái độ nhằm cho thấy sự quan tâm của cá thể trong các lãnh vực khác nhau về công việc hay nghề nghiệp.

Các nhà tâm lý xem xét các chức năng “được tinh thể hoá” là chức năng phụ thuộc nhiều nhất vào các yếu tố văn hoá và học tập. Ngược lại, các chức năng “ linh động” thì không phụ thuộc vào văn hoá và độc lập. Khả năng giải quyết vấn đề và lý giải trừu tượng được xem như có tính linh động. Ngược lại, đánh vần và kiến thức thực tế được xem như “tinh thể hoá” ( cứng ngắc). Tuy nhiên cũng còn có những tranh cãi về sự phân biệt này.

Phỏng vấn cũng là một phần quan trọng nhằm đánh giá tâm lý thần kinh.

Lợi ích của việc nói chuyện với bệnh nhân bao gồm việc hiểu biết về sự trình bày triệu chứng của bệnh nhân, ý thức của bệnh nhân về triệu chứng của họ, xem xét tiền sử về học tập, hôn nhân, xã hội và phát triển của bệnh nhân.

RỐI LOẠN LO ÂU CHIA CÁCH

Định nghĩa:

Điểm cốt lõi của rối loạn lo âu chia cách là lo âu quá mức khi phải cách xa người mà trẻ gắn bó thường là cha mẹ. Xem DSM IV-TR hay ICD-10.

Đặc tính chẩn đoán:

Đặc tính chủ yếu của rối loạn lo âu chia cách là lo âu quá mức liên quan đến chia cách khỏi nhà hoặc khỏi những người mà cá nhân đó gắn bó với ( Tiêu chuẩn A). Loại lo âu này vượt quá mức mong đợi đối với mức phát triển của cá thể đó. Xáo trộn này phải kéo dài một thời kỳ ít nhất là 4 tuần( Tiêu chuẩn B), bắt đầu trước 18 tuổi ( Tiêu chuẩn C) và gây ra khó chịu có ý nghĩa trên lâm sàng hoặc suy kém về xã hội, học tập ( nghề nghiệp) hay các lãnh vực thực hành chức năng quan trọng khác ( Tiêu chuẩn D). Chẩn đoán này không thực hiện được nếu lo âu xảy ra trong quá trình của rối loạn phát triển lan toả, tâm thần phân liệt hoặc rối loạn loạn thần khác hoặc ở trẻ vị thành niên hay người lớn , nếu nó 

phù hợp hơn với rối loạn hoảng loạn có kèm theo sợ khoảng rộng (Tiêu chuẩn E).

Khởi phát sớm:

Nếu khởi phát trước 6 tuổi

Tỷ lệ bệnh :

Rối loạn lo âu chia cách là rối loạn thường gặp. Tỷ lệ bệnh tính trung bình khoảng 4% ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Tỷ lệ này giảm đi khi trẻ lớn. ( Theo DSM-IV-TR).

Các

đặc điểm:

Tỷ lệ lưu hành:

Khoảng 2-12% dân số chung và 29-45% dân số lâm sàng.

Các vấn đề đi kèm và chẩn đoán phân biệt:

1/3 trẻ có rối loạn lo âu chia cách sẽ có chẩn đoán thêm là rối loạn lo âu toàn thể, khi phát triển trễ hơn, 1/3 nữa sẽ có chẩn đoán là rối loạn trầm cảm.

Các khảo sát về phát triển:

 Lo âu chia cách thường xuất hiện ở tuổi mẫu giáo hơn tuổi vị thành niên.

Các đặc điểm triệu chứng khác nhau ở những giai đoạn: ở tuổi từ 5-8, thường là nỗi lo quá mức về điều gây hại rơi vào người chăm sóc trẻ, ác mộng liên quan đến chủ đề chia cách, từ chối đến trường do lo âu chia cách; tuổi từ 9-12 thường là khó chịu do chính sự chia cách; các than phiền về triệu chứng cơ thể như đau đầu và đau dạ dày; từ chối đến trường là những đặc điểm của tuổi 13-16.

Qúa trình phát triển:

Tuổi khởi phát trung bình từ 7,5-8,7 tuổi. Mặc dù tuổi trung bình khi trẻ nhận được điều trị là 10,3 tuổi, điều này cho thấy có một sự chậm trễ trong việc ghi nhận được rối loạn này.

Can thiệp:

Trị liệu nhận thức hành vi cũng là một lựa chọn.

Hội chứng Rett

                                          

Hội chứng Rett là hội chứng nằm trong nhóm các rối loạn phát triển lan toả (Pervasive Developmental Disorders).

Hội chứng Rett có các dấu hiệu sau đây:

       A.  

Các dấu hiệu:

1)   

Phát triển bình thường rõ ràng từ trước sanh đến chu sanh

2)   

Phát triển tâm thần vận động bình thường rõ ràng trong 5 năm đầu đời

3)   

Vòng đầu có kích thước bình thường khi sanh.

       B.   

Khởi phát tất cả các triệu chứng sau đây sau một thời kỳ phát triển bình thường:

1)   

Giảm phát triển vòng đầu từ 48 tháng đến 5 tuổi

2)   

Mất đi những kỹ năng tay có mục đích

3)   

Mất đi tương tác xã hội sớm trong quá trình bệnh lý

4)   

Biểu hiện dáng đi điều hợp kém, các vận động cơ thể kém

5)   

Suy kém nặng nề về ngôn ngữ cảm nhận và diễn đạt, kèm theo  chậm phát triển tâm thần vận động nặng.

(Theo DSM-IV-TR, 2000).

Hội chứng Rett chủ yếu thấy ở trẻ nữ, được bác sĩ Andreas Rett, ở Viena mô tả đầu tiên trong y văn vào năm 1966. Tỷ lệ lưu hành khoảng 1/10000-15000. Do đột biến gen MECP2 nằm trên NST giới tính X, được xác định vào năm 1999.

Điều trị và tiên lượng:

Trẻ có nhiều triệu chứng giống tự kỷ nhưng trẻ hội chứng Rett vẫn có khả năng giao tiếp mắt.

Điều trị chủ yếu là phục hồi chức năng ,dùng ngôn ngữ dấu hiệu, giao tiếp qua hình ảnh.

Điều trị động kinh cho trẻ ( nếu có).

NHỮNG DẤU HIỆU CÓ THỂ GIÚP PHÁT HIỆN NHỮNG RỐI LOẠN VỀ HÀNH VI VÀ XÁO TRỘN CẢM XÚC

 Có ít hoặc không có bạn bè

Có những vấn đề với họ hàng trong gia đình

Có những vấn đề trong mối quan hệ với thầy cô giáo

Hành vi tăng động, biểu hiện bằng gia tăng hoạt động quá mức

Tự gây hại cho bản thân hoặc tấn công người khác

Bốc đồng, cẩu thả

Kỹ năng xã hội kém trưởng thành: không biết thích ứng với thay đổi, dễ bị bạn bè trêu chọc…

Cảm thấy buồn rầu, không thoải mái

Rút lui vào thế giới của chính mình

Lo âu hoặc sợ hãi

Có biểu hiện ý tưởng muốn tự tử

Dễ xao nhãng, không có khả năng tập trung đủ lâu so với các bạn cùng lứa tuổi

 

Lưu ý: Các rối loạn hành vi hay xáo trộn cảm xúc không phải là chẩn đoán cuối cùng, đây chỉ là tên gọi chung của nhiều rối loạn khác nhau. Khi thấy trẻ có nhiều dấu hiệu trên thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám sớm ở những khoa tâm lý trẻ em, nhi khoa phát triển, tâm thần trẻ em để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Lịch sử của các hệ thống phân loại chẩn đoán:

                                                                                         BS.Phan Thiệu Xuân Giang

Cho đến lần xuất bản DSM bản đầu tiên vào năm 1952, lịch sử các hệ thống chẩn đoán đối với các rối loạn sức khoẻ tâm thần ở Hoa Kỳ còn thiếu tính thống nhất. Một vài cố gắng sớm được  khuyến khích bởi tính thống kê hơn là các yếu tố lâm sàng. Khi điều tra dân số của Hoa Kỳ được thực hiện vào năm 1840, nó bao gồm một phân loại đơn giản về bệnh lý tâm thần  (“bệnh điên”: “Idiocy/Insanity”) nhằm mô tả những thành phần bị bệnh trong dân số Mỹ. Đây là lần đầu tiên  dữ kiện được thu thập một cách có hệ thống  qua điều tra dân số vì mục đích này.  Trong điều tra dân số năm 1880, 7 phân loại về bệnh lý tâm thần được gộp lại , nhiều loại bệnh lý trong đó được đặt tên mà hiện nay dường như đã bỏ ( ví dụ: monomania, dipsomania, melancholia). Không lâu, một ủy ban nằm trong Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ (APA) bắt đầu hợp tác với văn phòng điều tra dân số nhằm thu thập thêm dữ kiện. Tuy nhiên trọng tâm vẫn còn nằm chủ yếu ở tính thống kê hơn là lâm sàng ( APA, 1952, 2000).

Phân loại chẩn đoán chính thức về các rối loạn sức khoẻ tâm thần cho mục đích lâm sàng không phổ biến lắm trước thế kỷ 20. Vào thế kỷ 19, nhiều bệnh viện lớn và các trung tâm đào tạo đã phát triển các hệ thống của riêng chính họ  nhằm để đặt tên và ghi lại bệnh án đối với các bệnh lý tâm thần. Những hệ thống này được tạo ra một mình nhằm thoả mãn nhu cầu của chính môi trường nội viện đó. Khi số lượng các hệ thống gia tăng, giao tiếp giữa các chuyên gia sức khoẻ tâm thần và các cơ quan bị giới hạn bởi sự thiếu tiếng nói chung nhằm mô tả các rối loạn sức khoẻ tâm thần.

Vào cuối những năm 1920, những cố gắng xuất hiện nhằm tạo ra một tên gọi tiêu chuẩn , mặc dù đã mất cả hàng chục năm để đạt được mục tiêu này. Một số hệ thống phân loại chẩn đoán riêng lẻ được giữ lại rộng rãi như hệ thống của quân đội Hoa kỳ và  các bệnh viện điều hành của cựu chiến binh. Những hệ thống ít ỏi này vẫn còn cạnh tranh với  mỗi hệ thống khác cho đến khi DSM đầu tiên thay thế chúng vào năm 1952.

Từ DSM-I đến DSM-III-R:

Xuất bản đầu tiên của DSM, được thực hiện bởi Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ vào năm 1952, chủ yếu là phiên bản của  ICD (International Classification of Diseases: phân loại quốc tế về bệnh tật, được tổ chức y tế thế giới ( WHO) xuất bản ). ICD lúc đó là lần xuất bản thứ 6 và lần đầu tiên hệ thống phân loại này bao gồm một phân loại về các bệnh lý tâm thần ( APA, 2000). DSM-I được chỉnh sửa vào năm 1968 và thành DSM-II. Hai lần xuất bản này giống nhau và cũng hoàn toàn khác với các DSM chỉnh sửa sau đó. Ngôn ngữ sử dụng trong DSM-I và DSM-II cho thấy nhấn mạnh nhiều đến phân tâm học, thực ra, tiếp cận phân tâm là tiếp cận chủ yếu trong tất cả các lãnh vực công việc lâm sàng ở thời gian đó.

DSM :Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders : Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn sức khoẻ tâm thần, do hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ biên soạn. Sách được chỉnh sửa mới nhất vào năm 2000: DSM IV-TR (Lần thứ tư). Đây là sản phẩm của 13 nhóm làm việc, mỗi nhóm có trách nhiệm chỉnh sửa một phần của sổ tay. Một nhóm làm việc bao gồm ít nhất là 5 thành viên và thường là hơn. Ví dụ, nhóm biên soạn phần những rối loạn thường được chẩn đoán đầu tiên ở tuổi nhũ nhi và tuổi thiếu niên nhi đồng hoặc tuổi vị thành niên bao gồm 12 bác sỹ y khoa và 4 nhà tâm lý.

-

Phân loại đa trục: Theo năm trục:

*Trục I :

Các rối loạn trên lâm sàng; các rối loạn khác có thể là một  trọng tâm chú ý trên lâm sàng. Trục này bao gồm hầu hết các rối loạn mà chúng ta quan tâm đến.

*Trục II:

Các rối loạn nhân cách; chậm phát triển tâm thần, trục này liên quan đến những tình trạng ảnh hưởng đến chức năng theo một cách thức lan toả, bao gồm rối loạn nhân cách và chậm phát triển tâm thần. Nó cũng có thể được dùng để chỉ ra những đặc tính của nhân cách có vấn đề mà không hội đủ tiêu chuẩn cho một chẩn đoán rối loạn nhân các đầy đủ, như là việc sử dụng các cơ chế phòng vệ theo cách đáp ứng sai lệch và cứng ngắc.

*Trục III:

Các vấn đề về y học tổng quát: Trục này liên quan đến những vấn đề về y học tổng quát  tương ứng với những trường hợp có khả năng hiểu và xử lý được, ví dụ như: các chấn thương, các bệnh nhiễm trùng, các bệnh của hệ thần kinh hay của hệ tiêu hoá và các biến chứng của thai nghén hay sanh sản.

*Trục IV:

Các vấn đề về tâm lý xã hội và môi trường: Trục này bao gồm những sự kiện tiêu cực trong cuộc sống và các suy kém về môi trường tạo ra một hoàn cảnh mà trong đó các vấn đề của trẻ phát triển. Các phân loại bao gồm: những vấn đề liên quan đến nhóm trợ giúp chính yếu ( như cái chết của một thành viên trong gia đình, ly dị, lạm dụng trẻ); môi trường xã hội ( như trợ giúp xã hội không đầy đủ, những khó khăn trong thay đổi về văn hoá, đối xử phân biệt); giáo dục ( như thất học, bất hoà với thầy cô hay bạn cùng lớp); nhà cửa ( như không có nhà ở, khu xóm không an toàn); nghề nghiệp ( như thời gian công việc căng thẳng, bất hoà với cấp trên hay đồng nghiệp); chăm sóc sức khoẻ ( như khó khăn trong di chuyển, bảo hiểm y tế không đầy đủ); kinh tế ( như nghèo, trợ cấp xã hội không đầy đủ); hệ thống luật pháp ( như bị tù, nạn nhân của tội phạm); và những vấn đề tâm lý xã hội và môi trường khác ( như tiếp xúc với thiên tai hay chiến tranh).

*Trục V:

Lượng giá toàn thể về chức năng: đây là đánh giá của nhà lâm sàng về mức độ chức năng toàn thể. Các thông tin như thế có ích lợi trong việc hoạch định điều trị và đo lường hiệu quả của nó. Thang điểm lượng giá chức năng toàn thể đi từ chức năng cao ( 100 điểm ) cho đến những nguy hiểm hằng định gây hại cho bản thân hay người khác, không có khả năng hằng định trong việc tự vệ sinh cho bản thân ( 1-10 điểm).

ICD 10:

Phân loại các rối loạn về hành vi và sức khoẻ tâm thần ở trẻ em và trẻ vị thành niên ( do tổ chức y tế thế giới WHO biên soạn, 1996) dựa vào phân loại bệnh tật quốc tế, hệ thống chẩn đoán này được sử dụng rộng rãi ngoài Hoa Kỳ, cũng phân loại theo đa trục nhưng phần trẻ em được đánh giá theo 6 trục. (Có phần phân loại dành cho người lớn).

*Trục I:

Hội chứng về tâm thần trên lâm sàng, giống như trục I của DSM, trục này bao gồm những rối loạn về hành vi và sức khoẻ tâm thần có thể được thấy ở trẻ em hay người lớn.

*Trục II:

Các rối loạn đặc hiệu về phát triển tâm lý: Khởi đầu từ DSM, ICD 10 cũng lượng giá riêng biệt các chậm trễ trong phát triển của trẻ. Điều này có thể xảy ra trong các lãnh vực như âm ngữ, ngôn ngữ, các kỹ năng học tập ( như đọc, đánh vần, làm tính toán…) và những chức năng vận động.

*Trục III:

Mức độ trí tuệ, trục này cung cấp một đánh giá về mức độ chức năng trí tuệ chung của một người trên một thang điểm theo thứ tự giới hạn từ trí thông minh rất cao cho đến chậm phát triển tâm thần nặng.

*Trục IV:

Các vấn đề về y học: tương tự như trục III của DSM, các vấn đề về y học không liên quan đến tâm thần  như các bệnh lý hay các chấn thương được lượng giá ở đây.

*Trục V:

Các tình huống tâm lý xã hội bất thường đi kèm, trục này bao gồm những tình huống trong môi trường tâm lý xã hội của trẻ có thể có liên quan đến hiểu biết về nguyên nhân của hội chứng tâm thần của trẻ trên lâm sàng hay có thể tương ứng với việc hoạch định điều trị.

*Trục VI:

Lượng giá toàn thể về khuyết tật tâm lý xã hội, cũng như DSM, nhà lâm sàng được yêu cầu đánh giá chức năng toàn thể về tâm lý, xã hội và nghề nghiệp của bệnh nhân, thang điểm theo thứ tự điểm 9 được sử dụng, giới hạn từ 0= chức năng xã hội cao đến 9 = khuyết tật về xã hội lan toả và nặng nề.

DSM-PC:

Diagnostic and Statistical Manual for Primary Care- bản dành cho trẻ em và trẻ vị thành niên. Sổ tay chẩn đoán và thống kê dành cho chăm sóc ban đầu được các bác sỹ nhi khoa, bác sỹ tâm thần nhi, chuyên viên tâm lý trẻ em cùng hợp tác để viết ra nhằm giúp các nhà lâm sàng chăm sóc sức khoẻ ban đầu xác định được các yếu tố tâm lý xã hội có thể ảnh hưởng đến những trẻ đến khám bệnh tại phòng khám của họ.

Có hai giả định chủ yếu: 1) Môi trường của trẻ có ảnh hưởng quan trọng đến sức khoẻ tâm thần của trẻ. 2) Các triệu chứng của trẻ biểu hiện nằm theo một giới hạn tiếp diễn từ các biến đổi bình thường đến những rối loạn.

ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ VÀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ  RỐI  LOẠN TĂNG ĐỘNG KÉM CHÚ Ý

                                                                                                             BS.Phan Thiệu Xuân Giang

 Điều trị tâm lý xã hội là một phần quan trọng đối với rối loạn tăng động kém chú ý. Tài liệu khoa học, viện sức khoẻ tâm thần quốc gia và những tổ chức nghề nghiệp đều đồng ý rằng điều trị tâm lý xã hội định hướng hành vi, cũng được gọi là trị liệu hành vi ( behaviour therapy) hay bổ trợ hành vi ( Behavioural Modification) và thuốc kích thích tâm thần ( Stimulant medication) có một chứng cớ nền tảng về chứng cớ khoa học chứng minh được hiệu quả của những phương pháp này. Bổ trợ hành vi là một điều trị không phải y học có một nền tảng chứng cớ rõ ràng.

Điều trị ADHD ở trẻ có liên quan đến nhiều lãnh vực can thiệp như y khoa, giáo dục và hành vi. Tiếp cận điều trị này được gọi là “ đa phương thức” bao gồm giáo dục trẻ em và cha mẹ về chẩn đoán và điều trị, các kỹ thuật xử trí hành vi, thuốc, chương trình ở trường học và các trợ giúp. Mức độ nặng và kiểu AD/HD là những yếu tố quyết định những thành phần nào là cần thiết. Điều trị nên được thiết kế cho những nhu cầu riêng biệt của từng trẻ và gia đình.

Những lãnh vực này bao gồm :

-Định nghĩa về điều trị hành vi

-Mô tả cách huấn luyện cho cha mẹ có hiệu quả, các can thiệp ở trường học và các can thiệp cho từng trẻ

-Thảo luận mối liên hệ giữa thuốc và bổ trợ hành vi trong điều trị trẻ em và trẻ vị thành niên có rối loạn ADHD

TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG TRỊ LIỆU TÂM LÝ XÃ HỘI?

Trị liệu hành vi đối với ADHD là điều quan trọng bởi vì nhiều lý do. Đầu tiên, trẻ có ADHD phải đối mặt với những vấn đề trong đời sống hàng ngày do bởi sự thiếu chú ý, tăng hoạt động và tính cẩu thả bốc đồng của trẻ, những vấn đề này bao gồm: học tập kém, các hành vi ở trường học, mối quan hệ kém với bạn bè hay anh chị em trong gia đình, không tuân thủ những yêu cầu của người lớn, mối quan hệ với cha mẹ kém. Những điều này cực kỳ quan trọng vì nó dự đoán trẻ có ADHD sẽ thực hiện như thế nào về lâu về dài.

Một trẻ có ADHD sẽ như thế nào khi bước vào tuổi trưởng thành sẽ được mô tả tốt nhất theo 3 điều sau đây:

          1)   Cha mẹ của trẻ sử dụng những kỹ năng làm cha mẹ như thế nào?

          2)    Trẻ sống với bạn bè của trẻ như thế nào? 

          3)  Trẻ thành công ở trường học như thế nào?

Trị liệu tâm lý xã hội có hiệu quả trong điều trị các lãnh vực trên. Thứ hai, trị liệu hành vi nhằm giúp cha mẹ và thầy cô những kỹ năng để họ có thể đối diện được với trẻ có ADHD. Thầy cô và cha mẹ cũng dạy những kỹ năng cho trẻ nhằm giúp trẻ vượt qua được những suy kém của chính trẻ. Học tập những kỹ năng này là điều đặc biệt hữu ích bởi vì ADHD là một tình trạng mãn tính, những kỹ năng này sẽ hữu ích trong suốt cuộc sống của trẻ. Trị liệu hành vi nên được thực hiện sớm ngay sau khi có chẩn đoán. Có những can thiệp hành vi có hiệu quả tốt đối với những lứa tuổi khác nhau: tuổi trước khi đến trường, tuổi tiểu học, tuổi vị thành niên. Có một đồng thuận rằng khởi đầu trị liệu sớm sẽ cho kết quả tốt hơn là khởi đầu trễ.                

BỔ TRỢ HÀNH VI LÀ GÌ?

Với bổ trợ hành vi, cha mẹ, thầy cô giáo và trẻ có thể học được các kỹ thuật và kỹ năng đặc biệt từ nhà trị liệu hay giáo dục viên đặc biệt có kinh nghiệm trong tiếp cận này, điều này giúp cả thiện hành vi của trẻ. Rồi sau đó cha mẹ và thầy cô giáo sử dụng kỹ năng này trong tương tác hằng ngày với trẻ, kết quả đưa đến việc cải thiện chức năng của trẻ trong những lãnh vực chính yếu đã nói ở trên. Ngoài ra, trẻ có ADHD cũng học được những kỹ năng này trong tương tác với trẻ khác.

Bổ trợ hành vi thường được đặt theo các từ sau: ABCs:

A: Antecedents: Các yếu tố xảy ra trước khi có hành vi đó

B: Behaviours: Các điều trẻ làm mà cha mẹ muốn thay đổi

C: Consequences: Kết quả, những điều xảy ra sau hành vi đó

Trong chương trình trị liệu hành vi, người lớn học cách thay đổi các tiền tố, ví dụ: họ ra yêu cầu với trẻ như thế nào, và thay đổi kết quả ví dụ: họ đáp ứng như thế nào khi trẻ vâng theo yêu cầu hay không vâng theo yêu cầu của họ, những thay đổi ở người lớn nhằm làm thay đổi hành vi ở trẻ, đó là đáp ứng của trẻ đối với yêu cầu.

Bằng cách thay đổi thường các hành vi mà người lớn đáp ứng với  hành vi của trẻ, người lớn dạy trẻ cách cư xử mới.

Cha mẹ, thầy cô giáo và những can thiệp cho trẻ nên cùng được thực hiện cùng một thời điểm để có được kết quả tốt nhất. Bốn điểm sau đây nên được thống nhất vào trong 3 thành phần của bổ trợ hành vi.

          1.    

Bắt đầu với các mục tiêu mà trẻ có thể đạt được từng bước nhỏ

          2.    

Đồng  nhất ở những lần khác nhau trong ngày, những môi trường khác nhau và những người khác nhau.

          3.    

Thực hiện các can thiệp hành vi trong một thời gian dài, không phải chỉ một vài tháng

          4.    

Dạy và học những kỹ năng mới cần có thời gian, sự cải thiện của trẻ sẽ đến từ từ.

Cha mẹ muốn thử một tiếp cận hành vi cho con mình nên học cách phân biệt nhằm để nhận ra điều trị hành vi có hiệu quả và tin tưởng vào điều nhà trị liệu đang làm sẽ cải thiện chức năng của trẻ. (Còn tiếp)

   PHÂN TÍCH CỦA SKINNER VỀ HÀNH VI LỜI NÓI

                                                                          BS. Phan Thiệu Xuân Giang

Skinner (1957) cho rằng ngôn ngữ là  hành vi học được và những nguyên lý cơ bản về hành vi tương tự tạo thành nền tảng của phân tích hành vi ứng dụng cho hành vi lời nói.

Theo Skinner (1957), con người  có  được khả năng nói và hiểu được ngôn ngữ nhiều theo cách thức giống như họ học được những hành vi khác như là với tay, nắm bắt đồ vật, bò và bước đi. Hành vi vận động liên quan đến sự chuyển động của dây thanh âm được gọt giũa bởi ảnh hưởng của những vận động này tác động đến người khác.Một trẻ nhỏ khóc và người lớn chú ý đến ( yếu tố củng cố) trẻ theo nhiều cách khác nhau. Vì thế khóc từ từ trở thành một dạng giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ có những tính chất đặc biệt mà ở đó liên quan đến tương tác xã hội giữa người nói và người nghe.

Thuật ngữ hành vi lời nói ( Verbal Behavior):

Trong khi tìm kiếm một tên gọi cho phân tích của mình về ngôn ngữ, Skinner đã chọn thuật ngữ “ hành vi lời nói” bởi vì ông phát hiện thuật ngữ “ âm ngữ” ( Speech) quá giới hạn ( cử chỉ có thể là giao tiếp), và thuật ngữ “ngôn ngữ” thì quá chung chung. Vì thế ông chọn “ hành vi lời nói” và việc sử dụng thuật ngữ này của ông bao gồm tất cả các dạng giao tiếp như là ngôn ngữ dấu hiệu, hình ảnh ( PECS), ngôn ngữ viết, cử chỉ, mã, hoặc các dạng khác mà đáp ứng lời nói có thề có. Và ông nhấn mạnh vào tính cá thể giữa người nói và người nghe hơn là thực hành của toàn thể cộng đồng ngôn ngữ.

Sự khác biệt giữa người nói và người nghe:

Một chủ đề chính của Skinner trong hành vi lời nói là sự khác biệt rõ ràng giữa hành vi của người nói và hành vi của người nghe. Ngược lại với hầu hết các tiếp cận truyền thống, Skinner quan tâm chủ yếu đến hành vi của người nói nhưng không bỏ qua người nghe. Rất quan trọng khi dạy một trẻ cả hai điều, đáp ứng với người nói và  chính trẻ cư xử bằng lời nói giống như một người nói nhưng đây là những kỹ năng khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, học một loại hành vi có thể tạo điều kiện dễ dàng cho việc học  loại hành vi khác, nhưng điều này có thể không đúng đối với trường hợp trẻ bị chậm nói.

Cấu trúc và chức năng:

Có lẽ một trong những mặt hiểu lầm thông thường nhất về phân tích hành vi lời nói của Skinner là nhìn nhận rằng ông từ chối ngôn ngữ học cấu trúc truyền thống hoàn toàn và từ chối cả hệ thống phân loại danh từ, động từ, giới từ, tính từ….Thực sự không phải như vậy, vị trí của ông là thêm vào việc xác định ý nghĩa của cấu trúc câu nằm ở đâu, nội dung được tạo ra như thế nào? Nguyên nhân cùa ngôn ngữ được giả thuyết   một cách điển hình là do hệ thống nhận thức ( Ví dụ, ẩn dụ của việc mã hóa, giải mã, giữ lại) hay cấu trúc sinh học có nền tảng di truyền theo gene hơn là do sự khác biệt về môi trường. Tuy nhiên việc mô tả về ngôn ngữ theo cấu trúc vẫn còn là phần thiết yếu trong việc đánh giá và nghiên cứu về ngôn ngữ. Hai khía cạnh này của ngôn ngữ được mô tả là tính chất cấu trúc và tính chất chức năng của ngôn ngữ. Tính chất cấu trúc liên quan đến cấu trúc hay sơ đồ của đáp ứng lời nói, ví dụ những từ hay những cụm từ đặc biệt được tạo ra. Tính chất chức năng liên quan đến nguyên nhân tại sao từ hay cụm từ đó được tạo ra. Một ngôn ngữ hoàn chỉnh phải xem xét đến hai yếu tố riêng biệt này.

Skinner cho rằng: Trách nhiệm đầu tiên của chúng ta là mô tả đơn giản: sơ đồ phân chia nhỏ này trong hành vi của con người là gì? Một khi câu hỏi được trả lời ít nhất theo cách thức mới bắt đầu, sau đó chúng ta có thể tiếp theo giai đoạn kế được gọi là giải thích: những điều kiện nào tương ứng với hành vi xảy ra?

Lãnh vực ngôn ngữ cấu trúc chuyên biệt về việc mô tả ngôn ngữ ( những tính chất cấu trúc). Sơ đồ điều được nói  có thể được đo lường bởi  (1): âm vị: là những âm riêng lẻ tạo thành một từ (2) hình vị ( morpheme): những đơn vị “ có một mảng ý nghĩa riêng biệt” (3) tự điển: thu thập tổng cộng những từ tạo thành một ngôn ngữ nào đó, (4) cú pháp (syntax): tổ chức của các từ , các cụm từ, hay các mệnh đề thành những câu, (5) ngữ pháp: gắn kết để hình thành quy ước của một ngôn ngữ nào đó và (6) ngữ nghĩa ( sematic): nghĩa của những từ.

Một phân tích chức năng về hành vi lời nói:

Tiền đề chủ yếu trong hành vi lời nói của Skinner đó là ngôn ngữ là hành vi học được với nguyên nhân chủ yếu giống như những khác biệt trong môi trường gây ra những hành vi không phải ngôn ngữ ( ví dụ như: kiểm soát các kích thích, thực hành có động cơ, củng cố, dập tắt….

Những thao tác ngôn ngữ cơ bản:

-Mand:

Yêu cầu những yếu tố củng cố mà bạn muốn. Hỏi đôi giày bởi vì bạn muốn mang giày đi ra ngoài.

-Tact:

Đặt tên hay xác định những vật thể, hành động, sự kiện…Ví dụ: nói giày bởi vì bạn nhìn thấy đôi giày.

-Intraverbal:

Trả lời những câu hỏi hay có cuộc đối thoại ở đây từ ngữ của bạn được điều khiển bởi từ ngữ của người khác, ví dụ: nói “ giày” bởi vì ai đó nói “ bạn mang gì trên đôi chân của mình?”

-Listener:

Theo hướng dẫn hay tuân theo yêu cầu của người khác, ví dụ : cầm đôi giày để mang bởi vì được người khác nói “ mang giày của bạn vào”

-Echoic:

Lập lại điều được nghe. Nói “ giày” sau khi người khác nói “ giày”

-Imitation:

Sao chép lại vận động của ai đó ( khi có liên quan đến ngôn ngữ dấu hiệu), ví dụ gõ nhẹ hai nắm đấm của bạn vào nhau sau khi thấy người khác gõ nhẹ hai nắm đấm vào nhau ( đó là dấu hiệu “ giày”)

-Textual:

Đọc các từ được viết. Nói giày bởi vì thấy từ “ giày” được viết ra

-Coping –a-text:

Ví dụ, viết từ “ giày” bởi vì người khác viết từ “ giày”

-Transcription:

Viết “ giày” bởi vì bạn nghe nói “ giày”

Các yếu tố sinh học liên quan đến trầm cảm

                                                                                    BS.Phan Thiệu Xuân Giang

DI TRUYỀN:

Tỷ lệ trùng hợp trong gia đình cho chúng ta một bằng chứng về 

phần di truyền trong trầm cảm. Trẻ em, trẻ vị thành niên và người lớn có họ hàng gần bị trầm cảm sẽ có nguy cơ cao phát triển trầm cảm, với phần di truyền được lượng giá xấp xỉ khoảng 20-45%. Trầm cảm ở cha mẹ là một yếu tố nguy cơ đặc biệt đối với việc phát triển trầm cảm ở trẻ. Sự trùng lập trong gia đình cao hơn đối với trầm cảm bắt đầu trước tuổi 20, vì vậy người ta cho rằng trầm cảm khởi phát ở trẻ nhỏ là một biến đổi có kèm theo yếu tố di truyền mạnh mẽ.

Tuy nhiên chỉ thấy rằng trầm cảm xuất hiện trong những gia đình không thể giải thích được ảnh hưởng tương đối của di truyền và môi trường. Nghiên cứu về trẻ sinh đôi và con nuôi cần thiết trong lãnh vực này. Trong nghiên cứu của O’Connor và cộng sự (1998) so sánh các cặp trẻ sanh đôi cùng trứng và trẻ sanh đôi khác trứng và cho thấy tỷ lệ di truyền là khoảng 48%.

Ngược lại, một số nghiên cứu ở con nuôi cho thấy không có phần di truyền đối với trầm cảm ở tuổi nhỏ, điều này có thể phản ảnh những ảnh hưởng có ý nghĩa từ 

các yếu tố môi trường trong việc biểu hiện trầm cảm.

HOÁ HỌC THẦN KINH:

Nghiên cứu ở những người lớn bị trầm cảm cho thấy có rối loạn của hệ thống hạ đồi tuyến yên-thượng thận, hệ thống này hoạt hoá trong đáp ứng với stress. Khi hệ thống này đi lệch hướng, một sự mất cân bằng về nội tiết thần kinh có thể xảy ra, đưa đến việc tăng tiết quá mức nội tiết tố cortisol. Một liên hệ giữa nội tiết thần kinh và các rối loạn khí sắc là điều hợp lý , việc sản xuất nội tiết tố điều hoà khí sắc, sự thèm ăn, mức tỉnh thức, những yếu tố này đều bị ảnh hưởng một cách bất lợi trong trầm cảm. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có một dữ kiện không tương ứng đối với vai trò của cortisol trong trầm cảm ở trẻ em( Kaufman và cộng sự, 2001).

Mặc dù các nghiên cứu trong lãnh vực này chỉ mới bắt đầu, một giả thuyết hứa hẹn đó là những khó khăn trong việc điều chỉnh các nội tiết tố stress có thể là kết quả của trục trặc sớm. Cortisol được phóng thích khi một cá thể bị stress nặng, mức cortisol quá mức có thể có hiệu ứng xấu trên não đang phát triển. Một lần não nhạy cảm với cortisol, nó sẽ hoạt động quá mức khi tiếp xúc với stress lần sau nữa, vì thế làm gia tăng khả năng dễ bị tâm bệnh lý nói chung và trầm cảm nói riêng.

Các học thuyết về trầm cảm ở người lớn cho thấy mức hoá chất dẫn truyền thần kinh serotonin bị ức chế. Các thuốc chống trầm cảm làm gia tăng nồng độ serotonin lưu hành bao gồm thế hệ mới các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc ( SSRIs) như là Fluoxetine (Prozac) và Sertraline ( Zoloft), hay các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine ( SNRIs) như venlafaxine ( Effexor). Trong khi những thuốc này chứng tỏ rằng có hiệu quả trong việc điều trị trầm cảm ở người lớn, bằng chứng ủng hộ cơ chế dẫn truyền thần kinh ở trẻ em có khác biệt. Các nghiên cứu về hiệu quả của SSRI trong trầm cảm trẻ em và trẻ vị thành niên có mang lại một số kết quả hứa hẹn, tuy nhiên kích cỡ ảnh hưởng còn nhỏ và trong một vài nghiên cứu kết quả xuất hiện chỉ đối với việc đánh giá sự cải thiện chung mà không đối với triệu chứng trầm cảm một cách chi tiết.

Tóm lại, nghiên cứu về trầm cảm trẻ em tuy còn giới hạn, gợi ý rằng các giả thuyết về nguyên nhân thực thể xuất phát từ những nghiên cứu ở người lớn không thể áp dụng một cách dễ dàng đối với trẻ em. Hơn nữa không có dữ kiện tiền cứu chứng minh rằng các yếu tố chỉ ra nguyên nhân sinh học đi trước khởi phát trầm cảm , cho nên có một số câu hỏi vẫn còn tồn tại như có phải đây là nguyên nhân hay hậu quả của trầm cảm? Cuối cùng, sự việc hầu như là một vấn đề phức tạp và có tính qua lại. Các kinh nghiệm và khí sắc có ảnh hưởng đến sinh học và ngược lại sinh học có ảnh hưởng qua lại trên nhận thức, cảm xúc và trí nhớ ( Post & Weiss, 1997).

CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA NÃO:

Nghiên cứu về hình ảnh não bộ trên người lớn gợi ý rằng trầm cảm có liên quan đến

mức hoạt hoá thấp của bán cầu não trái. Thật là thú vị, bán cầu não trái hình như liên quan nhiều hơn đến việc xử lý cảm xúc tích cực; khi bán cầu não trái kém hoạt hoá , bán cầu não phải có thể hoạt hoá nhiều hơn , tạo ra những cảm xúc tiêu cực quá mức ( Pliszka, 2003). Kiểu kém hoạt hoá của bán cầu não trái cũng được thấy ở trẻ nhũ nhi và trẻ biết đi có mẹ bị trầm cảm. Đây có phải là sự 

di truyền qua các thế hệ do chức năng di truyền 

hay đây là do trẻ bị stress nhiều và tiếp xúc với cảm xúc tiêu cực từ mẹ, điều này vẫn còn cần phải xác định ( Hammen & Rudolph,2003).

Vùng hải mã và chức năng trí nhớ

VÙNG  HẢI MÃ VÀ CHỨC NĂNG TRÍ NHỚ TRONG STRESS

                                                                           BS.Phan Thiệu Xuân Giang

Vùng hải mã liên quan đến việc dự trữ những thông tin cảm giác khác nhau và rất nhạy cảm với hoạt hoá “ stress” . Hải mã có vai trò quan trọng trong việc giữ và gợi lại  trí nhớ về cảm xúc và nhận thức . Bất kỳ tình trạng cảm xúc nào có liên quan đến cảnh giác hay đe doạ đều có thể thay đổi chức năng của hải mã, thay đổi hiệu quả và bản chất của việc giữ và gợi lại thông tin. Đe doạ làm thay đổi khả năng giữ lại một số kiểu thông tin nhận thức của hải mã và những vùng vỏ não có nối kết với ( thông tin nhận thức qua lời nói chẳng hạn) nhưng lại không ảnh hưởng đến việc giữ lại những thông tin khác ( ví dụ thông tin không qua lời nói).

Các tín hiệu nội tiết tố ảnh hưởng đến các thụ thể ở các nhân cortioid khác nhau trong trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận, các sự kiện gây stress như là bị cách ly chẳng hạn làm gia tăng hoạt động của trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận. Hải mã, hạnh nhân và vỏ não tiền trán giữa là các cấu trúc viền, đó là đích đến của các steroid thượng thận. Glucocorticoid có thể làm độc tố thần kinh gây hủy hoại hải mã và ức chế sự sinh sản thần kinh ( McEwen, 2001; Saposky,2000). Tiếp xúc với stress dẫn đến việc giải phóng nội tiết tốt phóng thích hướng vỏ thượng thận ( CRH: Corticotrophin-releasing hormon), nội tiết tố hướng vỏ thượng thận ( ACTH) và cortisol thông qua sự hoạt hoá trục hạ đồi tuyến yên-thượng thận. Tiếp xúc như vậy có thể thúc đẩy sự đề kháng một phần đối với việc ức chế phản hồi sự phóng thích cortisol cùng với việc gia tăng tiếp theo sau đó mức cortisol trong huyết tương và giảm đi các thụ thể glucocorticoid. Các thụ thể glucocorticoid hiện diện trong não với đậm độ cao ở các vùng liên quan đến stress và lo âu như là hạ đồi, hải mã, các tế bào thuộc hệ thống serotonergic và noradrenegic. Dựa vào các nghiên cứu trên động vật, người ta thấy có sự xuất hiện corticoid khoáng ( Mineralcorticoid) cao ở những vùng thuộc hệ viền như hải mã, vách và hạnh nhân.

Các nghiên cứu ở động vật gợi ý rằng stress được trải nghiệm trong những năm quan trọng của quá trình phát triển có ảnh hưởng lâu dài trên trục hạ đồi tuyến yên. Ví dụ, chuột bị stress khi còn sống trong tử cung hoặc bị thiếu vắng chăm sóc từ mẹ có biểu hiện gia tăng nồng độ corticosterone khi tiếp xúc với stress.  Bị stress sớm sau sanh có đi kèm với những thay đổi nồng độ cơ bản của CRH hạ đồi, mRNA, thụ thể glucocorticoid ở hải mã….thêm vào với việc phóng thích các nội tiết tố tạo ra stress như CRH, corticosterone, ACTH. Người lớn bị stress sau sang chấn (PTSD) và động vật linh trưởng có kinh nghiệm khó chịu vào giai đoạn sớm  có biểu hiện gia tăng nồng độ CRH và giảm nồng độ cortisol ở dịch não tủy. Cuối cùng, một số những nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của yếu tố phóng thích hướng vỏ thượng thận ( CRF: Corticotrophin-releasing factor) và tính nhạy cảm của các thụ thể CRF trong việc làm trung gian cho stress ở con người ( Kehne, 2007).

        PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ THEO GIAI ĐOẠN

                                                                     BS.Phan Thiệu Xuân Giang

Phát triển ngôn ngữ là một trong những mặt quan trọng nhất của quá trình phát triển ở trẻ. Trong tất cả các chuỗi phát triển, ngôn ngữ có tương quan gần gũi nhất với phát triển nhận thức sau này. Chậm trễ về ngôn ngữ là biểu hiện thường gặp nhất trong các rối loạn về phát triển ở giữa 2 và 4 tuổi và thấy ở cả các khuyết tật về trí tuệ ( như

chậm phát triển tâm thần

) và các rối loạn về giao tiếp như rối loạn ngôn ngữ cảm nhận, diễn đạt hoặc rối loạn tự kỷ. Ngôn ngữ bị rối loạn cũng thường thấy ở những trẻ có xáo trộn về hành vi ví dụ như

ADHD

( tăng động kém chú ý).

Mặc dầu có nhiều cách đánh giá về ngôn ngữ nhưng sự phát triển ngôn ngữ sớm nhất thông thường được chia thành ngôn ngữ cảm nhận ( receptive language) tức là hiểu ngôn ngữ và ngôn ngữ diễn đạt (expressive language) đó là điều gì trẻ nói và âm ngữ ( speech) tức là trẻ nói như thế nào. Ngoài ra giai đoạn phát triển ngôn ngữ trước khi có từ được gọi là tiền ngôn ngữ ( prelinguistic).

Ở khoảng 7 tuổi, hầu hết mọi trẻ đều có thể nói theo cách thức trưởng thành, tuy nhiên trong giai đoạn sớm nhất của cuộc đời, trẻ nhũ nhi có tiến bộ về ngôn ngữ nhanh nhất. Trong khoảng 2 tuổi, trẻ tiến bộ từ việc giao tiếp hạn hẹp đến việc có khả năng thực hiện những nhu cầu qua các phương tiện cử chỉ và lời nói. Mặc dầu có sự tiến bộ nhanh như vậy nhưng cho đến gần đây sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhũ nhi vẫn không được xem như là một phương tiện để xác định bất thường về phát triển. Giai đoạn tiền ngôn ngữ bị bỏ qua đáng kể và còn bị diễn dịch sai lầm là giai đoạn ngẫu nhiên, bị ảnh hưởng nặng bởi môi trường và có ít ý nghĩa tiên lượng cho đến khi các nghiên cứu chứng minh rằng có mối liên hệ giữa phát triển ngôn ngữ ở giai đoạn rất sớm và kết quả sau này. Khi tầm quan trọng của phát triển ngôn ngữ sớm được biết rộng rãi và lượng giá lâm sàng về các mốc phát triển của nó được thực hiện rộng rãi hơn, nó có thể trở thành công cụ để xác định các khuyết tật về trí tuệ nhẹ ở trong năm đầu tiên của trẻ.

Rối loạn ngôn ngữ xảy ra ở khoảng từ 4-6% ở trẻ mẫu giáo. Chậm ngôn ngữ diễn đạt nhẹ và chậm âm ngữ có khuynh hướng  giải quyết được, tuy nhiên trẻ em có rối loạn chức năng phối hợp sẽ có một tiên lượng thận trọng hơn. Nhiều trẻ ở kiểu này sau đó được ghi nhận là có khuyết tật về trí tuệ. Còn những trẻ không có khuyết tật về trí tuệ sẽ có nguy cơ bị khó khăn tiếp tục với việc học tập và quyết định xã hội sau này ( Klackenburg,1980).

Mặc dầu theo dõi phát triển ngôn ngữ sớm là điều quan trọng nhưng việc lượng giá là điều khó khăn khi thực hiện trực tiếp trong môi trường chăm sóc.Trẻ nhỏ có thể không biểu hiện khả năng ngôn ngữ của mình trong môi trường bệnh viện hay phòng khám và thời gian để theo dõi cũng bị giới hạn trong một buổi khám. Báo cáo của cha mẹ về các hoạt động của trẻ là một thay thế có hiệu quả cho việc quan sát trực tiếp.

Lượng giá về ngôn ngữ khó khăn hơn so với lượng giá về khả năng vận động . Phát triển vận động thì rõ ràng và dễ mô tả các mốc.  Hầu hết các cha mẹ chỉ cần một chút giải thích về các mốc phát triển vận động là được.  Ngược lại, hầu hết các cha mẹ đều không tập trung vào giai đoạn phát triển ngôn ngữ sớm và các điểm mốc khó phân biệt được một cách rõ ràng. Kết quả là có một nhu cầu đối với việc đánh giá chính xác hơn trong những định nghĩa về các giai đoạn đạt được về ngôn ngữ.

CÁC DẤU HIỆU GIÚP NHẬN BIẾT TRẺ CÓ THỂ BỊ SUY KÉM THÍNH LỰC

Trẻ có khó khăn trong việc theo các hướng dẫn bằng lời nói

Trẻ quan sát môi của cha mẹ hay thầy cô giáo rất cẩn thận

Trẻ đưa tai về hướng người nói

Trẻ có vốn từ ít

Trẻ phát âm nghe không rõ

Trẻ có chậm trễ trong phát triển ngôn ngữ

Trẻ không đáp ứng khi gọi tên trẻ ở phía sau

Trẻ không chú ý vào bài giảng hoặc các giờ thảo luận trong lớp

Trẻ cậy dựa quá nhiều vào bạn học để thực hiện những công việc được giao trong lớp

Trẻ phàn nàn rằng mình đau tai

Trẻ có chảy nước hay mủ ở tai

Trẻ thường xuyên bị cảm lạnh, viêm xoang hay viêm tai

Trẻ mở Radio hay Tivi quá lớn.

 Các dấu hiệu trên không được dùng để chẩn đoán là trẻ có suy kém thính lực ( điếc hoàn toàn hay điếc một phần), khi thấy trẻ có những dấu hiệu này, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ở các bệnh viện nhi đồng hay bệnh viện, phòng khám tai mũi họng để được khám thính lực sớm. Phát hiện sớm và can thiệp sớm sẽ cho nhiều kết quả tốt hơn.

 

Sức mạnh của ngôn ngữ không lời(*)

                   

Đọc để…biết người, biết ta !

                                                                                                                   

TIẾU HOA

Vẫn biết ngôn ngữ là phương tiện được dùng hằng ngày để chuyển tải thông điệp trong công việc cũng như giao tiếp. Tuy nhiên, có những điều không phải lúc nào cũng được nói ra bằng ngôn ngữ, thậm chí có khi ngôn ngữ được phát ra nhưng người nghe lại đón nhận một thông điệp khác thông qua ánh mắt, cử chỉ… Chẳng hạn, một người nói không thích mua món đồ nọ nhưng mắt lại cứ dán vào món đồ ấy, tương tự, sếp của bạn bảo sẽ xem xét việc thăng chức cho bạn nhưng trong khi nói, cô ấy lại khoanh tay và cười gượng gạo…

Những cử chỉ, nét mặt, đi đứng, ngồi hoặc cách bạn nhìn người khác cũng thể hiện phần nào trạng thái cảm xúc trong con người bạn. Các nghiên cứu cho thấy người ta thường đánh giá đối phương chỉ trong bảy giây gặp gỡ đầu tiên và 93% thông điệp được chuyển tải đến người khác lại không phải từ lời nói mà từ ngôn ngữ hình thể. Vì vậy, việc nắm bắt ngôn ngữ không lời sẽ đưa lại cho bạn những lợi thế quan trọng trong công việc.

Với 10 chương,

Sức mạnh của ngôn ngữ không lời

cung cấp cho độc giả bí quyết sử dụng hiệu quả ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp, cuộc sống và công việc. Cuốn sách giúp bạn khám phá những bí mật trong ngôn ngữ hình thể, từ

đôi mắt biết nói

đến

ý nghĩa của nét mặt,

ngôn ngữ của đôi tay, tư thế của đôi chân…

Hơn thế nữa, tác giả còn cho bạn đọc hiểu hơn về ngôn ngữ hình thể trong môi trường đa văn hóa đồng thời cũng giúp mỗi người truyền tải được những

thông điệp không lời

của mình.

Gấp sách lại, bạn sẽ có thêm cho mình những kỹ năng để nhận diện những dấu hiệu “không lời” từ người khác một cách chính xác và cũng biết cách sử dụng ngôn ngữ hình thể một cách hiệu quả trong giao tế cuộc sống, công việc, bất kỳ ở lĩnh vực nào.

Nếu bạn đang tự hỏi : Ấn tượng bạn để lại cho người khác ra sao ? Bạn có nên tin vào những điều cấp trên hay đối tác nói hay không ? Liệu các thành viên trong nhóm có hiểu những gì bạn nói chăng ?... thì

Sức mạnh của ngôn ngữ không lời

sẽ giúp bạn “giải mã” những thắc mắc này. Cuốn sách giúp bạn hiểu người khác mà cũng là hiểu hơn về chính bản thân mình trong cuộc sống đa chiều hôm nay.

   Dr.Phan Thieu Xuan Giang

MÔ HÌNH HÀNH VI:

Ba đặc điểm để phân biệt tâm lý học hành vi, đầu tiên là khẳng định rằng khoa học tâm lý phải được dựa trên chỉ những hành vi có thể quan sát được. Các nhà hành vi cực đoan giới hạn tâm lý học trong việc nghiên cứu các đáp ứng của sinh vật đối với kích thích của môi trường; loại trừ tất cả các khác biệt về “ tinh thần” như là suy nghĩ, hình ảnh tưởng tượng, cảm xúc, trí nhớ bởi vì những điều này không thể quan sát được. Những nhà lý thuyết hoà hoãn hơn thì cho rằng những khái niệm không quan sát được bao gồm 2 điều kiện: những thuật ngữ có thể định nghĩa được theo cách hành vi và những bao hàm của chúng trợ giúp chúng ta gặp được các mục tiêu về tiên liệu và kiểm soát hành vi. Thứ hai, các nhà hành vi dựa trên chứng cớ nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện dưới những điều kiện được kiểm soát chặt chẽ,cùng với các thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là phương pháp lý tưởng. Thứ ba là các nhà hành vi tin rằng việc có được, sự duy trì, thay đổi hoặc loại bỏ đi nhiều hành vi ở động vật hay con người có thể giải thích được một cách đầy đủ và chính xác về các nguyên lý học tập ( learning principles).

Burrhus Frederic Skinner

   (1904-1990)

Các nguyên lý học tập:

Ba nguyên lý học tập tạo thành nền tảng cho tiếp cận hành vi là điều kiện đáp ứng hay còn gọi là điều kiện cổ điển hay điều kiện của Pavlov, điều kiện thao tác ( Operant conditioning) ( cũng gọi là điều kiện công cụ), và bắt chước (cũng gọi là noi gương hay học tập qua quan sát) ( observational learning).

Điều kiện đáp ứng là một kích thích gợi ra một đáp ứng một cách tự nhiên ( ví dụ: một con chó gầm gừ sẽ gợi lên nỗi sợ ở một trẻ) được đi đôi với một kích thích trung tính ( neutral stimulus) ( ví dụ: âm thanh của chó và tiếng mở cửa nhà), sau một số lần đi đôi  với nhau như vậy, kích thích trung tính trước đây có thể gợi ra một đáp ứng vì thế trẻ có thể bắt đầu trải nghiệm nỗi sợ khi mới bắt đầu nghe âm thanh của cửa mở. Những liên kết như vậy có thể giải thích được nguồn gốc của các ám sợ ( Phobias) ( Ví dụ: nỗi sợ phi lý về một vật thể nào đó thì không phải do chính vật thể đó đe doạ).

Trong điều kiện thao tác, sinh vật thực hiện điều gì đó đối với môi trường nhằm để đạt được một kết quả đã có trước đây. Nhìn chung, nó là một quá trình mà sinh vật học cách liên kết một số kết quả với một số hành động đã thực hiện. Những kết quả này có thể có nhiệm vụ làm gia tăng hoặc giảm đi khả năng xảy ra sự lập lại của các hành vi. Thuật ngữ được dùng để mô tả sự gia tăng có thể xảy ra được gọi là: củng cố ( reinforcement).Trong củng cố tích cực ( positive reinforcement), hành vi đi theo sau sự khen thưởng; ví dụ: người cha đãi con  gái 8 tuổi của mình một cây kem sau khi trẻ hoàn tất bài học hát của mình. Trong củng cố tiêu cực, một kích thích khó chịu được lấy đi; ví dụ: ví dụ trẻ trai 10 tuổi được miễn cắt cỏ một tháng sau khi trẻ có tiến bộ về thứ hạng trong lớp. Hai phương pháp này dùng để làm giảm đi khả năng xảy ra sự lập lại của hành vi là sự dập tắt ( extinction)  và trừng phạt (punishment).Trong dập tắt, củng cố duy trì một đáp ứng được lấy đi; ví dụ: theo lời khuyên của nhà trị liệu, bà mẹ không đáp ứng đòi hỏi của đứa con trai 4 tuổi của mình mỗi khi trẻ ăn vạ, và cơn ăn vạ biến mất. Trong trừng phạt, một đáp ứng được theo sau  một kích thích khó chịu , ví dụ: bà mẹ không cho trẻ ăn tráng miệng vì trẻ tô màu lên tường.

Một kết quả của sự trừng phạt đặc biệt tương ứng với những quan tâm trong tâm bệnh học. Một lần tiếp xúc với một kích thích khó chịu, lần kế tiếp sinh vật sẽ có tránh né tiếp xúc với kích thích đó, quá trình này được gọi là học tập né tránh ( Avoidance learning). Học tập né tránh là con dao 2 lưỡi. Nó bảo vệ sinh vật đó khỏi sự đối diện lập lại với một tình huống có thể gây hại; ví dụ: Khi bị bỏng một lần, trẻ 2 tuổi sẽ hầu như không sờ vào chiếc nồi nóng lần nữa. Nhưng học tập né tránh cũng có thể dẫn đến việc né tránh không thực tế về những tình huống sau khi chúng  không còn gây khó chịu nữa, ví dụ: một người lớn có thể khiếp sợ  một người cấp trên là người rộng lượng và biết điều bởi vì khi còn nhỏ anh ta bị bố mình đánh đập tàn nhẫn. Vì vậy, né tránh làm ngăn chặn cá thể đó chấp nhận những hành vi mới thích hợp với tình huống thay đổi.

Nguyên lý học tập thứ ba là bắt chước hoặc noi gương, nguyên lý này liên quan đến việc học tập một hành vi mới bằng cách quan sát và bắt chước sự thực hiện hành vi đó từ người khác. Vì thế, dù không được dạy trực tiếp nhưng trẻ ở tuổi mẫu giáo sẽ giả vờ lau nhà hoặc dùng búa để đóng đinh giống như cha mẹ chúng làm hoặc trả lời điện thoại với những từ và ngữ điệu chính xác như chúng đã từng nghe từ người lớn. Trẻ em mà cha mẹ, bạn bè và cộng đồng của chúng làm gương những hành vi không được cấu trúc những trẻ này hầu như sẽ phát triển các cách cư xử chống đối xã hội.

    CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ, NHẠY CẢM, TIỀM TÀNG , YẾU TỐ BẢO VỆ ĐỐI VỚI   TÂM BỆNH LÝ

                                                                           

BS.Phan Thiệu Xuân Giang

       *Các yếu tố nguy cơ:

1)  

Trong bối cảnh sinh học các yếu tố nguy cơ bao gồm: Các khiếm khuyết lúc sanh: các rối loạn về gene, các khuyết tật bẩm sinh; tổn thương hệ thần kinh trung ương: sanh ngạt, thiếu oxy, viêm não- màng não; suy dinh dưỡng: suy dinh dưỡng bào thai, suy dinh dưỡng sau sanh; cha mẹ nghiện rượu, ma tuý, mẹ sử dụng thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như thuốc chống động kinh…

2)  

Bối cảnh cá thể: Trí thông minh thấp, bản thân mang lại hiệu quả kém, khả năng tự kiểm soát kém

3)  

Bối cảnh gia đình: Xung đột giữa cha mẹ, thiếu thốn chăm sóc, gắn bó không an toàn, cha mẹ phớt lờ, lạm dụng trẻ…

4)  

Bối cảnh quan hệ xã hội: Chơi với bạn xấu, bạn phạm tội…

5)  

Bối cảnh văn hoá: Nghèo, phân biệt chủng tộc, định kiến…

Một yếu tố nguy cơ thì có ảnh hưởng ít hơn nhiều yếu tố nguy cơ cùng một lúc, ví dụ: trẻ có hai cha mẹ cùng nghiện rượu thì nguy cơ bị các vấn đề về tâm bệnh gấp 2 lần so với trẻ có chỉ một cha hay mẹ nghiện rượu.

Các cơ chế nguy cơ: Gắn bó không an toàn, khó điều chỉnh cảm xúc, cấu trúc tinh thần bị bóp méo.

* Các yếu tố nhạy cảm và tiềm tàng:

-Yếu tố nhạy cảm là yếu tố mà làm gia tăng khả năng bị tâm bệnh ở trẻ có nhạy cảm ( khác với yếu tố nguy cơ ở chỗ yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng bị tâm bệnh ở tất cả các trẻ), vì thế yếu tố nhạy cảm xuất hiện như là một ảnh hưởng của sự tương tác.

-Giới tính là một yếu tố nhạy cảm: Trong khi trẻ trai và gái đều bị ảnh hưởng không mong muốn do stress trong gia đình gây ra, trẻ trai phản ứng với các hành vi có vấn đề cao hơn so với trẻ gái.

-Tính khí cũng là một yếu tố nhạy cảm: Trẻ có tính khí khó khăn sẽ thường là mục tiêu cho sự khó chịu , phê bình, thù hằn của cha mẹ nhiều hơn so với trẻ dễ nuôi, chính vì thế trẻ khó khăn sẽ dễ bị gặp những xáo trộn về tâm lý nhiều hơn do hậu quả của sự khó chịu từ cha mẹ.

-Thiếu mối quan hệ tốt với cha mẹ, khả năng hoặch định kém, thiếu chăm sóc tình cảm, kỹ năng xã hội nghèo nàn cũng là những yếu tô nhạy cảm với tâm bệnh lý.

-Ở mức độ văn hoá xã hội: Trẻ có các đặc tính cá nhân không phù hợp với sự mong đợi của xã hội – như là trẻ hay e thẹn sống trong một môi trường mà nền văn hoá đánh giá cao sự dũng cảm- sẽ dễ nhạy cảm với các nguy cơ hơn

-Yếu tố tiềm tàng: Là yếu tố làm khuếch đại ảnh hưởng của yếu tố nguy cơ. Ví dụ: Tiếp xúc với một cộng đồng bạo lực và là một đứa trẻ phải tự xoay sở một mình cả hai đều là yếu tố tiềm tàng cho sự phát triển các vấn đề về hành vi của trẻ. Trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực khi phải sống một mình trong một khu xóm mà không có được cảm nhận mạnh mẽ về cộng đồng, không có người hàng xóm biết chăm sóc và thân thiện khi trẻ sợ hãi vì có lúc phải ở nhà một mình, vì thế cách ly xã hội cũng có tiềm năng gây ra các ảnh hưởng đối với yếu tố gây stress trong môi trường.

* Yếu tố bảo vệ:

Bao gồm: trí thông minh, sự dễ chịu, sự thành thạo được đánh giá bởi chính bản thân và xã hội có thể là về học tập, thể thao, nghệ thuật hay máy móc, yếu tố bảo vệ trong gia đình bao gồm: sự hiện diện của cha mẹ biết yêu thương, là chỗ dựa; cách thức nuôi dưỡng của cha mẹ có sự phối hợp giữa đầm ấm và biết tổ chức; sự thuận lợi về kinh tế xã hội; sự trợ giúp xã hội từ một gia đình nhiều thế hệ. Bạn bè cũng có thể  có ảnh hưởng bảo vệ thông qua trợ giúp về cảm xúc và khuyến khích các hành vi tiền xã hội ( prosocial behavior). Các yếu tố bảo vệ cũng bao gồm các yếu tố trong bối cảnh văn hoá như : nhà thờ, trường học.

*Các cơ chế bảo vệ:

-Giảm đi ảnh hưởng của yếu tố nguy cơ: Có nghĩa là các hành động khác nhau nhằm đưa trẻ ra khỏi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, ví dụ : bị ảnh hưởng xấu bởi bạn bè là yếu tố nguy cơ mạnh đối với trẻ đang phát triển mà sống trong khu xóm có nhiều băng nhóm, tuy nhiên cha mẹ theo dõi các hoạt động trong nhóm bạn của trẻ, hướng dẫn trẻ chọn lựa trò chơi và bạn bè để có thể giảm đi nguy cơ phạm tội.

-Giảm đi các chuỗi phản ứng tiêu cực: Các yếu tố bảo vệ có thể có ảnh hưởng trên mối quan hệ, ví dụ: trẻ có tính khí dễ chịu thì thường ít là mục tiêu giận dữ của cha mẹ bị stress, vì thế trẻ ít phát triển những hành vi có vấn đề và cũng làm giảm đi stress và giận dữ ở cha mẹ vì thế chu trình luẩn quẩn của phản ứng tiêu cực từ cha mẹ qua con bị đẩy lùi.

-Thúc đẩy lòng tự trọng và bản thân có hiệu quả giúp trẻ cảm thấy chúng có thể đối mặt thành công với các vấn đề trong cuộc sống. Các phẩm chất này được gia tăng bởi các mối quan hệ cá nhân có trợ giúp và an toàn, bởi việc hoàn thành các nhiệm vụ như thành công ở trường học, những điều này nuôi dưỡng lòng tự tin.

-Mở ra các cơ hội: Qúa trình phát triển liên quan đến nhiều bước ngoặc mà nó cung cấp một cơ hội làm giảm đi ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ, trẻ linh hoạt là trẻ có điểm thuận lợi trong những cơ hội này. Ví dụ: trẻ vị thành niên muốn tiếp tục con đường học vấn của mình sẽ có nhiều cơ hội để phát triển và thành đạt hơn so với trẻ bỏ học giữa chừng, trẻ đeo đuổi tài năng nghệ thuật hoặc các sở thích của riêng mình sẽ có cơ hội đạt được thành tựu cá nhân hơn so với trẻ từ chối tài năng của mình và đi theo số đông người. 

CÁC DẤU HIỆU GỢI Ý TRẺ CÓ THỂ BỊ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Mẹ có vấn đề khó khăn trong chuyển dạ

Gia đình có tiền sử nghiện rượu hay sử dụng chất gây nghiện

Môi trường ở nhà không đủ những kích thích giúp trẻ phát triển

Gia đình nghèo

Trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ bị chấn thương đầu

Trẻ là nạn nhân của lạm dụng hay phớt lờ

Phát triển ngôn ngữ của trẻ bị chậm trễ

Các khả năng về thể chất của trẻ không phát triển so với mốc tuổi

Trẻ có khó khăn trong việc theo hướng dẫn bằng lời nói

Trẻ có khó khăn trong việc hiểu được môi trường xung quanh

Khả năng xã hội của trẻ bị chậm trễ

Trẻ nhìn chung chậm hơn so với trẻ khác cùng lứa tuổi

Trẻ có nhiều khó khăn ở trường học

Trẻ có  các đặc điểm về thể chất của một vài kiểu chậm phát triển trí tuệ ( Ví dụ như hội chứng Down).

Trên đây không phải là những dấu hiệu để chẩn đoán mà chỉ là những dấu hiệu chỉ ra trẻ có nguy cơ đối với chậm phát triển trí tuệ. Nếu trẻ càng có nhiều dấu hiệu trên thì càng phải đưa trẻ đi khám để xác định, đánh giá và chẩn đoán sớm. Phát hiện sớm và can thiệp sớm sẽ mang lại kết quả tốt hơn trong đa số các trường hợp.

              Các dấu hiệu cảnh báo tự kỷ

                                                              

                                                                      

BS.Phan Thiệu Xuân Giang

-Không biết cười lớn tiếng hoặc có những biểu lộ vui vẻ, thích thú khác ở 6 tháng tuổi

-Không chia sẻ qua lại với những âm thanh, nụ cười, hoặc biểu lộ nét mặt ở lúc 9 tháng

-Không biết bập bẹ lúc 12 tháng

-Không biết nói từ đơn lúc 16 tháng

-Không nói được cụm từ đôi một cách tự nhiên lúc 24 tháng ( không phải là nhại lời)

-Không chú ý đến giọng nói của người khác vào lúc 24 tháng

-Không nhìn vào mặt và mắt người khác lúc 24 tháng

-Không biểu lộ quan tâm đến trẻ khác vào lúc 24 tháng

-Không biết bắt chước vào lúc 24 tháng

-Mất ngôn ngữ và kỹ năng xã hội ở bất kỳ tuổi nào

Filipek và cộng sự (1999) liệt kê những quan tâm của cha mẹ có ý nghĩa cảnh báo tự kỷ:

-Quan tâm về xã hội: Không biết cười xã hội, chơi một mình, rất độc lập, giao tiếp mắt kém, ở trong chính thế giới của trẻ, không hoà hợp, không quan tâm đến trẻ khác

-Quan tâm về giao tiếp: Không đáp ứng khi gọi tên, không biết nói với cha mẹ điều trẻ muốn, không theo hướng dẫn, giống như bị điếc, có lúc nghe nhưng lúc khác lại không nghe, không biết chỉ hoặc vẫy tay chào tạm biệt

Quan tâm về hành vi: Những cơn nổi giận, tăng động, không hợp tác hoặc chống đối, không biết chơi với đồ chơi, lập đi lập lại , đi nhón gót, gắn bó khác thường với một số đồ chơi, xếp đồ cho thẳng hàng, quá nhạy cảm với một số cảm giác xúc giác hoặc âm thanh, có những kiểu vận động ngón tay hoặc cơ thể khác lạ.

Học thuyết phát triển nhận thức của Piaget

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

                                                    BS. Phan Thiệu Xuân Giang

Người nghiên cứu về phát triển nhận thức ở trẻ là Piaget.(1967)

Trong 2 năm đầu đời là

giai đoạn vận động cảm giác

được gọi như thế bởi vì phương tiện để hiểu biết là cảm giác và vận động. Khi trẻ được tiếp xúc với một đồ vật mới ví dụ như chiếc lục lạc, trẻ nhỏ có thể xác định tính chất của nó bằng cách đặt chiếc lục lạc vào miệng hay lắc nó, vì không có khả năng biểu tượng hoá trong giai đoạn này, nên trẻ nhỏ phải khám phá và học bằng cách hành động trực tiếp trên môi trường và bằng cách sử dụng cảm giác của trẻ. Một phát triển có ý nghĩa trong giai đoạn này là

hằng định đối tượng (object permanence).

Trong những tháng đầu đời, trẻ không có biểu hiện cho thấy có khả năng nhận ra sự mất đi của một đối tượng mà trẻ không nhìn thấy hay không giữ trong tay nữa. Vì thế, thế giới chỉ tồn tại khi trẻ hành động trên đối tượng đó hay cảm giác về nó, từ từ trẻ nhận ra rằng đối tượng tồn tại mà không cần đến hành động của trẻ hay cảm nhận của trẻ trên nó-đối tượng tồn tại ở “ngoài kia” như một phần của môi trường, trong khi đó các hành động tồn tại “ ở đây” như là phần của tôi. Điều này cho thấy có một bước nhảy lớn theo hướng tách biệt ra “tôi” và “ không phải tôi”.

Jean Piaget (1896-1980)

Giai đoạn tiền thao tác

kéo dài khoảng từ 2 đến 7 tuổi và đánh dấu bởi sự biểu hiện của

các chức năng biểu tượng.

Biểu hiện rõ ràng nhất của biểu tượng hoá là ngôn ngữ, ngôn ngữ phát triển nhanh trong giai đoạn này. Tuy nhiên, trẻ trước khi đến trường có khuynh hướng tin tưởng theo nghĩa đen các điều mà trẻ nhìn thấy, kết quả là, điều gì đó trông khác biệt là phải khác biệt. Piaget gọi đây là sự bảo thủ, trong thí nghiệm người ta thấy khi đổ nước từ một chiếc ly rộng và thấp sang một chiếc ly cao và hẹp, trẻ ở tuổi mẫu giáo cho rằng nước bây giờ có nhiều hơn ở ly mới. Nó nhìn có vẻ nhiều hơn nên nó nhiều hơn. Thiếu sự bảo thủ cũng góp phần vào những niềm tin sai lầm mà chúng ta khám phá ở giai đoạn sớm hơn, ví dụ như niềm tin  chắc chắn của trẻ nhỏ cho rằng bằng cách thay đổi quần áo trẻ có thể thay đổi giới tính! Trẻ em ở giai đoạn tiền thao tác cũng có những

ý nghĩ ma thuật (Magical thinking)

hay còn gọi là

ý nghĩ quyền năng (Omnipotent thinking).

Bởi vì sự hiểu biết của trẻ về nguyên nhân còn bị giới hạn. Trẻ có khuynh hướng tự xem mình như là một tác nhân gây ra những sự kiện xung quanh chúng.

Giai đoạn thao tác cụ thể:

Kéo dài từ khoảng 7 tuổi đến 11 tuổi. Trẻ có thể hiểu được thế giới theo cách lý luận hơn là tri giác ngây thơ. Trẻ có được ý niệm rằng đối tượng còn duy trì định dạng của chúng mặc dù có sự thay đổi về bề ngoài. Mặc dầu có tính thực tế nhưng suy nghĩ của trẻ vẫn bị buộc chặt vào thực tế cụ thể và gắn với khái niệm “ở đây và bây giờ” (Here and now).

Giai đoạn thao tác chính thức:

bắt đầu ở khoảng từ 12 tuổi cho đến trưởng thành. Trong thời kỳ này, trẻ có khả năng khái quát hoá các ý tưởng và cấu trúc các điều trừu tượng. Khả năng đưa ra kết luận từ những giả thuyết hơn là dựa hoàn toàn vào quan sát thực tế, được gọi là suy nghĩ

suy diễn-giả thuyết. Trẻ vị thành niên có thể đi bất cứ chỗ nào mà suy nghĩ dẫn dắt chúng đi. Chúng thảo luận, chúng viết, chúng suy ngẫm. Chúng có thể sáng tạo ra triết lý về cuộc đời và giải thích về vũ trụ. Chúng cũng có thể tự phê bình một cách đúng đắn bởi vì trẻ có khả năng phản ảnh và xem xét cẩn thẩn các ý tưởng của mình.

Các quá trình nhận thức và tâm bệnh phát triển:

Sự cân bằng giữa đồng hoá (Assimiliation) và điều ứng (Accomodation).

Đồng hoá:

Sự thống nhất thông tin mới vào cấu trúc tinh thần đang có sẵn.

Điều ứng:

Sự thay đổi một cấu trúc tinh thần để thu vào thông tin mới.

Sự phát triển bình thường được đặc trưng bởi sự cân bằng giữa đồng hoá và điều ứng. Vấn đề có thể xuất hiện khi đồng hoá và điều ứng có thể loại trừ lẫn nhau. Ví dụ, loại trừ không sử dụng đồng hoá có thể ngăn cản sự  học các điều mới, làm cho trẻ có những giả định sai lầm và bóp méo thông tin  phù hợp với khái niệm đang hiện diện. Mặt khác, nếu trẻ quá dựa vào sự đồng hoá, trẻ có thể bị lạc trong các huyễn tưởng, cố gắng bẻ cong thế giới theo ước muốn của trẻ. Nếu loại trừ không sử dụng điều ứng có thể làm cho trẻ thay đổi cấu trúc tinh thần liên tục để phù hợp với thông tin mới (không phải là thu nhận thông tin mới), ngược lại nếu trẻ sử dụng điều ứng quá mức có thể sẽ thiếu cảm nhận gắn kết với bản thân.

Suy nghĩ ma thuật:

Một trẻ nữ ở tuổi vị thành niên sẽ không dám nói chuyện vì trẻ đó tin rằng khi nói chuyện thì phân sẽ tràn ra theo đường miệng, hoặc một người nam trẻ tuổi luôn nằm ngửa khi ngủ, anh ta không dám nằm nghiêng vì anh tin rằng nằm nghiêng sẽ biến anh ta thành một phụ nữ, các dấu hiệu trên đều được cho rằng có vấn đề về tâm bệnh lý bởi vì họ được thuyết phục rằng họ có thể gây ra các sự kiện đó mà trong thực tế nó nằm ngoài sự kiểm soát của họ.

Trong quá trình phát triển bình thường, ý nghĩ ma thuật hay quyền năng bắt đầu mở đường cho ý tưởng logic xảy ra ở giai đoạn giữa của tuổi nhỏ ( khoảng từ 6-7 tuổi), sự tồn tại của ý nghĩ tiền thao tác có thể thấy ở trẻ bị chậm phát triển hoặc trẻ phải trải qua  sự thoái lùi do stress gây sang chấn. Ý nghĩ quyền năng là vấn đề đặc biệt đối với những trẻ bị sang chấn, các trẻ này qui kết một cách sai lầm cho chính chúng là nguyên nhân và tự trách đối với việc bị lạm dụng của chúng.

Tính duy kỷ (Egocentrism):

Piaget định nghĩa tính duy kỷ như là nghĩ về thế giới vật chất và thế giới xã hội theo quan điểm độc nhất của chính mình. Kết quả là các đặc tính của bản thân được dùng để định nghĩa hay diễn dịch các đặc tính của đối tượng trong môi trường: Tôi bị nhầm lẫn với cái không phải là tôi.

Suy nghĩ duy kỷ xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển nhận thức. Trẻ nhũ nhi tin rằng sự tồn tại của mỗi đối tượng tuỳ thuộc vào hành động của trẻ. Đối với trẻ trước khi đến trường, tính duy kỷ có một hậu quả xã hội quan trọng đó là trẻ bị ngăn chặn lại trong việc hiểu được rằng mỗi người có quan điểm riêng của chính mình. Khả năng xem xét tình huống giống nhau từ những quan điểm  khác nhau-ví dụ như: để xem một khoảng thời gian trong lớp học có xảy ra sự gian lận thi cử từ quan điểm của học sinh gian lận, học sinh bị áp lực phải giúp học sinh khác gian lận, thầy cô giáo có trách nhiệm trong việc áp dụng nội qui cho lớp, những điều này cho thấy có một bước lớn trong các tương tác xã hội có hợp tác.

Khía cạnh xã hội có các giai đoạn tiến triển của chính nó, ví dụ như: trẻ từ 3-6 tuổi hiếm khi thừa nhận rằng người khác có thể diễn dịch được tình huống tương tự theo một cách khác biệt với cách mà trẻ diễn dịch, ngược lại trẻ từ 7-12 tuổi có thể xem ý tưởng, cảm xúc và hành vi của chúng từ những quan điểm của người khác và ghi nhận rằng người khác có thể làm theo cách tương tự như chúng.

Tính duy kỷ cũng có thể xuất hiện trong những giai đoạn chuyển tiếp, ví dụ trong giai đoạn tuổi vị thành niên là thời gian có sự chuyển tiếp về nhận thức xảy ra, lúc này các cách thức suy nghĩ nguyên sơ cũng có khuynh hướng tái xuất hiện. Một khía cạnh của tính duy kỷ có thể được biểu hiện như là tự ý thức ( self-consciousness) : Một người nào đó cười lớn trên xe bus trong khi có một trẻ vị thành niên đang loay hoay tìm vé xe trong túi, trẻ này chắc chắn nghĩ rằng mình bị cười. Một khía cạnh khác ở tính duy kỷ của trẻ vị thành niên là niềm tin rằng ý tưởng một ngày nào đó sẽ chiến thắng và ý tưởng của trẻ là chìa khoá để giải quyết vấn đề của thế giới, nếu thế giới biết lắng nghe!

Chậm trễ về nhận thức và thất bại ở trường học:

Trong khi các thao tác chính thức được xem như là đặc tính của tuổi vị thành niên, không phải tất cả các trẻ đều đạt được khả năng lý luận trong giai đoạn này. Thực ra, trẻ có chậm trễ về nhận thức nặng nề thậm chí không thể tiến bộ đến giai đoạn thao tác cụ thể được. Cũng có những trẻ bị khhuyết tật về học tập với nhiều kiểu khác nhau làm ngăn chặn khả năng có được tiềm năng và đạt được kết quả ở trường học. Mức độ chung về chức năng nhận thức của trẻ có ngụ ý quan trọng đối với chức năng của trẻ trong suốt quá trình phát triển. Thất bại ở trường học được nhắc đến nhiều trong các cuộc thảo luận về tâm bệnh học. Cả hai điều: tội phạm và tâm thần phân liệt ở tương lai có thể được mô tả như là trẻ có những biểu hiện phá vỡ, không chú ý trong lớp học theo những cách khác nhau, ví dụ: trẻ thất bại trong học tập là một yếu tố quan trọng trong việc xác định vấn đề nghiện thuốc ở tuổi vị thành niên.

Bóp méo nhận thức:

Trong khi giải quyết các vấn đề xã hội, trẻ phải trải qua nhiều bước : Mã hoá các tín hiệu xã hội , diễn giải các tín hiệu này, tìm kiếm các đáp ứng có thể, quyết định các đáp ứng nào được thực hiện, cuối cùng hành động theo đáp ứng đó. Bước thứ hai trong việc diễn giải các tín hiệu liên quan đến quá trình tâm lý quan trọng được gọi là

sự quy kết

. Quy kết là sự suy ra về nguyên nhân của hành vi. Ở trẻ bị xáo trộn tâm lý, quá trình nhận thức bị bóp méo hoặc suy kém. Ví dụ như trẻ có hành vi gây hấn có ý quy kết các hành vi của người khác gây hại cho mình cho dù các hành vi này là tốt lành và ngẫu nhiên.Sự đánh giá méo mó này được gọi là một

khuynh hướng quy kết thù hằn.

*TÍNH KHÍ (Temperament):

Mỗi trẻ được sinh ra có một tính khí đặc biệt- một nhịp điệu đặc trưng, mức độ hoạt động, một trạng thái khí sắc đặc biệt, một khả năng đáp ứng một số những khả năng nhạy cảm, khả năng linh hoạt,sự ưa thích và không thích ( Molfese and Molfese, 2000.)

Tiên phong trong lãnh vực này là Alexander Thomas và Stella Chess ( 1977), họ phân loại tính khí thành 3 kiểu ở trẻ nhỏ:

-Trẻ khó chịu:

là trẻ hay quấy khóc, thất thường trong thói quen ăn uống và ngủ, dễ nổi giận, khó dỗ dành.

-Trẻ dễ chịu:

là trẻ biểu lộ cảm xúc tích cực, phản ứng một cách nhẹ nhàng với sự khó chịu, dễ dàng dỗ dành.

-Trẻ chậm khởi động:

Hay còn gọi là trẻ e thẹn, các trẻ này có mức hoạt động thấp, vào lúc bắt đầu, trẻ có thể có phản ứng tiêu cực với kích thích mới hoặc với thay đổi nhưng sau đó trẻ có vẻ như đáp ứng giống như trẻ dễ chịu.

Các nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ em có các vấn đề về tinh thần thường cho thấy có tính khí khó khăn ở giai đoạn nhũ nhi.

Các nhà nghiên cứu khác về tính khí như  Capsi, phân loại tính khí của trẻ thành các loại:

phụ thuộc, tính khí bệnh lý hay e thẹn,

tính khí phụ thuộc nghe có vẻ tiêu cực nhưng thực ra đó là quá trình bình thường ở trẻ nhỏ. Những nghiên cứu cho thấy rằng có sự tiếp diễn rõ rang của những kiểu tính khí cũng như có sự khác biệt một cách thú vị về giới tính đối với kết quả về sau của những người trưởng thành. Ví dụ, trẻ có tính khí bệnh lý hay đi kèm với sự thù hằn, dễ bị kích thích ở cả nam giới lẫn nữ giới. Đàn ông có tính khí e thẹn thường có khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ trưởng thành, lập gia đình trễ, khó chăm sóc con cái, khó tạo dựng nghề nghiệp, ngược lại phụ nữ có tính khí e thẹn thì lại không có những vấn đề trên đi kèm trong các giai đoạn phát triển, các trẻ nữ e thẹn phát triển thành những phụ nữ trầm lặng, thích yên tĩnh, lối sống nội tâm với những mong đợi rập khuôn cùng với những mong đợi của những phụ nữ trong cùng thời đại của họ.

Sau này, Capsi và cộng sự theo dõi một mẫu trẻ gồm hơn 900 trẻ từ 3 tuổi cho đến 21 tuổi, họ xác định được 5 kiểu tính khí

:

điều chỉnh tốt, dè dặt, tự tin, ức chế, và kém kiểm soát.

Trong 3 kiểu đầu, các đối tượng có biểu hiện các hành vi quan hệ với người khác với sự điều chỉnh tốt. Trẻ có tính khí ức chế, phát triển thành người trưởng thành có mức độ trải nghiệm về trợ giúp xã hội thấp hơn những người khác nhưng vẫn có mối liên hệ thích nghi với bạn tình và đồng nghiệp. Trẻ kém kiểm soát có biểu hiện các vấn đề về điều chỉnh rõ rệt trong các mối quan hệ ở tuổi trưởng thành so với dối tương khác.

Capsi và cộng sự đề ra 2 khái niệm có giá trị:

-Sự tiếp diễn tương tác

: Ví dụ: Trẻ trai e thẹn là trẻ nhút nhát và thiếu kỹ năng xã hội, chúng có khuynh hướng bị người khác phớt lờ, không quan tâm và là người cuối cùng được vớt khi đội ngũ được hình thành. Điều này cũng giống như thoả hiệp, qua cách trẻ tương tác với người khác, trẻ gây hứng cho người khác đáp ứng với trẻ theo cách thức làm gia tăng sự e thẹn của trẻ và hậu quả là trẻ muốn rút lui ngày càng nhiều.

-

Khái niệm thứ 2 là lịch sử

:

Mỗi nền văn hoá có một thời điểm lịch sử định nghĩa một số các vai trò mà các cá nhân sống trong thời đó phải hoàn tất, những điều này định ra mức thành thạo của những cá nhân được mong đợi phải có  và định rõ hành vi nào thích hợp để biểu lộ, vì thế sự phát triển cá nhân một phần bị ảnh hưởng bởi người đó dàn xếp những vấn đề do nền văn hoá mang lại vào thời điểm lịch sử mà người đó sống.

Một trong những đóng góp có giá trị nhất của Chess và Thomas cho sự hiểu biết về tâm bệnh học phát triển là quan sát của họ về các đặc điểm tính khí nếu riêng nó không quyết định được kết quả của trẻ, thay vào đó là mức phù hợp giữa trẻ và môi trường sẽ quyết định một quá trình phát triển khoẻ mạnh hay bệnh lý.

Mức độ phù hợp tốt : (Goodness of fit)

Chess và Thomas bị đánh động bởi sự khác biệt của mỗi cá nhân trong mẫu nghiên cứu dọc của họ: Một số trẻ có biểu hiện hằng định trong quá trình phát triển từ tuổi nhũ nhi cho đến tuổi trưởng thành, trong khi đó những cá thể khác lại có biểu hiện hoàn toàn khác biệt so với giai đoạn khởi đầu. Họ đề ra một giải thích được gọi là

mức độ phù hợp tốt

: Sự ăn khớp giữa kiểu tính khí của trẻ và môi trường đặt lên trẻ. Khi những mong đợi, đòi hỏi và cơ hội từ môi trường ăn khớp với tính khí của cá thể, trẻ có khả năng làm chủ được những thử thách từ môi trường một cách có hiệu quả. Khi có một sự kém phù hợp xảy ra, các đòi hỏi từ môi trường quá mức khả năng của trẻ, các stress xảy ra sau đó dẫn đến một quá trình phát triển không khoẻ mạnh. Chess và Thomas trình bày rằng: Sự phù hợp tốt không hàm ý rằng không có stress hay xung đột xảy ra : hoàn toàn trái ngược lại, stress và xung đột không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển khi mà những mong đợi mới và các đòi hỏi ở mức cao hơn về mặt chức năng xảy ra vào lúc trẻ lớn hơn. Các đòi hỏi, stress, và những xung đột khi chúng tương xứng với tiềm năng phát triển và khả năng kiểm soát của trẻ sẽ được xây dựng tiếp theo sau đó. Vấn đề liên quan đến xáo trộn chức năng là do stress quá mức từ sự kém phù hợp giữa đòi hỏi của môi trường và khả năng của trẻ ở một giai đoạn phát triển nào đó.

Gần đây, nghiên cứu của Rothbart và cộng sự ( 2000) lượng giá một số lãnh vực về tính khí như: đáp ứng tích cực, sợ hãi, bất toại, thời gian chú ý, tiếp cận với kích thích mới, mức độ hoạt động. Họ thấy rằng có một sự tiếp diễn về một số các đặc tính bao gồm sợ hãi, nản lòng, bất toại và tiếp cận trong một thời kỳ 7 năm. Hơn nữa, các thay đổi về tính khí này là những dự báo về tâm bệnh lý. Những sợ hãi ở trẻ nhũ nhi là dự báo về lo âu ở tuổi đến trường, bất toại và giận dữ liên quan đến các vấn đề về hành vi theo kiểu gây hấn và lo âu.

Vì thế, tính khí cung cấp một bẩm tố sinh học qua đó môi trường hoạt động để làm nhẹ đi hay tạo tiềm năng để phát triển thành tâm bệnh lý.

Hạnh nhân và " trí nhớ cảm xúc"

  

v:shapes="_x0000_i1041">

                   HẠNH NHÂN VÀ TRÍ NHỚ CẢM XÚC

Hạnh nhân (Amygdala) có vai trò như một vùng não chính có nhiệm vụ đối với xử lý, diễn dịch và tổng hợp các thông tin liên quan đến cảm xúc ( Clugnet & LeDoux, 1990). Giống như nhân lục ( Locus ceruleus) đóng vai trò trung tâm trong việc điều khiển sự cảnh giác, hạnh nhân đóng vai trò trung tâm trong việc xử lý các nối kết hướng tâm và ly tâm liên quan đến chức năng cảm xúc. Hạnh nhân nhận thông tin thu vào trực tiếp từ đồi thị ( thalamus), hải mã ( hippocampus) ( qua các đường đa phóng chiếu), vỏ não khứu giác, và những vùng cảm giác khác của vỏ não cũng như từ những hệ thống gây cảnh giác khác nhau ở thân não. Hạnh nhân xử lý và quyết định giá trị cảm xúc của thông tin cảm giác đơn giản được thu nhận vào , tri giác về thông tin đa cảm giác phức tạp, quá trình từu tượng về nhận thức phức tạp, ngay cả đáp ứng một cách đặc hiệu với các kích thích phức tạp liên quan đến xã hội. Tiếp theo sau đó, hạnh nhân điều khiển đáp ứng của sinh vật đối với thông tin cảm xúc bằng cách gửi những đường phóng chiếu đến các vùng não liên quan đến vận động ( hành vi) , hệ thần kinh tự động, và những vùng nội tiết thần kinh của hệ thần kinh trung ương. Trong một loạt những nghiên cứu nổi tiếng của LeDoux và cộng sự đã chứng minh vai trò chính yếu của hạnh nhân trong trí nhớ “ cảm xúc” . Các động vật, bao gồm cả con người giữ lại  được thông tin về cảm xúc và thông tin nhận thức, việc giữ thông tin cảm xúc là điều thiết yếu trong cả hai quá trình điều chỉnh bình thường và bất thường của lo âu. Vị trí ở vùng viền (limbic areas)  mà những kiểu hoạt động thần kinh đi kèm với đe doạ -trở nên sợ hãi được hoạt hoá qua trung gian các hệ thống dẫn truyền thần kinh monoamine của hệ thống lưới hoạt hoá ( reticularactivating system).

Hệ thống chẩn đoán DSM-PC

                        GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG CHẨN ĐOÁN DSM-PC

Nhắm vào nhu cầu phân loại sức khoẻ tâm thần của những nhà lâm sàng làm việc trong lãnh vực chăm sóc sức khoẻ ban đầu, Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ cùng với Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ đã hợp tác với nhau trong dự án nhằm cải thiện phân loại, ghi nhận được và chẩn đoán các rối loạn sức khoẻ tâm thần của trẻ nhỏ trong công việc chăm sóc ban đầu. DSM-PC ra đời trong bối cảnh này.

DSM-PC là gì? Đó là những chữ viết tắt của cụm từ Diagnostic and Statistic Manual of Mental Disorders Primary Care Version. Bản này có sự tham gia của nhiều nhà chuyên môn trong các lãnh vực như nhi khoa, tâm thần nhi khoa, tâm lý nhi khoa, có sự liên kết của viện hàn lâm về tâm thần học trẻ em và trẻ vị thành niên Hoa Kỳ, hiệp hội tâm lý nhi khoa, phân nhóm tâm lý lâm sàng trẻ em của hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ, viện hàn lâm thầy thuốc gia đình Hoa Kỳ, Hiệp hội nhi khoa hành vi, Hiệp hội y khoa Hoa kỳ, cơ quan quản lý các dịch vụ và nguồn sức khoẻ, văn phòng sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, viện quốc gia về sức khoẻ tâm thần.

Bản DSM-PC dành cho trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên dựa vào 4 lãnh vực:

-Môi trường của trẻ có ảnh hưởng quan trọng đến sức khoẻ tâm thần của trẻ

-Một hệ thống phân loại sức khoẻ tâm thần có tính chức năng phải rõ ràng, ngắn gọn, dựa vào những thông tin khách quan  nếu có thể được và có tổ chức để nó có thể được chỉnh sửa trong những lần nghiên cứu tiếp theo.

-Trong đa số các tình huống, các triệu chứng của trẻ biểu hiện thay đổi theo trình tự tiếp diễn từ những biến đổi còn nằm trong giới hạn bình thường đến các vấn đề và cuối cùng là rối loạn ( những rối loạn này được định nghĩa trong hệ thống phân loại chẩn đoán DSM-IV)

-Đối với một hệ thống phân loại sức khoẻ tâm thần có ích cho mục đích lâm sàng, huấn luyện và nghiên cứu, hệ thống này phải tương hợp với những hệ thống hiện hành khác.

Sổ tay được tổ chức như thế nào?

Được chia ra làm nhiều phần:

Phần môi trường sống của trẻ, giúp nhà lâm sàng mô tả và xem xét ảnh hưởng của các tình huống hiện diện trong thực hành và ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của trẻ. Nó cũng giúp nhà lâm sàng xác định những hậu quả tiềm tàng của một tình huống không mong muốn và xác định các yếu tố có thể làm cho trẻ dễ bị tổn thương hơn hay linh hoạt hơn vì thế có thể làm giảm hay tăng lên ảnh hưởng của tình huống. Nhà lâm sàng cũng có thể đánh giá được các yếu tố gây stress , những thông tin liên quan đến yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ….

Biểu hiện của trẻ, bao gồm:

-Những triệu chứng hiện tại

-Phổ chẩn đoán: từ những biến đổi còn nằm trong giới hạn bình thường cho đến những vấn đề và nặng nhất là những rối loạn

-Những biểu hiện phát triển thông thường: trình bày theo tuổi những triệu chứng mà trẻ đang biểu hiện có bình thường so với lứa tuổi đó không?

-Chẩn đoán phân biệt

-Mức độ nặng

 

   PHÁT TRIỂN CẢM XÚC

 

                                                                  BS.Phan Thiệu Xuân Giang

 

Phát triển cảm xúc có tầm quan trọng cho hiểu biết của chúng ta về cả tâm bệnh lý lẫn bình thường.Mặc dầu cảm xúc có các chức năng đáp ứng quan trọng, cảm xúc cũng có thể có hậu quả đáp ứng sai lệch khi nó không được thống nhất trong những hệ thống phát triển khác.

-Biểu lộ cảm xúc

:

Một trong những quá trình liên quan đến phát triển cảm xúc là biểu lộ cảm xúc. Ở giai đoạn rất sớm của cuộc sống, trẻ sơ sinh có khả năng biểu lộ một mức độ cảm xúc rộng rãi khác nhau bao gồm: thích thú, mỉm cười, khó chịu và đau đớn. Vào khoảng 2 hay 3 tháng tuổi trẻ biểu hiện được sự buồn rầu và giận dữ, ngược lại sợ hãi xuất hiện vào lúc trẻ được khoảng 6-7 tháng tuổi. Cùng với sự phát triển gia tăng về nhận thức sau năm đầu đời, trẻ có thể biểu lộ được những cảm xúc phức tạp hơn như là sự khinh rẻ, xấu hổ, e thẹn, và tội lỗi. Sự biểu lộ cảm xúc xuất hiện bị ảnh hưởng nhiều bởi người chăm sóc. Trẻ nhũ nhi bắt chước trực tiếp cảm xúc của người chăm sóc và  ngược lại người chăm sóc củng cố một cách chọn lọc đối với những biểu lộ trên khuôn mặt của trẻ nhỏ, ví dụ: trẻ cười theo kiểu này thì nét mặt của người chăm sóc thay đổi theo một kiểu nào đó và được lập lại nhiều lần, các bà mẹ đáp ứng một cách khác nhau đối với việc biểu lộ giận dữ ở những trẻ nhũ nhi trai và gái.

Khoảng từ 10-12 tháng tuổi, vai trò của biểu lộ cảm xúc gia tăng về mặt xã hội và có một chức năng quan trọng trong việc tổ chức hành vi. Trẻ một năm tuổi xét đoán ý nghĩa của các sự kiện thông qua việc học tập từ việc đáp ứng cảm xúc của người chăm sóc đối với các sự kiện đó, hiện tượng này được gọi là tham khảo xã hội (Social referencing).

Khi trẻ phát triển qua năm thứ 2, biểu lộ cảm xúc trở nên ổn định hơn và thống nhất hơn với phát triển nhận thức. Trong năm thứ 3, sự tự ý thức và suy nghĩ tượng trưng xuất hiện,chúng ta bắt đầu nhận thấy sự xuất hiện của những cảm xúc tự ý thức như xấu hổ, tội lỗi, bối rối và tự hào(Harter,1999). Trẻ ở tuổi trước khi đến trường đánh giá thành tích của của chúng và phản ứng có cảm xúc đối với thành công và thất bại, biểu hiện kinh nghiệm vui thích, không hài lòng không chỉ đối với nhiệm vụ mà còn đối với chính trẻ ( Stipek, 1995).

Ở giai đoạn giữa cuả tuổi nhỏ, trẻ cho thấy có khả năng xác định sự phù hợp xã hội ( Social appropriateness) nhiều hơn về các biểu lộ cảm xúc và có khả năng kềm chế hoặc che dấu các phản ứng cảm xúc của chúng khi tình huống và các tiêu chuẩn xã hội đảm bảo xác đáng. Ví dụ như khi trẻ được cho chơi trò chơi video khác, trẻ 10 tuổi thường hay cười và nói cám ơn nhiều hơn so với trẻ 5 tuổi. Nghiên cứu của Larson và Richards (1994) khi yêu cầu trẻ vị thành niên và cha mẹ  chúng mang máy nhắn tin và báo lại cảm xúc của họ khi được nhắn tin ngẫu nhiên ở một khoảng thời gian nào đó, trẻ vị thành niên báo lại rằng chúng thấy vui vẻ nhiều hơn gấp 5 lần so với cha mẹ báo lại nhưng chúng báo lại rằng không vui gấp 3 lần. Cảm xúc của trẻ vị thành niên cực đoan hơn và cũng nông cạn hơn . Mặt khác, sự phát triển nhận thức cung cấp cho trẻ vị thành niên sự ý thức về ảnh hưởng của việc biểu lộ cảm xúc của chúng và gia tăng kỹ năng xử lý cảm xúc, những điều này cho phép trẻ kềm chế được cảm xúc khi chúng có thể gây hại cho các mối quan hệ hoặc để giao tiếp cảm xúc khi chúng có thể gia tăng sự liên kết với người khác (Saari,1999).

Ghi nhận cảm xúc ( Emotion recognition):

Trẻ em có thể thăm dò khuôn mặt của người chăm sóc nhằm để có được các gợi ý về ý nghĩa của các sự kiện xảy ra xung quanh chúng : Điều này an toàn hay nguy hiểm? Trẻ nhỏ thường nhìn xem việc biểu lộ cảm xúc của những người xung quanh chúng để diễn giải thậm chí đối với cả trải nghiệm nội tâm của chính trẻ: Ví dụ, trẻ nhỏ bị ngã, tuỳ theo sự biểu lộ cảm xúc của cha mẹ là báo động hay bình tĩnh mà trẻ bắt đầu khóc nhè hay bỏ qua mà chơi tiếp. Ghi nhận cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển các quan hệ xã hội khoẻ mạnh và là một điều kiện tiên quyết để có được sự thấu cảm và hành vi tiền xã hội.

Hiểu được cảm xúc (Emotion understanding):

Đây là phần tương tác giữa phát triển nhận thức và phát triển cảm xúc. Nhiệm vụ quan trong của phát triển là có khả năng nhận dạng, hiểu được và lý giải được về cảm xúc của chính bản thân và về người khác. Hiểu được cảm xúc là tâm điểm đối với sự phát triển trong bối cảnh cá nhân, bao gồm: quan điểm về bản thân và có vai trò trung tâm trong việc phát triển về đạo đức và quan hệ với người khác, bao gồm sự thấu cảm và thành thạo về xã hội. Chỉ khi việc biểu lộ cảm xúc được gia tăng qua kiểm soát có ý thức trong quá trình phát triển, trẻ lớn hơn có khả năng phản ảnh và hiểu được cảm xúc của mình với mức độ phức tạp hơn và sâu sắc hơn, Ví dụ trẻ ở tuổi đi học hiểu được rằng có thể trải nghiệm nhiều hơn một loại cảm xúc ở cùng một thời điểm, cảm xúc xuất hiện bên ngoài các tình huống đặc biệt, trải nghiệm giống nhau có thể gợi lên những cảm xúc khác nhau ở những người khác nhau.

Điều chỉnh cảm xúc (Emotion regulation):

Là khả năng theo dõi, đánh giá và bổ trợ đáp ứng cảm xúc của chính mình nhằm để hoàn thành một nhiệm vụ (Thompson,1994).Điều chỉnh cảm xúc cần phải có khả năng để định dạng, hiểu được và làm nhẹ đi cảm xúc của mình khi thích hợp. Điều chỉnh cảm xúc có thể liên quan đến việc ức chế hoặc làm dịu bớt các phản ứng cảm xúc, ví dụ: trẻ có thể thở sâu, đếm đến 10 nhằm giúp trẻ bình tĩnh khi đối mặt với cảm xúc khó chịu. Điều chỉnh cảm xúc cũng có thể liên quan đến việc gia tăng cường độ thức tỉnh cảm xúc nhằm để đạt được một mục tiêu. Ví dụ, trẻ có thể gia tăng sự tức giận nhằm để có được can đảm đứng trước một kẻ bắt nạt, hoặc trẻ có thể gia tăng các cảm xúc tích cực bằng cách nhớ lại hoặc tái diễn lại một kinh nghiệm vui vẻ. Thực chất, điều chỉnh cảm xúc cho phép trẻ là “ông chủ của chính mình”- theo cách nói của một thân chủ trẻ em!

Cha mẹ góp phần vào các kỹ năng điều chỉnh cảm xúc của trẻ bằng cách đáp ứng một cách nhạy bén với sự khó chịu của trẻ và giữ được cảm xúc ở mức độ có thể chấp nhận được vì thế cảm xúc có thể xử lý được (Kopp,2002). Qua quá trình phát triển, trẻ có thể tiếp tục các chức năng  điều chỉnh này nhằm để tham gia vào việc tự xoa dịu (self-soothing) và điều hoà cảm xúc của chính trẻ. Khi cùng với các dạng tự điều chỉnh khác, các chức năng mà trẻ dựa vào cha mẹ lúc khởi đầu trở thành nội hoá nhờ thế mà trẻ có thể thực hiện được những kỹ năng này cho chính bản thân trẻ.

Các quá trình cảm xúc và tâm bệnh học phát triển:

Biểu lộ, ghi nhận hoặc hiểu được cảm xúc không chính xác

:

Chúng ta sẽ thảo luận về những trẻ có  suy kém một số chức năng cảm xúc cơ bản. Ví dụ như trẻ tự kỷ, các trẻ này có thể biểu lộ cảm xúc không thích hợp và không thể đọc và hiểu được cảm xúc một cách chính xác ở người khác.Trong những trường hợp khác, khả năng phát triển các kỹ năng ghi nhận cảm xúc của trẻ bị cản trở bởi một môi trường xã hội mà ở đây cung cấp cho trẻ các tính hiệu hỗn hợp và không rõ ràng. Ở những trường hợp khác, trẻ có thể mang những niềm tin méo mó  mà chúng làm nặng thêm khả năng diễn dịch cảm xúc ở người khác, ví dụ như trong trường hợp rối loạn cư xử. Hậu quả là khi sự phát triển về biểu lộ cảm xúc, ghi nhận, hiểu cảm xúc bị sai lệch, chúng ta sẽ thấy một ảnh hưởng lớn trên việc điều chỉnh tâm lý.

Rối loạn điều chỉnh cảm xúc:

Cơ chế nguy cơ nổi trội trong sự phát triển cảm xúc là điều chỉnh cảm xúc nghèo nàn. Cole và cộng sự (1994) chỉ cho thấy rằng điều chỉnh cảm xúc có thể phát triển sai lệch theo hai cách: kém điều chỉnh hoặc quá mức điều chỉnh. Nói theo cách khác, không có khả năng biểu lộ cảm xúc của mình có thể là vấn đề cũng như là không có khả năng kiểm soát chúng . Ngược lại kém điều chỉnh cảm xúc liên quan đến các rối loạn có tính ngoại hoá đi kèm với kiểm soát xung động kém, phóng ngoại (Acting- out) và hành vi gây hấn, còn điều chỉnh quá mức có thể liên quan đến sự phát triển của các vấn đề có tính nội hoá (Internalizing problems) đi kèm với lo âu, trầm cảm và các khó chịu bên trong nội tâm.

Điều chỉnh cảm xúc là một phần thiết yếu của nhiều dạng tâm bệnh mà chúng ta sẽ thảo luận. Ví dụ, điều chỉnh cảm xúc là điểm cốt lõi để đối mặt với lo âu cũng như là một chìa khoá đối với việc làm nhẹ đi sự giận dữ vì thế nó không làm xuất hiện sự gây hấn. Tương tự như thế, khả năng kiểm soát các tình trạng cực đoan về các khuấy động cảm xúc tiêu cực và tích cực cho phép các mối liên hệ bạn bè tiến triển một cách trơn tru.

Các mối quan hệ giữa cha mẹ-trẻ đóng một vai trò quan  trọng trong việc làm nền tảng cho khả năng xử lý các cảm xúc tức giận ở trẻ. Tuy nhiên quá trình phát triển càng gia tăng, trẻ cần phải có khả năng trở nên tự dựa vào mình và làm chủ được chính cảm xúc của mình trong những môi trường mà cha mẹ không có mặt để trợ giúp như là ở trường học, và trong bối cảnh bạn bè. Có lẽ cánh cửa tốt nhất cho quá trình này được cung cấp bởi  cấu trúc  gắn bó cha mẹ-con, bằng cách này trẻ di chuyển từ việc dựa vào cha mẹ đến việc điều chỉnh cảm xúc được nội hoá. 

Phương pháp trị liệu Floortime

 FLOORTIME

                                                                  BS.Phan Thiệu Xuân Giang

FLOORTIME I:           CHÚ Ý, TƯƠNG TÁC VÀ MẬT THIẾT

GIÚP TRẺ TRỞ NÊN QUAN TÂM ĐẾN THẾ GIỚI VÀ LIÊN KẾT VỚI CON NGƯỜI

 Tân, bé trai 2 tuổi rưỡi, trẻ ít có tiếp xúc mắt với cha mẹ và hay quay mặt đi khi cha mẹ cố chơi với trẻ. Giữ được sự chú ý của trẻ là điều không phải dễ. Bố của Tân cố gắng chơi trò chơi với Tân. Khi Tân đẩy chiếc xe tới và lui trên sàn nhà, bố Tân thử đặt tay trên chiếc xe hơi, Tân liền la lớn lên và giữ chặt lấy chiếc xe. Không e ngại, bố Tân lấy một chiếc xe khác và cố đâm vào chiếc xe của Tân. Tân quay lưng lại và tiếp tục chơi một mình. Cách thức mở đầu có tính xâm lấn nhiều hơn vẫn không mang lại hiệu quả. Bố Tân phải tìm ra một cách nhằm tương tác với sự chuyển động lập đi lập lại mà không cố nhằm làm chủ hay thay đổi nó. Bố Tân nghĩ ngợi trong giây lát rồi đặt bàn tay xuống dưới sàn nhà trên đường đi của xe.

Tân lái xe lên trên tay của bố , dừng lại một chút như thể quyết định phải làm gì, rồi Tân lái xe lên trên tay.Tân không nhìn bố khi Tân làm điều đó nhưng bằng cách không tránh né giao tiếp, Tân có tương tác ngầm. Bố bỏ tay ra khỏi chỗ cũ, trên đường xe trở lại, Tân lại đẩy xe lên tay bố. Tương tác thứ hai xảy ra. Cả hai giữ mức độ tương tác thấp như vậy trong khoảng 5 đến 6 lần . Sau đó bố Tân để chặn tay trên sàn nhà tạo thành một hàng rào ngăn chiếc xe lại, lần này Tân cho xe chạy lên tay bố, đâm vào tay bố và cười lớn. Bố Tân nhăn mặt. Đây là lần đầu tiên trong buổi trị liệu và là một trong ít lần trong năm Tân thừa nhận sự hiện diện của bố . Qua những tuần lễ kế tiếp Tân và bố phát triển những trò chơi khác với xe hơi.Bố Tân đã thấy được cách tương tác với hành động của Tân, tạo ra những vấn đề để Tân giải quyết, thay vì cố gắng làm thay đổi Tân. Trò chơi của hai bố con thường có kèm theo tiếng cười và có một chút tiếp xúc mắt. Sau vài tuần, Tân bắt đầu mang xe lại chỗ bố và mời gọi bố cùng chơi với Tân. Lần đầu tiên, bố Tân cảm thấy rằng cả bố lẫn con đang trên con đường xây dựng mối quan hệ với nhau.

TÌM KIẾM NIỀM VUI THÍCH QUA LẠI:

Nếu trẻ đi lại không có mục đích trong phòng, sờ vào mọi thứ, giữ một đồ vật cho đến khi trẻ phát hiện ra vật khác mà trẻ thích hơn, rồi quẳng vật cũ đi. Làm thế nào để bạn có thể thu hút, giữ được sự chú ý của trẻ. Cách thức để thực hiện điều đó là tham gia với trẻ trong vô số những điều làm trẻ thích thú. Cho trẻ hoặc chú ý đến những điều thu hút trẻ. Thu thập những vật mà trẻ để rớt xuống và để chúng vào trong một cái giỏ. Nếu bạn có thể chia sẻ được những niềm vui nho nhỏ này với trẻ, bạn sẽ xây dựng được một nền tảng cơ bản cho sự tương tác. Mục tiêu đầu tiên của bạn không phải là ép buộc tương tác. Đó chỉ là nối kết, chia sẻ niềm vui về việc cùng làm một điều gì đó với nhau, trải nghiệm niềm vui thích qua lại. Lúc đầu, sự chia sẻ này có thể chỉ kéo dài khoảng 2 giây, từ từ có thể kéo dài 10 giây, và có thể kéo dài lâu hơn. Nhưng vào lúc ban đầu, chỉ cố gắng thiết lập một cảm nhận về niềm vui thích qua lại.

ĐÁP ỨNG VỚI TÂM TRẠNG CỦA TRẺ:

Trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm cách thức để tương tác với trẻ, ghi nhận tâm trạng của trẻ. Nếu trẻ ở trạng thái dễ bị kích thích hoặc quá kích thích, buồn ngủ hoặc rút lui, lúc này có thể rất khó tương tác với trẻ.  Mục tiêu đầu tiên của bạn là nên giữ trẻ ở trong tình trạng tỉnh táo ổn định. Nếu trẻ quá kích thích, hãy xoa dịu trẻ. Trẻ có đặc biệt thích thú một số cảm giác như sờ hoặc giữ một đồ vật  hay  thích một bài hát nào đó, hoặc một cung giọng và nhịp điệu trong giọng nói của bạn? Trẻ có thích một kiểu vận động nào đó không?  Ví dụ như thích đong đưa , lắc lư. Trẻ có ổn định hơn khi trẻ ở trong phòng nửa tối nửa sáng hay phòng sáng hơn?

Nếu trẻ buồn ngủ hoặc rút lui, bạn sẽ làm trẻ tỉnh táo hơn, một lần nữa, thu hút các giác quan  mà bạn biết rằng trẻ thích và làm cho trẻ tỉnh táo hơn. Khi bạn hát một bài hát nào đó? Khi bạn di chuyển nhanh hay theo cách ngộ nghĩnh? Khi bạn đưa mặt bạn vào sát trẻ hay khi bạn đặt mũ lên đầu bạn? Có kiểu chuyển động nào làm trẻ tỉnh táo hơn? Ví dụ như lắc lư, đong đưa, nhảy hay lăn người qua lại?

Hãy nghĩ về các đặc điểm cảm giác vận động của trẻ và nghĩ về hoạt động nào mà trẻ dễ chịu hoặc làm trẻ tỉnh táo và sử dụng những hoạt động này để lôi kéo trẻ vào trạng thái tỉnh táo ổn định.

GIỮ ĐƯỢC SỰ CHÚ Ý CỦA TRẺ QUA CÁC GIÁC QUAN CỦA TRẺ:

Khi đã sử dụng được những cảm giác và vận động mà trẻ ưa thích để làm trẻ ổn định hay kích thích trẻ, tiếp tục sử dụng chúng để tương tác với trẻ. Mặc dầu  mỗi phương thức cảm giác được mô tả một cách riêng lẻ ở đây nhưng hãy nhớ rằng thông tin được thu nhận một cách đồng thời, vì thế trẻ có thể nhìn, nghe và di chuyển tất cả trong cùng một thời gian.

Âm thanh:

Cho trẻ âm thanh mà trẻ thích nhất

-Trẻ có chú ý đến tiếng ồn có giọng cao hơn những âm thanh có giọng thấp hay không? Hãy nói chuyện với trẻ bằng giọng cao đó để thu hút sự chú ý của trẻ.

-Trẻ có thích những âm thanh, tiếng ồn thấp?  Hạ thấp giọng của bạn xuống khi bạn thầm thì với trẻ. Nói một cách chậm rãi, mô tả hành động của trẻ bằng âm thanh.

-Trẻ có đáp ứng một cách tích cực với những tiếng ồn rung, như là âm thanh của máy sấy?  Hãy để trẻ gần với âm thanh đó. Nếu âm thanh đó làm trẻ ổn định, trẻ sẽ  sẵn sàng chú ý đến bạn nhiều hơn.

Sử dụng các vật mà tạo ra âm thanh trẻ thích nhằm giúp trẻ tương tác. Cười và gọi tên trẻ, chơi bóng với trẻ.

Sử dụng các cử chỉ kèm theo âm thanh càng nhiều nếu có thể- những nhóm từ như “ uh-oh!” hay “oh, không”… Hiệu ứng phóng đại này sẽ thu hút sự chú ý của trẻ  và cho trẻ cơ hội  để nhận ra vấn đề là gì.

Cảm giác xúc giác:

Những loại xúc giác nào trẻ thích sờ hay thích được sờ? Sử dụng những chất liệu này nhằm thu hút sự chú ý của trẻ đối với bạn.

-Trẻ có thích cảm giác áp lực chặt đè lên da trẻ ?Hãy nằm kế trẻ trên sàn nhà, mặt của bạn gần mặt trẻ và dùng tay đè chặt lên người trẻ

-Trẻ có thích cảm giác mềm mại trơn tru? Hãy cho trẻ bột nặn để trẻ có thể nặn những gì trẻ thích

-Trẻ có thích xới tay vào trong thùng đậu hay gạo?Cho trẻ chơi với hộp cát và đồ chơi.

Nhiều trẻ thích chơi với thức ăn- không phải chúng gây khó chịu cho cha mẹ mà bởi vì hoạt động này tạo cho trẻ có cảm giác thích thú. Thay vì xem việc chơi với thức ăn là điều gây bừa bãi thì hãy xem nó như một cơ hội để tương tác với trẻ. Cũng đặt tay của bạn vào đó, cũng lấy thức ăn cùng với trẻ. Nếu trẻ ném thức ăn xuống sàn, hãy chuẩn bị một cái tô để chứa nó. Đừng ngạc nhiên nếu trẻ có ý muốn tránh né cái tô.Khi trẻ dễ chịu, dễ liên hệ và giao tiếp, sẽ có đủ thời gian để dạy trẻ gọn gàng ngăn nắp.

Ở thời điểm này bạn muốn thực hiện bất kỳ điều gì mà bạn có thể giúp trẻ thích thú với sự hiện diện của bạn.

Thị giác:

Loại kinh nghiệm thị giác nào thu hút trẻ và cho trẻ niềm vui thích?

-Trẻ có thích gam màu sáng không? Khi bạn nhìn thấy trẻ liếc mắt vào vật gì sáng, hãy

để một chiếc mũ có màu hay chiếc khăn màu lên đầu bạn và đứng giữa trẻ và vật trẻ muốn nhìn. Sử dụng màu trẻ thích nhìn để thu hút sự chú ý của trẻ đối với bạn.

-Trẻ có thích các vật thể sống động như xe ô tô, xe lửa điện hay chong chóng? Lần tới khi trẻ liếc mắt nhìn chiếc xe, hãy chơi trốn tìm bằng cách nấp sau chiếc xe, gọi tên trẻ rồi di chuyển tới lui. Nếu trẻ thích chong chóng hãy để nó gần mặt bạn, thổi và gọi tên trẻ khi bạn làm như vậy. Dùng những vật sống động mà trẻ ưa thích để thu hút sự chú ý của trẻ đến bạn.

-Lấy 2 đèn chớp , để phòng trẻ tối một chút rồi đưa đèn vào, dùng đèn này đuổi theo đèn kia, hay xếp đèn xung quanh vật nào đó.

Mùi và vị:

Nếu bạn biết trẻ đặc biệt thích một vài loại thức ăn nào đó, hãy cùng ăn thức ăn này với trẻ. Ăn cùng một tô. Dùng tay để lấy thức ăn. Nếu trẻ cố dừng bạn lại hay kéo tô thức ăn về phía trẻ, cho trẻ thêm thức ăn chỉ khi trẻ nghi ngờ việc chia sẻ này không mang lại niềm vui. Trong khi trẻ ăn, gợi ý cho trẻ bằng giọng nói của bạn hay bằng hành động, giữ được sự chú ý của trẻ càng lâu càng tốt. Thầm thì với trẻ, cười với trẻ, làm khuôn mặt ngộ nghĩnh, vui vẻ với trẻ. Nhẹ nhàng tạo ra một hình ảnh chính bạn mà trẻ yêu thích cùng với thức ăn của trẻ.

Trải nghiệm vận động:

Nhiều trẻ vận động theo những cách thức không có mục đích, ví dụ như vẫy tay, nhảy, xoay người, hành động không có đích…Mặc dầu bạn có thể quan tâm về những hành vi này nhưng điều quan trọng là phải xem nó như cơ hội khác để tương tác với trẻ. Nếu một vài vận động làm cho trẻ thích thú, cố gắng tìm kiếm những cách thức để tham gia với trẻ trong những vận động này. Khi bạn thực hiện điều này, bạn ở trong một vị thế tốt hơn đi từ việc lập đi lập lại cho đến việc tương tác bằng cách tạo cho những hành động này những ý nghĩa mới.

-Nếu trẻ vẫy tay, bạn cũng vẫy tay và giả bộ như đang bay.Nếu trẻ không chú ý, hãy vẫy tay gần trẻ hơn. Có lẽ nên sờ vào trẻ một cách nhẹ nhàng khi bạn làm như vậy. Nếu cần thiết, bạn có thể đưa tay choàng lấy trẻ, trẻ có thể chống lại hoặc chạy khỏi hoặc trẻ có thể mỉm cười hay cười khúc khích. Trong mọi hình thức trên, trẻ đang tương tác với bạn đấy!

-Nếu trẻ xoay vòng vòng, nắm tay trẻ và hát bài hát “ nắm tay nhau thành vòng tròn” thay đổi tốc độ cho đến khi cả bạn và trẻ đều té ngửa ra. Trẻ sẽ biết ghi nhận bài hát và hành động sau một thời gian và sẽ cùng tham gia với bạn.

-Nếu trẻ đong đưa tới lui, ngồi đối diện với trẻ và cùng đong đưa với trẻ. Nếu trẻ không chú ý, đong đưa gần hơn.  Thay đổi nhịp điệu nhanh chậm và quan sát xem trẻ thích thú như thế nào?

-Nếu trẻ nằm trên sàn nhà, cùng nằm với trẻ và nói: À, con mệt hả? Để ba ( mẹ) nằm với con và bạn nằm đè lên trẻ. Trẻ có thể đẩy bạn ra hay mỉm cười và thích thú cảm giác được đè mạnh như thế. Hoặc tắt đèn đi, đưa cho trẻ tấm chăn và gối rồi hát một lời ru nào đó. Trẻ sẽ ghi nhận được thói quen này và tự hỏi điều gì sẽ xảy ra. Nếu trẻ ngồi dậy, bạn nói “ chào buổi sáng” và mở đèn sáng lên.

Đây là một số cách nhằm tạo thuận lợi cho những cách thức trẻ ưa thích chuyển động nhằm tương tác với trẻ và chia sẻ với trẻ niềm vui thích:

Trẻ có cho bạn thấy là trẻ muốn nhảy? Cúi xuống phía trước trẻ khi trẻ nhảy nhằm mỗi khi trẻ đáp xuống vui vẻ trẻ nhìn thấy mặt của bạn, mỉm cười và gọi tên trẻ, hay sử dụng những tín hiệu thị giác hay tín hiệu báo trước để thu hút sự chú ý của trẻ đối với bạn.

-Trẻ có biểu hiện cho bạn thấy rằng trẻ muốn đánh đu bằng cách chỉ vào chiếc xích đu ở công viên hay ngoài sân? Hãy đẩy trẻ từ phía trước, không phải là phía sau nhằm thiết lập giao tiếp mắt khi trẻ đánh đu. Lại lần nữa, gọi tên trẻ, vỗ tay, hát , thu hút những ưa thích về  thị giác và thính giác của trẻ nhằm làm cho sự tiếp xúc của bạn trở thành vui thích hơn. Đôi khi đẩy trẻ một cái xem trẻ có phản ứng thế nào. Trẻ có biểu lộ thích thú khi bạn đưa trẻ lên xuống trong không khí?  Hãy lập lại và lập lại. Nhìn xem trẻ có nhìn bạn nhiều hơn hay không? . Làm điều đó nhiều lần nếu bạn có thể cho đến khi trẻ có biểu hiện muốn nghỉ giải lao.

Sử dụng niềm vui thích của trẻ trong một vận động nhằm tạo ra một thời điểm mà trẻ thích thú bạn. Đừng bao giờ cắt ngang tương tác của trẻ mà trẻ muốn tiếp tục, nhưng hãy thêm vào và làm cho chúng phong phú hơn. Làm như thế sẽ thách đố trẻ thực hiện nhiều đáp ứng hơn. Nếu trẻ thích chơi đấu kiếm, hãy di chuyển thanh kiếm theo vị trí không mong đợi trước, giữ nó phía sau hay đặt nó xuống đất. Điều này có thể khơi nguồn cho trẻ giao tiếp. “ Không, dừng lại! hãy đánh tiếp ngay đi” khi trẻ đặt kiếm vào tay bạn lại (

Các yếu tố sinh học thần kinh liên quan đến lo âu

Các yếu tố sinh học thần kinh liên quan đến lo âu

                                                                                              BS. Phan Thiệu Xuân Giang

 Các bằng chứng bắt đầu cho thấy có các quá trình sinh học thần kinh liên quan đến việc dễ phát triển thành rối loạn lo âu (Salle & March, 2001). Trong thời điểm sợ hãi, các nội tiết tố stress được phóng thích và dẫn đến việc gia tăng tính kích thích của trục hạ đồi-tuyến yên-tuỷ thượng thận là chu trình của não liên quan đến sợ hãi. Khi những chu trình này bị kích thích thường xuyên, trẻ phát triển một tình trạng gia tăng nhạy cảm với lo âu. HỆ THỐNG HÀNH VI TIẾP CẬN (behavioural approach system)(BAS) và HỆ THỐNG HÀNH VI ỨC CHẾ ( behavioural inhibition system)(BIS) là điểm khởi đầu để hiểu được cấu trúc của hệ thần kinh liên quan đến đáp ứng lo âu. BAS bao gồm các cấu trúc của não liên quan đến HÀNH VI TIẾP CẬN, các cấu trúc này bao gồm các phần của hạch nền (Basal Ganglia) có liên quan đến hệ thống hoá chất thần kinh Dopamine, các vùng vỏ não: vận động, cảm giác vận động và vỏ não trán trước. BIS bao gồm các đường phóng chiếu qua các sợi noradrenergic của nhân lục ( Locus Coeruleus) và các sợi Serotonin từ median raphe. Hệ thống hành vi ức chế có tầm quan trọng trong kinh nghiệm lo âu, hệ này đáp ứng với cả những điều mới lạ và những đe doạ trừng phạt kể cả trong thực tế hay do cảm nhận. Hoạt hoá hệ BIS xảy ra khi tiếp xúc với trừng phạt, các kích thích mới mẻ và nỗi sợ bẩm sinh dẫn đến ức chế các hành vi tiếp cận. Chức năng phối hợp giữa hệ BAS và BIS là lượng giá các kích thích đi vào ở lãnh vực có thể có lợi hay có thể gây trừng phạt  và hoạt hoá các hành vi tiếp cận hay tránh né theo sau đó. Tiếp cận thường đi kèm với những cảm xúc tích cực và tránh né thường hay đi kèm với cảm xúc tiêu cực.

Những giả thuyết đề cập đến các chu trình của hệ thần kinh trung ương có liên quan đến đáp ứng lo âu đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của HẠNH NHÂN (Amygdala). Hạnh nhân là tập hợp các nhân nằm ở phần trước của thuỳ thái dương và có chức năng đánh giá ý nghĩa cảm xúc của những kích thích đi vào sau khi nhận được thông tin tương ứng phóng chiếu từ vỏ não, hải mã và đồi thị. Lần lượt, hạnh nhân phóng chiếu đến các hệ thống đáp ứng lo âu tương ứng  khác ở vỏ não trán ( chọn lựa hành vi), hải mã ( củng cố trí nhớ) , thể vân ( tiếp cận/ tránh né), hạ đồi và thân não ( đáp ứng thần kinh thực vật, giật mình, đáp ứng corticosteroid). Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng không có cấu trúc đơn nào, hoá chất thần kinh riêng lẻ nào  hoặc đơn thuần một gen nào điều khiển toàn bộ  hệ thống đáp ứng  lo âu. Đây là sự làm việc phức tạp của nhiều hệ thống có liên quan đến nhau để làm xuất hiện cảm xúc lo âu. Như chúng ta đã nói ở trên,

cảm xúc tiêu cực

là một thành phần quan trọng trong những vấn đề lo âu. Nói về nền tảng cấu trúc của CẢM XÚC TIÊU CỰC, các nghiên cứu về chức năng của não gợi ý rằng sự đánh giá các đe doạ thường ngày và học tập cảm xúc có thể liên quan đế việc hoạt hoá các bán cầu não khác nhau.

Nghiên cứu về điện não đồ cho thấy có sự gia tăng hoạt hoá của vùng thái dương trước và vùng trán trước bên phải trong đáp ứng với cảm xúc tiêu cực và cũng có sự gia tăng hoạt hoá của vùng trán trước bên trái trong việc đáp ứng với cảm xúc tích cực (Davidson,1998).

Gia tăng hoạt hoá của vùng trán trước bên trái đi kèm với khả năng kềm chế các đáp ứng giật mình đối với các kích thích tiêu cực, vùng trán trước bên phải ở người lớn có lo âu xã hội và trầm cảm hoạt hoá nhiều hơn so với bên trái. Ở trẻ em tuổi từ 8-11 khi được chẩn đoán là có rối loạn lo âu, người ta cũng thấy những hoạt hoá tương tự ở các vùng não như người lớn có rối loạn này.

Ngoài ra,một số chất dẫn truyền thần kinh và các hệ thống dẫn truyền thần kinh cũng có ý nghĩa trong lo âu và các hành vi liên quan đến lo âu. Đặc biệt là cả hai hệ : gamma aminobutyric acid (GABA) và serotonin (5-HT) đã được đặt trọng tâm trong nghiên cứu về lo âu. Sự quan tâm này xuất phát sau những phát hiện rằng các thuốc chống lo âu (Anxiolytic) như là Benzodiazepine và các thuốc ức chế tái hấp thu serotonine có chọn lọc (SSRI) điều chỉnh sự dẫn truyền thần kinh GABA và 5-HT. Hệ thống noradrenergic cũng có ý nghĩa trong rối loạn lo âu, đặc biệt liên quan đến thành phần hoạt hoá thần kinh giao cảm như trong rối loạn hoảng loạn ( Panic disorder)( Gordon & Hen,2004).

Một hệ thống lý thuyết khác cũng quan trọng đó là trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận. Hoạt hoá hệ thống này thường hay biểu hiện phản ứng hồi hộp, không yên trong đáp ứng với stress và sợ hãi. Thời gian đáp ứng kéo dài khoảng vài phút đến hàng giờ. Đáp ứng sợ thường đi kèm với sự gia tăng bài tiết cortisol là một loại nội tiết tố corticosteroid được tạo ra bởi tuỷ thượng thận. Trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận có ý nghĩa trong sinh lý bệnh của rối loạn lo âu. Sự phóng thích coritsol được điều khiển bởi hạ đồi (Hypothalamus), hạ đồi tiết ra nội tiết tố CRH (Corticotropin-releasing-Hormone), CRH kích thích tuyến yên bài tiết ACTH ( Adrenocorticotropic Hormone), nội tiết tố này kích thích vỏ thượng thận bài tiết cortisol. Cortisol giúp điều chỉnh đáp ứng hành vi và cảm xúc thông qua chu trình phản hồi đến tuyến yên và hạ đồi.

Bài tiết cortisol có thể là nền tảng cho các cơ chế bảo vệ khi tiếp xúc với nguy hiểm. Tuy nhiên nếu tiếp xúc kéo dài với glucocorticoid như cortisol cũng có thể gây độc cho hệ thần kinh và liên quan đến các vấn đề lo âu. Có nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng vùng hải mã (Hyppocampus) ở chuột và loài linh trưởng bị teo nhỏ lại khi được tiếp xúc với các stress  tâm lý hay làm  gia tăng nồng độ glucocorticoid trong máu trực tiếp( Sapolsky,2000).  Trẻ bị ngược đãi có triệu chứng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) và những trẻ được chẩn đoán là PTSD cho thấy có sự mất điều chỉnh mức cortisol ngày đêm. Các triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội ( hay ám sợ xã hội) có kèm theo với sự gia tăng hoạt động của cortisol ở những trẻ được gửi đến phòng khám lâm sàng ( Granger, Weisz, & Kauneckis,1994). Hơn nữa, những trẻ đã trải qua các yếu tố gây stress nặng nề hầu như có biểu hiện giảm thể tích của não và sự bất đối xứng ở thuỳ trán, có lẽ do ảnh hưởng bài tiết kéo dài của cortisol. Gần đây, một số tác giả như Carrion, Weems, và Reiss phát hiện rằng nồng độ cortisol có đi kèm với sự thay đổi kích thước của vùng hải mã trong một mẫu nghiên cứu nhỏ ở khoảng 15 trẻ tuổi từ 8-14, những trẻ này được tiếp xúc với yếu tố stress gây sang chấn. Nồng độ cortisol cao hơn có liên quan đến giảm kích thước ở vùng hải mã trong thời kỳ là một năm.  Nghiên cứu về sự ức chế hành vi, một yếu tố nguy cơ đối với rối loạn lo âu ở tuổi thiếu niên cũng có liên hệ giống với sự gia tăng nồng độ cortisol ở trẻ rất nhỏ.

Bằng chứng khác về các yếu tố tâm lý thần kinh đến từ những nghiên cứu về PTSD cho thấy rằng tiếp xúc với mức lo âu quá mức ảnh hưởng đến hoá chất trong não, làm ảnh hưởng đến các nối kết trung gian giữa các neuron, cấu trúc của não và chức năng của não ( De Bellis, 2001).

Ảnh hưởng từ việc chăm sóc của cha mẹ bị trầm cảm lên các giai đoạn phát triển

                                                                                                                                  BS.Phan Thiệu Xuân Giang

Giai đoạn phát triển bình thường mà cha mẹ cần giúp trẻ trong các giai đoạn:

Tuổi nhũ nhi:

Nuôi dưỡng một mối quan hệ gắn bó; tạo điều kiện cho sự phát triển tự điều chỉnh cảm xúc

Tuổi biết đi và tuổi mẫu giáo:

Cung cấp một trợ giúp bên ngoài cần thiết cho trẻ phát triển:

+Một hiểu biết đúng đắn về các tình huống cảm xúc và xã hội

+ Thực hành chức năng tự lập có hiệu quả

+ Có khả năng xoay sở các tình huống khuấy động cảm xúc

+ Có khả năng tổ chức và điều phối các nguồn trợ giúp trong môi trường

Trẻ ở tuổi đến trường và tuổi vị thành niên:

+Cung cấp một trợ giúp xã hội chung hoặc giúp giảm stress

+Giúp đỡ trẻ duy trì sự tập trung của trẻ vào nhận thức-trí tuệ và môi trường xã hội

+Theo dõi hành vi của trẻ

+Cung cấp những kỷ luật phù hợp

Đối với các bà mẹ bị trầm cảm:

Giai đoạn tuổi nhũ nhi:

Ít nhạy bén; ít đáp ứng ( chậm chạp hơn và ít tùy theo tình huống hơn); ít phát âm qua lại với trẻ; ít tiếp xúc âu yếm; số lượng và chất lượng kích thích chậm chạp hơn

Giai đoạn tuổi biết đi và mẫu giáo:

Bỏ ít thời gian tham gia với trẻ trong một hoạt động có chia sẻ qua lại; khởi xướng và kết thúc chú ý của trẻ đối với các vật thể thường xuyên hơn ( lẽ ra nên khuyến khích duy trì sự chú ý); đáp ứng với sự chống đối  ảnh hưởng của mẹ ở trẻ bằng cách bỏ qua yêu cầu của trẻ hoặc cố chấp ít hiệu quả hoặc có ảnh hưởng qua lại có tính kiểm soát

Giai đoạn tuổi đi học và tuổi vị thành niên:

Củng cố hành vi sai lệch của trẻ bằng cách đè nén cảm xúc khó chịu của trẻ trong đáp ứng với cảm xúc gây hấn ở trẻ khác; phê bình chỉ trích nhiều hơn, nhận xét tiêu cực, đón nhận kém những hành vi của trẻ.

Có nhiều yếu tố lộn xộn cùng xảy ra làm cho chúng ta không có những giải thích đơn thuần về việc lan truyền trầm cảm giữa các thế hệ với nhau. Đầu tiên, trầm cảm ở mẹ có đi kèm với một số các dạng tâm bệnh khác ở mẹ, bao gồm: lo âu, rối loạn nhân cách cũng như các yếu tố gây stress trong gia đình như xung đột trong hôn nhân, các khó khăn về kinh tế, những yếu tố này đều có thể ảnh hưởng lên sự phát triển của trẻ. Vì vậy, rất khó lòng mà tách biệt những ảnh hưởng của trầm cảm ở cha mẹ lên trẻ thành duy nhất một nguyên nhân.

Ngoài ra trầm cảm ở cha mẹ cũng đi kèm với những rối loạn khác không phải là trầm cảm ở trẻ như ADHD, lo âu, lạm dụng chất gây nghiện, ăn vô độ và rối loạn cư xử. Vì vậy khái niệm đa chiều được áp dụng ở đây; trầm cảm ở mẹ là một yếu tố nguy cơ không chỉ đặc hiệu đối với trầm cảm ở trẻ nhưng hơn nữa còn là yếu tố dự báo đối với kết quả không tốt.

Trẻ có cha bị trầm cảm:

Trong khi hầu hết những nghiên cứu đều chú trọng đến trầm cảm ở mẹ , gần đây những nhà nghiên cứu cũng đã bắt đầu ghi nhận được tầm quan trọng của việc nghiên cứu về trầm cảm ở cha. Nam giới trưởng thành có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn nữ giới là 2 lần. Có khoảng từ 3,8-12,7% nam giới có trải nghiệm trầm cảm chính ở tuổi trưởng thành và có nhiều người hơn có trải nghiệm khí sắc trầm cảm đặc biệt trong những năm họ phải nuôi dưỡng con họ. Trầm cảm ở cha cũng liên quan đến sự gia tăng có ý nghĩa các triệu chứng nội hoá và ngoại hoá của trẻ cũng như làm gia tăng sự xung đột giữa trẻ và cha. Patterson và Dishion (1988) cho rằng trầm cảm ở cha thử thách khả năng đối mặt của cha với những stress hằng ngày trong gia đình và đưa đến việc dễ bị kích thích và xung đột với trẻ. Tương ứng với giả thuyết này, Conger và cộng sự ( 1995) phát hiện rằng xung đột giữa cha và trẻ làm trung gian cho sự phối hợp giữa trầm cảm ở cha và tâm bệnh lý ở trẻ, đặc biệt là trầm cảm ở cha dẫn đến việc gia tăng xung đột với cha , kế đó dẫn đến gia tăng hành vi ngoại hoá của trẻ ở tuổi vị thành niên. Tiếp theo, xung đột giữa cha và trẻ có liên hệ với việc gia tăng trầm cảm ở trẻ là con của những nam giới bị trầm cảm. Trong bối cảnh gia đình lớn hơn, xung đột giữa cha mẹ với nhau cũng có thể là sản phẩm bắc cầu của trầm cảm ở cha, dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực gián tiếp trên trẻ. Ở khía cạnh khác như yếu tố bảo vệ, cảm xúc tích cực và sự chấp nhận của cha giúp bảo vệ trẻ khỏi những ảnh hưởng từ trầm cảm ở cha (Jacob & Johnson,1997).

Phát triển bản ngã (Self Development)

PHÁT TRIỂN VỀ BẢN NGÃ:

“Bản ngã có thể chỉ tồn tại trong mối liên hệ xác định rõ với ngã của người khác”

(George Herbert Mead, 1932). Mô hình làm việc bên trong là một mô hình không chỉ về mối quan hệ với người chăm sóc nhưng còn về bản ngã. Khi còn nhỏ, trẻ phát triển gia tăng về các mô hình phức tạp và khác biệt về bản thân và các mối quan hệ. Qua sự tương tác với người chăm sóc , trẻ phát triển một cảm nhận về chúng là ai và giá trị nào được đặt vào các phẩm chất và cá nhân độc nhất của trẻ.

SỰ XUẤT HIỆN CỦA BẢN NGÃ:

 

Sroufe (1990) định nghĩa bản ngã như là “ một tổ chức bên trong về thái độ,cảm xúc, các mong đợi và các ý nghĩa”  mà nó xuất hiện trong bối cảnh mối quan hệ chăm sóc. Sự xuất hiện của bản ngã trong giai đoạn ấu thơ được đặc trưng bởi sự gia tăng tổ chức và gia tăng khả năng tác động, khi trẻ trở thành một người tham gia chủ động hơn trong quá trình phát triển.

Sroufe mô tả sự tự tổ chức như là một tiến trình qua một loạt các giai đoạn trong thời ấu thơ.

Trong 6 tháng đầu đời, ( giai đoạn bản ngã trước định hướng), trẻ nhỏ gia tăng tương tác xã hội và ý thức đến những gì xung quanh chúng. Trẻ phụ thuộc vào người chăm sóc để nhằm giảm nhẹ đi tình trạng khuấy động và cung cấp cho trẻ khả năng điều hoà  trạng thái nội tâm. Tuy nhiên, trẻ cũng bắt đầu đáp ứng với với người chăm sóc và có thể đáp ứng đối với các kiểu tương tác phức tạp và kết quả đưa đến sự thích thú đôi bên.

Trong giai đoạn kế tiếp, từ 6-12 tháng (giai đoạn bản ngã định hướng), trẻ trẻ có ý hướng và hành vi của trẻ có hướng đến mục tiêu hơn, trẻ có thể điều hợp, khởi đầu và trao đổi với người chăm sóc. Ví dụ, trẻ biết chào đón ( mỉm cười, ê a, nhún nhảy và giơ hai tay lên) khi có mặt của người chăm sóc và trẻ cũng có phản ứng tiêu cực với người lạ. Đến cuối giai đoạn này, như chúng ta đã biết từ các nghiên cứu về gắn bó, cảm xúc, nhận thức, và các hành vi xã hội của trẻ được tổ chức xung quanh người chăm sóc và mối quan hệ chăm sóc.

Từ 12-24 tháng (giai đoạn bản ngã tách rời và có ý thức), trẻ tiếp tục gia tăng mục tiêu và hoạch định một cách chủ động, ngay cả khi những điều này trái ngược với người chăm sóc. Trẻ bắt đầu tách ra khỏi người chăm sóc cả về mặt thể chất lẫn tâm lý, thực hành các kỹ năng độc lập, trong khi vẫn còn hướng về xung quanh người chăm sóc như là một “ nền tảng an toàn”. Giai đoạn này đánh dấu một sự  di chuyển  phát triển theo hướng sự xuất hiện của việc ý thức về bản ngã và gây tác động đến xung quanh, bản ngã như là tác giả của chính những hành động của chính nó.

Giai đoạn kế tiếp, từ 24-60 tháng ( giai đoạn bản ngã theo dõi bản ngã), giai đoạn này được đánh dấu bởi một mức độ ý thức mới về cả bản ngã lẫn người khác. Sự thay đổi này đi kèm với khả năng hình dung cũng như gia tăng khả năng làm nhẹ và điều chỉnh cảm xúc và hành vi của trẻ. Những khả năng biểu tượng này cho phép trẻ ghi nhận được trạng thái nội tâm của chính mình và người khác cùng với giới hạn giữa trẻ và người khác. Ví dụ: không chỉ trẻ ý thức được về hoạch định và ý hướng của chính mình mà trẻ còn ý thức được rằng người chăm sóc cũng có ý thức về hoạch định và có ý kiến về hoạch định đó. Thành tựu quan trọng nhất ở đây là một cảm nhận về hằng định bản ngã (Self-constancy), đó là việc nhận ra rằng bản ngã là một tổng thể được tổ chức, “tiếp tục đang  là”  ngay cả có sự thay đổi về cảm xúc và mối quan hệ với người chăm sóc.

Những quá trình như nội hoá, ổn định, và tự định hướng vẫn tiếp tục hướng dẫn sự phát triển bản ngã trong những năm kế tiếp của cuộc đời. Ở giai đoạn tuổi thiếu nhi, theo Sroufe, đây là giai đoạn bản ngã được củng cố (consolidated self),như  là  mô hình làm việc bên trong của trẻ dẫn đến việc hằng định về các hình dung (các đại diện) về bản thân và người khác. Ở trẻ vị thành niên, chúng ta thấy sự xuất hiện của bản ngã phản ảnh bản ngã (self-reflective self) như là các thao tác chính thức cho phép trẻ quan sát và phản ảnh trên các quan điểm và khả năng của trẻ.

Ở cốt lõi của bản ngã, theo quan điểm của Sroufe, là quyền sở hữu về chính sự trải nghiệm của một người. Bằng cơ chế này, trẻ biết được rằng chúng là tác giả của chính những hành động của chúng, đây là sự điều chỉnh bên trong về cảm xúc và hành vi. Nói theo cách khác, trẻ khởi đầu phát triển một cảm nhận về bản thân thông qua trải nghiệm các hành động của chúng  như là có hiệu quả hay không có hiệu quả trong việc xử trí các đòi hỏi bên trong và bên ngoài, duy trì được sự cân bằng. Theo trình bày của Sroufe, “Lõi của bản ngã” nằm ở các kiểu điều chỉnh hành vi / cảm xúc, điều này cho phép trải nghiệm tiếp diễn cho dù có sự thay đổi về phát triển và môi trường.

Tự điều chỉnh:

Sự phát triển bình thường liên quan đến việc gia tăng tổ chức và tự định hướng về hành vi. Tóm lại, trẻ gia tăng về chính vị trí lèo lái và có khả năng biết khởi đầu và điều chỉnh hành vi và cảm xúc. Tự điều chỉnh được định nghĩa là hành vi được khởi đầu bởi bản thân và được trải nghiệm một cách có ý thức và tự chủ (Grolnick & Farkas,2002). Nói một cách khác, trẻ biết tự điều chỉnh là trẻ biết trải nghiệm chính mình như là một tác nhân gây ra các hành động của chính trẻ. Hơn nữa, trẻ biết tự điều chỉnh là trẻ có động cơ nội tại, không cần cha mẹ phải kiểm soát và cấu trúc được hành vi của chúng.Trẻ cũng có thể thực hiện các chọn lựa độc lập và nghĩ về chúng mà không bị nhạy cảm quá mức đối với áp lực của bạn bè.

Tự điều chỉnh có 2 phần: điều chỉnh cảm xúc là phần đã nói qua, và tự điều chỉnh hành vi là phần liên quan đến khả năng xử trí được hành vi của chính mình. Ví dụ như đặt một đồ chơi hấp dẫn trước mặt trẻ và nói: “Không được sờ vào cho đến khi bố(mẹ) quay trở lại” và lúc đó bạn quan sát xem trẻ gặp khó khăn như thế nào để kiểm soát xung động và trì hoãn sự thoả mãn. Tự điều chỉnh xuất hiện vào khoảng năm thứ 2 và được quan sát thấy khi trẻ biểu lộ sự tự kiểm soát và hành động một cách thích hợp theo xã hội ngay cả khi không có sự theo dõi của cha mẹ. Trong những năm tuổi mẫu giáo, khả năng hình dung của trẻ cho phép việc tự  điều chỉnh gia tăng tính thích nghi và linh hoạt. Phát triển ngôn ngữ trợ giúp cho quá trình này , giúp trẻ có khả năng tự nói chuyện để đối mặt với sự cám dỗ. Ví dụ, chúng ta hay thường thấy trẻ nhỏ nhìn vào đồ chơi mà trẻ muốn và nói lập đi lập lại câu cấm đoán của người lớn (“ Không được sờ vào!”).

Khái niệm  về bản ngã:

Khái niệm về bản ngã có hai thành phần. Phần đầu tiên liên quan đến nội dung của khái niệm về bản ngã ( ví dụ: tôi giống cái gì?). Phần thứ hai liên quan đến giá trị, đó là nhận biết về mình tiêu cực hay tích cực ( Ví dụ: tôi có thích con người tôi đang là?) và cũng được gọi là lòng tự trọng hay sự thành thạo được nhận biết (Perceived competence). Khái niệm về bản ngã của trẻ xuất hiện qua một loạt các giai đoạn song song với phát triển nhận thức và cảm xúc.

Sự phát triển của khái niệm về bản ngã:

Ở tuổi nhũ nhi và trẻ nhỏ: Sự bắt đầu ghi nhận được về bản ngã xuất hiện trong những trải nghiệm về tính hiệu lực đối với thế giới xung quanh : Tôi cười và người khác sẽ cười đáp trả; tôi khóc và lúc đó thức ăn tôi muốn xuất hiện. Trong những năm đầu đời,  cảm nhận của trẻ nhũ nhi về bản ngã được gọi là bản ngã như là một tác nhân (self as agent). Vào khoảng 2 tuổi,trẻ đáp ứng với việc nhận ra hình ảnh của trẻ trong gương và trẻ có khả năng chỉ ra mình trong những tấm ảnh. Có lẽ biểu lộ rõ rệt nhất về cảm nhận về bản thân là bằng chứng khi trẻ xác định mong muốn, nhu cầu và ý kiến theo cách thức la ó lên (Cái này của con, con muốn cái này…).

Tuổi mẫu giáo:

Trong những năm ở tuổi mẫu giáo, những khái niệm của trẻ về bản ngã được tập trung vào các đặc tính có thể quan sát được một cách cụ thể như là hình thể ( Tôi cao), các hoạt động chơi đùa ( tôi chơi đá bóng), các điều ưa thích (tôi thích nhất là bánh con sâu), hay sở hữu ( tôi có một chiếc xe đạp). Đây là thời gian dành cho

bản ngã có tính hành

vi (behavioral self).

Các yếu tố mô tả cụ thể này đại diện cho các hành vi riêng lẻ hơn là theo phân loại ở cấp bậc cao hơn ( Ví dụ: tôi có thể chạy nhanh thực sự không có thể khái quát cho : tôi giỏi các môn thể thao”). Vì thế, khái niệm về bản ngã ở giai đoạn tuổi mẫu giáo không được tổ chức theo một cách logic đặc biệt hay theo cách  chặt chẽ và những đánh giá trái ngược về bản ngã có thể cùng tồn tại với nhau một cách thoải mái. Hơn nữa, trẻ nhỏ hầu như tự đánh giá chính mình theo những cách thức tích cực không thực tế, lầm lẫn hy vọng và ước muốn của mình với các thành thạo thực tế. Trẻ em ở tuổi mẫu giáo cũng có suy nghĩ tất cả-hoặc không về bản ngã dựa vào những trạng thái cảm xúc mà trẻ trải nghiệm ở thời  điểm đó ( Tôi luôn vui vẻ, tôi chưa bao giờ sợ hãi). Những giới hạn về nhận thức cũng làm cho trẻ khó khăn trong việc hiểu được rằng trẻ có thể trải nghiệm 2 cảm xúc khác nhau ở cùng một thời điểm, sự khó khăn này được gọi là cắt chia cảm xúc (affective splitting).

Giai đoạn tuổi nhi đồng:

Trẻ ở tuổi 5-7 vẫn còn những đặc tính của giai đoạn sớm hơn, bao gồm một khuynh hướng cảm nhận về bản thân tích cực theo cách không thực tế ( ví dụ: tôi có thể ném trái bóng thật xa; tôi sẽ lập một đội bóng khi tôi lớn lên, tôi có thể làm nhiều điều thực tốt, nếu bạn giỏi điều gì đó bạn sẽ không thể kém ở cùng một thời điểm. Tôi biết những trẻ khác không giỏi nhưng tôi không phải thế! ). Suy nghĩ tất cả hoặc không vẫn còn ở dạng suy nghĩ theo cách đối lập và phân biệt quá mức- ví dụ, một trẻ bị khuyết tật về học tập, trẻ đạt kết quả thấp, trẻ có thể kết luận xấu rằng: trẻ bị câm hoàn toàn.Ở tuổi nhi đồng, các yếu tố mô tả về bản ngã của trẻ tập trung vào các thành thạo đặc biệt và các kỹ năng mà trẻ đã đạt được. Các kỹ năng này bắt đầu liên quan với nhau và tổ chức thành các loại chung nhưng cũng có hướng chia thành ngăn dựa trên nền tảng của những giá trị tích cực và tiêu cực, trẻ vẫn không thể thống nhất được các qui kết tiêu cực và tích cực lại với nhau. Mặc dầu trẻ ở giai đoạn sớm hơn trước tuổi nhi đồng không có một khái niệm về bản ngã chung  nhưng trẻ phân biệt được 2 nguồn tạo ra lòng tự trọng khác nhau một xuất phát từ việc được chấp nhận từ xã hội, loại khác đến từ khả năng thành thạo của chính trẻ.

Giai đoạn tuổi thiếu niên:

Ở tuổi từ 8-11 tuổi, khái niệm  của trẻ về bản ngã liên quan đến những khái quát hoá thống nhất một số các đặc điểm về bản ngã ( Ví dụ: tôi được nhiều người biết là đẹp, ít nhất là với các bạn nữ, bởi vì tôi đẹp với nhiều người , sẵn lòng giúp đỡ và có thể giữ bí mật). Ở giai đoạn trễ hơn của tuổi thiếu niên, trẻ xem xét bản thân không phải dưới hình thức các hành vi có thể quan sát được do trẻ thực hiện nhưng theo cách các đặc điểm về nhân cách mà trẻ có- đây là giai đoạn

bản ngã tâm lý (psychological self),

gia tăng tính ổn định và thống nhất. Khả năng để hình thành các khái niệm ở cấp bậc cao hơn cho phép trẻ phát triển một hình dung về sự đáng giá của bản thân một cách toàn thể. Ngoài cảm nhận về lòng tự trọng, trẻ đánh giá được về chính mình theo 3 lãnh vực thành thạo: Học tập, thể chất và xã hội. Ở giai đoạn giữa của tuổi thiếu niên, tự đánh giá cũng liên quan chặt chẽ với hành vi: lòng tự trọng về khả năng học tập dự báo được sự thành công ở trường học, tính tò mò, và động cơ để vượt qua thử thách, trong khi đó lòng tự trọng về xã hội liên quan đến lòng tin với bạn bè. Trong thời kỳ này, trẻ cũng có sự so sánh xã hội, trẻ đánh giá sự thành thạo và giá trị của mình so với người khác.

Tuổi vị thành niên:

Các kỹ năng thao tác chính thức của trẻ vị thành niên cho phép trẻ nghĩ về bản thân theo cách thức ngày càng gia tăng khả năng trừu tượng, không chỉ dựa vào điều trẻ làm mà còn dựa vào điều trẻ tin là trẻ có thể làm.

Đây là bản ngã trừu tượng, định hướng tương lai.

Ở tuổi này bản ngã trở nên phức tạp hơn, ngoài những chiều kích về tính toàn thể, học tập, thể chất và xã hội trong khái niệm về bản ngã, trẻ còn có thêm những lãnh vực khác như tình bạn thân, hấp dẫn tình cảm và thành thạo trong nghề.

       HỆ THỐNG CHẨN ĐOÁN DC: 0-3 LÀ GÌ?

                                                                          BS. Phan Thiệu Xuân Giang

Hệ thống 0-3 đối với  phân loại chẩn đoán các rối loạn sức khoẻ tâm thần và rối loạn về phát triển của trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ (Diagnostic Classification of Mental Health and Developmental Disorders of Infancy and Early Childhood) ra đời nhằm khuyến khích những nhà lâm sàng hiểu được sự phong phú và tính phức tạp của quá trình phát triển trong những nam đầu đời. Hệ thống này ra đời vào năm 1994, thuộc trung tâm quốc gia dành cho trẻ nhũ nhi, trẻ biết đi và gia đình của Hoa Kỳ ( National Center for Infants, Todlers and Families) , hệ thống này thiết kế nhằm giúp đỡ các nhà lâm sàng:

-Ghi nhận được những khác biệt về cá thể trong những cách thức mà trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ xử lý cảm giác, tổ chức kinh nghiệm, và thực hiện hành động

-Quan sát và hiểu được tương tác của trẻ với người chăm sóc quan trọng

- Khám phá được ảnh hưởng của gia đình , văn hoá và cộng đồng trên sự phát triển của trẻ

-Ghi nhận được chất lượng của những quá trình đáp ứng của trẻ cũng như là các thách thức về phát triển mà trẻ cần phải đối mặt.

Hệ thống chẩn đoán 0-3 quan niệm rằng quá trình chẩn đoán là một quá trình liên tục, cho phép hiểu biết ở những mức độ sâu sắc hơn và bổ sung cho những tóm tắt chẩn đoán khi nhà lâm sàng tăng thêm ý thức đầy đủ hơn về trẻ và gia đình. Một nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lãnh vực làm việc với trẻ nhỏ và gia đình trong bất kỳ lãnh vực nào đều sẽ nhận ra sự khôn ngoan của tiếp cận này. Bởi vì tính phức tạp, thay đổi nhanh chóng và liên tục là điểm thiết yếu của giai đoạn phát triển sớm, do đó những quyết định đánh giá vội vã hay cách tiếp cận giảm nhẹ quá mức  đối với can thiệp thường có vẻ như không đủ và cũng có thể gây nguy hiểm. Không may mắn cho chúng ta, những người làm lâm sàng phải chịu nhiều áp lực vì công việc hằng ngày, nên chúng ta thường có chẩn đoán quá nhanh chóng và thường dựa trên nền tảng thông tin không đầy đủ.

Những áp lực đến từ nhiều phía như thiếu vắng thông tin về sự phát triển của trẻ trong khi khám và đánh giá trẻ và gia đình do không đủ thời gian để thu thập thông tin, do số lượng bệnh nhân quá nhiều, áp lực cũng đến từ việc nhà lâm sàng được đào tạo theo khuynh hướng chỉ nhìn xem triệu chứng hiện tại hoặc những yếu tố chỉ dẫn về sinh học trong chẩn đoán các rối loạn sức khoẻ tâm thần và rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ. Hệ thống 0-3 cho thấy rằng nếu bỏ qua toàn bộ các mối quan hệ của trẻ, kiểu gia đình, và những động lực tương tác phức tạp với những người quan trọng trong đời sống của trẻ trong suốt quá trình đánh giá thì có nguy cơ đưa đến chẩn đoán sai lầm cùng với những hậu quả làm phải trả giá cho việc thay đổi cả cuộc sống của trẻ. Ngược lại một lượng giá cẩn thận dựa trên một liên minh vững chắc với cha mẹ và những người chăm sóc quan trọng khác sẽ không chỉ giúp hoạch định điều trị thích hợp mà trong một số trường hợp còn có thể chỉ ra những thay đổi trong môi trường chăm sóc đủ để giữ được sự phát triển của trẻ tốt với chỉ có can thiệp tối thiểu từ nhà chuyên môn. ( Stanley I. Greenspan, MD)

Hệ thống phân loại chẩn đoán 0-3 được tổ chức theo

 

3 nguyên lý chính:

-

Nguyên lý đầu tiên

là chức năng tâm lý của trẻ triển nở trong bối cảnh các mối quan hệ của trẻ. Cảm nhận về bản ngã của trẻ và về vị trí của trẻ trong thế giới trẻ sống được gọt giũa ở mức rất cơ bản bởi những tương tác với người chăm sóc có vai trò chính đối với trẻ.

-Nguyên lý thứ hai

là sự khác biệt về cá thể trong tính khí và những điểm mạnh về thể chất cũng như những yếu tố nhạy cảm, dễ bị bệnh lý đóng một vai trò chính yếu trong việc trẻ trải nghiệm và xử lý như thế nào đối với những gì xảy ra với chúng, và phải luông nhớ điều này trong khi đánh chứ năng của trẻ.

Cùng lúc đó, đáp ứng của người chăm sóc đối với những đặc điểm cá thể của trẻ , sự đón nhận của người chăm sóc, kỹ năng chăm sóc trong khi đáp ứng với những khó khăn có thể giúp điều chỉnh, ngay cả có thể giúp chuyển đổi những thách thức hay những yếu tố nguy cơ sớm vì vậy họ không làm tổn hại đến quá trình phát triển của trẻ. Những quá trình tương tác qua lại mà ở đó trẻ và người chăm sóc giao tiếp, giúp đỡ nhau là nền tảng trong khái niệm của tiếp cận trong 0-3 nhắm hướng đến đánh giá và điều trị.

-Nguyên lý thứ ba

là tầm quan trọng của bối cảnh văn hoá gia đình trong việc hiểu biết chức năng và quá trình phát triển của trẻ.

Hệ thống phân loại chẩn đoán 0-3 nhằm bổ sung cho hệ thống chẩn đoán DSM những thiếu sót trong chẩn đoán dành cho trẻ ở độ tuổi từ 0-3. Hệ thống này cũng có 5 trục:

-Trục I:

Các chẩn đoán chính ví dụ như : rối loạn stress sang chấn ( Traumatic Stress Disorder) ( không phải Post Traumatic Stress Disorder), Rối loạn điều hoà cảm giác ( Regulatory disorders), rối loạn điều chỉnh ( Adjusment disorder), rối loạn cảm xúc ( Disorder of Affect)

-Trục II:

Phân loại rối loạn quan hệ: Trong trục này chia làm nhiều loại nhỏ, ví dụ: mối quan hệ liên quan quá mức(cha mẹ kiểm soát quá mức, cha mẹ có những đòi hỏi không phù hợp với mức phát triển của trẻ) , mối quan hệ không có liên quan( cha mẹ không nhạy bén, cha mẹ phớt lờ, không biết cách dỗ dành trẻ, cha mẹ không biết tương tác phù hợp với trẻ…) , mối quan hệ căng thẳng, lo âu ( Cha mẹ quá nhạy cảm và bảo vệ trẻ quá mức, bị bối rối hay căng thẳng khi chăm sóc trẻ, có những tương tác về cảm xúc hay lời nói tiêu cực, trẻ rất vâng lời hay trẻ lo lắng), mối quan hệ giận dữ, thù hằn ( cha mẹ không nhạy bén với những gợi ý cảm xúc ở trẻ, chăm sóc trẻ một cách cọc cằn, thô lỗ, trẻ có biểu hiện sợ hãi, lo âu, ức chế, bốc đồng, gây hấn, trẻ chống đối….)

Trục III:

Các tình trạng, các rối loạn về phát triển về y khoa: Trục này bao gồm các chẩn đoán trong ICD 10  và DSM-IV và DSM-PC

Trục IV:

Các yếu tố stress tâm lý xã hội: Ví dụ như các bệnh lý, cha mẹ bị bệnh, nghèo, bạo lực trong môi trường

Trục V:Mức phát triển cảm xúc chức năng ( Functional Emotional Developmental Level): Trục này nhấn mạnh đến cách thức trẻ tổ chức các kinh nghiệm cảm xúc, tương tác, giao tiếp, nhận thức, vận động và cảm giác. Có 7 mức độ phát triển. Mỗi mức được đặc trưng bởi quá trình hay khả năng chính yếu. Độ tuổi cho mỗi mức cũng được chỉ ra. 

Giới thiệu về sổ tay chẩn đoán tâm động PDM

            GIỚI THIỆU VỀ SỔ TAY CHẨN ĐOÁN TÂM ĐỘNG PDM

                    (PSYCHODYNAMIC DIAGNOSTIC MANUAL)

                                                                                              BS.Phan Thiệu Xuân Giang

 PDM là gì? PDM viết tắt của cụm từ Psychodynamic Diagnostic Manual: sổ tay chẩn đoán tâm động, là một khung chẩn đoán nhằm cố gắng đánh giá toàn bộ mức hoạt động chức năng của một cá thể, ở cả mức độ sâu cũng như nông về cảm xúc, nhận thức, và xã hội. Khung chẩn đoán này hy vọng mang đến sự cải thiện về chẩn đoán và điều trị các rối loạn sức khoẻ tâm thần và cho phép một tầm hiểu biết đầy đủ hơn về chức năng của tâm trí , não bộ và sự phát triển của chúng. Mục tiêu của PDM là bổ sung cho những cố gắng của DSM và ICD trong 30 năm qua.

PDM dựa trên khoa học thần kinh hiện hành , nghiên cứu kết quả điều trị và những nghiên cứu thực nghiệm khác. Nghiên cứu về sự phát triển của não, sự trưởng thành của những quá trình tinh thần gợi ý rằng các kiểu cảm xúc, chức năng xã hội và hành vi liên quan đến nhiều lãnh vực làm việc cùng với nhau hơn là riêng rẽ. Những kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng liên quan đến tính phức tạp của các kiểu mẫu cảm xúc và xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận rằng bản chất của mối quan hệ trị liệu, phản ánh những mặt liên kết giữa tâm trí và não bộ cùng vận hành với nhau  trong bối cảnh quan hệ giữa con người với con người, dự đoán một kết quả có tính mạnh mẽ hơn bất kỳ tiếp cận điều trị nào.

Một số tác giả đã trình bày những chứng cớ rằng điều trị tập trung vào những triệu chứng riêng lẻ  hay những hành vi ( hơn là về nhân cách, cảm xúc và mối quan hệ với người khác) thì không có hiệu quả thậm chí có những thay đổi nhất định nào đó có tính hạn hẹp. Có nhiều xem xét gần đây chứng minh rằng ngoài việc làm giảm nhẹ triệu chứng, tiếp cận trị liệu dựa vào tâm động còn giúp cải thiện toàn bộ về cảm xúc và chức năng xã hội.

PDM được tạo thành bởi một sự cố gắng của các tổ chức chính đại diện cho những nhà chuyên môn làm việc trong lãnh vực sức khoẻ tâm thần có định hướng về phân tâm, đó là Hiệp hội phân tâm học Hoa Kỳ, Hiệp hội phân tâm Quốc tế,   nhóm phân tâm của hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ, Hội hàn lâm phân tâm Hoa Kỳ, Ủy ban thành viên về phân tâm trong công tác xã hội lâm sàng.

Khung chẩn đoán được PDM thiết lập một cách có hệ thống mô tả:

-Chức năng nhân cách khoẻ mạnh và nhân cách bị rối loạn

-Bảng đánh giá chức năng tinh thần của cá thể  bao gồm các kiểu mẫu có liên quan đến hiểu và biểu lộ những cảm nhận, đối mặt với stress và lo âu, quan sát cảm xúc và hành vi của chính bản thân, hình thành những phán xét đánh giá về đạo đức

-Các kiểu triệu chứng bao gồm sự khác biệt trong mỗi cá thể về kinh nghiệm chủ quan về những triệu chứng

PDM thêm vào một khía cạnh cần thiết cho những hệ thống chẩn đoán hiện nay. Ngoài việc xem xét những kiểu triệu chứng được mô tả trong các nguyên tắc phân loại hiện có, nó cho phép nhà lâm sàng mô tả và phân loại các kiểu nhân cách, những khả năng xã hội và cảm xúc có liên quan, nét riêng về tinh thần, những kinh nghiệm cá nhân về các triệu chứng. Nó cung cấp một khung để cải thiện việc điều trị và hiểu được cả hai nguyên nhân về sinh học và tâm lý của sức khoẻ và các bệnh lý về tâm thần.

Theo PDM: Sổ tay chẩn đoán tâm động xuất bản lần đầu tiên 2006

NHÂN CÁCH VÀ NHỮNG RỐI LOẠN NHÂN CÁCH

                                                                                                                BS.Phan Thiệu Xuân Giang

Hàng ngày trong công việc, bác sĩ hay các nhà trị liệu gặp nhiều bệnh nhân có nhân cách bất thường. Những người làm lâm sàng cần hiểu được những kiểu nhân cách này vì 4 lý do. Đầu tiên, bệnh nhân có thể phản ứng với những cách thức khác thường đối với bệnh lý thể chất hoặc những điều trị được đặt ra đối với họ ví dụ như trở nên quá mức dựa vào , không tin cậy hay không hợp tác. Thứ hai, khi nhân cách bất thường, bức tranh lâm sàng về rối loạn sức khoẻ tâm thần thay đổi, làm cho chẩn đoán trở nên khó khăn hơn. Thứ ba, những nhân cách bất thường có thể phản ứng một cách khác nhau đối với các sự kiện gây stress, ví dụ như thay vì lo lắng thì họ biểu hiện hành vi gây hấn hay kịch tính. Thứ tư, những nhân cách bất thường có thể cư xử theo những cách gây stress thậm chí có thể gây nguy hiểm cho người khác, ví dụ như người chồng thường hay gây hấn có thể làm cho vợ bị trầm cảm hay người chồng này hành động một cách bạo lực đối với vợ mình.

Sau khi đọc xong phần này, chúng ta có thể hiểu được về cách thức nhân cách bất thường và phân biệt được điều này với rối loạn nhân cách và cách thức người ta phân loại.

Chúng ta nên biết làm thế nào để :

         1)  Đánh giá nhân cách

         2)   Phân biệt nhân cách bất thường với các rối loạn sức khoẻ tâm thần

         3)    Xử trí được các nhân cách bất thường trong thực hành hàng ngày

Chúng ta cũng nên có hiểu biết chung về những điều trị chuyên biệt.

Nhân cách là gì?

Thuật ngữ nhân cách nói đến các đặc tính bền bỉ 

của một cá thể khi biểu hiện trong những cách thức cư xử khác nhau ở những tình huống khác biệt. Nhân cách có thể được xem như được tạo nên bởi những đặc tính giới hạn trong các nhóm được biết đến như là các nét : tính xã hội, tính gây hấn, tính xung động. Khi mô tả nhân cách bất thường, thông thường tốt hơn là liệt kê ra những nét chủ yếu hơn là cố gắng áp dụng một dán nhãn chẩn đoán. Tuy nhiên, một vài nhân cách bất thường được biểu hiện chủ yếu bởi một nét đơn độc, đối với những loại này, một thuật ngữ mô tả đơn giản là điều hữu ích, sẽ giải thích ở phần sau. Tuy nhiên ngay cả đối với những nhân cách bất thường, thật quan trọng khi chú ý đến những đặc tính khác. Đặc biệt là những đặc tính tích cực có thể giúp phát triển xa hơn trong điều trị.

Rối loạn nhân cách là gì?

Những lệch chuẩn cực nhiều về nhân cách có thể được ghi nhận như là rối loạn nhưng thật khó mà định nghĩa một đường phân chia giữa bất thường và bình thường. Nếu nhân cách có thể được đo lường giống như trí tuệ, một chỉ số giới hạn có tính thống kê nên được dùng ( Ví dụ như hai độ lệch chuẩn so với dân số chung). Tuy nhiên mặc dù các nhà tâm lý đã tạo ra những đo lường một số mặt của nhân cách nhưng không có đo lường nào đáng tin cậy và có giá trị mà có ý nghĩa quan trọng nhất đối với thực hành lâm sàng. Khi không có những đo lường này, một tiêu chí ứng dụng đơn giản được sử dụng : Một nhân cách bị rối loạn khi nó gây ra đau khổ đối với người đó 

hoặc đối với người khác. Định nghĩa này có thể dường như đơn giản nhưng lại có hữu ích trong thực hành lâm sàng, đưa đến sự đồng thuận có hợp lý giữa những người sử dụng nó.

ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH:

Các nguồn thông tin:

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta xây dựng một hình ảnh về nhân cách của con người bằng cách quan sát họ đáp ứng trong nhiều tình huống khác nhau như thế nào. Để đánh giá, chúng ta có thể sử dụng 4 nguồn thông tin sau:

1)   

Mô tả của chính bệnh nhân về nhân cách của họ

2)   

Hành vi của bệnh nhân trong khi được phỏng vấn

3)   

Những ghi nhận về hành vi của bệnh nhân trong các tình huống khác nhau ở quá khứ

4)   

Cái nhìn của họ hàng và bạn bè

Trong một cuộc phỏng vấn nghề nghiệp, hành vi của ứng viên trong cuộc phỏng vấn thường được xem như một hướng dẫn hữu ích đối với nhân cách. Tuy nhiên, khi đánh giá bệnh nhân, hành vi trong phỏng vấn có thể bị hiểu sai nhiều bởi vì nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tạm thời có liên quan đến bệnh lý cũng như bởi nhân cách. Vì thế, lo âu hoặc trầm cảm có thể làm cho bệnh nhân có biểu hiện dễ bị kích thích hơn, ít tự tin hơn khi họ bình thường. Trầm cảm là đặc điểm nhân cách của họ: Bệnh nhân trầm cảm có khuynh hướng đánh giá thấp điểm mạnh của họ và phóng đại những yếu kém. Vì thế, điều quan trọng là kiểm tra sự đánh giá của bệnh nhân về nhân cách của mình và 

hành vi của họ trong khi phỏng vấn bằng cách so sánh với hai nguồn thông tin khác được liệt kê ở trên: ghi nhận về 

thành tựu quá khứ và những khó khăn, bất kỳ khi nào nếu có thể, và ghi nhận của bạn bè và người thân.

THÔNG TIN CẦN CÓ:

Trong khi đánh giá nhân cách, cần chú ý không chỉ đến những nét nhân cách dẫn đến những khó khăn mà còn đánh giá những điểm mạnh. Đôi khi một nét nhân cách có tính mạnh mẽ trong một tình huống lại đưa đến những khó khăn trong những tình huống khác, ví dụ như, nét nhân cách ám ảnh cho phép người ta đáng tin cậy và thiết lập tiêu chuẩn cao trong công việc 

nhưng thường dẫn đến lo âu quá mức khi họ bị bệnh. Trước khi bắt đầu những điều tra đặc biệt 

được liệt kê sau đây, thật có ích lợi khi hỏi những câu hỏi chung như “ Bạn nghĩ bạn của bạn sẽ mô tả bạn là người thế nào?”

Các mối quan hệ

Phần này liên quan đến các mối quan hệ trong công việc ( với đồng nghiệp, cấp trên, người có kinh nghiệm hơn), tình bạn với người khác giới và những mối quan hệ thân mật. Người phỏng vấn hỏi bệnh nhân xem họ làm bạn dễ dàng, có ít bạn hay nhiều bạn, có bạn thân có thể tin cậy và những mối quan hệ lâu dài. Người phỏng vấn cũng hỏi xem bệnh nhân có tính xã hội, tự tin 

hay e thẹn và bảo thủ.

Khí sắc quen thuộc:

Mục tiêu ở đây là khám phá xem khí sắc quen thuộc của người đó, không phải hiện tại cũng không phải gần đây. Người phỏng vấn hỏi hỏi xem khí sắc nhìn chung là vui vẻ hay buồn rầu, ổn định hay dễ thay đổi. 

Nếu khí sắc dễ thay đổi, người phỏng vấn hỏi xem thay đổi kéo dài trong bao lâu? Có khi nào nó xảy ra tự động hay liên quan đến các sự kiện. Cuối cùng, người phỏng vấn hỏi xem bệnh nhân có biểu hiện ra hay dấu kín nó.

Các nét nhân cách:

Khi hỏi về các nét nhân cách, thật hữu ích khi nhớ được một số nét được liệt kê ( ở bảng dưới). Mỗi đặc điểm có mặt tích cực cũng như tiêu cực và thích hợp khi hỏi bệnh nhân xem họ nằm ở phần nào giữa hai cực, ví dụ, một số người thì bình tĩnh, một số người khác thì tranh cãi- vậy bạn phù hợp với mức nào? Các đặc tính như ghen tuông và thiếu cảm xúc đối với người khác không được khám phá bởi vì bệnh nhân bị e thẹn về chúng hoặc không nhận ra sự hiện diện của chúng. Khi có một nghi ngờ về ghi nhận trước đây của bệnh nhân, lúc đó thông tin từ người đi cùng hay người biết đến bệnh nhân thường giúp giải quyết được. Cũng có ích lợi khi kiểm tra những câu hỏi bằng cách hỏi đời sống gần đây của bệnh nhân. Khi những quan sát được ghi lại, các thuật ngữ không rõ ràng như “ kém trưởng thành” hay “ không đầy đủ” không nên sử dụng, thay vào đó , nhà lâm sàng nên ghi nhận cách mà bệnh nhân có khó khăn khi gặp phải những đòi hỏi trong đời sống trưởng thành.

Thái độ, niềm tin và 

các tiêu chuẩn:

Các điểm tương ứng bao gồm các thái độ đối với bệnh lý, những niềm tin về tôn giáo, các tiêu chuẩn đạo đức. Thông thường những điều này trở nên rõ ràng khi tiền sử cá nhân được khai thác nhưng cũng có thể khám phá thêm vào thời điểm phỏng vấn .

Những thói quen:

Mặc dầu không phải là phần bắt buộc về nhân cách, vào thời điểm này cũng nên hỏi về việc sử dụng thuốc lá, rượu, 

các thuốc kích thích bởi vì việc sử dụng chúng cũng có liên quan 

một phần đối với nhân cách, mặc dầu có những ảnh hưởng quan trọng khác.

Các nét nhân cách thông thường:

-Dễ bị lo âu

-Khó chịu, cứng ngắc

-Thiếu tự tin

-Nhạy cảm

-Nghi ngờ, ghen tuông

-Không tin cậy

-Xung động

-Tìm kiếm chú ý

-Lệ thuộc

-Dễ bị kích thích

-Gây hấn

-Thiếu quan tâm đến người khác

            HOÀ NHẬP CẢM GIÁC

                                               

                                                        

                                                    BS.Phan Thiệu Xuân Giang

Hoà nhập cảm giác là gì?

-Là khả năng thu thập, phân loại và nối kết các thông tin từ thế giới xung quanh

Qúa trình này được thực hiện bởi hệ thần kinh trung ương

Thông tin đi vào qua các giác quan: mắt, mũi, da, tai, lưỡi…

Tuỷ sống và não phân loại và nối kết các thông tin này

Theo quá trình phát triển bình thường, quá trình hoà nhập cảm giác này diễn ra một cách tự động, chúng ta không cần phải “ nghĩ” về nó

Cũng giống như hệ tim mạch điều khiển dòng máu được bơm ra và hút về tim, hệ hô hấp điều khiển quá trình hít thở, hệ tiêu hoá cắt nhỏ các thức ăn và tạo năng lượng cho cơ thể, hệ thống hoà nhập cảm giác thu thập thông tin từ các giác quan, phân loại và nối kết các cảm giác ở trong não chúng ta vì thế chúng ta có thể sử dụng thông tin một cách thích hợp.

Một hệ thần kinh được thống nhất tốt là điều cần thiết cho mỗi người chúng ta

Không có một hệ thần kinh làm việc có hiệu quả, chúng ta không thể tương tác một cách thoải mái với thế giới quanh chúng ta được.

KHI NÀO THÌ SỰ HOÀ NHẬP CẢM GIÁC PHÁT TRIỂN?

Qúa trình này phát triển ngay khi còn trong bào thai

Được lập trình trước để phát triển theo một kết quả có thể dự đoán được

Nói theo cách khác, nếu không có trục trặc của hệ thần kinh, quá trình này xảy ra từng bước từ tuổi sơ sinh cho đến khi lớn.

Khoảng từ 8-10 tuổi, các chức năng cơ bản trong quá trình hoà nhập cảm giác được hoàn thành. Tuy nhiên quá trình vẫn tiếp tục được tinh luyện trong suốt cuộc đời.

HOÀ NHẬP CẢM GIÁC LÀM GÌ CHO CHÚNG TA?

-Tạo một hệ thống bảo vệ chúng ta

-Cho phép chúng ta tương tác và học tập từ môi trường

HỆ THỐNG NÀY PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?

-Não của chúng ta được lập trình sẵn

-Môi trường xung quanh tác động vào, ví dụ:khi còn trong tử cung, bào thai có thể nhận được các thông tin kích thích từ bên ngoài, điều này giúp kích thích phát triển hệ thống cảm giác

-Sau khi sanh, trẻ tiếp xúc với nhiều kích thích khác nhau qua việc tiếp xúc trong gia đình của trẻ và môi trường xung quanh

QUÁ TRÌNH HOÀ NHẬP CẢM GIÁC NÀY LÀ GÌ?

Người ta chia làm 4 giai đoạn hay bốn tầng:

Giai đoạn 1: Các giác quan:

-XÚC GIÁC

 Cảm giác sờ, có hai loại: Loại 1: cảm giác sờ nông hay bất ngờ và cảm giác đau. Các cảm giác này giúp bảo vệ chúng ta, nó báo động cho cơ thể biết là có kích thích nguy hiểm với chúng ta.Ví dụ: Khi chúng ta bất ngờ sờ phải lửa, chúng ta sẽ rút tay lại ngay tức thì.

Loại 2: hệ thống phân biệt: đáp ứng với kích thích môi trường, qua đó chúng ta có thể học hoặc gia tăng thông tin khi tiếp xúc với môi trường

-Hệ thống này giúp chúng ta biết được bản chất của kích thích, ví dụ: khi ta chạm vào vật gì đó thì ta biết đó là vật cứng hay mềm, thô ráp, trơn…

-Hai hệ thống này phải hoạt động cân bằng với nhau, chúng ta cần được bảo vệ khỏi các nguy hiểm nhưng chúng ta cũng cần phải tương tác khi cần thiết nếu chúng ta thấy thích thú và học hỏi được từ môi trường

Những trẻ có khó khăn trong việc xử lý cảm giác xúc giác:

-Trẻ có khó chịu khi bị chạm vào người?

-Trẻ có phân biệt được những cảm giác xúc giác khác nhau?

HỆ THỐNG TIỀN ĐÌNH

-Hãy mô tả cảm giác của chúng ta khi ta chơi đánh đu, trượt vòng…?

-Trẻ có khó khăn trong cảm giác tiền đình: Trẻ đáp ứng quá mức: sợ leo cao, sợ xích đu,sợ đu võng, sợ di chuyển nhanh…

Trẻ đáp ứng kém: Hầu như không đáp ứng với các kích thích trên

Trẻ tìm kiếm kích thích: thích gật gù, đong đưa, ngồi trên xích đu, leo trèo, lăng xăng…

CẢM GIÁC BẢN THỂ

-Cảm giác này cho ta thông tin về gân, cơ dây chằng và khớp của chúng ta. Nhờ đó mà chúng ta biết được vị trí của các phần cơ thể của chúng ta, ví dụ: Khi nhắm mắt lại chúng ta vẫn chỉ được đúng vị trí của các ngón chân

-Trẻ có bị khó khăn về cảm giác này không? Trẻ có để ý đến vị trí của các phần cơ thể?

KHỨU GIÁC

-Mùi có ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta

-Có những loại mùi dễ chịu: mùi chuối, mật ong, mùi nho, táo…

-Có những mùi gây khó chịu: Khói, hơi gas, độc chất….

VỊ GIÁC

Các thụ thể vị giác nằm ở lưỡi

Chúng ta có thể nếm được các vị khác nhau: chua, cay, ngọt, đắng…

THỊ GIÁC

-Kỹ năng thị giác tuỳ thuộc vào khả năng nhìn

-Chúng ta phải điều khiển các cơ mắt thật hiệu quả để mắt không bị mệt

-Trẻ có khó khăn về xử lý thị giác không? Trẻ khó nhìn do cơ mắt bị yếu? Kỹ năng cảm nhận thị giác: nhìn ánh sáng, màu sắc…

THÍNH GIÁC

-Là khả năng nghe

-Xử lý thính giác đầy đủ là một phần quan trọng trong mối tương tác của chúng ta với môi trường

-Trẻ có quá nhạy cảm thính giác không? Như sợ âm thanh, tiếng động,bịt tai…

Hay trẻ thích tiếng động: gây ồn ào, tìm kiếm âm thanh…

Hay không đáp ứng với âm thanh?

TẦNG THỨ 2

SƠ ĐỒ CƠ THỂ:

Cho phép chúng ta biết được vị trí của mỗi phần cơ thể, vị trí của một phần này liên quan đến phần khác và các phần chuẩn bị cho sự vận động.

Não mã hoá những thông tin từ xúc giác, tiền đình, thị giác, bản thể… để hình thành sự ý thức về sơ đồ cơ thể của chúng ta

Trẻ có vấn đề về phát triển đầy đủ sơ đồ cơ thể để hoạch định vận động? Ví dụ trẻ không biết đưa chân nào trước hay sau khi bước đi, trẻ khó khăn trong việc bò,không biết vượt chướng ngại…

TRƯỞNG THÀNH VỀ PHẢN XẠ:

-Phản xạ là các mẫu vận động đơn giản và cơ bản nhất

-Các phản xạ đều tự động và tiên đoán được

-Trẻ nhỏ có các phản xạ nguyên sơ cho đến 4-6 tháng tuổi

-Khi hệ thần kinh phát triển thì các phản xạ này bị ức chế

-Nếu các phản xạ này không bị ức chế nó sẽ làm cản trở sự vận động

-Sự thống nhất giữa cảm giác tiền đình và bản thể sẽ giúp các phản xạ trên trưởng thành và giúp cơ thể chúng ta vận động kháng trọng lực có hiệu quả

KHẢ NĂNG SÀNG LỌC CÁC CẢM GIÁC:

Chúng ta có khả năng tập trung vào một kích thích nào đó và bỏ qua kích thích khác: Ví dụ khi trẻ đang chơi trò chơi ưa thích, trẻ sẽ không chú ý đến tiếng gọi

Trẻ có khó khăn trong việc tập trung không? Trẻ có dễ bị xao nhãng không?

TƯ THẾ AN TOÀN:

Là việc cảm nhận được an toàn khi chuyển động trong không gian và thay đổi tư thế liên quan đến trong lực.

-Một số người cảm thấy không an toàn khi chân mình không chạm đất

-Trẻ có sợ hãi khi bị nhấc lên không?

Ý THỨC ĐẾN 2 BÊN CỦA CƠ THỂ:

-Chúng ta có khả năng phối hợp hoạt động 2 bên của cơ thể một cách có hiệu quả trong khi di chuyển

-Khi chúng ta ý thức được 2 bên cơ thể, chúng ta có thể biết bên nào phải bên nào trái hay chúng ta có thể bắt chước được hoạt động của người khác

HOẠCH ĐỊNH VẬN ĐỘNG:

-Là khả năng hoạch định một vận động mới

-Hoạt động này dựa trên sơ đồ cơ thể

-Chúng ta phải biết được phần cơ thể nào sẽ vận động trước khi ta sử dụng chúng

-Chúng ta cần nhiều thông tin từ những cơ quan cảm giác khác nhau

-Ví dụ khi cột dây giày, khi mặc áo, học đi xe đạp, học sử dụng viết…

TẦNG 3

-Tầng 1 và tầng 2 là nền tảng cho tầng 3 phát triển

-Các kỹ năng vận động như:

+Điều khiển mắt tay: cần phải có đủ khả năng điều khiển cơ mắt và khả năng cầm nắm đồ vật, ví dụ khả năng sử dụng viết, khả năng bắt bóng…

+Điều khiển mắt

+Điều chỉnh tư thế: cho phép trẻ điều chỉnh tư thế của mình cho phù hợp để thực hiện các công việc

+Kỹ năng nghe: giúp chúng ta hiểu được từ và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với người khác

+Thị giác không gian:Gíup chúng ta biết được chiều hướng, hình thể đồ vật, vị trí đồ vật trong không gian, phân biệt được các vật thể gần giống nhau: vd: chữ “b” và “d” chữ “n” và “m”

Giúp ta phân biệt được đâu là cảnh nền đâu là vật

Giúp ta nhớ các biểu tượng theo thứ tự

KHẢ NĂNG CHÚ Ý CÓ CHỌN LỌC:

-Giúp trẻ tập trung vào kích thích này và loại bỏ kích thích khác

-Khó khăn trong lãnh vực này có thể đưa đến những vấn đề về hành vi như lăng xăng, tăng động, xao nhãng, chú ý kém…

TẦNG 4:

-Học tập và cảm xúc là chức năng của não, các tầng trước sẽ cung cấp nền tảng cho tầng thứ tư phát triển

1)Khả năng học tập:

Sử dụng những khả năng mà ta có sẵn:

-Sử dụng mắt nhuần nhuyễn theo hàng để đọc chữ

-Sử dụng điều hợp tay mắt để viết

-Có tri giác về hình thể, không gian, chữ , số và từ

-Có trí nhớ thị giác theo thứ tự để giúp ta nhớ được các biểu tượng, các chữ theo thứ tự cần thiết cho việc đánh vần

-Có kỹ năng thị giác không gian cần thiết cho việc học toán hình học

Các khả năng trên có sẵn ở mỗi người, trẻ bị trục trặc ở hệ thần kinh , sẽ gặp khó khăn trong các khả năng này. Làm cho trẻ học tập khó khăn và chậm chạp.

2)Khả năng tư duy trừu tượng:

Rất cần thiết cho quá trình học tập, chúng ta có khả năng tổng hợp các cảm giác khác nhau để hình thành một biều tượng: Ví dụ: Hình tròn, vị ngọt, chua, cứng, có mùi thơm, màu vàng hay đỏ= quả táo

+Hoạt động hàng ngày: ăn,mặc, tắm, chải đầu, chơi và công việc trong lớp học

+Muốn có khả năng trong lãnh vực này, trẻ cũng cần có sự hoà nhập về cảm giác tốt.

Có rất nhiều vấn đề về hành vi liên quan đến khó khăn về chức năng hoà nhập cảm giác của trẻ, ví dụ: trẻ dễ bị khó chịu khi thất bại, hình ảnh bản thân kém, không có khả năng thiết lập quan hệ với bạn bè cùng tuổi, hành vi phá phách trong lớp học…

Hành vi và cảm xúc của trẻ có liên quan mạnh mẽ đến khả năng liên hệ của trẻ với môi trường xung quanh.

Một điều cần nhớ về hoà nhập cảm giác là sự phát triển về khả năng này cho phép chúng ta liên hệ với thế giới theo cách thức dễ dàng, có ý nghĩa và tự động về mặt cơ thể, học tập và cảm xúc.

CÁC 

ĐIỀU CÓ THỂ GIÚP TRẺ

1)Cảm giác tiền đình:

-Leo trèo có kiểm soát, leo bậc thang…

-Xoay tròn theo nhiều cách: ngồi trong túi lưới, ruột xe… theo nhiều tư thế khác nhau

-các trò chơi cần sự lộn vòng, lăn người…

-Lắc lư, gật gù: cưỡi ngựa, ghế nhún…

-Bò vượt chướng ngại…

-Nhảy trên nệm, ruột xe, tấm hơi với nhiều tư thế khác nhau

-Dẫn trẻ chạy xoay tròn

-Chơi đồ chơi xoay: chong chóng, con cù, bánh xe…

-Đưa võng, đong đưa khi bế ẵm, …

2)Cảm giác xúc giác:

-Sờ nông

-Sờ áp lực sâu

Bằng nhiều cách khác nhau: Xoa lưng, mát xa, bắt tay…

-Tìm đồ vật: cho các vật có nhiều kích thước khác nhau vào một lọ rồi cho trẻ thò tay để khám phá…

-Khi tắm cho trẻ cho trẻ cảm nhận xà bông: trơn, khắn tăm, bàn chải tắm, cho trẻ tiếp xúc nhiều phần khác nhau trên cơ thể và tập cho trẻ biết tên các phần cơ thể

-Kéo trẻ vòng vòng khi trẻ nằm trên chăn, để trẻ nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng…

-Sử dụng máy rung mát xa cho trẻ

-Cho trẻ xoá chữ được viết trên cát hay trên bảng…

3) Cảm giác bản thể:

-Trò chơi bánh sandwich

-Đẩy tường

-Nhảy, cò cò, bò

-Kéo co, kéo đồ vật…

-Nâng đồ

4) Thị giác:

- Nhìn nhiều màu sắc khác nhau

-Nhìn mặt người quen

-Tìm đồ vật

5) Thính giác:

-Nghe nhạc

-Hát ru

-Nhiều âm thanh khác nhau

6) Vị giác:

Tâp ăn nhiều loại thức ăn khác nhau

7) Khứu giác:

-Tiếp xúc với nhiều loại mùi: dầu thơm, xà bông….

PHỐI HỢP CÁC GIÁC QUAN VỚI NHAU

-Các giác quan có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau

-Mỗi trẻ sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu về cảm giác khác nhau, ví dụ: có trẻ sợ tiếng động nhưng cũng có trẻ thích gây ồn ào, có sẻ sợ độ cao nhưng cũng có trẻ thích leo trèo…

-Khi trẻ tránh né giao tiếp mắt, ta có thể vừa lắc lư trẻ vừa nhìn trẻ, hay cho trẻ chơi đồ chơi trẻ thích, để đồ chơi trước mặt trẻ và người chơi, đưa mặt qua lại, trẻ sẽ giao tiếp mắt dễ hơn

-Phối hợp mắt tai: nghe âm thanh ngang tầm mắt

-Phối hợp mắt tay: để đồ vật trẻ thích gần tay trẻ, phía ngang, nếu đồ vật có tạo âm thanh càng tốt, trẻ có thể sẽ phát triển: phối hợp mắt, tai, tay, khi trẻ chạm vào đồ vật: có thêm xúc giác được kích thích nữa.

Quí vị có thể tham khảo thêm thông tin về sự phát triển hay các vấn đề có liên quan tại website: 

www.phattrientreem.tk

                   STRESS VÀ NÃO BỘ

                                                                          BS. Phan Thiệu Xuân Giang

 Có nhiều nghiên cứu về y học và tâm lý cho thấy rằng rất nhiều trường hợp đến khám bệnh tại phòng mạch của bác sĩ là các vấn đề có liên quan đến tâm lý và thường biểu hiện dưới tình trạng stress cấp tính hay kéo dài .

Stress là một quá trình bình thường của cơ thể dùng để đánh giá và cố gắng đối mặt với các đe doạ về cảm xúc và các thử thách trong cuộc sống.

Các yếu tố gây stress- hay các sự kiện và tình huống- thường bị quy lỗi bởi vì do ảnh hưởng không thoải mái của stress, ví dụ : Tôi bị như thế này là do người đó gây ra, có quá nhiều việc làm tôi đau đầu, tôi mất ăn mất ngủ vì tại sao người ta cứ làm như thế trong cơ quan của tôi, tôi bực mình vì thằng con tôi nó không nghe lời tôi…Nhưng chúng ta có thể cảm nhận stress như là một trải nghiệm ( thừa nhận, sống chung, hướng giải quyết) hay là một thử thách(phải chịu đựng). Stress thông thường có tác dụng bảo vệ cơ thể trong thời gian bị đe doạ, ví dụ: Bạn gặp tình huống nguy hiểm tim bạn sẽ đập nhanh, cơ bắp co thắt lại, đường huyết gia tăng, huyết áp gia tăng để giúp bạn đối phó hoặc chạy thoát khỏi nguy hiểm đó , tuy nhiên nếu stress kéo dài nó có thể âm thầm phá huỷ cơ thể, bao gồm cả não bộ ví dụ : bạn không giải quyết được một xung đột, xung đột này làm bạn căng thẳng, ăn không ngon ngủ không yên, cơ thể bạn sẽ phải chịu đựng một tình trạng như thế kéo dài , hệ thần kinh sẽ mệt mỏi, sức đề kháng của cơ thể sẽ suy kém và bệnh tật dễ phát sinh.

Khi một tình huống stress xảy ra, cơ thể phản ứng bằng các gia tăng các nội tiết tố ( hormone) ( các hormone như : Adrenaline, norepinephrine, cortisol), các hormone này làm gia tăng nhịp tim và nhịp thở, gởi lượng máu nhiều hơn đến cơ xương, kích thích hệ miễn dịch, chuyển đổi đường và mỡ trong cơ thể thành năng lượng.

Cơ thể và tâm trí có khả năng đáp ứng với stress, trong hầu hết các trường hợp, đáp ứng xảy ra trong một khoảng thời gian giới hạn để nhằm trợ giúp cá thể đó đương đầu với một tình huống stress đặc hiệu, rồi sau đó cơ thể trở về trạng thái bình thường là trạng thái không bị stress. Đáp ứng với stress rất khác nhau ở mỗi người, tuỳ theo kinh nghiệm và nhân cách của người đó, cóthể trong tình huống này, người này bị stress nhiều nhưng người khác lại bị ít hay không bị.

Tuy nhiên, đôi khi sự hiện diện của những yếu tố gây stress vẫn còn duy trì như : bị lạm dụng, đấu đá, áp lực không thực tế ( lo xa thái quá ), các bệnh lý , các tình huống gây tức giận… có thể có ảnh hưởng gây huỷ hoại một cách rõ rệt trên cơ thể và não bộ. Các nhà nghiên cứu như tác giả Robert Sapolsky ở đại học Stanford, Hoa Kỳ, nghiên cứu về sức khoẻ và stress và báo cáo rằng : Một sự tràn ngập kéo dài của các hormone stress có thể làm cho một vài vùng não bị teo nhỏ lại, đặc biệt là vùng hải mã ( Hyppocampus). Một vai trò chính yếu của vùng hải mã là trí nhớ. Do đó một người bị stress kéo dài thường khai rằng mình hay quên và khó khăn trong học tập. Một khám phá mang lại nhiều hy vọng là nếu đáp ứng với stress được đảo ngược, tức là đối tượng giải quyết được vấn đề, xử trí được stress, môi trường an toàn hơn thì các vùng não này có thể hồi phục. Vì thế, các thảm hoạ ( thiên tai, tai nạn hàng loạt…), các thay đổi trong đời sống ( mất người thân, bản thân bị bệnh, có người trong gia đình bị bệnh, thay đổi nghề nghiệp, thất nghiệp, về hưu…) đều có thể tạo ra một phản ứng stress, đây là một phần trong đời sống của mọi người. Vậy thì một cách tương đối chúng ta không thể tránh được các yếu tố gây stress bởi vì chúng là một phần của đời sống chúng ta, quan trọng là chúng ta có thể học được cách thức diễn giải và kiểm soát các yếu tố gây stress.

Ví dụ: Lũ đến rồi, sợ lắm, tôi không thích lũ tí nào→ Khó chịu→Stress

           Lũ đến rồi, vùng này là vùng lũ mà, chuẩn bị tinh thần, dụng cụ, đồ đạc, học hỏi kinh nghiệm→Sống chung với lũ

ĐỐI MẶT VỚI STRESS:

-Tập thể thao để làm gia tăng sức mạnh của cơ thể :

 Có thể làm giảm đi các khó chịu về stress, giảm trầm cảm và lo âu . Các nghiên cứu khoa học đều chứng minh rằng có mối liên hệ giữa các bài tập thể chất và khí sắc ( tình trạng cảm xúc) của con người. Luyện tập thể chất thúc đẩy sự tỉnh táo và thư giãn, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Các điều kiện này giúp cơ thể hồi phục từ các đáp ứng do stress mang lại.

-Thư giãn:

Qua các hình thức như thiền định, phản hồi sinh học ( Biofeedback), các hoạt động khác nhau như : yoga, thái cực quyền, võ dưỡng sinh… đều làm giảm huyết áp, nhịp thở chậm hơn, giảm quá trình chuyển hoá và giảm căng cơ, các hoạt động này đều có tác dụng làm giảm  ảnh hưởng có hại của stress.

-Tiếp xúc xã hội:

Bạn bè, mối quan hệ gia đình có thể giúp đỡ bằng cách tạo ra sự tin cậy có cảm xúc, sự trợ giúp, sự thoải mái, thư giãn. Thậm chí chăm sóc một con vật nuôi,chơi đùa với trẻ em cũng có thể cho bạn cảm xúcdễchịuvàgiúpgiảm stress.

-Thái độ của chúng ta, sự tự tin, khả năng giải quyết vấn đề theo hướng tích cực và cân bằng cho phép chúng ta bẻ vỡ được chu trình đáp ứng của stress ngay ở hiện tại và có hướng tích cực ở tương lai, thay vì để cho stress duy trì và thành mãn tính.

-Lối sống khoẻ mạnh :

 Không hút thuốc, hạn chế sử dụng rượu, dinh dưỡng cân bằng và kiểm soát được cân nặng, thong thả hơn, giành thời gian để tiếp xúc với thiên nhiên : Tiếp xúc và cảm nhận thiên nhiên trực tiếp bằng giác quan, không để các suy nghĩ, bận rộn công việc chen vào: Đi biển, chơi đùa trên cát, nghe tiếng sóng biển, thăm đồng lúa, ngửi mùi thơm của bông hoa….thúc đẩy một cảm giác bình an và kiểm soát được cuộc sống.

Stress thường liên quan đến lo âu được tạo ra do một cảm nhận về điều gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro