01: KHÔNG AI ĐIÊN RỒ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Trải nghiệm cá nhân liên quan đến tiền bạc của bạn đóng góp khoảng 0,00000001% những gì xảy ra trên thế giới, nhưng có lẽ lại chiếm đến 80% cách bạn suy nghĩ về việc thế giới vận hành.

  Để tôi nói cho bạn nghe về một vấn đề. Nó có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn về việc bạn làm với khoản tiền bạn có, và bớt đánh giá về việc người khác làm với số tiền của họ hơn.

  Mọi người đều làm điều gì đó điên rồ với tiền bạc của họ. Nhưng không ai là điện rồ hết.

  Vấn đề là như thế này: Mọi người đến từ những thế hệ khác nhau, được nuôi dạy bởi những bậc phụ huynh khác nhau với những khoản thu nhập khác nhau và coi trọng những giá trị khác nhau, ở những phần khác nhau trên thế giới, được sinh ra trong những nền kinh tế khác nhau, trải nghiệm những thị trường việc làm khác nhau với những mục đích và mức độ may mắn khác nhau, học được những bài học rất khác nhau.

  Ai cũng có trải nghiệm đặc biệt riêng với cách mà thế giới vận hành. Và điều mà bạn đã trải nghiệm có tác động sâu sắc hơn điều mà bạn học được qua người khác. Vì thế tất cả chúng ta - bạn, tôi, tất cả mọi người - đều đi qua cuộc đời này với một tập hợp những quan điểm vô cùng khác biệt về cách tiền bạc hoạt động. Điều đó có vẻ điên rồ với bạn lại có thể rất hợp lý với tôi.

  Người lớn lên từ sự nghèo đói nghĩ về rủi ro và phần thưởng theo những cách mà đứa con của một chủ ngân hàng giàu có không tài nào hiểu nổi ngay cả khi cậu ta cố gắng.

  Người lớn lên khi lạm phát tăng cao đã phải trải nghiệm những điều mà người lớn lên khi giá cả bình ổn không bao giờ biết.

  Người môi giới chứng khoán đánh mất mọi thứ trong thời kỳ Đại suy thoái đã trải qua những điều mà người công nhân công nghệ luôn chìm đắm trong thời kỳ hoàng kim của những năm cuối thập kỷ 1990 không tài nào tưởng tượng được.

  Người Úc chưa từng chứng kiến cuộc suy thoái trong 30 năm đã trải nghiệm những điều mà không một người Mỹ nào từng biết đến.

  Vân vân và vân vân. Danh sách trải nghiệm kéo dài vô tận.

  Bạn biết những điều về tiền bạc mà tôi không biết, và ngược lại. Bạn đi qua cuộc đời với những niềm tin, mục tiêu, và dự đoán khác biệt so với tôi. Điều đó không phải là vì một trong hai chúng ta thông minh hơn người còn lại, hay có thông tin chính xác hơn. Mà đó là bởi vì chúng ta đã có những cuộc đời khác biệt được định hình bởi những trải nghiệm khác nhau nhưng vẫn đầy thuyết phục.

Trải nghiệm cá nhân liên quan đến tiền bạc của bạn đóng góp khoảng 0,00000001% những gì xảy ra trên thế giới, nhưng có lẽ lại chiếm đến 80% cách bạn suy nghĩ về việc thế giới vận hành. Vì thế những người thông minh ngang nhau có thể bất đồng quan điểm về cách thức và lý do tại sao cuộc suy thoái lại diễn ra, cách mà bạn nên đầu tư tiền, điều mà bạn nên ưu tiên, lượng rủi ro bạn nên chấp nhận, vân vân.

  Trong cuốn sách về Mỹ vào thập niên 1930 của ông, Frederick Lewis Allen đã viết rằng cuộc Đại suy thoái "đã để lại dấu ấn khó phai - trong lòng - hàng triệu người dân Mỹ suốt cuộc đời của họ." Nhưng trong đó lại có những trải nghiệm đa dạng. Hai mươi lăm năm sau, trong khi đang tranh chức tổng thống, John F. Kennedy được một phóng viên hỏi về điều ông nhớ nhất trong cuộc Đại suy thoái. Ông đã hồi tưởng:

  "Tôi không có kiến thức trực tiếp về cuộc Đại suy thoái. Gia đình tôi sở hữu một trong những khối tài sản lớn trên thế giới và nó đạt giá trị cao hơn bao giờ hết vào thời điểm đó. Chúng tôi đã có những ngôi nhà lớn hơn, nhiều người phục vụ hơn, và chúng tôi đi du lịch nhiều hơn. Chỉ có một điều duy nhất mà tôi tận mắt chứng kiến đó là khi bố tôi thuê thêm một vài người làm vườn chỉ để cho họ có một công việc kiếm miếng cơm manh áo. Tôi thực sự đã không tìm hiểu về cuộc Đại suy thoái cho đến khi tôi đọc về nó ở trường Harvard."

  Đây là một điểm lớn trong cuộc bầu cử năm 1960. Mọi người đã nghĩ rằng, làm sao mà một người không hiểu biết gì về câu chuyện kinh tế lớn nhất thế hệ trước lại được đặt vào vị trí cầm quyền cảu cả nền kinh tế được? Theo rất nhiều cách, nó đã được bỏ qua bởi trải nghiệm của JFK trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Đó là trải nghiệm đầy xúc động và lan rộng thứ hai của thế hệ trước, và là điều mà đối thử chính của ông, Hubert Humphrey, đã không có được.

  Thách thức đối với chúng ta đó là không có bất cứ lượng kiến thức hay sự mở mang về đầu óc nào có thể thật sự tái tạo sức mạnh của nỗi sợ hãi và lòng bất an.

  Tôi có thể đọc về cảm giác khi đánh mất tất cả trong thời kỳ Đại suy thoái. Nhưng tôi không có những vết sẹo cảm xúc như những người đã thực sự trải nghiệm nó. VÀ người đã sống sót qua trận đó không thể hiểu nổi tại sao một người như tôi có thể tỏ ra bình thản với những điều như sở hữu cổ phiếu. Chúng ta nhìn thế giới qua những lăng kính khác nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro