AI ĐÃ GIẾT NGƯỜI THIẾU NỮ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cô bé Mary Frances Stoner 12 tuổi, sống ở Rome, Georgia. Mary luôn về nhà cùng các bạn bằng xe buýt của nhà trường. Dọc đường đi, cô bé cùng bạn mình luôn trò chuyện vui vẻ không dứt. Khi tới điểm trả học sinh gần nhà Mary, cô bé tạm biệt các bạn rồi bước xuống xe.
Tuy nhiên, tới tận tối ngày hôm đó, bố mẹ Mary vẫn không thấy cô bé về nhà . Quá lo lắng và sốt ruột, họ lập tức báo cảnh sát, trong lúc cảnh sát đang nghiên cứu vụ việc, một cặp vợ chồng đã gọi điện và khai báo rằng có thi thể một đứa trẻ trong rừng cây ven đường. Cảnh sát tức tốc tới hiện trường vụ án.
Khảo sát sơ bộ hiện trường cho thấy, nạn nhân bị đánh vào đầu bằngmột loại vũ khí cùn, đay cũng chính là nguyên nhân tử vong. Mặt nạn nhân bị che lại bằng một chiếc áo khoác màu vàng, quần áo xộc xệch. Cổ có nhiều vết thương, chứng tỏ hung thủ đã dùng tay bóp cổ nạn nhân từ phía sau. Cảnh sát suy đoán rằng hung khí có thể là một hòn đá lớn ở hiện trường, nằm ngay gần đầu nạn nhân và còn dính máu. Sau khi tìm hiểu, xác nhận nạn nhân chính là Mary Frances Stoner bị mất tích.
Đặc vụ Robert Leary của văn phòng thường trực FBI ở Rome, Georgia đã liêc lạc với chuyên gia tâm lý tội phạm của FBI John Douglas với hy vọng ông có thể hỗ trợ điều tra. Muốn nắm được nhiều thông tin về nạn nhân hơn nữa, Douglas đã đề nghị cảnh sát sở tại tìm hiểu về Mary trước khi có hồ sơ vụ án.
Kết quả, tất cả những người quen biết Mary đều dành cho cô bé những lời có cánh và nhận xét nạn nhân là một đứa trẻ lễ phép, ấm áp và dễ thương. Ở trường, Mary là đội trưởng đội cổ vũ và thường mặc áo đồng phục của đội khi đi học. Em không có tiền sử sử dụng ma túy, rượu bia và cũng chưa từng quan hệ tình dục. Khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân còn trinh khi bị cưỡng hiếp. Theo logic này, Douglas xếp Mary vào loại người bị hại trong môi trường ít rủi ro. Kẻ giết người đã phạm tội ngẫu nhiên, không tính toán trước.
Sau khi nghiên cứu kỹ càng các chi tiết hồ sơ cùng với ảnh hiện trường của vụ án, Douglas đưa ra những phân tích sau: Trang phục xộc xệch của nạn nhân cho thấy cô bé đã bị hung thủ lột quần áo trong quá trình gây án, sau đó mặc lại một cách vội vàng; lưng và chân của Mary không dính bẩn, thể hiện rằng cô bé đã bị tấn công trong xe ô tô chứ không phải ở rừng cây như hiện trường.
Hung thủ trùm áo khoác che mặt nạn nhân là dấu hiệu của việc hắn không thoải mái. Trong trường hợp này, tội phạm là người thông minh, nhanh nhẹn và biết cách xử sự nên có khả năng tự suy xét về hành vi phạm tội, đổ lỗi cho người bị hại và hợp lý hóa hành vi của mình. Quá trình suy nghĩ diễn ra càng lâu, càng khó để khiến hung thủ thừa nhận tội ác. Ngay cả khi sử dụng máy phát hiện nói dối để thẩm tra, hắn cũng có thể khéo léo vượt qua.

Nhân lúc cảnh sát chưa thắt chặt điều tra, hắn sẽ có cơ hội bỏ trốn và khiến cuộc truy bắt trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, Douglas quyết tâm phải bắt được kẻ sát nhân càng sớm càng tốt.
  Đánh giá từ cách gây án, hung thủ có thể là người sống trong khu vực lân cận và đã gặp gỡ, lấy lời khia với cảnh sát. Trong lúc thẩm vấn, hắn sẽ bày ra một thái độ hợp tác tốt. Dựa trên đọ phức tạp của vụ việc, cảnh sát suy đoán rằng hung thủ đã có tiền sử phạm tội nhưng có thể đây là lần đầu tiên hắn giết người.
   Đánh giá vị trí tìm thấy thi thể, đây là khu vực khá hẻo lánh, cho thấy hung thủ rất quen thuộc với địa lý xung quanh và biết rõ nơi nào thuận tiện để phạm tội.
  Phương tiện di chuyển của tội phạm khá cũ, có thể do tình thình kinh tế nên hắn không mua xe mới. Tuy nhiên, chiếc xe này vẫn hoạt động tốt và được bảo dưỡng thường xuyên. Từ hiện trường vụ án thấy được hung thủ hành sự đâu ra đấy, vô cùng ngăn nắp. Điều này là dấu hiệu của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, những người mắc bệnh này có xu hướng thích xe tối màu.
  Dựa trên những phân tích này, Douglas đã dựng nên toàn bộ diễn biến vụ án như sau: Mảy Frances là một cô bé có tính cách hướng ngoại, dễ tin người. Hung thủ đã cất lời dụ dỗ cô bé, khi nạn nhân đến gần hắn bèn lấy dao hoặc súng đe dọa, ép Mary lên xe.
  Hung thủ không có dự tính trước, có thể hắn đã lái xe đi ngang qua và bắt gặp Mary rồi mới nảy sinh ý định phạm tội. Hắn bị thu hút bởi sự vui tươi và đáng yêu của Mary, điều này kích thích trí tưởng tượng của kẻ giết người, tự coi đó là dấu hiệu cho thấy cô bé sẵn sàng quan hệ tình dục với mình.
  Thé nhưng, khi kẻ thủ ác tấn công và cưỡng hiếp nạn nhân, tiếng kêu cứu đày sợ hãi của Mary đã phá vỡ sự ảo tưởng của hắn
  Hung thủ bắt đàu rơi vào trạng thái hỗn loạn và không biết nên làm thế nào. Sau khi bình tĩnh lại, hắn cho rằng lối thoát duy nhất của mình là giết người. Để khiến Mary hợp tác hơn, hắn giục cô bé nhanh chóng mặc quần áo và nói rằng hắn sẽ thả em đi.
Chờ lúc Mary quay lưng bỏ đi, hung thủ đã siết cổ nạn nhân từ phía sau. Tuy nhiên, bóp cổ bằng tay không thuận lợi nên hắn đã kéo Mary đến gốc cây gần đó và dùng một hòn đá lớn đập mạnh vào đầu khiến cô bé tử vong.
Douglas xây dựng hồ sơ tâm lý về kẻ giết người bao gồm: Nam giới, da trắng, từ 24-29 tuổi; đã kết hôn nhưng cuộc sống hôn nhân không hòa thuận hoặc đã ly hôn; nghề nghiệp liên quan đến kĩ thuật, chẳng hạn như thợ sửa ống nước...; bỏ học khi đang học trung học cơ sở, chỉ số IQ ở mức trung bình, tính tình kiêu căng, ngạo mạn, có khả năng vượt qua bài kiểm tra nói dối; Có tiền án tiền sự như đốt phá, cưỡng hiếp; sở hữu xe ô tô màu đen hoặc xanh đậm.
Khi Douglas cung cấp những phân tích và phác họa hung thủ, cảnh sát địa phương vô cùng kinh ngạc bởi những mô tả của ông rất giống với một nghi phạm mà họ vừa thả. Ngay lập tức, cảnh sát nói cho Douglas về tình huống của kẻ tình nghi: Darrell Gene Devier, da trắng, 24 tuổi, đã kết hôn hai lần nhưng đều ly hôn, hiện đang sống cùng với người vợ đầu tiên.
Vi phạm là một thợ làm, cắt tỉa cây cối Rome, Georgia. Hắn từng có liên quan đến một vụ Hiếp dâm nhưng không bị truy tố. Phương tiện di chuyển hằng ngày của đối thủ là một chiếc ô tô Ford màu đen. Hắn khai báo rằng đã có tiền sử bị giam giữ vì tàn trữ Cocktail Molotov* khi còn trẻ. Darrell bỏ học khi đang học lớp Tám, kiểm tra IQ cho kết quả từ 100-110.
* Một loại vũ khí gây cháy có cấu tạo đơn giản
Cảnh sát từng nói chuyện với nghi phạm vào ngày xảy ra vụ án. Darrell khai rằng hắn đang cắt tỉa cây cối gần đó khi xảy ra vụ việc. Sau đó, lực lượng chức năng đã yêu cầu đối tượng tham gia bài kiểm tra nói dối và hắn đã vượt qua thành công.
Douglas cho rằng, kiểm tra nói dối không có tác dụng với Darrell, vì vậy kết quả không đáng tin. Hung thủ nghĩ rằng bản thân có thể chiến thắng máy móc nên đã nghĩ cách để không phát hiện. Douglas chỉ điểm cảnh sát sắp xếp thời gian thẩm vấn vào buổi tối, địa điểm tại đồn cảnh sát. Đầu tiên, phải làm cho kẻ tình nghi cảm thấy thoải mái, thả lỏng tâm trí bởi hắn sẽ buông lỏng đề phòng và dần để lộ những điểm yếu của mình.
Trong quá trình thẩm vấn, đặt hòn đá dính máu trên bàn có một góc 45 độ từ tầm nhìn của nghi phạm mà không giải thích gì thêm. Mỗi lần quay đầu qua, đối tượng có thể nhìn thấy hung khí. Hãy quan sát mọi cử động và ngôn ngữ cơ thể bao gồm nhịp thở, biến hóa trên khuôn mặt. Nếu nghi phạm đích thực là kẻ giết người thì hắn sẽ không thể làm ngơ trước hòn đá, ngay cả khi cảnh sát không đưa ra nhận xét nào.
Thực chất, đây là một kỹ thuật thẩm vấn được chuyên gia tâm lý tội phạm John Douglas phát triển trong nhiều năm. Mục đích của việc này là tạo ra cảm giác căng thẳng "như ngồi trên đống lửa" khiến nghi phạm dễ để lộ điểm yếu.
Ngoài ra, ông còn thiết kế một số loại ánh sáng yếu, mập mờ ở khu vực thẩm vấn. Theo lời khuyên của Douglas, chỉ nên có hai sĩ quan tham gia vào quá trình hỏi cung, một người là đặc vụ FBI và người kia là cảnh sát sở tại. Khi thẩm vấn, cảnh sát sẽ ngầm thể hiện cho nghi phạm thấy rằng họ đã hiểu được hoàn cảnh của đối tượng, đồng thời đứng từ góc độ của kẻ tình nghi và hướng mũi dùi vào nạn nhân. Điều này sẽ kích thích nghi phạm đưa ra lời lý giải cho hành vi phạm tội.
Đặc biệt trong vụ án này, vì hung thủ đã dùng đá tảng để giết chết nạn nhân nên chắc chắn không thể tránh khỏi việc bị dính máu. Vì vậy, trong lúc hung thủ chìm vào những giây phút hồi tưởng, người thẩm tra chỉ cần nhìn thẳng vào mắt đối tượng và nói rằng trên người hắn có dính máu của nạn nhân. Khi ấy, hung thủ nhất định sẽ trở nên mất bình tĩnh.
Diễn biến sau đó đúng như những gì Douglas đã dự đoán. Khi Darrell được đưa vào phòng thẩm vấn, hắn lập tức chú ý đến hòn đá và bắt đầu đổ mồ hôi, thở gấp. Mọi ngôn ngữ cơ thể của hắn đều trái ngược với cuộc thẩm vấn trước đó. Khi cảnh sát đề cập đến vết máu, Darrell trở nên bồn chồn không yên. Chính hành động này đã giúp lực lượng chức năng xác nhận rằng Darrell Gene Devier chính là hung thủ.
Cuối cùng, kẻ thủ ác thừa nhận hành vi hiếp dâm. Tuy nhiên, hắn khai rằng Mary đã uy hiếp mình nên mới dẫn đến vụ việc. Ngoài ra, hắn cũng nhận tội cưỡng hiếp cho một số vụ án khác. Darrell Gene Davier bị kết án tử hình vì tội cưỡng hiếp và sát hại Mary Frances Stoner

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro