ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ HỌC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ HỌC

Mục tiêu

1. Trình bày phược khái niệm về tâm lý, tâm lý học

2. Trình bày được đối tương và nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học

3. Trình bày được bản chất và cách phân loại các hiện tượng tâm lý

1.1. Khái niệm tâm lý và tâm lý học

1.1.1. Khái niệm tâm lý

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường hay dùng những câu như: "Anh A chỉ B phán đoán được suy nghĩ của người khác rất giỏi với ý nghĩa là anh A, chị B có sự hiểu biết về mong muốn, nguyện vọng nhu cầu của người khác... Đó là cách hiệu "tâm lý ở cấp độ nhận thức thông thường. Thực tế tâm lý không đơn giản như vậy, mà tâm lý là hiện tượng tinh thần đặc biệt khác hẳn với các hiện tượng khác trong thế giới. Tâm lý con người rất đa dạng, phong phú nhưng cũng rất bí ẩn, trừu tượng và phức tạp. Từ "tâm lý rất gần gũi và gắn liền với đời sống hoạt động của con người, mọi hành vi, hoạt động của con người đều chứa đựng những biểu hiện tâm lý. Theo cách hiểu này, tâm lý con người là nhận thức, trí tuệ, tình cảm, ý chí, xu hưởng, tính cách, năng lực, khi chất... Tất cả những hiện tượng đó, tạo thành những lĩnh vực tâm lý cơ bản của con người.

Trong Tiếng Việt, thuật ngữ "tâm lý”, “tâm hồn" đã có từ lâu. Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa một cách tổng quát "Tâm lý: được hiểu là ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm... làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong con người.

1.1.2. Khái niệm tâm lý học

Trong tiếng Latin, thuật ngữ “tâm lý” bắt nguồn từ chữ Psyche là “linh hồn”, "tình thần" còn chữ Logos là “học thuyết", "khoa học", vì thể "tâm lý học" (Psychology) có nghĩa là khoa học về tâm hồn. Hiểu một cách chung nhất thì tâm lý là tất cả những hiện tượng tỉnh thần này sinh trong đầu óc của con người, gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người, trong quan hệ giữa con người và con người trong xã hội loài người.

Vậy tâm lý học là một khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý như: cảm giác. trí giác, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, hành động... đồng thời nghiên cứu và xác định con đường hình thành, đặc điểm và quy luật hoạt động của các hiện tượng tâm lý.

1.2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý học

1.2.1. Đối tượng nghiên cứu tâm lý học

Trước khi tâm lý học hoạt động ra đời, phần lớn các nhà tâm lý học đều xác định đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý như cảm giác, trị giác, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, hành động và tính cách

Khi tâm lý học hoạt động ra đời, các nhà tâm lý học hoạt động đã xác định đổi tượng nghiên cứu của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện tượng tính thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra gọi chung là các hoạt động tâm lý. Những hiện tượng tâm lý này có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh cấp cao và hoạt động nội tiết, được này sỉnh bằng hoạt động sống của từng người và gần bó mật thiết với các quan hệ xã hội. Cụ thể là nghiên cứu con đường hình thành, đặc điểm, quy luật nhận thức, tình cảm và quá trình hành động có mục đích của con người.

1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý học

cơ bản của Anh y học chất hoạt động là nghiên cứu bản c g của tâm lý, các qui luật này sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, các mối quan hệ giữa các hiện tượng) Cụ thể là nghiên cứu: NUL

- Nghiên cứu bản chất hoạt động tâm lý cả về mặt số lượng và chất lượng

- Những yếu tố khách quan và chủ quan nào đã tạo ra tâm lý người.

- Đi sâu vào khám phá các qui luật diễn biến của các hiện tượng tâm lý

- Cơ chế hình thành và biểu hiện tâm lý. Vận dụng được những tri thức tâm lý học vào hoạt động thực tiễn của con người và phối hợp chặt chẽ với nhiều ngành khoa học khác.

1.3. Bản chất và phân loại các hiện tượng tâm lý

1.3.1. Bản chất của tâm lý người

Có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất hiện tượng tâm lý người. Theo quan

điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tâm lý người là sự phân ảnh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lý người mang bản chất xã hội - lịch sử.

Như vậy theo luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng có các luận điểm cơ

bản về bản chất hiện tượng tâm lý người như sau:

1.3.1.1. Tâm lý có bản chất phản xạ

Hệ thần kinh động vật hoạt động theo cơ chế phản xạ. Những phản xạ này bao gồm các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.

Phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh, được di truyền, là hoạt động thần kinh cấp thấp và là cơ sở sinh lý có bản năng ở người và động vật. Ví dụ: Khi ăn tiết nước bọt, lửa đốt nóng giật tay lại.

- Phân xạ có điều kiện là cơ chế hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của vỏ não, Hoạt động của hệ thần kinh gắn liền với hoạt động nội tiết của cơ thể, là cơ sở sinh lý của hiện tượng tâm lý (thói quen, tập tục, kinh nghiệm.), không phải bẩm sinh đi truyền mà thông qua tập luyện, trải nghiệm trong cuộc sống. Vì dục Bật đèn, cho chó ăn, tiết muợc bọt, làm thí nghiệm nhiều lần khi bật đèn chó sẽ tiết nước bọt dù chưa có thức ăn.

Các hiện tượng tâm lý cũng mang tính chất phản xạ. Các phản xạ được hình thành nhằm đáp ứng mọi kích thích của thế giới bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. 1312. Tâm lý người là sự phản ảnh hiện thực khách quan của não người thông qua chủ thể

Phản ánh là gì? Theo quan điểm duy vật biện chứng: phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động.

Phân ảnh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau. Ví dụ như phân ảnh vật lý, phản ảnh sinh lý, phản ánh tâm lý.

Tâm lý người không phải do một thế lực siêu nhiên nào sinh ra, cũng không phải do não tiết ra giống như gan tiết ra mặt, tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan của bộ não con người thông qua "lăng kính chủ quan của mỗi con người) Phản ảnh tâm lý còn mang tỉnh chủ thể Tính chủ thế của hình ảnh tâm lý thể hiện

ở chỗ: mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vẫn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình vào trong hình ảnh đó, làm cho hình ảnh tâm lý trong mỗi con người có những sắc thái riêng, không ai giống ai. 1.3.1.3. Tâm lý người mang bản chất xã hội, lịch sử

- Tâm lý có nguồn gốc thế giới khách quan (thể giới tự nhiên và xã hội) trong đó

nguồn gốc xã hội là cái quyết định - Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các

quan hệ xã hội. - Tâm lý mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội vẫn kinh nghiệm xã hội.

- Tâm lý mỗi con ngườihình thành phát triển và biến đổi cũng với sự thay đổi các điều kiện kinh tế - xã hội mà con người sống trong đó. Điều này xuất phát từ luận điểm: thế giới khách quan quy định nội dung tâm lý, vì thế khi thế giới khách quan thay đổi, đương nhiên tâm lý con người sống trong thế giới đó sẽ thay đổi.

*Bản chất

•Phản ánh hiện thu khách quan thông qua chỉ thể

•có bản chất phản xạ

•Mang bản chất xh-lịch sử
1.3.2. Phân loại các hiện tượng tâm lý

Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý Dựa vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách, các hiện tượng tâm lý có bạ loại chính:

- Các quá trình tâm lý. Là những hiện tượng tâm lý có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách rõ ràng. Các quá trình tâm lý gồm có:

+ Quá trình nhận thức - sự phản ánh hiện thực của chủ thể như các quá trình cảm giác, trị giác, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ, trí nhớ.

+ Quá trình xúc cảm - thái độ của chủ thể đổi với hiện thực như vui, buồn, lo âu, sợ hãi, tức giận, nhiệt tình hay thờ ơ.

+ Quá trình hành động ý chí - tác động của chủ thể vào hiện thực khách quan và chính bản thân mình như hành động do dự, sự quyết tâm.

- Các trang thải tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý có mở đầu, diễn biến và kết thúc không rõ ràng như chủ ý, tâm trạng. Trạng thái tâm lý luôn đi kèm với các quả trình tâm lý và giữ vai trò làm nền cho các quá trình tâm lý đó.

- Các thuộc tính tâm lý. Là những hiện tượng tâm lý thường xuyên lập đi lập lại trong điều kiện sống và hoạt động nhất định của con người và trở thành những đặc điểm tâm lý tương đối bền vững, ổn định của nhân cách như xu hưởng, tỉnh cách, khí chất và năng lực.

Sự phân chia trên đây chỉ là tỉnh tương đối, trong thực tế cuộc sống, các hiện tượng tâm lý trên (các quá trình, trạng thái, thuộc tỉnh) luôn luôn quyện chặt vào nhau, chi phối lẫn nhau, thể hiện đời sống tâm lý của con người.

PHÂN TRẮC NGHIỆM

1. Nhăn mặt là một hiện tượng:

A. Sinh lý
B. Tâm lý
C. Vật lý
D. Hóa học
E. Văn học

2. Phản ánh tâm lý người là hình thức phản ánh đặc biệt (có tính chủ thể, sinh động và sáng tạo):

A. Chỉ có ở người
B. Chỉ có ở động vật
C. Cô ở người và động vật
D. Có ở người và động vật bậc cao
E. Cô ở người và động vật bậc thấp

3. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực kách quan, là chức năng của não. Do đó tâm lý người có bản chất:

A. Xã hội và lịch sử
B. Xã hội và tính độc đáo của mỗi người
C. Xã hội và tỉnh sinh động của mỗi người
D. Xã hội và tính sáng tạo của mỗi người
E. Tính sinh động và sáng tạo của một nhóm người

4. Những hiện tượng tâm lý được lặp đi lặp lại nhiều lần được củng cố bền vững có khí suốt đời gọi là:

A. Thuộc tính tâm lý.
B. Trạng thái tâm lý.
C. Các quá trình tâm lý.
D. Nhận thức cảm tính.
E. Nhận thức lý tỉnh.

5. Nhận thức cảm tỉnh là giai đoạn:

A. Thứ nhất.
B. Thứ hai
C. Thứ ba.
D. Thứ tư
E. Thứ năm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro