STRESS

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BÀI 6: STRESS

Mục tiêu

1. Trình bày được các khái niệm và các giai đoạn của stress.

2. Trình bày được các dạng stress và nguyên nhân phát sinh ra stress.

3. Trình bày được các cách ứng phó với stresx.

6.1. Các khái niệm chung về stress

"Stress" có nguồn gốc từ tiếng Latin là "strictia" có nghĩa là sự kéo căng, đè nén, bất hạnh....

Từ điển y học Anh - Việt định nghĩa: “Stress là bất cứ nhân tổ nào đe dọa đến sức khỏe cơ thể hay có hại đến các chức năng cơ thể". Còn động từ stress thì có nghĩa là "Chịu áp lực, căng thẳng về sinh lý và tỉnh thần".

Từ điển tâm lý cho rằng: "Stress là căng thẳng sinh lý và tâm lý phát sinh do những tình huống, sự kiện, trải nghiệm, khó có thể chịu đựng hoặc vượt qua như những biến cố nghề nghiệp, kinh tế xã hội".

Theo nghiên cứu của Walter Cannon, khi con người bị stress sẽ có những biểu hiện như: Nhịp tim và huyết áp tăng cao, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn. Stress dù nhẹ cũng vẫn có thể làm tăng nồng độ amino acid homocystein trong máu. Homocystein dù tăng không cao nhưng vẫn là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Stress có nhiều ảnh hưởng tiêu cực, gây ra các triệu chứng như: nhức đầu, đau lưng, nổi mụn trên da, khó tiêu, mệt mỏi kinh niên....Stress còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người qua dấu hiệu nhịp tim tăng nhanh, huyết áp cao, cơ căng...

Người có công mở rộng khái niệm stress theo cách hiện đại chính là nhà sinh học người Canada Hans Selye. Ông đã phổ biến từ stress trong quần chúng và phát hành cuốn "The stress of Life" vào năm 1956. Trước đó vào năm 1925 ông bắt đầu nghiên cứu về những triệu chứng bệnh này. Mới đầu, với tên gọi là "Hội chứng" và vào năm 1949, ông đề nghị từ Stress Adaptation Syndrome (General Adaptation Syndrorne) thuật ngữ này bắt đầu có tên "Hội chứng thích ứngchung" nghĩa là phản ứng nhằm giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường luôn thay đổi. Theo Selye, phản ứng stress hay hội chứng thích ứngchung được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn báo động: Con người cảm thấy có khó khăn.

Giai đoạn thích nghỉ: Con người thích nghĩ với những khó khăn.

Giai đoạn kiệt quệ: Con người không chịu đựng được nữa.

Học thuyết của Hans Selye đã cho thấy rằng cơ thể chúng ta có khả năng duy trì một thể chất khỏe mạnh, cân bằng với những căng thẳng thần kinh và thể chất thông thường nhưng nếu sự căng thẳng tiếp tục tăng lên sẽ dẫn đến tỉnh trạng một môi của cơ thể khiến hệ thống miễn dịch bị tổn thương tạo ra những cú sốc và những chứng bệnh gây kiệt quệ về thể xác lẫn tinh thần.

6.2. Các giai đoạn của trạng thái stress

6.2.1. Giai đoạn báo động

Đây là giai đoạn chủ thể có sự thay đổi khi tiếp xúc với các yếu tố gây stress, đó

- Hoạt động tâm lý được kích thích như quá trình tập trung chủ ý, quá trình nhỏ và tư duy...

- Sinh lý cơ thể có những phản ứng như: tăng huyết áp, tăng nhịp tim, nhịp thở và trương lực cơ bắp...

Giai đoạn này diễn ra rất nhanh: vài phút hoặc kéo dài vài giờ, vài ngày... Nếu stress quá mạnh, tỉnh huống stress quá phức tạp, chủ thể có thể chết. Nếu tồn tại được thì phản ứng chuyển sang giai đoạn thích nghi

6.2.2. Giai đoạn thích nghỉ

Trong giai đoạn này, cơ thể có sự thích ứng để chống đô và điều hòa với các rồi loạn ban đầu. Sức đề kháng tăng nên con người có thể làm chủ stress, lập lại trạng thái cân bằng và tạo ra sự cân bằng mới với môi trường. Trong tình huống stress binh thường, chủ thể đáp ứng lại bằng giai đoạn báo động và giai đoạn chống đỡ Nếu giai đoạn chống đỡ tiến triển tốt thì chức năng tâm lý, sinh lý của cơ thể được phục hồi. Nếu khả năng cơ thể kém thì cơ thể chuyển sang giai đoạn kiệt quệ.

6.2.3. Giai đoạn kiệt quệ

Phản ứng stress trở thành bệnh lý khi tỉnh huống quả bất ngờ, quá dữ dội hoặc quá quen thuộc cử lập đi lập lại, vượt quá khả năng của chủ thể. Trong giai đoạn này, có sự thay đổi mạnh về tâm lý, sinh lý và hành vì như giai đoạn báo động nhưng hoặc là cấp tính hoặc tạm thời hoặc là nhẹ hơn và kéo dài. Giai đoạn này được phân thành hai loại stress, đó là:

6.2.3.1. Stress bệnh lý cấp tính

Những tình huống gây stress bệnh lý cấp tính thường là những tình huống không lường trước, có tính chất dữ dội như là bị tấn công bất ngờ, gặp thâm họa, biết mình hay người thân bị bệnh nặng... Trạng thái này diễn ra theo hai loại diễn biến tức thì hoặc chậm chạp.

a. Các phản ứng cảm xúc cấp tỉnh xảy ra nhanh tức thì

Chủ thể hưng phần quá mức về tâm thần và cơ thể, biểu hiện cụ thể như:

- Tăng trương lực cơ, nét một căng thẳng, cử chỉ cùng ngắc kèm theo cảm giác đau bên trong.

- Rối loạn thần kinh thực vật, biểu hiện nhịp tim nhanh, có cm đau vùng trans ngực, tăng huyết áp, khó thở, ngất xâu, chóng mặt, và mồ hôi, nhức đầu, đau nhiều hơn nhất là đau cơ bắp.

- Tăng quá mức phản ứng các giác quan nhất là tại, cảm giác khó chịu với cá tảng động bình thường.

- Tính tình đễ cáu gắt, bất an, trạng thái kích động nhẹ, có thể có nổi loạn hành và gặp khó khăn khi giao tiếp với người xung quanh

- Có sự rối loạn trí nhớ, rối loạn tư duy, kém tập trung chú ý

- Có trạng thái lo âu, kém theo nỗi sợ hãi mơ hồ.

Loại stress này kéo dài từ vài phút đến vài giờ, rồi mờ nhạt đi tùy theo tính chất và tiến triển của stress, sẽ được giải tỏa nếu có người khác làm chủ thể yên tâm

b. Các phản ứng cảm xúc cấp tỉnh xảy ra chậm

Các rối loạn này xuất hiện chậm, chủ thể có vẻ chịu đựng và chống đã được với tình huống gây stress. Cơ thể chống đỡ ở thế không bền vững, kêu đại trong vài giờ hoặc vài ngày. Sau đó, xuất hiện một phản ứng stress cấp tỉnh diễn ra chậm. Biểu hiện nh phản ứng tức thì. Điều này chứng tỏ chủ thể không còn khả năng dàn xếp tỉnh hưởng stress về mặt tâm lý nữa, chủ thể suy sụp hẳn đi

6.2.3.2. Stress bệnh lý kéo dài

a. Sự hình thành stress bệnh lý kéo dài

Do các tình huống stress quen thuộc, lập đi lập lại trong những trường hợp xung đột, không toại nguyện hoặc gặp phiền nhiễu trong cuộc sống.

Đôi khi do các tình huống stress bất ngờ và dữ dội sau một phản ứng cấp, không
thoái lui hoặc sau một loạt các phản ứng cấp thoáng qua.

b. Biểu hiện của stress bệnh lý kéo dài

Nguồn gốc của những biểu hiện stress kéo dài khá đa dạng, có thể do các tỉnh huống quen thuộc, lặp đi lặp lại sau sau một loạt những phản ứng cấp

- Các biểu hiện thay đổi về tâm lý, tâm thần: Chủ thể thường phản ứng quá mức đối với hoàn cảnh xung quanh, cáu giận, cảm giác khó chịu, căng thẳng về tâm lý, một môi, trạng thái bị quan kéo dài, lo âu, trầm cảm, ngại giao tiếp, sợ bệnh tật, suy kiệt cơ thể lẫn tinh thần, rối loạn giấc ngủ...

- Các biểu hiện về mặt cơ thể: Chủ thể thường có những rối loạn thần kinh thực vật ở mức độ vừa, biểu hiện như sau: Có trạng thái suy nhược kéo dài, căng cơ bắp, run tay chân, vã mồ hôi, đau nửa đầu kéo dài, đánh trống ngực, đau vùng trước tím, huyết áp tăng không ổn định. Ngoài ra, còn nhiều biểu hiện khác về trạng thái lo âu. cơ thể, có liên quan với trạng thái lo âu.

- Các biểu hiện về hành vi: Hành vi của người bị stress thường là chậm chạp, giảm các hoạt động ý chỉ, chán ăn, thậm chí không muốn ăn nhưng lại có trường hợp ăn rất nhiều, bồn chồn, đứng ngồi không yến, ngủ kém hoặc không ngủ được. Có người lạm dụng rượu và thuốc lá, dễ gây hấn, ứng xử như đang bị ám ảnh bởi một điều gì đó nên cung cách ứng xử có phần thái quả và vô độ như dễ gây gỗ, nói năng thiếu kiểm soát, luôn cảm thấy người khác thật đáng trách, không cảm thấy hạnh phúc. Trường hợp năng còn có hành vi tự hủy hoại cơ thể hoặc tự sát

Theo Baum (1994), stress thường làm cho con người có những hoạt động có hại cho sức khỏe như: Hút thuốc lá nhiều hay có xu hướng dùng các chất kích thích, uống rượu nhiều hơn, ăn uống thiếu chất, khó ngủ hoặc không ngủ, không tuân thủ theo những chỉ dẫn y khoa hoặc trì hoãn tìm đến sự chăm sóc y tế.

- Biểu hiện trạng thái trầm cảm: Khi bị stress người ta cảm thấy cảm xúc không ổn định, dường như thấy mình tách hẳn các sự việc chung quanh, bồn chồn lo âu, không thân thiện, buồn ủ rủ, họ tự đánh giá thấp bản thân, cảm giác không có ai có thể giúp được minh và tuyệt vọng, họ quá nhạy cảm với những gì người ta nói ra, dễ xúc động và có trạng thái lo lắng thái quá, buồn vui bắt chợt hoặc vui vẻ một cách vô nghĩa không tương thích với hoàn cảnh...

6.3. Các nguyên nhân gây phản ứng stress

6.3.1. Nguyên nhân từ đời sống cá nhân và gia đình

Cuộc sống con người rất phức tạp, nhiều khi dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Trong đó, yếu tố gia đình và bản thân cá nhân là tác nhân quan trọng nhất với cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực, Gia đình vừa là tác nhân chính dẫn đến stress nhưng cũng là tác nhân giảm stress rất hiệu quả. Gia đình luôn tạo ra những áp lực cho chính những thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, những thay đổi trong đời sống cá nhân làm cho stress dễ phát sinh như cái chết của người thân, bị lạm dụng tình dục, thay đổi chỗ ở, bị phân bội trong tình yêu... dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Ngược lại, nếu suy nghĩ tích cực thì con người sẽ có động lực phấn đấu hơn trong cuộc sống và vượt qua trạng thái stress.

6.3.2. Nguyên nhân từ môi trường xã hội

Môi trường sống, mật độ dân cư, tài chính, tắc nghẽn giao thông, thay đổi nghề nghiệp... là những yếu tố có thể làm cho chứng lo âu, căng thẳng tinh thần, hiện tượng trầm cảm gia tăng mà nhiều khi con người không thể nào kiểm soát được, từ đó dễ gây ra stress nhiều hơn.

6.3.3. Nguyên nhân từ nhân cách của chủ thể

Các loại nhân cách sau để bị tổn thương khi bị các tỉnh huống gây stress:

-Nhân cách không ổn định cảm xúc, thiếu tự chủ, để xung đột.

- Nhân cách phân ly, biểu lộ cảm xúc quá mức và tính ám thị cao.

- Nhân cách suy nhược tâm thần, dễ bị ám ảnh, thụ động, hoài nghi.

- Nhân cách lo âu, tránh nẻ, ngại giao tiếp, sống hướng nội

- Nhân cách lệ thuộc, thụ động, bất lực và tìm nơi nương tựa.

6.3.4. Các nguyên nhân khác

Ngoài các tác nhân trên còn có những sự kiện mang tính thâm hoạ mà dường như con người không thể tránh khỏi, chẳng hạn như động đất, sóng thần, bào lũ bởi tất cả đều do thiên nhiên đem lại mà con người không thể kiểm soát được. Các thảm họa từ xã hội như tội phạm, dịch bệnh bùng phát cũng đều tác động đến cuộc sống tinh thần của con người.

6.4. Chiến lược ứng phó với stress

Ứng phó với stress là những nỗ lực mà con người dùng để ngăn ngừa, loại trừ hoặc làm yếu đi các ảnh hưởng xấu của stress. Trong cuộc sống, cá nhân phải biết đối phố và hạn chế những rối loạn do stress gây ra: Cách tốt nhất là tránh các tác nhân gây stress từ cơ thể và môi trường bên ngoài.

* Cần phải học cách ứng xử và giao tiếp: Trong giao tiếp những ảnh hưởng qua lại của nội dung và hình thức giao tiếp sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đổi với hành vì và nhân cách. Nếu cá nhân cảng có kiến thức về ứng xử giao tiếp thì hiệu ứng tích cực càng cao, sẽ giảm stress cho bản thân và đối tượng giao tiếp.

* Phải tiếp cận hành vì nhận thức: Vì có hành vi và nhận thức không đúng nên một số người bị những tác nhân chưa đủ mạnh tác động như một yếu tố gây stress. Con người nên suy nghĩ về các sự việc và hiện tượng một cách tích cực; chuyển những ý nghĩ tiêu cực sang hướng tích cực, thường nói về các vấn đề tích cực; luôn lạc quan và có tính hài hước; cố gắng không nghĩ về các hiện tượng tiêu cực, nhìn thấy khía cạnh tích cực của vấn đề; đặc biệt phải luôn hòa nhập với cộng đồng, tập thể và gia đình Sống có tình cảm và làm việc tốt cho người khác. Luôn vui vẻ hài hước, không gì giúp xả tress nhanh chóng và lành mạnh bằng tiếng cười. Trong một môi trường làm việc căng thẳng người ta luôn chờ đón những phút giây hài hước, vui vẻ, sẽ phần nào giúp con người cảm thấy dễ chịu hơn.

* Di chuyển cảm xúc: Đó là hình thức giải tỏa cảm xúc (thường là âm tỉnh) lên đối tượng khác với đối tượng đã gây ra cảm xúc trên như tìm kiếm sự chia sẽ nơi người bạn thân, ghi nhật ký, vui chơi, giải trì lành mạnh. Ngoài ra, khi thực hiện hành động giúp đỡ những người khác, ta cũng lấy lại sự cân bằng.

* Rèn luyện nhân cách: Nhân cách đóng vai trò quan trọng trong ứng phó với stress. Vì vậy, để ngăn ngứa stress cần rèn luyện nhân cách với những tỉnh cách tốt như: Khả năng chịu đựng gian khổ, kiềm chế bản thân, có ý chí và tỉnh thần trách nhiệm, cô khả năng thích ứng mềm dẻo...

* Tăng cường rèn luyện thể chất và tỉnh thần, có chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Rèn luyện về tỉnh thần sẽ cho ta khả năng phản ứng phù hợp và hiệu quả với các yếu tố gây stress. Do đó mà giảm tối đa những bất lợi và tăng cường mặt tích cực của quá trình stress. Luôn thư giãn đầy đủ và thường xuyên thư giản thần kinh, tập thể thao, yoga, thiền ngắm cảnh, du ngoạn. Ăn uống đúng cách cũng là một biện pháp ngăn ngừa và giảm stress. Ăn chay, chế độ ăn thanh khiết và các chế độ dinh dưỡng của phương pháp yoga là nhằm tẩy sạch cơ thể, loại trừ hết độc tố đề nội tạng nghỉ ngơi và lấy lại sức.



PHÂN TRẮC NGHIỆM

1. Giai đoạn thứ hai của stress là:

A. Giai đoạn thích nghi.
B. Giai đoạn bảo động.
C. Giai đoạn kiệt quệ
D. Stress bệnh lý cấp tỉnh
E. Stress bệnh lý kéo dài.

2. Hans Selye bắt đầu nghiên cứu các triệu chứng của stress vào năm:

A. 1956
B. 1949
C. 1925
D. 1952
E. 1950

3. Giai đoạn thứ ba của stress là:

A. Giai đoạn báo động.
B. Giai đoạn thích nghi.
C. Stress bệnh lý cấp tỉnh
D. Stress bệnh lý kéo dài.
E. Giai đoạn kiệt quệ.

4. Hội chứng thích ứng chung gồm bao nhiêu giai đoạn:

A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
E. 6.

5. Giai đoạn thứ nhất của stress, cơ thể có những thay đổi về:

A. Tâm lý.
B. Sinh lý.
C. Hành vi
D. Tâm lý và sinh lý.
E. Tâm lý và hành vi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro