TÂM LÝ BỆNH NHÂN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BÀI 4: TÂM LÝ BỆNH NHÂN

Mục tiêu

1. Phân tích được ảnh hưởng qua lại của bệnh tật và tâm lý bệnh nhân.

2. Trình bày được các trạng thái tâm lý, các biểu hiện tâm lý và phản ứng tâm lý của bệnh nhân

3. Trình bày được đặc điểm tâm lý của các nhóm bệnh nhân khác nhau.

4.1. Bệnh tật và tâm lý bệnh nhân

4.1.1. Bệnh tật làm thay đổi tâm lý bệnh nhân

Bất kỳ một bệnh gì dù nhẹ hay nặng đều cũng có ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh, các hiện tượng tâm lý bị ảnh hưởng do đó người bệnh thường lo âu, buồn phiền, nhân cách bị thay đổi, thường thì vui vẻ, dễ gần gũi nhưng khi bị bệnh trở nên khó tính, đến cầu cứu CBYT trong trạng thái không vui, yêu cầu đòi hỏi cao.

CBYT phải biết tâm lý bệnh nhân, khi bị bệnh thì thần kinh ảnh hưởng sớm và

nặng nề nhất. Thay đổi nhẹ về cảm xúc hoặc thay đổi mạnh mẽ sâu sắc đến toàn bộ nhân cách của người bệnh. Bệnh càng nặng căng kéo dài cảng làm cho bệnh nhân biển đổi tâm lý trầm trọng, từ

- Tính điểm tĩnh, tự chủ, khiêm tốn dần thay đổi bằng cáu kỉnh, khó tính, nông nay.

Sự chu đáo thích quan tâm đến người khác thay đổi bằng sự ích kỷ.

-

- Sự vui vẻ, hoạt bát cho đến đăm chiêu, uể oài, nghi bệnh.

- Sự lạc quan cho đến bị quan, tàn nhẫn.

- Lịch sự nhã nhận cho đến khắt khe, hoạnh học.

- Bản lĩnh, độc lập cho đến bị động và mê tín.

Tuy nhiên, bệnh tật cũng có thể làm cho bệnh nhân tăng thêm ý chỉ, kiên cường, quyết tâm cao độ và biết trân trọng, yêu thương, quan tâm tới nhau, chia sẻ với nhau

hơn trong cuộc sống.

4.1.2. Tâm lý bệnh nhân tác động trở lại đối với bệnh tật

Mỗi bệnh nhân đều có một thái độ đổi với bệnh tật:

-Cam chịu.

- Kiên quyết đấu tranh và khắc phục với bệnh tật.

- Không sợ bệnh hay không quan tâm đến bệnh tật.

- Sợ hãi và lo lắng vì bệnh tật.

- Thích thú vì bệnh tật tô vẽ thế giới quan thêm sinh động đối với bệnh tật cấu mình.

- Giả vờ như không bị bệnh.

4.1.3. Bệnh nhân ảnh hưởng đến những người xung quanh

Trước nhất là gia đình và người thân rất lo âu cho bệnh tật và tính mạng người thân. Bệnh nhân thị lo bệnh có thể lây cho người thân, lo ảnh hưởng đến kinh tế, sinh hoạt, hạnh phúc gia đình. Bệnh tật của bệnh nhân sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng vàxã hội.

4.2. Trạng thái tâm lý bệnh nhân

4.2.1. Biểu hiện các trạng thái tâm lý

Trạng thái tâm lý người bệnh và trạng thái bệnh thực thể luôn có mối quan hệ khắn khít với nhau. Trong lâm sàng thường có 3 loại trạng thái tâm lý:

- Trạng thái biến đổi tâm lý.

- Trạng thái loạn thần kinh chức năng.

- Trạng thái loạn tâm thần.

4.2.1.1. Trạng thái biến đổi tâm tỷ

Đây là trạng thái nhẹ nhất và có thể gặp ở bất kỳ bệnh nhân nào, biến đổi tâm lý nằm trong giới hạn bình thường, họ có cảm giác hay khó chịu, thiếu nhiệt tình trong công việc, lo lắng, một môi

4.2.1.2. Trạng thái loạn thần kinh chức năng

Có gián đoạn và rối loạn các quá trình hoạt động của thần kinh cấp cao, biểu hiện thành các hội chứng như suy nhược, nghi bệnh, ám ảnh, lo âu, rối loạn phân ly... Bệnh nhân chưa rối loạn ý thức vì bệnh, còn cô thái độ phê phân bệnh tật và sức khỏe của minh.

4.2.1.3. Trạng thái loạn tâm thần

Không còn khả năng phản ảnh thế giới xung quanh, hành vi bị rối loạn, mất khả năng phê phân với bệnh tật. Biểu hiện đặc trưng là hội chứng hoang tưởng và rối loạn ý thức. Thực tế rất khó xác định ranh giới giữa các trạng thái tâm lý của người bệnh.

4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý bệnh nhân

- Đặc điểm giai đoạn phát triển và các dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

- Đặc điểm nhân cách

- Các yếu tố nhiễm trùng và nhiễm độc.

- Các yếu tố môi trường.

Tất cả các yếu tố này dẫn đến đến sự thay đổi trạng thái tâm lý như sau:

+ Thay đổi tư duy, hứng thú, niềm tin...

+ Thay đổi trí giác đối với thế giới bên ngoài và bản thân.

+ Thay đổi sự chọn lọc các mối quan hệ với những người xung quanh.

+ Tập trung chú ý vào bệnh tật, trở nên ích kỷ.

+ Giảm sút ý chỉ, khuynh hưởng tự động ám thị

+ Hồi tưởng nhiều về quá khứ, hay xúc động, thay đổi giọng nói và nét mặt...

4.3. Các biểu hiện tâm lý thường gặp ở bệnh nhân

Tùy từng trường hợp cụ thể, các biểu hiện tâm lý của bệnh nhân khác nhau phụ thuộc vào từng loại bệnh, loại hình thần kính của bệnh nhân, đời sống tâm lý vốn có của người bệnh trước khi mắc bệnh, tuổi tác, hoàn cảnh gia đình và công việc của bản thân bệnh nhân. Tuy nhiên, khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có các biểu hiện tâm lý sau đây:

4.3.1. Sự hài

Là sản phẩm tâm lý đầu tiên, là phản ứng tự nhiên biểu lộ bản năng tự vệ. Có thể khái quát mối tương quan giữa sự sợ hãi với sự tác động của bệnh tật và cả nhân người bệnh theo phương trình sau:

                       Y =  F(X)

(Y: sự sợ hãi. X: kích thích bệnh lý. F: cá nhân người bệnh)

4.3.2. Lo âu, xao xuyến

Lo âu là phản ứng của con người khi thấy tự ti, bất lực, bị lệ thuộc vào người khác (thầy thuốc, nhân viên y tế, người thân...) phải nhờ và, không tự lo liệu cho bản thân. Xao xuyến có thể bắt nguồn từ bực tức bị dồn nén, không biểu lộ ra được, không nói ra được. Sự bình dị, chân thành của CBYT có thể làm địu sự lo âu và xao xuyến của bệnh nhân.

4.3.3. Trầm cảm

Là tâm trạng buồn chán, luôn mang mặc cảm mất mát, bị bỏ rơi... và không còn tự tin vào bản thân mình nữa. Nếu trầm cảm nặng có thể dẫn đến tự sát.

4.3.4. Bực tức

Là phản ứng tự nhiên do bị bó buộc, không làm được mọi việc theo ý mình. Biểu hiện rõ ràng nhất là cau có, khó tính, hay bắt bẻ, thậm chí có lúc sĩ và hoặc hăm dọa CHYT. Cán bộ y tế cần hiểu và thông cảm với bệnh nhân. Cần có thái độ bình tĩnh nhưng nghiêm nghị, phải kiên trì giải thích một cách ôn tồn.

4.3.5. Thoải hỏi

Là trạng thái quay về thời trẻ thơ, là phản ứng tự vệ để sinh tồn. Đối với người bệnh, tùy theo bệnh nặng hay nhẹ, tùy theo nhân cách từng người mà biểu hiện thoái hồi có các mức độ khác nhau:

- Không gian và thời gian thu hẹp lại: nghĩa là bệnh nhân lấy mình làm trung tâm không quan tâm đến cái gì khác hơn không gian mình đang sống, vì thể người bệnh ki hiểu rằng CHYT còn có rất nhiều việc phải làm ngoài việc điều trị và chăm sóc cho riêng cá nhân họ

- Lệ thuộc ỷ lại: là biểu hiện quan trọng của tỉnh trạng thoái hồi.

Đối với những bệnh nhân đã qua giai đoạn cấp tỉnh thì nên cho điều trị ngoại trú, để bệnh nhân sống tại gia đình, sinh hoạt, lao động tùy theo tình trạng sức khỏe, thà thích nghi với đời sống xã hội để tránh sự thoái hồi về tâm lý.

4.4. Các phản ứng tâm lý của bệnh nhân

4.4.1. Phản ứng hợp tác

Đây là loại bệnh nhân có nhận thức đúng đắn, hợp tác tốt với CBYT trong qu trình điều trị và chăm sóc.

4.4.2. Phản ứng nội tâm, bình tĩnh chờ đợi

Bệnh nhân có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, không phản ứng lung tung những luôn lắng nghe và nghiền ngẫm từng lời nói của CĐYT. Đối với loại bệnh nhân này, nếu CBYT có uy tín, tác động tâm lý tốt sẽ được bệnh nhân tin tưởng, nhưng nếu có sai sót sẽ khó khôi phục niềm tin và sự kinh phục của họ.

4.4.3. Phản ứng bàng quan

Người bệnh coi thường bệnh tật, thờ ở với tất cả. Bệnh nhân thường ít kêu ca phân nản mà ẩm thầm chịu đựng. Đối với loại bệnh nhân này, cần thường xuyên động viên tính tích cực và chủ động trong việc hồi phục sức khỏe cho chính bản thân họ.

4.4.4. Phản ứng hốt hoảng

Bệnh nhân thuộc loại hình thần kinh không ổn định, không cân bằng, dễ hoảng mang, dao động, dễ phản ứng không kiềm chế được. CHYT phải kiên trì tác động đến tâm lý người bệnh, giúp họ tin tưởng và ổn định tâm lý, nếu cần thiết có thể cho thuốc an thần.

4.4.5. Phản ứng tiêu cực

Bệnh nhân dễ bi quan, đôi khi có ý định tự sát. CBYT cần quan tâm động viên bệnh nhân thoát khỏi tình trạng bị quan để họ có niềm hy vọng và tin tưởng vào kết quả điều trị.

4.4.6. Phản ứng nghi ngờ

Bệnh nhân luôn nghi ngờ mọi chuyện và dễ hoang mang, dao động. CBYT cần gây ấn tượng mạnh về mật chẩn đoán và điều trị có hiệu quả để giúp bệnh nhân cùng cố niềm tin.

4.4.7. Phản ứng phá hoại

Bệnh nhân thuộc loại nhân cách bệnh, dễ phản ứng mạnh với CBYT. Đối với những bệnh nhân này, cần phải nhẹ nhàng phân tích đồng thời phải có thái độ cương quyết đối với những biểu hiện sai lầm, cố tỉnh vô tổ chức. Nếu cần thiết có thể mời hội chấn với bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

4.5.
4.5.1
_________________________________________
| Nhân viên y tế không bao giờ được       
|quên:                                                            
|“không có con bệnh chỉ có người bệnh"
|"không chữa bệnh mà chữa người bệnh" | BỆNH - NGƯỜI + BỆNH TẬT
|________________________________________

4.5.1.1
- Những hành vì không định hướng trước có thể là một phần trong sự phát triển bình thường của trẻ.

Trẻ em có khả năng nhận biết, hiểu và tương tác với môi trường bên ngoài theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, khi những biểu hiện hành vi không mong muốn vượt quả sự phát triển bình thường của trẻ thì đòi hỏi người lớn và đặc biệt các bậc cha mẹ cần phải có kiến thức và kỹ năng để nhận ra

- Hành vi bất thường của trẻ có thể liên quan tới những stress rất lớn trong cuộc sống

Ví dụ: Trẻ có khuynh hưởng có hành vi bạo lực thường liên quan tới những gia đình mà bố mẹ luôn có xung đột trong cuộc sống, trẻ luôn phải sống trong tỉnh trạng nguy hiểm và đe dọa đến sức khỏe thì rất dễ bị những rối loạn về hành vi

- Hành vi bất thường của trẻ có thể liên quan tới những tổn thương mang tính di truyền

- Đánh giá sơ bộ về gia đình có thể phát hiện ra những bất thường về hành vi của
trẻ

4.5.1.2. Một số điểm lưu ý trong quá trình chẩn đoán, điều trị và chăm sóc

- Quá trình chẩn đoán thường tốn nhiều thời gian.

- CBYT cần có kiến thức về các giai đoạn phát triển bình thường của trẻ và sử dụng những công cụ đặc trưng cho từng nhóm tuổi.

- Cần có sự hỗ trợ rất lớn của bố mẹ và gia đình trẻ.

4.5.1.3. Một số điểm lưu ý khi khai thác thông tin ở trẻ

Hầu hết trẻ từ 2,5 tuổi - 3 tuổi có thể nói ra những ý nghĩ và cảm nhận của bin thân với cán bộ y tế. Nhưng trẻ em thường không tiết lộ những thông tin mà các nhà lâm sàng hỏi một cách trực tiếp. Trẻ em có thể tự do nói ra những ý kiến của mình về bất kỳ vấn đề gì, cho dù đó là vẫn đề nhạy cảm và thường không cần phải nài ép hay khẩn khoản yêu cầu. Bố mẹ trẻ đôi khi ngạc nhiên khi trẻ nói về những vấn đề tế nhị với người khác.

Để hỗ trợ cho việc khai thác thông tin, cán bộ y tế nên dùng câu hỏi mở và sử dụng những công cụ chuyên biệt giúp trẻ có thể hé mở những suy nghĩ của mình một cách dễ dàng hơn như vẽ tranh theo chủ đề.

Để tránh sự ảnh hưởng của cha mẹ trẻ, cán bộ y tế có thể bắt đầu bằng cách đặc một vài câu hỏi chung chung cho cả bố mẹ trẻ và trẻ khi ở trong cùng phòng, sau đó sẽ hỏi riêng trẻ. Rất nhiều trẻ, đặc biệt với trẻ trên 4 tuổi thường đáp ứng một cách hoàn toàn khác khi có bố mẹ. CHYT cần giải thích với bố mẹ trẻ là sẽ hỏi trẻ một cách độc lập nhưng vẫn với những nội dung hỏi như vậy và các đáp ứng tự nhiên của trẻ cũng sẽ được thảo luận với bố mẹ trẻ sau đã

4.5.2. Bệnh nhân nữ

4.5.2.1. Những vấn đề sức khỏe đặc trưng với bệnh nhân nữ

Do những đặc trưng về sinh lý học giới tính nên bệnh nhân nữ có thể gặp những vấn đề sức khỏe đặc trưng, bao gồm

- Săng lọc ung thư cổ tử cung.

- Sáng lọc ung thư và

- Hội chứng tiền mãn kinh

- Mãn kinh.

- Cắt tử cung

- Vô sinh

Với mỗi vấn đề trên thì ngoài việc chẩn đoán, điều trị, tư vấn tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng

4.5.2.2. Một số điểm lưu ý trong quá trình chẩn đoán, điều trị và chăm sóc

- Sử dụng các kỹ năng thể hiện sự đồng cảm khi châm sóc bệnh nhân, đặc biệt với những phụ nữ đễ bị tổn thương.

- Xây dựng mối quan hệ tốt với bệnh nhân trước khi thăm khám và chăm sóc cho

người bệnh.

- Bệnh nhân nữ thường có thái độ dè dặt vì vậy cán bộ y tế cần khuyến khích để bệnh nhân đặt câu hỏi.

- Tôn trọng cuộc sống riêng tư của bệnh nhân, chủ ý khi đặt những câu hỏi có tỉnh nhạy cảm

Cung cấp những kiến thức, thông tin cần thiết để tăng niềm tin và thái độ của bệnh nhân về việc sảng lọc phát hiện sớm một số bệnh.

- Khi tư vấn, chủ ý tới đặc điểm tâm lý xã hội, văn hóa, đặc biệt khí tư vẫn những vấn đề liên quan tới vô sinh, cất từ cung.

- Chú ý tới những giai đoạn biến đổi mang tính sinh lý ở phụ nữ (giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh) để cung cấp các thông tin một cách thích hợp cũng như tư vấn về các phương pháp y học có thể cải thiện hoặc hỗ trợ cho bệnh nhân trong từng giai đoạn.

4.5.3. Bệnh nhân già

4.5.3.1. Một số đặc điểm chung

- Người già khỏe mạnh, không bệnh tật, có luyện tập, mọi hoạt động tâm lý, tư duy như lúc còn trẻ. Những người này có sự liên hệ mật thiết với xã hội, vẫn lao động sáng tạo.

- Người già bệnh tật thì không đạt được mức hoạt động tâm lý tỉnh thần như vậy. Vai trò của bệnh tật đối với tâm lý người già là rõ rệt.

- Biến đổi về tâm lý: Hai biến đổi quan trọng là giảm tốc độ và giảm sinh động.

+ Về tính tỉnh: Những người già cơ thể không khỏe mạnh có những biến đổi về
tính tình. Ví dụ: Trước đây cẩn thận thì khi già trở nên đa nghỉ. Ở người già cơ thể suy yếu có hiện tượng thờ ở với mọi người xung quanh, quay về với cuộc sống bên trong với kỷ niệm cũ. Cảm xúc và tình cảm có những đáp ứng khác lúc trẻ, đôi khi chỉ một kích thích nhỏ cũng làm cho họ khó chịu, phân ứng quá mức.

+ Về trí nhớ: Họ thường nhớ chuyện cũ tốt hơn, thích thú với những kỷ niệm cũ
và bao giờ cũng cho là đẹp hơn hiện tại. Trí nhớ của những người ít hoạt động trí óc đối với những việc mới vừa trình bày và vấn đề trừu tượng thường kém đi.

+ Những rối loạn tâm lý khi người già mắc bệnh:

Người lớn tuổi có những thay đổi đặc biệt về tính tỉnh, cảm xúc trong thời gian mắc bệnh, một số người có thái độ trầm lặng, có người kém tự chủ trong cảm xúc dễ tự ái, bực dọc, dễ giận hờn, hung dữ quá mức, lo lắng cho cá nhân, đa nghi sợ mất mát. Về nội tâm bệnh nhân cao tuổi thường lo nghĩ diễn biến của bệnh tật, nghĩ đến cái chết đang đợi chờ mình, vĩnh biệt người thân gia đình con cháu, bao nhiêu việc chưa làm, đặc biệt khi có sự cố về tình cảm gia đình, bạn bè sẽ làm suy yếu thêm cơ thể vốn đã suy yếu và ngày càng không thể bù trừ nổi. Người già luôn nghĩ đến thân phận của mình, nên dễ bi quan thầm lặng.

4.5.3.2. Một số điểm lưu ý trong quá trình chẩn đoán, điều trị và chăm sóc

Thầy thuốc cần phải thể hiện tôn trọng và thương yêu chân thành trong lời nói, thái độ và việc làm của mình. Đối với bệnh nhân có tuổi cần chú ý một số điểm:

- Khám bệnh ở người già không giống người trẻ vì bệnh lý tuổi già có một số đặc điểm chú ý:

+ Người già mắc nhiều bệnh mãn tính và có thể mắc thêm bệnh cấp tính đòi hỏi khám bệnh phải tí ml.

+ Triệu chứng không điển hình do tỉnh phản ứng của cơ thể giả đối với tác nhân gây bệnh thay đổi, tiến triển bệnh không điển hình.

+ Tâm lý người giả khác với người trẻ đo đó cách tiếp xúc và cách hỏi bệnh cần chủ ý: Tiếp xúc với người già cần chú ý thái độ và tác phong. Đối với người già sức khỏe còn tốt, việc hỏi bệnh không có gì khác người bệnh thông thường. Đối với người đã suy yếu việc tiếp xúc, hỏi bệnh khó khăn hơn, công tác động viên tỉnh thần để tranh thủ tối đa sự cộng tác của người bệnh là rất cần thiết. Đối với người cơ thể đã suy kiệt do quá giả, hoặc bệnh tật lâu ngày, việc hỏi bệnh thăm khám rất khó khăn, cần tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình, người thân để khai thác tiền sử, triệu chứng bệnh. Trường hợp này thầy thuốc cần có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng vì người bệnh, mới tránh được sai sốt dễ gặp trong chẩn đoán và điều trị. Cần chú ý trong tiếp xúc phải thể hiện tình thương yêu, lòng kính trọng, từ cách xưng hô đến cách chăm sóc hàng ngày. Người giả để tự ti và dễ có tư tưởng cho mọi người ít quan tâm đến mình vì vậy khi họ trình bày cần lắng nghe, không nên vội ngắt lời. Nếu họ nói lan man quá lúc đó sẽ lái khéo về trọng tâm, tránh tác phong vội vã, lạnh nhạt.

4.5.3.3. Những điểm cần chủ ý đối với bệnh nhân lớn tuổi

- Tuyệt đối giữ bí mật, không nói bí mật bệnh tật của họ cho người khác ngay cả về bệnh sử, hoàn cảnh gia đình, đời tư, những điều mà bệnh nhân đã thổ lộ với thầy thuốc, nếu tiết lộ những điều sâu kín của họ sẽ làm chấn thương tâm thần, mất lòng tin.

- Phải đúng hẹn, đúng giờ, chu đáo tỉ mỉ và chính xác, giải thích rõ ràng, những thay đổi phải thông báo trước.

- Tác phong giản dị, chân thành, không bê tha, nghiêm túc lắng nghe ý kiến bệnh nhân và biết tôn trọng ý kiến đó.

CBYT cần chú ý rằng người có tuổi là người đã trải qua bao thử thách, quá trình lao động, chiến đấu, có kinh nghiệm cuộc đời, có kiến thức sâu rộng, đã từng là người lãnh đạo, người cha, mẹ nên tình cảm rất sâu đậm, nhiều người có quan hệ với nhiều thầy thuốc, đã ra vào viện nhiều lần vì vậy tiếp xúc phải khiêm tốn thực thà, thận trọng, thân tình như đối với ông bà cha mẹ mình. Nếu bệnh nhân muốn biết bệnh của mình thầy thuốc có thể cho họ biết những điều vô hại, còn những điều ảnh hưởng tâm lý, bệnh tật thì tuyệt đối không được tiết lộ.

- Đối với những bệnh nhân có diễn biến xấu, những bệnh tiên lượng xấu, chưa có phương pháp điều trị hiệu quả làm cho bệnh nhân suy mòn thì bên cạnh điều trị bảo tồn năng cao thể trạng, cần phải dùng thuốc an thần, chống đau và động viên tâm lý liệu pháp

- Sự chăm sóc chu đáo tận tình hằng ngày làm cho bệnh nhân thấy rằng mọi nguời không bỏ rơi mình, quan tâm tới mình.

- Đối với các bệnh nhân chủ quan về sức khỏe, không chịu thực hiện các yêu cầu điều trị, phải giải thích thuyết phục nhưng cũng phải có thái độ cương quyết.

PHÂN TRẮC NGHIỆM

1. Với bệnh nhân sẵn sàng trình bày bệnh tật, nhân viên y tế nên:

A. Kiên nhẫn lắng nghe và suy nghĩ giải quyết vẫn để
B. Cáu gắt với bệnh nhân.
C. Đặt nhiều câu hỏi cho bệnh nhân.
D. Thuyết phục bệnh nhân điều trị bệnh.
E. Suy nghĩ giải quyết vấn đề

2. Với bệnh nhân có phản ứng phá hoại, thầy thuốc và nhân viên y tế cần:

A. Có thái độ nhún nhường, nhẹ nhàng phân tích.
B. Có thái độ cương quyết với những biểu hiện sai lầm, cố tình vô tổ chức
C. Nhẹ nhàng phân tích nhưng phải có thái độ cương quyết
D. Kiên trì tác động đến tâm lý người bệnh.
E. Có thái độ khiêu khích.

3. Bệnh nhân thuộc loại thần kinh không ổn định, không cân bằng, để dao động, dễ phản ứng thiếu kiểm chế thường có phản ứng tâm lý nào sau đây:

A. Phản ứng nghi ngờ.
B. Phản ứng hốt hoảng.
C. Phản ứng tiêu cực.
D. Phản ứng phá hoại
E. Phản ứng nóng nảy.

4.Tình điềm tĩnh của bệnh nhân bị thay đổi khi bị bệnh như thế nào:

A Trở nên nóng này.
B. Trở nên ích kỷ.
C. Trở nên cáu kỉnh
D. Trở nên tự chủ
E. Trở nên nhẹ nhàng

5. Trạng thái biến đổi tâm lý là trạng thái

A. Rối loạn cơ thể dạng nhẹ
B. Biến đổi tâm lý sâu sắc nhất
C.Thay đổi tâm lý hoàn toàn
D. Rối loạn hành vi ở giới hạn bình thường
E. Biến đổi tâm lý nhẹ nhất

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro