[ZHUANLAN] LÀ AI ĐÃ GIẾT CHẾT NHỮNG NAM SINH TRUNG QUỐC 20 TUỔI?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

[ZHUANLAN] LÀ AI ĐÃ GIẾT CHẾT NHỮNG NAM SINH TRUNG QUỐC 20 TUỔI?
____________________
Lược dịch: Dongyi | Bài dịch thuộc quyền sở hữu của dịch giả và chỉ được đăng tải tại Weibo Việt Nam, vui lòng không tự ý repost.
____________________
Tôi thường nói với bạn tôi rằng, những người sống ở các thành phố lớn thật ra không phải là “số đông”. Số đông thực sự ở Trung Quốc là những người sống ở các thành phố hạng ba, bốn, năm sáu, nhưng vì họ thấp cổ bé họng mà khó được xã hội chú ý đến. Nói cách khác, hầu hết những thanh niên Trung Quốc đều không giàu có, còn những nam sinh vung tiền như nước chỉ là thiểu số mà thôi.  Những nam sinh Trung Quốc trong độ tuổi đôi mươi đang sống ở cái tuổi chông chênh, cái tuổi mà tôn nghiêm và ước mơ của các cậu có khả năng đang bị giết chết từng chút một.
Về mặt tình yêu, bữa trưa 8 tệ không bì được chiếc túi 8000 tệ.
Lúc tôi học đại học, tiềm sinh hoạt phổ biến của nam sinh từ 1000 đến 1500 tệ, nghe nói mấy năm trước tiền sinh hoạt cùng lắm là 500 đến 800 tệ. Điều này nghĩa là gì? Nghĩa là trên thực tế chỉ đủ tiền ăn mà không có dư khoản nào cả. Muốn mua một chiếc áo mới hàng Taobao hay đồ chợ đã phải ăn uống tiết kiệm, muốn tụ tập ăn một bữa với bạn bè hay dẫn bạn gái vào nội thành chơi sẽ phải húp mì mấy ngày liền.
Tôi quen một cậu nam sinh tên A Văn. Thời đi học, khoảnh khắc sung sướng nhất mỗi ngày của cậu là bữa cơm trưa thịt bò xào giá 8 tệ. Cậu ấy kiên trì ăn mỗi món này suốt nửa năm trời. Sau này A Văn phải lòng một cô gái, mà cô gái này là kiểu rất chịu chơi. Cô ấy mỗi tuần đều vào nội thành tụ tập, đi ăn đồ ngon, ca hát, quẩy bar. Mặc dù những thứ ấy không tính là đắt đỏ, nhưng đối với phí sinh hoạt 1000 tệ một tháng của A Văn thì quả thật có sức ép không nhỏ.
Mỗi tuần A Văn đều cùng cô gái ra ngoài chơi, sau đó từ thứ hai đến thứ sáu ở kí túc xá gặm mì cho qua bữa. Dần dần cô gái cũng để ý A Văn, hai người từ từ ở bên nhau. Cô ấy bắt đầu cùng A Văn ăn cơm trưa 8 tệ mỗi ngày. Có một lần đến sinh nhật cô gái, vì để mua khăn choàng cổ 100 tệ làm quà mà A Văn phải ăn mì mấy ngày trời. Lúc A Văn đến phòng karaoke mới phát hiện, món quà cậu tặng là món quà rẻ tiền nhất. Dáng vẻ cô gái vui mừng cười tươi choàng khăn lên như mũi dao cứa vào tim A Văn.
Trong tình yêu, đương nhiên không thể dùng giá trị quà tặng để đong đếm, nhưng suy cho cùng món đồ nào cũng được định giá, cậu không muốn nụ cười vô giá của bạn gái nở rộ vì món đồ rẻ tiền này, cậu sẽ rất đau lòng.
Một lần nọ, cô gái nói với bạn thân rằng cô muốn một chiếc túi 8000 tệ, chẳng rõ cô bạn thân thế nào mà lại đi kể cho A Văn. A Văn tính cả một đêm cũng không tài nào tìm ra cách để dành được 8000 tệ trong một năm. Đã thế mấy hôm ấy A Văn còn bị mất ví tiền, trong đó chứa 300 tệ cậu vừa nhận được. Trong phút chốc ngay cả cơm thịt bò xào 8 tệ cậu còn không có tiền ăn. Thế là cậu xấu hổ bảo với bạn gái hãy hạn chế gặp mặt. Cậu không muốn để bạn gái phát hiện ra ngay cả phần cơm 8 tệ của mình cậu cũng không trả nổi.
A Văn hỏi bạn thân của cô gái: “Sinh hoạt phí mỗi tháng của cô ấy bao nhiêu?”
Bạn thân đáp: “Không nhiều đâu, chỉ 2800.”
Lúc ấy tiền sinh hoạt 2800 tệ là một con số thường gặp, nhưng đối với A Văn lại là một con số trên trời. Niềm vui từ bữa trưa 8 tệ chắc chắn không thể bì với một chiếc túi 800 tệ.
A Văn biết rằng dù cho bạn gái nói không để tâm những chuyện này thì cậu cũng vẫn cảm thấy rất khó chịu. Sau này bọn họ chia tay, ngày chia tay, cuối cùng quyển sổ tay của A Văn dừng lại ở câu: Còn thiếu 7102,6 tệ nữa là được 8000 tệ.
Về mặt phẩm vị: Áp lực xã hội buộc những chàng trai Trung Quốc trở nên vô vị.
Rất nhiều người ở trên mạng chế nhạo rằng: Con trai Trung Quốc không xứng với con gái Trung Quốc. Đại ý muốn nói phẩm vị con trai thông thường rất kém, không chú trọng rèn luyện cơ thể, không biết ăn mặc, hiểu biết về văn học – nghệ thuật gần như bằng không, còn con gái Trung Quốc hơn hẳn đàn ông Trung Quốc.
Tôi biết một người thuộc cả kiểu “trai thẳng hoang tưởng” (1) và “trai phượng hoàng” (2), đây đều là những từ không hay ho gì.
(1) 直男癌: là một từ hay dùng trên mạng bên Trung, đại ý chỉ những người đàn ông luôn thấy không vừa mắt với những ý kiến, quan điểm, thẩm mỹ của người khác, luôn ảo tưởng cách nghĩ, thẩm mỹ của mình tốt, thường tự cho mình là cao quý hơn, theo đó là việc coi thường giá trị phụ nữ.
(2) 凤凰男: chỉ loại đàn ông ở các thành phố hạng hai và ba, có tư tưởng lỗi thời xuất thân từ một gia đình có quan niệm tương đối bảo thủ, có chút tiền có chút thành tựu, chết cũng cần thể diện, cực kỳ sĩ diện, trọng nam khinh nữ, nghe bố mẹ răm rắp, là kiểu đàn ông nông thôn điển hình.
Thật ra xem xét một cách khách quan, cậu ấy là một người rất ưu tú. Thời đi học cậu ấy đều được loại xuất sắc, sau khi tốt nghiệp dù ban đầu công việc không mấy suôn sẻ nhưng với sự nỗ lực của bản thân, cậu ấy đã dần vượt xa những người cùng lứa cả về thu nhập lẫn triển vọng phát triển.
Cậu ấy yêu một cô gái bình thường, gia cảnh cô ấy không tốt, đến từ một thành phố hạng hai thông thường. Cô gái hay than thở với bạn thân rằng cậu ấy không lãng mạn, quá thực dụng về mặt tiền bạc, bàn về phẩm vị đàn ông thì càng chả buồn nói. Lúc nói những lời ấy dường cô gái quên rằng mỹ phẩm cô dùng là do bạn trai mua cho.
Cuối cùng đến lúc cần bàn chuyện cưới hỏi, cô gái nói: “Ba em bảo gả em cho anh cũng được, anh phải mua một căn nhà ở trung tâm thành phố trong năm nay, để em đứng tên.”
Cậu ấy trả lời: “Có thể mua nhà ở ngoại thành không? Đi tàu điện ngầm vào nội thành rất thuận tiện.”
Đáp án của cô gái là “Không thể.”
Sau cùng thành ra cãi nhau rồi chia tay. Cậu ấy đi uống rượu với tôi, uống đến mức say bí tỉ, cuối cùng bật khóc nức nở.
Cậu ấy vừa khóc vừa nói: “Thật sự tớ đã cố hết sức rồi. Tớ cũng muốn muốn ăn nhà hàng mỗi ngày, muốn ăn mặc thật ngầu, rõ ràng tớ đã có thể tiêu cho bản thân nhưng tớ muốn cô ấy có cuộc sống tốt hơn. Tiền để dành đều vì tương lai của cả hai, để sau này mua nhà. Tớ muốn để mẹ tớ đứng tên nhà, cô ấy mắng tớ “mama’s boy”, thực sự tớ tệ đến vậy sao?”
Áp lực từ gia đình và xã hội chèn ép người con trai này.
Cậu ấy có phẩm vị không? Không hề.
Ai chẳng mong có lối sống tinh tế hơn?
Có ai muốn ăn cơm hộp rồi làm thêm đến 12 giờ đâu? Ai chẳng biết tập thể dục mỗi ngày sẽ có vẻ ngoài thu hút?
Có ai muốn cả ngày luộm thuộm như ăn mày đâu? Ai chẳng biết người đẹp vì lụa chứ?
Áp lực xã hội khiến hầu hết các chàng trai bình thường ở TQ không còn tư cách bàn về phẩm vị nữa rồi.
Về tương lai: nhà và xe đã giết chết những thanh niên Trung Quốc.
Tôi hỏi một số cô gái xung quanh tôi về yêu cầu bạn đời của họ. Không ít người sẽ nói: Nếu tự lập nghiệp thì phải có sự nghiệp ổn định, nếu làm công ăn lương thì trình độ và thu nhập của anh ấy phải gấp nhiều lần tôi. Tôi hỏi trong những người cùng tuổi có mấy ai đạt đến tiêu chuẩn này chứ? Câu trả lời đương nhiên là cực kì ít.
Tuổi đôi mươi là độ tuổi rực rỡ nhất của con gái, tuổi tác và sắc đẹp của các cô đã đủ giúp các cô tiếp xúc với vầng hào quang vốn không thuộc về tầng lớp của mình.
Còn tuổi đôi mươi của con trai là cái tuổi chông chênh và đau khổ nhất, tuổi trẻ và sự thiếu hiểu biết khiến trái tim các cậu đầy hoài bão nhưng lại không có vốn sống, không có kinh nghiệm, đương nhiên không có cả quyền lợi.
Cái tuổi xấu nhất là sao xứng với cái tuổi đẹp nhất đây? Vì thế nhiều người nói, con gái ở cái tuổi đẹp như vậy đương nhiên hợp với những thứ tốt hơn, thứ mà chàng trai hai mươi tuổi không thể cho cô được.
Tôi thật không tìm được lí lẽ phản bác kết luận này, tôi chỉ thấy thời đại này khiến tôi càng ngày càng không thể hiểu được. Nhà và xe đã giết chết từng những cậu thanh niên Trung Quốc một. Nếu bạn không phải là con nhà giàu có, không thuộc diện nhận tiền đền bù nhà do tái định cư thì làm sao sở hữu những tài sản ấy vào cái tuổi hai mươi chứ?
Trong thời đại viển vong này, những ước mơ của những cậu trai trẻ lần lượt bị giết chết. Bọn họ đều bảo phải tạo ra một cuộc sống tốt hơn cho người họ yêu, vì thể họ đặt cọ vẽ xuống, buông cây đàn guitar để kiếm nhiều tiền hơn và có một tương lai tốt đẹp hơn. Bỏ đi những đẹp đẽ của quá khứ để đổi lấy hạnh phúc trong tương lai.
Tôi không biết rốt cuộc đây có thể xem như một phương trình cân bằng không, rốt cuộc có đáng hay không, tôi chỉ cảm thấy đau lòng.
Rất đau lòng. Đau lòng cho những cô gái trẻ. Đau lòng cho những cậu trai trẻ. Đau lòng cho những chàng trai, cô gái cuối cùng đã trưởng thành thành một phần của xã hội.
Nhà và xe, không chỉ giết chết những nam sinh Trung Quốc, mà còn giết chết những nữ sinh Trung Quốc.
____________
Nguồn: https://zhuanlan.zhihu.com/p/33460260

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#reup