Bài 6 Rối loạn trí nhớ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Khái niệm tâm lý học về trí nhớ
Trí nhớ là chwucs phận và đặc tính của bộ não có khả năng ghi nhận, bảo tồn và cho hiện tại những kinh nghiệm và tri thức cũ dưới dạng biểu tượng, ý niệm và ý tưởng.
(Trung tâm ở vỏ não ở hồi hải mã và thùy thái dương)
1. Quá trình ghi nhận:
Quá trình hưng phấn ở những hệ thống cấu trúc cơ động của bộ não trước những kích thích của thực tại: càng chú ý và càng thích thú với kích thích bao nhiêu thì quá trình ghi nhận càng chắc chắn, rõ ràng bấy nhiêu…
2. Quá trình bảo tồn
Quá trình hình thành những đường liên hệ tạm thời duy trì dấu vết của những kích thích tác dộng vào vỏ não. Kích thích càng mạnh càng được lặp lại thì quá trình bảo tồn càng vững.
3. Quá trình nhớ lại
Quá trình hồi phục những đường liên hệ tạm thời đã được bảo tồn trong những hệ thống cấu trúc cơ động của bộ não. Nhớ lại tốt chứng tỏ quá trình bảo tồn tốt. Thường nhớ lại xuất hiện dưới 2 hình thức:
a) Nhận lại: thông qua các giác quan nhận được những đối tượng kích thích trước kia. Thí dụ: nhận lại bạn cũ đã xa nhau nhiều năm.
b) Hiện lại: kinh nghiệm và tri thức cũ, không cần qua trí giác đối tượng kích thích trước kia, vẫn có thể hiện ra trong đầu óc dưới dạng biểu tượng hay ý niệm. Thí dụ: hiện lại khuôn mặt của bà mẹ đã mất.
Thường chỉ ra trí nhớ máy móc và trí nhớ thông hiểu.
Trí nhớ máy móc: chỉ dựa vào mối liên hệ đơn giản giữa các đối tượng để nhớ ( gần nhau, giống nhau hay trái ngược nhau).
Thí dụ: nhớ bảng cửu chương, đặt công thức để nhớ ngữ pháp tiếng Nga.
Trí nhớ thông hiểu: vận dụng đến các mối liên hệ nội tại có tính chất quy luật giữa các hệ thống để nhớ. Trí nhơ thông hiểu chắc chắn hơn vì trong quá trình nhớ có sự tham gia của ý thức, sự chú ý, cảm xúc và nhất là trí tuệ, tư duy. Thí dụ: nhớ nội dung một quyển truyện.
II. Các rối loạn trí nhớ
1. Giảm nhớ (hypomnésie):
Kém nhớ những sự việc xảy ra hay sự việc cũ. Thường những sự việc mới xảy ra khó nhớ hơn những sự việc cũ (định luật Ribot).
Gặp trong loạn tần tuổi già, liệt toàn thể tiến triển, loạn thần kinh suy nhược, v.v… loạn thần thực tổn, tâm căn suy nhược.
2. Tăng nhớ (hypermnésie):
Nhớ lại những sự việc rất cũ, ngay cả những sự việc không có ý nghĩa hay những chi tiết vụn vặt tưởng không thể nhớ được.
Thường gặp nhất trong trạng thái hưng cảm, trong trạng thái sốt do nhiễm khuẩn, say rượu, bệnh lý, v.v…
3. Mất trí nhớ hay quên (amnésie)
a) Quên theo sự việc chia ra:
Quên toàn bộ: quên tất cả những sự việc cũ và mới thuộc mọi lĩnh vực. gặp trong sa sút trí tuệ nặng.
Quên từng phần: chỉ quên một số kỉ niệm, chỉ quên ngoại ngữ, chỉ quên thao tác nghề nghiệp, chỉ quên danh từ riêng, v.v… Gặp trong tổn thương khu trú ở một vùng nhất định của não hay do cảm xúc mạnh.
b) Theo thời gian chia ra: mốc sự kiện từ khi có bệnh
Quên thuận chiều (amnesia anterograde): quên những sự việc đã xảy ra ngay sau khi bị bệnh. Có thể quên trong khoảng thời gian từ vài giờ đến vài tuần. Gặp trong chấn thương sọ não, sau khi lú lẫn, hôn mê.
Quên ngược chiều (amnesia retrograde): quên những sự việc đã xảy ra trước khi bị bệnh. Thời kì quên có thể là vài ngày, vài tháng, hay vài năm. Có thể quên từng phần hay quên toàn bộ. Thường gặp trong chấn thương sọ não, xơ mạch não kèm xuất huyết, v.v… tổn thương thực thể, nguy hiểm.
Quên trong cơn (amnesia congrade): chỉ quên những sự việc xảy ra trong cơn, trong một thời gian ngắn bị bệnh. Gặp trong cơn động kinh, trạng thái hoàng hôn, sa sút trí tuệ, v.v…
Quên vừa thuận vừa ngược chiều (amnésie antérorérograde): Quên cả sự việc cũ lẫn mới. Gặp trong loạn thần cấp, kèm lú lẫn, sa sút trí tuệ do chấn thương sọ não, v.v…
 c) Theo quá trình cơ bản của trí nhớ, chia ra:
  - Quên do ghi nhận kém: thường là quên thuận chiều.
  - Quên do nhớ lại kém: thường là quên ngược chiều.
d) Theo tiến triển, chia ra:
  - Quên cố định: triệu chứng quên không tăng không giảm.
  - Quên thoái triển: trí nhớ hồi phục dần.
  - Quên tiến triển: quên tăng dần theo định luật Ribot là sự việc mới quên trước, sự việc cũ quên sau.
4. Loạn nhớ: (paramnesia)
a) Nhớ giả(Pseudo réminescence): Còn gọi là ảo tưởng trí nhớ. Những sự việc có thực trong cuộc sống của bệnh nhân trong một khoảng thời gian và không gian nào đó, bệnh nhân lại nhớ vào một khoảng không gian và thời gian khác, hoặc lẫn lộn sự việc này với sự việc kia. Có khi trên một sự việc có thật, bệnh nhân lại nhớ thêm những chi tiết không hề có
b) Bịa chuyện (Confabulation) : Còn gọi là ảo giác trí nhớ để phân biệt với nhớ giả (ảo tưởng trí nhớ). Có thể là bệnh nhân quên toàn bộ và thay vào chỗ quên, bệnh nhân kể những sự việc không hề xảy ra với bệnh nhân, nhưng bản thân bệnh nhân không hề biết mình bịa ra và khẳng định những sự việc ấy là có thật. Có thể bệnh nhân không quên mà chỉ bịa.
Nội dung chuyện bịa có thể thông thường hay kỳ quái. Trường hợp bịa chuyện kèm theo mất định thường gọi là lú lẫn bịa chuyện.
Trong lâm sàng nhiều khi rất khó phân biệt giữa nhớ giả và bịa chuyện vì phải hiểu chi tiết cuộc đời của bệnh nhân mới biết chuyện mà bệnh nhân kể là có thật hay là bịa.
Nhớ giả và bịa chuyện có thể gặp trong các bệnh thực thể nặng ở não (có thể kèm theo quên) và có nội dung thông thường hay trong tâm thần phân liệt (không kèm theo quên) và mang tính chất hoang tưởng kỳ quái.
c) Nhớ nhầm
- Nhớ vơ vào mình: Ý nghĩ, sáng kiến của người khác lại nhớ ra là của mình hau những cái nghe người khác kể lại hoặc thấy ở đâu đấy lạ tưởng là những cái bản thân mình đã sống qua.
 - Nhớ việc mình thành việc người: Sự việc, ý nghĩ của mình lại nhớ ra là của người khác hay đã đọc, đã thấy ở đâu đó.

d) Nhớ đang sống trong dĩ vãng (Ecmnésie): Kết hợp với quên tiến triển, bệnh nhân tưởng mình đang sống trong dĩ vãng (10 - 20 năm trước), hành động như người trẻ lại, có khi soi gương không nhận ra mình, cho là một cụ già nào đấy. Gặp trong loạn thần tuổi già, động kinh.
5. Hội chứng korsacov: (Được Korsacov miêu tả năm 1887 ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính có viêm nhiều dây thần kinh), gồm có:
  - Quên thuận chiều (do ghi nhận kém): Đây là rối loạn chủ yếu của hội chứng Korsacov. Bệnh nhân mất định hướng và quên tất cả mọi việc vừa xảy ra. Nhờ còn khả năng suy nghĩ logic, họ có thể suy luận về sự việc đang xảy ra.Ví dụ: bệnh nhân không nhớ đã ăn sáng chưa, xong nhìn đồng hồ có thể khẳng định được.
 - Loạn nhớ: Có thể nhớ giả và nhớ bịa.
 - Còn nhớ tốt các sự việc cũ: Hội chứng Korsacov còn gặp trong giai đoạn cấp của chấn thương sọ não (có tính chất tạm thời), các bệnh có tổn thương thực thể ở não (rối loạn không hồi phục), loạn tâm thần tuổi già, trạng thái thiếu ôxy não.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro