TamGiác_Trungquoc_Campuchia_VietNam Uyn - phret Bowsc - sét

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cuốn sách Tam giác Trung Quốc - Campuchia - Việt Nam của Uyn - phret Bớt - sét cung cấp được nhiều tư liệu, có thể giúp ta vẽ nên một bức tranh khá đầy đủ về cuộc sống của nhân dân Campuchia trong cái lò sát sinh mang nhãn hiệu Pôn Pốt - Leeng Xa-ry. Đồng thời, cuốn sách cũng làm rõ được một phần nào thái độ của Việt Nam đối lập hẳn với thái độ của những kẻ theo chủ nghĩa bàn trướng, ba quyển trong gioiws cầm quyền Bắc Kinh đối với sự sống còn của nhân dân Campuchia. Chúng tôi lược dịch và trân trọng giới thiều với bạn đọc cuốn sách này.

Lời giới thiệu

Mùa xuân năm 1975, việc các Chính phủ Sài Gòn và Phnoom Pênh được Mỹ hậu thuẫn bị lật đổ đã làm cho Mỹ không còn chút ảnh hưởng trực tiếp vào đối với việt Nam và Campuchia nữa. Vậy là, kỷ nguyên mà nhân dân hai nước này cùng với nhân dân Lào, phải tiến hành cuộc đáu tranh hơn 50 năm vì độc lập đã chấm dứt. Thực ra, họ phải giành độc lập tới hai lần*. Sau khi nhân dân Đông Dương đánh bại Pháp, ách thống trị thực dân trực tiếp đã được thay thế bằng ách kiểm soát dưới những hình thức gián tiếp của chết độ thực dân kiểu mới. Hoa Kỳ trở thành cường quốc hùng mạnh nhát trong vùng, sẵn sàng và có khả năng lật đổ các Chính phủ cũng như đưa vũ khí, đạn dược, cố vấn quân sự và thậm chí sinh mệnh của hàng chục vạn thanh niên ưu tú nhất của họ vào cuộc đấu để bảo đảm duy trì những nguồn của cải tự nhiên, nhân lực và chiến lược của khu vực này dưới sự kiểm soát của mình.

Từ khi phải rút  lui một cách nhục nhã khỏi Đông Dương, Hoa Kỳ: đã tận dụng mọi khả năng để làm mất ổn diinhj khu vực này và gia cường mọi nhân tố cá thể làm cho Chính phủ hiện nay ở Việt Nam phải sụp đổ. Trong thời gian đó, Hoa Kỳ và Trung Quốc cuối cùng cũng đã tìm thấy cơ sở để hợp tác trong lĩnh vực đối ngoại. Mối quan tâm của Trung Quốc tỏng việc làm cho những người láng giềng phía Ma, suy yếu và chịu cảnh trận mạc đã trực tiếp đưa Trung Quốc đến chõ câu kết với kẻ thù không đội trời chung trước kia của họ là Hoa Kỳ. Kết quả là 2 cường quốc to lớn này:

----

* Ở đây, người viết đã lầm, không tính đến thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 - một trong những mốc lịch sử to lớn, đánh dấu việc nhân dân Việt Nam đã giành được độc lập từ tay Phát - xít Nhật.

một ' xã hội chủ nghĩa', một tư bản chủ nghĩa - đã chung sức ủng hộ và bảo vệ Khơ- me đỏ, một nhúm khủng bố đã gây ra những tội ác ít ra thì cũng sánh nganh với tội ác của bọn Quốc xã Hít-le.

Đã ngót hai năm rồi, kể từ khi Khơ-me đỏ bị đánh đổ. Thế nhưng Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tiếp tục bảo vệ quyền của chúng giữ chiết ghế của Campuchia dân chủ ở Liên Hợp Quốc và còn âm mưu tạo điều kiện để đưa chúng trở lại nắm quyến ở Phnom Pênh. Đi đầu cho sự nghiệp của chúng, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã xuyên tạc bản chất thực sự của chế độ Khơ-me đỏ và tìm mọi cách che giấu sự thực là mối đe dọa đối với hòa bình và tiesn bộ ở Đông Dương, ngày nay không xuất phát từ phía các lực lượng được Hoa kỳ và Trung Quốc tán thành và tích cự ủng hộ.

Trong tác phẩm này, Uyn- phret Boc-set sẽ trình bày một bức tranh về cuộc sống dưới thời Khơ me đỏ mà những người đã từng trải qua và còn sống sót đã miêu tả cho ông. Thừa nhận rằng không thể hiểu nổi những sự kiện ở Campuchia nếu tách chúng ra khỏi tình hình thế giới mà trong đó chúng đang quyện vào nhau, tác giả đã tập trung đặc biệt vào những hậu quả của mối quan hệ giữa các nước trong ' Tam giác Trung quốc - Campuchia - Việt Nam'.

Cuốn sách này không chỉ nói về vai trò của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, mà còn cho ta thấy việc cô lập Campuchia và Việt Nam cũng như việc làm cho cách mạng ở hai nước này thất bại - những mục tiêu mà Chính phủ Mỹ ngày nay đang ra sức theo đuổi - là không có lợi cho các dân tộc trên thế giới. Và đây là điều quan trọng nhất. Cuốn Tam giác Trung quốc - Campuchia- Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn đọc sự hiểu biết cần thiết để có thể xác định được trách nhiệm của mình là phải đòi Chính phủ mình làm gì vì lợi ích của hòa bình và tiến bộ ở Đông Nam Châu Á và trên toàn thế giới.

Mở đầu:

Sẽ chẩn bao giờ hiểu nổi đầy đủ tầm cỡ của những điều khủng khiếp do Khơ me đỏ gây ra đơi với nhân dân Campuchia. Chăng bao giờ có thể đếm hay phân loại xuể hàng triệu những bộ xương và đầu lâu vô danh dưới những hố chôn người và những nấm mồ tập thể. Đã có đầy đủ tư liệu để khẳng định rằng ban lãnh đạo Khơ me đỏ đã pham phải những tộ ác gần như có một không hai trong lịch sử đối với chính nhân dân của họ từ ngày 17 tháng 4 năm 1975, khi các lực lượng Lon Non đầu hành và họ lên nắm chính quyền cho đến ngày 7 tháng 1 năm 1979, khi đến lượt họ, bị đánh đổ.

Hồi nhứng năm 1960, tôi đã cùng gia đình sống ở Campuchia 4 năm. Vợ tôi dạy môn lịch sử nghệ thuật tại Trường trung học. Lẽ dic nhiên, bạn bè của chúng tôi là trí thữ, văn sĩ, nhà báo, giáo viên, giáo sư đại học, các nhà ngoại giao, và cả những nhân vật có tầm cỡ về chính trị nữa. Những người này nằm trong số những mục tiêu đầu tiên của các đội tra tấn và hành quyết. Nạm nhân đầu tiên là những ai đã từng du học ở nước ngoại hoặt biết tiếng nước ngoài, rồi dần dần, tiêu chuẩn bị giết mở rộng ra, gồm bất kỳ ai đeo kính hoặt biết đọc, biết viết. Trừ dăm ba người buông mình trôi theo bọn cầm đầu Khơ me đỏ, còn thì tất thảy những người mà tôi biết trong suốt một phần tư thế kỷ quan hệ thường xuyên với nước Campuchia đều đã bị giết. Nhiều người chết chỉ sau những trận tra tấn dã man.

Mọi tội ách của bọn Quốc xã đều được Khơ me đỏ lặp lại và lặp lại " có sáng tao", phát minh thêm nhiều cái mới. Hít-le, Gơ-rinh, Gơ-ben và những tên Quốc xã khác đều là những tên quỷ sứ, hiện thân của những gì được coi là tột cùng của "cái ác" trong thời đại chúng ta. Thế nhưng, tội ác của chúng vần chưa thấm tháp vào đâu nếu đem so với những tội ác của Khơ me đỏ do bọn Pôn Pốt, Iêng Xa-ry và Khiêu Xăm-phon cầm đầu. Hít le đã cố tiêu diệt người Do Thái, người Xla-vơ, người Di-gan, và những người " không thuộc giống A-ri-ăng" khác. Còn Pôn Pốt thì quyết tâm tiêu diệt không chỉ người Việt, người Hoa,người Chàm theo đạo Hồi và cách nhóm người thiểu số khác, mà cả những người thuộc giống Khơ-me của chính bản thân hắn nữa. Hít-le bắt người tư Pháp, Ba-lan và các nước khác về làm nô lệ và buộc họ làm việc đến chết trong các trại lao động. Còn ban lãnh đạo Khơ-me đỏ thì lại biến cả đất nước của họ thành một trại tập trung khổng lồ. Hít-le đốt cháy va làm ô uế các giáo đường Do Thái, ngược đãi các nhóm tôn giáo. Còn Khơ-me đỏ thì lại đàn áp mọi hnhf thức lễ bái tôn giáo. Họ bieetsn nhà chùa đạo Phận, nhà thờ đạo Hồi và nhà thời đạo Thien chúa thành các trung tâm tra tấn, thành chuồng lợn, thành kho chứa, hoặc đơn giản hơn, phá tan tành, biến chúng thành một đống gạch nát. Hit-le đốt sách của các nhà văn chống Phát-xít. Còn Pôn Pốt và bè lũ thì đốt tất cả sách vở và thư viện, chà đạp lên mọi di tích của truyền thống và nền văn hóa Campuchia. Hít-le tìm cách dồn phụ nữ Đức trở lại vai trò của "bếp núc, nhà thời và con cái". Còn Khơ me đỏ thì tách vợ khỏi chồng, cha mẹ khỏi con cái và thủ tiêu hoàn toàn cuộc sống gia đình.

Có một số nhà tri thức cánh tả, quen ngồi ghề bành ở phương Tây không muốn tin vào tất thảy những chuyên đã xảy ra này. Họ bênh vuwcjj chính quyền Khơ-me đỏ, coi đó là một " Cuộc thí nghiệm xã hội" có thể biện minh được. Việc họ chối từ thực tế không thể đứng vững nổi trước lời minh chứng áp đảo của những ai đã thự sự tới Campuchia, kể cả nhứng đại diện của các cơ quan cứu trợ quốc tế- những người phải đụng chạm với cái phần còn sót lại ấy của xã hội Campuchia.

Càng ngày người ta càng biết rõ hơn về những nỗi khủng khiếp đã diễn ra ở Campuchia. Những thực tế sáng rõ đã được làm nổi bật hẳn lên nhờ chính tấm cỡ của những nỗ lực quốc tế nhắm hàn gắn những vết tàn phá trên mọi mặt của xã hội Campuchia. Mỗi công dân Khơ-me thật sự vừa là nạn nhân, vừa là nhân chứng. Không có người nào đã tiến hành công tác điều tra tại chỗ lại có thể hoài nghi về những gì đã xảy ra. Nhưng điều còn chưa sảng tỏ là những thực tế ấy đã xảy ra như thế nào, và vief sao lại thế. Hiển nhiên, là việc tìm ra câu trả lời có tâm quan trong then chốt. Các học giả, văn sĩ, nhà báo và những người làm phim hiện đang làm việc. Còn giữa chúng ta với nhau, chugns ta có thể rọi một luồng ánh sáng nào đó để xem xét mottj trong những sụ kiên đen tối nhất trong thoiwfj đại chúng ta đã xảy ra như thế nào, và vì sao như vậy. Nhưng chương tiếp theo trong cuốn sách này chính là sự đóng góp của tôi vào quá trình soi rọi luông ánh sáng đó.

PHẦN THỨ NHẤT

ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

1- ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG

Trong quá trình nuốt chửng một cách khá ngon lành những bộ phận cấu thành của cái mà về sau này trở thành các Quốc gia liên hiệp Đông Dương, trước hết, năm 1862, Phám đoạt lấy 3 tỉnh miền Đông Nam bộ. Năm năm sau, họ chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây, khẳng định chủ quyền của họ đối với những vùng trồng lúa giàu có ở đồng bằng sông Mê Công. Ngày 18 tháng 2 năm 1859, một đoàn quân viễn chinh hổn hợp Pháp - Tây Ban Nha, đã chiếm được Sài Gòn; tạo chỗ đứng đầu tiên cho Pháp trong vụng. Rồi 30 năm sau đó, cả 3 vùng lãnh thổ của Việt Nam - Nam kỳ ở miền Nam, Trung Kỳ ở miền Trung, Bắc kỳ ở miền Bắc, cùng với những lãnh thổ riên rẽ là Campuchia và Lào ở phía Tâu đã bị Pháp gộ cả lại để hợp thành một đơn vị hành chính duy nhất là Đông Dương. Sự khác nhau trên các mặt văn hóa, ngôn ngữ và sắc thái tôi giáo giữa Campuchia với Lào, cũng như giữa 2 nước này với Việt Nam hồi đó chẳng làm cho Pháp mảy may quan tâm. Sựu quan tâm ấy tực sự chỉ bắt đầu từ nawm1930 khi Cụ Hồ Chí Minh lúc đó lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, trực diện thách đấu bằng biệc thành lập một Đảng Cộng Sản Đông Dương duy nhất. Từ khoảnh khắc ấy trở đi, giờ cáo chung của ách thống trị thực dân Pháp đã điểm.

Cụ Hồ Chì Minh là một con người có nhiều tài năng và một khối kiến thức khổng lồ. Người tuyệt đối kiên trì việc chấm dứt ách thống trị thực dân ở Đông Dương.

Người đã nổ những phát súng đầu tiên vào năm 1919. Tháng 6 năm ấy Người công nhân gửi tới các nước thắng trận tại hội nghị Véc-xây một bản kiến nghị. Đó là một văn kiện với lời lẽ giản dị không quanh co mà đi thẳng ngay vào vấn đề - tất cả 8 điểm của kiên nghị được trình bày gọn trong một trang giấy - cũng y như bản Di chú Người viết sau đó nửa thế kỷ, khi Người biết mình chẳng còn sống được bao lâu nữa. Cốt lõi 8 điểm này là việc Người đòi quyền con người cơ bản cho các dân tộc Đông Dương. Như đã có thể thấy trước, kiến nghị của Người bị đoàn Pháp và các đoàn khác tại Hội nghị Véc-lây lờ đi nhưng đã gây nên niềm xúc động mạnh mẽ trong cộng đồng đông đảo người Việt Nam ở Pháp.

Cụ Nguyễn Ái Quốc là đại biểu chính thức tại Đại hội Tua nổi tiếng (từ ngay 25 đến ngày 30 tháng 12 năm 1920). Tại Đại hội này, đảng Xã hội Pháp bị phân liệt khi phải lựa chọn nên đi theo Quốc tế thứ hai (Dân chủ - Xã hội) hay Quốc tế thứ ba (Cộng sản). Đến cuộc bỏ phiếu có tình chất quyết định, Cụ Nguyễn Ái Quốc đa bỏ phiếu ủng hộ Quốc tế thứ ba. Sau sự phân liệt, Lê- ông Blom và Pôn Phơ-rơ tiếp tục lãnh đạo Đảng xã hội Pháp, thiểu số. Còn Mác-xe Ca-sanh và Pôn Vay-ăng Cu-tuy-ri-ê trở thành những ngưới lãnh đạo Đảng Cộng sản mới ra đời với sự hẫu thuẫn của đa số đại biểu.

Như vậy Cụ Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp, và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sau bài phát biểu đầu tiên của mình trong Đại hội nói về vấn đề độc lập của Đông Dương - với tư cách là đại biểu duy nhất của các xứ thuộc địa Pháp - ảnh của Người xuất hiện trên báo chí.

Ngày hôm sau, cảnh sát tới để bắt Người, nhưng các đại biểu đã dũng cảm đánh lui chùng và "Nguyễn - Nhà yêu nươc" vẫn tiếp tục tham gia cuộc tranh luận, ngoan cường ủng hộ vấn đề mà Người tâm huyêt.

Cụ Nguyễn Ái Quốc dự định về nước thành lập một Đảng giống như Đảng Cộng sản Pháp mơi, được sự hỗ trợ của Quốc tế. Sau khi qua nhiêu nơi ở Châu Âu, Ngưới lên đường đi Liên Xô với hy vọng được gặp Lê-nin. Người đến Lê-nin-grat vào cuối tháng 1 năm 1924, rét run lên trước cái lạnh của mùa đông nước Nga, mặc dù trên người đã có bộ đồ bằng lông thú mà các thủy thủ trên con tầu Xô-viết đã ép Người phải mặc. Hai ngày trước khi Người tơi, Lê-nin đã qua ddowiwf. Ca sanh và Vay-ăng Cu-tuy-ri-ê lúc đó có mặt ở Mát-xco-va để dự lễ tang Lê-nin, đã giới thiệu Người với những người có trách nhiệm. Kết quả là Người được dự một khóa nghiên cứu ngắn ngày về chiến lược và sách lược cách mạng. Hơn một năm sau, Người xuất hiện ở Quảng Châu, Trung Quốc. Vể mặt công khai, Người là cố vấn về các vấn đề Châu Á cho Mi-khai-in Bô-rô-đin, đặc phái việ người Xô-viết của Quốc Tế Cộng sản bên cạnh Chình phủ cách mạng của Tôn Dật Tiên- người sáng lập, đồng thời là lãnh tụ của Quốc dân đảng(1).

Chỉ trong vòng vài tháng sau khi "lập nghiệp" ở Quảng Châu, Cụ Nguyễn Ái Quốc đã chỉ đạo từ xa việc thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Tổ chức này lại cho ra đời tổ chức công đoàn đầu tiên của Việt Nam. Ở Pa-ri, Người không chỉ vận động cho quyền tự do của dân tộc mình, mà còn tổ chức ra " Liên hiệp các dân tộc thuộc địa" tập hợp kiều dân của tất cả các nước thuộc địa đang sống ở Pháp. Người biên tập tờ "Người cùng khổ" (Le Paris) và bí mật phát hành khắp đế chế Pháp. Ở Quảng Châu cũng vậy. Tại đâu Cụ Hồ Chí Minh tương lai, một nhà quốc tế chủ nghĩa lỗi lạc đã thành lập "Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Châu Á". Thành viên của hội không chỉ là người Việt Nam, mà cả người Triều Tiên, In-đô-nê-xi-a, Miến Điện, Thái Lan và những người châu Á khác. Sau khi Tưởng Giới Thạnh phá vỡ liên minh giữa Quốc dân đảng với những người cộng sản Trung Quốc. Bô-rô-đin và các cố vấn khác của Quốc tế Cộng sản trở về Liên Xô, còn Cụ Nguyễn Ái Quốc thì chuyên căn cứ tới Xiêm (nay là Thái Lan) nơi có một số đông người Viên Nam sinh sống.

Luôn luôn bị mật vụ của cảnh sát Pháp bám gót, Người phải thay hình đổi dạng, đi từ nơi này qua nơi khác, tổ chức và thức tỉnh sự giác ngộ của đồng bào mình, đào tạo họ, và thường xuyên duy trì quan hệ với các nhóm cách mạng và phong trào độc lập ở trong nước. Người đã phải làm nhiều nghề để tự kiếm sống, và đó cũng chính là những phương pháp tốt nhất để ngụy trang. Lúc thì Người là một nông dân lam mướn. Có khi, Người lại là một nhà sư, đầu cạo trọc, tay cầm bán xin ăn; hoặc là một người đứng bán thuốc là ở góc phố. Nhưng dù Người ở đâu, làm gì để kiếm sống, Người vẫn làm công tác vận động, tổ chức và đào tạo. Ở Xiêm, Người thành lập "Hội Ái hữ Việt Nam" và xuất bản tờ "Tuần báo Nhân đạo"; báo này vượt biên vào Campuchia, và từ Campuchia vào Việt Nam.

Liệu cụ Nguyễn Ái Quốc thỉnh thoảng có tự mình vượt qua biên giới để xem những hạt giống mà mình gieo trồng đã nảy mầm ra sao không? Trong cuốc sách cua Ben Kiếc-nam và Chan-thu Bua(2) viết về những nhà vận động cộng sản đầu tiên được biết đến của Campuchia có một đoạn cực hay liên quan đến chuyện này: Một ông Ben Kra-hom nào đó làm "cu-li" tại nhà máy điện Phnom Pênh bị bắt cùng với vợ vì phân phát truyền đơn viết bằng tiếng Việt hô hào "Vô sản đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc" và vị treo trên cây lớn " cờ đỏ có búa liềm Xô-viết". Cặp vợ chồng này khai rằng họ nhận được một số truyền đơn từ tay một công nhân cùng làm trong nhà máy điện, và số còn lại là từ tay "một người cắt tóc rong". Nghề cắt tóc rong chính là một trong những cách ngụy trang được cụ Nguyễn Ái Quốc ưa thích. Nếu như đây không phải là đích thân nhà lãnh tụ cách mạng lưu động này, thì hẳn cũng là một vị mới nhập môn làm cách mạng học theo hình tượng của Người!

Rõ ràng là những hạt giống của Cụ Nguyễn Ái Quốc đã được gieo xuống một mảnh đất mầu mỡ: thánh 6 năm 1929 "Đông Dương Cộng Sản Đảng" được thành lập ở các tỉnh vùng cực bắc Bắc bộ Việt Nam. Vài tháng sau, "Công hội đỏ" cũng hoạt động trong vùng này. Và đến cuối năm 1929, ở Việt Nam đã có 3 Đảng Cộng Sản, mỗi đảng mang một tên khác nhau tùy theo ý của ban lãnh đạo mình.

Gần cuối năm 1929, cụ Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm trở lại Trung Quốc để dự một cuộc họp ở Quế Lâm- khi đó là thủ phủ tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc có biên giới chung với Bắc Việt Nam - cung với đại biểu của 3 tổ chức cách mạng nói trên. Đảng nào cũng muốn được công nhận là Đảng Cộng sản duy nhất. Như thường lệ, Cụ Nguyễn Ái Quốc nói ngắn gọn đi thẳng vào vấn đề:

" Ở Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc, cũng như ở các nước thuộc đia như Ấn Độ, Nam Dương và các nước khác, người ta chỉ có một Đảng Cộng sản duy nhất. Việt Nam không thể có đến 3 Đảng. Chúng ta cần đoàn kết toạn thể dân tộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, và để đạt đươc mục đích này cần phải có sự thống nhất về tổ chức. Tổ chức đó có thể vẫn giữ tên cũ là "Thanh niên Cách mạng đồng chí hội" hoặc lấy tên là "Đảng Cộng sản" nhưng cương lĩnh chính trị của nó phải là: độc lập dân tộc, tự do dân chủ cho nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội(3).

Sau một cuộc tranh luận ngắn, những người có mặt nhất trí thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất. Sau đó, các đại biểu trở về nước báo cáo lại với tổ chức của mình, thỏa thuận vài tháng sau sẽ gặp lại Hồng Công để chính thức hóa quyết định đó.

Dù rẳng roognr số giai cấp công nhân ở Việt Nam chỉ có 220.000 người- chưa đến một phần trăm dân số nhưng Cụ Nguyễn Ái Quốc vẫn nhất quyết yêu cầu Đảng phải được thành lập dưới sư lãnh đạo của giai cấp công nhân. Một trong những lập luận của Người là những tổ chức công hội đầu tiên ra đời chỉ sau khi Thanh niên Cách mạng đồng chí hội được thành lập.

Nửa thế kỷ sau, tại Viện Nghiên cứu lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Can, thành viên sáng lập phong trào công đoàn, đã giải thích cho tôi ý nghĩa của tất thảy những điều này.

" Một nét đặc trưng đặc biệt của Việt Nam chúng tôi là công nhân xuất thân từ nông dân và vẫn duy trì nhuwgx mối quan hệ gia đình họ hàng với thôn quê. Đây chính là điều mà Lê-nin đã từng có lần miêu tả là một "điều kỳ diêu" mà rất nhiều người ước ao muốn có. Nó tạo thuậ lợi lớn cho sự gắn bó giữa các vấn đề kinh tế và chính trị. Suôt nhiều thế kỷ, giai cấp nông dân đã chiến đấu trung thành dưới sự lãnh đạo của giai cấp phong kieens để đánh đuổi giặc ngoại xâm mà không hề được ban thưởng: quyền lợi của chính họ không được thõa mãn. Sau khi đánh tan giặc ngoại xâm, bọn phong kiến lại quay lại với vai tro truyền thống của chúng, áp bức bóc lột giai cấp nông dân.

Khi thực dân Pháp xâm lược kéo tới với kỹ thuật quân sự hiện đại hơn, người nông dân nhận ra rằng bọn phong kiến cầm quyến chăng còn chút giá trị gì nữa. Thực ra, các tập đoàn phong kiến đối lập còn đua nhau kéo bọn thực dân cùng vũ khí hiện đại của chúng về phía mình! Khi một tập đoàn đè bẹp được đơi thủ của mình, thì nó sẽ có thể bóc lột giai cấp nông dân dưới quyên nó được nhiều hơn. Nhờ có khẩu hiệu thiết thực: Độc lập dân tộc và ruộng đất về tay nông dân! mà giai cấp công nhân, thông qua Đảng của mình, đã ngay lập tức được sự ủng hộ của đông đảo nông dân. Nhưng còn có một vấn để rất lớn: Thanh niên hội - tiền thân là Đảng Cộng Sản - mặc dù nhận thức được sự cần thiết phải có sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, lại có tới 90% thành viên là trí thức tiểu tư sản".

Tôi tin rằng những gì diễn ra sau đó chỉ có thể diễn ra ở một nước Việt Nam hoàn toàn sau mê với sức hấp dẫn của lý tưởng và tính hiện thực thể hiện trong đường lối mà Cụ Nguyễn Ái Quốc trình bày trong những bài báo ngắn được những người cách mạng Việt Nam truyền tay nhau. Nguyễn Can kể tiếp câu chuyện của mình về việc giới lãnh đạo "trí thức tiể tư bả" tự rèn luyện trong thực tiễ sống và làm việc qua phong trao vô sản hóa như thế nào.

"Ngay trước khi thành lập Đảng, họ đã bắt đầu đi vào nhà máy, công xưởng để tiếp thu tư tưởng của giai cấp công nhân. Ông Nguyễn Chí Thanh, (sau này là Tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, chỉ đứng thứ hai sau Võ Nguyên Giáp về uy tín quân sự) về làm thợ mỏ ở vùng mỏ Hồng Gai, Ông Nguyễn Lương Băng (Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cụ Hồ Chí Minh qua đời thang 9 năm 1969) đến Hải Phòng làm phu kéo xe tay; Ông Lê Thanh Nghị sau này là người đứng đầu cơ quan kế hoạch hóa kinh tế, cũng tới làm việc ở vùn mỏ Hồng Gai. Hầu hết lãnh tụ của chúng tôi đều tham gia phong trao này".

Cũng như đối với mọi việc mà Cụ Nguyễn Ái Quốc làm, tác động chiến lược lâu dài của mỗi một bước đi đề được chú ý xem xét từng li từng tí. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Hồng Công*.

----------

* Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, vào đúng dịp tết Canh Ngọ, hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản đã họp ở Cửu Long (Hương Cảng) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị đã tiến hành với sự tham dự của 2 đại biể Đông Dương Cộng sản Đảng, 2 đại biể của An Nam Cộng sản Đảng và 2 đại biểu nước ngoài... Hội nghì nhất trí tán thành hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chăng bao lâu sau, ngày 1 tháng 5 năm 1930, tại hai tỉnh kề nhau Nghệ An (quê hương Cụ Hồ Chí Minh) và Hà Tĩnh, một cuộc khởi nghĩa công - nông đã bùng nổ. Quân khởi nghĩa giành được chính quyên tiến hành cải cách ruộng đất, xoa bỏ hoặc giảm sưu thuế. Và trong hơn một năm trời, đánh bại mọi âm mưu dập tăt cuộc khởi nghĩa của Pháp. Cuộc khởi nghĩa được mang tê là "Xô viết Nghệ Tĩnh". Đây là một trong những móc có ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Khi đó người Pháp dường như không để ý đến điều này nhưng đó chính là lời cảnh cáo nghiêm khắc rằng không còn là những kẻ đứng đầu triều đình phong kiến chống lại họ, được sự hậu thuẫn tam thời của những "kẻ bầy tôi" là nông dân bị ràng buộc bởi nghĩa vụ nữa; cũng không còn là những nhà nho yêu nước dũng cảm đã tiếp nhận từ tay bọn phong kiến bất lực trách nhiệm bảo vệ chủ quyên dân tộc nữa, mà tiến hành cuộc khởi nghĩa này là một liên minh mới và bền chặt của các lực lượng công nhân và nông dân, mà lợi ích vật chất đồng nhất với lợi ích dân tộc. Sau cuộc khởi nghĩa Nghệ Tĩnh, cuộc đâu tranh giải phong dân tộc đã mang một nội dung mới!

Một trong những kết quả quan trọng của sự kiện này - và là mọt cái gì đó đặc thù của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam - là giai cấp  công nhân đã có ảnh hưởng quan trọng đối với những trí thức sớm nhận ra nhân tố mới nhân tố yêu nước mà họ đại diện. Nguyễn Can và người phụ trách công tác nghiên cứu của Viện, Lê Thanh Can, giới thiệu cụ thể về vấn đề này:

"Do trí thức nắm bắt được những hiện tượng mới một cách dễ dàng, nên họ nhanh chóng hiểu được vì sao những phong trao trước đó của các họ giả tư sản, các nhà sư và những người khác đề thất bại, dù họ rất dũng cảm và sẵn sàng hy sinh. Ở nước Việt Nam phong kiến, và sau này bị thực dân hóa, tri thức bị thống trị và không được độc lập theo đuổi hoạt động sáng tạo của mình. Họ nhận thấy ngay lập tức sự xuất hiện của một khối lãnh đạo ái quốc, trung kiên từ trong giai cấp công nhân".

Say sưa với chủ đề này, Lê Thanh Can nhấn mạnh răng: mặc dù người Viện Nam chăng bao giờ lãng quên hình ảnh của các vị ái quốc vĩ đại thời phong kiến - từ Hai Bà Trưng đã từng đánh đuổi bọ Trung Quốc chiếm đong năm 43 sai công nguyên, đến Trần Hưng Đạo đã 3 lần đánh tan quân Nguyên xâm lược hồi thế kỷ XIII, và những vị khác như ba anh em Tây Sơn đánh bại bọn Mãn Thanh chiếm đóng vào thế kỷ XVIII - nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam - một lực lượng hoàn toàn mới đã ra đời và hoàn thành thích hợp với những thách thức của kỷ nguyên thực dân này.

"Sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập, cả giai cấp tư sản sinh sau đẻ muộn ở Việt Nam, lẫn giai cấp nông dân trong những hình thức tổ chức chính trị riêng rẽ đều không có tính chất quyết định trong cuộc đấu tranh cứu nước trước đây, khi người Pháp mới đến. Giai cấp phong kiến đã từng đóng vai trò yêu nước quan trọng, nay học đã rời bỏ đấu trường. Các nhà cầm quyên phong kiến đối lập đua nhau giành sự bảo hộ của Pháp"*.

Ngày 30 tháng 4 năm 1930, ít lâu sau khi Đảng Cộng được thành lập, các chi bộ cộng sản đã ra đời tại Thủ đô hành chính của nước Lào - Viên - chăn, và tại vùng mỏ thiếc Bo Nèn gần đó. Cũng khoảng thời gian đó, các chi bộ khác đã được thành lập ở Phnom Pênh và ở tỉnh Công-pông Chàm sản xuất cao-su của Campuchia. Chính sự ra đời của các chi bộ này đã mở đường cho việc chuyển Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương tại Đại hội thành lập Đảng ở Ma Cao, thuộc địa Bồ Đào Nha tại Trung Quốc, tháng 10 năm 1930, Đại hội tiến hành dưới sự chủ tạo của Cụ Nguyễn Ái Quốc, với tư cách là đại diện của Quốc tế Cộng sảng có trụ sở ở Mát-xco-va. Điều có ý nghĩa là, trong Điều lệ của Đảng mới ra đời này có câu: Đảng có nhiệu vụ lãnh đạo tất cả các dân tộc ở Đông Dương trong cuộc đấu tranh giành "độc lập hoàn toàn cho Đông Dương và đem lại ruộng đất cho nông dân".

Giới lãnh đạo Trung Quốc và Khơ me đỏ nói rằng Việt Nam luôn luôn chủ trương một "Liên bang Đông Dương" dưới sự lãnh đạo của Việt Nam. Điều đáng lưu ý là : sẽ hết sức phi lý nếu như Đại hội thành lập Đảng đề ra nhiệm vụ đấu tranh cho nền độc lập riêng rẽ của Việt Nam, Campuchia và Lào trong khi người Pháp kiểm soát toàn Đông Dương và hành chính và quân sự như một đơn vị duy nhất. Tuy nhiên, theo sáng kiến của cụ Nguyễn Ái Quốc, một nghị quyết của Đảng Cộng sản Đông Dương về vấn đề về dân tộc hồi tháng 3 năm 1935 đã viết:

"Sau khi đánh đuổi đế quóc Pháp khỏi Đông Dương, mỗi dân tộc sẽ có quyền tự quyết; dân tộc ấy có thế gia nhập Liên bang Đông Dương hoặt thành lập một quốc gia riêng; dân tộc ấy có thể theo bất cứ hệ thống nào tùy ý. Khối liên minh anh em phải dựa trên nguyên tắc chân thành cách mạng, tự do và bình đằng".

Đây là phương châm chỉ đạo vấn đề dân tộc, được kiên trì tuân thủ trong mọi giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Pháp (và về sau là cuộc kháng chiến chống Mỹ). Điều này phù hợp với những nguyên tắc quốc tế chủ nghĩa của Cụ Hồ Chí Minh về quyên tự quyết của các dân tộc. Về sau, điều này đã được thể hiện trong việc Người chủ trương dành cho các dân tộc thiểu số ở ngay chính Việt Nam quyền tự trị tối đa(6).

Về vấn đề quyền của các dân tộc Campuchia và Lào được tự do lựa chọn con đường của mình, khóa họp toàn thể lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp vào tháng 6 năm 1941 đã thông qua một nghị quyết cụ thể khác nữa. Vào lúc đó, Nhật đã kéo vào Đông Dương và chia sẻ quyền lực với chính quyền Vi-si của Pháp. Nghị quyết viết:

"Sau khi đánh đưởi Pháp và Nhật, chúng ta phải thực hiện đúng chính sách tự quyết dân tộc đơi với các dân tộc Đông Dương. Nhân dân ở Đông Dương có thể hoặc tự tổ chức hình thành một Liên bang Dân chủ Cộng hòa hoặc vẫn là những quốc gia riên rẽ".

Chăng bao lâu sau khi đã giành được chính quyền từ tay Nhật - Pháp tháng 8 năm 1945 và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong tháng 9 cùng năm đó Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán về công, khai vì nhứng lý do sách lược. Thực ra, Đảng rút vào bí mật với ba chi nhánh hoạt động tích cực ở ba nước (Việt Nam, Campuchia và Lào). Vì Việt Nam phát triển hơn nhiều về mặt kinh tế và xã hội, nên Đảng Cộng sản ở đó mạnh hơn nhiều cả về tỉ lệ đảng viên lẫn tốc độ trưởng thành. Chỉ trong năm hoạt động bí mật đâu tiên, số lượng đảng viên của chi nhánh ở Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động bí mật đã tăng từ 5.000 đảng viên lên 20.000 đảng viên. Đây là thời ký đấu tranh vũ trang chống lại thực dân Pháp đang tìm cách đặt lại ách thống trị trên cả ba nước. Ba chi nhánh của Đảng bí mật này hoạt động thông qua các tổ chức mặt trận: Việt Minh (Việt Nam độc lập Đồng minh hội), Lào it-xa-la (nước Lào tự do) và Ne-khum I-xa-rắc Khơ - me (Mặt trận Khơ me Tự do).

Tháng 2 năm 1951, một Đại hội đặc biệt của Đảng Cộng sản Đông Dương, với sự có mặt của đại biểu các Đảng Campuchia và Lào còn đang trong thời kỳ trứng nước, đã tuyên bố thành lập một Đảng Lao động Việt nam riên biệt. Một nghị quyết thông quan tại Đại hội này nêu rõ rằng Đảng Lao động Việt Nam, sau này đổi tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, có nhiệm vụ giúp đỡ những người cộng sản ở Lào và Campuchia thành lập các tổ chức cách mạng phù hợp vơi điều kiện cụ thể ở mỗi nước. Các Ban hoặc các Ban Chấp hành Trung ương non trẻ cũng được thành lập cả ở Lào và Campuchia nhằm tổ chức việc lập các Đảng Cộng sản riêng rẽ. Từ đó, Đảng Cộng sản Đông Dương thật sự giải tán. Đảng Lao động Việt Nam có 76.000 đảng viên. Campuchia có khoảng 300 đảng viê và Lào có 170 đảng viên. Số lương đảng viên giữa các Đảng có sự chênh lệch, một phần là do dâu só mỗi nước một khác, nhưng chủ yếu là do mức độ phát triển kinh tế - xã hội và giác ngộ chính trị của quần chúng ở các nước này chênh lệch nhau quá nhiều.

Các tổ chức vẫn tiếp tục hoạt động. Ngày 3 tháng 3 năm 1951, tại một cuộc họp chung, ba tổ chức của ba nước đã quyết định thành lập Liên minh Việt Nam - Khơ me - Lào nhằm phối hợp đấu tranh chống thực dân Pháp. Chính trên cơ sở của quyết định này (công bố ngày 11 tháng 3 năm 1954) mà bộ đội Việt Nam về sau đã vào Campuchia và Lào để kề vai chiến đâu cùng với quân đội giải phóng dân tộc Khơ-me và Pa-thét Lào, các lực lượng vũ trang của Lào It-xa-la.

Lê Thanh Can nói tiếp: " Ngay từ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhất mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa ba dân tộc ở Đông Dương, gắn bó với nhau về địa lý, dân tộc (đặc biệt các dân tộc ít người ở vùng biên giới), kinh tế và trên hết về quan hệ chính trị. Chúng ta có kẻ thù chung là thực dân Pháp, và để chiến thăng, điều cốt yếu là ba dân tộc phải đoàn kết với nhau".

Không nghi ngờ gì nữa, chính trình độ đoàn kết có hiệu quả thực sự ấy đã dẫn tới thất bại của Pháp ở Đông Dương, mà tượng trưng là chiến thắng lịch sử của quan đội nhân dân Việt Nam tại Điện Biên Phủ. Chiến thắng đó là sản phẩm của những nỗ lực quân sự thống nhất và có phối hợp. Trong khi các lực lượng của ông Võ Nguyên Giáp đóng vai trò chủ yếu tại Điện Biên Phủ, thì cũng phải kể đế vai trò hỗ trợ có tầm quan trọng sống còn của Pa-thét Lào ngăn chặn âm mưu của Pháp đưa quân tiếp viện từ Lào tới giải vây cho cứ điểm đang bị vây hãm đõ, và của các lực lượng Khơ me I-xa-răc đã giải phóng được một phần ba Campuchia và đang băm nát các tuyến giao thông của Pháp.

Có những kẻ ra sức giải thích rằng sau khi Khơ me đỏ lên cầm quyền, mối quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam xấu đi là do " mối thù truyền kiếp" giữa hai dân tộc. Những kẻ đó đã cố tình làm ngơ tình đoàn kết chiến đấu và sự phối hợp chặt chẽ của hai dân tộc đã có từ những ngày đầu tiên khi thực dân Pháp chiêm đóng Đông Dương. Thậm chí cả khi chưa có một tổ chức nào đứng ra phối hợp cuộc đấu tranh giải phóng Đông Dương, thì các sĩ quan Pháp cũng đã phải than thở là thường xuyên bị tân công cùng một lúc  trên cả hai mặt trận dọc biên giới Việt Nam- Campuchia. Người Việt Nam tấn công khi thấy người Pháp gặp khó khăn ở bên Campuchia, và người Campuchia cũng làm tương tự. Do đó, chính việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương đã tạo nên thành tổ cốt yếu cho chiến thăng. Với mục đích chủ yếu là giải phóng các dân tộc Đông Dương, Đảng đã động viên và tổ chức tình đoàn kiết giữa ba dân tộc và phối hợp cuộc đấu  tranh vũ trang giải phóng dân tộc của họ. Bất kỳ một công trình nghiên cứu khách quan nào về vai trò của Khơ me đỏ dưới sự lãnh đạo của Pôn Pốt và Iêng Xa-ry cugnx đề phải đi đến kết luận rằng mục tiêu cảu Ban lãnh đạo Khơ me đỏ là phá hoại tình đoàn kết này và đẩy các dân tộc Campuchia, Lào và Việt Nam đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau.

CHÚ THÍCH:

-------------------

1. Được Tôn Dật Tiên thành lập năm 1905, Quốc dân đảng đã lật đổ triều đình Mãn Thanh cầm quyền năm 1911 và lập nên một chính thể cộng hòa. Tuy vậy, chính quyền nhanh chóng rơi vào tay các tập đoàn quân phiệt thế truyên. Liên minh với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tôn Dật Tiên cho xây dựng một tổ chức quân sự hiện đại ở Quảng Châu - với sự giúp đõ của các cố vấn Liên Xô - nhằm tiến hành một cuộc " Bắc phạt" để thống nhất đất nước dưới quyền của Quốc dân đảng. Tôn Dật Tiên mất tháng 3 nawmg 1925, ít lâu trước khi cuộc "Bắc phạt" dự tính bắt đầu nên quyền lãnh đạo Quốc dân đảng chuyển sang ngươi em đồng hao là Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch sớm đoạn tuyệt với những người cộng sản và thúc đẩy điều mà sau này đã trở thành một cuộc nội chiến đẫm máu, kéo dài, một cuộc chiến đã giúp cho Mao Trạch Đông là người chiến thắng lẫy lưng.

2. Ben Kiếc-nam và Chan-thu Bua, Nông dân và chính trị ở Campuchia 1942-1979, Zed Press.

3.Uyn-phret Boc-sét, Bắc vĩ tuyến 17. tr.20-21, Hà Nội: do tác giả xuất bản 1955. Dựa vào cuộc nói chuyện với Cụ Hồ Chí Minh 1955 và vào tcacs tài liệu của tác giả.

4. Trong suốt 2.000 năm trước, cuộc đụng đầu giữa người Việt Nam và Những "bọn ngoại xâm từ phương Bắc" diễn ra trong điều kiện chất lượng vũ khí của hai bên tuwong đối băng nhau: cung nỏ bao gồm cả mũi tên lửa; vũ khí đâm và chém cầm tay; súng đạn bao gồm cả thuốc nỏ chế tao trong nước. và nếu như quân xâm lược mạnh hơn hẳn về số lượng thì người Việt Nam lại giàu kinh nghiệm hơn trong việc sử dụng một cách hiệu quả và tiết kiệm về người và vũ khí của mình. Người Pháp, mang theo súng máy bắn nhanh và pháo tấm xa, đã làm đảo lộn thế cân bằng quân sự cở xưa, và giới phong kiến Việt Nam cúi đâu rút khỏi cuộc đấu tranh. Thế là sân khấu đã được chuẩn bị để các lực lượng mới giương tiếp ngọn cờ mà các vị phong kiến đã bỏ rơi!

5. Ý kiết này đã có hiệu lực thực tiễn ngay khi nửa phía Bắc nước Việt nam đánh đổ ách thống trị của Pháp. Thánh 3 năm 1955- hai tháng trước khi Pháp rút khỏi Bắc Việt Nam- Việt Minh đã thành lập khu tự trị Thái - Mèo. Tại đây, người thiểu số Thái và Mèo chiếm 75% dân số, 15 dân tộc ít người khác chiếm hầu hết phần còn lại.

----------

2-KHƠ ME I-XA-RĂC

Trong vòng một năm sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào bí mật và bắt đầu hoạt động thông qua các tổ chức mặt trận ở Việt Nam, Lào và Campuchia, tổ chức ở Campuchia - Khơ me I-xa-răc - mở đầu một cuộc tấn công. Tháng 8 năm 1946, du kích Khơ me I-xa_rắc tiêu diệt gọn một đồn quân của Pháp đóng ở Xiêm Riệp và thu toàn bộ vũ khí. Từng bước, họ bắt đâu xây dựng những căn cư du kích trên những vùng rộng lớn ở Tây Bẵ, Tây Nam và Đông Nam Campuchia. Khẩu hiệu là "lấy súng địch diệt địch", địch ở đây rõ ràng là lực lượng chiếm đóng Pháp. Sau khi đã khởi đầu một cách tốt đẹp. Khơ me I-xa-rắc thành lập một xưởng vũ khí ở trong rừng để chế tạo lựu đạn, mìn, ba-dô-ca hạng nhẹ, và những vũ khí khác thích hợp với chiến tranh du kích. Từ năm 1946 đến năm 1949, các Ủy ban nhân dân được thành lập ở cấp huyện và cả cấp xã trong nhiều tỉnh; các đơn vị tự vệ cũng được thành lập để bảo vệ dân làng. Với sự phát triển của những tổ chức này, những nhóm khánh chiến ở các vùng biệt lập được liên kết lại, cho đến khi xuất hiện một mặt trận quân sự - chính trị rộng lớn và thống nhất.

Từ năm 1947 đến cuối năm 1949, không có một sự kiên quân sự nổi bật nào trong cuộc chiến tranh Đông Dương*. Người Pháp tập trung vào việc "bình đinh";

--------

* Sự thực, trong năm 1947 có sự kiên nổi bật là quân và dân ta đã giành thắng lợi to lớn trong chiến dịch Việt Bắc, đã phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp (từ ngày 7 thang 10 năm 1947 đến ngày 19-11-1947).

----------

còn các lực lượng kháng chiến thì tập trung xây dựng tổ chức và đặt cơ sở cho cuộc đấu tranh vũ trang lâu dai trên cả ba nước Đông Dương. Thăng lợi của những người cộng sản Trung Quốc và việc thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 1 tháng 10 năm 1949 với triển vọng của một biên giới hữu nghị để vận chuyển vũ khí giữa Bắc Việt Nam và Trung Quốc - rõ ràng tình hình sẽ thay đổi.

Chính phủ Pháp phái Bộ trưởng chiến tranh, tướng Rơ-ve, sang thị sát tình hình Đông Dương. Theo sự đánh giá của ông ta- cũng như của M.Mắc Đô-nan, Cao ủy Anh tại Đông Nam châu Á, người cùng đi với ông ta trong chuyến thị sát- thì miền Nam Việt Nam, Campuchia và Lào đã được "bình định". Vấn đề duy nhất còn lại là tiêu diệt Việt Minh ở miền Bắc Việt Nam. Theo họ, vấn đề chủ yếu là giữ vững đồng bằng sông Hồng; từ đó, người Pháp có thể mở một chiến dịch để vây quét quân đội nhân dân Việt Nam của tướng Giáp. Đó chính là kiểu phân tích giản đơn, thưc dân và sô - vanh mà người Pháp (và sau gọ là người Mỹ) vẫn tiếp tục tiến hanh, trên cơ sở sự giả định ngầm về xu thế của chính họ.

Tuy nhiên, quyết định tập trung lực lượng của Pháp vào phía Bắc là điều mà Thái tử Xi-ha-nuc của Campuchia đã nhanh chóng lợi dụng. Ông ta dùng các cuộc đột kích của Khơ me I-xa-răc, chiến đấu dưới ngọ cờ "độc lập dân tộc", làm một luận cứ then chốt để thuyết phụ người Pháp rằng ông ta phải là "nhà vô địch quang vinh" - của độc lập dân tộc. Ngày 8 tháng 11 năm 1949, nước Pháp trao cho Campuchia một vài phục sức bên ngoài của một nền độc lập. Xi-ha-núc còn được phép có lực lượng vũ trang riêng.

Khơ me I-xa-răc đã thận trọng không tấn công lực lượng của Xi-ha-nuc. Nhưng sau hậu trương, như một người lãnh đạo Khơ me I-xa-răc còn sống sót nói với tôi sau này:

"Chúng tôi huy động nhân dân làm áp lực với Xi-ha-nuc với tư cách là người cha tình thần của nhân dân trong vai trò kép của ông ta là Vua và là người đứng đầu hàng giáo phẩm Phật giáo. Phải làm cho ông ta hiểu nỗi đau khổ của nhân dân dưới ché độ thực dân và bước xuống bên cạnh nhân dân. Ông ta sẽ bị mất danh dự nếu cứ làm tay sai cho Pháp, là kẻ đã đưa ông ta lên cầm quyền. Đường lối lúc đó là tấn công quân Pháp về quân sự để nêu rõ với Xi-ha-nuc trách nhiệm của ông ta. Trong một chừng mực nào đó, chúng tôi đã thành công".

Trên mặt trận chính trị, cuộc bầu cử Quốc hội lập pháp tháng 12 năm 1947 đã mang lại 54 ghế cho Đảng Dân chủ và 21 ghế cho Đảng Tự do bảo hoàng. Việc những người Dân chủ ngày càng có cảm tình với Khơ me I-xa-răc đã khieetsn Xi-ha-núc, có lẽ là dưới sức ép cua Pháp, giải tán Quốc hội vào tháng 9 năm 1949. Tiếp đo, ông ta cử một chính phủ cánh hữu gồm những người Dân chủ bảo thủ đứng đầu là Yêm Xam-bô, một người trong nhóm cánh hữu chống lại sự có mặt của Pháp với hy vọng thu lượm được ít nhiều món lợi kính tế mà việc người Pháp ra đi sẽ có thể để lại.

Sau khi lập nên chính phủ Yêm Xam-bô, mà ông ta có thể tin cậy ở sự phục tùng, Xi-ha-nuc trao cho Cao ủy Pháp một yêu sách 5 điểm.

1. Chủ quyền nội bộ thực sự cho Campuchia

2. Tự do đặt quan hệ đối ngoại với các cường quốc chính trên thế giới và có đại diện tại Liên Hợp Quốc.

3. Từng bước và nhanh chóng giảm các quân khu của Pháp ở Campuchia và thay thế sự có mặt của Pháp ở đó bằng sự có mặt của quân đội Campuchia.

4. Ân xá cho tất cả các chiến sĩ kháng chiến.

5. Có thái độ rộng lượng đối với việc trả tự do và ân xá hoàn toàn cho các tù binh và tù chính trị và những lưu vong - kể cả Sơn Ngọc Thanh (1).

Tất cả những yêu sách này cuối cùng đều đã được đáp ứng, và Campuchia tham gia Liên Hợp Quốc với tư cách một thành viên độc lập và có chủ quyền.

Cuộc đấu tranh vũ trang tăng nhanh nhịp đọ và quy mô. Việc chuyên quân Pháp từ Campuchia sang Bắc Việt Nam năm 1950 đã khiến cho hoạt động của Khơ me I-xa-răc được dễ dàng, nhưng không mảy may cải thiện tình hình quân sự chung của Pháp. Đêm 16 tháng 9 năm 1950, tướng Giáp mở một trong những chiến dịch quyết định của cuộc kháng chiến trường kỹ, một chiến dịch đã mở đường cho Điện Biên Phủ. Chiến dịch này, gọi là "chiến dịch biên giới", kéo dai 6 tuần lễ. Khi chiến dịch kết thúc, toàn bộ vùng biên giới Bắc Việt Nam - Trung Quốc đã nắm chắc trong tay Việt Minh về cả chiều sâu lẫn chiều dài. Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cai ở ngay sát vùng biên giới, cung như Thái Nguyên(*) và Hòa Bình ở phía sau, nằm trong số các tỉnh lỵ được giải phong.

Việt Minh đã khai thông được một biên giới với thế giới xã hội chủ nghĩa và, như nhà viết sử Nguyễn Khắc Viện trình bày, đã thiết lập được "một hậu phương rộng lớn kéo dài từ Trung Quốc tới Tiệp Khắc". Đó là thất bại lớn nhất của Pháp tính đến lúc đó và chỉ kém thất  bại ở Điện Biên Phủ sau đó ba năm rưỡi.

Tổng chi huy quân đội Pháp, tướng Ra-un Xa-lăng, bị triệu hồi và bị thay thế bằng người chiến binh tiếng tăm lừng lẫy nhất nước Pháp, Thống chế Giăng Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi, cùng với 20.000 quân tăng viện. Đờ Lát thành công trong việc để mất các vị trí then chốt ở đồng băng sông Hồng. Trong vòng vài năm, ông ta bị tướng Hăng-ri Na-va thay thế, ông này đến nơi vào tháng 3 năm 1953

------------------

* Đúng ra là Bắc Cạn, chứ không phải Thái Nguyên như tác giả viết.

----------

với một kế hoạch nổi tiếng, được Oa-sing-tơn ủng hộ, nhằm "kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng". Đúng một năm sau đó, trận Điện Biên Phủ bắt đâu.

Cuộc vận lộn chính trị nội bộ ở Campuchia, việc các chính phủ được lập lên rồi sụp đổ, và việc Xi-ha-nuc chà đạp lên các thể thức dân chủ mỗi khi chung không mang lại kết quả như ông ta mong muốn - những vấn đề mà một vai học giả rất quan tâm - chăng có ý nghĩa gì mấy. Tương lai của Campuchia, đặc biệt vấn đề then chốt là nền độc lập của Campuchia, sẽ được đình đoạt không phải bởi Đảng Dân chủ, đứng đầu là Hoàng thân Hay Can-thun sau cái chết của Hoàng thân Yu-tê-vong, hoặc Đảng Dân túy của Xôn-xan, hoặc Đăng Duy Tân Khơ me của Lon Non, hoặc bất cứ một Đảng nào khác đang tranh giành quyền lực. Tương lai của Campuchia sẽ được định đoạt bởi các thắng lợi của Việt Minh trên chiến trương, với sự hỗ trợ của các phong trao giải phóng dân tộc Pa-thet Lào và Khơ me I-xa-rắc được Việt Minh ủng hộ.

Điều không thể chối cãi được là các lực lượng kháng chiến Việt Nam đã gánh phần chủ yếu của cuộc đấu tranh. Người Pháp (và sau đó người Mỹ) đã coi Đông Dương như một chiến trường duy nhất. Cụ Hồ Chí Minh, ông Võ Nguyên Giáp và các nhà lãnh đạo đồng sự của họ cũng bị buộc phải làm như vậy. Nhưng trong cách làm thì họ rất tôn trọng những tình cảm dân tộc của các đồng minh Campuchia và Lào, và đã giúp đõ những người này giành độc lập và chủ quyền của chính mình. Mặc dù lực lượng chiến đấu chủ yêu trong cả ba nước là Việt nam, nhưng ở Campuchia và Lào họ vẫn chiến đấu trong nội bộ các tổ chức này, Ban lãnh đạo Việt Minh đã làm hết suecs để phát triển nhưng cơ cấu chính trị và quân sự thực sự dân tộc của Khơ me và Lào.

 Chiến trường chủ yếu vẫn là Việt Nam cho đến khi kết thúc. Năm 1952, người Pháp có 237 tiểu đoàn ở Đông Dương. Trong số 54 tiểu đoàn chiến đâu, 50 tiểu đoàn được tập trung ở Việt Nam và trừ 10 tiểu đoàn, số còn lại để ở miền Bắc: Trong số 179 tiểu đoàn "bình định" thì 30 tiểu đoàn được sử dụng ở Lào và Campuchia, còn 149 tiểu đoàn ở Việt Nam, trong đó 61 tiểu đoàn ở miền Bắc. Trong vòng một năm, số tiểu đoàn chiến đâu đã tăng lến 80 tiểu đoàn, trong đó 71 tiểu đoàn ở Việt Nam và 9 tiểu đoàn ở Lào. Đến thang 3 năm 1953, ở Campuchia chỉ có 2 tiểu đoàn "bình định" của Pháp và 5 tiểu đoàn của quân đội Hoàng gia Khơ me do người Pháp chỉ huy. Chính những thắng lợi của Việt Minh trên các chiến trường Việt Nam và Lào là nhân tố chính đã tạo điều kiện cho việc giành độc lập của Campuchia dưới chế độ quân chủ vào cuối năm 1953.

Xi-ha-nuc là một trong số rất ít người đã nhận thức được điều đó, và ông ta đã tận dụng mỗi thắng lợi trên bất cứ mặt trần nào để leo lên thêm một bậc trên chiếc thang độc lập. Ông ta đã đích thân tham gia vào hoạt động chính trị, điều thật hiếm đối với một người ở cương vị ông ta. Tháng 6 năm 1952, ông ta giải tán Chính phủ và giữ ghế Thủ tướng và Ngoại trưởng. Tiếp đó, ông ta phát động cái mà sau này ông ta gọi là cuộc thập tự chinh Hoàng gia giành độc lập.

Lúc đó, nước Pháp không chịu trao nền độc lập hoàn toàn cho Campuchia, với lý do rằng các căn cứ ơ Campuchia là cần thiết cho người Pháp để đẩy mạnh cuộc chiến tranh chống Việt Minh. Xi-ha-nuc giải thích lập trường của mình như sau:

"Tôi nói rõ lập trượng của tôi với người Pháp. Mặc dù tôi không muốn thấy Việt Minh trên đất Campuchia, việc họ làm ở chính nước họ chăng liên quan gì đến Campuchia, và tôi không muốn Campuchia, được dùng làm căn cứ hành quân chống lại họ. Tôi tiếp tục đòi độc lập hoàn toàn".

Nhằm làm cho Xi-ha-nuc hoảng sợ, do đó làm dịu bớt chiến dịch vì độc lập do ông ta tiến hành, người Pháp dựng lên một phong trao Khơ me I-xa-răc giả, bọn này tiến hành các cuộc tiến công khung bố đặc biệt nhằm vào nền quân chủ. Xi-ha-nuc đối phó lại thật điên hình bằng cách khuyến khích một số sĩ quan và binh lính của quân đội Hoàng gia Khơ me "đào ngũ" sang phía Khơ me I-xa-răc thật và bảo đảm cho họ không bị thiếu vũ khí. Trong một công hàm gửi Tổng thống Pháp Ô-ri-ôn ngày 5 tháng 3 năm 1953, Xi-ha-nuc đã ca ngợi sức manhj của lực lượng Khơ me I-xa-răc hơn cả những điều họ nói về bản thân họ. Ông ta cũng kiên quyết bác bỏ lập luận của người Pháp cho rằng họ cần duy trì chỗ đứng của họ ở Campuchia, cần phải giữ nơi đây làm một căn cứ để chiến đấu chống Việt Minh...

" Chính sách hiện nay của Pháp ở Đông Dương dựa trên tư tưởng cho răng mục đích chính trong lúc này là thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống Việt Minh. (Ông ta viêt), nhưng điều đó chăng có gì liên quan đến lợi ích của nhân dân Campuchia thực lòng gắn bó với những tư tưởng tự do và độc lập".

Ông ta nói răng 3/5 lãnh thổ Campuchia đã bị Khơ me I-xa-răc chiếm (nhưng họ nói chỉ chiếm 1/3). Nhưng, thay vao việc lấy đó làm một lập luận để yêu cầu người Pháp tiếp tục ở Lào, Xi- ha-nuc lại dùng nó để đẩy mạnh yêu sách đòi độc lập, vạch rõ rằng Khơ me I-xa-răc đã bắt rễ sâu trong nhân dân, rằng sức mạnh của học bắt nguồn từ việc họ chiến đâu dưới ngọ cờ độc lập dân tộc.

"Là những người con của đất, nông dân và cả người thành phó(1) những lời tuyên bố yêu nước của họ đã được sự hưởng ứng thuận lợi của dân chúng và cả giới sư sãi, những người có ảnh hưởng to lớn khắp Vương quốc, và họ có những người theo họ một cách trung thành trong quần chúng cũng như trong giới thượng lưu của dân tộc...

Hiểm họa I-xa-răc tự nó là có thật... Những kẻ phiến loạn này thường phục kích các đồi tuần tra của bảo an tỉnh cảnh sát, quân đội và gần đây - một mình hoặt cùng với Việt Minh - đã thu được những kết quả có tác động lớn đối với dư luận...

Tôi có thể trả lời gì được khi tuyên truyền cua I-xa-răc chưng minh cho nhân dân và giới sư sãi rằng Campuchia không phải là thực sự độc lập?

Giải pháp mà tôi đề nghị là chuyên giao cho Nhà Vua (Xi-ha-nuc) và Chính phủ của Người các trách nhiệm chính về cai trị đất trước. Việt này có thể bao gồm việc chuyên giao các đặc quyền cho đến nay vẫn do người Pháp nắm giữ; điều đó sẽ dẫn đến việc nhà Vua và Chính phủ Hoàng gia phải tự tìm lấy những biện pháp cần thiết để thực thi quyền hạn và trách nhiệm của mình... Chỉ bằng cách đó chính sách của Pháp mới được nhân dân chúng tôi thông cảm và chấp nhân, và tôi cần nhấn mạnh rằng, nhân dân chúng tôi đã trưởng thành nhiều hơn bao giờ hết, họ đồi hỏi những thuộc tính thực sự của độc lập...".(3)

Câu trả lợi của Chính phủ Pháp chắc chăn không phải là điều mà Xi-ha-nuc mong đợi.

"Niềm hy vọng của tội tăng lên khi tôi được mời sang Pa-ri dự ăn trưa với Tổng thống Ô-ri-ôn ngày 35 tháng 3 năm 1953. Người ta đã bảo đảm với tôi rằng những thông điệp của tôi gửi Chính phủ Pháp đã được nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng. Cuộc thảo luận trong bữa ăn trưa không mạng lại kết quả gì; và Tổng thống Ô-ri-ôn cho biết rằng tôi rời đất Pháp về Campuchia càng sớm bao nhiêu, thì ông ấy càng hài lòng bấy nhiêu. Ông ấy con đi xa đến mức đưa vào trong thông cáo chính thức một câu thật xúc pham, nói rằng Vua Xi-ha-nu, "phải trở về Phnom Pênh trong vòng vài ngày"...

Tại sao một nước Pháp chỉ mới gần đây thôi đã phải trải qua cuộc đấu tranh cua chính mình chống bọn chiếm đóng Xuốc-xã lại không thể thiểu được nguyện vọng của nhân dân Campuchia- thực tế là nhân dân tất cả các nước Đông Dương: đó là điều tôi không thể nào hiểu nổi. Điều khó hiểu hơn nữa là một Tổng thống thuộc Đảng xã hội lạ có thế có thái độ như vậy. Lại còn có những lời bóng gió nói rằng tôi có thể "mất Ngai vang" nếu tôi đi quá xa. Phải chăng Ngai vàng là của họ để họ muốn cho thì cho, muốn lấy thì lấy?"(*).

Bất chấp chỉ thị của " Người bảo hộ", Xi-ha-nuc lên đường đi Hoa Kỳ qua đường Ca-na-đa ngày 13 tháng 4 ngăm 1953, tin rằng có thể tìm được ở đó sự ủng hộ đối với yêu cầu cấp bách phải trao trả "độc lập hoàn toàn" cho 3 quốc gia Đông Dương.

"Đó là chủ đề chính của cuộc thảo luận một tiến đồng hồ với Giôn Phô-xtow Đa-let. Phản ứng của ông ấy thật chua chát, tối thiểu là như vậy: "Hãy đánh bại chủ nghĩa cộng sản trong khu vực của ông! Sau đó, chúng tôi sẽ làm áp lực với Pháp để làm những gì cần thiết". Đó là nội dung chủ yếu cua lời khuyên kẻ cả của ông ấy. Ôn gáy khư khư giữ ý kiến về yêu cầu khẩn cấp phải diệt Việt Minh, và về tâm quan trọng của sự đóng góp của Campuchia vào việc đó... "Chúng ta đang ở thời điểm quyết định nhất của cuộc chiến tranh. Phải đánh thắng cuộc chiến tranh này. Vì vậy hơn bao giờ hết chung ta phải thóng nhất lực lượng và phương tiên, chư không phải cãi nhau và chia rẽ. Cuộc tranh chấp của ông với nước Pháp sẽ chỉ có lợi cho kẻ thù chung của chúng ta... không có sự giúp đỡ của quân đội Pháp thì nước ông sẽ nhanh chóng bị bọn Đỏ chinh phụ và nền độc lập của các ông sẽ đi đời".(5)

Hồi đó, Xi-ha-nuc là một người thực tế, nếu xưa nay quả đã có người thực tế. Sự hiểu biết về lịch sử của chính đất nước ông ta đã ho ông ta thấy rằng nếu người Pháp thành công trong việc đanh bại Việt Minh, thì chỉ qua một đêm tí chút nền độc lập mà ông ta đã giành được sẽ biến mất. Lịch suer thực dân hóa của Pháp trong khu vực là lịch sử liên tiếp dụng một nước làm căn cứ để khuyaats phụ nước láng giềng. Việc giành độc lập thực sự cho Campuchia tùy thuộc ở thắng lợi toàn bộ của Việt Minh.

Xi-ha-nuc đã rút ra những kết luận không ngoan từ những cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo phương Tây. Trên đường từ Hòa Kỳ trở vê, ông ta nhận được một bức điện của Đa-let. Trong bức điện, Đa-lét một lần nữa kêu gọi ông ta hợp tác với Pháp "trong một thời điểm mà nguy cơ cộng sản xâm lăng Lào đã quá rõ ràng, và Hòa Kỳ quyết tâm tăng cường và đẩy nhan viện trợ để cứu nhân dân Khơ me khỏi sự xâm lược của cộng sản". Bình luận về bức điện này, Xi-ha-nuc về sau nhận xét:

"Những người muốn làm tôi nản chí thích làm ra vẻ rằng, đâu đó trong quá trình phát triieern của tôi, nhất định là tôi đã bị Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tẩy não. Nhưng chính những người như Vanh-xăng Ô-ri-ôn, Giêm Phô-xto Đa-lét - và sau đó, Ri-ơt Ních-xơn- phải chịu trách nhiệm về sự giáo dục chính trị của tôi. Trong con mắt những nhà lãnh đạo này, độc lập là một cái thẻ mặc cả để đưa ra hoặc rút lại sao cho phuc hượp với lợi ích của họ, chứ không phải vị lợi ích của đất nước nhỏ bé có liên quan. (6)

Bằng sự kết hợp một cách đúng đắn ngoại giao, hăm dọa và cuối cùng dùng lực lượng vữ trang của mình tước vũ khí vài đơn vị quân đội Pháp với sự tính toán kỹ càng thời điểm của từng bước đi sao cho khớp với sự lúng túng tối đa về quân sự của Pháp ở bắc Việt Nam và Lào - Xi- ha-nuc đã moi được từ nước Pháp những tiền đề của một nên độc lập hoàn toàn ngày 9 tháng 11 năm 1953. Từ đó chỉ còn một bước ngắn tới Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, và sự công nhận quốc tế đối với nền độc lập hoàn toàn của Campuchia. Phần thưởng giành thêm được ở Giơ-ne-vơ là việc triệt thoái những kẻ thù tiềm tàng nguy hiểm nhất của ông ta - những du kích Khơ me I-xa-răc dạn dày chiến đầu và đồng minh Việt Minh của họ, kể cả các cán bộ chính trị và quân sự đã cùng nhau chiến đấu trong thời kỳ đầu khó khăn nhất.

-------------

1. Sơn Ngọc Thành được sự ủng hộ đáng kể của một số giới trong nội bộ Đảng Dân chủ. Việc người Pháp bắt ông ta về tộ phản quốc làm tay sai của Nhật và đưa ông ta sang Pháp đã tạo cho ông ta cái thế của một kẻ "tử vì đạo".

2. Nô-rô-đôm Xi-ha-nuck và Uyn -phret Boc-sét. Cuộc chiến tranh của tôi với CIA.

3. Việc Xi-ha-nuc nói đến vai trò yêu nước của hàng giáo phẩm Phật giáo là điều có ý nghĩa. Cung như ở Việt Nam và Lào, các vị sư yêu nước ở Campuchia đã đóng vai trò quan trọng trong các giai đoạn của ách chiếm đóng Pháp. Ví dụ: năm 1943, Acha Hem Chiêu, một vị sư giảng viên tại tu viện Phật giáo ở Phnom Pênh, bị bắt vì đã viết một số tác phẩm tố cáo chủ nghĩa thực dân Pháp. Vị sư này bị tình nghi là đứng đầu một phong trào chống thực dân. Hài ngàn vị sư (mà tiến Khơ me gọi là bi-khu) cùng hàng vạn thường dân đã biểu tình đòi thả sư Chiêu. Phong trao phản đối phát triên thành khởi nghĩa vũ tran, và bị người Pháp dập tắt với sự tàn bạo thông thường của họ. Acha Hem Chiêu và hàng trăm người khác, trong đó có nhiều bi-khu, bị đây ra đảo tù khét tiêng Côn Lôn; và nhiều người, trong đó có Hem Chiêu, chằng bao giờ trở lại.

Tháng 4 năm 1950, tại Hội nghị đại biểu nhân dân thành lập Ủy ban Trung ương giải phong Khơ me, 105 trong số 200 đai biểu là nhà sư. Về sau, Ủy ban trung ương này chuyển thành một chính phủ lâm thời, rồi chính phủ quốc dân kháng chiến để quản lý các vùng giải phóng của Khơ me I-xa-răc. Sơn Ngọc Minh, một nhà sư cao cấp có nhiều uy tín, được cử làm Chủ tịch chính phủ khách chiến. Sau này, ông trở thành một trong những người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Khơ me.

4. Xi-ha-nuc và Boc-set, Cuộc chiến tranh của tôi và CIA tr.152

-------------

3- HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ NĂM 1954.

Khi các nhà viết sử vạch rõ trở ngại chủ yếu đối với cách mạng Campuchia, họ đã lưu ý đến những hậu quả của Hội nghị Giwo-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương và đặc biệt là vai trò của Trung Quốc tại hội nghị đố. Pôn Pốt và phe cánh không có lý do để tranh cãi về điểu này, vì chúng không đóng vai trò gì trong việc đánh bại người Pháp. Nhưng, các chiến sĩ khách chiến Khơ me có tham gia cuộc đấu tranh đó đã bị cướp mất tại Giơ-ne-vơ phần thắng lợi của họ trong thắng lợi chung của nhân dân ba nước Đông Dương đanh bại chủ nghĩa thực dân Pháp.

Phân bàn về Đông Dương của Hội nghị Giơ-ne-vơ (hội nghị này đã bắt đâu bằng những cuộc thảo luận thất bại về Triều Tiên) khai mạc ngày 8 tháng 5 nawmg 1954. Dẫn đầu đoàn đại biển nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Ngoại trưởng Pham Văn Đồng. Ngày hôm trước; ông đã nhận được một vũ khí cực kỳ thần diệu đối với một nhà thương lượng, đó là chiến thắng của Tướng Võ Nguyên Giáp, bạn chiến đấu gần gũi của ông, đánh bại lực lượng ưu tú của quân đội viễn chinh Pháp trong trận Điện Biên Phủ lịch sử (1).

Trong phiên họp đầu tiên, ông Pham Văn Đồng nêu vấn đề đại diện của Khơ me I-xa-răc và Lào It-xa-la. Xét cho cùng đay là một hội nghị để chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương! Pháp là một bên tham chiến; các lực lượng kháng chiến Việt Nam, Campuchia và Lào là bên kia. Đại biểu của những người được phép bảo trợ - "Hoàng đế" Bảo Đại của Việt Nam, Vua Xi-ha-nuc của Campuchia và Vua Xa-Vang Vat-tha-na của Lào- đã tham gia hội nghị. Ngoại trưởng Pháp Giooc-giơ Bi-đôn cực lực phản đối sự có mặt của Khơ me I-xa-răc và Lào It-xa-la, chế diễu răng họ chỉ là những "bóng ma không tồn tai".

Đó là một câu nói khiếm nhã mà Bi-đôn đã từng dùng để nói về ông Phạm Văn Đồng trong một cuộc thảo luận tại Liên Hợp Quốc máy tháng trước đó. Ông Đồng đã nhanh chóng nhắc lại vơi Bi-đôn điều đó.

"Nhưng nay tôi đến đây để thảo luận vơi ông. Pa-thét Lào(2) và Khơ me I-xa-rac đang chiến đâu cũng như người Việt Nam đang chiến đâu. Họ không phải là những bóng ma. Tại hội nghị này có những người đang cử dộng và nói năng và trong số đó có những cái bóng của những ma thực sự, họ không đại diện cho thực tế. Học đại diện cho một dĩ vãng đã vĩnh viễn qua rồi, nhưng, cũng như ông, họ muốn bám lấy những ảo tưởng. Đó chính là những bóng ma thực sự".

Đây là một cú đích đáng, và càng đích đáng hơn vì toàn bộ đoàn đại biểu Pháp đang mặc Com-lê màu đen để tang cho thất bại Điện Biên Phuc- Bi-đôn và đồng sự của ông ta vậy là đã vô tình nhấn mạnh trước thế giới tầm cỡ của thất bại đó và sự thật rằng đó là một sự kiện lịch sử mà tầm quan trọng đã vượt xa khuôn khổ của Hội nghị Giơ- ve-vơ về Đông Dương. Vấn đề các "bóng ma" đã trở thành những đầu đề trên báo chí Pháp ngày hôm sau.

Trong tất cả các phiên họp đâu tiên, ông Pham Văn Đồng nêu đi nêu lại vấn đề đại diện của Khơ me I-xa-răc và Pa-thét Lào. Nhưng đó là một tiếng nói đơn độc. Trong khi Bi-đôn có thể trông cậy vào sự ủng hộ vững chắc của phương Tây (Anh và Hoa Kỳ), ông Phạm Văn Đồng bị cô lập về vấn đề đại diện cũng như về các vấn đề the chốt khác. Đại diện cho phe xã hội chủ nghĩa là Ngoại trưởng Liên Xô Via-sét-xlaps Mô-lô-tốp và Thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trung Quốc Chu Ân Lai.

Các đoàn đại biểu Khơ me I-xa-răc và Pa-thet Lào đến Giơ-ne-vơ thật giống như những "Khách không mời mà đến". Sự có mặt của họ được giữ hết sưc bí mật, và đoàn đại biểu duye nhất mà học có liên hệ là đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuối cung, Chu Ân Lai thuyết phục ông Pham Văn Đồng phải có một cách nhìn "thực tế" và "thực dụng", và không nên nêu vấn đề đại diện của Khơ me I-xa-răc va Pa-thét Lào ra các phiên họp toàn thể nữa. Và như vậy, vấn đề này bị chôn vùi trong một tiểu ban.

Cuộc tranh luận tiếp tục gay go hơn bao giờ hết, về vấn đề các khu vự tập kết và các giới tuyến sẽ phân định chúng. Đoàn đại biểu nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa đấu tranh rất dữ cho Khơ me I-xa-răc có một vùng tập kết, nhưng không được sự củng hộ của Chu Ân Lai vè vấn đề này vì lý do đơn giản là Trung Quóc không có biên giới chung với Camphuchia. Sau này, người ta biết rõ là trong khi người Việt Nam đấu tranh để cứu cách mạng Campuchia và Lào và bảo đảm cho các lực lượng cách mạng ở hai nước này những phần thưởng chính đáng của thắng lợi chung, thì Trung Quốc chỉ quan tâm đến việc thiết lập những khu đệm để bảo đảm an toàn dọc biên giới của họ.

Vì vậy, Chu Ân Lai ủng hộ việc lập một vùng tập kết cho Pa-thét Lào, nhưng vùng này phải được bố trí thế nào đó để phục vụ lợi ích an ninh của Trung Quốc hơn là lợi ích của cách mạng Lào. Cuộc thảo luận lớn là về việc phải chia căt nước Lào theo kinh tuyến hay vĩ tuyến. Các căn cứ kháng chiến mạnh nhất của Pa-thét lào đều ở miên Trung hoặc miền Nam, nhất là ơ các tỉnh A-tô-pơ, Xa-ra-van và trên cao nguyên Bô-lô-ven. Việc lập một khu đệm, trong đó cso Phong Xa-lỳ, một tỉnh dân thưa thới ở cực bắc có biên giới chung vơi Trung Quốc, là phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Ông Phạm Văn Đồng lại phải tiến hành một cuộc đấu tranh đơn độc với một phương Tây thống nhất chống lại ông, còn Chu Ân Lai thì đứng về phía họ. Bị cô lập và buộc phải thương lượng nhân danh các phong trào kháng chiến Campuchia và Lào, ông đã phải có những nhân nhượng không phải được biện minh bằng so sáng lực lượng hoặc thực tế chiến trường, mà là được thúc đẩy bởi lợi ích của Trung Quốc và tình thần chung về "hòa hoãn" và "cùng tồn tại hòa bình" đang ngự trị trong phe xã hội chủ nghĩa châu Âu lúc bấy giờ. Vậy là các lực lượng cách mạng Lào phải rút khỏi các cứ điểm mạnh trong 10 tỉnh của Lảo và tập kết vao 2 tỉnh cự bắc là Phong Xa-lỳ và Sầm Nưa. Chu Ân Lai nói rằng điều đó sẽ tạo cho Bắc Việt Nam có một biên giới chung vơi Lào và, và do đó, có một "khu đêm". Nhưng nó có nghĩa là Pa-thét Lào sẽ phải rời bỏ nhưng vùng căn cứ quan trong nhất của họ, rời bỏ nhân dân đã từn trung thành ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang của họ trong nhiều năm.

Nhiều năm sau, một phụ tá cao cấp của ông Pham Văn Động tại Hà Nội với tôi:

"Đối với chung tôi vấn đề không phải là ở các khu đệm. Vấn đề là toàn bộ nước Lào, sự thống nhất và độc lập của nước Lào, sự bảo toàn các căn cứ để bảo đảm thắng lợi cuối cung. Độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đó là khẩu hiệu của chúng tôi- chúng tôi đã làm mọi việc để những nguyên tắc này được chấp nhân, và chúng tôi không bao giờ từ bỏ lập trường đó.

Lập trường của đối phương là: " Chúng ta hãy thực tế. Cố bám lấy nguyên tắc bây giờ là không thực tế. Chung ta hay đề cập đến những vấn đề cụ thể. Những vấn đề quân sự - chấm dứt chiến sự, sau đó sẽ đề cập đến nguyên tắc". Họ không muốn nói đến qua khư: "Việc đó sẽ đầu độc không khí. Chung ta hãy chỉ đề cập đến hiện tại thôi". Không may cho chung tôi có những đồng minh nhân danh "Chủ nghĩa thực tế" và "chủ nghĩa thực dụng", cũng đã khuyên chúng toi không nên "đâu độc bầu không khí" mà phải nhượng bộ.

Theo dõi việc đưa tin về Hội nghị Giơ-ne-vơ từ ngày đầu đến ngày cuối, tôi- và các nhà báo khác có quan hệ chặt chẽ với các đoàn xã hội chủ nghĩa - không nghi ngờ gì về việc đoàn Trung Quốc không ủng hộ mạnh mẽ đoàn Viêt Nam. Nhiều năm sau Hội nghị, vác nhà lãnh đạo Việt Nam vân xòn nói một cách trung thành: " các kết quả đã đạt được qua thảo luận và thỏa thuận chung". Điều đó đúng sự thật theo nghĩa đen, nhưng không đúng sự thật thực sự, dù chỉ là một nửa.

Khi hội nghị thảo luận đến vấn đề qsuy định một giới tuyên để quân đội Phát ruits về phía Nam và quân đội Việt Minh rút về phía Bắc, ông Pham Văn Đồng đề nghị một đường ranh giới dọc theo vĩ tuyến 13. Trong tình hình thảm hại của lực lượng Pháp sau thất bại Điện Biên Phủ, và số còn lại trong nhứng lực lượng tinh nhuệ của họ thì đang bị bao vây ở đồng bằn Sông Hồng và các nơi khác ở miền Bắc, đó không phải là một đề nghyij không phải chăng. Đề nghị đó sẽ cho Việt Minh có 100 km biêt giới chung với Campuchia và sẽ bù đắp lại việc họ không giành được một vùng tập kết cho lực lượng Khơ me I-xa-răc. Nhưng, trước "chủ nghĩa thực tế" và " chủ nghĩa thực dụng" đó, từng bước ông Phạm Văn Đồng đã buộc phải lùi đường ranh giới của mình qua vĩ tuyến 14 (như vậy cũng vẫn ho Việt Minh có một biên giới nhỏ với Campuchia), rồi qua vĩ tuyến 15 tới vĩ tuyến 16, tại đó ông kiên quyết giữ lập trường.

Đã hai lần trong lịch sử Việt Nam, vĩ tuyến 16 từng là ranh giới phân chia tạm thời. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, khi quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc kéo vào phía bắc và quân đội Anh vào phía Nam (bề ngoài là để vây quét tàn dư của quân đội chiếm đóng Nhật và đưa chúng về Nhật), đường ranh giưới giữa hai lực lượng này chạy dọc theo vĩ tuyễn 16 và qua ngoại ô phía nam của Đà Nắng. Khi đất nước bị chia xắt giữa nhà Trịnh và nhà Nguyễn vào thế kỷ 17, đường ranh giới cũng chạy dọc vĩ tuyến 16 trở thành giới tuyến lô gich - nếu cần phải có một giới tuyến.

Nhưng người Pháp đòi một đường ranh giới dọc vĩ tuyến 17. Sau một cuộc gặp riên giữa thủ tướng kiêm ngoại trưởng mới của Pháp, Pi-e Măng-đét Phrang và Chu Ân Lai, Chu ủng hộ lập trường của Pháp.

Vấn đề vĩ tuyến 17 hay 16 có một tâm quan trong chiến lược trọng yếu. Giữa hai vĩ tuyến đó có Quốc lộ số 9 nối Lào với bờ biển Việt Nam. Người Pháp muốn giữ Quốc lộ 9 để duy trị sự kiểm soát đối với Lào. Ông Pham Văn Đồng muốn có nói để có thế tiếp tục sụ ủng hộ của Việt Minh đối với Pa-thet Lào. Người phụ tá của ông Pham Văn Đồng, sau này thông báo cho tôi bề nhưng gì thực sự đã diễn ra ở Gie-ne-vơ, bình luận:

"Người Pháp tìm mọi cách để có được con đường này. Chính tại cuộc gặp gỡ ở Béc-nơ giữa Chu và Măng đét Phrang, người Trung Quốc đã nhượng bộ. Trước cuộc họp dó, và sau lưng chúng tôi, họ đã thảo một dự thảo hiệp định, mà những chi tiết cuối cùng đã được hoàn tất tại Béc-nơ. Chúng tôi đứng trược một sự đã rồi, nhưng còn một vấn đề, chúng tôi kiên trị và không chịu nhượng bộ. Chu Ân Lai khuyên chúng tôi đặt Hà Nội và Hải Phòng, và Quốc lộ 5 nối liên hai thành phố đó, dưới sự kiểm soát của liên hợp Pháp-Việt! Điều đó phù hợp với người Trung Quốc vì khu vực phía bắc con đường Hà Nội-Hải Phòng vẫn có thể cung cấp một khu đệm đáng kể để bảo vệ biên giới phía nam của Trung Quốc. Chung tôi bác bỏ điều này, cũng như đã bác bỏ một cố gắng sau đó của Pháp muốn đẩu giới tuyến lên đến vĩ tuyến 18.

Nhìn lại, chúng tôi thấy Trung Quốc đã làm hết mọi việc có thể làm - mà chúng tôi phải trả giá - để tranh thủ chính phủ mới ở Pháp. Quan hệ của họ với Mỹ vân xòn xấu và họ cận một người ban phương Tây".

Vấn đề lớn thư hai găn liền với vấn đề xác định giới tuyến là việc quy định thời gian tuyển cử. Tất cả mọi người dự hội nghị đều đồng ý về nguyên tắc răng tuyển cử sẽ được tiến hành sau khi cách ly các lực lượng chiến đâu. Ông Pham Văn Đồng muốn tuyển cử ở Việt Nam được tiến hành càng sớm càng tốt. Người Pháp muốn tuyển cử bị trì hoãn càng lâu càng tôt, cũng như họ muốn giới tuyến cang bị đẩy lên phía bắc càng tốt. Người Trung Quốc ủng hộ người Pháp về thợ gian cũng như về không gian.

Chu Ân Lai nói rõ với người Pháp rằng Trung Quốc đến Giơ-ne-vơ trước hết là để bảo vệ lợi ích của chính mình chứ không phải lợi ích của các lực lượng cách mạng Đông Dương. Điều này trở nên sáng tỏ một cách tàn nhẫn trong một cuốn sách về Hội nghị Giơ-ne-vơ, dựa trên những tài liêu về Hội nghị chưa hề được công bố, của nhà viết sử và chuyên gia về Châu Á người Pháp Phrang-xoa Gioay-ô- Tác giả kể lại một cuộc họp giữa Chu Ân Lai và An-tô-ni I-đơn tại Giơ-ne-vơ một ngày trươc khi Bộ Ngoại giao Anh công bố quan hệ ngoại giao giũa hai nước sẽ được nâng lên hàng đại sứ.

"Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc đã nói riên với I-đơn là ông ta nghĩ rằng cơ thể " thuyến phục được Việt Minh ruits khỏi Lào và Campuchia". Qua đó, Trung Quốc đã đi một bước rất dài theo luận điểm của người Campuchia, người Lào, người Anh và người Pháp. Điều đó bao hàm việc thừa nhậ rằng Việt Minh đúng là kẻ xâm lượng ở hai nước đó, ngượi lại vơi luận điểm lâu này của Việt Minh - Đó cũng là coi các vấn đề Lào và Campuchia không giống như vấn đề Việt Nam. Ngoài ra, Chu Ân Lai còn nói sãn sàng công nhận tính chất hợp pháp của các Chính Phủ Vương quốc Lào và Campuchia ngay khi nào ông ta được bảo đảm rằng không một căn cứ quân sự nào của Mỹ được xây dựn ơ hai nước này"(5).

Trung Quốc thực sự đã quyết đinh quay lưng lại các cuộc đâu tranh giải phóng dân tộc ở Lào và Campuchia để cầu xin ân huệ của các Chính phủ Anh và Pháp. Hiển nhiên I-đơn đã nhanh chóng truyền đi điều đó. Buổi chiều ngày Chù Ân Lai gặp I-đơn (16 tháng 6), các đoàn đại biể Vương quốc Campuchia và Vương quốc Lào cực lực đòi phải "rút toàn bộ " quân đội Việt Minh khỏi lãnh thổ của họ. Chu Ân Lai bèn đưa ra một đề nghị 6 điểm, trong đó kêu gọi châm dứt chiến suej đồng thời ở Lào, Campuchia và ở Việt Nam. Trong đó cũng đề nghị rằng đại diện của các "bên tham chiến" (có nghĩa là Việt Minh và Pháp, và không đả động già đến Khơ me I-xa-răc và Pa-thet Lào) phải thương lượng ở Giơ-ne-vơ để chấm dứt chiến sự, rằng phải "xác định trong một cuộc thương lượng kahcs về số lượng và các loại vũ khí cần thiết để tự vệ có thế đưa vào các nước này". Gioay-ô ghi nhận răng Trung Quốc đã có nhưng nhượng bộ đánh kể, bởi vì điều đó có nghĩa là:

"Nó cho phép trang bị quân đội chính phủ hiện nay đang đấu tranh chông du kích Pa-thet Lào và Khơ me I-xa-răc, và trong tương lai có thể đẩy lùi mọi hoạt động mới của Việt Minh ở bên ngoài biên giới Việt Nam"(6).

Trên thực tế, điều đó có nghĩa là Trung Quốc tìm cách phá vỡ tình đoàn kết cách mạng giữa lực lượng nhân dân ba nước Đông Dương và góp phần tạo điều kiện cho việc tiêu diệt Pa-thet Lào và Khơ me I-xa-răc, vì rằng sẽ cấm toàn bộ mọi nhân viên quân sự và vũ khí mơi các loại, trừ nhưng gì cần thiết cho việc "tự vê" của các quốc gia tay sai của Pháp. Gioay-ô nhận xét răng ông Phạm Văn Đồng đã " kiên trì giữ vững lập trường cứng răng của mình" để bảo vệ Pa-thet Lào và Khơ me I-xa-răc.

"Ông tuyên bố: Lô-gichs của sự thật đòi hỏi người ta công nhận phong trào giải phóng ở hai nước này và bác bỏ những lời khẳng định có dụng ý xấy của những ai muốn giả thích rằng phong trào đó là do ảnh hưởng từ bên ngoài. Đoàn đại biểu Việt Minh chào mưng với mối thiện cảm và sự kính trọng các phong trào giải phóng đó, sản phẩm của sự áp bức dã man tàn bạo, bắt nguồn sâu xa tư trong nhân dân và không thể nào tạo nên một chác giả tạo và từ bên ngoài được"(7)

Gioay -ô bình luận một cách lạnh lùng: " Đó là những lời gay gắt đến mức mà người ta có thể tự hỏi là những lời lẽ đó nhằm đùng vào ai trong bối cảnh đó". Chắc chắn là Chu Ân Lai hiểu, nhưng điều đó không ngăn cản ông ta. Ngày hôm sau, ông ta nói vơi Bi-đôn vừa bị mất tín nhiệm rằng:

"Đúng là quân đội tình nguyện Việt nam đã vào lãnh thỗ Lào và Campuchia do những yêu cầu của các hoạt động quân sự trước đây. Phần lớn lực lượng dố đã không còn ở đó nữa. Nhưng những lực lượng còn lại cũng sẽ rút về nổi"(9).

Về cuộc họp nổi tiến ở Béc- nơ, Gioay-ô kể lại răng một trong những điểu bất ngờ của nó là Chu Ân Lai, trong lời mở đầu, đã nói rằng ông ta đã "thúc đẩy Việt Minh nhích lại gần không những với nước Pháp mà với cả Việt Nam của Bảo Đại". Tiếp đó, Gioay - ô tóm tắt bản báo cáo về cuộc họp mà Măng-đét Phrang gửi ngày hôm sau cho các đại sứ quán Pháp ở Luân Đôn va Oa-sinh-tơn.

"Ông ta nêu lên 5 điều đang ghi nhơ. Trước hết, Trung Quốc đã không tìm cách đòi sự đền bụ bé nhỏ nhất nào đơi với những nhượng bộ của họ về vấn đề Lào và Campuchia. Thứ hai, Chu Ân Lai không những khẳng đinh lại sự đồng ý cần thảo luận các vấn đề quân sự trước các vấn đề thuần túy chính trị, mà còn - đây là điều chủ yếu- lần đâu tiên tuyên bố rằng, sau giải pháp quân sự, giải pháp chính trị có thể tiến hành theo nhiều bước trong một thời gian khá dài. Thứ ba, trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc đã thừa nhận sựu cần thiết phải đẩy nhanh việc thương lượng về vấn đề tập kết quan đội Việt Nam - Chu Ân Lai đã nói đến thời hạn 3 tuần lễ - và còn nói thêm răng Việt Minh cũng mong muốn Hội nghị nhanh chóng đi đến kết quả. Thứ tư, Trung Quốc đã không hề đề cập đến vấn đề Pháp công nhận vè ngoại giao, cũng như vấn đề Đài Loan và vấn đề Trung Quốc gia nhập Liên Hợ Quốc. Người ta bèn nhanh chóng báo cho Đài Bắc biết tin này. Cuối cung Chu Ân Lai không tìm cách đòi chính phủ mới của Pháp phải có nhượng bộ đặc biệt gì. Tóm lại, người đứng đầu nên ngoại giao Trung Quốc đã không hề tìm cách khai thác những khó khăn chính trị mà nước Pháp đang trải qua (10).

Về 3 điểm đầu, lập trường của Trung Quốc đối lập hoàn toàn với lập trường của người Việt Nam và các bạn chiến đâu Khơ me và Lào của họ. Họ đã bị cướp đi khả năng khai thắc các thế mạnh trên chiến trường để giành những giải pháp chính trị thuận lợi. Việc đẩy nhanh thủ tục tập kết là có lợi cho người Pháp, vì nó giúp họ rút lực lượng ra khỏi các vị trí không thể giữ được. Kéo dại giải pháp chính trị - trì hoãn càng lâu càng tốt cuộc tuyển cử để tái thống nhất đất nước- cũng có lợi cho Pháp. Việc khăng khăng đòi các thủ tục ngưng bắn cũng lại có lợi cho Pháp, vì nó cho phép có một giải pháp quân sự trước khi người Pháp bị buộc chặt vào những mục tiêu chính trị cụ thể mà lại không có những phương tiện cần thiết để đạt những mục tiêu đó.

Măng-đét Phẳng đã cam kết sẽ từ chức nếu ông ta không đạt được một hiệp nghị ngừng bắn trước nửa đêm ngày 20 tháng 7. Phiên họp bế mạc đã được vào 9 giờ sáng ngày 20. Các nhà báo chờ đợi tại Trung tâm báo chí của Hội nghị sẽ khó quên được đêm đó. Đã sắp tời 9 giờ tối; rồi đồng hồ điểm 9 giờ mà chẳng có một lời nào từ phòng họp. Nhiều phút, rồi nhiều giờ trôi qua Uýt-xki chảy tràn trề ở quầy rượu, và kim đồng hồ nhích dần tới nửa đêm. Đến giờ đó, nhiều nhà báo Mỹ chạy tới buồng điện thoại để thông tin cho các báo và hãng thông tấn của họ rằng Măng-đét Phăng đã thua canh bạc này và không còn cách nào khác hơn là từ chức vào ngày mai. Nhiều giờ nữa trôi qua. Đã quá chậm để có thể đưa tin cho những đợt phát hành cuối cùng của các báo hàng ngày ở Luân Đôn. Hầu hết các nhà báo bỏ về, nhiều người tin rằng một cuộc chiến tranh mở rộng là điều sẽ diễn ra trước mắt đối với Đông Dương.

Điều gì đã xẩy ra? Oan-tơ Bi-đen Xmits, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, đã được cấp trên trực tiếp của ông ta Giôn Pho-xto Đa-lét - để lại tại Giơ-ne-vơ để tìm hết cách ngăn cản việc đi đến một hiệp nghị. Bi-đen Xmit, đã từ chối tham gia bất cứ một giai đoạn cuối cùng nào của công việc, tuy nhiên ông ta yêu cầu rằng mọi tài liệu chủ yếu phải được mang đến cho ông ta tại khách sạn. Ông ta cũng cùng với các đại biểu của Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào âm mưu tạo ra càng nhiều trở ngại vào phút chót càng tốt. Bằng bất cứ giá nào cũng phải ngăn cản một giải pháp trước nửa đêm 20 tháng 7! Biết đâu trong một cơn hờn giận, Măng-đét Phrang lại sẽ chăng xuôi tay và từ chức. Đó là một hy vọng, được phản ánh qua những tin tức mà các nhà báo và các nhà bình luận Hoa Kỳ (đặc biệt là anh em An-xốp), vẫn lởn vởn trong đầu Bi-đen Xmits và Đa-lét cho đến phút cuối cùng.

Cuối buổi chiều ngày 20 tháng 7, Xam Xa-ry. phái viên riêng của Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-nuc, đã có một hành động phá hoại bộ phận dự thảo văn kiện. I-đơn, Mô-lô-tốp, Chu Ân Lại và Măng-đét Phrang đã thỏa thuận với nhau là các quốc gia liên kết ( nước Việt Nam của Bảo Đại và các Vương Quốc Cam-pu-chia va Lào) không được tham gia bất cứ liên minh quân sự nào; cũng không được chấp nhận việc thiết lập bất kỳ một căn cứ quân sự nào của nước ngoài. chỉ có trường  hợp ngoại lệ duy nhất đối với điều khoản thứ hai này là ở Lào, nước Pháp được phép duy trì hai căn cứ huấn luyện quân sụ. Chu Ân Lai - mà kinh nghiệm về sự đối đầu phải trả giá cao của Trung Quốc đối với Mỹ ở Triều Tiên vẫn còn mới mẻ- đặc biệt kiên trì trong việc bịt kín bất cứ một lỗ hổng nào mà Hoa Kỳ sau này có thể dùng để tiến vào Đông Dương. Chu Ân Lai và Măng-đét Phrawng có lợi ích giống nhau về điểm này, ông Phạm Văn Đồng cũng thế.

Nhưng nước Pháp bị mắc kẹt trong một cái bẫy do chính họ đặt ra. Pháp đã trao cho Cam-pu-chia bộ phục sức bên ngoài của một nền độc lập vào tháng 11 năm 1953. Vào phút thứ 59 giờ thứ 11, Xam Xa-ry lên tiếng khẳng định rằng vương quốc Cam-pu-chia, một quốc gia độc lập và có chủ quyền, không thể chấp nhận bất cứ một hạn chế nào đối với sự lựa chọn của mình về những mối liên minh đối ngoại, hoặc ngay cả đối với quyền cho phép Hoa Kỳ thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình.

Dường như đây chỉ là một sáng kiến cá nhân của Xam Xary (Xam Xa-ry sau này đã tham gia một cuộc đảo chính chống Xi-ha-núc và liên minh với Sơn Ngọc Thành kẻ thù quyết liện nhất của Xi-ha-núc, được CIA ủng hộ). Trưởng đoàn đại biểu Cam-pu-chia Tép Phan, ngày hôm đó đã từng họp với Chu Ân Lai trong 2 tiếng đồng hồ, không nêu lên vấn đề nào như vậy. với mục đích để kéo dài thời gian, qur bom của Xam Va-ry đã có tác dụng. Nhưng, tại một cuộc họp vào 2 giờ sáng ngày 21, I-đơn, Măng-đét phrawng và Mô-lô-tốp- trong khi Chu Ân Lai vắng mặt - đã đồng ý đưa vào trong văn bản một đoạn " trong trường hợp nền an ninh bị đe dọa", Cam-pu-chia sẽ được phép thiết lập căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ mình. (Đây là điều mà sau này Xi-ha-nuc kiên quyết chống). Với lý do để cho "cân xứng", Măng-đét Phrawng đòi áp dụng điều khoản đó đối với Lào-Phải đến phiên họp bế mạc Hội nghị vào 3 giờ 30 phút chiều ngày 21 tháng 7, ông Phạm Văn Đồng mới được biết về hai biện pháp mới này nhằm tăng cường sự bao vây tiềm tàng đối với Bắc Việt Nam(13)

Bài phát biểu ngắn của ông Đồng tại phiên họp bế mạc phản ánh sự cay đắng của ông khi phải chấp nhận những quyết định do sự áp đặt của người khác, bè bạn cũng như đối thủ. Các nhà báo không được dự phiên họp này (cũng như mọi phiên khác), nhưng Gioay-ô đã tóm tắt những gì đã xẩy ra:

" Ông Phạm Văn Đồng chỉ có một câu cám ơn hai đồng Chủ tịch, chứ không nói một lời nào biết ơn đối với Trung Quốc. Liệu có thể giải thích sự im lặng này một cách nào khác hơn là dấu hiệu về sự bất bình của Việt Minh đối với đồng minh của họ, những người tuy là nguồn ủng hộ vững chắc trong quá tình thương lượng, nhưng vẫn không ngần ngại tìm cách hạn chiế những yêu cầu của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, mỗi khi lợi ích dân tộc của chính họ đòi hỏi?".

Tối ngày 22 tháng 7, ông Phạm Văn Đồng và các thành viên khác của đoàn đại biểu Việt Nam Đan chủ Cộng hòa đến dự một cuộc chiêu đãi của Chu Ân Lai để "chúc mừng thắng lợi của Hội nghị". Họ chờ đợi một cuộc "chúc mừng giữa những người đồng chí". Họ rất ngạc nhiên khi tháy đoàn đại biểu Liên Xô đã không được mời, trong khi các đoàn đại biểu của "Hoàng đế" Bảo Đại, Vương quốc Lào và Campuchia lại có mặt. Chu Ân Lai trước hết nâng cốc chúc mừng Hoàng đế Bảo Đại rồi đến Vua Lào và Vua Camphuchia. Người phụ tá cao cấp của ông Phạm Văn Đồng ( mà tôi đã trích dẫn trước đây) nói với tôi:

"Chúng tôi hầu như không thể tin ở mắt và tai mình nữa. Về sau, chúng tôi thấy vấn đề rõ hơn. Trung Quốc muốn các nước Đông Dương nằm trong túi mình, và hy vọng rằng ba Vương quốc ở đây sẽ được duy trì như những nước triều công như kiểu Thiên hoàng trị vì đế quốc Trung Hoa với những quốc gia phiên thuộc! Trung Quốc không thể coi thường hơn nữa nội dung xã hội của các quốc gia ấy cũng như số phận của các lực lượng cánh mạng ở đó- Nhìn lại những gì xẩy ra sau này với Khơ-me đỏ ở Cam-pu-chia và việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam rõ ràng đã được khởi động bởi thái độ của Trung Quóc tại Hội nghị Giơ-ne-vơ và đặc biệt là cuộc chiêu đãi cuối cùng này".

Chu Ân Lai đã bố trí để tại cuộc chiêu đãi các trưởng đoàn Cam-pu-chia và Lào, Tép Phan và Phủ Xa-na-ni-côn, ngồi cùng một bàn với vài phụ tá cao cấp của Chu Ân Lai. Tại bàn do Chu Ân Lai chủ trì, Ngô Đình Luyện (emNgoo Đình Diêm, người mới được CIA đưa lên cầm quyền ở Sài Gòn) được xếp ngồi giữa Phạm Văn Đồng và Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Ngô Đình Luyện và Tạ Quang Bửu đã từng cùng học tại Pháp và Chu Ân Lai tìm hết cách làm cho hai người gợi lại những kỷ niệm thời thanh niên. Có lúc, Chu gợi ý Ngô Đình Luyện sang thăm Bắc Kinh. Khi Luyện hỏi sang đó dưới danh nghĩa nào, Chu Ân Lai trả lời: "Tại sao các ngài không đặt một công sứ quán ở Bắc Kinh?". Nhận thấy ông Phạm Văn Đồng giật nẩy người phản ứng, Chu Ân Lai lạnh lùng nới rằng việc ông Phạm Văn Đồng gần gũi với Trung Quốc hơn về tư tưởng không loại trừ việc Sài Gòn có đại diện ngoại giao tại Bắc Kinh. "Dù sao, hai ngày đều chẳng phải là người Việt Nam cả sao, và tất cả chúng ta đây chăng phải là người Châu Á cả đó sao?" Đây nữa lại là một viên thước đắng mà ông Phạm Văn Đông phải nuốt tại Giơ-ne-vơ. Lý do khiến Chu Ân Lai ủng hộ việc đẩy lùi càng lâu càng tốt cuộc tổng tuyển cử để tái thống nhất đất nước đã trởi nên quá rõ ràng. Trung Quốc quan tâm tới việc mở rộng ảnh hưởng của chính mình ở Sài Gòn hơn là giúp Việt Minh giành thắng lợi chính trị và tái thống nhất đất nươc (14).

Se-xto Rôn-n ng, đã từng là quyền trưởng đoàn đại biểu Ca-na-đa tại phần bàn về Triều Tiên của Hội nghị và đã được lưu lại làm quan sát viên trong quá trình thương lượng về Đông Dương, nhận xét:

" Chính những nhân nhượng của Chu và những nhân nhượng mà ông ta đã buộc Cụ Hồ Chí Minh phải chấp nhận đã giúp Măng-đét Phrawng đạt được các hiệp nghị về Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Mặc dù Tướng Giáp đã chiến thăng các lực lượng quân sự của Pháp ở Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng đã phải nhân nhượng điều quan trọng nhất khi ông chấp nhận sự chia cắt tạm thời của Việt Nam trong thời gian 2 năm. Nhân nhượng đó cuối cùng đã ngăn cản việc tái thống nhất" (15).

Nhà ngoại giao Ca-na-đa nói gần đúng. Thực ra, nhân nhượng lớn nhất của Cụ Hồ Chí Minh và ông Phạm Văn Đồng là đã đồng ý tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ. Các lực lượng của họ đang ở thế chiến thắng. Cùng với các chiến thắng của Pa-thét Lào và Khơ -me I-xa-rắc, họ đã có thể chấm dứt sự có mặt về quân sự của Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Nhưng việc đó không phù hợp với điều mà Trung Quốc coi là lợi ích của Trung Quốc trong khu vực. Như Gioay-ô đã viết, Trung Quốc có một "cách nhìn về một Đông Dương đa dạng trong đó Lào và Cam-pu-chia phải là đối trọng với Việt Nam", một cách nhìn mà "sau cuộc ngừng bắn, đã trở thành một trong những hằng số của chính sách của Trung Quốc ở Đông Dương" (16).

Gioay-ô, người đã có một công trình nghiên cứu cực kỳ đồ sộ không chỉ về công việc hàng ngày của Hội nghị Giơ-ne-vơ mà cả về hậu quả của nó, nhận thấy rằng thái độ của Trung Quốc ở Giơ-ne-vơ là phù hợp với chính sách cổ truyền của Trung Quốc, dù là dưới chế độ haongf đế, cộng hòa, hay xã hội chủ nghĩa. Thái độ đó hoàn toàn xa lạ đối với mọi khái niệm của chủ nghĩa quốc tế vô sản và tình đoàn kết cách mạng. Những việc làm đó hoàn toàn không xứng đáng với cái giá mà nhân dân Việt Nam, Lào và nhân dân Khơ-me đã phải trả. Gioay-ô viết:

"Chúng ta hãy tìm cách trả lời câu hỏi này. Liêu chính sách của Trung Quốc đối với Đông Dương năm 1954 là có gần gũi hay không với chính sách cổ truyền của đế chế Trung Hoa trong khu vực này?

Một trong những nét nổi bật nhất của chính sách đó là Trung Quốc thường xuyên muốn duy trì hòa bình ở sườn phía Nam bằng cách thiếp lập một sự cân bằng dựa trên sự kình địch giữa các quốc gia khác nhau trong khu vực. Một "nền hòa bình kiểu Tàu" (pax sinica) giống như việc khử tác động của các lực ngược chiều. Một chính sách rất gần gũi với chính sách "chia để trij" cổ xưa ở hình thức sơ đẳng nhất, bằng lòng với việt chống bất cứ một ý muốn nào có thể phá vỡ thế cân bằng và buộc nó phải can thiệp trực tiếp. Nhằm mục đích đó, đế chế xưa kia luôn luôn quan tâm gìn giữ sự hài hòa trong quan hệ với các nước láng giềng hùng manh nhất, đồng thời duy trì quan hệ trực tiếp, càng nhiều càng tốt, với các nước láng giềng nhỏ yếu...

Trong thời gian Hội Nghị Giơ-ne-vơ, ít nhất là trên ba điểm, Trung Quốc đã ngăn cản mục đích của Việt Minh bằng chính sách cổ điển của họ. Trước hết, ngày 16 tháng 6, trong khi đề nghị tách vấn đề Lào và Cam-pu-chia khỏi vấn đề Việt Nam, Trung Quốc đã góp phần tăng cường tính chất đại diện của các chính phủ Vương quốc Viêng-chăn và Phnoom Pênh ngay sau chiến thắng Điện Biên Phuc; đông thời làm tiêu tan những hy vọng của Việt Minh nhằm thành lập ở sườn phía tây và tây-nam những chính phủ cách mạng trung thành với Việt Minh. Cũng như vậy, ngày 23 tháng 6, tại Bec-nơ, trong khi cho Măng-đét Phrang biết răng ông ta (Chu Ân Lai ) sẽ thúc đẩy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhích lại gần Việt Nam của Bảo Đại, rồi ngày 19 tháng 7, tại Giơ-ne-vơ, trong khi đề nghị một thời hại 2 năm để tổ chức tổng tuyển cử trên toàn cõi Việt nam, Chu Ân Lai đã tỏ rõ ý của Trung Quốc là về phần mình: Trung Quốc không phản đối  việc Việt Minh bị đàn áp ở miền Nam... Như vậy là, một Đông Dương mà cuộc cách mạng, cũng như quá trình thực dân hóa của Pháp trước đây, đã làm thống nhất lại, sẽ nhường chỗ cho một Đông Dương đa dạng, mà tượng trưng là bữa tiệc cuối cùng của Chu Ân Lại" (17).

Một ngày sau khi kết thúc Hội nghị Giơ-ne-vơ, ông Phạm Văn Đồng tiếp một nhóm nhà báo trong khu vườn tòa biệt thự dùng làm trụ sở của ông tại Véc-xoa, trên sườn đồi dẫn xuống hồ Lê-nan êm đềm tuyệt đẹp. Một trong những câu hỏi của chúng tôi lúc đó là : liệu Hòa Kỳ có thành công - như những người phát ngôn của họ đã bắt đầu lớn tiếng tuyên bố- trong việc biến Nam Việt nam từ vĩ tuyến 17 thành một Nam Triều Tiên từ vĩ tuyến 38, và biến giới tuyến quân sự tạm thời thành một rang giới chia cắt vĩnh viễn hay không? Một nụ cười làm sáng gương mặt u buồn, khắc khổ của ông:

"Người Mỹ đến Giơ-ne-vơ với những kế hoạch của họ; chúng tôi có kế hoạch của chúng tôi. Trước tiên, họ không muốn có Hội nghị Giơ-ne-vơ. Thay cho việc ngừng bắn họ muốn mở rộng chiến tranh với sự can thiệp của Mỹ như ở Triều Tiên- Nhưng, như các bạn đã thấy, đã có ngừng băn. Rồi các bạn sẽ thấy là chúng tôi sẽ thực hiện được việc thống nhất đất nươc".

Về những tin tức nói rằng Hòa Kỳ đang đổ đô-la vào để biến miền Nam thành một "Thiên đường" khiến hco nhân dân không muốn thống nhất ông trả lời một cách tự hào:

"Không thể nào mua được bằng đô-la Mỹ một dân tộc đã từng không tiếc máu xương vì thống nhất và độc lập. Không thể nào duy trì được ở miền Nam- ngay cả bằng viện trợ Mỹ- một chính phủ công khai chống lại sự thống nhất của đất nước. Nhiệm vụ chủ yếu hiện nay là củng cố miền Bắc để gìn giữ hòa bình và thống nhất nước Việt Nam bằng tuyển cử tự do"(18).

Gương mặt ông lại trở nên u buồn và mắt ngấn lệ, ông nói chậm rãi "tôi không biết rồi chúng tôi sẽ giải thích như thế nào về tất cả những gì đã được quyết định ở đây cho đồng bào chúng tôi ở miền Nam". Hai mươi sáu năm sau (tháng 4 năm 1980), tôi nhắc lai với công việc này, và ông đáp:

"Chúng tôi lẽ ra đã có thể giành được hơn nhiều, nhiều lắm. Chúng tôi đã thõa thuận trước với người Trung Quốc về mọi vấn đề- nhưng Chu Ân Lai đã họp kín với Măng-đét Phrang, và tất cả đều bị thay đổi. Nếu lúc đó chúng tôi cứ tiệp tục chiến tranh, thì có lẽ chung tôi đã thắng và được tất cả. Phải nói răng người Trung Quốc đóng một vai trò cực kỳ nguy hiểm trong suốt cuộc thương lượng, và đã phản bộ chúng tôi một cách đê tiện nhất".

Việc các nhà lãnh đạo Việt Nam giữ gìn điều bí mật về vai trò của Trung Quốc tại Hội nghị Giơ-ne-vơ là một điều đáng khâm phục về tính thận trọng, Ý thức trách nhiệm và tinh thần đoàn kết trong phe xã hội chủ nghĩa - nhưng cũng là một điều đáng tiếc là họ không thông báo rộng rãi trong một chừng mực nào đó những việc xảy ra sau hậu trường ở Hội nghị. Tôi đã từng theo dõ đưa tin  về Hội nghị Giơ-ne-vơ, đã từng thường trúc ở Hà Nội trong nhiều năm để đưa tin về việc thi hành các quyết định của Hội nghị, đã từng có cô số cuộc nói chuyện với Cụ Hồ Chí Minh, ông Phạm Văn Đồng, ông Võ Nguyên Giáp và những người khác, nhưng tôi chẳng hề được một gợi ý xa xôi nào về những gì xảy ra sau hâu trường ở Giơ-ne-vơ, cho mãi khi Trung Quốc đã phạm điều phản bộ tột cùng bằng cách xâm lược Việt Nam!

Rõ ràng là Việt Minh đã có những hy sinh đáng kể trong khi chấp nhận các Hiệp nghị Giơ-ne-vơ. Nhưng họ đã tạo nên ấn tượng răng họ đã tự nguyện chấp nhận những hy sinh đó vị lợi ích của đường lối chung về "cùng tồn tại hòa bình" lúc đó đang thịnh hành trong thế giới xã hội chủ nghĩa. Hơn một phần tư thế kỷ sau, người phu tá của ông Phạm Văn Đồng, khi thông báo cho tôi về những gì đã thực sự xảy ra ở Giơ-ne-vơ bình luận.

"Chúng tôi đã học được một bài học lớn qua những mưu đồ của Trung Quốc- trong những cuộc thương lượng ngoại giao, điều quyết định là phải nắm chắc mọi việc trong tay mình. Đừng để cho người khác can thiệp vào! Chỉ thương lượng vì lợi ích của chính mình- Chính vì vậy mà tại Hội nghị Pa-ri chúng tôi đã giữ vững quyền kiểm soát- điều này làm cho người Trung Quốc hết sức bất bình. Chúng tôi đã tiến hành chiến tranh và có đủ khả năng lập lại hòa bình, hoặc ít ra là bảo đảm cho mình một thế thắng tỏng trường hợp phải cần đến một vòng nữa trên trường đấu.

Mọi điều mà Trung Quốc và Ních-xơn, Kít-xinh-giơ đã thỏa thuận trong các cuộc hội đàm ở Bắc Kinh đều nhằm áp đặt các điều kiên, để lợi dụng các chiến thắng của chúng tôi trên chiến trường. Nhân dân Trung Quốc là bạn của chúng tôi, và mãi mãi sẽ là bạn của chúng tôi. Nhưng những người lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đã  lợi dụng xương máu của chúng tôi vì lợi ích của chính họ;  dùng tình hữu nghị Việt- trung vào những mục đích bành trướng của chính họ.

Vì những sự phản bội ở Giơ-ne-vơ, cuộc đấu tranh của chúng tôi đã phải kéo dài thêm 20 năm; những kinh nghiệm của chúng tôi về quân sự, chính trị và ngoại giao đã chứng minh một điều: phải tuyệt đối độc lập. Đây là một thực tế sống đụng đến xương máu của chính mình.

Ngoài các khía cạnh khác, Hội nghị Giơ-ne-vơ còn một cuộc thao diễn khổng lồ về đạo đức giả. Người Pháp và đồng minh của họ, vốn chưa hề gọi khu vực đó bằng cách nào khác hơn là "Đông Dương", nay bỗng giơ tay kinh hãi khi phát hiện ra rằng các chiến sĩ giải phóng dân tộc cũng coi đó là một chiến trường chung, và họ đang chiến đấu chống mọi kẻ thù chung là thực dân Pháp, quan thầy của các "quốc gia liên hiệp Đông Dương". Nếu điều này không phải thực tế, thì tại sao lại có một Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương?

Một trong những lời tuyên bố kinh tởm, đạo đức giả nhất về mặt này là của ngài An-tô-ni I-đơn, đại diện của cường quốc đã giúp đõ về quân sự và vật chất cho người Pháp trở lại Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ II. Sau đây là một đoạn trích trong tuyên bố của I-đơn tại Hội nghị Giơ-ne-vơ ngày 10 tháng 6 năm 1954, trong đó ông ta bác bỏ cả quyền của Khơ-me I-xa-răc và Pa-thét Lào được tham gia hội nghị lẫn quyền của quân đội Việt Minh được chiến đấu trên đất Lào và Cam-pu-chia.

"Về chủng tộc, tôn giáo và văn hóa, nhân dân hai nước này khác hẳn nhân dân Việt Nam. Quân xâm lược Việt Minh không chỉ vượt qua một biên giới chính trị. Họ đã vượt qua biên giới ngăn cách hai nền văn minh lớn ở châu Á- văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa"(19).

Biểu hiện xuất sắc đó của "luật này cho người giàu luật khác cho người nghèo" vận dụng vào nền ngoại giao quốc tế lẽ ra đã thu hút được sự chú ý của báo chí, nếu I-đơn đã không tiến hành trước những biện pháp nhắm che giấu vế chân của mình. Ông ta tiết lộ rằng ngay từ đầu phần bàn về Đông Dương của Hội nghị, trong một cuộc họp với quyền trưởng đoàn đại biểu Hòa Kỳ, Oan-tơ Bi-đen Xmits, và Ngoại trưởng Pháp, Giooc-giơ Bi-đôn, ông ta đã đề nghị:

"Rằng các cuộc đàm phán phải được tiếp tục các phiên họp hẹp, bao gồm những người đứng đâu của cả chín đoàn đại biểu, mỗi người chỉ mang theo hai hoặc ba cố vấn. Sẽ không cung cấp cho báo chí một tường thuật nào về tiến trình đàm phán. Đề nghị này được tán thành, và hôm sau, Mô-lô-tôp và Chu Ân Lai cũng chấp nhận... Tình hình quân sự có thể buộc chúng ta nhân nhượng cộng sản ở Việt Nam, và họ muốn áp dụng những nhân nhượng này vào cả Lào và Cam-pu-chia. Chúng ta phải ngăn chặn điều đó bằng bất cứ giá nào. Một đằng là cuộc nội chiến ở Việt Nam, một đằng là việc Việt Minh trực tiếp xâm lăng Lào và Cam-pu-chia; không thể đề cập đến chúng trên một cơ sở như nhau."(19).

Vậy là, tại Giơ-ne-vơ, các cường quốc phương Tây, với sự đồng lõa của Trung Quốc, đã chia cắt, thậm chí xóa bỏ Đông Dương, với hy vọng tiêu diệt các lực lượng cách mạng ở Lào và Campuchia, và hạn chế thắng lợi của Việt Minh vào khu vực phía bắc vĩ tuyến 17. Đây là một điều báo trước về những gì Trung Quốc sẽ làm năm 1975, khi họ tìm cách thuyết phục Việt Nam đừng mở cuộc tổng tiến công để thống nhất đất nước. Khi lời thuyết phục này thất bị, và cuộc tấn công đã thành công Trung Quốc bèn ủng hộ Khơ -me đỏ trong những cuộc phiêu lưu quân sự điên rồ chống Việt Nam, đồng thời dựng lên những tổ chức chính trị đối lập ở Lào, nòng cốt là những lính đánh thuê người Mẹo thừa hưởng của CIA, nhằm "chia để trị" các nước trước đây thược Đông Dương.

Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định rút lực lượng Việt Minh khỏi Cam-pu-chia. Điều đó tất yếu có nghĩa là phần lớn lực lượng Khơ-me I-xa-rắc, vốn găn bó, xe kẽ một cách chặt chẽ với họ, cũng phải rút đi. Nếu họ ở lại Cam-pu-chia, họ sẽ bị đặt vào một thế yế không thể nào chịu nổi. Trong thời gian 300 ngày để quân đội và cán bộ Việt Minh rút ra phía bắc vĩ tuyến 17 và quân đội viễn chinh Pháp rút vào phía Nam vĩ tuyến 1s7, đại bộ phận quân đội và cán bộ Khơ-me I-xa-răc cung x đã rút ra Bắc Việt Nam.

CHÚ THÍCH

---------------------------

1. Tầm vóc và thời điểm của chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng đã kết thúc số phận toàn bộ quân Pháp ở phần phía bắc quyết định của Viên Nam, là biểu hiện cao nhất lý thuyết của Cụ Hồ Chí Minh rằng tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá một hoạt động quân sự là tác động chính trị của nó.

2. Lào It-xa-la và Pa-thét. Lào là những tên gọi có thể dùng thay cho nhau.

3. Se-xto Rôn-ning (Hồi ký về cách mạng Trung Quốc) Niu Ooc; N.X.B Pan-tê-ôn. 1974, tr.222.

4. Chính phủ của Thủ tướng Giô-dép La-ni-en và Ngoại trưởng Giooc-giơ Bi-đôn đổ ngày 6 tháng 6 năm 1954 sau khi thất bại trong một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội về việc xử lý vấn đề Đông Dương. Ngày 17 tháng 6, một chính phủ mới được thành lập, đứng đầu là Pi-e Măng-đét Phrang- ông này hưa sẽ đạt được ngừng bắn ở Đông Dương trước ngày 20 tháng 7, nếu không sẽ từ chức. Việc đinh thời hạn để đạt được ngừng vắn hoặc Hội nghị tan vở cũng được dùng như một biện pháp để gây sức ép đòi ông Phạm Văn Đồng phải nhân nhượng cho kịp thời hạn. Cuộc họp giữa Chu Ân Lai và Măng- đet Phrang diễn ra tại Đại sứ quán Pháp ở Béc-nơ chiều ngày 23 tháng 6. Theo các nguồn tin cao cấp của Việt Nam, chính cuộc họp này đã đưa ra bàn dự thảo hiệp định mà không tham khảo ý kiến đoàn đại biểu Viện Nam. Hôm sau, Chu Ân Lai rời Giơ - ne-vơ đi Niu Đê-li, Ran Gun và Bắc Kinh, rồi trở lại Giơ -ne-vwo ngày 12 tháng 7. Trong chuyến đi cảu Chu, có cuộc họp với Cụ Hồ Chí Minh trên biên giới Trung - Việt ngày 5 tháng 7.

5. Phrang-xoa Gioay-ô, (Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất). Giơ - ne- vơ, 1954, Pari, trường đại học Xooc bon, 1979 tr.227.

6. Sách đã dẫn tr.228-229.

7. Sách đã dẫn tr.229.

8. Sách đã dẫn.

9. Sách đã dẫn tr.231.

10. Sách đã dẫn tr.240-241.

11. Ngoại trưởng Đa-lét đã giận dữ bỏ về một tuần sau khi hội nghị bắt đâu, nổi tiếng về việc từ chối bắt bàn tay chìa ra của Chu Ân Lai. Ông ta nổi khùng vì đã thất bại trong việc biến phần bàn về Triều Tiên của Hội nghị thành một mảnh đất để quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương.

12. Xi-ha-núc đấu tranh kịch liệt chống mọi mưu đồ chia cắt nước ông qua việc cho phép Khơ-me I-xa-răc có một khu vực tập kết, tương tự khu vực dành cho Pa-thét Lào ở Lào. Gần như chắc chắn rằng Xam Xa-ry đã hành động không phải theo chỉ thị của Xi-ha-núc mà là theo một sáng kiến ( chắc chắn là được cung cấp dồi dào về tài chính ) của Mỹ. Bi-đen Xmits và bộ máy của ông ta đã ráo riết hoạt động để mua cho được ít nhất là một thành viên trong các đoàn đại biểu Lào và Cam-pu-chia. (Đối với Việt Nam, điểu may không cần thiết vì thủ tướng Ngô Đình Diệm là "con người" của Hoa Kỳ tại Sài Gón, được đưa lên trong thời gian Hội nghị Giơ-ne-vơ). Có tin nói rằng Phủi Xa-na-ni-côn, Bộ trưởng ngaoij giao chính phủ Vương quốc Lào, đã được trả 1,000,000 đô la - rót vào một tài khoản ở Thụy Sĩ- để không ký Hiệp nghị Giơ -ne-vơ. Thành viên thứ hai trong đoàn đại biểu Bộ trưởng Quốc phòng Ku Vô-ra-vông, người đã ký tên nhân nước Lào, bị giết trong nhà Phủi Xa-na-ni-côn ở Viên-chăn tí lâu sau khi ông ta tố giác việc này trước Quốc hội. Ku Vo-ra vông cũng tiết lộ rằng quân đội Hoàng gai Lào đã có kế hoạch tấn công các lực lượng Pa-thé Lào từ phía sau, khi họ chuyển đến vùng tập kết ở các tỉnh Sầm Nưa và Phong Xa-lỳ!.

13. Ph.Gioay - ô, Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, tr.295.

14. Ph. Gioay-ô viết rằng Ngô Đình  Luyện đã chuyển đạt ý kiến này cho Ngô Đình Diệm, nhưng đã bị y bác bỏ. Sách đã dẫn, tr.297.

15. Rôn-ning, Hồi ký về cách mạng Trung Quốc, tr240-241.

16. Ph. Gioay-ô, Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, tr.324.

17. Sách đã dẫn. tr.357-358.

18.Uyn-phret Bóc-sét, Bắc vĩ tuyến 17 tr.102-103, Hà Nội, tác giả xuất bản, 1955.

19. Sách đã dẫn, tr.216-217.

20. An-to-ni I-đơn, trọn một vòng Luân Đôn, Cát -xen, 1960 (người viết nhấn mạnh). tr.119.

PHẦN THỨ HAI

BỐI CẢNH CỦA TẤN THẢM KỊCH CAM-PU-CHIA

4-SỰ TRỖI DẬY CỦA KHƠ - ME ĐỎ

PHẦN 1

Việc Khơ -me đỏ trỗi dậy, cầm quyền và suy tàn chắc chắn sẽ là một chủ đề tranh cãi trong nhiều thập kỷ tới giữa các nhà viết sử, các nhà khoa học chính trị và xã hội, các nhà tư tưởng, các nhà nghiên cức về châu Á, và những người khác. Câu hỏi cơ bản nhất là bằng cách nòa mà những quái thai của nhân cachs và đạo đức cách mạng như Pôn Pốt, Iêng Xa-ry cùng một dúm thân nhân (1) và bè lũ đã có thể leo dần đến tột đỉnh và thực hiện các chính sách diệt chủng của chugs. Những núi đầu lâu và xương người, mà người ta vẫn còn tìm thấy khắp nơi ở Cam-pu-chia, đang lặng lẽ gào thét đòi hỏi câu trả lời.Hàng triệu người khắp thế giới cũng đang đòi hỏi câu trả lời.

Không có một lời giải thích nào. Hầu hết những người biết được những gì đã xẩy ra trong nội bộ giới cầm quyên, và những người không tán thành, đều đã bị thủ tiêu. Những kẻ thắng cuộc thì không muốn giải thích về những phương pháp và động cơ không thể nào bào chữa được của chúng. Cộng với sự hiếm hoi về tài liêu và sự mâu thuẫn thường xảy ra giữa các tài liệu có được, là việc thiếu những lời khai của những giới cầm quyền cao cấp Khơ - me đổ càng làm cho việc sắp xếp lại thành một lời giải thích đầy đủ, trở nên cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, các cuộc điều tra được tiến hành cho đến nay đã làm sáng tỏ một số điểm then chốt để hiều được những mâu thuẩn đã khiến cho một bộ jphaanj của ban lãnh đạo phong trào cachs mạng ở Cam-pu-chia phản bộ phong trao đó.

Khơ-me đỏ chưa bao giờ là một tổ chức đồng nhất. Thực ra, cái tự "Khơ-me đỏ" là do Xi-ha-nuc đặt ra để chỉ cánh đối lập cực tả ở Cam-pu-chia. Khác với từ "Việt Minh" trong cuộc kháng chiến chống Pháp- một tên gọi tắt Mặt trận Tổ quốc đã giương ngọ cớ đấu tranh giải phogns dân tộc - "Khơ-me đổ " là một nhãn hiệu do một người ngoài cuộc gắn cho phong trao. Nhãn hiệu này đã được dùng cho những đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản Đông Dương, cho những sinh viên mà về sau được gọi là "nhóm Pa-ri", cũng như cho những người di theo cả hai nhóm. Những kinh nghiệm và viễn cảnh khác nhau giữa những người kỳ cựu và "nhóm Pa-ri" đã dẫn đến những bất đồng liên tục và cơ bản về mục tiêu và sách lược của phong trào. Ngay trong nội bộ "nhóm Pa-ri" tình hình cũng như vậy, nhưng bất đồng ít hơn và hâu hết là về sách lược. Cuộc đấu tranh càng tăng cường, thì phe Pôn Pốt trong "nhóm Pa-ri" càng đối phó với những bất đồng bằng cánh giản đơn là sát hại những người chống lại chúng về lý luận cũng như về tổ chức.

Có một điểm mà hầu hết các nhà quan sát đều nhất trí là phong trào cách mạng đã ra đời trong những hoàn cảnh rất đặc biệt, bắt nguồn tân trong bản thân Vương quốc Cam-pu-chia bawngc cách thành lập mốt "xứ bảo hộ" năm 1863, họ đã ghép một hệ thống thực dân lên một nền quân chủ chuyên chế. Các phong trào dân chủ chẳng có mấy cơ hội nảy nở, và nếu chúng quả có trông thấy ánh mặt trời thì hầu như tất cả đểu "hữu sinh vô dưỡng" - nếu chế độ quân chủ không bóp chết chúng, thì chắc chắn các nhà cầm quyền mới, thực dân sẽ bóp chết chúng. Không có một tầng lớp trí thức đáng kể, và các vị sư sãi (Phật giáo) là người đại diện cho cơ cấu trí thức hạ tầng duy nhất và rất hạn chế.

Mặc dù triến lý của đạo Phật là thụ động và không bạo lực, các vị sư sãi đã giữ một vai trò chiến đấu, tiên phong trong việc chống thực dân, một phần vì bọn này đã du nhập vào cùng với chúng một tôn giáo xa lạ - đạo Cơ đốc. Mặc dù các vị lãnh đạo Phật giáo đã tỏ ra hết sức anh hùng, và thỉnh thoảng được sự ủng hộ của giới tu hành cấp dưới và quần chúng phật tử, họ không thể cung cấp một cơ sở tư tưởng cho cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài chống một cường quốc thực dân hiện đại - tuy vậy, các nhà viết sử cugx cần ghị nhận rằng giới tu hành Phạt giáo ở Cam-pu-chi, cũng như ở Việt Nam và Lào, đã đóng một vai trò yêu nước quan trọng - nhiều người đã chịu hy sinh to lớn - trong cuộc đấu tranh chống cả bọn xâm lược Pháp và Mỹ (2).

Khi Cam-pu-chia giành được độc lập -dù tính là tháng 11 năm 1953, khi người Pháp trao trả ít ra là độc lập danh nghĩa cho Xi-ha-nuc, hay là tháng 7 năm 1954, khi nền độc lập của Cam-pu-chia được ghi vào công pháp quốc tế ở Giơ- ne-vơ- thì nước này vẫn là một quốc gia nửa phong kiến. Mặc dù chế độ nô lệ đã được chính thức bãi bỏ, nhưng những tàn tích của nó vẫn tồn tại (3). Và tình trạng của ít ra là một bộ phận nông dân Cam-pu-chia cũng giần giống tình trạng mà một viên quan cai trị người Pháp đã mô tả năm 1939.

" Những ngọ đòn của số phận giáng vào người nông dân tay trắng; bệnh tật, tang tóc và thiên tai biến anh ta thành miếng mồi ngo của bọn cho vay nặng lãi người Trung Quốc. Từ đó, anh ta vật lộn cật lực, cày và cày thêm nữa, với niềm hy vọng không thể nào đạt dduwwocj là trả xong món nợ mà việc cho vay nặng lãi cứ làm phình to lên mãi. Mùa màng của anh ta tất nhiên bị thất thu, gia đình anh ta phải đi làm đầy tó, trước tiên là trẻ con và đàn bà, cho đến ngày mà, bất chấp mọi hy sinh anh ta đã chịu đựng, các chủ nợ tàn nhẫn tước hết của cải của anh ta. Anh ta chẵng còn cách nào khác, ngoài việc đến ở nhà một người bà con mà vân may đã làm cho trở nên khấm khá, hoặc đi tu. (4).

Làm thế nào để tiến hành một cuộc đấu tranh cách mạng trong khi không có cả giai cấp tư sản lẫn giai cấp công nhân? Đó rõ ràng là một vấn đề lớn được đặt ra trước ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dường, người đã tự đặt cho mình nhiệm vụ phải giúp đỡ người Cam-pu-chia xây dựng các tổ chức cách mạng và Đảng Cộng sản của chính họ. Trong một cuộc nói chuyện tại Hà Nội tháng 5 năm 1980, nhà viết sử và xuất bản sách Việt Nam, Nguyễn Khắc Viện đã tóm tắt tình hình cho tôi.

"Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã phát triển trong một không khí hỗn loạn về tư tưởng, bao gồm những quan ddierm dân tộc, truyền thống và một số quan điểm hiện đại. Không có quan điểm rõ ràng, thống nhất. Yếu tố duy nhất rõ ràng là đoàn kết với người Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân. Tình đoàn kết vượt qua biên giới đó phát triển thì tình hình được sáng tỏ. Cuộc đấu tranh và tình đoàn kết đó suy yếu, thì tình hình bên trong Cam-pu-chia trở lại hỗn loạn. Xi-ha-nuc phản ánh sự hỗn lọa đó. Trong một thời gian dài, ông ta tự mau thuẫn và dao động, không thấy rõ chính mình muốn gì.

Có lúc, ông ta là một nhà độc tài gia trưởng; lúc khác, là một người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc; và đôi khi, ông ta kết hợp cả hai vai trò. Xu hướng yêu nước thúc đẩy ông ta có lập trường thân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Hoa Kỳ. Khía cạnh độc tài khiến ông ta bóp chết các phần tử dân chủ, những người lẽ ra có thể là đông minh của ông ta, - cứ như vậy, nhân dân Khơ-me bị đẩy trở lại tình trạng hỗn loạn, và thành quả tốt đẹp giành được trong thời kỳ đấu tranh chống Pháp đã bị mây mù che phủ. Trong cuộc đấu tranh chống thực dân này, tình đoàn kết của ba nước Đông Dương tượng trưng cho một sự đoạn tuyệt với quá khú phong kiến - dân tộc chủ nghĩa, nhưng cái đà đó về sau không còn nữa. Đó là một nhân tó giúp cho sự trỗi dậy của nhưng người sau này gọi là Khơ - me đỏ; bản thân họ là một sản phẩm của sự hỗn loạn về tư tưởng đã nói ở trên".

Vai trò của những người cộng sản kỳ cựu và của lực lượng du kích Khơ-me I-xa-rắc ở Cam-pu-chia trước Hội nghị Giơ-ne-vơ đã được bàn đến rồi. Trong những năm cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc được tiến hành mạnh mẽ nhất, hầu hết những người lãnh đạo sau này của Khơ- me đỏ vẫn còn là sinh viên ở Pa-ri.

Người đến Pa-ri đầu tiên, năm 1946, là Keng Van-xăc, sau này trở thành người dìu dắt Ieng Xa-ry và Pôn Pốt. Con của " một viên quan lại điển hình, tay sai của thực dân Pháp", như chính y đã kể với tôi hơn 30 năm về sau, Keng Van-xắc theo học tại " trường cao đẳng sư phạm" Xanh Clu nổi tiếng, ở ngoại ô Pa-ri, sau đó làm chuyên gia về tiếng Cam-pu-chia cho một trường còn nổi tiếng hơn nữa, đó là Viện nghiên cứu về Châu Phi và phương Đông ở Luân Đôn. (5). Trở lại Pa-ri, Keng Van - xắc trở thành một trong ba người thuộc "ủy ban chính trị" của một nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác gồm các sinh viên Cam-pu-chia lần lượt đến Pa-ri từ năm 1949. Trong số họ có Rốt Xa-ma-un, Thun Mun, Hu Yun pohung Pon, May Phát, Mây Nan, Xiêng An, Iêng xa-ry, tốc Phơn và Xa-lốt Xa. Tham gia "ủy ban chính trị" cùng với Keng Van-xắc là Iêng -xa-ry và Xa-lốt Xa (y chỉ tiết lộ với cô bạn gái người Pháp rằng tên thật của y là Pôn Pốt).

Nhiều người trong số sinh viên này lúc đầu là những người yêu nước lý tưởng chủ nghĩa, nguyện cống hiến tài năng và những điều kiện hiếm hoi được tiếp cận các lý thuyết cách mạng hiện đại -nhờ theo học ở Pa-ri- để cải tạo xã hội Cam-pu-chia nhằm phục vụ lợi ichs của những người nghepsf khổ, nhất là nông dân. Với số liệu dồi dào và các tư lieeucj khác , những sinh viên này đã chứng minh rằng mặc dù hầu như không có quan hệ địa chủ - tá điền trực tiếp - như ở Việt Nam, Trung Quốc và hầu hết các nơi khác ở châu Á - giai cấp nông dân vẫn bị bóc lột, và thường bị bọn con buôn và cho vay nặng lãi làm cho khánh kiệt và mất hết ruộng đất. Trong quá trình học lấy bằng cử nhân và tiến sĩ, một số sinh viên cánh tả Cam-pu-chia - nhất là Khiêu Xăm-phon, Hu Nim và Hu Yun - đã có những công trình nghiên cứu sấu sắc đầu tiên về hệ thống kinh tế - xã hội và những triển vọng đổi thay. Nhưng người ta không phải lúc nào cũng biết chắc được liệu những điều mà những người lãnh đạo tương lai của Khơ-me đỏ viết trong các luận án ở Pa-ri là dựa trên sựu điểu tra thực tiễn hay nghiên cứu lý thuyết. Điều tối thiểu mà người ta có thể nói được là những lời khẳng định kiểu dưới đây, trích trong án của Hu Yun, đã báo hiệu trước các chính sách của họ sau này:

"Chúng ta có thể so sánh việc thành lập các tổ chức thương mại trong thời kỳ thuộc địa như một mạng nhện lớn bao trùm khắp Cam-pu-chia. Nếu chúng ta coi nông dan và người tiêu dùng như những con ruồi, con muỗi bị sa vào mạng nhện, chúng ta có thể thấy rằng họ là miếng mồi cho bọn thương nhân, tức con nhện đã chăng lưới. Hệ thống thương mại, việc bán và trao đổi nông sản ở nước ta bóp nghẹt sản xuất, làm khô kiệt nông thôn, và kìm khãm nông thôn thường xuyên trong cảnh nghèo đói. Những cái mà chúng ta quen gọi là "Thành phó" hoặc "thị trấn" là những máy bơm hút kiệt sức sống của nông thôn. Mọi thứ hàng hóa mà các thành phố và thị trấn cung cấp cho nông thôn chỉ là những miếng mồi. Vùng nông thôn rộng lớn nuôi sống các thành phố và thị trấn. Các thành phố, các thị trấn với bề ngoài tươi mát và hiện đại, sống trên mồ hôi nước mắt của nông thôn, cưỡi trên lưng nông thôn...

Những người lao động trên ruộng đất, cầy, gặt, chịu đựng toàn bộ gánh nặng của thiên nhiên, dãi dầu mưa nắng, với những ngón tay xương xẩu, với da bàn tay và bàn chân khô nẻ, chỉ nhận được 26%... trong khi những người khác, làm việc trong bóng mát, không dùng đến cái gì khác ngoài đồng tiền, nhận được có khi tới 74%.... Nông thôn nghèo nàn, da bọc xương, và khốn khổ, bởi vì hệ thống thương mại áp bức nó. Cây mọc ở nông thồn, nhưng quả lại đi ra thành phố"(6).

Các luận án tiến sĩ do Hu Yun và Khiêu Xăm-phon viết tại trường Đại học Xooc-bon ở Pa-ri đều nói nhiều đến sự bóc lột trực tiếp và gián tiếp đối với nông dân Cam-pu-chia. Khiêu Xăm-phon khẳng định rằng tình trạng lạc hâu kéo dài của các cơ cấu Cam-pu-chia sau ngày độc lập là do những điều kiện của việc Cam-pu-chia " gia nhập hệ thống kinh tế quốc tê" (chủ yêu là của Pháp và Hoa Kỳ), việc này ngăn cản - thậm chí chặn đứng mọi khẳ năng thoát khỏi những xơ cấu kinh tế - xã hội " nửa thực dân và nửa phong kiến" của đất nước. Trong lập luận của y vì một sự phát triển -kinh tế tự trị, thậm chí tự cấp tự túc, người ta có thể thấy mầm mống của những quan điểm đã khiến Khơ-me đỏ tự cô lập hầu như hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài (trừ Trung Quốc) sau khi chúng nắm được chính quyền.

" Chấp nhận sự hợp tác quốc tế là chấp nhận, một cơ chế trong đó sự mất cân đối về cơ cấu sẽ trầm trọng thêm tình trạng trầm trọng này có thể kết thúc bằng một sự bùng nổ bạo lực, vì rằng nó sẽ không tránh khỏi tình trạng làm cho đông đảo nhân dân ngày càng không chịu đựng nổi. Thực ra, nhân dân đã thấy được những mâu thuẫn đang khóa chặt sưu jhowpj tác của nền kinh tế trong khuông khổ thị trường hàng hóa và tư bản quốc tế.

Vì vậy, sự phát triển có ý thức và tự chủ là một tất yếu khách quan"(7).

Nhìn lại, người ta có thể hình : dung được điều mà Khiêu Xăm - Phon đã cảm thấy sẽ phải xảy đến với giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản mới ra đời của Cam-pu-chia. Những điều y viết trong luận án hóa ra lại là một sự mô tả tương đối chính xác, tuy có gảm bớt đi, về những gì thực sự đã xảy ra dưới chế độ Khơ-me đỏ.

"Theo ý chúng tôi, những biện pháp thiết yếu phải được tiến hành sẽ giống như một chương trình chính trị - xã hội nhằm triệt bỏ những quan hệ kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa trước đây và thiết lập một hệ thóng tư bản dân tộc đồng nhất, hơn là một chương trình kỹ thuật nhằm động viên các phương tiện tài chính.

Hãy hiểu đúng đề nghị của chúng tôi...

Chúng tôi không đề nghị thủ tiêu các giai cấp đang chiếm đoạt phần lớn thu nhập. Cải cách về cơ cấu mà chúng tôi đề nghị không nhằm thủ tiêu khả năng cống hiến của các tập đoàn này. Chúng tôi cho rằng, trái lại, có thể và phải tìm cách giải phóng tiềm năng cống hiến của họ bằng cachs cố gắng cải tạo những địa chủ, người buôn bán trung gian và cho vay nặng lãi ấy thành một giai cấp của những người sản xuất nông nghiệp hoặc công nghiệp. Vì vậy, chúng tôi sẽ tìm cách tách họ khỏi những hoạt động phi sản xuất và đưa họ tham gia vào sản xuất. Trong các thành phố, chúng tôi sẽ cố gắng thúc đẩy một phong trào nhằm chuyển tư bản từ khu vực thương mại, hiện đang ở trong tình trạng teo dần lại, ang những khu vự trực tiếp sản xuất...

Nhưng, để tiến hành một cuộc cải tạo triệt để như vậy, chúng ta không thể băng lòng với những biện pháp lẻ tẻ. Ít ra là lúc đầu, một hệ thống hoàn chỉnh những biện pháp thật nghiêm khắc, theo ý chúng tôi, là điều tuyệt đối cần thiết, và trong số những biện pháp này, trước hết, phải có những biện pháp liên quan đến quan hệ với thế giơi bên ngoài. Không có một giải pháp thỏa đáng cho mối quan hệ từ bên ngoài, thì chúng tôi không tin rằng lại có thể nói một cách có giá trị cải cách cơ cấu và phát triển tự chủ..."(8)

Trong số những người đầu tiên từ Pa-ri trở về có Xa-lốt Xa (tên thực của y _ Pôn Pốt - mãi đến những năm 1960 người ta mới biết). Trở về cùng một nhóm nhỏ các sinh viên năm 1953, y liên hệ với Đảng dân chủ, một nhóm trí thức " đứng giữa" đứng đầu là Hoàng thân Can-thun, một người anh em họ tiến bộ của Xi-ha-nuc. Cùng với Xa-lôt Xa có Khiêu Pô-na-ri, về sau trỏ thành ủy viên Ban Chấp hành Đảng Dân chủ, và là vợ của y. Ít lâu sau khi nhóm này trở về, Xa-lốt Xa và một nhóm hỗn tập các phần tử đối lập, gồm cánh hức, cánh tả và trung tâm, được Xi-ha-nuc mời ra lập chính phủ. Đây là một trong những hành động của Xi-ha-nuc nhằm làm mất tín nhiệm của các lực lượng đối lập trước khi họ được củng cố. Nó cũng báo hiệu trước chiến lược của ông ta là thuyết phục các chính đảng hiện có giải thể và hợp nhắt với Xang-kum (cộng đồng xã hội chủ nghĩa bình dân) của ông ta, nhằm giành cho Xam-kum 100% số ghế trong cuộc tuyển chử năm 1955 đã được Hiệp nghị Giơ -ne-vơ quy định. Xa-lôt Xa coi lời mời này như một bước đầu tiên nhằm đàn áp cánh tả, và bỏ vào rừng.

Ở đó, trong tỉnh Kon-pông Chàm, có cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Khơ-me trứng nước, về sau gọi là Đảng Pracheachon (Nhân dân cách mạng) - đến Kon-pông Chàm, Xa-lốt Xa và vài sinh viên khác mới về nước tiết lộ rằng họ đã từng là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp trước khi rời nước Pháp, và nay muốn gia nhập Đảng Cộng sản Khơ-me.

Theo quyết định của Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương thang 2 năm 1951 về việc sẽ thành lập ba đảng riêng và việc Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giúp các đồng chí Lào và Cam-pu-chia thành lập đảng của họ, Phạm Văn Ba, một người Việt Nam, phụ trách công tác tổ chức ở Kon-pông Chàm. (Về sau, Phạm Văn Ba trở thành đại diện Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam ở Pa-ri. Và sau đó nữa, ông là đại sứ Việt Nam bên cạnh Chính phủ Khơ-me đỏ của Pôn Pốt ở Phnom pênh)! Sau này, Pham Văn Ba nói với tôi:

"Hồi đó, trong trường hợp có đơn xin gia nhập Đảng, bao giờ chúng tôi cũng phải xác minh với Đảng Cộng sản Pháp nếu người xin gia nhập nói họ là đảng viên đảng này. Nguy có nhân viên mật vụ của Pháp thâm nhập là rất lơn. Nếu được Đảng Pháp xác nhận thì người đó đương nhiên trở thành đảng viên Khơ-me mà không cần có thêm thủ tục gì nữa. Đúng hạn, chúng tôi được trả lời rằng tất cả họ đều đã từng là đảng viên đảng bộ tiếng Khơ-me của Đảng Cộng sản Pháp. Hồi đó, Đảng Pháp tập hợp đảng viên người nước ngoài thành những đảng bộ, theo tiếng mẹ đẻ của họ. Về sau, chúng tôi được Đảng Cộng sản Pháp thông báo thêm rằng toàn bọ " nhóm Pa-ri" đều chịu ảnh hưởng của lý thuyết Tờ-rốt-xky và các lý thuyết cực tả khác. (9) Lúc đó, Xa-lốt Xa đã được phân công vào Ban Dân Vận, do tôi lãnh đạo"

Việc thành lập Đảng Pracheachon là một quá trình lâu dài, do những điều kiện khó khăn thời chiến. Bước đầu tiên là tách khỏi Đảng Cộng sản Đông Dương ở cơ sở, điều này thường có nghĩa là ruits hết người Việt Nam sinh tại địa phương để làm cho Đảng mới thực sự là Cam-pu-chia. Tiếp đó, việc tách rời được tiến hanh ở cấp huyện. Nhứng chỉ sau trận Điện Biên Phủ mới thành lập được một ban chấp hành Trung ương lâm thời ở cấp toàn quốc.

Nhiệm vụ đầu tiên của Pôn Pốt là nghiên cứu cặn kẽ tình hình nông thôn để phân định rõ các hình thức bóc lột khác nhau, tình hình tư tưởng nông dân và quan hệ giữa nông dân và công nhân, nhằm để ra một đường lối đúng đắn trong cương lĩnh tương lai của Đảng. Phạm Văn Ba mô tả Pôn Pốt là một người tre tuổi " năng lực trung bình, nhưng có khát vọng rõ rệt về quyền lực và những phương kế ngang tắt để leo lên tột đỉnh". Y không đóng vai trò gì quan trọng trong cuộc kháng chiến. Sau khi hoàn thành cuộc điều tra và phân tích, y được cử đi học tại trường dành cho cán bộ Đảng. "Về sau, y rõ ràng lấy làm khó chịu vi không có trong danh sách những người được cử vao Ban Chấp hành Trung ương".

Sau khi đạt được HIệp nghị ở Giơ-ne-vơ về việc tập kết lực lượng chiến đấu Việt Minh và Khơ - me I-xa-rắc ra miền Bắc Việt Nam, một ủy ban hỗn hợp gồm các sĩ quan Pháp và Việt Nam được thành lập để giám sát việc triển khai lại các lực lượng này. Một số cán bộ Khơ-me I-xa-răc và đảng viên cộng sản được để lại để tiếp tục công tác bí mật; vì vậy, Xa-lốt Xa được phân công đến vừng Phnoom Pênh, với cương vị là thành ủy viên của Đảng Pracheachon, để tổ chức sinh viên hoạt động cách mạng. Rõ ràng y đã dùng cương vị này để tập hợp một số sinh viên làm nòng cốt cho việc xây dựng phe cánh của y trong đảng.

Có thêm những người thuộc "nhóm Pa-ri" trở về Cam-pu-chia. Dựa vào quyết định năm 1951 về việt thành lập một Đảng Cộng sản Khơ-me riêng, họ tuyên truyền cổ động cho việc thành lập một đảng không có mọi quan hệ với đảng bộ Khở-me của Đảng Cộng sản Đông Dương trước đây và từ bỏ việc tiếp tục quan hệ với Đảng Lao động Việt Nam. Vì hầu hết các nhà lãnh đạo cách mạng Khơ-me kỳ cựu- nhất là những người hiểu được nhu cầu về một nền dân chủ từ cơ sở và mối liên hệ giữa các chính sách dân tộc và quốc tê - đã tập kết ra miền Bắc Việt Nam, "nhóm Pa-ri" đã có thể nắm lấy quyền lãnh đạo phong trào cách mạng. Giá như lúc đó Cam-pu-chia cũng có một tổ chức cách mạng mạnh như tổ chức mà Việt Minh để lại ở miền Nam Việt Nam thì những người từ Pa-ri trở về có lẽ đã phải sát nhập vào đó, và đã có thể xuất hiện những chính sách thực tế dựa trên tình hình cụ thể khách quan.

Thực ra, "nhóm Pa-ri" khinh thường các đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản Đông Dương, coi họ là những "lão nhà quê" ít kiến thức lý luận. Những người kỳ cựu cho rằng "nhóm Pa-ri" hoàn toàn chẳng biết gì về tình hình trong nước Cam-pu-chia và chỉ được trang bị bằng những câu trích dẫn đúng chỗ của Mác và Lê-nin. Ngay từ những cuộc gặp gỡ đầu tiên, giữa hai nhóm này đã nẩy sinh chia rẽ.

Một trong những bất đồng đầu tiên và quan trọng giữa "nhóm Pa-ri" và những người kỳ cựu là về việc Xi-ha-nuc hay đế quốc Mỹ là nguy cơ lớn nhất. " Xi-ha-nuc" là lập luận của Pôn Pôt và Iêng Xa-ry; "đế quốc Mỹ" là ý kiến những người kỳ cựu. Cuộc tranh cãi này kéo dài đến tận ngày 18 tháng 3 năm 1970.

Một thời gian sau nhà viết sử Nguyễn Khắc Viện - ngày nay là một trong những học giả được trân trọng của Việt Nam - nói về Khơ-me đỏ:

"Sai lầm lớn nhất của họ là đã coi Cam-pu-chia như là một nước nằm trong một khoang trống- cô lập trong lãnh thổ của chính mình. Nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng suy nghĩ như vậy thì chúng tôi có lẽ đã chẳng đoàn kết với các lực lượng kháng chiến Lào và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và quân Phiệt Nhật - "nhóm Pa-ri" đã không nhìn cuộc đấu tranh của Cam-pu-chia trong bối cảnh của cuộc đấu tranh của Cam-pu-chia trong bối cảnh của cuộc đối đầu lớn với đế quốc Mỹ, mà lại tách khỏi đối đầu đó...

còn nữa (tr.70)



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro