tamly16

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 16. Nhân cách là gì? Nêu và phân tích các đặc điểm của nhân cách. Quá trình hình thành và phát triển nhân cách chịu sự tác động của những yếu tố nào? Hẫy nêu và phân tích các yếu tố đó.

1. Định nghĩa:

- Con người là thực thể sinh vật – xã hội và văn hóa có lao động, có ngôn ngữ.

- Cá nhân là con người với các đặc điểm sinh lý, tâm lý và xã hội khác biệt với các cá nhân khác.

- Cá tính là những đặc điểm sinh lý, tâm lý có một không hai ở cá nhân mỗi người.

Nhân cách là 1 tổ hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị XH của người ấy.

- Thuộc tính: Xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất, sở trường, quan điểm

- Bản chất: Cái riêng được lấy từ gai đình, cộng đồng, địa phương trở thành cái riêng của bản thân vừa mang đặc điểm rieeng vừa mang đặc điểm chung

- Giá trị Xh: Nhân cách của con người vừa hình thành thông qua quá trình sống khi ta mất đi thì nhân cách ko thể mất theo được.

2. Các đặc điểm của nhân cách.

- Tính ổn định của nhân cách: Nhân cách người khi đã hình thành thì nó tương đối ổn định và bền vững (mặt XH trong gaio tiếp với mọi người xung quanh). Nhờ có tính ổn định của nhân cách mà giúp ta phán đoán được hành vi của con người trong những tình huống cụ thể.

Nhưng nó chỉ mang tính tương đối: Nhân cách của con người khó hình thành nhưng dễ bị thay đổi.

- Tính thống nhất của nhân cách: Nhân cách là 1 cấu trúc chỉnh thể thống nhất các thuộc tính, các đặc điểm tâm lý XH, thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài.

- Tính tích cực của nhân cách: Muốn nói tới khả năng của con người tác động vào môi trường và cải tạo chính bản thân mình. Mac  nói “Con người tác động vào hoàn cảnh ở chừng mực nào đó thì hoàn cảnh chỉ tác động lại con người ở chừng mực đó.

- Tính giao lưu: Nhân cách chỉ được hình thành, phát triển và thể hiện trong mối quan hệ giao lưu với con đường XH.

3. Quá trình hình thành và phát triển của nhân cách chịu sự  ảnh hưởng của các yếu tố:

a. Môi trường:

- Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sựu hình thành và phát triển nhân cách nhưng ko quyết định trực tiếp mà gián tiếp thông qua hoạt động của con người trong môi trường ấy.

- Môi trường tạo điều kiện, phương tiện để con người hình thành và phát triển tâm lý, ý thức và nhân cách của mình

- Môi trường: 

+ Tự nhiên: Khí hậu, nước, địa điểm.

+ Điều kiện kinh tế XH: Tạo cho họ sự phát triển này hay sự phát triển khác.

b. Giáo dục: Giữ vai trò chủ đạo quyết định sự hình thành và phát triển của nhân cách.

- Giáo dục là hoạt động tự giác của XH, là hoạt động có mục đích, có biện pháp, có kế hoạch để đào tạo 1 thế hệ có đầy đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng nhu cầu của XH.

- Giáo dục:

+ Gia đình: Rất quan trọng: Nói đứa trẻ học ăn, nói 1 cách tự nhiên nhất.

+ Nhà trường

+ Xã hội: Ra ngoài XH trải nghiệm, va vấp, hoạt động làm cho con người hoàn thiện hơn.

- Giáo dục có vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người:

+ Giáo dục vacgh ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách thông qua những mục đích, những biện pháp, kế hoạch của quá trình giáo dục.

+ Giáo dục có khả năng chuyền thụ kinh nghiệm của thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau.

+ Giáo dục có khả năng phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố kháng đồng thời bù đáp những thiếu hụt do yếu tố bẩm sinh di chuyền gây nên.

+ Giáo dục có khả năng uốn nắn những thuộc tính tâm lý xấu để hình thành nên những phẩm chất tâm lý theo sự mong muốn của XH.

+ Giáo dục có khả năng đi trước và đón trước sự phát triển

c. Hoạt động: Hoạt động nói chung và hoạt động của bản thân nói riêng là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.

Chỉ có tham gia hoạt động chúng ta mói tiếp thu được kinh nghiệm

d. Giao tiếp: Giao tiếp là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức và nhân cách.

c. Tập thể: Nhân cách của con người được hình thành, được bộ lộ và được biến đổi trong tập thể.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#123123