TANDVKSND

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG: TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

I. TÒA ÁN NHÂN DÂN

1. Chức năng

- Trong BMNN, TAND là CQ duy nhất có chức năng xét xử và xét xử là chức năng duy nhất của TAND. Xét xử là hoạt động trung tâm, biểu hiện tập trung nhất quyền tư pháp, thể hiện đầy đủ nhất bản chất của hoạt động tư pháp.

- Chỉ có TA mới có thẩm quyền xét xử những vụ án HS, DS, HN&GD, LĐ, KT, HC và giải quyết những việc khác theo quy định của PL.

- Do kết quả xét xử của TAND mà cơ quan, t/c, cá nhân đc hưởng các quyền hoặc phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Bản án, QĐ của TA có tính bắt buộc với bị cáo hoặc các đương sự nên HĐXX 4 TA có trình tự, thủ tục nghiêm ngặt.

- Việc XX của TA có tính quyết định cuối cùng khi giải quyết các vụ vc pháp lý.

- HĐXX là 1 hoạt động sáng tạo 4 các thẩm phán và hội thẩm nhân dân.

- HĐXX của TA có vai trò đặc biệt quan trọng trong Nhà nước pháp quyền XHCN. Vai trò đó thể hiện ở chỗ:

+ TA là CQ thay mặt Nhà nước xử lý các HVVPPL đảm bảo cho PL được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất.

+ Trong xử lý các HVVPPL có sự tham gia của nhiều CQ nhà nước khác nhau nhưng TA là cơ quan có thẩm quyền ra phán quyết cuối cùng có hiệu lực thi hành đối với các VPPL.

+ Thông qua hoạt động bảo vệ PL, TA là phương tiện hữu hiệu nhất để các chủ thể PL bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, TA là biểu tượng của công lý, của công bằng, lẽ phải, của việc tuân thủ pháp luật trong Nhà nước pháp quyền.

2. Cơ cấu tổ chức

- Cơ cấu tổ chức của TAND tối cao bao gồm:

+ Hội đồng Thẩm phán TANDTC; các tòa chuyên trách: Tòa HS, Tòa DS, Tòa KT, Tòa LĐ, Tòa HC;

+ Các Tòa phúc thẩm TANDTC;

+ TA quân sự TW;

+ Bộ máy giúp việc và các CQ trực thuộc là: Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng, Viện nghiên cứu khoa học XX, tạp chí TA, Tập san Ng bảo vệ công lý, Trường bồi dưỡng cán bộ TA.

TANDTC có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký TA. Chánh án TANDTC do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm từ số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước. Phó Chánh án TANDTC do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

- Cơ cấu tổ chức của TAND tỉnh, TP trực thuộc TƯ bao gồm: Ủy ban Thẩm phán; Tòa HS, Tòa DS, Tòa KT, Tòa LĐ, Tòa HC và bộ máy giúp việc. TAND cấp tỉnh có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký TA. Chánh án, các Phó Chánh án TAND cấp tỉnh do Chánh án TANDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

- Cơ cấu tổ chức của TAND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh có Chánh án, 1 hoặc 2 Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký TA. Chánh án, các Phó Chánh án TAND cấp huyện do Chánh án TANDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. TAND cấp huyện có bộ máy giúp việc. Ở cấp này không có hội đồng thẩm phán, Ủy ban thẩm phán,các tòa chuyên trách như cấp tỉnh và TANDTC.

- Các TAQS đc tổ chức trong Quân đội NDVN, gồm:

+ TAQSTW thuộc cơ cấu tổ chức của TANDTC. Có CA, các PCA, thẩm phán, thư ký TA.

+ TAQS quân khu và tg đg có CA, các PCA, thẩm phán, hội thẩm quân nhân, thư ký TA.

+ TAQS khu vực có CA, các PCA, thẩm phán, hội thẩm quân nhân, thư ký TA.

3. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động

3..1 Nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán và bầu hội thẩm ND

- HĐXX của TA là hoạt động ADPL, đòi hỏi tính thống nhất trong phạm vi lãnh thổ, không phụ thuộc vào địa phương, đồng thời để đảm bảo cho các chủ thể PL được bình đẳng trước PL khi tham gia vào quá trình tố tụng tại phiên tòa. Do vậy, phải áp dụng chế độ bổ nhiệm đối với Thẩm phán các cấp, đảm bảo cho Nhà nước lựa chọn được những Thẩm phán có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ và kinh nghiệm xét xử. Việc áp dụng chế độ bổ nhiệm Thẩm phán sẽ tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để Thẩm phán được độc lập và chỉ tuân theo PL trong xét xử, giúp Thẩm phán yên tâm công tác, phục vụ lâu dài và có hiệu quả cho ngành TA.

- Nhiệm kỳ của CA, PCA và thẩm phán TANDTC; CA,PCA và thẩm phán TAND địa phương, TAQS là 5 năm.

- HTND đc thực hiện theo chế độ bầu hoặc cử. Do HĐND cùng cấp bầu theo giới thiệu của UBMTTT cùng cấp và miễn nhiệm bãi nhiệm theo đề nghị của CATAND cùng cấp sau khi thống nhất với UBMTTQ cùng cấp.

- HTND TA quân sự quân khu và TƯ do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội NDVN cử theo giới thiệu 4 cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, Tổng cục hoặc cấp tg đg và do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội NDVN miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của CATA quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tg đg.

- HTND TAQS khu vực do chủ nhiệm chính trị quân khu, qđoàn,q.chủng, tổng cục hoặc cấp tg đg cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tg đg miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của CATAQS khu vực sau khi thống nhất với cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tg đg.

- Nhiệm kỳ của HTND TAND địa phương, hội thẩm quân nhân là 5 năm.

3.2 Nguyên tắc khi  xét xử có Hội thẩm nhân dân (Hội thẩm quân nhân) tham gia, hội thẩm ngang quyền với TA

- Việc cơ cấu Hội thẩm nhân dân (hoặc Hội thẩm quân nhân) vào Hội đồng xét xử thể hiện tính nhân dân trong hoạt động xét xử, thể hiện bản chất của TA nước ta là TAND.

- Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân (hoặc Hội thẩm quân nhân) vào HĐXX là cần thiết và quan trọng. Hội thẩm là những người tiêu biểu trong nhân dân, có đạo đức, tư cách, có kinh nghiệm và vốn sống, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân...Sự tham gia của Hội thẩm vào hoạt động xét xử đảm bảo cho các phán quyết của TA không chỉ thấu lý mà còn đạt tình, được nhân dân đồng tình và ủng hộ.

3.3 Nguyên tắc khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

- Nguyên tắc độc lập trong xét xử được hiểu là: Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong Hội đồng xét xử phải độc lập với nhau; Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân được phân công XX phải độc lập với lãnh đạo TA; TA cấp dưới phải độc lập với TA cấp trên; TA phải độc lập với các cơ quan, tổ chức khác. Đồng thời, khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân được độc lập là để tuân thủ PL, không chấp nhận sự tùy tiện, lạm quyền, độc đoán trong xét xử.

- Nguyên tắc khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo PL đảm bảo công bằng và công lý, đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xét xử.

3.4 Nguyên tắc TA  xét xử tập thể và quyết định theo đa số

- HĐXX của TA liên quan đến vận mệnh, tự do, nhân phẩm, tài sản của cá nhân, đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của các cơ quan, t/c khác. Vì vậy, việc xét xử phải thận trọng, đòi hỏi trí tuệ tập thể. Theo nguyên tắc này, việc xét xử phải do Hội đồng xét xử gồm 3 hoặc 5 thành viên tiến hành. Phán quyết của TA chính là kết quả của việc xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

- NT này bảo đảm cho TA XX KQ, toàn diện, chống độc đoán.

3.5 Nguyên tắc TA xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định

- TA phải có kế hoạch XX các vụ án, niêm yết tại trụ sở; thông báo cho chính quyền xã, phường, thi trấn nơi cư trú và làm vc cuối cùng của bị cáo, bị cáo, ng bị hại, các đương sự và những ng liên quan biết time, địa điểm xử án. Với những vụ án nghiêm trọng phải TB trên phương tiện thông tin đại chúng.

- HĐXX của TA phải được diễn ra công khai tại phòng xử án của TA hoặc xử lưu động tại địa phương nơi xảy ra vụ án. TA phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết theo luật định để đảm bảo nguyên tắc xét xử công khai. Trong trường hợp cần thiết để giữ gìn bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì TA có thể xử kín một phần hay toàn bộ vụ án, tuy nhiên việc tuyên án phải được công khai.

- Nguyên tắc xét xử công khai nhằm tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát hoạt động xét xử của TA, mọi công dân từ đủ 16T trở lên đều có quyền tham dự. Thông qua việc xét xử công khai còn nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, răn đe, phòng ngừa chung.

3.6 TA  xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước PL

- Nội dung của nguyên tắc này được hiểu là: Mọi HVVPPL của bất kỳ ai đều bị TA xét xử nghiêm minh, công bằng, không thiên vị. Trước TA, mọi người đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ do luật định không phân biệt nam nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, tình trạng tài sản hay địa vị xã hội.

- Thực hiện tốt việc xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước PL là đảm bảo nguyên tắc pháp chế XHCN, đảm bảo tính công minh của HĐXX.

3.7 Nguyên tắc TA bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

- Một trong những nguyên tắc quan trọng trong tố tụng HS là bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. TA phải có trách nhiệm tôn trọng và tạo điều kiện cho bị cáo và người bào chữa của họ thực hiện các quyền năng tố tụng mà luật đã quy định. Trong những case đặc biệt được luật định, TA có trách nhiệm đảm bảo cho bị cáo có Luật sư bào chữa. Tương tự, trong tố tụng phi HS, Tòa phải đảm bảo quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự.

- Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác xét xử, làm cho HĐXX của TA mang tính khách quan, dân chủ, thuyết phục, toàn diện và chính xác.

3.8 Nguyên tắc TA bảo đảm cho những người tham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước TA

- Trước TA, nếu không sử dụng được chữ viết và ngôn ngữ phổ thông thì các đương sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, đồng thời TA có trách nhiệm mời người phiên dịch cho họ.

- Việc đảm bảo cho công dân thuộc các dân tộc được dùng tiếng nói, chữ viết của dân mình trước TA là nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng dân tộc, bảo đảm tính khách quan, chính xác trong hoạt động xét xử.

II. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

1. Chức năng

1.1.  Chức năng công tố: Thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố (quyền buộc tội) để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. VKSND là cơ quan duy nhất được Quốc hội giao cho chức năng thực hành quyền công tố mà các cơ quan # k thể thay thế. Theo đó, phạm vi chức năng thực hành quyền công tố của VKSND bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi bản án có hiệu lực PL hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định của PL tố tụng HS.

1.1. Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp: Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp thực chất là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước do Quốc hội giao cho VKSND nhằm bảo đảm pháp chế trong toàn bộ hoạt động tư pháp. Đối tượng của kiểm sát các hoạt động tư pháp chính là hành vi, hoạt động, xử sự của các chủ thể tiến hành và các chủ thể tham gia hoạt động tư pháp. Nội dung của chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp bao gồm tất cả những quyền năng pháp lý do luật định mà VKS được sử dụng để phát hiện các vi phạm và yêu cầu xử lý vi phạm đối với các chủ thể tiến hành và chủ thể tham gia hoạt động tư pháp gồm:

- Kiểm sát vc tuân theo PL trong vc điều tra các VAHS của cơ quan điều tra và cơ quan tiến hành 1 số hoạt động điều tra, VD: của BCA, QP, Kiểm lâm…(điều tra của CQ này)

- Kiểm sát XX các vụ án HS

- Kiểm sát vc giải quyết các VADS, HN&GD, HC, KT, LĐ và những vc # theo quy định của PL

- Kiểm sát vc thi hành án

- Kiểm sát vc tạm giữ, tạm giam, quản lý và GD ng chấp hành án phạt tù.

2. Cơ cấu tổ chức

- Cơ cấu tổ chức của VKSNDTC cao gồm có: Ủy ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát và VKS quân sự TƯ. VKSNDTC có Viện trưởng, các PViện trưởng, các Kiểm sát viên và các Điều tra viên. VTVKSNDTC do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm từ số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước. Phó VTVKSNDTC cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

- Cơ cấu tổ chức của VKSND cấp tỉnh gồm có: Ủy ban kiểm sát, các phòng và văn phòng. VKSND cấp tỉnh có Viện trưởng, các PViện trưởng và các Kiểm sát viên. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh do VTVKSNDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

- Cơ cấu tổ chức của VKSND cấp huyện gồm có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc do Viện trưởng, các PViện trưởng phụ trách. VKSND cấp huyện có Viện trưởng, các PViện trưởng và các Kiểm sát viên. Viện trưởng, PViện trưởng VKSND cấp huyện do VTVKSNDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

3. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động

3.1. Nguyên tắc tập trung thống nhất

- Nội dung nguyên tắc này thể hiện ở chỗ:

+ Hoạt động của toàn ngành KS đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của VTVKSNDTC, cấp dưới chịu sự lãnh đạo của VTVKS cấp đó.

+ Các Viện trưởng chị trách nhiệm cá nhân về hoạt động của VKSND trc HĐND cùng cấp. VTVKSNDTC chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của VKSNDTC và của toàn ngành KS trc QH, UBTVQH và Chủ tịch nc (khi QH k họp).

+ VTVKSNDTC đề nghị CTN bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các PVT, KSV VKSNDTC. VTVKS quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các VT, PVT, KSV các VKS địa phương và các VKS QS cấp quân khu và khu vực.

+ Tổng biên chế toàn ngành KS do VTVKSNDTC đề nghị V|UBTVQH qđịnh, căn cứ vào đây qđịnh biên chế của VKS địa phương và các đơn vị trực thuộc.

- Nguyên tắc tập trung thống nhất xuất phát từ vị trí và chức năng của VKSND. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ bảo đảm cho các cấp kiểm sát hoạt động đồng bộ, thống nhất, đồng thời giúp xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan kiểm sát, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát.

3.2. Nguyên tắc VTVKSND đặt dưới sự giám sát của cơ quan quyền lực NN cùng cấp

- VTVKSNDTC chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước QH; trong thời gian QH không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBTVQH và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu QH.

- VTVKSND địa phương chịu sự giám sát của HĐND cùng cấp; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu HĐND.

- Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo sự giám sát của nhân dân đối với tổ chức và hoạt động của VKSND.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro