NLVH: Nghệ thuật có phải xuất phát từ lòng thương người?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Liệu có phải nghệ thuật xuất phát điểm không gì khác ngoài lòng thương người?

Nhà văn, nhà viết kịch đại tài của Nga từng nói rằng "Một nhà văn chân chính trước hết phải là một nhà văn nhân đạo" và giống vậy, Van Gogh cũng từng phát biểu "Nghệ thuật không gì khác hơn là lòng yêu quý con người!" Vậy rốt cuộc vô vàn cái nghệ thuật hiện tại có bao nhiêu là xuất phát từ lòng thương người? Đầu tiên ta hiểu rõ lại, lòng thương người đầu tiên phải xuất phát từ lòng thương thiên nhiên và vật loại từ đó mà có cái tình thương của người với người. Ta dễ dàng thấy cái nghệ thuật hiện nay khắp nơi, người ta chỉ vào một bức tranh và nói rằng "nó thật nghệ thuật" "nó là nghệ thuật" nhưng nhiều khi người chứng kiến không hiểu chút nào, kể cả ở các bộ môn khác như điêu khắc nghệ thuật hay âm nhạc, kiến trúc cũng có những điều như thế, nhưng đó là ở các bộ môn nghệ thuật có phương tiện vật lí và có thể tác động đến được, trong hội hoạ là màu vẽ, điêu khắc là tượng tạc, âm nhạc là những âm thanh thân thương. Nhưng còn với văn chương thì sao? Cái phương tiện chính của văn chương là ngôn từ văn học, khó mà ta có thể tác động đến chủ thể văn chương bằng các phương pháp vật lí thông thường, vậy ta lật lại câu nói của Van Gogh, lòng yêu quý con người là một phẩm chất không thể thiếu, mà mang lại nhiều tác động, ý nghĩa sâu sắc tới con người, lòng yêu quý con người là chia sẻ, đồng cảm thấu hiểu,... với nhau. Việc "nghệ thuật không là gì khác ngoài lòng yêu quý con người" có nghĩa là văn học không chỉ lấy con người là hình tượng, nhân vật chính, mà nhà văn chân chính còn thể hiện niềm thương tiếc, cái đau đáu của nhân loại, cuộc đời, của thời đại, họ còn phải lên án được cái xấu, cái ác phải ngợi ca được cái thiện cái đẹp, nâng niu bảo vệ sự sống, quý trọng và tôn vinh nhân cách, phẩm giá của con người.

Chekhov

Van Gogh

Nhà văn đại tài Nam Cao từng viết rằng: "Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn.'' Trong văn chương có rất nhiều giá trị, nhiều ý nghĩa nhưng cái giá trị và ý nghĩa có thể thông qua những con chữ truyền đến cho người đọc bài học chỉ có những cái tốt đẹp thực sự, dù cách biệt ngôn ngữ dù ra sao vẫn có thể tương liên tạo nên cái đối thoại giữa người đọc và người viết. Có thể là niềm vui, nỗi buồn, khát vọng,... chúng là mỗi quan tâm hàng đầu của những nhà văn trong tác phẩm của mình, cần có, đã có và sẽ có trong tác phẩm, nhưng lòng yêu quý, lòng thương người lại là thứ chèo chống, là nguồn động lực sáng tác của các nhà văn.
Tác phẩm hay, tác phẩm tốt, một tác phẩm chân chính đó là một tác phẩm mang tình yêu và sự hi sinh to lớn của người nghệ sĩ. Nó là sản phẩm của trí tuệ, trái tim, mồ hôi và cả những giọt nước mắt của các nhà văn, là tích luỹ lại của bao nhiêu đêm trăn trở, suy nghĩ về những câu hỏi của thời đại, đó là cả những lần nếm trải trước cái đắng cay, cảm xúc dâng cao dào dạt tạo nên những tác phẩm tuyệt hay, những tác phẩm như vậy sẽ duy trì mãi theo thời gian chính bởi bởi sức mạnh cảm hóa sâu xa, bởi lòng yêu thương con người mênh mông, sâu thẳm, bởi thái độ căm ghét, phẫn uất trước những thế lực xấu xa, tàn ác đã giày xéo, chà đạp lên con người. Mỗi nhà văn mỗi thế giới, mỗi trang văn là yêu, ghét của tác giả, thể hiện quan niệm nhân sinh về cái hay, cái đẹp, lên án cái xấu, cái ác, nó thể hiện tinh tế tư tưởng, ước mơ và tình cảm của nhà văn đưa tới cái hướng thiện, cái cao cả, cái đẹp của đời và người. Trong đó cái cốt lõi của văn học là lòng nhân ái, là tình yêu đối với con người.

Nam Cao

Các truyện của Nam Cao mang những cái đó rõ bậc nhất trong văn đàn Việt. Trong Lão Hạc, kể về nhân vật Lão Hạc, số phận bi đát, vợ mất sớm có đứa con lại vì chuyện thách cưới mà uất quá bỏ lên đồi cao su làm, còn lão lại bởi vì tích tiền cho con lấy vợ mà phải bán đi con chó ở bên mình bao năm, lo cho con đến nỗi không dám tiêu một đồng cắc mà tự tìm tự mò cái ăn mỗi ngày, cho đến cuối cùng khi ông Giáo nghĩ Lão Hạc đã tha hoá, ông lại bất ngờ vì dù có sống bần hàn cho đến lúc ra đi, Lão Hạc cũng phải chết trên ngưỡng cửa làm người. Qua việc thể hiện số phận của người nông dân vào cảnh bần cùng hoá, nhà văn Nam Cao thể hiện rõ niềm đồng cảm sâu sắc với những số phận của những người nông dân trước cách mạng, truyện đã thể hiện sự cảm thông, thương xót của nhà văn cho số phận của những người nông dân nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Qua tác phẩm của mình, nhà văn thể hiện lòng thương với những người nông dân bần hàn, các truyện của Nam Cao như Lão Hạc thể hiện lòng thương trước sự bần cùng hoá của nông dân. Chí Phèo là niềm xót thương trước số phận bị tha hoá của những người nông dân. Hay Dì Hảo là thương cho những người phụ nữ ở xã hội thực dân nữa phong kiến. Qua văn Nam Cao ta dễ dàng nổi lên một niềm xót thương cho những số phận bất hạnh, nghèo khổ, chỉ từ những cái bé nhỏ như "đói" tình cảm bé nhỏ với những con người, Nam Cao gợi lên những cảm xúc ý nghĩa từ sâu trong lòng của người đọc, độ chân cảm trong văn ông làm nhiều người khi nhìn lại vẫn sẽ bồi hồi cảm xúc.

Truyện Kiều với số phận của nàng Kiều, tuy "mười phân vẹn mười" đấy, "tài hoa đầy mình" đấy, nhưng số phận lại ẩm ương, vừa gặp người trong mộng là Kim Trọng lại đã phải bán mình cứu tra, trao duyên cho em gái của mình, chính bản thân lại phải vào "Lầu Ngưng Bích" bị bắt ép bỏ xuống tôn nghiêm, năm lần bảy lượt bị lừa bị dạy dỗ, trải qua bao nhiêu chuyện gặp biết bao nhiêu người, cuối cùng gặp Kim Trọng cũng không dám gắn lại mảnh sứ vỡ, cười một cái cho qua, thành tri kỷ của nhau. Truyện Kiều thể hiện rõ số phận bi thảm của những người phụ nữ tài giỏi nói riêng và tất cả những người con gái nói chung trong xã hội phong kiến, họ bị coi thường, coi khinh, nhận hết bao nhiêu là chuyện bất công nhưng không người đòi công bằng, nhẫn hết bao nhiêu nhục trên đời. Qua Truyện Kiều nhà thơ Nguyễn Du thể hiện lòng thương xót cho những người phụ nữ ở xã hội đương thời, đồng thời tố cáo những kẻ ác độc, ép người khác vào con đường cùng, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thành công khắc hoạ một xã hội bất công, tào bạo nơi giai cấp thống trị có thể dễ dàng đạp lên quyền làm người, quyền sống của con người ta.

Hoặc như tập "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân, với tận mười hai tác phẩm, người lữ hành không ngừng nghỉ của văn học Việt đã lách qua cái luật vô lý của bọn thực dân khi không cho người Việt ta viết về những tác phẩm yêu nước. Nguyễn Tuân viết về cái đẹp trong "vang bóng một thời" nhưng cũng không chỉ là về cái đẹp, ông cài cắm những cái nhớ nhung và thương yêu xuống dưới tác phẩm, tác phẩm "Chém treo ngành", câu chuyện đơn giản về tay đao phủ Bát Lê được yêu cầu sử dung "thuật chém treo ngành" là thuật giet người, chém người không để trên dao dính mảng da thừa, ta dễ dàng suy nghĩ đến, tay sai của bọn chỉ huy Bát Lê là ai và những người bị tử hình là những người nào bằng tư liệu lịch sử về giai đoạn tác phẩm ra đời, đó là một ví dụ, dưới cái nghệ thuật khó hiểu và có phần man rợ của thuật chém treo ngành, là cái tố cáo, lên án bọn thực dân man rợ và cái tính cách ác độc của bọn hắn, nêu cao cái tình thương với đồng bào, đất nước.

Tiểu thuyết "Những người khốn khổ" câu chuyện về chàng Jean Valjean sau nhiều năm chịu lao động khổ sai và lao ngục vì ăn trộm bánh mì để nuôi em gái, câu chuyện là về hành trình của anh từ một tên tội phạm cứng rắn trở thành một con người nhân hậu và tử tế, có ý thức sâu sắc về mục đích và đạo đức, để tốt hơn, là cái cảm hoá sâu sắc giữa người và người. Mang một giá trị nhân đạo sâu sắc về sự cảm hoá to lớn do lòng yêu quý con người gây nên. Câu chuyện gây ấn tượng mạnh nhờ ghi lại rõ quá trình thay đổi của Jean, nó không chỉ là một tác phẩm truyền cảm hứng cho nhà văn hay những người bình thường, mà còn là thứ mang lại niềm hi vọng cho những con người từng sa ngã trong xã hội có thể dựa vào niềm tin vượt qua chính bản thân trong quá khứ. Tác phẩm như một lời nhắn nhủ rằng "chưa bao giờ là muộn để quay đầu làm lại, chưa bao giờ là trễ để trở thành người tốt hơn!"

Qua vài tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn cả trong và ngoài nước ta thấy rõ lòng yêu quý con người ẩn dưới lớp màng nghệ thuật mờ ảo của các tác phẩm. Nhà văn khi viết đều đặt cho những nhân vật của mình một niềm cảm thương sâu sắc, đồng cảm với số phận của họ, cũng ngợi ca phẩm chất của những con người "cùng khổ", đồng thời các nhà văn, nhà thơ cũng qua những con chữ lên án những thế lực độc ác xuất hiện ở trong thời đại. Qua những đứa con tinh thần, các nhà văn dễ dàng đặt ra những câu hỏi về thời đại, trăn trở nhân sinh, suy tư về đời sống càng hơn nữa là nhà văn, nhà thơ dễ dàng đồng cảm và thương xót tới những cá nhân, những tập thể riêng Truyện Kiều là những người phụ nữ thời phong kiến nói riêng và tất cả phụ nữ muôn thời nói chung, Lão Hạc là số phận của những người nông dân bần cùng hoá, Những người khốn khổ là về cảnh khốn cùng dưới đãy xã hội Pháp và cả những người cố gắng thay đổi, Vang bóng một thời là để ca ngợi những phẩm chất đặc trưng của con người, giới tài hoa tài tử càng là thể hiện việc tố cáo lũ độc ác man rợ xâm lược. Từ những kết luận trên, ta có thể dễ dàng mà nói rằng, các tác phẩm văn học, ít nhiều đều có mang theo "lòng yêu quý con người", và "lòng yêu quý con người" cũng là một giá trị, một ý nghĩa cần đặt lên để nói đến khi nhắc đến một tác phẩm văn học.

Cảm ơn vì đã đọc hết.
Mọi hình ảnh mình sử dụng đều đến từ google nếu có ảnh nào cần link mọi người có thể bình luận.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro