Chương 4: Về nhà - 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Người đỡ Nguyễn Thiên Lạc là em trai của đại phu nhân Thục Nghi. Trần Nghĩa là trưởng nam bên ngoại của Nguyễn Thiên Lạc. Tuy là con trai duy nhất của võ tướng nhưng tư chất từ nhỏ suy yếu, bệnh tật triền miên nên không thể học võ, cầm thương ra trận. Chỉ có thể ở nhà dưỡng bệnh cầm bút học chữ. Việc ra trận từ lâu đã do trưởng nữ Thục Nghi xông xáo đi thay. Vì thế cho nên khi tai họa ập đến mới thoát khỏi một kiếp. Bị giáng làm dân thường, mãi mãi không được lên kinh ứng thí hay học tập võ thuật. Là người đọc qua nhiều sách nên Trần Nghiêm học hỏi nhanh, có kinh nghiệm buôn bán. Mấy năm qua cũng có không ít tiền nên luôn đến quét dọn, chăm nôm Hầu phủ.

Bốn người cùng nhau bước vào nhà chính, ngồi vào ghế. Trần Nghĩa nhìn một lượt ba đứa trẻ thiếu niên năm đó nay đã trưởng thành hơn rất nhiều. Năm năm kể từ ngày Nguyễn Bá Hầu và Trần Thục Nghi phu nhân bị tuyên xử trảm, Nguyễn Thiên Lạc cũng bị đày đi biên cương đánh giặc chưa từng quay về. Cứ nghĩ là một đi không trở lại nhưng vong hồn Hầu gia trên trời linh thiêng phù hộ thiếu gia cùng hai đứa trẻ kia sống sót đại thắng trở về nhà.

Nguyễn Thiên Lạc trưởng thành trên chiến trường dùng chiến trận mà rèn luyện cơ thể, nét mặt nghiêm nghị, sắc bén hầu như không còn nhìn ra nét tinh nghịch, yêu đời như xưa. Thường xuyên đối mặt với chiếm giết và cái chết trong đôi mắt Nguyễn Thiên Lạc đã hoàn toàn tan biến vẻ mềm mại, ấm áp như mùa xuân của tôi đôi mươi năm đó.

Hai đứa trẻ kia, Trần Nghiêm và Phan Ngọc thì không cần phải nói. Hai đứa trạc tuổi thiếu gia, trong tình huống nào vẫn luôn kề vai, sát cảnh ở cùng thiếu gia. Niềm tin sống của hai đứa mãnh liệt y hệt như những ngọn cỏ non luôn muốn vươn mình đón nắng. Có Trần Nghiêm và Phan Ngọc ở cùng nên khiến Trần Nghĩa an tâm về cháu mình hơn phần nào.

Nhưng Trần Nghĩa cảm thấy tâm tình hai đứa nhỏ này có cái gì đó rất khác lạ nhưng mà nhìn mãi vẫn không ra là có chuyển biến gì.
"Cậu ba, con đi xa sống tại chiến trường không thể gửi thư về thăm hỏi nhưng lòng luôn mong cậu vẫn sống bình an". Nguyễn Thiên Lạc nhìn Trần Nghĩa đầu mang vài sợi tóc bạc đang ngắm nhìn ba người mở miệng.
"An Lạc, cậu biết tình hình của con. Cậu vẫn luôn rất ổn, người như cậu bệnh hoạn đau ốm liên miên nhưng vì thế mới không thể đoàn tụ cùng anh rể và chị vậy cũng coi như là sống tốt để trả ơn". Trần Nghĩa biết hai từ "bình an" mà cháu trai hỏi chính là nhà Chúa có làm khó dễ gì mình hay không. Nỗi đau mất gia đình của Trần Nghĩa không thua gì Nguyễn Thiên Lạc. Chị hai Thục Nghi là người chị mà Trần Nghĩa quý trọng và yêu thương nhất. Anh rể hiền đức, trung lương luôn khiến Trần Nghĩa kính phục và học hỏi. Cái chết bất ngờ của hai họ bị giáng xuống ngờ đâu bản thân vì yếu kém được xin tha luôn khiến Trần Nghĩa canh cánh trong lòng.
Nguyễn Thiên Lạc nghe cậu gọi hai tiếng "An Lạc" trong lòng như tìm được một tia ấm áp. Còn bé Nguyễn Thiên Lạc là đứa lanh lợi, tinh nghịch. Thường xuyên bỏ trốn tập tụ với hai đứa họ Trần Phan kia cùng một đám trẻ lớn nhỏ trong trấn lên rừng tập đánh nhau, săn bắn quên cả lối về. Đám trẻ ở trấn này đặc biệt không ưa gì bọn trẻ nhà Chúa danh giá cao quý. Có lần hai bên đánh nhau đến nỗi một đứa trong đám con cháu nhà Chúa chảy máu rách áo dài.

Ba đứa phủ Phiên Trấn Hầu khi quay về cũng lôi thôi không kém. Bị đánh đòn, phạt ở nhà viết bài, học văn chương, thơ phú hai tuần cấm ra ngoài. Phu nhân Thục Nghi nhìn thấy đứa con trai duy nhất hiếu động, không sợ trời sợ đất hôm nay động đến con cháu nhà Chúa ngày mai biết gây nên sự tình gì nên không khỏi thầm lo lắng bèn dẫn cậu đến một ngôi chùa lớn trong Châu Định thành cúng bái xin cho cậu một cái tên mong có ngày lớn bình tâm, biết cẩn trọng

thấu đáo, không hành động tự ý chuốc họa vào người. Từ đó người thân trong gia đình gọi cậu là An Lạc.
Gia nô trong nhà gọi cậu là An Lạc đại thiếu gia. Chỉ có hai người là không gọi, còn ai khác ngoài Trần Nghiêm và Phan Ngọc. Bọn chúng trước mặt người khác thì chỉ gọi hai tiếng thiếu gia. Còn khi ở cùng An lạc thì vẫn gọi là Thiên Lạc hay chí ít lâu lâu gọi đại thiếu gia để tránh Nguyễn Thiên Lạc nổi cơn rượt đánh vòng vòng. Chúng còn nói với Nguyễn Thiên Lạc nếu chúng gọi cậu như vậy thì chẳng khác nào chấp nhận Nguyễn Thiên Lạc chịu "tu tâm dưỡng tánh" không cầm đầu dẫn bọn chúng trốn phủ đi đánh nhau nữa. Mọi người trong nhà đều biết nhưng vẫn thở dài nhắm mắt cho qua.
Mãi cho đến năm An Lạc mười tám tuổi cả ba đứa mới thực sự một lòng tu tâm dưỡng tánh học hành võ lẫn văn nghiêm chỉnh.
Nghe cậu ba trả lời, An Lạc nhìn ra được nỗi buồn trong câu nói "Cả nhà ta bị án phạt, nếu là thực là có tội thì nghiêm chỉnh chịu xử phạt, bất kì một ai cũng không tránh khỏi liên quan. Nhưng tội là chịu oan, chết là chết oan. Một người tránh khỏi là có thêm một đường rửa tội". Nghe An Lạc nói xong lời này Trần Nghĩa không khỏi giật mình. Thì ra trong suốt năm năm qua dù gồng mình chống chọi ngoại xâm nhưng đại thiếu gia Hầu phủ vẫn luôn nghĩ đến cái chết của cha mẹ và người trong trong nhà. Ý niệm báo thù vẫn luôn đeo bám Nguyễn Thiên An ngày đêm không dứt.
Ba người cùng Trần Nghiêm ngồi ở nhà chính ăn một bữa cơm, hỏi thăm thêm vài câu thì Trần Nghiêm bảo đêm cũng đến rồi, đi đường lại càng mệt sai người đưa đại thiếu gia về phòng ngủ. Còn Trần Nghiêm và Phan Ngọc đi lâu nhưng vẫn không quên đường tự nhiên quen chân tìm về hai căn phòng từng ở.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro