Tàu chiến và ngư lôi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quan chức quân sự được yêu cầu giấu tên cho biết, loại vũ khí mà tàu chiến của Hàn Quốc đã sử đụng để tấn công tàu tuần tra của Triều Tiên là súng máy Vulcans loại 20 mm và súng máy tấn công hạng nặng 40mm.

Theo tiết lộ của quan chức này, số đạn được bắn ra từ súng máy Vulcans 20 mm là 4.700 viên, còn súng máy loại 40 mm là 250 viên. Trong khi đó tàu của Triều Tiên chỉ đáp trả đòn tấn công của tàu chiến Hàn Quốc bằng 50 phát súng máy, trong đó có 15 phát trúng thân tàu chiến của Hàn Quốc.

Trong các cuộc xung đột địa phương từng trải qua đã chứng minh rằng, vai trò trang bị vũ khí hải quân ngày càng tăng trong những năm gần đây cho dù tên lửa cũng đã được trang bị rất mạnh mẽ.

Hiện nay, các chuyên gia hải quân và các nhà máy đóng tàu đã cùng nhau đi đến một thống nhất rằng, tất cả các loại tàu chiến có thể không cần nhiều vũ trang, nhưng không một chiếc tàu chiến nào có thể tồn tại mà thiếu pháo binh. Theo những quan điểm đó, vai trò đầu tiên của dàn pháo trong hệ thống vũ khí trên tàu chiến và sự quan trọng của các đặc tính riêng của các loại vũ khí đó bao gồm:

Tính đa dụng của các loại vũ khí (các hoạt động của các loại vũ khí đánh các mục tiêu trên không, trên biển và các mục tiêu bờ biển).

Khả năng hỗ trợ của các hệ thống tên lửa với một giới hạn nạp đạn, tính chất ổn định chiến đấu và các hoạt động đáng tin cậy trong tình trạng tương đối thấp.

Sự phản ứng mau lẹ và nắm bắt mục tiếu với thời gian tối thiểu nhất có thể, những điều này là tối quan trọng để đánh các mục tiêu một cách bất ngờ nhất.

Có thể lựa chọn được các phương pháp đánh các mục tiêu bờ biển để chống lại các tình thế hỗn loạn và các điều kiện bế tắc nặng nề.

Có thể duy trì liên tục hỏa lực để khống chế các mục tiêu.

Có thể rời khỏi các vùng chiến sự đã bị tê liệt.

Không hoàn toàn phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết.

Có sự hoạt động cao, và hoàn toàn không thể bị vô hiệu hóa do sử dụng Rada, các kênh quang học, cũng như độ tin cậy cao của các thành phần trong hệ thống pháo.

Các hệ thống pháo cần có kích thước và trọng lượng tương đối nhỏ, và các Môdun có thể lắp ráp được trên tất cả các loại tàu chiến khác nhau.

Các hệ thống tên lửa chống tàu chiến loại tầm thấp tốc độ cao, với một số lượng lớn có thể tiếp cận mục tiêu với thời gian ngắn nhất trong giao chiến, để thi hành các nguyên lý bắn – hủy bắn với thời gian chuyển cực tiểu

Tầm quan trọng của pháo trên boong tàu được tăng đáng kể, bởi do sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị dẫn hướng cho các hệ thống pháo, các thiết bị này đã dẫn đến các khả năng:

Lựa chọn được chính xác tuyệt đối để tấn công các mục tiêu trên bờ biển

Đánh bại các mục tiêu trên bờ cũng như trên mặt biển với khả năng cao nhất

Giảm đáng kể thời gian nạp đạn khi khai hỏa.

Dựa trên kinh nghiệm đã trải qua trong rất nhiều năm phát triển pháo, các chuyên gia hải quân và các nhà thiết kế đã cùng kết luận vào cuối những năm 1980 là, trên thực tiễn hiện nay của các thành phần khác nhau đang được phát triển của trang bị vũ khí (ụ pháo, hệ thống điều khiển, đạn dược…" là chưa đủ hiệu quả, bởi nó không cho phép tạo thành một hệ thống pháo, với sự tương quan có điều kiện tốt nhất của những đặc điểm trong các thành phần của nó (những sai lệch trong độ phân tán, sự xác định các tọa độ mục tiêu, tính toán các dữ liệu ban đầu và chuẩn bị giới hạn đạn đạo cũng như sự bảo đảm của các kênh điều khiển dự phòng, tính hoán đổi…).

Vào cuối những năm 1980, các nhà phát triển đã chuyển sang tạo dựng các hệ thống pháo thành một tổng thế. Vấn đề này đã tạo điều kiện, có thể làm tăng thêm đáng kể về hiệu lực và thuổi thọ, giảm trọng lượng và kích cỡ, giảm sự bảo dưỡng thường xuyên của nó.

Thêm nữa, trên thực tiễn thiết kế đó đã cho phép nó có thể xác định rõ được hầu hết các nhân tố quan trọng. Các nhân tố này đã làm tăng thêm sự quan tâm của những khách hàng ở nội địa và ở hải ngoại về trang bị súng hải quân.

Phương pháp tiếp cận này đã được thông qua, trong khi đang trên đà phát triển và nâng cấp hoàn thiện các hệ thống pháo binh như, AK-630M-MR-123-02, AK-176-MR-123-02/76, AK-100-MR-145, AK-130-MR-184, và trên đà thiết lập các hệ thống pháo trên tàu chiến thế hệ mới.

Mỗi hệ thống pháo gồm có các ụ pháo, các hệ thống điều khiển điện tử và quang học điện tử, các loại đạn dược khác nhau, cũng như các hệ thống và thiết bị để sử dụng cho những nhiệm vụ riêng biệt (bắn phá các mục tiêu trên bờ biển, trinh thám…)

Thiết kế có bao hàm toàn toàn diện phương pháp những qui định về khả năng cung ứng cho những biến cải khác nhau của các hệ thống pháo, bao gồm toàn bộ hệ thống thiết bị, các phiên bản trung gian và thậm trí cả những linh kiện riêng biệt, các thành phần đó đã tạo điều kiện dễ dàng đáng kể cho khách hàng lựa chọn các loại vũ khí, xuất phát từ chi phí cho đến khả năng chuyên chở.

Các nhà khoa học Nga đã phát triển được nhiều loại Môdun bắn, bao gồm bệ súng và máy tính để phát dữ liệu kiểm soát bắn bằng những thông tin thu được từ các Rada hoặc từ các hệ thống dò tìm mục tiêu bằng quang học điện tử trên boong tàu. Mỗi loại Môdun đó được lắp ráp với một máy tính kỹ thuật số để đảm bảo cho hai ụ pháo có cỡ nòng khác nhau, thực hiện bắn đồng thời đến hai mục tiêu hoặc nhiều hơn

Kinh nghiệm dồi dào của trường phái Nga cho sự phát triển của vũ khí hải quân, để chế tạo các hệ thống pháo là vượt trội hơn so với các đối tác nước ngoài trong các đặc tính như:

- Hỏa lực có tần xuất cao

- Đạn dược có số lượng lớn để sẵn sàng khai hỏa.

- Khả năng sinh tồn của hệ thống cao, do sự tự điều khiển của các ụ súng chỉ định đến các hệ thống điều khiển quang học điện tử, các kênh điều khiển dự phòng…

- Sự phối hợp trong các hệ thống điều khiển của các kênh cho giám sát và theo dõi chính xác trên một bán cầu.

- Sự miễn tắc nghẽn cao, xác định tọa độ mục tiêu chính xác và khả năng hạ gục mục tiêu rất cao.

- Sự lưu giữ đạn dược và các hoạt động của ụ súng rất an toàn và thuận tiệnGần đây, sự chú ý đã tập chung vào chế tạo các hệ thống điều khiển bắn cỡ nhỏ và giá thành tương đối thấp, dành trang bị trên các tàu chiến có nhiều thể loại khác nhau. Để đáp ứng các nhu cầu của nhiều nước trên thế giới, các chuyên gia Nga đã gần như hoàn thành xong một hệ thống Rada điều khiển và giám sát vũ khí cỡ nhỏ, mang mật hiệu Laska và không giống như các hệ thống khác, nhưng các điều kiện rất được chấp nhận như, đơn giản, độ tin cậy cao hơn và giá thành tương đối thấp.

Hệ thống kiểm soát Rada Laska đảm bảo:

- Điều khiển bắn cho các loại pháo trên boong tàu có cỡ nòng 330 và 76mm

- Giám sát cũng như tiếp nhận và truy xuất các chỉ định mục tiêu.

- Mức bảo vệ cao từ các loại nhiễu và tắc nghẽn tự nhiên qua đường sử dụng các tổ hợp tín hiệu Rada và sử lý kỹ thuật số không gian – thời gian.

Theo nhu cầu của khách hàng, hệ thống Rada còn có thể được lắp ráp với một kính ngắm quang học TV hoặc kênh IR tầm nhìn ban đêm.

Phòng thiết kế Ametist cùng với nhà máy kỹ thuật Tula, đã phát triển và chào hàng để xuất khẩu hệ thống pháo 30mm bao gồm, ụ súng AK-630M1-2, hệ thống Rada Laska và hệ thống điện tử quang học SP-521 (Rakurs).

Ụ súng AK-630M1-2 còn được tăng thêm tên lửa chống tàu chiến. Các thiết kế tới sẽ được tăng thêm đáng kể vể khả năng chiến đấu của vũ khí trên boong tàu,

Những đặc tính cơ bản của hệ thống điều khiển Rada Laska

Số lượng kênh theo dõi: 4

Phạm vi tầm phủ sóng: hơn 21Km

Góc nâng: 40 độ

Tỉ đối định hướng: ±180 độ

Thời gian phản ứng: 2-3 giây

Điều khiển: 1 người

Số lượng điều khiển ụ súng đồng thời: 2

Tiêu thụ năng lượng: 10 kW

Trọng lượng: 1 tấn

Trụ Anten: 0.5 tấn

Hiện nay công việc đang được tiến hành chế tạo một hệ thống chiếu sáng 100mm, với trọng lượng và kích thước của hệ thống pháo AK-176M-MR-123-02 76mm, thì hệ thống chiếu sáng này giúp tăng đáng kể trong khi khai hỏa của những tàu chiến trọng lượng nhỏ.

Để tăng thêm hiệu quả hoạt động của các hệ thống pháo bờ biển, đối với cả hai loại đang phát triển và loại đã lỗi thời, các nhà khoa học Nga đã phát triển một hệ thống chung Podacha để điều khiển bắn cho các loại pháo bờ biển. Hệ thống này hiện đang được sản xuất hàng loạt, tính năng là một Rada và kênh TV-laser.

Hệ thống này đảm bảo:

- Tự động theo dõi được đến 4 mục tiêu, phát ra các thông số hoạt động của chúng và điều khiển bắn đồng thời đến hai mục tiêu.

- Dẫn bắn sáu ụ pháo liền một lúc.

- Đưa vào hoạt động chỉ có 3 phút.

- Thời gian từ khi bắt đầu phát hiện mục tiêu đến khi ra lệnh bắn chỉ 30 giây.

- Tốc độ quay của Antena là 24 vòng/phút

Ngày nay, những khả năng chế tạo và tiềm năng kỹ thuật, khoa học của các nhà phát triển và nhà sản xuất của Nga về vũ khí trang bị cho hải quân, có thể đạt được mọi yêu cầu của các khách hàng trong nội địa, cũng như ở hải ngoại, về các hệ thống pháo hiện đại và các thành phần của chúng, ngoài ra còn phối hợp những nguyên lý của các loại pháo khác nhau cho các thể loại nhu cầu của vũ khí trên boong tàu cũng như trên bờ biển

Ngư lôi của Nga

Stanislav Proshkin

Giám đốc viện nghiên cứu trung ương Gidropribor

Valery Marinin

Trưởng phòng Krylov viện nghiên cứu trung ương

Hệ thống tên lửa chống tàu ngầm cỡ nhỏ Medvedka

Do những đặc điểm về hiệu xuất cơ bản, ngư lôi của Nga hầu như ngang tầm với các đối thủ của nó ở nước ngoài, thậm chí còn vượt trội hơn về độ tin cậy và dễ dàng hoạt động.

Ngư lôi hiện đại, là một trong những vũ khí lợi hại nhất của tàu ngầm khi giao chiến. Ngư lôi là một vũ khí hàng đầu được trang bị cho lớp tàu ngầm đa năng, nó cũng là loại vũ khí tự vệ dành cho tàu tên lửa dưới mặt nước, hoặc là một loại vũ khí chống tàu ngầm căn bản, dành để trang bị cho tàu chiến trên mặt nước, cũng như máy bay hải quân. Hầu hết các loại ngư lôi thời hậu chiến, đều được phát triển bởi viện ngiên cứu trung ương Gidropribor ở St. Petersburg, do A.M. Borushko, R.V. Isakov, G.P. Korsakov và nhiều người khác chỉ đạo.

Ngư lôi chống tàu chiến. Cuối những năm 1950, nó được trang bị là một loại hỏa lực chủ yếu trên các loại tàu chiến trên mặt nước, của hải quân Hoa Kỳ và hải quân của nhiều nước khác. Để đánh chặn các loại tàu chiến trên mặt nước, hoặc các tuyến đường biển phiền nhiễu, các loại ngư lôi chống tàu chiến động cơ điện, đã được nỗ lực phát triển mạnh mẽ. Quả ngư lôi đầu tiên loại này, đã được đưa vào sử dụng trong hải quân Liên Xô thời hậu chiến, là loại ET-46 (1946), nó được phát triển từ loại ngư lôi động cơ điện ET-80 đầu tiên của Liên Xô. ET-46 không phải là một loại ngư lôi tự dẫn. Một nghiên cứu về quả ngư lôi chiến lợi phẩm kiểu T-V lấy được của Đức được tiến hành, qua đó Liên Xô đã tạo ra được một loại ngư lôi tự dẫn của nội địa, nhưng sự phát triển này bị gián đoạn do thế chiến thứ hai bùng nổ. Đến năm 1950, loại ngư lôi tự dẫn đầu tiên của Liên Xô được trang bị, cùng với một thiết bị dò tìm mục tiêu thụ động và kích nổ điện từ, đó là loại SAET-50. Đến năm 1961, loại ngư lôi tự dẫn chống tàu chiến động cơ điện SAET-60 được ra đời, cùng với thiết bị dò tìm mục tiêu thụ động. Về sau, ngư lôi được lắp pin tráng bạc-kẽm, nó đạt được tốc độ cao và hoạt động tầm xa hơn so với loại SAET-50. Cùng thời gian này, loại ngư lôi tự dẫn MGT-1 400mm dò tìm mục tiêu thụ động cũng được sản xuất, để bảo vệ tàu ngầm chống lại tàu chiến trên mặt nước. Đây là loại ngư lôi tự dò mục tiêu thụ động, tìm ngồn âm thanh phát ra từ chân vịt tàu thủy, và tự nổ không cần điều khiển. Tuy nhiên, loại ngư lôi chống tàu chiến này, là loại được lắp động cơ nhiệt, do vậy nó đạt tốc độ cao và tầm hoạt động rộng hơn. Nhưng, cũng vào thời gian này, loại này được hiện đại hóa và chuyển sang lắp động cơ điện.

Các loại ngư lôi động cơ điện và nhiệt, có liên quan đến Oxy mạnh (oxygen, hydrogen peroxide), được sử dụng rộng rãi. Vào năm 1956, loại ngư lôi siêu bọt chống tàu ngầm kiểu 53-56 ra đời, nó được trang bị một bộ phận kích nổ quang học hoàn toàn mới. Loại ngư lôi này được nạp 400 kg thuốc nổ, và có khả năng bay đi với vận tốc 40 hải lý một giờ.

53-57 là một loại ngư lôi turbine nhiệt đầu tiên được thiết kế, và trình làng năm 1957, nó có sử dụng hydrogen peroxide.

Việc tăng thêm khả năng cho hệ thống năng lượng, và tạo ra một hệ thống tự tìm âm thanh chủ động có một không hai trên thế giới, đã đưa loại ngư lôi chống tàu chiến 53-61 mới lên hàng đầu thế giới, và đưa vào sử dụng vào năm 1961.

Đến năm 1965, loại ngư lôi có Turbin khí Gas được đưa vào sử dụng trong hải quân Xô Viết. Loại ngư lôi này đã giữ được kỷ lục về tốc độ trong một thời gian khá dài.

Cuối những năm 60, mọi người được chứng kiến, loại ngư lôi siêu bọt 53-65K tân tiến, được trang bị rộng rãi khắp binh chủng hải quân Liên Xô. Loại ngư lôi này cũng được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Vào đầu những năm 70, các loại ngư lôi 650 mm chống tàu chiến 65-73 và 65-76, có tốc độ và tầm hoạt động cao hơn, được đưa vào trang bị trên những chiếc tàu ngầm năng lượng nguyên tử đa năng của Xô viết.

Trong những năm đầu thời hậu chiến, các loại ngư lôi nhiệt 45mm phóng trên không 45-36AM và 45-56NT, dành cho bắn tầm thấp, và các loại ngư lôi 45-36VM và 45-54VT bắn tầm cao, cũng được nỗ lực phát triển.

Đồng thời, vào năm 1953, loại ngư lôi 450mm chống tàu chiến lực đẩy rocket RAT-52 được phát triển và cải tiến tốc độ bay lên đến 70 hải lý một giờ. Loại này được trang bị cho bên không lực hàng hải. Những đổi mới trong thiết kế, đã cho phép ngư lôi nhớ được hướng tấn công trong khi thả xuống.

Những hạm đội chính của nước ngoài, đã sử dụng ngư lôi chống tàu chiến trong thế chiến thứ hai, do số lượng tàu chiến tham chiến ngày một nhiều trên mặt biển, tại Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Cùng thời gian này, các loại ngư lôi tự dẫn động cơ điện đầu tiên được Đức chế tạo, trong khi đó hải quân Mỹ đã triển khai loại ngư lôi Turbin, và giữa những năm 40 là những loại ngư lôi hóa chất.

Có nhiều đạng ngư lôi chống tàu chiến, được sản xuất trong thời kỳ thế chiến thứ hai, còn được sử dụng cho đến tận giữa những năm 80. Trong những năm 60 -70, các loại ngư lôi hạng nặng chống tàu ngầm và chống tàu chiến chuyên dùng, đã được thay thế bằng các loại ngư lôi đa năng có khả năng tiêu diệt tàu ngầm, và tàu chiến trên mặt nước.

Mối hiểm họa dưới mặt nước càng thêm ngiêm trọng khi có sự xuất hiện của tàu ngầm tên lửa, vấn đề này đã thúc đẩy sự phát triển các loại vũ khí chống tàu ngầm tại Nga cũng như ở các nước hải ngoại, với ngư lôi trở thành một loại vũ khí chính. Với việc phóng ngư lôi chống tàu ngầm thụ động SET-53, đã được hải quân Nga chấp thuận vào năm 1958. Loại ngư lôi này về sau được thiệt kế lại và cải tiến thành loại SET-53M. Nnó có tốc độ lao đi rất cao, tầm hoạt động của nó được nâng lên gấp hai lần do sử dụng ắc quy bạc – kẽm.

Năm 1956, loại ngư lôi SET-65 thế hệ mới thuộc dòng ngư lôi chủ động/thụ động được được đưa vào sử dụng, và vào những năm 1960-1970, là các loại ngư lôi điều khiển từ xa đầu tiên được xuất hiện - TEST-68 và TEST-71.

Do các đặc điểm cơ bản, ngư lôi của Xô Viết luôn ngang hàng với các lôi của Mỹ. Tuy nhiên, có nhiều đổi mới hơn và được điều khiển từ xa.

Vào đầu những năm 60, các loại ngư lôi chống tàu ngầm của Nga được phóng từ ống phóng 400mm được chế tạo, để trang bị cho các loại tàu ngầm nguyên tử đầu tiên và tàu săn tàu ngầm nhỏ. Loại ngư lôi chủ động/thụ động SET-40 và tự tìm mục tiêu bằng nguồn âm thanh là loại ngư lôi chống tàu ngầm loại nhỏ đầu tiên. Cũng vào thời điểm này, mọi nỗ lực đều nhằm phát triển các loại ngư lôi chống tàu ngầm phóng từ trên không. Do vậy, loại ngư lôi AT-1 450mm đã được chế tạo vào năm 1962, và loại ngư lôi AT-2 533mm cải tiến cũng được sản xuất vào năm 1965. Sau đó, thỉ chỉ có các loại ngư lôi hạng nhẹ phóng từ trên không (VTT-1 và các loại khác) là được tiếp tục phát triển.

Trong những năm từ 1960-1980, các loại ngư lôi chống tàu ngầm đẩy bằng điện và các loại ngư lôi chống tàu chiến hầu hết chúng được đẩy bằng động cơ nhiệt đều được chế tạo ở Liên Xô. Trong những năm 1970, sự phát triển của loại ngư lôi đẩy bằng động cơ nhiệt trở thành kết quả của sự ra đời các loại ngư lôi đa năng, chúng có khả năng đánh phá được các mục tiêu ở cả trên bề mặt cũng như dưới mặt nước

Loại ngư lôi đa năng nội địa đầu tiên của Liên Xô được thiết kế dành cho tàu ngầm tự vệ, đó là loại ngư lôi SET-72 400 mm đã được đưa vào sử dụng trong năm 1972. Về sau, trên các loại máy bay của hải quân được trang bị loại ngư lôi chống tàu ngầm UMGT-1 400 mm, các đặc điểm của loại ngư lôi đều sánh ngang với các loại ngư lôi khác ở phương Tây.

Nghệ thuật quân sự của mỗi lực lượng quân chủng xuất phát từ những cơ sở căn bản của mô hình tác chiến lực lượng, yêu cầu của lý luận và thực tiễn chiến đấu, tính đặc thù của cơ cấu tổ chức quân chủng, của môi trường tác chiến, vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, khả năng và năng lực chiến đấu của các đơn vị binh chủng hợp thành của quân chủng. Những quan điểm về nghệ thuật chiến dịch được rút ra từ những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật quân sự nói chung. Những điểm mấu chốt là đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của lực lượng và vũ khí trang bị; mạnh dạn,  kiên quyết triển khai các hoạt động tác chiến với mục tiêu chiếm và nắm giữ quyền chủ động, sẵn sàng triển khai các hoạt động tác chiến khi địch sử dụng các loại vũ khí  thông thường, vũ khí hiện đại và vũ khí có sức hủy diệt lớn; hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra bằng sức mạnh tổng hợp của của các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị liên kết phối hợp của các quân chủng, trên cơ sở mối quan hệ tác chiến chặt chẽ của hiệp đồng quân binh chủng; tập trung được lực lượng đột phá chủ lực trên hướng tiến cống chính trong thời điểm quyết định. Áp dụng những nguyên tắc chung trong nghệ thuật chiến dịch phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của chiến trương, nơi diễn ra các hoạt động tác chiến của các đơn vị.

Lý luận quân sự của các nước phương Tây không sử dụng thuật ngữ Nghệ thuật chiến dich, các nhà quân sự phương Tây sử dụng khái niệm Nghê thuật tác chiến lớn, hoặc khái niệm nghệ thuật chiến lược nhỏ.

Sự phát triển của khoa học công nghệ quân sự đã đưa nghệ thuật chiến dịch phát triển lên một nấc thang mới, không gian của chiến trường mở rộng hơn, tham gia vào các hoạt động tác chiến cấp chiến dịch trên khu vực biển, đại dương và các vùng nước ven bờ, khu vực bờ biển không chỉ là lực lượng hải quân, mà cả lực lượng không quân, lực lượng lục quân, lực lượng tên lửa chiến lược và lực lượng bộ đội không gian, các chiến dịch có sử dụng hải quân diễn ra liên tục thời bình như bảo vệ thềm lục địa, lãnh hải, vùng lợi ích, các tuyến vận tải chiến lược đường biển, các hoạt động chống xâm nhập, chống cướp biển đến thời chiến, khi các hoạt động tác chiến diễn ra trên không trên biển, trên đại dương và dưới đại dương, các đòn tấn công từ biển có thể đánh sâu vào đất liền khí sử dụng các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, không quân hải quân, đồng thời từ đất liền, các lực lượng như phòng thủ bờ biển, tên lửa chiến lược và chiến dịch, tên lửa phòng không S-500 hoàn toàn có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển và trên các đại dương. Hỏa lực của một tầu chiến lớp khu trục có khả năng gây tổn thất nặng nề cho các đơn vị phòng thủ biển đảo mà không cần đòn tấn công của một liên đội tầu, hỏa lực của một tầu ngầm nguyên tử có khả năng tấn công hầu hết các mục tiêu chiến lược trên đất liền của cả một đất nước. Do đó, các nguyên tắc hải chiển sẽ có những thay đổi rất nhiều, vấn đề đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hài quân được đặt lên một tầm cao mới, đó là khả năng huấn luyện, diễn tập thực binh và thực hiện những hoạt động đa nhiệm như tuần biển, trinh sát địa hình đáy biển, dòng chảy, thực hành những hoạt động cứu hộ biển và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của các loại tầu trên biển và đại dương, dưới biển (huấn luyện chống ngầm và chống ngầm). Để đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu, các đơn vị hải quân thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, tuần tiễu hoặc cùng với lực lượng cảnh sát biển, biên phòng duyên hải được tổ chức triển khai tương đương như những hoạt động tác chiến cấp chiến dịch, với biên chế đầy đủ vũ khí trang bị và mức độ sẵn sàng chiến đấu cao nhất.

Thông thường, các hoạt động tác chiến chiến dịch của Liên bang Xô viết trước đây và nước Nga ngày nay có thể do một chiến hạm hoặc một cụm chiến hạm thực hiện, với sự yểm trợ tầm xa của các lực lượng không quân hải quân, không quân và tên lửa chiến lược. Các cường quốc biển phương Tây thường triển khai các chiến dịch trên biển với một cụm tầu hoặc một hạm đội đến nhiều hạm đội với đầy đủ biên chế, bao gồm cả tầu sân bay. Lực lượng hạm đội của Mỹ hoàn toàn có khả năng đáp ứng một cuộc chiến tranh cục bộ hoặc một cuộc xung đột khu vực. Từ góc nhìn về sử dụng lực lượng, có thể xác định được phương án chiển khai một chiến dịch tác chiến biển đại dương. Phương án tác chiến biển – đại dương cũng nằm trong những nguyên tắc tác chiến cơ bản, nhưng với không gian tác chiến rộng lớn hơn, trên vũ trụ, trên không, trên biển – đại dương và dưới biển, đại dương. Các hoạt động tác chiến có thể đơn lẻ như săn ngầm hoặc đồng bộ với mục tiêu chiếm quyền chủ động, nhằm vào các mục tiêu quan trọng về kinh tế, quân sự, chính trị của đối phương, từ các căn cứ hải quân đối phương đến các mục tiêu trên không, trên biển – đại dương.

Đối với các lực lượng Hải quân mạnh, có trong biên chế đầy đủ các phương tiện, từ tầu sân bay đến các loại tầu xuồng chiến đấu, phương thức triển khai các chiến dịch với các mục tiêu khác nhau, từ xung đột vũ trang đến chiến tranh cục bộ trong giai đoạn ngày này thông thường có tính tương đương, (ngoại trừ những hoạt động chống hải tặc) đó là thời gian chuẩn bị rất kỹ càng, có thể kéo dài nhiều năm đến nhiều tháng cho những hoạt động nghiên cứu vùng nước, địa hình đáy biển, hoạt động tầu thuyền, các sơ đồ bố trí lực lượng của đối phương, chi tiết đến từng mục tiêu, các mục tiêu này sẽ được lập trình trên tất cả các phương tiện trinh sát ( vệ tinh, máy bay trinh sát, tầu xuồng trinh sát….. và các phương tiện mang, từ các chiến hạm mạng tên lửa, pháo hạm đến các các máy bay của lực lượng không quân hải quân, các mục tiêu nay sẽ được theo dõi chặt chẽ, đảm bảo chắc chắn không có sự bất ngờ xảy ra khi chiến dịch tiến công được triển khai.

Thời điểm triển khai chiến dịch thường được giữ bí mật tối đa, khi giờ công kích đã đến các lực lượng hải quân của các cường quốc biển sẽ đồng loạt tấn công hỏa lực từ tất cả các đơn vị tác chiến như không quân hải quân, chiến hạm, tầu ngầm, lực lượng đặc nhiệm hải quân trên toàn tuyến, trên không, trên biển, các căn cứ bờ biển và trong các trường hợp chiến tranh cục bộ, sẽ đánh sâu vào đất liên, các mục tiêu được tiến công bằng nhiều phương tiện hỏa lực, từ nhiều hướng khác nhau, với yêu cầu trong thời gian ngắn của đợt công kích, các mục tiêu quan trọng phải được chế áp hoặc tiêu diệt.

Trong quá trình triển khai chiến dịch, các đơn vị hợp thành của lực lượng hải quân có thể tiếp tục truy quét, tìm diệt các mục tiêu đã được lựa chọn ( tầu ngầm, tầu chiến) hoặc chế áp các đơn vị phòng không, tên lửa, sân bay, bến cảng…với mức độ hỏa lực ngày càng tăng, các đợt tấn công dồn dập …cho đến khi mục tiêu chiên dịch đạt được.

Do tính đặc thù của các chiến dịch hải chiến, để phòng thủ không – biển đạt hiệu quả cao, yêu cầu quan trọng đầu tiên trong cả thời chiến lẫn thời bình, đó là khả năng sẵn sàng tác chiến cao độ, bí mật, bất ngờ, tính cơ động cao, khả năng sẵn sàng tham gia chiến đấu cao của các phương tiện, vũ khí trang bị lực lượng hải quân.

Việc nghiên cứu kỹ và sâu sắc, hiểu biết thực tế vùng nước, vùng biển, ven biển, tính đặc thù của bờ biển, khả năng ngụy trang che dấu lực lượng, khả năng cơ động, khả năng bố trí các lực lượng phòng thủ hiệu quả là yếu tố vô cùng quan trong trong sự sống còn của lực lượng phòng thủ.

Để chống lại các lực lượng hải quân của các cường quốc biển, với công nghệ quân sự hiện đại ngày nay, các lực lượng hải quân liên bang Nga cần quản lý chặt chẽ các vùng nước có khả năng hình thành bàn đạp tiến công, các căn cứ hải quân mà đối phương có thể sử dụng, các phương án đột kích, phản công đánh trả ngay khi đối phương bắt đầu triển khai tấn công, các phương án phòng không, phòng hải hiệu quả nhất, đồng thời phải bố trí sẵn sàng hệ thống phòng thủ bờ biển, vùng nước nông và các hướng phản công hỏa lực từ những căn cứ đã được chuẩn bị sẵn, với những khu vực mục tiêu.Thông thường, mỗi khu vực mục tiêu phải được sự quản lý của nhiều phương tiện hỏa lực hoặc nhiều đơn vị binh chủng như tên lửa, không quân, tầu tên lửa hoặc tầu phóng ngư lôi, các đơn vị đặc nhiệm hải quân, phòng thủ bờ biển…

Các hoạt động huấn luyện tác chiến nhằm duy trì và nâng cao sức chiến đấu của các đơn vị phải diễn ra với sự đối kháng thực tế, những hoạt động huấn luyện tác chiến phải được tiến hành trong mội trường khách quan, với góc nhìn từ phía bên kia của lực lượng đối phương có tiềm lực hải quân mạnh và hiện đại, các hoạt động triển khai chiến đấu phải năng động, sáng tạo, nhịp độ triển khai phải nhanh chóng, bất ngờ với yêu cầu cơ động chiến đấu ngày càng cao, áp lực tác chiến càng ngày càng tăng, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của các sỹ quan chỉ huy, đặc biệt là các hạm trưởng và các sỹ quan chỉ huy lực lượng phòng không, phòng hải.

Điểm đặc biệt quan trọng trong nghệ thuật chiến dịch không-hải hiện đại là khả năng đảm bảo thông tin và khả năng trinh sát, theo dõi, bám mục tiêu và quản lý chiến trường bằng các phương tiện truyền thông hiện đại. Mạng lưới thông tin và truyền thông cần được xây dựng đa tầng, đa điểm, đa dạng, có khả năng chống nhiễu hiệu quả, ngay cả trong trường hợp bị tấn công (bị tấn công vệ tinh trinh sát, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống vệ tinh truyền thông, các trạm thông tin liên lạc, các trạm radar cảnh báo) Để thực hiện được nhiệm vụ này, hệ thống trinh sát, truyền thông phải được tính toán, xây dựng và thử nghiệm trong điều kiện tác chiến hiện đại, với khả năng bị tấn công cao nhất, hệ thống trinh sát, truyền thông và quản lý chiến trường phải biến đổi linh hoạt, chuyển hóa liên tục trong không gian chiến trường phức tạp và và hỏa lực tấn công dầy đặc với độ chính xác cao.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro