tau san bay hiryu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hiryū (Tiếng Nhật: 飛龍, Phi Long, có nghĩa là "rồng bay") là một tàu sân bay thuộc lớp Sōryū được cải biến của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nó là một trong những tàu sân bay Nhật đã mở đầu Mặt trận Thái Bình Dương bằng cuộc Tấn công Trân Châu Cảng. Sau khi bị hư hại nặng do không kích vào ngày 4 tháng 6 năm 1942 trong trận Midway, Hiryu bị chìm vào sáng ngày 5 tháng 6 năm 1942.[1]

Lớp tàu: lớp tàu sân bay Sōryū được cải biến

Xưởng đóng tàu: Yokosuka

Đặt lườn: 8 tháng 7 năm 1936

Hạ thủy: 16 tháng 11 năm 1937

Hoạt động: 5 tháng 7 năm 1939

Bị mất: Bị máy bay Mỹ đánh chìm trong trận Midway ngày 5 tháng 6 năm 1942; đánh đắm sau khi bỏ tàu.

Xóa đăng bạ: 25 tháng 9 năm 1942

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 17.300 tấn (tiêu chuẩn)

20.165 tấn (chất đầy tải)

Chiều dài: 222 m (728 ft 5 in) ở mực ngấn nước

216,9 m (711 ft 7 in) ở sàn đáp

Mạn thuyền: 22,3 m (73 ft 2 in)

Tầm nước: 7,74 m (25 ft 5 in)

Lực đẩy: Turbine hơi nước, 4 trục,

công suất 153.000 mã lực (113 MW)

Tốc độ: 34,5 knot (63,9 km/h)

Tầm xa: 7.670 hải lý ở tốc độ 18 knot

Quân số: 1.103 + 23 sĩ quan chỉ huy Hạm đội tàu sân bay 2

Vũ khí: 12 × pháo DP 127 mm (5 in) (mục đích kép)

31 × pháo phòng không 25 mm

Máy bay: 57(+16)

18 chiếc Zero, 18 chiếc Val, 18 chiếc Kate (tháng 12 năm 1941)

Mô tả

Chiếc tàu được chế tạo trong khuôn khổ các quy định của Hiệp ước Hải quân Washington đang có hiệu lực vào lúc đó, vốn giới hạn tải trọng và vũ khí trang bị trên các tàu chiến. Kết quả là, chiếc Hiryū và chiếc Sōryū cùng lớp tương đối nhỏ so với các tàu sân bay hạm đội thời kỳ Thế Chiến II, với khả năng chở được khoảng 70 máy bay. So với chiếc tàu sân bay chị em Sōryū, chiếc Hiryū mạn thuyền rộng hơn gần 1,2 m (4 ft), trọng lượng rẽ nước nặng hơn 2.000 tấn, và đảo cấu trúc thượng tầng được đặt bên mạn trái tàu và lui hơn về phía đuôi của sàn đáp. [1] Đảo thượng tầng được bố trí bên mạn trái là một sự sắp xếp bất thường; và chỉ một chiếc tàu sân bay khác chia sẽ cùng tính năng này là chiếc tàu sân bay Akagi. Chiếc Akagi cùng chiếc Hiryū được dự định để hoạt động trong một đội hình chiến thuật với các tàu sân bay bên mạn trái nhằm cải thiện mô hình bay chung quanh đội hình, nhưng việc thử nghiệm không được tiếp tục sau hai chiếc tàu sân bay này.[2]

[sửa] Lịch sử hoạt động

Vào năm 1941, dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Tomeo Kaku, Hiryū được biên chế vào Hạm đội Tàu sân bay 2. Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 nó cùng Hạm đội đặc nhiệm tham dự trận tấn công Trân Châu Cảng. Nó tung ra một đợt máy bay tấn công nhắm vào đảo Oahu: mười chiếc Kate nhắm vào các thiết giáp hạm Arizona và California, tám chiếc Kate nhắm vào West Virginia, Oklahoma và Helena, trong khi sáu chiếc Zeros tấn công các sân bay Wheeler và Barbers Point.

Từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 12 năm 1941, Hiryū tung ra các đợt không kích nhắm vào đảo Wake. Vào tháng 1 năm 1942 nó hỗ trợ cuộc chiếm đóng Ambon tại Moluccas. Vào ngày 19 tháng 2, cùng với tàu sân bay chị em Sōryū, Hiryū tung ra đợt không kích vào Darwin (Úc)‎.

Vào tháng 3 năm 1942 nó tham gia Trận chiến biển Java, tấn công các tàu bè Đồng Minh tại Tjilatjep và đảo Christmas, đánh chìm tàu buôn Hà Lan Poelau Bras. Vào tháng 4 năm 1942, Hiryū tham gia trận không kích Ấn Độ Dương, tung ra các đợt không kích vào các căn cứ của Hải quân Hoàng gia ở Colombo và Trincomalee tại Ceylon, và giúp đánh chìm các tàu tuần dương Cornwall và Dorsetshire, tàu sân bay Anh Hermes và tàu khu trục Australia HMAS Vampire theo hộ tống.

Vào ngày 19 tháng 4 năm 1942 nó truy đuổi các tàu sân bay Mỹ Hornet và Enterprise sau cuộc Đột kích Doolittle, nhưng không thành công.

[sửa] Trận Midway

Bài chi tiết: Trận Midway

Vào tháng 5 năm 1942, Hiryū bắt đầu chuyến hải hành cuối cùng. Lực lượng máy bay của nó bao gồm 21 chiếc máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M "Zero", 21 chiếc máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A "Val" và 21 chiếc máy bay ném bom-ngư lôi Nakajima B5N "Kate".[3] Vào ngày 4 tháng 6 năm 1942 nó tham gia trận Midway,khi tung ra đợt tấn công vào đảo Midway lúc 4 giờ 30 sáng, tiêu diệt các máy bay và phá hủy các căn cứ. Sau khi những chiếc tàu sân bay Kaga, Sōryū và Akagi bị loại khỏi vòng chiến do không kích và khoảng 10 giờ 25 phút, Hiryū là chiếc tàu sân bay Nhật duy nhất còn lại. Nó tung ra hai đợt tấn công vào lúc 10 giờ 50 và 12 giờ 45 bằng bom và ngư lôi nhắm vào chiếc Yorktown, gây hư hại nặng cho chiếc tàu sân bay Mỹ (Yorktown bị đánh chìm sau đó bởi tàu ngầm Nhật I-168).[2]

Các máy bay trinh sát Nhật đã tìm thấy các tàu sân bay Mỹ còn lại, và mọi chiếc máy bay còn sống sót của Hạm đội Tàu sân bay đã hạ cánh trên chiếc Hiryū để được vũ trang và tiếp nhiên liệu; nhưng trong khi đang chuẩn bị tung ra đợt tấn công thứ ba, Hiryū bị tấn công lúc 17 giờ 03 phút bởi 13 chiếc máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless từ tàu sân bay Enterprise. Nó bị đánh trúng bốn quả bom 453,6 kg (1.000 lb), ba quả phía trước sàn đáp và một quả trúng hoặc nổ gần thang nâng phía trước. Các vụ nổ đã làm bùng lên các đám cháy trên những chiếc máy bay trong sàn chứa.

Cho dù động cơ của chiếc Hiryū không bị ảnh hưởng, các đám cháy đã không thể kiểm soát được. Vào lúc 21 giờ 23 phút các động cơ của nó ngừng hoạt động, và đến 1 giờ 58 phút rạng sáng ngày 5 tháng 6 một tiếng nổ lớn làm rung chuyển con tàu. Lệnh bỏ tàu được đưa ra không lâu sau đó, và những người còn sống sót được cứu vớt bởi các tàu khu trục Kazagumo và Makigumo. Chuẩn Đô đốc Tamon Yamaguchi và Thuyền trưởng Kaku đã ở lại trên tàu Hiryū khi nó bị đánh chìm lúc 5 giờ 10 phút sáng bởi ngư lôi phóng ra từ chiếc Makigumo. Nó chìm lúc 9 giờ 12 phút, mang theo nó 35 người (thêm khoảng 350 bị giết bởi bom, các vụ nổ và đám cháy trên tàu). Ba mươi lăm người được Hải quân Mỹ vớt được và bị bắt làm tù binh. Quyết định khăng khăng đi theo con tàu của Đô đốc Yamaguchi khiến Hải quân Nhật mất đi một trong những đô đốc xuất sắc và nhiều kinh nghiệm của họ.

[sửa] Danh sách thuyền trưởng

• Takatsugu Jojima (sĩ quan trang bị trưởng): 10 tháng 8 năm 1938- 15 tháng 12 năm 1938

• Ryuzo Takenaka (sĩ quan trang bị trưởng): 15 tháng 12 năm 1938 - 1 tháng 4 năm 1939

• Ryuzo Takenaka: 1 tháng 4 năm 1939 - 15 tháng 11 năm 1939

• Ichibei Yokokawa: 15 tháng 11 năm 1939 - 15 tháng 11 năm 1940

• Shikazo Yano: 15 tháng 11 năm 1940 - 8 tháng 9 năm 1941

• Tomeo Kaku: 8 tháng 9 năm 1941 - 5 tháng 6 năm 1942 (tử trận tại Midway)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hiryu