❤️

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

___ Trong bài thơ "Vân chữ" nhà thơ Lê Đạt có viết:
" Mỗi công dân có 1 dạng vân tay
Mỗi người nghệ sĩ thứ thiệt đều có 1 dạng vân chữ không trộn lẫn"
Quả vậy, vẫn là những vần thơ viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp nhưng bằng tài năng và sáng tạo của mình, Quang Dũng đã ghi dấu trong lòng bạn đọc bằng bài thơ Tây Tiến. Tây Tiến là tên của 1 đơn vị quân đội thành lập mùa xuân năm 1947, Quang Dũng từng giữ chức vụ đại đội trưởng. Cuối 1948, nhà thơ chuyển đến công tác ở Phù Lưu Chanh, nhớ về đơn vị cũ của mình, Quang Dũng đã viết bài thơ "Nhớ Tây Tiến", sau này tác giả lược đi chữ " nhớ" chỉ còn "Tây Tiến" được in trong tập "Mây đầu ô". Đoạn thơ cảm nhận dưới đây thuộc khổ 2 của thi phẩm, nhà thơ dành để nhớ về những kỉ niệm đêm vui liên hoan văn nghệ và bức tranh Tây Bắc thơ mộng đắm say lòng người đọc.

___ Quang Dũng là nhà thơ tài hoa, tinh thông nhiều lĩnh vực nghệ thuật nhưng nổi bật hơn cả là lĩnh vực thơ ca. Thơ Quang Dũng thể hiện một cái tôi hào hoa, thanh lịch giàu chất lãng mạn. Đặc biệt khi viết về quê hương xứ Đoài và người lính Tây Tiến. Bài thơ có 4 khổ giống như 4 đợi sóng của kí ức, nếu khổ 1 được viết bằng bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn thì sang khổ 2 chỉ còn lại cảm hứng lãng mạn xuyên suốt 8 câu thơ. Đoạn thơ thứ 2 của bài thơ Tây Tiến là sự tiếp nối mạch cảm xúc của 2 câu thơ cuối ở khổ 1 của bài thơ:
" Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi "
Vì thế ở khổ 2 này không còn cái dữ dội, hiểm trở của núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, không còn những nét vẽ táo bạo gân guốc như ở khổ đầu mà được thay thế bằng ngôn từ tinh tế mềm mại thơ mộng làm dịu hẳn không thế của núi rừng hiểm trở. Từ đó tái hiện đêm lửa trại ngây ngất say mê.

____ Câu thơ mở đầu của khổ 2 đem đến cho người đọc khung cảnh của đêm liên hoan lửa trại ngây ngất, say mê: " Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ". Hai chữ "doanh trại" gợi ta liên tưởng đến môi trường quân đội - nơi gắn với những mệnh lệnh của nhà Minh, kỉ luật thép, quân lệnh như sơn, uy nghiêm. Vậy mà ở đó đã diễn ra đêm vui liên hoan văn nghệ "hội đuốc hoa". Điều đó cho thấy tâm hồn người lính không chỉ có những mệnh lệnh khô cứng, không chỉ biết đến thao trường nóng bỏng, khói thuốc nòng súng mà còn đầy chất lãng mạn hào hoa. Khi nhớ về đêm lửa trại, Quang Dũng không quên tái hiện vẻ đẹp của ánh sáng "bừng lên hội đuốc hoa". Chữ "bừng" với cấu trúc đảo ngữ nhấn mạnh ánh sáng bất ngờ đột ngột khiến ta có cảm giác chỉ trong 1 khoảnh khắc những ngọn đuốc bừng lên rực rỡ. "Bừng" là bừng lên bởi ánh lửa từ ngọn đuốc trong đêm của bộ đội liên hoan văn nghệ. Hay đó còn là sự tưng bừng rộn rã của niềm vui ngây ngất say mê, nó làm sáng rực cả câu thơ, bừng sáng cả tâm hồn người đọc. Đặc biệt là 3 chữ "hội đuốc hoa" đầy sức gợi. "Đuốc hoa" là 1 từ cổ chỉ ánh sáng trong đám cưới ngày xưa. Hình ảnh này xuất hiện trong đêm vui liên hoan của người lính tạo nên 1 màu sắc vừa cổ điển vừa hiện đại. Và đây là đêm vui liên hoan văn nghệ trong mắt những người lính trẻ Tây Tiến đã trở thành một ngày đại hỉ. Và với chữ "hội", người đọc như được chứng kiến 1 bữa tiệc ánh sáng, 1 lễ hội hoa đăng từn bừng náo nhiệt giữa rừng sâu Tây Bắc.

____ Bên cạnh hình ảnh ánh sáng, còn có vẻ đẹp của con người. "Kìa" là đại từ để chỉ đứng ở đầu câu thơ như 1 sự trầm trồ ngạc nhiện ngỡ ngàng tựa như 1 tiếng reo vui của người lính khi bắt gặp nét đẹp của đời sống, của những giây phút hạnh phúc ngất ngây. Sự xuất hiện của "em" làm cho hội đuốc hoa mãi mãi là một kỉ niệm của 1 thời chinh chiến. "Em" ở đây là những cô gái dân tộc, những dáng hồng sơn cước, họ hiện ra với sự ngại ngùng duyên sáng "e ấp" và trong xiêm áo sắc màu, những vũ điệu mang màu sắc xứ lạ "man điệu" khiến những chàng trai Tây Tiến ngất ngây say mê. Nét đẹp của đêm lửa trại, của "em" đã xua đi cái khắc nghiệt của những nẻo đường hành quân và làm nổi bật tâm hồn của những người lính trẻ có nét đa tình và hào hoa.

____ Trong đêm liên hoan văn nghệ này người lính còn được đắm mình trong tiếng khèn man điệu.
"Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"
Câu thơ có 7 chữ thì có tới 6 thanh bằng khiến nhạc thơ rung lên nhẹ nhàng diễn tả tâm hồn người lính đang bay bổng phiêu du theo điệu nhạc tiếng khèn. "Khèn" là một nhạc cụ độc đáo của vùng cao Tây Bắc, Quang Dũng đã dùng 2 từ "man điệu" để miêu tả thật là đắt. Ta có thể hiểu giai điệu âm nhạc của tiếng khèn đưa tâm hồn người lính phiêu du đến những miền đất xa. Chính những đêm liên hoan lửa trại như thế đã trở thành nguồn lực tinh thần dồi dào để nuôi dưỡng hồn thơ, tiếp thêm sức mạnh chiến đấu cho đoàn quân Tây Tiến, xả thân vì đất nước góp phần làm tăng thêm tình hữu nghị Việt-Lào.

____ Như vậy chỉ bằng 4 câu thơ ngắn gọn xinh xắn, nhà thơ đã dựng lên 1 bức tranh vừa có màu sắc, vừa có đường nét, vừa có âm thanh. Quang Dũng với cảm hứng lãng mạn tài hoa, nhạy cảm trước cái mới cái lạ, nhà thơ đã đem đến cho ta được chiêm ngưỡng 1 đêm lửa trại ngây ngất say mê. Qua đó ta thấy được tâm hồn lãng mạn, hào hoa của người lính Tây Tiến và những vet đẹp mang bản sắc văn hoá vùng cao cũng như tình quân dân thắm thiết.

____ Nếu như 4 câu thơ trên nhà thơ nhớ về đêm vui liên hoan văn nghệ ngây ngất say mê thì 4 câu cuối của khổ 2 lại là bức tranh sông nước miền Tây Bắc thơ mộng trữ tình. Bức tranh ấy được soi chiếu dưới cái nhìn tinh tế của 1 tâm hồn người lính lãng mạn hào hoa. Câu thơ mở đầu của bức tranh sông nước mở ra không gian và thời gian của bức tranh thơ. Không gian, đó là "Châu Mộc" cảnh núi rừng hùng vĩ trong thời gian "chiều sương", cảnh sắc "Châu Mộc" được phủ 1 chiều sương huyền thoại khiến con người và cảnh vật nhoè đi trở nên bồng bềnh hư ảo.

___ Trên nền không gian, thời gian ấy Quang Dũng đi vào gợi nhớ cảnh sắc:
" Có thấy hồn lau nẻo bến bờ "
Có lẽ trong những hình ảnh làm cho người lính Tây Tiến "nghìn năm chưa dễ mấy ai quên" thì hình ảnh "hồn lau nẻo bến bờ" sẽ theo suốt trong nỗi nhớ của nhà thơ. Lau mang nét đẹp đặc trưng của thiên nhiên vùng cao, lau mọc khắp các triền sông vách đá, hoa lau làm cho thiên nhiên Tây Bắc trở nên mênh mông, hiu hắt vắng lặng. "Thấy" là cảm nhận thị giác, "hồn" là thế giới bên trong trừu tượng. Cách viêtts của Quang Dũng thật đặc biệt, ông nắm lấy cái tinh thần khí sắc của lau khiến những bông lau phơ phất trong chiều sương, xôn xao như có linh hồn.

____ Từ bức tranh thiên nhiên ấy con người xuất hiện:
"Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"
Con người xuất hiện trong bức tranh không rõ nét qua lối diễn đạt phiếm chỉ. "Dáng người" tạo không ít cách hiểu xung quanh hình ảnh thơ những dẫu hiểu theo cách nào ta vẫn cứ hình dung về dáng người duyên dáng của những cô gái miền sơn cước vừa uyển chuyển vừa thướt tha trên những con thuyền độc mộc làm dấy lên những kỉ niệm đáng nhớ của nhà thơ về 1 vùng đất thơ. Đặc biệt là hình ảnh "hoa đong đưa" ở cuối câu thơ, 1 cách viết tài hoa của Quang Dũng bởi nếu viết là "đung đưa" chỉ thuần tuý tả chuyển động đưa đi đưa lại mang tính vật lí, còn "đong đưa" mềm mại hơn, có hồn hơn, vừa tả chuyển động, vừa tả cảnh vừa tả tình khiến cho bông hoa cũng trở thành 1 sinh thể có linh hồn như con người, bởi "đong đưa" để chỉ ánh mắt người con gái.

____ 4 câu thơ sử dụng nghệ thuật điệp cú pháp, "có thấy", "có nhớ" vừa gợi bao kí ức da diết về Tây Bắc vừa gợi ra âm điệu bâng khuâng da diết. Đồng thời nhà thơ sử dụng bút pháp tương phản, đó là sự tương phản giữa cái dữ dội của nước lũ và cái mong manh của hoa rừng để từ đó làm nên 1 vẻ đẹp vừa hào hùng vừa lãng mạn mộng mơ. Quang Dũng đã phổ vào câu thơ những nốt nhạc tinh tế, đây là nhạc điệu cất lên từ tâm hôn say đắm với cảnh và người ở miền Tây Bắc của người lính. Cho nên Xuân Diệu rất có lí khi nhận xét: "Đọc thơ của Quang Dũng như ngậm nhạc ở trong miệng"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro