Tây Tiến - 14 câu thơ đầu.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chiến tranh qua đi mãi là hồi ức về một thời chiến đấu anh dũng, mãi là hoài niệm về sự kiên cường bất khuất của nhân dân ta một lòng "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Những anh hùng ấy đã trở thành huyền thoại trong lòng mỗi người, đã dựng thành bức tượng đài bất tử về người lính trường kì kháng chiến chống Pháp qua bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng. Là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ vừa hồn nhiên, tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, ông đã họa nên một bài thơ dưới lắng kính đầy lãng mạn nhưng đậm chất hiện thực. Được sáng tác cuối 1948, khi Quang DŨng rời đơn vị Tây Tiến chưa được bao lâu, Tây TIến như một khúc tráng ca về người chiến sĩ quân đội Nhân dân Việt Nam can trường, anh dũng, đặc biệt với 14 câu thơ đầu, nỗi nhớ được bao trùm trong chặng đường hành quân gian khổ trên núi rừng miền Tây, gắn với sự can đảm, hào hùng của những người lính chống Pháp giữa sự khắc nghiệt, thiếu thốn và gian lao:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống,

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa,

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai châu mùa em thơm nếp xôi.

Hồn thơ Quang Dũng được kết tinh từ chất phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, từ tinh thần chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ cách mạng cùng tâm hồn bay bổng của một người nghệ sĩ cầm bút làm thơ. Mang đậm chất men say của thanh niên trí thức Hà thành xếp gọn bút nghiên lên đường ra trận, Quang Dũng gửi gắm trọn vẹn hơi thở của hai trái tim ngược; một bên hào hùng, mạnh mẽ, bi tráng của "người ra đi đầu không ngoành lại"; một bên lãng mạn, hào hoa, xúc động trên từng ngọn bút của người sinh ra để làm thơ. "nhớ Tây Tiến: (1947) ra đời vào những ngày mà khoảng thười gian chiến đấu bên binh đoàn Tây TIến của nhà thơ chỉ còn là miền kí ức. Mang theo nỗi nhớ thiết tha muốn được tỏ bày, sau khi được đổi tên thành "Tây Tiến" – một nhan đề "..đã khái quát hơn, lại kiêu hùng hơn" (Chu Văn Sơn), in trong tập "Mây đầu ô", thi phẩm TT đã tái hiện chân thực xúc động nỗi nhớ đồng đội, nhớ những dặm đường hành, quân non cao hùng vĩ, nhớ con người chí tình miền sơn cước – một vùng trời kí ức vẫn vẹn nguyên từ dáng hình, thanh ấm cho đến tận sâu trong tâm hồn và lí tưởng của Quang Dũng.

" Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi"

Ngăn kéo kí ức bống dưng mở ra khiến cho nỗi nhớ thiên nhiên miền Tây và binh đoàn Tây Tiến ngập tràn trong tâm trí người làm thơ Quang Dũng. Tiếng gọi "TT ơi" bật lên bởi nỗi nhớ sâu sắc, cồn cào khó đặng lòng. Cách ngắt nhịp ¾ cùng dấu phẩy ngắt giữa dòng đã khiến cho câu thơ như chia làm hai nửa: một bên là thiên nhiên hùng vĩ dữ dội; một bên là những người đồng đội chí tình gắn bó keo sơn. Nỗi nhớ ấy được khởi nguồn, sinh ra từ "Sông Mã" – nơi kỉ niệm được thành hình. Gắn một địa danh với nơi bắt đầu của dòng cảm xúc, Quang Dũng khiến cho độc giả dễ dàng hình dung ra cảnh tượng một dòng sông Tây Bắc hùng vĩ, chảy xiết, cao xa dữ dằn như một nhân chứng cho sự cố gắng, gian lao vất cả của cả dân tộc VN. Hai chữ "xa rồi" nghe thật xót xa, nghẹn ngào. "Xa rồi" có nghĩa là đã xa, có nghĩa là đã từng gắn bó, từng cận kề, từng có nhau nhưng nay tất cả chỉ còn là nỗi hoài niệm. Và bốn chữ "Sông Mã xa rồi" là một lời nhắn gửi đến chủ thể trữ tình "TT ơi". Tiếng "ơi" cùng dấu chấm cảm như một nhịp nghẹn ngào thổn thức, xen vị sự tiếc thương, nhớ nhung của người lính nay đã tạm chia tay người đồng đội của mình. Quang Dũng đã rât skheos léo vận dụng điệp từ"nhớ" cùng thủ pháp gieo vần đuôi "ơi – chơi vơi" khiến cho câu thơ bộc lộ trọn vẹn sắc thái cảm xúc, tạo ra hiệu quả âm thanh và sức vang gợi cho nỗi nhớ như dòng chảy mạnh lan tràn từ câu thơ này đến câu thơ khác. Tác giả nhớ về những ngày ở Tây Tiến, nhớ những người đồng đội và nỗi nhớ ấy đã thốt lên thành lời gọi. Nỗi nhớ "chơi vơi" gợi xa về cả không gian, thời gian và độ cao. Nỗi nhớ khó có thể định lượng bằng từ ngữ, nhưng hẳn là nỗi nhớ da diết và mãnh liệt nhất khí QD khẳng định bằng cách điệp hai từ "nhớ" liên tiếp – như một cách khẳng định nỗi nhớ ấy vẫn luôn thường trực trong tim người chiễn sĩ anh dũng.

Đến với những dòng thơ tiếp theo, mảnh đất Tây Bắc dưới ngòi bút của Quang Dũng được hiện lên với sự hùng vĩ, đại ngàn, là nơi non cao núi ngự, mây phủ ngang đèo trắng xóa, vừa lãng mạn mà cũng không thiếu gian lao, khắc nghiệt.

"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi."

Bước chân của người chiến sĩ đã đi qua biết bao giải đất gian nan, để rồi còn lại không chỉ là nỗi khó khăn, gian khổ mà còn là nỗi nhớ thương chẳng thể lấp đầy. Từng địa danh "Sài Khao", "Mường Lát" cứ lần lượt hiện lên gắn liền với chặng đường hành quân mòn mỏi khiến ta như đang cùng hòa chung khi thế hào hùng của người lính trẻ hăng hái ra trận. Hình ảnh "sương" kết hợp cùng động từ "lấp" đã diễn tả chân thực sự hiểm nguy, khó lường của rừng núi và những gian truân họ đã phải trải qua. Không phải "sương giăng", "sương phủ" mà là sự khó khăn hơn cả - "sương lấp" – nột thể cao mà ở đó con người dường như bị bao vây, bị quấn quanh bởi làn sương mỏng manh nhưng vô cùng đến vô tận. Những người lính Tây Tiến trước khi đến với cách mạng lý tưởng, họ hầu hết đều là những thanh niên trí thức Hà Nội, những người trần mắt thịt được tạo nên bởi xương và máu. Làn da họ biết buốt trước gió lạnh thét gào, đôi vai họ biết đau dưới nòng súng nặng nề, đôi chân họ cũng biết "mỏi" trong ngàn lớp sương phủ kín rừng. Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên vừa trập trùng, hiểm nguy, vừa nên thơ, trữ tình: "Mường Lát hoa về trong đêm hơi". Nhãn tự của cả câu thơ chính là từ "hoa" – một hình ảnh chứa đựng nhiều sắc thái, nhiều liên tưởng thú vị, đắc sắc. Câu thơ rất đọc đáo, hoa về chứ không phải hoa nở, đêm hơi chứ chẳng phải đem sương. Câu thơ đẹp, huyền ảo mà lung linh. Tới đây cái "mỏi" của đoàn quân TT như tan biến, càng làm nổi bật con mắt "thi-nhạc-họa" của tác giả QD.

Bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc đến đây lại là vẻ hoang vu, hẻo lánh bởi bút pháp điêu luyện, phóng khoáng, góp phần khắc sâu vẻ kiêu hùng cùng ý chí bất khuất của người lính Tây Tiến:

"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời."

Nhịp ngắt 4/3 khiến câu thơ như đang ở cấp đọ tăng tiến, thử thách như ngày càng gian khó và dữ dội. năm thanh trắc liên tiếp "dốc: "khúc" "khuỷu" "dốc" "thẳm" vẽ ra một không gian điệp điệp trùng trùng núi thẳm non sâu. Từ láy "khúc khuỷu", "thăm thẳm" gợi một xúc động mạnh, một cái nhìn toàn cảnh đến choáng ngợp trước sự hùng vĩ, dư dội của thiên nhiên Tây Bắc. Phép đảo ngữ đưa tính từ "heo hút" lên đầu câu khiến cho không gian mà dòng thơ ấy tạo nên ngập đầy vẻ vắng lặng của những áng mây phía xa chân trời. Phép nhân hóa "súng ngửi trời" là một thành công đặc biệt trong ngòi bút của người nghệ sĩ đa tài QD. Một chữ "ngửi" cùng hình ảnh súng – trời đã mở ra một không gian bao la rộng lớn hòa quyện vào lí tưởng, sức mạnh của những chiến binh kiên cường bất khuất. Ta biết đến với một "đầu súng trăng treo" (Đồng Chí – Chính Hữu), một "Ánh sao đầu súng" (Việt Bắc – Tố Hữu) như một hình ảnh mang tính biểu tượng. Súng là hiện thân cho sự khốc liệt của chiến tranh. Trời là biểu tượng cho khát vọng hòa bình, đó là tương lai mà người lính hướng tới, chiến đâu để giành được. Tác giả kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa ngòi bút hiện thực và lãng mạn để tạo nên hình ảnh thơ sống động, giàu ý nghĩa.

Chất hiện thực và chất trữ tình trong thơ Quang Dũng luôn lần lượt thay nhau làm tròn vẹn sứ mệnh truyền tải của mình. Nỗi nhớ về thiên nhiên chưa nguôi ngoai bởi hình ảnh non cao, núi ngàn vẫn luôn thường trực:

"Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi."

Sự hiểm nguy, gân guốc của thiên nhiên được QD ưu ái đặc tả một cách chân thực đến vô cùng. Điệp ngữ "ngàn thươc" cùng tiểu đối "lên – xuống" khiến cho câu thơ như bị gãy gập, tạo nên một thế núi hiểm trở ngay trên những trang giấy vương màu thời gian. Nhưng ngay sau đó là sự vỗ về mà Quang Dũng đã gửi gắm vào trong thi phẩm của mình: "nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". Một câu thơ hoàn toàn là thanh bằng, gợi cảm giác nhẹ nhàng, dịu êm đối lập với sự căng thẳng đến nghẹn thở trước đó. Dù tiến bước giữa nghìn trùng thác ghềnh sương giăng gian khổ, nhưng họ vẫn tìm tháy sự gắn kết giữa chiến sĩ và nhân dân, những ngôi nhà Pha Luông như đón đợi để cổ vũ và tiếp thêm sức mạnh của anh lính bộ đội cụ Hồ.

Những đau thương đã in hằn sâu trong tâm trí người cựu chiến binh, khiến cho thâm tâm người chiến sĩ vẫn luôn khắc khoải khôn nguôi về sự khụy gối của người đồng đội:

"Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời"

Hình ảnh người lính đã trực tiếp xuất hiện trong những dòng cảm xúc của Quang Dũng. Từ láy "dãi dầu" kết hợp cùng cụm từ "không bước nữa" làm bật lên sự nhói lòng của một thời mệt nhọc, khổ đau. Họ "dầm mưa dãi nắng", chịu đựng cái nắng như đổi lửa của núi rừng miền Tây, những cơn mưa nặng nề đến độ gục ngã, đến độ không thể tiếp bước theo lí tưởng cao đẹp của bản thân. "gục lên súng mũ bỏ quên đời" – câu thơ mang đầy sự kiêu hùng, mãnh liệt. Cách nói giảm nói tránh "bỏ quên đời" như một lời khẳng định chắc chắn tư thế hiên ngang, ngang tàn của người lính Tây Tiến trước gian nan vất vả. Dù khắc nghiệt, dù mệt mỏi, dù "không bước nữa", thì họ vẫn luôn đặt mình vào tư thế chủ động, vẫn luông ngẩng cao đầu đối diện với thử thách.

Có thể nói, những tháng ngày khó khăn gian khổ luôn là kí ức khó quên trong hoài niệm của riêng mình nhà thơ Quang Dũng. Lần lượt hình ảnh của dốc cao, vực thẳm, mưa xối sương sa khiến tâm hòn thi sĩ ảm ảnh đến vô cùng:

"Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"

Từ láy "chiều chiều" gợi dòng thời gian như lặp lại, tuần tự chảy trôi qua ngày. Chốn sơn lâm rừng thiêng nước động đã cướp đi tuổi đời của biết bao người chiến sĩ trẻ trung gan dạ. Biện pháp tu từ nhân hóa "thác gầm thét", "cọp trêu người" làm bật lên những u tịch, những bí hiểm của rừng già luôn rình rập, luôn chờ đón con người đến khaui phá và chinh phục. Bằng ngôn ngữ đậm chât lãng mạn nhưng không kém phần bi tráng, Quang Dũng đã "đứng riêng một ốc đảo.. đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến.." (Vũ Quần Phương).

Nỗi nhớ miền Tây xa xôi của nhà thơ còn là những kỉ niệm gắn bó ngọt ngào bên từng bản làng, từng con người chân chất chí tình:

"Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi."

Thán từ "ôi" kết hợp cùng động từ "nhớ" chất chứa biết bao cảm xúc, tựa như vô hình như bền chặt đến kì lạ. Giọng thơ đến đây có sự chuyển biến đầy rõ rệt, từ gan guốc kiêu hùng sang dĩ vãng vàng son. Câu thơ đậm đà tình quân dân. Hương vị bản Mường với "cơm lên khói", với "mùa em thơm nếp xôi" có bao giờ quên? Hai tiếng "mùa em" là một sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ thi ca, có hàm chứa bao tình thương nỗi nhớ, điệu thơ trở nên uyển chuyển, mềm mại, tình thơ trở nên ấm áp. "Thơm nếp xôi' quả như một thời thơ "thi trung hữu vị".

Nỗi nhớ về những mùa riêng trong tầm hồn người chiến sĩ, về "em" trong kí ức đẹp vô ngần, về những nếp xôi ấm lòng.. đều được Quang Dũng bộc lộ một cách tha thiết, cồn cào qua chất lãng mạn và ngôn từ chắt lọc, tinh tế ở từng hình ảnh thơ.

Khúc tráng ca của Quang Dũng được gây nên bởi những nốt nhạc nghệ thuật tài hoa điêu luyện. Bút pháp hiện thức hết hợp bút pháp lãng mạn khiến cho từng dòng thơ như trải đầy cảm xúc một thời oanh liệt, một thời mà lí tưởng con người hùng hòn ngang tàn như ngọn lửa không bao giờ tắt. Ngôn ngữ độc đáo, sáng tạo, giàu chất thơ, chất gợi cảm giúp thi phẩm mang hơi thở mới mẻ, tươi mát, dịu dàng nhưng cũng đủ để khẳng định vị thế của Quang Dũng trong nền thơ hiện đại Vn nói riêng và lịch sử văn học VN nói chung.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro