TÂY TIẾN_ĐOẠN 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quang Dũng (1921- 1988) là một người nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng trước hết ông là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa- đặc biệt khi ông viết về người lính và Tây Tiến và xứ Đoài(Sơn Tây) của mình.Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào chống quân đội của thực dân Pháp, trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội, họ vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác.Rời xa binh đoàn Tây Tiến chưa bao lâu, ông viết bài thơ Nhớ Tây Tiến, mà sau này ông cho đổi tên là Tây Tiến.

Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, đc in trong tập Mây đầu ô. Trong tác phẩm, hình tượng người lính được thể hiện rất rõ ràng trong khổ ba của tác phẩm:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùng

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Nếu như ở những đoạn thơ đầu, hình ảnh đoàn quân mới hiện lên qua nét vẽ gián tiếp – nói đến gian khổ, hi sinh và địa bàn hoạt động- thì ở đây, đoàn quân ấy đã hiện lên với những nét vẽ cụ thể, gân guốc, kì dị:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùng

Trước hết, đây là những câu thơ tả thực, thực một cách trần trụi:"không mọc tóc", chiến sĩ Tây Tiến hồi ấy hoạt động ở những vùng rừng hiểm trở, ma thiêng nước độc, chết trận thì ít mà chết bì bệnh tật thì nhiều, có những con suối rửa chân rụng lộng, gội đầu rụng tóc, hoặc chỉ đơn giả là do các anh tự chủ động cạo tóc của mình để có thể thích nghi với cái thời tiết khắc nghiệt và lạnh giá trên vùng núi Tây Bắc. "Quân xanh" ở có thể hiểu theo hai nghĩa, nó có thể là xanh màu áo, xanh lá ngụy trang hoặc nó cũng có thể là màu da xanh xao của các anh chiến sĩ do bị thiếu máu và bị căn bệnh sốt rét trong cái lạnh buốt giá. Nhưng đối lập với hình dáng xanh xao, yếu ớt, tiều tụy chính là tâm hồn mạnh mẽ, sự quyết tâm không lùi bước trước mọi gian nguy "dữ oai hùng", từ sâu thẳm trong con người họ vẫn toát lên vẻ oai vệ như những vị chúa tể chốn rừng thiên. Họ có làn da xanh xao vì đói rét nhưng họ vẫn "oai hum" khiến kẻ địch khiếp sợ. Đó mới chính là nét đẹp đáng khâm phục của đòan binh Tây Tiến. Mười bốn chữ thơ đầu đã chạm khắc vào lịch sử hình ảnh một đoàn quân phi thường, độc đáo, có một không hai trong cuộc đời cũng như trong thơ ca. Đoàn quân của một thuở "xếp bút nghiên lên đường chinh chiến" của các chàng trai Hà Nội kiêu hùng hào hoa. Mặc dù khó khan, gian khổ là thế, nhưng bên trong trái tim của các chiến binh Tây Tiến vẫn còn tỏa ra chất lãng mạn vốn có của người lính:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

"Mộng" và "mơ" của người lính được gửi về hai phương trời: biên cương,nơi còn đầy bóng giặc- mộng giết giặc lập công, và Hà Nội, quê hương yêu dấu – nơi của bóng dánh thân yêu. Các chiến sĩ Tây Tiến, trước khi đi lính thì họ cũng chỉ là những thanh niên trẻ tuổi, yêu đời, yêu cuộc sống, họ không cứng nhắc, khô khan, họ cũng có những phút giây giành cho người thân gia đình. Họ nhớ về quê hương nơi mà người thân họ vẫn ngày đêm trông mong. "Mắt trừng" chính là ánh mắt dữ dội, rực cháy căm hờn, mang mộng ước giết chết kẻ thù để có thể mang một viễn cảnh tươi sáng hơn cho gia đình của họ trong tương lai. "Dáng kiều thơm", ấy là vầng sáng lung linh trong ký ức, tố cáo nét đa tình của người lính. Nhưng với các chiến sĩ Tây Tiến, nỗi nhớ ấy là sự cân bằng thư thái trong tâm hồn sau mỗi chặng hành binh vất vả, chứ không phải để thối chí nản lòng. Vậy mà một thời, câu thơi "đẹp một cách lãng mạn" này đã khiến cho tác giả của nó và chính bài thơ phải "trải qua gió dập, sóng dồi". Có thể thấy Quang Dũng đã khéo léo khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng bi tráng nhưng cũng rất đỗi lãng mạn tình tứ chỉ qua vẻn vẹn bốn câu thơ nhưng thấm đượm nỗi lòng thầm kín của nhà thơ.

"Cổ lai chính chiến kỷ nhân hồi" - xưa nay đi chiến trận, mấy ai được trở về, các chiến sĩ Tây Tiến cũng không tránh khỏi những mất mát, hi sinh:

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

Sau những câu thơ rắn rỏi, đẹp đẽ, đến đây, âm diệu câu thơ chợt trầm và trùng xuống để đọc giả thất rõ hơn bản chất của sự việc. Dường như đây là một cảnh phim được cố ý quay chậm. Hình ảnh người lính hi sinh bản thân nơi chiến trường khắc nghiệt thật khiến ta đau xót. Họ cống hiến bản thân mình cho Tổ quốc. Họ ngã xuống nơi chiến trường. Họ nằm lại nơi đất khách quê người, không một vòng hoa, không một nén hương tưởng nhớ. Lạnh lẽo, bi thương nhưng trước khi lên đường cầm súng chiến đấu họ đã xác định ranh giới giữa cái chết với cái sống là quá mong manh. Họ chấp nhận điều đó. Còn gì thiêng liêng và cao quý hơn sự hi sinh và chấp nhận hết mọi hiểm nguy về mình cho dù là phải chết. Họ mang tuổi trẻ, nhiệt huyết của mình cống hiến cho quê hương. Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất, nhiều ước mơ hòai bão lớn lao đầy hứa hẹn nhưng họ chẳng tiếc mà nhiệt tình dâng hiến cả sức trẻ cho Tổ quốc. Một loạt những từ ngữ Hán Việt được sử dụng một cách cổ kính: "biên cương", "viễn xứ", "áo bào", "độc hành" cùng với cách nói giảm nói tránh và phép nhân hóa "Áo bào thay chiếu anh về đất" đã nói lên được sự dũng cảm của người lính Tây Tiến. Họ xem cái chết, sự hi sinh hết sức nhẹ nhàng, kiêu bạc, thanh thản, đối với họ, đó không phải là sự ra đi mà là sự trở về: "anh về đất". "Anh về đất" là hóa thân cho hình dáng xứ sở, thực hiện xong nghĩa vụ quang vinh của mình, giờ đây anh đã có thể nằm xuống, nghỉ ngơi, được Đất Mẹ ôm ấp, vỗ về, giang tay chào đón như những đứa con xa quê hương về với cái ôm đầy tình thương của người mẹ. Quang Dũng cũng đã mượn luôn âm thanh của thiên nhiên như là khúc ca kêu thêm sự đau thương mất mác: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành". Tiếng gầm của sông Mã về xuôi như đại bác rền vang, vĩnh biệt những người con yêu của giống nòi. Câu thơ ấy mang âm hưởng dữ dội như cào vào lòng người những viết xước sâu không thể nào quên đi được nhưng nó cũng mang âm hưởng bi tráng khiến cho sự hi sinh của người lính không hề bi lụy chút nào. Tây Tiến mùa xuân ấy như khúc ca còn vang mãi trong lòng mỗi người.

Tóm lại, đọan thơ thứ ba đặc sắc nhất của bài thơ có giọng điệu trang trọng thể hiện tình cảm của nhà thơ một cách sâu sắc. Đặc biệt với những hình ảnh thơ thấm đẫm kỉ niệm mà nhà thơ hồi tưởng lại man mác buồn nhưng thấm đẫm bi tráng hào hùng. Nhà thơ khéo léo sử dụng từ Hán Việt khiến đọan thơ trang nghiêm lên nhiều hơn. Qua những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, Quang Dũng đã vẽ ra bức tranh về đòan binh Tây Tiến. Họ oai nghiêm, lẫm liệt yêu nước nồng nàn nhưng cũng rất lãng mạn. Đây là đọan thơ sâu sắc đúc kết cả cái tình, cái thần cho toàn bài, là điểm nhấn nổi bật mà ta không thể nào quên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro