VIỆT BẮC ĐOẠN 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

      Tố Hữu là một nhà thơ mang đậm chất dân tộc, những tác phẩm mà ông viết ra đều rất nồng nàn và thường gắn liền với sự kiện lịch sử. Việt Bắc là một khúc tình ca nồng nàn và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến về cội nguồn sâu xa mà cảm hứng là tình yêu quê hương đất nước. Hơn thế nữa, VB còn thể hiện sức mạnh của nhân dân, là truyền thống đạo lý ân nghĩa thủy chung của dân tộc VN.

     Với giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết, đoạn trích nói đến nghĩa tình cách mạng nhưng thi sĩ lại dùng giọng của tình thương, lời của người iu để trò chuyện, giải bày tâm sự. Cả bài thơ được viết theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong dân ca và phần đầu này cũng thế- nó là lời giải bày tâm sự giữa người đi với người ở lại là đồng bào Việt Nam:

"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay..."

Mở đầu đoạn trích như khơi nguồn nỗi nhớ, khơi nguồn kỉ niệm với 4 câu thơ đầu:

"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?"

Bốn câu thơ mở đầu cất lên thật tha thiết bồi hồi, cảm xúc được nén lại trong lòng bỗng ùa lại và trào lên. Đoạn thơ thể hiện tinh tế và sâu sắc những rung động trong trái tim của người ra đi và người ở lại trong giờ phút phân ly: tình cảm của "ta" khi đưa tiễn. Người ở lại hỏi người cách mạng về xuôi: "Mình về mình có nhớ ta" và "Mình về mình có nhớ không". Trong "ta" ở đây như có hình ảnh người con gái Việt Bắc hoặc cũng có thể là đồng bào Việt Bắc; còn "mình" ở đây là người cán bộ Cách mạng, là anh bộ đội Cụ Hồ. Lời hỏi da diết của người ở lại gợi trong lòng người ở, người đi kỉ niệm 15 năm gắn bó. Tình nghĩa giữa "ta" với "mình" không phải ngày một ngày hai mà đã giao hòa, gắn kết "thiết tha", "mặn nồng" trong suốt 15 năm trời kể từ ngày khởi nghĩa Bắc Sơn(1940) đến ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng(1945). Lời hỏi tha thiết của người ở lại cùng với điệp ngữ: "mình về", "mình có nhớ" chính là những lời gợi nhớ những kỉ niệm giữa Việt Bắc và người Cách mạng trong 15 năm qua. Mười lăm năm trong kháng chiến nhiều gian lao, vất vả càng sâu nặng ân tình. Câu hỏi tu từ của người ở khi đưa tiễn người đi mở ra 1 chân trời thương nhớ:

"Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?"

Ở đây, ta bắt gặp những sự vật, hình ảnh điển hình ở miền núi: cây, núi, sông, nguồn đều mang tính khái quát rất cao. Đây là lời nhắc nhở chân tình, lời thủ thỉ tha thiết, chân thành và cũng rất kín đáo. Suy cho cùng, cảm xúc nhớ nhung da diết ấy chính là biểu hiện của tình cảm chân thành sâu sắc của đồng bào Việt Bắc dành cho người Cách mạng. Nếu như 4 câu thơ đầu là nỗi niềm của người ở lại thì 4 câu thơ tiếp theo chính là tình cảm của người ra đi. Lời đáp lại của người ra đi gợi tả không gian nghệ thuật, tâm trạng của người đi kẻ ở trong buổi chia tay:

"Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng lòng dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay..."

Đáp lại tấm chân tình của người ở lại, người về mang bao nỗi niềm nhớ thương, bịn rịn lúc chia tay.Tiếng hát của ai tha thiết cất lên bên cồn hay chính tiếng lòng tha thiết của người Việt Bắc làm cho người ra đi thực sự xúc động.Tố Hữu rất tài tình, khéo léo khi sử dụng hai từ láy diễn tả tâm trạng trong một câu thơ: "bâng khuâng" và "bồn chồn". Tình cảm của ngửi Cách mạng và người Việt Bắc trong 15 năm kháng chiến thật sâu sắc, vì thế khi chia tay càng thêm bịn rịn, luyến lưu. Người cách mạng phải về xuôi vì nhiệm vụ mới khi cuộc chiến kết thúc, nhưng chia tay Việt Bắc sao mà khó đến thế! Chân bước đi mà lòng không muốn đi. Người ra đi không trả lời câu hỏi trực tiếp của người ở lại nhưng trong lòng cũng mang nặng trong lòng một nỗi nhớ khôn nguôi, người ra đi không trực tiếp nói bằng lời, nó được diễn tả bằng sực bâng khuâng trong tâm hồn đầy thương nhớ:

"Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay..."

Hình ảnh hoán dụ "áo chàm" là để chỉ người Việt Bắc, người Việt Bắc thường mặc áo nhuộm bằng vỏ cây chàm lấy ở trên rừng, thật giản gị và mộc mạc. Màu áo chính là sự khác biệt đầu tiên khi người chiến sĩ đặt chân lên chiến khu Việt Bắc, giờ đã trở thành quen thuộc nhưng lại phải rời đi. "Áo chàm đưa buổi phân li" là người Việt Bắc đưa tiễn người cách mạng. Trong giờ khắc chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn, tấm chân tình của kẻ ở người đi gửi qua cái bắt tay- bắt tay để chia tay. Họ trao nhau cái nắm tay thật chặt: "Cấm tay nhau biết nói gì hôm nay", câu thơ chứa đựng sức biểu cảm lớn, họ không biết nói gì không phải là không có cái gì để nói, phải chăng điều muốn nói lại quá nhiều, kỉ niệm quá nhiều, ân tình quá sâu sắc nên không thể nào nói hết, diễn tả hết. Vì thế họ chỉ biết gửi tất cả qua cái bắt tay mà lòng nghẹn ngào. Với người đi thì trải qua 15 năm sinh sống, Việt Bắc đã trở thành quê hương thứ hai của các anh, nay nhiệm vụ đã thành công các anh lên đường làm nhiệm vụ mới nên phải xa rời Việt Bắc. Bởi vậy, cả người đi và người ở đều quyến luyến không muốn rời xa.

     Đoạn thơ đầu đã diễn tả thành công cảnh chia li bịn rịn, lưu luyến giữa người Việt Bắc và người cách mạng. Cái tài của Tố Hữu là chuyện ân tình cách mạng được tác giả khéo léo thể hiện như chuyện tình cảm lứa đôi. Chính vì thế mà thơ Tố Hữu là thơ chính trị nhưng rất đỗi trữ tình, đi sâu vào lòng người. Đoạn thơ chỉ 8 câu ngắn gọn nhưng lại mở ra một khoảng trời thương nhớ, một ân tình sâu nặng giữa người cách mạng và quê hương cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro