tbt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Rào cản kỹ thuật được WTO đưa ra thong qua Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Agreement on Technical Barries to Trade - TBT). Hiệp định TBT  thừa nhận tầm quan trọng của các tiêu chuẩn quốc tế và các hệ thống đánh giá sự phù hợp, đồng thời mong muốn tăng cường việc xây dựng những tiêu chuẩn và hệ thống này. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn và văn bản pháp quy kỹ thuật cũng như các quy tŕnh đánh giá sự phù hợp không được tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế. Các nước thành viên có quyền áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu của ḿnh hoặc để bảo vệ cuộc sống, sức khỏe con người, động, thực vật và bảo vệ môi trường... với điều kiện không tạo ra sự phân biệt đối xử hoặc không công bằng giữa các nước có điều kiện như nhau và phải phù hợp với các quy định của Hiệp định.

1.2.2. Các h́nh thức rào cản kỹ thuật.

-         Các  tiêu chuẩn, quy định an toàn , vệ sinh dịch tễ:

Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước, h́nh dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhận, những quy định và các phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm, … được áp dụng. Mục đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, đời sống động, thực vật, bảo vệ môi trường,…

Một số tiêu chuẩn được áp dụng trong vệ sinh , an toàn dịch tễ như HACCP với sản phẩn là thủy sản và thịt, SPS với sản phẩm nguồn gốc đa dạng sinh học, nhăn CE với các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Châu Âu chủ yếu là áp dụng với máy móc, thiết bị y tế , ….

Một tiêu chuẩn hiện nay đang được áp dụng tại đa số các quốc gia nhập khẩu cá da trơn Việt Nam, cũng đang là một khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này, đó là tiêu chuẩn HACCP.

HACCP là viết tắt theo tiếng Anh của Hazard Analysis Critical Control Points. Đây là một hệ thống kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm kiểu mới, có hiện quả hơn là việc kiểm tra định kỳ, lấy mẫu, phân tích để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn. Hệ thống HACCP kiểm tra sản phẩm đang trong quá tŕnh sản xuất. HACCP đă và đang được áp dụng rộng răi và tương thích với bộ tiêu chuẩn ISO 9000 tạo ra sự thuận lợi trong việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng lại là bài toán khó với các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn Việt Nam.

-         Các  tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường:

Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào, được sử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá tŕnh này có làm tổn hại đến môi trường hay không. Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai đoạn sản xuất với mục đích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lăng phí tài nguyên không tái tạo. Đây cũng là một tiêu chuẩn rất được chú trọng trong quá tŕnh nhập khẩu bởi vấn đề môi trường hiện nay rất cấp thiết.

Một số tiêu chuẩn hiện nay được áp dụng như chứng nhận ISO 14000 , nhăn Green dot …

Nhăn Green dot cũng là một vấn đề khó với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường châu Âu. Nhăn này thực chất là một yêu cầu về việc tái sử dụng và tái chế bao b́, đây là một chương tŕnh liên kết hoạt động thương mại để giải quyết vấn đề thu hồi phế thải bao b́, thu thập rác thải với chi phí thấp nhất cho các quốc gia tham gia. Các doanh nghiệp phải một khoản phí không nhỏ để được in nhăn Green dot lên bao b́.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được ban hành để bao trùm các vấn đề lớn về môi trường, đánh giá chu tŕnh sản xuất, ghi nhăn môi trường và một số vấn đề khác. Để đạt được tiêu chuẩn này doanh nghiệp phải chứng tỏ hệ thống quản lư môi trường của ḿnh là phù hợp. Đạt được bộ tiêu chuẩn này, doanh nghiệp sẽ có được rất nhiều lợi ích như: đạt được các yêu cầu của thị trường quốc tế, nâng cao uy tín, cải thiện mối quan hệ với cộng đồng và các cơ quan hữu quan….

-   Các  yêu cầu về nhăn mác:

      Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo đó các sản phẩm phải được ghi rơ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, xuất xứ, nước sản xuất, nơi bán, mă số mă vạch, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản …. Đây là một rào cản thương mại được sử dụng rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển.

      Ngoài ra nhăn mác đ̣i hỏi phải sử dụng các kư hiệu và ngôn ngữ phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu, làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.

      Ngoài nhăn Green dot như trên th́ hiện nay để xuất khẩu hàng vào thị trường EU c̣n cần phải nhăn Eco theo chỉ thị số 80/232/EC của Liên minh châu Âu thông qua vào năm 1992. Nhăn này có biểu tượng là một bông hoa màu xanh, nhăn này trao cho nhà sản xuất chứng tỏ công nghệ của họ thân thiện với môi trường, đồng thời khuyến khích khách hàng mua sản phẩm xanh này. Tuy nhiên khác với nhăn Green dot th́ với hàng hóa không có nhăn này nhưng nếu chứng tỏ sản phẩm đạt tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường th́ vẫn có thể thâm nhập vào thị trường EU.

-         Các yêu cầu về đóng gói bao b́:

Bao b́ là thứ không thể thiếu với các sản phẩm hàng hóa, nó góp phần tạo ra thương hiệu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên với các nước nhập khẩu th́ gắn với bao b́ là việc tái chế, thu hồi rác thải nên các nước này luôn áp dụng các yêu cầu về việc đóng gói bao b́.

Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao b́, những quy định về tái sinh, những quy định về xử lư và thu gom sau quá tŕnh sử dụng, … Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên vật liệu dùng làm bao b́ đ̣i hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc tái sử dụng.

Tại một số quốc gia th́ c̣n có yêu cầu trong việc doanh nghiệp phải mang bao b́ trở về. Các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển phải thu hồi bao b́ của họ nếu bao b́ đó làm bằng vật liệu không thể tái chế, tái sử dụng được.

-         Các mức phí mà doanh nghiệp phải trả:

Phí môi trường thường được áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: thu lại các chi phí phải sử dụng cho môi trường, thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập thể đối với các hoạt động có liên quan đến môi trường và thu các quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Các loại phí môi trường thường gặp gồm có:

Phí sản phẩm: áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm, có chứa các hoá chất độc hại hoặc có một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải loại sau sử dụng.

Phí khí thải: áp dụng đối với các chất gây ô nhiễm thoát vào không khí, nước và đất, hoặc gây tiếng ồn.

Phí hành chính: áp dụng kết hợp với các quy định để trang trải các chi phí dịch vụ của chính phủ để bảo vệ môi trường.

Phí môi trường có thể được thu từ nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng hoặc cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.

-         Nhăn sinh thái:

Sản phẩm được dán nhăn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về dán nhăn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, từ giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó. Sản phẩm được dán nhăn sinh thái, thường được gọi là “sản phẩm xanh”, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm cùng chủng loại nhưng không dán nhăn sinh thái do người tiêu dùng thường thích và an tâm khi sử dụng các “sản phẩm xanh” hơn.

1.2.3. V́ sao các nước áp dụng rào cản kỹ thuật

Trong quá tŕnh hội nhập như ngày nay các rào cản kỹ thuật được dựng lên ngày càng nhiều. Những rào cản này là những hàng rào bảo hộ và được coi là vũ khí sắc bén của các nước nhập khẩu. Các rào cản kỹ thuật xuất hiện nhằm:

-Hạn chế nhập khẩu những hàng hóa không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, gây tác động xấu đến môi trường sống.

-Bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người tiêu dùng .

- Trực tiếp bảo hộ sản xuất trong nước.

Ngoài ra c̣n có những rào cản được dựng lên không theo quy định chung , b́nh đẳng mà Hiệp định TBT quy định. Một số quốc gia dựng lên những rào cản thể hiện rất rơ sự bất b́nh đẳng, đối xử chênh lệch giữa hang nội địa và hang nhập khẩu, nhằm bảo hộ sản xuất , đem lại thặng dư cho doanh nghiệp ḿnh, đất nước ḿnh mà quên đi sân chơi chung quốc tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro