TCBV 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG I

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

PHẠM NGỌC HẢI

Chương i

Những kháI niệm cơ bản về tiếp cận bền vững

1.1. Tính bền vững

Trước tình trạng mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng ở các nước công nghiệp phát triển, hội nghị chuyên đề về môi trường và phát triển đầu tiên của Liên Hiệp Quốc đã được tổ chức tại Stockholm [UNEP, Stockolm 1972] và đạt được những kết quả chính sau đây:

1- Khởi động các cuộc đối thoại Bắc - Nam (North - South Dialog);

2- Khởi động cho việc đỏnh giỏ viễn cảnh toàn cầu"Global Perspective - Viễn cảnh toàn cầu";

3- Khởi động sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ trong giám sát và bảo vệ môi trường;

4- Thành lập của UNEP - Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc;

5- Đề nghị Đại hội đồng Liên hiệp quốc lấy ngày 5 tháng 6 làm Ngày Môi trường Thế giới

Năm 1980 tổ chức Hội nghị "World Conservation Strategy - Chiến lược bảo tồn thế giới" .Hội nghị đã đề xuất bản chiến lược bảo tồn thế giới "World Conservation Strategy" và UNEP được chính thức giao nhiệm vụ công bố. Tại hội nghị này khái niệm "Bền vững" đã được đưa ra, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào vấn đề bảo vệ môi trường.

"Môi trường là nơi tất cả chúng ta sinh sống và phát triển, là cái mà tất cả chúng ta muốn làm để cải thiện số phận của chúng ta trong phạm vi nơi ở đó".

Tuy nhiên, xung đột về phát triển kinh tế và môi trường luôn luôn xẩy ra ở mọi nơi trên toàn thế giới.

Năm 1983, Liên hiệp quốc thành lập một ủy ban quốc tế để đề xuất chiến lược cho "phát triển bền vững" - cách để nâng cao điều kiện sống của con người trong giai đoạn trước mắt nhưng không đe dọa đến môi trường toàn cầu về lâu về dài. Thủ tướng Na Uy: Gro Harlem Brundtland, làm chủ tịch, Năm 1987 đã công bố bản báo cáo về "Our Common Future - Tương lai chung của chúng ta" được gọi là "Báo cáo Brundtland". Báo cáo đã giúp khởi phát một loạt hành động, bao gồm:

- "Hội nghị thượng đỉnh về trái đất" của Liên hiệp quốc vào các năm 1992 và 2002 với Công ước quốc tế về biến đổi khí hậu, và "Chương trình nghị sự 21" trên phạm vị toàn cầu.

- Báo cáo Brundtland đã cảnh báo về mối hiểm họa về các tai biến môi trường và đã đánh giá: "Trong suốt thế kỷ 20 mối quan hệ giữa thế giới loài người và trái đất đã trải qua một sự biến đổi sâu sắc... Các biến đổi lớn, không dự tính trước đang xảy ra trong khí quyển, trong đất, trong nước, trong động vật và thực vật và trong mối quan hệ giữa tất cả những đối tượng đó. Tốc độ biến đổi đang vượt xa khả năng của khoa học kỹ thuật, khả năng hiện tại của chúng ta để đánh giá và có các giải pháp hữu hiệu. Nó làm thất vọng sự cố gắng của các thể chế chính trị và các cơ quan kinh tế, những thể chế đã tiến triển trong một thế giới khác, dễ bị vỡ vụn hơn là thích ứng và đối phó.... Để giữ gìn cho các thế hệ tương lai, thế hệ hiện tạ i- tất cả các dân tộc trên thế giới phải bắt đầu hành động ngay từ bây giờ ..."

Báo cáo Brundtland đã đưa ra được định nghĩa về Phát triển bền vững, định nghĩa này hiện vẫn được thừa nhận và được sử dụng một cách rộng rãi.

Báo cáo Brundtland cũng đưa vấn đề môi trường chính thức thành chương trình nghị sự chính trị trong các hội nghị quốc tế lớn.

Năm 1992 Hội nghị thượng đỉnh về trái đất được tổ chức tại Rio de Janeiro là một hội nghị lớn của UN cả về quy mô lẫn phạm vi của các vấn đề quan tâm, UN đã đặt vấn đề để chính phủ các nước suy nghĩ lại về sự phát triển kinh tế và tìm cách ngăn chặn sự phá hoại các tài nguyên thiên nhiên không thể thay thế và sự ô nhiễm trên trái đất. Các kết quả chính của hội nghị là:

 Tuyên bố chung Rio về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc xác định quyền hạn và trách nhiệm của các quốc gia khi họ theo đuổi sự phát triển và thinh vượng.

 Chương trình nghị sự 21, Đó là một kế hoạch nhằm tìm ra phương thức để làm cho sự phát triển bền vững về mặt xã hội, kinh tế và môi trường.

 Công ước về rừng - quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững của mọi loại rừng vì rừng rất quan trọng đối với phát triển kinh tế và duy trì tính đa dạng của sự sống.

 Công ước quốc tế "Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu", đã được ký bởi hầu hết các nước tham dự Hội nghị Rio, nhằm ổn định khí nhà kính. Điều đó đòi hỏi phải giảm lượng khí thải như CO2,

 Công ước về "Đa dạng sinh học" yêu cầu các nước chấp nhận các phương thức và biện pháp nhằm bảo tồn sự đa dạng của các loài động, thực vật

Tiếp theo là Hội nghị Rio + 5 được tổ chức vào năm 1997 (tại Kyoto, Nhật Bản) nhằm thúc đẩy "Quá trình Rio", Có các báo cáo và thảo luận về các tiến bộ của Chương trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia,.

Năm 1998 hội nghị về "quản lý nguồn nước ngọt" Thành lập tổ chức "Global Water Partnership - Cộng tác Nước Toàn cầu".

Hội nghị về Đại dương và Biển được tổ chức năm 1999,

Hội nghị về quản lý tài nguyên đất năm 2000,

Hội nghị về khí quyển và năng lượng năm 2001.

Năm 2002 Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại Johannesburg. Những kết quả chính của Hội nghị bao gồm [UN Johannesburg Summit 2002]:

 Tái khẳng định phát triển bền vững là một yếu tố trung tâm của chương trình nghị sự quốc tế và tiếp tục thúc đẩy các hành động toàn cầu để chống lại nghèo đói và bảo vệ môi trường.

 Khái niệm về Phát triển bền vững đã được mở rộng và củng cố, đặc biệt là các mối liên hệ giữa nghèo đói, môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

 Các chính phủ đã tái khẳng định một loạt cam kết và có các hành động nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

 Năng lượng và vệ sinh là hai vấn đề được các quốc gia nhấn mạnh và quan tâm hơn.

 Nhất trí ủng hộ việc thành lập quỹ đoàn kết thế giới xóa nghèo đói.

 Đối tác mới cho Phát triển Châu Phi (NEPAD - New Partnership for African Development) đã được xác định và được chú ý đặc biệt để đáp ứng những nhu cầu phát triển của lục địa này.

I - Phát triển bền vững

1) Định nghĩa

Có hai định nghĩa rất khác nhau về phát triển bền vững :

- Định nghĩa của ủy ban Brundtland

- Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng một cách đầy đủ các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai (Uỷ ban Quốc tế về Phát triển và Môi trường, 1987).

- Dự án "Nước 21" Đưa ra định nghĩa thứ 2 : Tính bền vững có quan hệ chặt chẽ đến sự cung cấp của" Nguồn tự nhiên" được duy trì. Cụ thể : Sự sử dụng của các nguồn có khả năng tái tạo (ví dụ: nước) không được vượt quá tốc độ tái tạo ; sự sử dụng các tài nguyên không có khả năng tái tạo (ví dụ: dầu mỏ ) phải ở mức để những tài nguyên này không bị cạn kiệt trước khi có các nguồn thay thế, đồng thời các quá trình và các cơ cấu sinh thái cơ bản phải được duy trì

Có thể nhận thấy rằng định nghĩa Brundtland tập trung vào nhu cầu của các thế hệ (con người), trong khi đó định nghĩa thứ hai nhấn mạnh các yếu tố khách quan (môi trường).

2) Các yếu tố đảm bảo và mục tiêu phát triển bền vững: Sự phát triển chỉ có thể bền vững nếu đảm bảo được đồng thời sự bền vững về xã hội, kinh tế và môi trường

 Mục tiêu kinh tế:

- Hiệu quả;

- Đáp ứng nhu cầu cơ bản;

- Tăng số lượng và chủng loại sản phẩm và dịch vụ;

- Tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

 Mục tiêu xã hội:

- Đảm bảo công bằng xã hội;

- Giữ gìn bản sắc văn hoá;

- ổn định tổ chức;

- Đảm bảo sự tham gia của dân trong các hoạt động của sự phát triển.

 Mục tiêu môi trường:

- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, sinh vật;

- Đảm bảo đa dạng sinh học, tăng năng suất sinh học.

3) Chiến lược phát triển bền vững

Theo Chương trình Môi trường và Phát triển Liên hợp quốc, chiến lược phát triển bền vững ở các nước đang phát triển là:

- Tập trung phát triển ở các vùng nghèo đói, nhất là ở các vùng rất nghèo nơi mà con người không có sự lựa chọn nào khác là tiếp tục tàn phá và làm cạn kiệt và xuống cấp các tài nguyên;

- Tạo ra sự phát triển cao về tính tự lập của cộng đồng trong điều kiện có hạn về nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên;

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực dựa trên kỹ thuật và công nghệ thích hợp kết hợp với khai thác tối đa kỹ thuật truyền thống;

- Đảm bảo tự lực về lương thực và thực phẩm, cung cấp nước sạch và nhà ở, giữ gìn sức khỏe, chống suy dinh dưỡng.

- Xây dựng các chiến lược đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào các chương trình phát triển.

II - Tính bền vững của dự án phát triển

Tính bền vững của dự án là khả năng phát huy tác dụng bằng chính các yếu tố tạo ra từ dự án (nhân lực, vật chất và tài chính) và tiếp tục phát huy ngay cả khi sự hỗ trợ từ bên ngoài kết thúc.

Các phương diện để dự án phát triển bền vững bao gồm:

 Bền vững về môi trường: Dự án không được gây các tác động xấu đến môi trường cả trong quá trình thi công cũng như trong giai đoạn vận hành;

 Bền vững về kỹ thuật: Công nghệ được lựa chọn cần phải:

- Vận hành theo đúng theo thiết kế;

- Rẻ tiền (phù hợp với khả năng đầu tư và khả năng trả phí dịch vụ của người dân...);

- Dễ vận hành;

- Có khả năng và dễ duy tu, bảo dưỡng;

 Bền vững về tài chính: Phải có một cơ chế thu phí được bảo đảm bằng các điều luật hay quy định hiện hành. Tuy nhiên để đảm bảo việc thu phí thực hiện có hiệu quả, dự án phải được lựa chọn và thực hiện theo nguyện vọng của đa số những người hưởng lợi và mức dịch vụ của dự án phải hợp lý. Dự án phải được xây dựng theo tiếp cận "đáp ứng nhu cầu". Sự tham gia của người hưởng lợi là hết sức quan trọng trong suốt chu trình dự án, từ giai đoạn lựa chọn, quy hoạch, thiết kế, thi công đến quản lý vận hành.

 Bền vững về thể chế và tổ chức: Dự án phải được hỗ trợ bởi một khung thể chế hiện hành. Điều đó có nghĩa là việc triển khai dự án nằm trong khuân khổ luật pháp, phù hợp với chính sách đầu tư của chính phủ, được quản lý bởi một bộ máy hành chính có năng lực và trong sạch.

 Bền vững về văn hóa và xã hội: Phải đảm bảo dự án không gây những tác động tiêu cực đáng kể như: không làm mất công ăn việc làm của cư dân địa phương; không gây ra sự bất bình đẳng giữa những người hưởng lợi, đặc biệt là nhóm người dễ bị tác động (phụ nữ, trẻ em...); không làm ảnh hưởng đến các truyền thống văn hóa dân tộc và các giá trị phi vật chất khác...

 Bền vững về chính trị: Dự án phải được xây dựng phù hợp với nguyện vọng chính trị của Đảng và Nhà nước, đồng thời phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng.

Những yếu tố làm tăng tính bền vững của dự án bao gồm:

Yếu tố tài chính:

- Nhiều nguồn tài trợ khác nhau;

- Ngân sách địa phương;

- Quỹ vay luân chuyển.

Chiến lược cho bền vững về tài chính là:

- Tiếp cận với các tổ chức tài trợ, cơ quan quốc tế, quốc gia;

- Các dự án tạo thu nhập;

- Hình thành hệ thống thu các loại phí (giá nước, phí đường);

- Các dịch vụ bằng hiện vật của các tổ chức khác;

- Trợ giá đan xen giữa các dự án;

- Sự đóng góp về hiện vật của cộng đồng;

- Sự ủng hộ của các ngành, các tổ chức tham gia;

- Phong trào làm tăng vốn, quỹ.

Yếu tố tổ chức:

- Sự tham gia của cộng đồng và quá trình kế hoạch hoá dự án;

- Xác định những nhu cầu thực sự;

- Cán bộ có chuyên môn, kỹ thuật giỏi;

- Dự án có tăng trưởng tốt;

- Các hoạt động của dự án được thực hiện chuẩn xác cho từng giai đoạn;

- Sự lựa chọn công nghệ phù hợp.

Chiến lược cho bền vững về tổ chức

- Xác định rõ chức năng và vai trò của từng tổ chức khi tham gia;

- Khả năng chuyên môn kỹ thuật và quản lý;

- Hệ thống tổ chức về quản lý chất lượng và bảo đảm chất lượng;

- Mềm dẻo và linh hoạt cho sự thay đổi;

Yếu tố chính trị:

- Sự tham gia của cộng đồng và qúa trình kế hoạch hoá dự án;

- Cộng động xác định những nhu cầu thực sự;

- Thoả mãn về chính trị ;

- Sự hợp tác có hiệu quả với các cơ quan và tổ chức khác;

- Sự đồng tình và ủng hộ của cán bộ địa phương.

Chiến lược cho bền vững về chính trị

- Huy động ủng hộ của Chính phủ ;

- Huy động ủng hộ của địa phương;

- Hợp tác với các tổ chức khác;

- Hợp tác với các cơ quan thông tin đại chúng để nhiều người biết các hoạt động của dự án.

1.2. Tiếp cận đáp ứng yêu cầu (DRA)

I - Sự cần thiết của việc áp dụng tiếp cận đáp ứng nhu cầu

Đã có nhiều bài học trên thế giới cũng như ở Việt Nam về thành công và thất bại trong thực thi các dự án phát triển. Nhiều dự án không bền vững do chúng được quy hoạch và thực hiện mà không đáp ứng yêu cầu của người hưởng lợi. Nhằm khắc phục vấn đề không đáp ứng nhu cầu của người dùng Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức khác đã hướng đến tiếp cận đáp ứng nhu cầu trong cung cấp các dịch vụ của các dự án phát triển. Tiếp cận đáp ứng nhu cầu (DRA) là cách tiếp cận cố gắng đáp ứng yêu cầu được đưa ra một cách rõ ràng cho một dịch vụ nào đó. Sự cam kết này được bảo đảm bằng việc tự nguyện chi trả hoặc việc đóng góp khác cho một mức dịch vụ đã lựa chọn.

Ví dụ: Các nguyên tắc Dublin, được đưa ra tại hội nghị quốc tế về nước và môi trường được tổ chức tại Dublin (Ireland) vào năm 1992, đã trở thành cơ sở chung về phát triển trong ngành nước. Bốn nguyên tắc Dublin bao gồm :

Với nước được coi là một loại hàng hóa, các quyết định đầu tư then chốt về một dự án phải được xây dựng dựa trên những yêu cầu của người dùng (khách hàng). Các dự án phải thừa nhận những quy tắc rõ ràng và minh bạch cho phép người dùng lựa chọn mức dịch vụ, công nghệ và địa điểm bố trí thiết bị sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của họ với sự hiểu biết rõ ràng về chi phí và trách nhiệm họ phải gánh vác tương ứng với lựa chọn đó.

Các dự án của ngành nước được thể hiện trong những nguyên tắc cơ bản của DRA, đó là:

- Nước cần phải được quản lý như một loại hàng hóa kinh tế - xã hội;

- Quản lý nước phải được chú trọng tại cấp thấp nhất thích hợp;

- Phải áp dụng một tiếp cận tổng thể nhất trong sử dụng nước;

- Vai trò của phụ nữ trong quản lý nước là rất quan trọng.

II - Định nghĩa về tiếp cận đáp ứng nhu cầu

Một cách tổng quát: sự đáp ứng nhu cầu là sự đáp lại một nhu cầu được thể hiện bởi người dùng đối với một dịch vụ mà họ sẵn lòng và có khả năng hỗ trợ thông qua một hình thức đóng góp có ý nghĩa nào đó.

DRA phải được hỗ trợ với ba điều kiện:

1- Người dân phải được thông báo về những lợi ích, chi phí và rủi ro của bất kỳ sự cải tiến nào. Bất kỳ một lựa chọn mới nào cũng sẽ được so sánh với những lựa chọn hiện dùng..

2- Người dân phải tự nguyện và có khả năng bày tỏ yêu cầu của họ, Trong nhiều tình huống, những nhóm có vai vế thấp trong cộng đồng cần được tăng quyền và tăng cường năng lực trước khi họ có khả năng bày tỏ yêu cầu của mình.

3- Sự đóng góp có ý nghĩa (bằng tiền, thời gian, lao động hay vật liệu) cho phép gia tăng quyền lực của khách hàng. Không giống như những người hưởng lợi, khách hàng có quyền về loại dịch vụ, mức độ và cách thức dịch vụ được cung cấp.

III- Đặc trưng của tiếp cận đáp ứng nhu cầu

Những đặc trưng chính của DRA là:

1. Cộng đồng đề xuất và tự lựa chọn trên cơ sở được cung cấp đầy đủ thông tin về mức dịch vụ và cách thức cung cấp dịch vụ;

2. Cộng đồng đóng góp chi phí đầu tư xây dựng tương ứng với mức dịch vụ đã chọn và có vai trò đáng kể trong việc quản lý quỹ tài chính;

3. Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, đưa ra các chính sách và chiến lược quốc gia rõ ràng và tạo ra một môi trường thuận lợi cho các cá nhân, đơn vị thuộc mọi bên liên đới, ví dụ bộ phận kinh tế tư nhân và các tổ chức phi chính phủ;

4. Cộng đồng (hoặc đại diện hợp pháp của cộng đồng) sở hữu và chịu trách nhiệm duy trì các cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc;

5. Các năng lực của cộng đồng được tăng cường một cách phù hợp; Yêu cầu nhận thức của cộng đồng phải được nâng cao để kích cầu;

Tiếp cận này khuyến khích sự đổi mới của cộng đồng, nhấn mạnh thừa nhận các yêu cầu của người hưởng lợi và phải có sự linh hoạt trong việc cung cấp dịch vụ.

IV - Đánh giá nhu cầu

Nhu cầu cần được đánh giá để thẩm định và cung cấp tài chính cho các dự án. Để đánh giá nhu cầu các yếu tố xác định nhu cầu phải được hiểu rõ

Nhu cầu bị chi phối bởi những yếu tố sau:

a. Các đặc trưng kinh tế - xã hội: thu nhập hộ gia đình, giới, giáo dục, nghề nghiệp, tài sản, nhân chủng học và các đặc trưng địa phương khác;

b. Các đặc trưng cơ bản của dự án được thực hiện: Chất lượng tương đối của dịch vụ được đưa ra từ dự án (so với với dịch vụ tương ứng đã có sẵn) đặc biệt về khía cạnh chi phí, số lượng và độ tin cậy của các dịch vụ;

c. Thái độ của các hộ gia đình đối với chính sách nhà nước và đối với các nhà cung cấp dịch vụ.

Nhiều kỹ thuật đã được phát triển để đánh giá nhu cầu, có thể phân các kỹ thuật này thành hai nhóm:

- Phương pháp trực tiếp: Người dân thực tế được hỏi họ tự nguyện chi trả hoặc đóng góp cho giải pháp nào nhằm cải thiện điều kiện hiện tại;

- Phương pháp gián tiếp: Hành vi của khách hàng được dự đoán qua các

phương pháp khác.

Ba phương pháp đánh giá nhu cầu phổ biến nhất là:

- Phương pháp đánh giá có điều kiện (contingent valuation methodologies - CVM),

- Sự ưa thích được biểu lộ (revealed preference - RP)

- Tổ hợp cách thức hoạt động của các thành phần tham gia khác nhau.

Chi tiết về các phương pháp này được trình bày trong bảng 1.1.

Tiến trình thực hiện tiếp cận đáp ứng yêu cầu được thể hiện theo sơ đồ sau:

V - Hiện trạng về phương pháp tiếp cận đáp ứng yêu cầu ở Việt Nam

Trong một thời gian rất dài cho đến tận những năm gần những dự án phát triển nông thôn được hình thành và xây dựng thường theo ý chủ quan của những người làm công tác quy hoạch - kế hoạch dựa trên những đánh giá chủ quan của họ về nhu cầu hay sự cần thiết phải thực hiện dự án đó.

Các dự án được thực hiện với vốn đầu tư nước ngoài (Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Châu á, Quỹ Tiền tệ Thế Giới, các nước và các tổ chức phi chính phủ) thì các tiếp cận mới trong thực thi các dự án phát triển ở Việt Nam mới được áp dụng.

Thí dụ: Chương trình "Chiến lược quốc gia vệ cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn" được hỗ trợ xây dựng bởi Chính phủ Đan Mạch. Những điểm chính của Chiến lược này được trình bày tóm tắt trong phần dưới đây :

Chiến lược quốc gia vệ cấp nước sạch vệ sinh nông thôn (National clean water supply and sanitation strategy up to year 2020,):

1)Sự cần thiết của chiến lược quốc gia

Nước sạch vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng ngày của mọi người và đang trở thành đòi hỏi bức bách trong việt bảo vệ sức khoẻ và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân, cũng như trong sự nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Hiện nay, vẫn còn hơn 60 % dân số nông thôn sử dụng nước không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và một nửa số hộ ở nông thôn không có nhà tiêu. Các bệnh có liên quan tới nước và vệ sinh tiêu chảy, giun, đường ruột rất phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh thường gặp trong nhân dân. Vấn đề sây dựng công trình cấp nước và vệ sinh đang trở thành một đòi hỏi rất cấp bách và quy mô rộng lớn trong những năm tơí.

Trong bối cảnh đó, cần phải có triến lược phát triển tổng quát và lâu rài trong lĩnh vực Cấp nước sạch &vệ sinh nông thôn.

2) Mục tiêu của Chiến lược quốc gia vệ cấp nước sạch vệ sinh nông thôn

Tập trung giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và các nhu cầu vệ sinh trong gia đình. Phạm vi áp dụng của chiến lược bao gồm tất cả các vùng nông thôn trong cả nước.

Mục tiêu tổng thể:

- Tăng cường sức khoẻ cho dân cư nông thôn bằng cách giảm thiểu các bệnh tật

- Nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua việc xây dựng và sử dụng các công trình cấp nước và vệ sinh.

- Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.

Mục tiêu cụ thể:

: Đến năm 2010:

- 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60 lít / người -ngày,

- 70 % gia đình có hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.

Đến năm 2020:

- Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số lượng tối thiểu 60 lít/ người - ngày và sử dụng hố xí hợp vệ sinh.

- Hầu hết dân cư nông thôn thực hành tốt vệ sinh cá nhân và giữ vệ sinh môi trường làng xã nhờ các hoạt đồng Thông tin - Giáo dục - Truyền thông.

3) Những điểm mới trong Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn

- Nguyên tắc cơ bản của chiến lược là Phát triển bền vững. Nguyên tắc này coi trọng sự phát triển vững chắc: làm đâu được đấy. Đồng thời phải bảo đảm phát triển trước mắt không làm tổn hại đến tương lai và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước.

- Cách tiếp cận chung dựa trên nhu cầu, người sử dụng tự chi các chi phí và thực hiện xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch & vệ sinh nông thôn

4) Biện pháp thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn

Chiến lược được thực hiện theo 4 biện pháp sau đây:

- Thông tin giáo dục truyền thông

- Cơ chế tài chính thích hợp

- Cải tiến tổ chức, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và phát triển nguồn nhân lực

- áp dụng công nghệ phù hợp

• Thông tin - Giáo dục - Truyền thông và tham gia của cộng đồng

Thông tin giáo dục truyền thông nhằm những mục đích sau:

- Tăng nhu cầu dùng nước sạch và công trình vệ sinh.

- Khuyến khích người dân tự nguyện đóng góp tài chính để xây dựng công trình cấp nước và .

- Cung cấp thông tin cần thiết để người dân có thể tự lựa chọn loại hình công nghệ cấp nước và công trình vệ sinh phù hợp.

- Nâng cao hiểu biết của người dân về vệ sinh và mối quan hệ giữa vệ sinh, cấp nước với sức khoẻ.

Những điểm cần chú ý trong công tác thông tin - giáo dục - truyền thông:

- Sự khác biệt về phong tục tập quán, điều kiện kinh tế - xã hội và dân trí giữa các vùng - về địa lý cũng như dân tộc.

- Vấn đề giới, đặc biệt cần quan tâm cả nam và nữ giới.

- Đặc biệt chú trọng khuyến khích xây dựng và sử dụng đúng các nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh tốt tại các cơ sở công cộng như trường học, bệnh viện, chợ, cơ quan nhằm tăng hiệu quả của các chiến dịch truyền thông.

• Cơ chế tài chính

- Phát huy nội lực dựa trên nguyên tắc người hưởng lợi phải đóng góp phần lớn kinh phí xây dựng công trình và toàn bộ kinh phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng, do đó họ cần được vay vốn.

- Các hộ gia đình dành một phần thu nhập thoả đáng (3-5%) đầu tư cho công trình cấp nước và vệ sinh

- Người sử dụng sẽ trả một phần chi phí xây dựng (ít nhất là 25 - 30%) và chỉ được vay 70 - 80% chi phí xây dựng công trình. Thời hạn từ 3 năm đến 5 năm, có thể đến 15-20 năm đối với hệ thống nước tập trung.

- Khuyến khích khu vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung với chính sách ưu đãi như giảm thuế hoặc miễn thuế, được vay một phần vốn với lãi suất thấp. Đồng thời có chính sách bảo hộ người đầu tư.

- Quỹ quốc gia cho cấp nước và vệ sinh nông thôn của Trung ương sẽ cho ngân hàng tỉnh và ngân hàng huyện vay với lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại nhằm khuyến khích nhân dân vay vốn đầu tư xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh.

- Hỗ trợ người nghèo và gia đình thuộc diện chính sách một phần kinh phí cho xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh. Mức hỗ trợ có thể tăng đối với những địa bàn đặc biệt khó khăn về cấp nước và vệ sinh như vùng bị hạn hán, nơi khan hiếm nguồn nước, vùng bị nhiễm mặn, vùng núi cao, vùng bị ô nhiễm, vùng lũ lụt.

- Hỗ trợ xây dựng các hệ thống cấp nước tập trung lớn có chất lượng nước tốt, sử dụng tiện lợi, góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh theo hướng đô thị hoá, giảm bớt cách biệt giữa thành thị và nông thôn.

- Đối với một số dự án đặc biệt, Nhà nước sẽ lựa chọn để chi trả phần lớn chi phí mà tối đa có thể lên tới 90%.

• Cải tiến tổ chức, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và phát triển nguồn nhân lực

- Các cơ quan nhà nước sẽ không tham gia vào các hoạt động mang tính sản xuất kinh doanh mà chỉ làm nhiệm vụ quản lý và tư vấn cho người sử dụng.

- Tập trung trách nhiệm chỉ đạo thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

- Phân cấp thực hiện cho tới cấp thấp nhất một cách thích hợp gắn liền với các tổ chức cộng đồng.

- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước bằng việc xây dựng văn bản pháp quy, có bộ máy đủ mạnh để thực thi pháp luật và có chính sách khuyến khích thi hành.

- Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước và khu vực tư nhân tham gia phát triển cấp nưóc sạch và vệ sinh nông thôn.

- Sắp xếp lại và nâng cao năng lực cán bộ thông qua đào tạo

- Nâng cao năng lực đào tạo hiện có ở các cấp trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường, bao gồm: Các cơ sở đào tạo bậc đại học, trung học chuyên nghiệp và trung tâm dạy nghề.

• áp dụng công nghệ phù hợp

- Xem xét cải tiến nâng cao các công nghệ truyền thống.

- Khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến để góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn

- Nghiên cứu phát triển công nghệ phù hợp với hành vi tháI độ của người sử dụng nước

- Nghiên cứu điển hình hoá, tiêu chuẩn hoá các loại hình cấp nước tập trung với quy mô khác nhau ở các vùng.

- Giới thiệu công nghệ khác nhau, cả ưu điểm và nhược điểm, cho cộng đồng dân cư lựa chọn và áp dụng.

VI . Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và người sử dụng trong tiếp cận DRA

Trong tiếp cận đấp ứng yêu cầu vai trò của nhà nước, tổ chức chính quyền trong các lĩnh vực được thể hiên qua các bảng dưới đây:

Cách tiếp cận Người sử dụng Nhà nước

Dựa trên nhu cầu Quyết định loại công trình Cấp nước sạch & vệ sinh nông thôn mà mình mong muốn, tự lo kinh phí cho xây dựng công trình tự tổ chức thực hiện.

Quản lý, vận hành và duy tu công trình - Đóng vai trò tư vấn hướng dẫn và hỗ trợ

- Cung cấp thông tin về chủ trương chính sách, công nghệ, cơ chế tài chính, vốn vay, v.v.

Xã hội hóa Quyết định tự xây dựng hoặc thuế nhà thầu xây dựng thông qua đấu thầu

-Vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để huy động sự tham gia của mọi thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư trong việc đầu tư vốn thi công xây lắp, sản suất thiết bị phụ tùng, các dịch vụ sửa chữa và quản lý vận hành.

Bảo toàn vốn - Chịu toàn bộ chi phí xây dựng và vận hành các công trình cấp nước sạch & vệ sinh nông thôn. - Cung cấp các khoản vay tiến dụng ưu đãi.

- Trợ cấp cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội, hỗ trợ hệ thống cấp nươc tập trung và những trường hợp đặc biệt

Để có thể áp dụng được tiếp cận đáp ứng nhu cầu và đảm bảo phát triển bền vững, phải tuân thủ 5 điểm chỉ đạo thực hiện sâu đây:

- Để cho người sử dụng tự quyết định lựa chọn công nghệ, địa điểm, mức chi trả và tổ chức thực hiện.

- Người sử dụng phải trả các chi phí về xây dựng về quản lý vân hành. Nhà nước hỗ trợ người nghèo, các gia đình chính sách ưu tiên và một số loại hình công nghệ cần khuyến khích.

- Các chương trình Thông tin - Giáo dục - Truyền Thông hướng dẫn người sử dụng hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật, quản lý vận hành, cơ chế tài chính, tín dụng, để giúp họ có các quyết định đúng đắn trước khi lập dự án hay xây dựng công trình.

- Cách thức tổ chức thực hiện, quản lý, vận hành dự án phải được thiết lập một cách cụ thể rõ ràng trước khi xây dựng công trình.

- Các công nghệ tiên tiến và công nghệ thích hợp (dễ vận hành, tỉ lệ nội hoá cao, không ảnh hưởng xấu đến môi trường) được Nhà nước khuyến giúp đỡ

VII - Vai trò mới của người kỹ sư trong tiếp cận bền vững của các dự án

DRA đã đặt ra những yêu cầu mới đối với các kỹ sư:

 Các kỹ sư sẽ phải cung cấp cho các hộ gia đình một loạt các phương án kỹ thuật cùng với thông tin về chi phí gắn với mỗi phương án. Những phương án kỹ thuật này còn bao gồm các mức dịch vụ mà cả các phương án về phương thức cung cấp dịch vụ. Các kỹ sư phải nắm được thông tin về các yêu cầu của người tiêu dùng.

 Các kỹ sư phải xem người dùng như những người tiêu thụ và cộng đồng như những khách hàng.

 Các kỹ sư sẽ phải giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp với các hộ gia đình chứ không chỉ chú trọng đến các tổ chức mang tính đại diện.

 Các kỹ sư phải phối hợp chặt chẽ với những người trung gian hòa giải xã hội và các nhà chuyên môn khác và phải tự nguyện chấp nhận các vấn đề "phi kỹ thuật" trong việc xác định các phương án.

Vai trò của các kỹ sư trong đánh giá nhu cầu là cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về các phương án sẵn có và đáp ứng lựa chon của họ. Các kỹ sư cần thông tin cho các hộ gia đình các phương án kỹ thuật khác nhau, bao gồm các nguồn, mức dịch vụ và chi phí tương ứng, chế độ vận hành duy tu và quản lý của các phương án..

Tiếp cận đáp ứng nhu cầu cũng thay đổi cơ bản thái độ của người sử dụng đối với các kỹ sư. Trước đây các kỹ sư chỉ quan tâm đến việc thực hiện các dự án được áp đặt từ trên xuống, người dân không phải góp vốn đầu tư, không được tham gia vận hành hệ thống, bởi vậy họ hầu như không quan tâm đến mọi khía cạnh của dự án. Với cách tiếp cận được đổi mới, người sử dụng phải góp vốn đầu tư, tham gia xây dựng và vận hành hệ thống bởi vậy họ rất quan tâm đến kết quả đầu tư, do đó họ sẽ tự tìm đến các kỹ sư để được tư vấn.

Một kỹ sư lý tưởng trong tiếp cận đáp ứng nhu cầu có những khả năng và tính cách như được liệt kê trong bảng 1.3.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro