TCBV 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TIẾP CẬN BỀN VỮNG

CHƯƠNG III

SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ

VẤN ĐỀ TRUYỀN THÔNG

PHẠM NGỌC HẢI

CHƯƠNG III

SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ VẤN ĐỀ TRUYỀN THÔNG

3.1. Các phương pháp tham gia cộng đồng

I - Phương pháp dựa vào các chuyên gia bên ngoài

Vai trò Chuyên gia là thu thập thông tin và các ý kiến từ các người hưởng lợi (Stakeholders),. Rồi đưa các dữ liệu đó vào quá trình dự án... Rõ ràng theo phương pháp này, sự tham gia của những người hưởng lợi hoặc bị tác động bởi dự án rất hạn chế.

II- Phương pháp lắng nghe và tư vấn

Những người lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện dự án cần phải chú ý lắng nghe ý kiến của tất cả những người hưởng lợi có liên quan. Đặc biệt chú ý lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nghèo và trình độ thấp, nhưng cần có phân tích khách quan để tránh sự cào bằng trong quá trình sự tham gia của cộng đồng.

Trên cơ sở thu thập các thông tin từ cộng đồng từ đó đề xuất cải tiến, thay đổi ( Nội dung dự án) để dự án đáp ứng được nhu cầu đặt ra.

III . Sự tham gia của các bên liên đới

Ý kiến, quan điểm và quyền lợi của các nhóm dân cư khác nhau thường không giống nhau, đôi khi có thể đối nghịch. Bởi vậy để đảm bảo dự án phát triển bền vững, cần có sự tham gia đầy đủ của các bên liên đới và các nhóm dân cư khác nhau, bao gồm những người thuộc các tầng lớp khác nhau, trình độ hiểu biết khác nhau, giới tính khác nhau, ngành nghề khác nhau. Vì vậy từ tầm nhìn, sự hiểu biết đến đặc điểm yêu cầu và quyền lợi của họ cũng khác nhau.

Cần chú ý đặc biệt tới nhóm những người nghèo, trình độ thấp, các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, họ là những đối tượng trực tiếp hưởng lợi từ dự án, họ có các quan điểm và ý kiến xác thực và họ là những người cần được ưu tiên quan tâm theo các chính sách của nhà nước. Tuy nhiên các ý kiến của họ hay bị xem nhẹ, thậm chí bị lãng quên chỉ vì trình độ và kiến thức của họ thấp, địa vị xã hội mờ nhạt.

Thảo luận, bàn bạc với đối tượng có thế mạnh để yêu cầu họ chia sẻ quyền lợi, chú ý tới các yêu cầu của đối tượng còn nghèo khó nhằm mang lại quyền lợi cho đông đảo các tầng lớp dân cư của cộng đồng.

Để đạt được sự nhất trí và hoà giải giữa những đối tượng hưởng lợi khác nhau, cần hiểu biết và vận dụng các nguyên tắc về sự tham gia cộng đồng, về luật pháp, quy chế, quy định của xã hội. Trên cơ sở đó xây dựng cơ chế, tổ chức thực hiện các cuộc đàm phán, thương thảo.

Cần phải hiểu rõ và áp dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên trên bằng cách lôi kéo, động viên các đối tượng nghèo tham gia đóng góp ý kiến, lắng nghe và quan tâm tới các yêu cầu của họ trong quá trình triển khai dự án phát triển.

Việc tổ chức các hội thảo của những người hưởng lợi và các biện pháp khác như: Lập kế hoạch dự án, định hướng mục tiêu, kiểm tra và giám sát ảnh hưởng chặt chẽ, các quyền lợi và cam kết được xác định rõ và thực hiện đầy đủ bởi các bên liên đới thì dự án sẽ đạt kết quả tốt và bền vững.

Ngoài ra sự tham gia của các bê liên đới còn có các ưu điểm sau:

1) Tăng cường khả năng xem xét những tác động tới điều kiện xã hội

Khi lập các dự án, giả thiết dự án được đưa vào hoạt động sẽ làm thay đổi một số các yếu tố xã hội mà những người hưởng lợi từ dự án phải gánh chịu như di dân, di chuyển các công trình văn hoá, di chuyển mồ mả, thay đổi phương thức làm việc, thay đổi phong cách sống và tập quán.... Sự thay đổi các yếu tố xã hội đó là những thách thức nẩy sinh trong quá trình xây dựng và thực thi dự án, nếu những giải pháp khắc phục các biến đổi có tính chất tiêu cực này mà không có hiệu quả, Cần phải thay đổi lại nội dung của dự án.

Nếu chỉ các chuyên gia dự án tiến hành phân tích tài liệu, xử lý thông tin thì rất khó xem xét được đầy đủ các thay đổi yếu tố xã hội để tìm cách xử lý. Vì thế, cần thiết có sự tham gia của cộng đồng- những người hưởng lợi và liên quan tới dự án.

2). Huy động các phát kiến mới

Những người hưởng lợi phát hiện ra các vấn đề mới từ thực tiễn và họ có sáng kiến đề xuất những nội dung mới, đưa vào để thực hiện tại dự án nhằm tăng hiệu quả của dự án. Thực tế, các chuyên gia bên ngoài rất khó thấy rõ được mức độ những thay đổi đạt được mà những người hưởng lợi yêu cầu. Vì vậy họ hiểu hơn ai hết họ muốn gì và bằng cách nào cho phù hợp.

3) Thực hiện tốt sự Cam kết

Dự án chỉ có thể được triển khai một cách thuận lợi và bền vững nếu các bên đều thực hiện đầy đủ các cam kết của mình. Cần lưu ý rằng sự cam kết sẽ rất khó thực hiện nếu người hưởng lợi ký cam kết nhưng họ chưa hiểu đầy đủ các nội dung cam kết và cách thực hiện cam kết mà họ được yêu cầu.

Bên cạnh đó, trong quá trình tham gia cộng đồng, các bên có thể đưa ra các điều cam kết bổ sung nếu thấy cần thiết, thông qua quan sát đánh giá trong quá trình thực hiện dự án

3.2. Các tiếp cận thông tin, giáo dục truyền thông

Ý nghĩa việc tiếp cận thông tin giáo dục truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, thái độ của cộng đồng để họ tăng khả năng đóng góp có hiệu quả vào mọi quá trình dự án nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững của dự án.

Các vấn đề cơ bản trong tiếp cận thông tin, giáo dục truyền thônglà:

- Lựa chọn thông tin cần được phổ biến, vấn đề cần được tuyên truyền

- Cách thức và thời điểm phổ biến thông tin ,

- Phân công trách nhiệm thực hiện việc thông tin, giáo dục và truyền thông

Đối tượng được truyền thông phổ biến thông tin bao gồm mọi tầng lớp, được hưởng lợi hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ dự án phát triển.

Nội dung các thông tin phải cung cấp bao gồm mọi thông tin liên quan đến quy hoạch, thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án. Chú ý tới các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung cơ bản của dự án, các quyền lợi được hưởng và chia sẻ quyền lợi từ dự án cho các đối tượng hưởng lợi khác nhau.

- Phương thức có thể dùng là: tổ chức các cuộc họp, hội tháo, bàn bạc tập thể, phỏng vấn lấy ý kiến và cộng đồng tham gia vào việc nghiên cứu, đề xuất và ra các quyết định liên quan tới dự án.

3.3. Các phương pháp huy động sự tham gia cộng đồng

I . Phương pháp hội thảo

Sự hợp tác để vạch ra các quyết định thường được thực hiện qua các cuộc hội thảo do vậy còn gọi là Hội thảo kế hoạch hành động được tham gia bởi các đối tượng hưởng lợi và chịu ảnh hưởng, các nhà xây dựng dự án

-Hợp tác ra quyết định (Collaborative Decisionmaking): Là một tiếp cận tạo nên sự đồng tâm nhằm đưa ra hiệu quả cho tất cả các bên liên đới, mặt khác cùng cộng tác nhằm giải quyết những quyền lợi mang tính xung đột và xử lý những vấn đề khoa học và kỹ thuật

-Khen ngợi - Gây ảnh hưởng - Điều khiển (AIC: Appreciation - Influence - Control). AIC giúp các người tham gia hội thảo tìm ra được tiếng nói chung, xác định được các mục tiêu chung, xắp xếp thứ tự quan trọng của các mục tiêu, thiết lập diễn đàn cho các đối tượng hưởng lợi hợp tác với nhau AIC là quá trình công nhận sự tập trung của các quan hệ quyền lực trong các dự án phát triển và các chính sách.

Thông qua quá trình của AIC sẽ đạt được:

- Thắt chặt quan hệ qua sự lắng nghe các ý kiến của nhau;

- Gây ảnh hưởng lẫn nhau qua các cuộc đối thoại;

- Kiểm soát thông qua các hoạt động.

Quá trình AIC được thiết kế theo khuôn mẫu quy hoạch từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới có nhấn mạnh các vấn đề sau:

- Cần chú ý tới các nhóm người hưởng lợi nhỏ bé và phân tán, hỗn hợp gồm nhiều loại khác nhau.

- Quan tâm tới các nhóm người hưởng lợi lớn và thuần nhất, tập trung. Vì họ là đại đa số dân cư trong vùng ảnh hưởng của dự án.

- Sự khác nhau về ngôn ngữ và chữ viết cúa các nhóm, cần được giải quyết bằng các kỹ thuật thích hợp để họ có thể hiểu được nhau.

- Những người hướng dẫn có vai trò rất quan trọng nên họ cần được đào tạo, bồi dưỡng tốt về chuyên môn và kỹ năng, cần chú ý các kỹ năng về truyền thông.

- Quy hoạch dự án, định hướng mục tiêu (Objective-Oriented Project Planning ZOPP): là cách hội thảo nhằm giúp các người hưởng lợi thiết lập ra trình tự ưu tiên, kế hoạch thực hiện và giám sát dự án. Kết quả chủ yếu của hội thảo kiểu ZOPP là bảng Ma trận về kế hoạch dự án, định hướng mục tiêu và dự kiến các cam kết....

-Tăng cường Hợp tác (Team up): Hoạt động này nhấn mạnh vào việc xây dựng đội ngũ, hướng dẫn, giúp đỡ bổ sung kiến thức kỹ thuật, công nghệ cho nhau giữa các nhóm đối tác, đặc biệt là những người hưởng lợi trong công việc nghiên cứu, quy hoạch, thiết kế, thực hiện và đánh giá các dự án.

-Tăng cường năng lực: Bao gồm các hoạt động như tăng cường nhận thức xã hội, đẩy mạnh quyền sở hữu, xây dựng ma trận rõ ràng về kế hoạch dự án. Những người hưởng lợi phải thiết lập được các quy định hoạt động, các quan hệ công tác...

-Né tránh các khó khăn phức tạp nẩy sinh bằng cách tổ chức các hội thảo, thảo luận, tìm giải pháp hợp lý, hoà giải giữa các đối tượng hưởng lợi để giảm thiểu các mâu thuẫn, và khắc phục các khó khăn.

II . Đánh giá có sự tham gia của dân (Participatory Rural Appraisal PRA)

Trong việc phân tích, thực thi và đánh giá các dự án cần có sự tham gia của nông dân tại địa phương Như vậy, những người xây dựng dự án, các nhân viên nhà nước và những người dân địa phương phải cùng nhau làm việc, hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ chương trình dự án.

PRA việc thu thập và phân tích các tài liệu được thực hiện bởi các cán bộ địa phương với sự hướng dẫn, trợ giúp của các cán bộ, chuyên gia.n.

Các nguyên tắc chính của PRA bao gồm:

- Sự tham gia (participation): Là yếu tố cơ bản quyết định thắng lợi và hiệu quả của dự án, ( quy hoạch, thiết kế và thực thi, quản lý dự án).

- Làm việc tập thể trong các tổ, nhóm: thường xuyên trao đổi với nhau giữa các cán bộ địa phương thuộc các tầng lớp, các giới khác nhau và các chuyên gia.

- Phải linh hoạt cho phù hợp với tình hình, điều kiện và các nhiệm vụ, yêu cầu thay đổi trong thực tiễn.

- Phải tìm ra giải pháp tối ưu cho dự án về các mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội trong hiệu quả dự án, phân chia hưởng lợi và chịu ảnh hưởng từ dự án.

. Những nội dung thường được đề cập trong PRA bao gồm:

- Cơ hội sử dụng tài nguyên: Giúp thu thập thông tin và Nâng cao nhận thức về sự biến đổi cơ hội sử dụng các nguồn tài nguyên của các tầng lớp khác nhau trong xã hội và do các tác động khác của xã hội.

- Phân tích nhiệm vụ: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự phân bố các hoạt động trong cộng đồng cũng như trong gia đình, cần hiểu biết đầy đủ mức độ linh hoạt về vai trò của họ gắn với các nhiệm vụ mới.

- Lập bản đồ: Lập bản đồ là một công cụ không mấy tốn kém, có thể sử dụng để thu thập cả những thông tin mang tính mô tả lẫn thông tin chuẩn đoán.

- Đánh giá nhu cầu: Các nhu cầu của các cá thể, nhóm người do sự khác nhau về phận sự, trách nhiệm và quyền lợi. Tất cả các tầng lớp trong cộng đồng, người hướng dẫn, các nhân viên dự án đều tham gia vào quá trình đánh giá nhu cầu.

- Các biểu đồ theo nhóm: Các biểu đồ theo nhóm là một công cụ điều tra sử dụng các hình vẽ để khuyến khích mọi người đánh giá và phân tích các tình huống nhất định và được bố trí vào một ma trận.

- Sắm vai: Sắm vai giúp người dân rời bỏ một cách sáng tạo vai trò thường ngày của họ để có thể đề ra những quyết định hay lập những kế hoạch với cương vị và trách nhiệm của các thành phần khác.

- Các sơ đồ cây: Các sơ đồ cây là những công cụ trực giác đa mục đích để thu hẹp và xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề, các mục tiêu hay các quyết định. Thông tin được tổ chức theo một sơ đồ dạng hình cây. Vấn đề chính được biểu thị bằng thân cây còn các yếu tố liên quan, những ảnh hưởng và kết quả được biểu diễn bằng hệ thống rễ và cành.

- Xếp loại theo tiềm năng: là một kỹ thuật để thu thập và phân tích nhanh những số liệu đặc trưng về sự phân loại xã hội ở cấp làng xã. Các yếu tố tạo thành tiềm lực (kinh tế) có thể là quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với những công cụ sản xuất...

III . Nâng cao năng lực trong việc chịu trách nhiệm và tự đưa ra các kế hoạch hành động tốt (SARAR - Self Esteem Associative strength Resourcefulness action Planning and Responsibility)

Là sự tiếp cận tham gia cộng đồng nhằm vào việc đào tạo các hướng dẫn viên tại địa phương, xây dựng và tăng cường năng lực, kiến thức của cán bộ địa phương về các mặt thâm nhập vấn đề, phát hiện dự án, rồi lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá các dự án với tieu chí là: tự chủ cao, tăng cường hợp tác, chia sẻ các nguồn lợi, kế hoạch hành động hợp lý và trách nhiệm rõ ràng.

Mục tiêu của phương pháp SARAR là đào tạo đội ngũ cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều mức độ, khuyến khích những người tham gia học tập nhiều những kinh nghiệm địa phương hơn là học tập từ các chuyên gia bên ngoài,

Tạo ra các dữ liệu: Phương pháp SARAR tạo điều kiện và hướng dẫn để những người tham gia ở địa phương có thể thu thập, tìm kiếm và phát kiến những tài liệu sát thực từ địa phương, kể cả những tài liệu nguồn gốc lịch sử trước đây nhiều năm mà những thế hệ sau này không thể nhận thức được.

Tăng cường năng lực cho các nhóm cộng đồng: Nhằm vào các hoạt động sau:

- Khảo sát, nghiên cứu các tài liệu cần thiết để lập kế hoạch, xây dựng, thực hiện và quản lý các dự án đạt hiệu quả cao;

- Đề xuất phương án, các giải pháp và lựa chọn giải pháp hợp lý dự án;

- Phân tích các tài liệu, các đề xuất để xây dựng nhiệm vụ, mục tiêu và nội dung dự án xác thực, lập kế hoạch thực thi và giám sát, đánh giá các dự án đạt hiệu quả cao;

- Công tác quy hoạch và lập kế hoạch dự án;

- Công tác thông tin và truyền thông.

Các hoạt động nêu trên đều có liên quan chặt chẽ với nhau.

IV. Nâng cao nhận thức xã hôi

Bao gồm các vấn đề xã hội như: tăng cường nhận thức,đời sống văn hoá, tăng cường khối đoàn kết cộng đồng, bình đẳng về giới, tạo thêm việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, giảm các tệ nạn xã hội từ hiệu quả các dự án

V. Đánh giá đúng vai trò trách nhiệm và huy động tốt sự tham gia của các bên liên đới

Phân tích tất cả các nhóm trong cộng đồng, Xác định mối quan tâm của từng nhóm, tiềm năng đóng góp (tích cực) và cản trở (tiêu cực) đến sự thực thi một cách bền vững dự án.

Phân tích giới: Phân tích về nghề nghiệp, vai trò và thái độ của nam giới và nữ giới nhằm phân bổ trách nhiệm phù hợp cho từng giới.

Đánh giá nhu cầu đào tạo: phân tích nhu cầu và tổ chức đào tạo làm cho đội ngũ nhân viên thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ trong tương lai.

Quản lý điều hành tốt: Dân chủ hóa việc ra quyết định là một điều kiện tiên quyết cho sự tham gia thực sự của cộng đồng ở các cấp cơ sở.

Cộng đồng tham gia quản lý

3.4. Vấn đề giới trong dự án phát triển

I - Sự cần thiết

Vấn đề Giới là mối quan tâm đề cập tới các mối quan hệ trong cộng đồng, chủ yếu là quan hệ giữa giới Nam và giới Nữ, mối quan hệ này có tác động mạnh tới các quá trình phát triển và kết quả đạt được của dự án.

Vai trò của các Giới được thay đổi theo sự thay đổi của chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của mỗi quốc gia.

Thường nữ giới còn bị nhiều thiệt thòi, bị mất quyền bình đẳng với nam giới nhưng họ lại có nhiều vai trò chính trong cuộc sống như lao động, chăm sóc con cái, vì vậy cần cố gắng tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào tất cả các giai đoạn quản lý dự án.

Để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của dự án thì vấn đề Giới cần đước lồng ghép, xem xét trong mọi hoạt động của chu trình dự án như thiết lập kế hoạch nghiên cứu, soạn thảo kế hoạch và chính sách cũng như trong quản lý dự án sao cho xác định được trách nhiệm và quyền lợi của mỗi giới.

Tại mỗi giai đoạn của dự án phân tích về giới nhằm:

1) Tăng mức độ thành công của dự án;

2) Bảo đảm rằng các vấn đề tồn tại liên quan tới giới được giải quyết;

3) Nhận ra và quan tâm cụ thể tới các vấn đề liên quan tới giới;

4) Tối ưu hoá sự đóng góp của nam và nữ;

5) Tăng tính hiệu quả bằng cách sử dụng đóng góp của nam và nữ trên cơ sở kiến thức, kỹ năng, niềm tin và các giá trị riêng biệt và khác nhau của họ;

6) Sử dụng các điểm mạnh về kiến thức và kỹ năng sẵn có của mỗi giới;

7) Nâng cao nhận thức của các cấp có thẩm quyền về vấn đề giới và công bằng giới;

8) Tăng cường tác dụng ( do dự án mang lại) phù hợp và hiệu quả cho cả nam và nữ.

II - Phân tích Giới

Việc phân tích giới đã giúp tăng cường hiệu quả kinh tế, ổn định về mặt chính trị và xã hội cho một chương trình hoặc một dự án khi chúng được triển khai.

Không một hoạt động nào không liên quan tới giới. Mỗi một hoạt động đều tác động hoặc bị tác động tới nam và nữ một cách khác nhau, do đó, kết quả thu được cũng khác nhau đối với mỗi giới.

Việc phân tích giới cho phép thực hiện một số thay đổi trong dự án nhằm tăng thêm tính công bằng, đặc biệt bảo đảm quyền lợi cho phụ nữ.

Các phân tích về giới trong chu trình dự án về tài nguyên nước chỉ ra rằng, trong khi công việc nặng nhọc của nam giới được giảm nhẹ do việc tưới được cơ giới hoá, thì số giờ làm việc của nữ giới lại tăng thêm khoảng 1% mỗi ngày, do họ phải làm thêm công việc liên quan tới mở rộng sản xuất và chế biến nông sản. Tuy vậy, hầu hết số tiền thu được từ các việc làm thêm đó lại do nam giới nắm giữ để tiêu dùng cho bản thân họ và cho việc học hành của con họ, điều này càng làm tăng thêm khoảng chênh lệch vốn có giữa nam và nữ.

III - Giới là vấn đề phát triển trong các dự án phát triển

1) Vấn đề giới trong các dự án phát triển nông thôn

Nói tới vấn đề giới trong sự phát triển là đề cập tới bất kỳ một vấn đề nào có liên quan tới mối quan hệ nam và nữ. Mối quan hệ này có tác động tới quá trình hoạt động và các kết quả đạt được của quá trình phát triển đó. Vấn đề giới tác động đến việc hình thành bất cứ một kế hoạch phát triển nào, việc thực thi kế hoạch và đến mức độ đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Do sự khác biệt giữa nam và nữ ngày càng gia tăng gây cản trở quá trình tiến tới mục tiêu, nên các vấn đề về giới đã trở nên ngày càng quan trọng trong các cuộc đối thoại phát triển.

2) Tiếp cận vấn đề giới trong các dự án phát triển nông thôn

Cần phải hiểu và phân biệt rõ để đánh giá đúng mức, đầy đủ vai trò của từng giới (Nam, Nữ) trong các hoạt động đời sống, kinh tế xã hội, gia đình và cộng đồng. Cần xác định rõ các nhu cầu riêng của từng giới và cũng nêu rõ trách nhiệm, quyền lợi của từng giới đối với các hoạt động của dự án phát triển ở các lĩnh vực khác nhau.

Các nội dung phân tích giới cần chú ý:

- Tăng việc trao quyền hạn cho phụ nữ trong các hoạt động gia đình, sản xuất và xã hội. Trong tham gia và quản lý các dự án cần phá bỏ mọi trở ngại ngăn cản phụ nữ tiếp cận, kiểm soát các nguồn tài nguyên.

- Tìm cách thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu riêng của từng giới.

- Tăng cường việc giáo dục, đào tạo cho phụ nữ.

- Động viên, lôi kéo phụ nữ và các thành viên của cộng đồng tham gia các Dự án phát triển, vào các hoạt động phát triển.

- Đáp ứng vấn đề phụ nữ trong phát triển (WID)

3) Phụ nữ là đối tác quan trọng trong các dự án phát triển

Vai trò của phụ nữ là khác nhau trong mỗi xã hội, hoàn cảnh, luật pháp, tôn giáo, giai cấp, trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, trong các hoạt động sản xuất, tái sản xuất hay trong cộng đồng, gia đình. Phụ nữ thường xuyên phải làm công việc nội trợ, chăm sóc con cái nuôi dưỡng cả gia đình, họ lại còn nhiệm vụ tại công sở, tham gia các hoạt động sản xuất và công tác xã hội.

Trong mỗi lĩnh vực trên, phụ nữ thường bị tác động của các dự án phát triển. Cần tìm cách phát huy tác động tích cực, giảm bớt tác động tiêu cực.

Phụ nữ thường bị thiệt thòi trong các việc tham gia, hưởng thụ và phân phối quyền lợi. Cần phải hiểu rõ, nhấn mạnh tách biệt các nhu cầu, nghĩa vụ, quyền lợi của cả hai giới Nam và Nữ và đánh giá công bằng, bình đẳng với cả hai Giới thì quá trình phát triển các dự án mới đạt hiệu quả cao.

Cán bộ quản lý dự án cần có chiến lược và đáp ứng các mục tiêu nhằm cải thiện sự tham gia của phụ nữ.

- Hiểu và xây dựng các chính sách, chế độ theo hướng công bằng giới,

- Thông báo trực tiếp cho phụ nữ các hoạt động cơ bản của dự án

- Nâng cao nhận thức về giới cho lãnh đạo và các thành viên tham gia

- Đầu tư vào phụ nữ như là đầu tư vào một nửa tài nguyên con người của nhân loại phục vụ cho phát triển kinh tế và xã hội.

- Chú ý một cách đặc biệt tới các phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn nhất như goá bụa hoặc phải đứng mũi chịu sào ở các gia đình ở nông thôn.

- Loại trừ các thái độ hoặc hành động chống lại phụ nữ

- Duy trì sự công khai các vấn đề về giới của dự án với các số liệu đã được phân loại theo nhóm và theo hoạt động.

3.5. Phân tích vấn đề giới trong dự án đại diện (phát triển tài nguyên nước)

I - Sự cần thiết

-Nước là một tài nguyên cho sự phát triển:. Vai trò của nước đã được Hội nghị quốc tế tại DUBLIN, 1991 xác định: Nước và nước sạch là tài nguyên có hạn chế và rất dễ bị huỷ hoại, nó là yếu tố rất cần thiết cho sự sống, sự phát triển và môi trường.

-Nước là sản phẩm hàng hoá do nó có giá trị kinh tế khi sử dụng.

Tài nguyên nước được sử dụng hàng ngày cho mọi nhu cầu của đời sống, xã hội, trong đó việc lấy nước sử dụng cho gia đình chủ yếu vẫn là công việc của phụ nữ.

Người dân đã quen với sử dụng nước không hạn chế, không phải trả tiền,

Nhu cầu phải tìm kiếm, khai thác thêm các nguồn nước mới, phải xử lý các nguồn nước nhiễm bẩn, phải áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn trong quản lý, sử dụng nước

Việc di dân tái định cư thường làm cho đời sống các gia đình đảo lộn, gặp nhiều khó khăn.

Việc chuyển đổi, đa dạng hoá trong sản xuất nông nghiệp, và các dịch vụ, xây dựng nhiều hệ thống thuỷ nông tưới nước và các công trình thuỷ lợi khác gây ra nhiều tác động tích cực và tiêu cực đối với các giới.

Phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong việc cung cấp, quản lý và bảo vệ nguồn nước vì vậy Cần áp dụng phương pháp cùng tham gia hợp lý, đúng mức của tất cả mọi người (sử dụng, quy hoạch, thiết kế xây dựng và quản lý, các cấp có thẩm quyền ra quyết định...) trong toàn bộ chu trình của các quá trình dự án phát triển tài nguyên nước

Việc phân tích Giới trong phát triển tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan nhằm mục đích trả lời các câu hỏi sau:

- Ai làm gì, với những tài nguyên nào?

- Ai là người tiếp cận các tài nguyên đó, lợi ích và các cơ hội?

- Ai là người quản lý các tài nguyên đó?

- Cơ hội thuận lợi và các tồn tại, khó khăn ở các hoạt động trên?

II - Chiến lược hoà nhập giới vào dự án phát triển

Hoà nhập là xu thế: Sự quan tâm đến bình đẳng và công bằng giữa các Giới tạo điều kiện cho cả Nam và Nữ được tham gia vào tất cả các giai đoạn của dự án bằng cách chỉ ra sự khác nhau, không công bằng giữa hai giới. Sự khác biệt này được phản ảnh trong các nhu cầu cần ưu tiên riêng cho từng Giới. Sự hoà nhập Giới nhằm:

-Phát hiện, khắc phục, hiệu chỉnh các sự khác biệt để cho các dự án phát triển nông thôn và phát triển tài nguyên nước đạt hiệu quả cao.

-Phát hiện và phân tích các nhu cầu, ưu tiên khác nhau của mỗi giới, giảm sự bất bình đẳng giữa Nam và Nữ

Sự tham gia hợp lý, bình đẳng của các giới vào các khâu như:

- Xác định nhiệm vụ, mục tiêu

- Lựa chọn các ưu tiên

- Lựa chọn các giải pháp, phương thức tiến hành

- Huy động tài nguyên và phân bố tài nguyên,

- Đóng góp thời gian và sức lực

- Phân chia hưởng lợi từ thành quả

- Kiểm tra, đánh giá và phân tích kết quả của các dự án

- Tham gia đào tạo, nâng cao trình độ...

Trợ giúp cho sự hoà nhập giới vào quá trình, dự án phát triển: Sự hoà nhập Giới (chủ yếu là phụ nữ) vào quá trình để gạt bỏ mọi cản trở sự tham gia của phụ nữ, làm cho phụ nữ trở thành đối tác ngang bằng với nam giới.

Bước đi đầu tiên của quá trình hoà nhập Giới là làm cho mọi người hiểu biết về giới, nâng cao nhận thức về Giới, đồng thời tiến hành:

- Xây dựng các chính sách, chế độ, quy chế rõ ràng để đưa công bằng Giới vào mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị, cộng đồng và các quá trình, dự án phát triển.

- Lãnh đạo cơ quan và các cán bộ chủ chốt cần nhận thức rõ vấn đề Giới, để quan tâm thực hiện công bằng về Giới, đáp ứng mọi nhu cầu phát sinh về Giới.

- Có bộ phận chuyên trách, hay cán bộ chuyên trách về vấn đề Giới

- Có và thực hiện tốt chính sách cán bộ trong giới Nữ.

- Tăng cường phổ biến, huấn luyện, nâng cao nhận thức về Giới của mọi cán bộ

- Xem xét, đánh giá kỹ sự tham gia hợp lý, bình đẳng của cộng đồng, của từng giới Nam, Nữ trong các khâu của chu trình kể cả việc tiếp cận và quản lý tài nguyên, phân bố thu nhập và hưởng lợi.

Phần đánh giá về Giới phải được xem là thành phần không thể thiếu được trong dự án phát triển, nhất là các dự án phát triển tài nguyên nước

Vấn đề Giới trong các dự án phát triển nông thôn có ý nghĩa rất lớn, do vậy cần nêu, đề xuất Chiến lược hoà nhập, lồng ghép Giới và các giải pháp thực hiện vào các dự án phát triển nông thôn.

III - Ma trận phân tích giới (GAM)

Bảng 3.1 Một ma trận phân tích giới

Yếu tố đối tượng Công việc Thời gian Tài nguyên Văn hoá

Phụ nữ ??

Thêm việc thêm trách nhiệm XX

Mất thời gian tham dự VV

Phụ nữ có thêm thu nhập VV

Làm tăng cường vị trí, độc lập phụ nữ

Nam giới ??

Chồng phải làm thêm việc tại nhà ??

Chồng có thêm nhiều thời gian ởnhà VV

Chồng vui hơn do gia đình có thêm thu nhập XX

Có thể phản đối khi người vợ được độc lập

Việc nhà ??

Cần người trông trẻkhi phụ nữ vắng XX

Phụ nữ có ít thời gian tại nhà VV

Cải thiện sức khoẻ và dinh dưỡng VV

Phụ nữ trở nên có quyền hành

Cộng đồng VV

Phụ nữ có thời gian hơn XX

Phụ nữ có thời gian chonhững việc khác VV

Việc sử dụng và bảo tồn nguồn nước ??

Vai trò và trách nhiệm thay đổi

Ghi chú:

VV: Nhất quán với mục tiêu của Dự án (+)

??: Không rõ về ảnh hưởng

XX: Đi ngược với mục tiêu của Dự án (-)

Một ma trận có thể sử dụng để tiếp cận vấn đề giới cho những cách khác nhau. Phân tích "SWOT" được sử dụng rộng rãi nhằm nêu bật: điểm mạnh (Strengths - S), điểm yếu (Weeknesses - W), cơ hội (Opportunities - O) và mối đe doạ (Threats - T) được áp dụng cho phụ nữ trong các dự án phát triển.

Một loại ma trận tiện lợi hơn chút ít là ma trận phân tích giới (GAM - Gender Anlysis Matrix) được đưa ra nhằm phục vụ cho các phân tích đơn giản từ cấp dân thường. Bảng 3.1 là một ví dụ về GAM

Ma trận phân tích giới được thực hiện mà không cần nhiều đầu tư cho việc nghiên cứu, thu thập số liệu và đào tạo. Nó là công cụ phân tích giới có chất lượng và dễ sử dụng ở dân thường và giúp việc thảo luận về mục tiêu dự án được tiến hành dễ dàng hơn

3.6. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý dự án thuỷ lợi

I - ý nghĩa

Giải pháp phi công trình để nâng cao hiệu quả các hệ thống thuỷ nông

Quản lý khai thác các hệ thống thuỷ nông là một khâu cực kỳ quan trọng để phát huy tác dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống. Trong quản lý khai thác hệ thống tưới tiêu, một giải pháp phi công trình về tổ chức quản lý tưới có sự tham gia của người dân thường mang lại hiệu quả cao, Vì nông dân là người trực tiếp được hưởng hiệu quả do tưới nước đem lại. Giải pháp này càng có ý nghĩa đối với các vùng khô hạn, khan hiếm nước vì nó đảm bảo sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cao...

Hiện nay các hệ thống thuỷ nông được quản lý theo ba hình thức:

- Hội dùng nước nông nghiệp quản lý toàn bộ hệ thống.

- Nhà nước quản lý toàn bộ hệ thống

- Nhà nước quản lý các công trình đầu mối còn hội những người dùng quản lý phần còn lại.

Đặc trưng của các hình thức quản lý trên như sau:

1) Hội những người dùng nước.

Mọi thành viên của Hội đều được tham gia một cách dân chủ và bình đẳng vào mọi công việc quản lý khai thác hệ thống, nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho Hội hoạt động cho hiệu quả. Tất cả các chi phí quản lý khai thác hệ thống do các hội viên bàn bạc, quyết định và phải đóng góp. Ban lãnh đạo Hội dùng nước là cơ quan liên hệ giữa nông dân và chính quyền nhà nước.

2) Hệ thống thuỷ nông do nhà nước quản lý

Doanh nghiệp nhà nước quản lý toàn bộ hệ thống, tuân thủ mọi chủ trương, chính sách, chế độ của nhà nước. Ở một số quốc gia, nhà nước chỉ quản lý trong giai đoạn đầu sau đó chuyển giao cho hộ nông dân quản lý. Thông thường, các hệ thống công trình lớn đã đạt mục tiêu, mang nhiều lợi ích thì do nhà nước quản lý toàn bộ.

3) Hệ thống thuỷ nông được quản lý kiểu hỗn hợp

Nhà nước quản lý các công trình đầu mối và kênh chính, các công trình trọng điểm, Hội những người dùng nước quản lý các phần còn lại.

Để nâng cao vai trò của nông dân và nâng cao hiệu quả quản lý, nhà nước không thể và không nên bao cấp mãi trong mọi khâu, mà cần có sự tham gia của nông dân, chuyển giao cho nông dân quản lý khai thác từng phần hoặc toàn bộ hệ thống thuỷ nông trên địa bàn của họ.

Ở Việt nam, vấn đề nông dân tham gia quản lý tưới mới được thực hiện trong vài năm gần đây và mang lại nhiều hiệu quả tốt.

II - Cơ sở khoa học chương trình nông dân tham gia quản lý tưới (PIM)

Nâng cao nhận thức một cách đầy đủ về quản lý thuỷ nông và hiệu quả tưới:

- Quản lý bao hàm vận hành, khai thác và bảo dưỡng.

- Hiệu quả của hệ thống tưới phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng họ phải được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về hệ thống và quản lý tưới.

- Các kỹ thuật phải được cụ thể hoá thông qua hướng dẫn kỹ thuật, quy trình thao tác trong quá trình quản lý hệ thống.

Việc nhấn mạnh vai trò và coi trọng quá trình tham gia của cộng đồng là yếu tố bảo đảm cho sự thành công và bền vững của các hệ thống thủy lợi.

III - Hội những người dùng nước (WUA)

Những người nông dân sử dụng nước trong một khu vực nhất định tổ chức hội dùng nước .

1) Các ưu điểm của Hội dùng nước

- Tăng thêm tính cộng đồng, tăng trách nhiệm, sự tự chủ, phát huy và đóng góp ý kiến, tự giác thực hiện các nghĩa vụ trong toàn bộ quá trình quản lý khai thác để nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống,

- Những người nông dân có cùng mục đích sử dụng nước có thể tập hợp lại và hợp tác trong việc phân chia sử dụng nước, chia sẻ lợi ích cũng như nghĩa vụ đóng góp thuỷ lợi phí, đóng góp công sức và kinh phí trong duy tu và bảo dưỡng công trình...

2) Một số kinh nghiệm tổ chức thành lập và hoạt động của HNDN

 Về cơ cấu tổ chức:

Nhóm dùng nước (NDN) là thành phần của hội dùng nước, nhóm bao gồm những hộ dùng nước trên cùng một vùng do cùng một kênh mương cấp nước, hoặc bao gồm các hộ dùng nước có chung một mục đích...

Trong thực tế khi thành lập WUA, gặp phải một số vấn đề như:

- Hai hộ nông dân sống trong cùng một làng nhưng là thành viên các hội DN khác nhau.

- Hai hộ nông dân sống ở hai làng khác nhau nhưng cùng một hội dùng nước.

- Một hộ nông dân lại có ruộng ở các phần khác nhau của hệ thống TN, người này sẽ là thành viên của hai, ba WUA...

Qua kinh nghiệm thực hiện cho thấy Nông dân được tổ chức thành nhóm theo vị trí ruộng của họ sẽ thuận lợi hơn là theo vị trí nhà ở của họ.

Trách nhiệm của nhóm người dùng nước là (NDN): Ký hợp đồng dùng nước, thanh lý hợp đồng và đóng thuỷ lợi phí với Ban quản lý (BQL), nghiệm thu, ký nhận các diện tích tưới với các tổ thuỷ nông, đóng góp tu sửa kênh mương và công trình nội đồng.

Ban quản lý (BQL): Do các thành viên hội người dùng nước bầu ra có trách nhiệm điều hành quản lý toàn bộ các công việc của Hội, làm các nhiệm vụ:

- Lập và điều hành thực hiện kế hoạch hoạt động của WUA,

- Vận hành và bảo quản các công trình lớn và kênh lớn trong hệ thống, huy động các thành viên hỗ trợ cho các tu sửa lớn, phân phối nước cho công bằng hợp lý và giải quyết các tranh chấp.

- Tổ chức việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, hướng dẫn kỹ thuật, quy trình, quy phạm về QLKT công trình.

Hình 3.1: Sơ hoạ mô hình NDN và HNDN

Tổ thuỷ nông (TTN): Mỗi nhóm dùng nước sẽ bầu ra một tổ thuỷ nông để quản lý các con kênh thuộc nhóm dùng nước có nhiệm vụ:

- Phân phối nước công bằng hợp lý cho mỗi thửa ruộng và giải quyết các tranh chấp giữa các nông dân trong NDN,

- Quản lý và bảo dưỡng kênh mương do tổ TTN quản lý.

- Huy động NDN tham gia vào các sửa chữa, thu thuỷ lợi phí từ các hộ dùng nước, NDN...

 Các bước thành lập tổ chức WUA

HNDN được thành lập trên cơ sở tự nguyện sau khi nông dân được phổ biến nâng cao nhận thức.

Thành lập HNDN thông qua 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Nâng cao nhận thức,

. Giai đoạn này được cụ thể bằng các bước:

- Bước 1: Nâng cao nhận thức về quản lý tưới.

- Bước 2: Đánh giá thực trạng quản lý của địa phương và kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả.

- Bước 3: Thảo luận xây dựng chương trình PIM của tỉnh, huyện...

- Bước 4: Đào tạo cán bộ để thực hiện chương trình và soạn thảo các chế độ, chính sách cấp địa phương...

- Bước 5: Đào tạo về cách tổ chức hướng dẫn nông dân quản lý.

Giai đoạn 2: Thực hành hướng dẫn nông dân quản lý tưới -

Đây là giai đoạn mà người được hướng dẫn sẽ thực hành việc tổ chức và hướng dẫn nông dân quản lý. Các bước của giai đoạn này như sau:

- Bước 1: Hướng dẫn thành lập tổ chức của người dùng nước( HNDN)

- Bước 2: Hỗ trợ kỹ thuật để quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống.

- Bước 3: Hướng dẫn đánh giá điều chỉnh hoạt động của hội.

Giai đoạn 3: Đánh giá triển khai trên toàn diện rộng.

Đây là giai đoạn giúp rút ra những bài học kinh nghiệm để ngày càng hoàn thiện nội dung và phương pháp để tổ chức nông dân tham gia quản lý tưới. Tổ chức nghiên cứu đánh giá hiệu quả, biên soạn tài liệu phổ biến, hướng dẫn, xây dựng tiếp các mô hình, và phát triển từng bước trên diện rộng.

 Những bài học rút ra từ thực tiễn

Thực tế quản lý tưới theo mô hình HNDN đã giúp rút ra được những bài học thực tiễn sau:

- Dịch vụ thuỷ nông có tính phức tạp, ràng buộc và mang tính chất cộng đồng. Với dịch vụ thuỷ nông thì người nông dân không có quyền lựa chọn,. Để đảm bảo sự công bằng người dùng nước phải được tham gia toàn diện trong mọi hoạt động, họ vừa tham gia quản lý, ra quyết định, vừa là người hưởng dịch vụ đó

- Hầu hết các địa phương đều chưa quen với phương pháp tham gia cộng đồng, trừ một số nơi đã có các dự án quốc tế, hoặc phi chính phủ thực hiện.

- Hiện nay một số tỉnh đã xây dựng các văn bản quản lý thuỷ nông cấp tỉnh, các văn bản này vẫn chưa đề cập được đầy đủ các yếu tố để đảm bảo việc chuyển giao quản lý tốt và hoạt động của tổ chức những người dùng nước

- Người nông dân phải quản lý sử dụng hạ tầng cơ sở có tính kỹ thuật phức tạp nhưng lại không được trang bị kiến thức tối thiểu

Hình 3.2: Sơ đồ quản lý thuỷ nông

Để nâng cao chất lượng, đạt kết quả tốt trong quá trình thực hiện, có một số vấn đề có thể đưa vào kết luận và kiến nghị như sau:

1) Khẩn trương xây dựng các mô hình điểm và tổng kết rút kinh nghiệm tại các hệ thống thuỷ nông có điều kiện khác nhau (đặc biệt chú ý các vùng khô hạn, thiếu nước) để phát triển ra diện rộng rồi từng bước và liên tục cải tiến, hoàn chỉnh.

2) Cần xây dựng các quy định, chế độ và chính sách cụ thể để tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý thuỷ nông.

3) Nhà nước cần hỗ trợ về kỹ thuật, hành chính, tổ chức và thậm chí cả tài chính (khi các công trình bị thiên tai, rủi ro) cho hội nông dân tham gia quản lý tưới.

4) Tại các hệ thống thuỷ nông cỡ lớn, hay phức tạp nên áp dụng hình thức quản lý hỗn hợp: cơ quan - doanh nghiệp nhà nước quản lý các công trình đầu mối và kênh chính, còn hội nông dân dùng nước sẽ quản lý các phần còn lại.

5) Về tiến trình thực hiện, cần khoảng thời gian quá độ để chuyển giao quản lý, vận hành từ cơ quan quản lý nhà nước sang cho các hội nông dân dùng nước để cho cơ quan nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ kỹ thuật, đào tạo và phổ biến kinh nghiệm cho họ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro