TCBV 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

0

TIẾP CẬN BỀN VỮNG

CHƯƠNG IV

VẤN ĐỀ VỀ THỂ CHẾ TRONG CÁC DỰ ÁN

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

PHẠM NGỌC HẢI

CHƯƠNG IV

VẤN ĐỀ VỀ THỂ CHẾ TRONG CÁC DỰ ÁN

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

4.1 . Những khái niệm cơ bản về thể chế

I. Định nghĩa:

Thể chế được định nghĩa là những quy tắc do con người lập ra nhằm kiềm chế mọi sự tùy tiện và những hành vi cơ hội có thể xảy ra trong giao tiếp giữa người với người. Thể chế được áp dụng trong một cộng đồng và luôn được bảo đảm bằng một quy chế thưởng phạt nào đó. Những quy tắc có kèm theo thưởng phạt dẫn hành vi của con người theo một hướng có thể dự đoán và tạo ra một trật tự nhất định. Những quy tắc có liên quan và nhất quán với nhau sẽ tạo điều kiện cho sự hợp tác tin cậy giữa mọi người, vì vậy có thể phát huy tối đa lợi thế của sự phân công lao động và tính sáng tạo của mỗi cá thể. Một thể chế có thể bao gồm các thành phần sau:

Nội thể chế: Nội thể chế phát triển một cách tự nhiên từ kinh nghiệm của loài người và kết hợp vào đó những giải pháp đã được áp dụng một cách có hiệu quả trong quá khứ. Phong tục, các chuẩn đạo đức, các cách xử sự và các quy ước trong buôn bán là ví dụ điển hình về nội thể chế.

Nội thể chế có thể được phân thành bốn loại chính sau đây:

- Quy ước: là các quy tắc thuận tiện đến mức con nguời tự chấp hành vì lợi ích cá nhân.

- Quy tắc nội tại: Con người học các quy tắc theo thói quen, qua giáo dục và kinh nghiệm đến một mức độ những quy tắc đó được chấp hành một cách tự phát không cần cân nhắc.

- Tập quán và cách ứng xử tốt

- Nội quy tắc được chính thức hóa Các quy tắc nảy sinh cùng với kinh nghiệm nhưng được giám sát một cách chính thức và bị áp chế trong nội tại nhóm cộng đồng.

Ngoại thể chế: Ngoại thể chế được áp đặt và buộc tuân theo từ bên trên, được thiết kế và và lập lên bởi những người đại diện được ủy quyền. Ngoại thể chế được kèm theo những quy tắc thưởng phạt rõ ràng, được áp đặt một cách chính thức (trình tự và thủ tục tố tụng của tòa án)

Các dạng khác nhau của ngoại thể chế có thể được phân biệt bởi nội dung và mục tiêu của chúng bao gồm:

- Các ngoại quy tắc của ứng xử được đưa ra nhằm khống chế những hành động của các công dân theo cách tương tự như các nội quy tắc. Chúng bao gồm các quy tắc ngăn cấm chung và được chứa đựng trong các luật dân sự, thương mại và hình sự của hầu hết các nước.

- Các chỉ thị theo mục đích cụ thể, được đưa ra để hướng dẫn công chúng nhằm đạt những kết quả xác định trước.

- Các quy tắc thủ tục . Các quy tắc thủ tục nhằm vào các đại diện khác nhau của nhà nước, hướng dẫn họ cách ứng xử và những điều không được làm (luật hành chính). Các quy tắc thủ tục rất quan trọng, làm cho các ngoại quy tắc của ứng xử trở nên có hiệu quả.

Ngoại thể chế khác với Nội thể chế ở chỗ nó được thiết kế và áp đặt lên cộng đồng với một ý chí chính trị và sức mạnh. Hình phạt cho sự vi phạm ngoại thể chế luôn mang tính chính thống và thường được hỗ trợ bởi sự sử dụng sức mạnh.

Thể chế quy tắc (prescriptive): chỉ thị cho mọi người một cách chính xác những hành động nào cần thực hiện để đạt được một kết quả nhất định.

Thể chế ngăn cấm: Loại trừ những các hành vi không thể chấp nhận được.

II. Các chức năng của thể chế:

1)Hợp tác có hiệu quả và củng cố lòng tin

Chức năng làm cho các quá trình giao tiếp dễ hiểu và dễ dự đoán hơn, nhờ đó sự hợp tác của các cá thể khác nhau được thực hiện thuận lợi, tạo cho mỗi cá thể một tâm lý thoải mái, an tâm và tin rằng họ thuộc về một cộng đồng văn minh, trật tự mà ở đó chi phí hợp tác thấp, rủi ro được hạn chế.

2)Bảo vệ sự tự chủ cá nhân: Chức năng nhằm bảo vệ sự tự chủ cá nhân khỏi sự can thiệp quá mức từ bên ngoài, từ những cá thể khác có sử dụng sức mạnh, nhằm bảo vệ tự do cá nhân.

3)Ngăn ngừa và giải quyết xung đột

III. Tổ chức và thể chế:

Tổ chức được định nghĩa là một sự kết hợp tương đối dài hạn giữa các quyền về tài sản với các yếu tố sản xuất dưới sự lãnh đạo của một cá nhân nhằm đạt được mục đích nào đó.

Thể chế gồm các quy tắc, tổ chức, các thành tố. Thể chế vạch ra những tập hợp ứng xử cho việc ra quyết định. Thể chế chịu ảnh hưởng của hàng loạt yếu tố như các tiền lệ lịch sử, các điều khoản hiến pháp, chế độ chính trị, điều kiện nhân khẩu học, tài nguyên thiên nhiên và mức độ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thể chế đòi hỏi sự hỗ trợ về mặt tổ chức.

4.2. Thể chế và thể chế ngành nước

Thành tố chính của thể chế gồm luật, chính sách và hành chính, việc xem xét tất cả các khía cạnh thể chế là việc không dễ dàng. Để có sự đánh giá có trọng tâm cần tập trung vào một số khía cạnh thể chế chính yếu nhất.

I. Luật nước:

Thành tố luật nước của thể chế về nước bao gồm những khía cạnh liên quan đến luật sau đây:

1) Xử lý pháp luật đối với tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan;

2) Định dạng các quyền về nước;

3) Các điều khoản để giải quyết xung đột;

4) Các điều khoản để đảm bảo có thể kiểm toán được;

5) Phạm vi cho sự tham gia của bộ phận tư nhân;

6) Khuynh hướng tập trung hóa;

7) Mức độ tổng hợp luật pháp trong luật nước;

II. Chính sách về nước:

Thành tố chính sách về nước của thể chế nước bao gồm những khía cạnh liên quan đến chính sách sau đây:

1) Các tiêu chí lựa chọn dự án;

2) Định giá và hoàn chi phí;

3) Điều phối nước giữa các vùng và các ngành;

4) Sự tham gia của bộ phận kinh tế tư nhân trong ngành nước;

5) Sự tham gia của những người dùng nước

6) Liên kết với các chính sách kinh tế khác.

III. Hành chính về nước:

Thành tố hành chính của thể chế nước bao gồm những khía cạnh sau đây:

1) Tổ chức không gian;

2) Các đặc điểm về tổ chức;

3) Năng lực thực hiện;

4) Định giá và tài chính;

5) Cơ chế điều tiết và kiểm toán

6) Năng lực công nghệ, nghiên cứu và thông tin.

Ngoài những khía cạnh thể chế nêu trên cũng cần có một tập hợp các khía cạnh chất lượng của thể chế bao gồm:

1)Hiệu quả tổng thể của luật nước;

2)Hiệu quả tổng thể của chính sách về nước;

3)Hiệu quả tổng thể của hành chính về nước;

Hiệu quả tổng thể của thể chế nước phụ thuộc vào cả hiệu quả của từng thành tố thể chế riêng biệt và hiệu quả liên kết giữa chúng. chất lượng của thể chế cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế, xã hội, chính trị và nguồn tài nguyên.

IV. Chất lượng phục vụ của ngành nước

Các đặc trưng chất lượng cho từng khía cạnh được liệt kê dưới đây:

1) Chất lượng về dịch vụ nước:

- Khoảng cách (thiếu hụt) giữa cung và cầu,

- Chất lượng cơ sở hạ tầng về nước,

- Hiệu quả giải quyết thách thức (chi phí thấp và tốn ít thời gian),

- Mức độ thuận lợi của việc chuyển nước giữa các vùng và các ngành.

2) Chất lượng tài chính của ngành nước:

- Mức thiếu hụt đầu tư (giữa thực tế và yêu cầu đầu tư)

- Thiếu hụt tài chính (giữa chi phí và hoàn chi phí).

3) Chất lượng kinh tế được đánh giá đựa trên các khía cạnh sau:

- Chênh lệch về giá (giá thành nước và chi phí cung cấp)

- Chênh lệch giữa giá nước và giá trị khan hiếm của nước.

4) Chất lượng về tính công bằng được đánh giá trên những khía cạnh sau:

- Công bằng giữa các vùng, giữa các ngành, giữa các nhóm.

Ví dụ: - Một cơ chế giải quyết xung đột có hiệu quả có thể giúp quá trình chuyển nước giữa các vùng và các ngành dễ dàng hơn, tăng tính hiệu quả và tính công bằng của việc phân phối nước.

- Việc định giá nước một cách hợp lý cũng có thể góp phần nâng cao hiệu quả dùng nước và giải quyết xung đột.

V. Mối liên hệ giữa các thành tố của thể chế và thể chế với chất lượng hoạt động của ngành nước

Để phân biệt các mối liên kết giữa các thành tố thể chế nước được gọi là các mối liên kết tương hỗ thể chế ( hình 4.1); Liên kết giữa thể chế nước với chất lượng hoạt động của ngành nước được gọi là mối liên kết thể chế-chất lượng hoạt động (Hình4.2). Luật nước tăng thêm sức mạnh cho chính sách nước và ngược lại chính sách nước cung cấp nội dung kinh tế, chính trị cho luật nước. Hiệu quả tổng thể của thể chế nước và các tác động của nó đến chất lượng hoạt động của ngành nước phụ thuộc không chỉ vào năng lực của từng thành tố riêng rẽ mà còn vào mức độ gắn kết giữa các thành tố được minh họa trên hình 4.1

Hình 4.1: Thể chế nước - Minh họa các mối liên kết tương hỗ

Hình 4.1. Thể chế ngành nước - Các mối liên quan tương hỗ

0

Hình 4.2. Ngành nước - Các liên kết thể chế - chất lượng

Quyền sử dụng nước là khía cạnh luật pháp quan trọng nhất, có mối liên kết đa chiều với các khía cạnh luật pháp khác và với chính sách, hành chính nước.

Quyền sử dụng nước cũng ảnh hưởng đến chính sách nước, thông qua những tác động của nó đến các khía cạnh của chính sách như định giá nước, hoàn chi phí, phi tập trung hóa trong quản lý và sự tham gia của bộ phận kinh tế tư nhân trong ngành nước. Ba khía cạnh luật pháp liên quan là: quyền sử dụng nước, giải quyết xung đột và tính kiểm toán được, có ảnh hưởng mạnh đến hành chính nước. Việc thực thi các điều luật này đòi hỏi phải có một cơ chế hành chính đặc biệt và năng lực quản lý tốt... Chính sách nước liên quan đến việc ứng dụng các công nghệ, thông tin và quản lý đóng góp cho việc hình thành kỹ năng và tăng cường năng lực trong hành chính nước.

4.3. Chuyển giao quản lý tưới và yêu cầu thay đổi thể chế

I - Nội dung và yêu cầu đổi mới thể chế trong chuyển giao quản lý tưới

Sự trao quyền quản lý muốn thực sự có hiệu lực cần phải được bảo đảm bởi những điều khoản pháp lý. Những khu vực pháp lý cần thiết hỗ trợ cho IMT là: quyền áp dụng chính thức chính sách trao quyền, địa vị của WUA, quyền về nước, quyền liên quan đến cơ sở hạ tầng và những thay đổi về địa vị cũng như sự uỷ nhiệm của các đại lý cung cấp nước.

Để WUA hoạt động hiệu quả, tổ chức này cần phải có những quyền:

- Khai thác nước từ một nguồn xác định

- Sử dụng(hoặc sở hữu) và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng hệ thống cấp thoát nước

- Quyền xử lý cơ sở hạ tầng hiện tại và tương lai

- Thiết lập các quỹ và huy động nhân công từ các thành viên để chi trả cho dịch vụ cấp thoát nước

- Kỷ luật đối với những thành viên không tuân theo quy định

- Thực hiện uỷ quyền (ví dụ cho một nhà cung cấp nước)

- Tuyển dụng và sa thải nhân công

- Ký hợp đồng

- Mua, sở hữu và bán tài sản

1) Chuyển giao quản lý tưới( IMT) phải toàn diện

Chương trình IMT (Chuyển giao quản lý tưới) trên toàn thế giới phần lớn không mang tính tự nhiên. Chúng không có tất cả những thay đổi thực sự cần thiết cho phép WUA trở thành các tổ chức có khả năng thực hiện những chức năng cơ bản và bảo vệ quyền lợi của mình trước sự canh tranh của người sử dụng nước và ảnh hưởng về chính trị.

Giả thử nếu trao quyền cho WUA mà không cho họ được toàn quyền tự quyết về các kế hoạch và ngân sách O&M. Không có những yếu tố đó, các chương trình IMT không thể tổ chức được những WUA hiệu quả hoặc cải thiện được tính hiệu quả và năng suất về tài chính trong hệ thống.

2) Những thay đổi pháp lý cần thiết

Sự thay đổi về chính sách và thể chế toàn diện và rộng khắp cùng với sự chuyển quyền tưới có ý nghĩa pháp lý quan trọng. Những luật pháp không chỉ để bảo vệ các thể chế truyền thống mà còn cần phải thay thế những điều luật không còn thích hợp với xã hội hiện đại.

Tiến trình phát triển luật và điều lệ phục vụ nhiều mục đích, một trong những nội dung quan trọng là soạn thảo ra các điều lệ liên quan đến một trật tự hoặc kế hoạch mới nhằm giáo dục cho mọi người về quyền lợi, nghĩa vụ mới của họ và mang lại tính hợp pháp cho các hoạt động cộng đồng. Các khu vực cần sự hỗ trợ pháp luật của IMT bao gồm:

- Áp dụng chính thức chính sách trao quyền

- Vị trí của WUA

- Quyền về nước

- Quyền liên quan đến cơ sở hạ tầng tưới

- Thay đổi về vị thế hoặc uỷ quyền của các đại lý tưới

3) Những cơ sở pháp lý cho việc tiến hành một chính sách trao quyền.

Để việc chuyển giao quyền thực sự từ phía chính phủ có hiệu lực cần có các điều lệ pháp lý hỗ trợ, thông thường dưới dạng:

- Sắc lệnh của người đứng đầu chính phủ

- Sắc lệnh cấp bộ trưởng

- Đạo luật lập pháp.

Sắc lệnh ban hành ở cấp độ chính phủ, như là sắc lệnh của thủ tướng, có những ưu điểm nhất định: nó cho phép thực thi nhanh, có sức nặng và tính chính thống đối với sự chuyển quyền và xuyên suốt tất cả các khu vực.

Sắc lệnh của Bộ trưởng, cũng dễ dàng lập ra và nhanh chóng được thực thi, nhưng có ít thẩm quyền hơn và có thể không khái quát trên diện rộng.

Một đạo luật lập pháp là phương án chậm nhất và phức tạp nhất, nhưng lại có khả năng lớn nhất để có sự thay đổi toàn diện và lâu dài. Những đóng góp ý kiến của nhân dân nên được đưa vào dự thảo pháp luật để pháp luật phản ánh được nguyện vọng của tất cả mọi người.

4) Những đạo luật cần thiết để hỗ trợ tổ chức người sử dụng nước

- Các chương trình IMT cần có những đạo luật hỗ trợ nhằm cung cấp cho tổ chức người sử dụng nước địa vị pháp luật phù hợp. WUA có thể phải được thiết lập hợp pháp dưới một luật mới hoặc luật hiện hành. Những miễn giảm đối với tổ chức này (ví dụ: một số loại thuế, trách nhiệm) và thẩm quyền phải được xác định rõ.

Ví dụ về các điều khoản trong đạo luật quản lý hệ thống tưới của nông dân Andhra Pradesh: (Đạo luật này được áp dụng vào tháng 4/1997) bao gồm những điều khoản sau:

- Cung cấp các quyền nước và quyền điều khiển hoàn toàn đối với O&M của các hệ thống tưới cho WUA.

- Áp dụng với tất cả các hệ thống tưới trên toàn bang

- Cho quyền tự do về chức năng cũng như về tài chính cho WUA

- Cử ra "nhân viên có năng lực" - nhân viên của Phòng Tưới có trách nhiệm thực hiện các quyết định của WUA.

- Trao quyền xử lý các mâu thuẫn cho WUA ( trong 15 ngày)

- Đảm bảo cung cấp thông tin về việc thực hiện kế hoạch cho WUA

- Đảm bảo nông dân tự do trong việc việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi

- Cho phép cả những người chủ và làm công có quyền bỏ phiếu

- Quy định người dùng nước phi nông nghiệp không được bỏ phiếu.

- Bảo đảm 90% tiền thu từ nước thuộc về tổ chức của nông dân

5) Những tài liệu cần chuẩn bị thành lập WUA

Hai tài liệu cần được chuẩn bị cho sự thành lập WUA là Các điều khoản về liên kết "hiến pháp" và Quy chế ngành. Điều khoản về liên kết là những thủ tục thành lập WUA. Nó đề cập đến mục tiêu cơ bản của WUA, cơ sở về quyền và những nguyên tắc cơ bản về mặt tổ chức. Nội dung của điều khoản này bao gồm:

- Xác định nhiệm vụ, mô tả mục đích của tổ chức

- Địa vị pháp luật và căn cứ về quyền hạn

- Xác định khu vực phục vụ

- Tiêu chí thành viên

- Các chức năng cơ bản

- Quyền cơ bản, chức năng và những quy định bắt buộc của WUA

- Quyền cơ bản, chức năng và những quy định bắt buộc đối với thành viên

- Cấu trúc điều hành của WUA, quyền của những người đứng đầu và mối quan hệ của họ đối với bộ phận cung cấp dịch vụ

- Phương thức cải cách các điều khoản liên kết

Quy chế ngành bao hàm những quy định cách thực hiện những điều khoản về liên kết, bao gồm:

- Luật về việc nhận những thành viên mới và bỏ những thành viên cũ

- Thiết lập ban điều hành, xác định nhiệm kỳ, luật bầu và bãi nhiệm những người lãnh đạo.

- Xác định dịch vụ nước

- Quy định và hình thức kỷ luật liên quan đến dịch vụ nước, bao hàm cả những giải pháp trong thời điểm khan hiếm nước

- Quy định kỷ luật liên quan đến các chức năng trợ giúp (bảo trì và tài chính)

- Giải pháp giải quyết mâu thuẫn

- Trách nhiệm của ban giám đốc

- Thủ tục cải cách quy chế ngành

6) Cần những thay đổi quyền về nước

Một lĩnh vực cần sự can thiệp của pháp luật là quyền về nước. Quyền yêu cầu về lượng nước, chất lượng nước và thời gian cung cấp nước của từng người sử dụng. Nếu không có các quyền nước, nông dân không thể dự đoán hay xác định lượng nước, chất lượng nước họ có thể nhận được. Khi xảy ra tranh chấp về nước sẽ không có cơ sở pháp lý nào để giải quyết. Điều đó làm giảm mong muốn đầu tư theo chiều sâu vào quản lý nước của nông dân..

Quyền nước nên được trao cho hiệp hội người dùng nước, cho từng cá nhân hay các hợp tác. Tuy nhiên các cá nhân có thể thiếu khả năng điều hành cơ sở hạ tầng khai thác nước từ nguồn. Quyền nước sẽ được trao cho các hiệp hội người sử dụng nước, sau đó các hiệp hội này sẽ phân quyền đến các thành viên.

7) Vấn đề chuyển giao quyền sở hữu cơ sở hạ tầng.

Khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với các cơ sở vật chất hệ thống tưới có thể cần kèm theo những thay đổi về pháp luật tương ứng. Vì thế những nhà tạo lập chính sách phải cân nhắc chính sách hiện hành và khung pháp lý với quyền sở hữu đó để thấy nên và cần thay đổi gì trong khung pháp lý. Mục đích là khuyến khích sự ra đời và lớn mạnh của các hiệp hội người dùng nước.

II - Chuyển giao quản lý tưới ở Việt Nam

1) Sự phát triển cơ chế quản lý các hệ thống thuỷ lợi ở Việt nam

- Ngày 1/6/1949, Sắc lệnh 68-SL "ấn định kế hoạch thực hành các công tác thuỷ nông và cứu hộ, bảo vệ các công trình thuỷ nông".

- Ngày 26/ 9 /1963 Ban hành Nghị định 141 CP về điều lệ "Quản lý, khai thác và bảo vệ công trình Thuỷ nông" với nội dung cơ bản là:"Quản lý nông giang theo chế độ hạch toán kinh tế, thúc đẩy việc tiết kiệm nước, hạ giá thành quản lý để phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp" (mức thu cao nhất 180 kg/ha/năm).

- Ngày 6/8/1970, Bộ Thủy lợi (cũ) ban hành thông tư số 13 TL/TT "Quy định về tổ chức quản lý các hệ thống thuỷ nông". Công ty quản lý từ "công trình đầu mối đến cống, kênh dẫn hoặc tháo nước cho từng hợp tác xã", còn hợp tác xã quản lý "mạng lưới thuỷ lợi nhỏ trong phạm vi từng hợp tác xã nhằm tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, phục vụ tốt cho tưới tiêu của Hợp tác xã".

Ngày 16/6/1972 Chính phủ đã có quyết định số 118 - CP "Hoàn chỉnh các hệ thống công trình thuỷ nông", với tinh thần: Đi đôi với việc xây dựng một số công trình mới, phải tập trung sức mạnh nhanh chóng hoàn chỉnh các công trình đã được xây dựng, phát huy hiệu quả các công trình sẵn có, tăng cường tổ chức và đưa quản lý thuỷ nông vào nề nếp, đi vào hạch toán, đáp ứng yêu cầu thâm canh có kết quả".

- Ngày 26/11/1977, thông tư số 21 hướng dẫn tổ chức quản lý thuỷ nông đã cụ thể hoá được tổ chức các công ty, xí nghiệp thuỷ nông,

- Ngày 25/8/1984 Nhà nước đã ban hành Nghị định 112-HĐBT thay thế Nghị định 66 về thuỷ lợi phí đã khẳng định rõ vai trò của công ty thuỷ nông.

- Năm 1993 -1994 các công ty thuỷ nông, xí nghiệp thuỷ nông được sắp xếp lại, thành lập theo Nghị định 388-HĐBT (Nghị định sửa đổi 50/CP) thừa nhận Công ty Thuỷ nông là loại đơn vị hoạt động theo loại hình doanh nghiệp không mang tính đặc thù.

- Ngày 2/10/1996 Chính phủ ban hành Nghị định 56/CP về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Đã có gần 70% tổng số công ty, xí nghiệp thuỷ nông được chuyển sang Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.

Thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp và thông tư số 06 của Bộ Nông nghiệp & PTNT các địa phương lại có sự điều chỉnh nhằm cơ hội "giảm đầu mối", nhiều địa phương đã tập trung đầu mối (các công ty, xí nghiệp độc lâp ) để thành một công ty, xí nghiệp có quy mô lớn. Nhng thực tế hoạt động kém hiệu quả và ngược lại có địa phương đã phân chia hệ thống phân cấp cho huyện quản lý (thêm đầu mối) tăng nhân lực, hoạt động khó khăn. Đây là một sự điều chỉnh hoàn toàn theo ý muốn của các lãnh đạo chủ chốt trên địa bàn đã làm cho tổ chức thuỷ nông hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả thấp.

Để Quản lý được tốt, vai trò của tổ dịch vụ thuỷ lợi ở thôn, ấp rất quan trọng. Có 83,32% số người được hỏi đều khẳng định là phải có tổ, đội thuỷ nông làm dịch vụ tưới tiêu ở mặt ruộng.Vì vậy, cùng với việc củng cố tổ chức các công ty, xí nghiệp thuỷ nông, Ngành đã đẩy mạnh việc củng cố tổ chức "thuỷ nông mặt ruộng", việc quản lý vận hành bảo dưỡng kênh mương công trình ở mặt ruộng thường do đội thuỷ nông Hợp tác xã, hưởng thù lao nội bộ, làm việc theo công điểm đã tạo ra sự tiêu cực trong việc quản lý nước trên kênh

Qua thực hiện chỉ thị số 100 CT/TW ngày 13/1/1981 "khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp" đã khẳng định vai trò của đội thuỷ nông chuyên trách và phải nâng cao chất lượng của đội, nhằm bảo đảm điều phối nước và quản lý công trình trên đồng ruộng của Hợp tác xã trong tình hình thực hiện chế độ quản lý mới..

2) Đánh giá cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống thuỷ lợi hiện tại

Tổ chức quản lý của Nhà nước hoạt động heo loại hình công ích đã không phát huy được khả năng vì:

- Chưa có cơ chế chính sách phù hợp để tạo được quyền lợi gắn với trách nhiệm;

- Bộ máy cồng kềnh;

- Công ty, xí nghiệp đều thiếu vốn duy tu bảo dưỡng;

- Công trình xuống cấp, phục vụ kém hiệu quả.

Chỉ có 36,68% số người được hỏi, hài lòng về doanh nghiệp công ích. Thuỷ nông cơ sở trong tình trạng tổ chức không ổn định, phụ thuộc, không tự chủ, trách nhiệm và quyền hạn chưa được xác định. Mối quan hệ giữa công ty thuỷ nông, xí nghiệp thuỷ nông và tổ chức thuỷ nông cơ sở thiếu chặt chẽ. Đặc biệt ở những tổ chức thuỷ nông cơ sở trực thuộc UBND xã quản lý toàn diện thì phát huy kém hiệu quả do sự can thiệp quá sâu của chính quyền. Thuỷ lợi phí sử dụng chưa đúng mục đích, chưa tập trung đầu tư cho tu bổ sửa chữa vận hành công trình, kênh mương trên địa bàn quản lý. Vai trò của nông dân trong quản lý chưa được xác định. Nhà nước vẫn phải bao cấp, hệ thống công trình kênh mương xuống cấp, phát huy hiệu quả kém.

3) Việc chuyển giao quản lý tưới ở Việt nam

Hiện nay trong quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi có một số vấn đề sau:

- Các công trình đang bị xuống cấp nghiêm trọng ngoài lý do thời gian hoạt động đã lâu đồng thời có những hạn chế trong thiết kế thi công của giai đoạn xây dựng mà còn do công tác quản lý, bảo dưỡng rất kém, đặc biệt là các hệ thống công trình miền núi

- Công trình chưa phát huy được hết năng lực phục vụ so với thiết kế, hiệu quả tưới còn thấp, năng suất cây trồng chưa cao.

- Lực lượng quản lý thiếu

- Việc thu thuỷ lợi phí không đủ để chi phí cho quản lý vận hành và bảo dưỡng, trong khi không chỉ vận hành, bảo dưỡng, mà còn phải nâng cấp hiện đại hoá các hệ thống và tiếp tục xây dựng các hệ thống công trình mới. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bao cấp của Nhà nước quá nặng nề không chịu đựng nổi

- Nông dân trải qua một thời kỳ dài sống dưới chế độ bao cấp, ý thức tiết kiệm nước, tiết kiệm kinh phí còn kém. Với thái độ "Cha chung không ai khóc". ý thức bảo vệ của công, bảo vệ công trình kém.

Bên cạnh đó cũng có một số thuận lợi sau:

- Công trình thuỷ lợi gắn liền với nông dân, phục vụ nông dân, nó tác động trực tiếp đến các hoạt động kinh tế và đời sống của họ.

- Người nông dân Việt Nam vốn có kinh nghiệm trong công tác thuỷ lợi. Sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (ngày 15/4/1988) người nông dân sẵn sàng đóng góp lao động và cả vật chất khi nhận thức được trách nhiệm và quyền lợi của họ.

Với tình hình trên, để khắc phục tình trạng xuống cấp đồng thời lại nâng cao được hiệu quả phục vụ của các hệ thống công trình thuỷ lợi, một trong những biện pháp quan trọng là phải chuyển giao quản lý hệ thống công trình cho những người được hưởng lợi trực tiếp từ những công trình đó. Vấn đề này cũng góp phần để phát triển nguồn nước một cách bền vững. Định hướng bởi Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị ngày 10/11/1998: về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn với hai nội dung:

(1) Trước hết ưu tiên đầu tư nâng cấp và tăng cường công tác quản lý để nâng cao hiệu quả khai thác công trình thuỷ lợi đã có.

(2) Có chính sách khuyến khích nhân dân tham gia đầu tư, quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.

Bên cạnh đó hàng loạt các Bộ luật mới của Nhà nước ra đời:

- Năm 1993 Ban hành Luật Đất đai

- Năm 1994 Ban hành Luật Bảo vệ Môi trường

- Năm 1998 Ban hành Luật Tài nguyên nước và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01- 01-1999

-

-

Ví dụ về Tuyên Quang:

0

Hình 4.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống công trình thủy lợi ở Tuyên Quang

Hệ thống Ngòi Là

Đánh giá chung

- Nước được phân phối công bằng, đủ lượng, kịp thời gian theo yêu cầu của sản xuất nông nghiệp và dân sinh,

- Công trình đã có người làm chủ thực sự, sửa chữa kịp thời nên khối lượng sửa chữa ít, tiết kiệm nước, giảm chi phí.

- Nông dân vùng điểm được đào tạo nên có những kiến thức cần thiết để điều hành công việc.

- Công trình vùng điểm cũng được tu sửa, nâng cấp cộng với yếu tố quản lý của các tổ viên ban vận hành, duy tu nên có điều kiện ứng dụng tưới tiêu khoa học nên năng suất lúa cao hơn các năm trước.

- Thuỷ lợi phí cũng được thu nhanh hơn, đủ hơn, công ty Quản lý thuỷ nông có vốn đầu tư để duy tu, nâng cấp công trình.

- Tiết kiệm nước.

- Nông dân trong vùng được dân chủ bàn bạc, tự bầu ra người đại diện của mình

- Mô hình quản lý mới được nông dân chấp nhận và tự nguyện tham gia,

- Mô hình được thành lập phù hợp với đặc thù về quản lý công trình thuỷ lợi, vào trình độ quản lý, dân trí và được chính quyền quan tâm,

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro