TCBV 7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TIẾP CẬN BỀN VỮNG

CHƯƠNG VII

LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ THÍCH HỢP

PHẠM NGỌC HẢI

CHƯƠNG VII

LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ THÍCH HỢP

7.1 Khái niệm chung về công nghệ thích hợp

I. Khái niệm chung

Công nghệ thích hợp phải là công nghệ

- Phù hợp với điều kiện địa phương : Nguồn nhân vật lực sẵn có, điều kiện kinh tế, đặc điểm xã hội của vùng dự án đồng thời những tác động tiêu cực của công nghệ không vượt quá phạm vi cho phép.

- Công nghệ này đủ đơn giản để người dân có thể trực tiếp quản lý công nghệ ở cấp địa phương. tận dụng các kỹ năng và công nghệ sẵn có trong cộng đồng địa phương

- Công nghệ thích hợp thường mang tính phi tập trung hóa. Bởi thế có thể đáng tin cậy hơn và ảnh hưởng của các sự cố kỹ thuật cũng nhỏ hơn.

Sử dụng công nghệ thích hợp không có nghĩa là sử dụng các công nghệ lạc hậu hay đã lỗi thời. Mặc dù công nghệ thích hợp bao hàm các thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, dễ thực hiện và dễ sửa chữa, nó phải được dựa trên cơ sở của những công nghệ tinh vi và hiện đại nhất.

Công nghệ thích hợp phải là công nghệ thân thiện với môi trường, ít gây ảnh hưởng đến môi trường. .

II. Liên quan giữa việc lựa chọn công nghệ với vận hành và duy tu

Nhà nước, các cơ quan tài trợ nước ngoài và các cộng đồng địa phương đang ngày càng quan tâm hơn đến tầm quan trọng của việc đưa các vấn đề vận hành và duy tu vào quy hoạch, thực thi, quản lý và giám sát các hoạt động của dự án, vì vận hành và duy tu là các yếu tố then chốt cho sự bền vững.

Vận hành và duy tu không đơn thuần là vấn đề kỹ thuật mà bao gồm cả các khía cạnh xã hội, kinh tế, văn hóa, thể chế, chính trị, quản lý và môi trường.

Thí dụ Về Dự án Cấp nước và vệ sinh nông thôn

Cần phải lựa chọn công nghệ tích hợp nhàm bảo đảm :

- Nguồn nước không bị khai thác quá mức giới hạn mà còn được bổ cập một cách tự nhiên;

- Các trang thiết bị được vận hành và bảo dưỡng trong một điều kiện đảm bảo cấp nước đủ và đáng tin cậy;

- Kinh phí cần thiết cho việc vận hành, duy tu và quản lý hệ thống hợp lý là có thể trang trải được thông qua các hoạt động thu hồi chi phí (thu phí sử dụng nước);

- Các trang thiết bị vệ sinh phù hợp với nhu cầu và thực tế và tình hình văn hóa xã hội. Nó phải được sử dụng và duy tu đúng quy cách;

- Cộng đồng, cả nam giới và nữ giới, đều được lôi kéo (tham gia) vào các hoạt động quy hoạch, thiết kế và quản lý hệ thống;

- Phù hợp với nhu cầu, mức dịch vụ mong muốn, truyền thống, Bên cạnh đó giá cả phải hợp lý và sẵn có trên thị trường thuận tiện cho vấn đề thay thế

- Có một hệ thống hỗ trợ về tăng cường năng lực, hỗ trợ kỹ thuật và một khung luật pháp có hiệu lực.

Việc vận hành và duy tu với chất lượng cao có vai trò lớn trong việc đảm bảo những lợi ích mang lại quan trọng như : tăng cường sức khỏe của cộng đồng, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất tạo thu nhập cao nhờ việc đảm bảo nguồn nước có chất lượng tốt, dễ tiếp cận, tiết kiệm thời gian cho việc lấy nước.

Lập kế hoạch vận hành và duy tu ngay từ ngày đầu hình thành dự án, cùng với việc ra quyết định tối ưu về việc lựa chọn công nghệ là những yếu tố quan trọng cho tính bền vững của hệ thống. Bởi thế, cộng đồng, cùng với các cơ quan hữu quan, cần phải lưu ý xem xét kỹ vấn đề vận hành và duy tu khi chọn lựa một công nghệ thích hợp nào đó.

Những yếu tố cơ bản của tính bền vững sau đây mang tính hỗ trợ tích cực cho việc vận hành và duy tu một cách hiệu quả là:

- Một môi trường thuận lợi: Trong ngữ cảnh đang xét, môi trường mang một nghĩa tổng hợp và đầy đủ nhất, bao hàm cả môi trường sinh thái(địa lý, khí hậu, trữ lượng nguồn nước...), và môi trường kinh tế, xã hội.

- Nhu cầu cảm thực sự và nhận thức tốt về vấn đề sức khỏe:

- Các thể chế mạnh:

- Thái độ hỗ trợ: Sự cam kết của cơ quan quản lý dịch vụ về nước, cộng đồng và những người dùng nước thống nhất về việc chia sẻ trách nhiệm, về quyền sở hữu và về việc đóng góp tài chính cho việc sử dụng dịch vụ nước.

- Kiến thức chuyên sâu và kỹ năng: Mức công nghệ phải phản ánh năng lực tiềm tàng về kỹ năng và kiến thức chuyên sâu.

- Mức dịch vụ thích hợp: Mức dịch vụ mong muốn, có thể quản lý được và có thể chi trả được nhưng có thể nâng cấp được khi mức sống và yêu cầu xã hội tăng là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính bền vững.

- Công nghệ thích hợp: Công nghệ chấp nhận được và có thể chi trả được, đồng thời có xét đến điều kiện, năng lực và sở thích của địa phương.

- Vật liệu và thiết bị: Dụng cụ và các bộ phận thay thế phải luân sẵn có để có thể duy trì liên tục sự hoạt động của hệ thống.

- Các dịch vụ hỗ trợ: Các hệ thống hỗ trợ cho hoạt động vận hành và duy tu phải có hiệu quả.

- Tài chính: Các yếu tố như năng lực và sự tự nguyện chi trả cũng như chia sẻ chi phí và hệ thống quản lý tài chính dựa vào cộng đồng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính bền vững về mặt tài chính của hệ thống.

7.2. Quá trình lựa chọn công nghệ

I. Các tiêu chí

Quá trình lựa chọn công nghệ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược cơ bản được áp dụng bởi các nhà quy hoạch cũng như các khuynh hướng chung đang phổ biến trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở hiện nay. Một nguyên tắc cơ bản được nhấn mạnh ở đây là đòi hỏi phải lôi kéo được cộng đồng ngay từ khi bắt đầu quá trình lựa chọn công nghệ, nó đặc biệt quan trọng trong các trường hợp cộng đồng ngày càng được giao trách nhiệm lớn hơn trong việc vận hành, duy tu và quản lý hệ thống.

Thường có một số tiêu chí được gắn cho công nghệ:

Công nghệ thích hợp, Công nghệ tiến bộ, Công nghệ thay thế, Công nghệ trung gian, Công nghệ cho các bản làng, Công nghệ giá rẻ, Công nghệ yêu cầu lao động.... Công nghệ phải đơn giản, có thể quản lý được, duy tu được và có thể chi trả được.

Khuynh hướng tăng cường sự tham gia của bộ phận kinh tế tư nhân vào các hoạt động. Tuy nhiên mối quan tâm tham gia của bộ phận kinh tế tư nhân là lợi nhuận thấp, đặc biệt ở các cộng đồng dân cư nông thôn phân tán.

Nhà nước cung cấp khung cho phép phát triển các chính sách về vận hành và duy tu. Nhà nước phải tạo ra một môi trường thuận lợi bởi những điều luật hợp lý, các quy chế, đào tạo, tập huấn và thông tin truyền thông...

Việc lựa chọn công nghệ thường tuân theo thủ tục bao gồm ba giai đoạn như được mô tả trong hình 7.1.

Hình 7.1: Thủ tục lựa chọn công nghệ

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ có thể được phân thành bốn nhóm khác nhau (Hình 7.2),

Hình 7.2: Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn công nghệ

• Đối với các hệ thống cấp nước

Các yếu tố và tiêu chuẩn ảnh hưởng đến lựa chọn công nghệ cấp nước được liệt kê trong bảng 7.1.

Bảng 7.1: Các yếu tố và tiêu chuẩn ảnh hưởng đến lựa chọn công nghệ cấp nước

Các yếu tố Các tiêu chuẩn chung Các tiêu chuẩn về vận hành và duy tu

Các yếu tố kỹ thuật, kinh tế - Các tiêu chuẩn kỹ thuật

- Yêu cầu (cơ cấu hiện tại và tương lai) so với khả năng cung cấp (khả năng của các lựa chọn kỹ thuật)

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản

- Khả năng mở rộng

- Mức độ tương thích với các chuẩn và khung luật pháp

- Lợi thế tương đối

- Các kỹ năng kỹ thuật cần thiết trong và ngoài cộng đồng - Mức độ phụ thuộc vào nhiên liệu, năng lượng, hóa chất

- Chất lượng và độ bền của vật liệu

- Mức độ sẵn có và giá của các chi tiết thay thế và vật liệu thô

- Các yêu cầu về vận hành và duy tu

- Mức độ tương thích với kỳ vọng và sở thích của người dùng, bao gồm cả nam giới và nữ giới

- Mức độ sãn có của các các kỹ thuật viên đã được đào tạo trong phạm vi cộng đồng

- Mức độ sẵn có của các thợ cơ khí, thợ nề, ... bên ngoài cộng đồng

- Tiềm năng cho việc chế tạo tại địa phương

- Tiềm năng cho việc tiêu chuẩn hóa

- Mức độ phụ thuộc vào vật liệu và chi tiết thiết bị nhập khẩu

Các yếu tố môi trường - Khả năng của các nguồn nước trong khu vưc (nước mạch, nước ngầm, nước mưa, nước mặt, sông suối, ao hồ)

- Sự biến động theo mùa của nguồn nước

- Chất lượng nước và những xử lý cần thiết

- Bảo vệ nguồn nước

- Nguy cơ của các tác động xấu

- Vấn đề tiêu nước thải

- Khả năng tiếp cận -

Các yếu tố thể chế - Khung luật pháp

- Chiến lược quốc gia

- Cơ cấu thể chế hiện có

- Sự hỗ trợ từ nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan hỗ trợ khác

- Sự kích thích của bộ phận kinh tế tư nhân

- Sự sẵn có và năng lực đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ, kỹ thuật

- Các yêu cầu về kỹ năng

- Giám sát - Vai trò của các bên liên đới khác nhau và khả năng/nguyện vọng trong việc đảm nhận trách nhiệm (hệ thống vận hành và duy tu)

- Sự liên quan tiềm tàng của bộ phận kinh tế tư nhân

- Phân bổ ngân sách nhà nước cho O&M và các trợ giá

- Đào tạo và đào tạo lại

- Công nghệ có phù hợp với hệ thống vận hành và duy tu hiện có không, hoặc liệu có phải điều chỉnh lại hệ thống vận hành và duy tu cho một công nghệ thích hợp nhất hay không?

Các yếu tố cộng đồng - Kinh tế địa phương

- Các mẫu hình sống và sự gia tăng dân số

- Các tiêu chuẩn sống và cân bằng về giới

- Thu nhập hộ gia đình và sự biến động theo mùa

- Các sở thích của người dùng

- Kinh nghiệm lịch sử trong việc cộng tác với các đối tác khác nhau

- Các tổ chức làng bản và ... - Năng lực quản lý và nhu cầu đào tạo

- Cân bằng giới

- Khái niệm về những lợi ích của việc nâng cấp điều kiện cấp nước

- Các nhu cầu cảm thấy

- Nhận thức về chi phí/chất lượng

- Mức chi phí tái diễn có thể đáp ứng được bởi cộng đồng

- Hệ thống thanh toán và mức sẵn có của các nguồn tài chính

- Sự sẵn có của các kỹ năng kỹ thuật

- Sở hữu

• Đối với các dự án vệ sinh

Kế hoạch hóa cho việc cải thiện điều kiện vệ sinh đòi hỏi một tiếp cận toàn diện với nhiều khía cạnh khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ vệ sinh cũng có thể được gộp thành bốn nhóm khác nhau như trên hình 7.1.

Bảng 7.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ vệ sinh

Các yếu tố Các tiêu chuẩn chung Các tiêu chuẩn vận hành và duy tu cụ thể

Các yếu tố kỹ thuật, kinh tế - Các tiêu chuẩn kỹ thuật

- Sự sẵn có của các vật liệu xây dựng

- Tuổi thọ

- Chi phí xây dựng

- Sở thích/ý thích về kiểu dáng thiết kế - Các yêu cầu vận hành và duy tu

- Dễ tiếp cận

- Sử dụng được các chất thải đã phân hủy

Các yếu tố môi trường - Kết cấu đất, độ ổn định, tính ngấm

- Mực nước ngầm

- Kiểm soát ô nhiễm môi trường

- Mức độ sẵn có của nguồn nước - Những vấn đề liên quan đến vận hành và duy tu để bảo vệ môi trường

- Ô nhiễm nước ngầm

Các yếu tố thể chế - Chiến lược quốc gia/địa phương hiện có

- Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan

- Năng lực đào tạo, tập huấn

- Sự sẵn có của các nguồn hỗ trợ và vốn vay

- Mức sẵn có của các thợ xây, công nhân vệ sinh, thợ thông hút bể phốt, thợ đào...

- Giám sát - Các dịch vụ dọn dẹp hố vệ sinh (công cộng/cá nhân)

- Năng lực duy tu hệ thống tiêu thoát

- Sự tham gia tiềm năng của bộ phận tư nhân

- Phân bổ ngân sách nhà nước cho vệ sinh

- Đào tạo và tăng cường nhận thức về các vấn đề vệ sinh

Các yếu tố cộng đồng - Các khía cạnh văn hóa xã hội: Những điều cấm kỵ, các thói quen truyền thống, các quy chế và quy tắc tôn giáo, vật liệu làm sạch, preffered posture, các yêu đặc trưng theo giới.

- Các khía cạnh mang tính động cơ: Sự tiện lợi, lợi ích, tính dễ tiếp cận, tính riêng tư, sức khỏe, độ sạch môi trường, quyền sở hữu;

- Các yếu tố khó khăn: Độ tối, sợ rơi xuống lỗ, sợ ngã vào phân, sợ nhìn thấy từ bên ngoài, mùi hôi, các loại côn trùng;

- Các yếu tố tổ chức xã hội: Vai trò của lãnh đạo chính quyền, các lãnh đạo tôn giáo, hệ thống giáo dục tại địa phương, các tổ chức y tế y tế;

- Các yếu tố khác: Mật độ dân số, không gian hạn chế cho các nhà vệ sinh, sự tồn tại của các nhà vên sinh công cộng. - Các chi phí vận hành và duy tu

- Đào tạo/tập huấn về vận hành và duy tu và tăng cường nhận thức về các vấn đề vệ sinh

- Nhận thức về sức khỏe và nhận biết về lợi ích

- Sự tồn tại của hội đồng/ủy ban vệ sinh môi trường

- Các nhóm phụ nữ

- Sự huy động xã hội về các hành vi vệ sinh dịch tễ

III. Quá trình lựa chọn công nghệ cấp nước

Quá trình lựa chọn công nghệ cấp nước gồm nhiều bước, vận hành và duy tu, là một phần của quá trình đó. Quá trình này có thể bao gồm các bước sau đây:

1- Cộng đồng yêu cầu cơ quan quản lý dịch vụ nước hỗ trợ việc nâng cấp hệ thống cấp nước (tiếp cận đáp ứng nhu cầu); Yêu cầu và nguyện vọng của người dùng nước phải được đánh giá.

2- Giả thiết mức dịch vụ ban đầu - Đánh giá mức độ đáp ứng điều kiện môi trường và yêu cầu thực sự của người dùng, Ưu khuyết điểm giữa các phương án khác nhau?

3- Điều tra cơ bản có sự tham gia của dân - Thu thập, phân tích nhu cầu và phân tích vấn đề có liên quan đến dự án với sự tham gia của cộng đồng. Các câu hỏi sau cần được trả lời rõ:

- Khả năng của các Nguồn nước hiện có?

- Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu của các nguồn nước cả về lượng lẫn về chất lượng .

- Biện pháp xử lý cần thiết.

- Những vật liệu, thiết bị phụ tùng thay thế và các yều cầu về kỹ năng tay nghề cần thiết để duy trì được mức dịch vụ đã được đưa ra.

- Cơ cấu tổ chức hợp lý để đảm bảo cung cấp mức dịch vụ mong muốn, phù hợp với năng lực quản lý của cộng đồng.

- Vốn đầu tư ban đầu và chi phí bổ sung của các phương án được xem xét.

- Phân tích Nguồn tài chính sẵn có và mức tự nguyện chi trả.

- Những tiếp cận trong vận hành và duy tu hiện được áp dụng trong phạm vi chương trình và khu vực.

- Phân tích nguyên nhân dẫn đến hậu quả có thể xẩy ra của việc vận hành và duy tu kém có thể xẩy ra

- Phân tích các điều kiện yêu cầu đối với công nghệ được lựa chọn có phù hợp với tình hình cụ thể của dự án và năng lực quản lý sẵn có. Tất nhiên công nghẹ bao gồm cả thiết bị thay thế

- Xác định khả năng hỗ trợ cho cộng đồng: hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính hay hỗ trợ tăng cường năng lực.

- Phân tích hiệu quả tổng thể của phương án được lựa chọn.

4- Kiểm tra những thông tin về địa phương do cơ quan quản lý dịch vụ nước tiến hành, bao gồm cả việc khẳng định về độ tin cậy của những số liệu đã thu thập.

5- Cơ quan quản lý dịch vụ nước tiến hành phân tích số liệu làm cơ sở lựa chọn của các công nghệ và các mức dịch vụ thích hợp nhất, bao gồm cả việc đánh giá tổng kết tất cả các tiêu chuẩn vận hành và duy tu cụ thể như đã được chấp nhận.

6- Báo cáo và thảo luận với cộng đồng về những công nghệ thích hợp và mang tính bền vững nhất. Đặc biệt xem xét những vấn đề liên quan đến vận hành và duy tu và sự cam kết dài hạn trong hoạt động vận hành và duy tu. Cần làm rõ trách nhiệm và quyền lợi của từng bên liên đới

7- Các đối tác liên quan phải thống nhất về phương án công nghệ và mức dịch vụ được chọn. Trên cơ sở có thể quản lý tốt và đủ khả năng chi trả

8- Thưc hiện dự án.

IV. Quá trình lựa chọn công nghệ vệ sinh

Giả thiết rằng quá trình lựa chọn công nghệ dưới đây được thực hiện, tiếp theo cộng đồng bày tỏ nhu cầu đối với việc nâng cấp các công trình vệ sinh. Nhận thức về vệ sinh an toàn cuộc sống và các cuộc vận động tăng cường nhận thức về vệ sinh môi trường nhằm gia tăng về nhu cầu nâng cấp điều kiện vệ sinh. Quá trình lựa chọn công nghệ vệ sinh ít nhất phải bao gồm những bước sau đây:

1- Đánh giá những vấn đề liên quan đến hệ thống tiêu hủy phân hiện có, hành vi vệ sinh, môi trường vệ sinh và các bệnh có liên quan.

2- Đánh giá về các yếu tố văn hóa, xã hội và tôn giáo có ảnh hưởng qua lại tới các công trình vệ sinh

3- Đánh giá về các điều kiện địa phương, năng lực và các tài nguyên vật liệu, nhân lực và tài chính

4- Xác định những sở thích của dân địa phương về các thiết bị vệ sinh và các biến động có thể.

5- Đối chiếu yêu cầu và sở thích với năng lực địa phương và các điều kiện môi trường cũng như các rủi ro về ô nhiễm.

6- Xác định các yêu cầu về vận hành và duy tu và các vấn đề liên quan khác đối với công nghệ được lựa chọn.

7- Thảo luận với cộng đồng về việc thực thi các phương án công nghệ vệ sinh khác nhau.

8 - Trên cơ sở ý kiến của cộng đồng, lựa chọn công nghệ thích hợp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro