TCTT: TGHĐ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TGHĐ

Ngày nay trong điều kiện lưu thông tiền giấy, tình trạng lạm phát tiền giấy đã trở thành hiện tượng phổ biến. Sự tăng lên hay giảm xuống của tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như mức chênh lệch lạm phát, tình trạng cán cân thanh toán, quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối…

•       Thứ nhất là ảnh hưởng của mức chênh lệch về tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia: lạm phát làm đồng tiền mất giá dẫn đến sức mua giảm. Do chênh lệch tỷ lệ lạm phát của các đồng tiền khác nhau nên sức mua sẽ giảm khác nhau.

Vì vậy, khi có mức chênh lệch lạm phát kinh tế giữa các quốc gia thì tương quan sức mua của đồng tiền sẽ thay đổi. Đồng tiền nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ bị giảm giá so với đòng tiền kia và ngược lại. Khi lạm phát xảy ra, giá trị đồng tiền trong nước giảm, tỷ gia hối đoái tăng.

•       Thứ hai là ảnh hưởng của tình hình cán cân thanh toán quốc tế: cán cân thanh toán quốc tế của một nước với nước ngoài trong một thời kỳ nhất định cho thấy một cách tổng hợp kết quả các hoạt động kinh tế của nước đó. Nó có thể là cân bằng thu – chi, có thể là bội chi hoặc bội thu dẫn đến hệ quả là tài sản của một nước có thể giảm xuống hoặc tăng lên.

     Như vậy, thông qua cán cân thanh toán quốc tê có thể thấy được tình trạng về kinh tế tài chính của một nước trong hoạt động ngoại thương. Tình trạng mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tê sẽ ảnh hưởng đến cung cầu ngoại hối trên thị trường. Do đó sẽ ảnh hưởng ngay đến tình hình biến đọng của tỷ giá hối đoái. Nếu tổng thu lớn hơn tổng chi về ngoại tệ thì cung ngoại tệ nhiều làm cho tỷ giá hối đoái giảm.

•       Thứ ba là ảnh hưởng của nhân tố mức chênh lệch lãi suất tín dụng: Trong những điều kiện bình thường (nền kinh tế mở) khi mức lãi suất của một ước tăng lên một cách tương đối so với các nước khác, các tài sản tạo ra tỷ lệ tiền lời cao hơn, những luồng ngoại tệ ở nước ngoài có xu hướng vào thị trường của nước đó làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm xuống làm cho tỷ giá hối đoái giảm.

Khi mức lãi suất của một nước giảm xuống so với nước khác thì luồng ngoại tệ trong nước có xu hướng chuyển ra nước ngoài để đầu tư thì cầu ngoại tệ sẽ tăng lên làm cho tỷ giá hối đoái tăng.

•       Thứ tư  là ảnh hưởng của tình hình về cung cầu ngoại tệ trên thị trường hối đoái: Trên thị trường hối đoái tại một thời điểm nhất định nếu cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. Nếu cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên.

•       Thứ năm là những yếu tố tâm lý: trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay những sai lệch giữa dự đoán ban đầu với những số liệu thực sự đạt được hiện thời về tình hình thương mại cán cân thanh toán quốc tế của một nước có thể gây nên những biến động lớn về tỷ giá của đồng tiền nước đó. Điều đó có thể giải thích hiện tượng tại sao tỷ giá hối đoái của một đồng tiền tăng lên ngay cả khi sức mua của nó giảm.

•       Tác động của Nhà nước: thể hiện qua các chính sách, chủ trương và sự tác động này mang tính chủ quan, đặc biệt là chính sách phá giá đồng nội tệ.

     Ngoài ra, sự biến động của tỷ giá hối đoái  còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như khủng hoảng ngoại hối, kinh tế, tín dụng ở các nước, ảnh hưởng của chiến tranh, thiên tai, đình công, ..

* TÁC ĐỘNG CỦA TGHĐ

•                     Tác động mạnh vào tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa

•                      Tác động mạnh vào tình hình xuất nhập khẩu vốn

•                      Tác động đến du lịch, dịch vụ

•                      Ảnh hưởng đến lam phát và lãi suất trong nước

* Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái

* Chính sách chiết khấu: Khi TGHĐ biến động NHTW có thể sử dụng công cụ lãi suất cho vay chiết khấu để làm thay đối lãi suất tín dụng trên thị trường từ đó làm thay đổi cung cầu ngoại tệ và làm cho tỷ giá được bính ổn

Khi TGHĐ tăng lên ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất chiết khấu dẫn tới lãi suất tiền gửi sẽ tăng lên. Vì vậy, thu hút vốn ngắn hạn chạy vào trong nước, làm tăng khả năng cung ngoại tệ và làm giảm bớt sự căng thẳng về quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường (cầu đang lớn hơn cung). Điều này dẫn đến tỷ giá có xu hướng từ từ hạ xuống.

Khi TGHĐ giảm thì ngân hàng trung ương hạ thấp lãi suất chiết khấu. Vì vậy, lãi suất tiền gửi giảm, vốn ngoại tệ sẽ chạy ra nước ngoài. Các ngân hàng trong nước bị hạn chế về vấn đề thu hút vốn do đó càng làm cho khả năng cung ngoại tệ trên thị trường giảm xuống và vì vậy làm giảm bớt sự căng thẳng về quan hệ cung cầu trên thị trường (cung đang lớn hơn cầu). Điều này dẫn đến tỷ giá có xu hướng từ từ tăng lên.

 * Chính sách hối đoái: là biện pháp tác động vào TGHĐ thông vào việc tác động vào mức cung cầu ngoại hối. Có nghĩa là NHTW trực tiếp mua bán ngoại hối trên thị trường để điều chỉnh TGHĐ

•            Khi tỷ giá hối đoái tăng, ngân hàng trung ương sẽ tăng ngoại hối bán ra làm cho khả năng cung ngoại hối trên thị trường tăng lên và làm giảm bớt căng thảng về cung cầu ngoại hối trên thị trường (cầu đang lớn hơn cung). Điều này dẫn tới tỷ giá từ từ giảm xuống.

•            Khi tỷ giá hối đoái giảm, ngân hàng trung ương sẽ mua vào ngoại hối làm tăng nhu cầu ngoại hối trên thị trường và làm giảm bớt căng thẳng quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường (cung đang lớn hơn cầu). Điều náy dẫn tới tỷ giá hối đoái từ từ tăng lên.

*Quỹ bình ổn hối đoái

Quỹ bình ổn hối đoái là hình thức biến tướng của chính sách hối đoái. Nhà nước lập quỹ bình ổn hối đoái dưới hình thức bằng vàng, ngoại tệ hoặc phát hành các loại trái phiếu ngắn hạn nhằm để chủ động, kịp thời can thiệp trực tiếp làm thay đổi quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường, nhằm điều chỉnh biến động của tỷ giá. Để thực hiện tốt biện pháp này nhà nước cần phải có dự trữ ngoại hối đủ mạnh.

*  Phá giá tiền tệ

            Nhà nước chủ động giảm giá tiền tệ trong nước làm chi tỷ giá hối đoái tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến sự phá giá là do lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế bị thiếu hụt, hoặc do chính sách ngoại thương của quốc gia phá giá tiền tệ để tỷ giá hối đoái tăng lên nhằm khuyến khích xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu hoặc do yêu cầu thực hiện chính sách tiền tệ. Vì bên cạnh đó đòi hỏi nhà nước phải tìm mọi biện pháp để phát triển kinh tế, kiểm soát lạm phát.

* Nâng giá tiền tệ

Nhà nước chính thức nâng giá trị tiền tệ trong nước nên tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm xuống. Nâng giá tiền tệ xuất phát từ áp lực của một số quốc gia khác trong cạnh tranh thương mại quốc tế nhằm để hạn chế xuất khẩu sang thị trường của các nước khác hoặc do yêu cầu thực hiện chính sách tiền tệ.

* Chính sách phá giá ngoại hối

Là sự kết hợp phá giá tiền tệ và phá giá hàng hóa trên thị trường nước ngoài nhằm thu lợi nhuận xuất nhập khẩu tối đa (Bây giờ bị kìm hãm bởi luật chống bán phá giá)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro